_ Nguyên Khôi _
Ở khu di tích bảo tàng “nhà tù Sơn La” trên đồi Khau Cả, áp sát dinh Công Sứ (thời Pháp thuộc), sau là trụ sở UBND Khu tự trị Tây Bắc, rồi tiếp nữa là trụ sở UBND tỉnh Sơn La. Ở cách cổng nhà tù xưa một quãng có một ô nhỏ “I-zô-lê” [isolé, chữ Pháp, ở đây trỏ nơi cách ly] rộng khoảng 4m2, hình tam giác vuông, xưa có cửa là một phiến gỗ lim dày, vừa để một người lọt ra vào. “I-zô-lê” ở ngay bức tường sau khu thường phạm, bước chân ra là đường hành lang tròn (đường Rông, có lẽ do chữ Pháp ronde).
Năm 1940, nơi đây nhốt một người tù cộng sản: Anh Tô Hiệu (1912-44) nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đảng Cộng sản Đông Dương, quê Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên. Sau những trận đòn thù của thực dân Pháp ở các nhà tù như Côn Đảo, Hỏa Lò… anh Tô Hiệu đã bị “lao” nặng nên bị nhốt cách ly ở “I-zô-lê”. Lúc này anh Tô Hiệu là Bí thư chi bộ nhà tù, tuy bị đau nặng, lại phải nằm bệ ciment, nhưng anh vẫn làm việc hết mình… đến ngày 16/7/1944 thì anh trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay các đồng chí của anh.
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây để nhốt tù chính trị, tường cao, sàn sân láng ciment, một ngọn cỏ cũng không thể mọc được, tường và sân, kể cả đường “Rông” đều dầm đá dăm + ciment (bê-tông) dày hàng nửa mét (để đề phòng tù nhân đào hầm tẩu thoát). Luật lệ canh gác nghiêm ngặt, thường có lính gác đi lại liên tục ngày đêm nên không ai có thể đào bới trồng trọt gì trong sân nhà tù.
Sau Cách mạng tháng Tám, khoảng năm 1948 (theo các đồng chí ở đây kể lại) khu di tích nhà tù bị bom Pháp đánh sập, bị bỏ hoang.
Sau năm 1954 (hòa bình lập lại) thủ phủ Khu tự trị Thái Mèo đặt ở Chiềng Ly (thị trấn Thuận Châu), tỉnh lỵ Sơn La cũ (Chiềng Lê là một thành phố chết và đổ nát) thuộc 2 xã Chiềng An, Chiềng Cơi, huyện Mường La (châu Mường La). Mãi tới năm 1962 mới thành lập thị xã Sơn La, các cơ quan của Khu và Tỉnh mới chuyển từ Thuận Châu về thị xã, nhà cửa mới được xây dựng; khu nhà tù vẫn là một phế tích, nay là thành phố.
Năm 1958, nhà văn Nguyễn Tuân đi thực tế ở Sơn La, trong cuốn tùy bút “Sông Đà” nổi tiếng, ở trang 129-134, ông có viết thiên “Đào cộng sản”, nhân sau khi đến thăm khu phế tích nhà tù Sơn La xưa: “Tôi dạo hết sân ngoài sân trong, nhìn tường đá, nhìn xi-măng cốt sắt, nhìn cây. Có những cây hao hao cây xoan, và mấy gốc muỗm. Thế thôi. Tôi biết. Ở đây còn có cây đào, cây đào ông Tô Hiệu”… Rồi nhà văn xuống khu vườn ổi chân đồi Khau Cả viếng mộ anh Tô Hiệu: “Đứng trước mộ đồng chí Tô Hiệu nơi rừng ổi, tôi bảo tôi “nơi nghĩa trang tiễn biệt này, cần có đào”…. Đối với bậc lãng mạn cách mạng, lấy hoa đào để thực hiện lên cái vui hoa quả xã hội chủ nghĩa của Sơn La - thủ phủ Tây Bắc ngày nay, thấy cần có bóng hoa ấy trên chữ vàng bia đá”.
Năm 1940, nơi đây nhốt một người tù cộng sản: Anh Tô Hiệu (1912-44) nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng Đảng Cộng sản Đông Dương, quê Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên. Sau những trận đòn thù của thực dân Pháp ở các nhà tù như Côn Đảo, Hỏa Lò… anh Tô Hiệu đã bị “lao” nặng nên bị nhốt cách ly ở “I-zô-lê”. Lúc này anh Tô Hiệu là Bí thư chi bộ nhà tù, tuy bị đau nặng, lại phải nằm bệ ciment, nhưng anh vẫn làm việc hết mình… đến ngày 16/7/1944 thì anh trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay các đồng chí của anh.
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây để nhốt tù chính trị, tường cao, sàn sân láng ciment, một ngọn cỏ cũng không thể mọc được, tường và sân, kể cả đường “Rông” đều dầm đá dăm + ciment (bê-tông) dày hàng nửa mét (để đề phòng tù nhân đào hầm tẩu thoát). Luật lệ canh gác nghiêm ngặt, thường có lính gác đi lại liên tục ngày đêm nên không ai có thể đào bới trồng trọt gì trong sân nhà tù.
Sau Cách mạng tháng Tám, khoảng năm 1948 (theo các đồng chí ở đây kể lại) khu di tích nhà tù bị bom Pháp đánh sập, bị bỏ hoang.
Sau năm 1954 (hòa bình lập lại) thủ phủ Khu tự trị Thái Mèo đặt ở Chiềng Ly (thị trấn Thuận Châu), tỉnh lỵ Sơn La cũ (Chiềng Lê là một thành phố chết và đổ nát) thuộc 2 xã Chiềng An, Chiềng Cơi, huyện Mường La (châu Mường La). Mãi tới năm 1962 mới thành lập thị xã Sơn La, các cơ quan của Khu và Tỉnh mới chuyển từ Thuận Châu về thị xã, nhà cửa mới được xây dựng; khu nhà tù vẫn là một phế tích, nay là thành phố.
Năm 1958, nhà văn Nguyễn Tuân đi thực tế ở Sơn La, trong cuốn tùy bút “Sông Đà” nổi tiếng, ở trang 129-134, ông có viết thiên “Đào cộng sản”, nhân sau khi đến thăm khu phế tích nhà tù Sơn La xưa: “Tôi dạo hết sân ngoài sân trong, nhìn tường đá, nhìn xi-măng cốt sắt, nhìn cây. Có những cây hao hao cây xoan, và mấy gốc muỗm. Thế thôi. Tôi biết. Ở đây còn có cây đào, cây đào ông Tô Hiệu”… Rồi nhà văn xuống khu vườn ổi chân đồi Khau Cả viếng mộ anh Tô Hiệu: “Đứng trước mộ đồng chí Tô Hiệu nơi rừng ổi, tôi bảo tôi “nơi nghĩa trang tiễn biệt này, cần có đào”…. Đối với bậc lãng mạn cách mạng, lấy hoa đào để thực hiện lên cái vui hoa quả xã hội chủ nghĩa của Sơn La - thủ phủ Tây Bắc ngày nay, thấy cần có bóng hoa ấy trên chữ vàng bia đá”.
Nhà văn Hoàng Công Khanh (1921-2010), một bạn tù của anh Tô Hiệu, trong cuốn “Hoa nhạn lại hồng” (Nxb. Văn Học, 1992, tr. 157) có viết: “Sau các trận bom Pháp, nhà tù Sơn La chỉ còn cái cổng và cái hầm sâu. Trên quãng đường “Rông” gần “I-zô-lê” bỗng xuất hiện một cây đào rừng (đào phai không ăn quả được) nó lớn nhanh và hoa phớt hồng, sinh thời nhà văn Nguyễn Tuân nhân một dịp lên thăm, qua thăm vết tích nhà tù thấy cây đào mọc bên cạnh phòng giam (xưa) anh Tô Hiệu đã vui miệng nói đó là cây đào Tô Hiệu”.
Rồi truyền miệng, báo chí đăng tải, rồi Bảo tàng Sơn La gắn biển “cây đào Tô Hiệu”; một huyền thoại thành hiện thực ca ngợi một chiến sĩ cộng sản. Năm 1980 - 1981 tỉnh mới tu bổ lại thành khu di tích bảo tàng cách mạng.
Tôi lên công tác Sơn La 21 năm (1963 - 1984) có cái may mắn: Hồi 1966 - 1970 công tác ở Ban Nông nghiệp tỉnh ủy Sơn La, 1978 - 1984 làm thư ký ở văn phòng UBND tỉnh Sơn La; nơi ở và nơi làm việc cách một bức tường là sang khu di tích nhà tù, cách chỗ gọi là “cây đào Tô Hiệu” vài chục mét. Tôi cũng có cái may mắn đã từng được đưa các bác Trần Huy Liệu, Văn Tân đi thăm lại nhà tù… và được nghe các bác kể chuyện đủ thứ về nhà tù. Năm 1984 tôi về công tác ở Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, có điều kiện cận kề bác Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Thanh Nghị, Xuân Thủy… lại thường xuyên giúp việc bác Lê Thanh Nghị nên có điều kiện hỏi về chuyện nhà tù Sơn La (vì bác Nghị hồi trước 1945 cũng bị tù ở đây 5 năm cùng các bác Nguyễn Lương Bằng, Tô Hiệu, Trần Huy Liệu, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy… bác Xuân Thủy, hồi sau làm Phó chủ tịch Quốc hội).
Qua câu chuyện về “cây đào Tô Hiệu” thì bác Lê Thanh Nghị, Xuân Thủy đều bảo thời trước 1945, nhà tù chưa bị phá thì không thể trồng cây gì ở trong đó được. Sau này, đó là chuyện của nhà Văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Sông Đà với mấy câu lấp lửng “cây đào ông Tô Hiệu”, rồi sau đó được báo chí “mô-đi-phê”… như khẳng định câu chuyện thực là thế, và có lẽ cũng chỉ nên nói là “cây đào bên buồng giam Tô Hiệu”.
Cây đào này (bên cạnh còn nhiều cây đào khác) hiện nay được Bảo tàng Sơn La gắn biển “cây đào Tô Hiệu”… vậy thực là do ai trồng? Đó là do chim rừng, gió núi đem những quả đào dại (đào rừng) mọc đầy trên đồi Khau Cả gieo vào các khe nứt trên sân nhà tù xưa đã vỡ nát, rồi nảy mầm mọc lên thành cây… Tất cả đào Sơn La hầu hết là “trời trồng” (mọc tự nhiên) không cần ai tưới tắm gì cả.
Hậu thế, do quá yêu tấm gương hy sinh của người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu, nên đã gán cho anh thêm cái “tình”: Ho lao rũ rượi chết đến nơi rồi mà vẫn gieo hạt, trồng đào nở hoa cho các thế hệ mai sau.
Từ văn học (tùy bút) rồi thành huyền thoại, âu cũng là một tấm lòng, không nên bàn cãi qúa nhiều. Vấn đề là cất cái biển đã ghi tên kia đi…
Rồi truyền miệng, báo chí đăng tải, rồi Bảo tàng Sơn La gắn biển “cây đào Tô Hiệu”; một huyền thoại thành hiện thực ca ngợi một chiến sĩ cộng sản. Năm 1980 - 1981 tỉnh mới tu bổ lại thành khu di tích bảo tàng cách mạng.
Tôi lên công tác Sơn La 21 năm (1963 - 1984) có cái may mắn: Hồi 1966 - 1970 công tác ở Ban Nông nghiệp tỉnh ủy Sơn La, 1978 - 1984 làm thư ký ở văn phòng UBND tỉnh Sơn La; nơi ở và nơi làm việc cách một bức tường là sang khu di tích nhà tù, cách chỗ gọi là “cây đào Tô Hiệu” vài chục mét. Tôi cũng có cái may mắn đã từng được đưa các bác Trần Huy Liệu, Văn Tân đi thăm lại nhà tù… và được nghe các bác kể chuyện đủ thứ về nhà tù. Năm 1984 tôi về công tác ở Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, có điều kiện cận kề bác Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Thanh Nghị, Xuân Thủy… lại thường xuyên giúp việc bác Lê Thanh Nghị nên có điều kiện hỏi về chuyện nhà tù Sơn La (vì bác Nghị hồi trước 1945 cũng bị tù ở đây 5 năm cùng các bác Nguyễn Lương Bằng, Tô Hiệu, Trần Huy Liệu, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy… bác Xuân Thủy, hồi sau làm Phó chủ tịch Quốc hội).
Qua câu chuyện về “cây đào Tô Hiệu” thì bác Lê Thanh Nghị, Xuân Thủy đều bảo thời trước 1945, nhà tù chưa bị phá thì không thể trồng cây gì ở trong đó được. Sau này, đó là chuyện của nhà Văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Sông Đà với mấy câu lấp lửng “cây đào ông Tô Hiệu”, rồi sau đó được báo chí “mô-đi-phê”… như khẳng định câu chuyện thực là thế, và có lẽ cũng chỉ nên nói là “cây đào bên buồng giam Tô Hiệu”.
Cây đào này (bên cạnh còn nhiều cây đào khác) hiện nay được Bảo tàng Sơn La gắn biển “cây đào Tô Hiệu”… vậy thực là do ai trồng? Đó là do chim rừng, gió núi đem những quả đào dại (đào rừng) mọc đầy trên đồi Khau Cả gieo vào các khe nứt trên sân nhà tù xưa đã vỡ nát, rồi nảy mầm mọc lên thành cây… Tất cả đào Sơn La hầu hết là “trời trồng” (mọc tự nhiên) không cần ai tưới tắm gì cả.
Hậu thế, do quá yêu tấm gương hy sinh của người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu, nên đã gán cho anh thêm cái “tình”: Ho lao rũ rượi chết đến nơi rồi mà vẫn gieo hạt, trồng đào nở hoa cho các thế hệ mai sau.
Từ văn học (tùy bút) rồi thành huyền thoại, âu cũng là một tấm lòng, không nên bàn cãi qúa nhiều. Vấn đề là cất cái biển đã ghi tên kia đi…
19/4/2012
❧ ❀ ❧
Lê Mai
20/04/2012 15:48
Về cây đào Tô Hiêu.
Trước khi góp thông tin về cây đào tôi xin phép được thắp nén hương cho Bác Nguyễn Tuân và nhà thơ Hoàng Trung Thông (là Viện trưởng Viện Văn học, thủ trưởng của tôi khi tôi công tác ở Viện). Một lần tôi được cùng Bác Thông đến thăm Bác Nguyễn Tuân, hai Bác trò chuyện với nhau, tôi được nghe Bác Thông nhắc đến Cây đào Tô Hiệu trong tùy bút Sông Đà. Bác Tuân cười khà và nói: Tớ bịa ra đấy. Đúng như Nguyên Khôi viêt ở trên. Nhưng chỉ là một hình tượng nghệ thuật thôi, nhưng mà đẹp. Và cái biển ở cây đào hiện nay cũng không ghi là Cây đào Tô Hiệu trồng. Cũng như Ao cá Bác Hồ có khắp cả nước thì đâu có phải là Bác Hồ nuôi cá ở tất cả các ao ấy đâu.
20/04/2012 15:48
Về cây đào Tô Hiêu.
Trước khi góp thông tin về cây đào tôi xin phép được thắp nén hương cho Bác Nguyễn Tuân và nhà thơ Hoàng Trung Thông (là Viện trưởng Viện Văn học, thủ trưởng của tôi khi tôi công tác ở Viện). Một lần tôi được cùng Bác Thông đến thăm Bác Nguyễn Tuân, hai Bác trò chuyện với nhau, tôi được nghe Bác Thông nhắc đến Cây đào Tô Hiệu trong tùy bút Sông Đà. Bác Tuân cười khà và nói: Tớ bịa ra đấy. Đúng như Nguyên Khôi viêt ở trên. Nhưng chỉ là một hình tượng nghệ thuật thôi, nhưng mà đẹp. Và cái biển ở cây đào hiện nay cũng không ghi là Cây đào Tô Hiệu trồng. Cũng như Ao cá Bác Hồ có khắp cả nước thì đâu có phải là Bác Hồ nuôi cá ở tất cả các ao ấy đâu.
Nguồn: Trang mạng của Lê Thiếu Nhơn.
0 nhận xét:
Post a Comment