Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ TS Đặng Văn Thái _❖Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28-3-1912 trong một gia đình Nho học yêu nước tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Sớm giác ngộ cách mạng, năm 1927 đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6-1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng, sinh hoạt trong chi bộ Xích Tổ (Trường Bưởi – Hà Nội). Thực hiện chủ trương vô sản hóa của Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng, tháng 8-1929, đồng chí được cử vào Nam Bộ hoạt động trong phong trào công nhân. Ở Sài Gòn, đồng chí đã làm công nhân khuân vác cho hãng Faci. Lao động và sinh hoạt cùng với anh em công nhân, đồng chí thấu hiểu nỗi khổ cực của nhân dân lao động, đặc biệt là giai cấp công nhân dưới chế độ thực dân. Được đồng chí Ngô Gia Tự trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, đồng chí tích cực hoạt động tuyên truyền, gây dựng cơ sở và phát triển đảng viên mới trong công nhân, lao động Sài Gòn – Chợ lớn.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (tháng 2-1930), đồng chí trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng, cùng các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Sung, Phạm Hùng sinh hoạt trong chi bộ Đảng ở hãng Faci thuộc Đảng bộ Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ một thanh niên trí thức, giác ngộ cách mạng và trở thành người cộng sản, đồng chí đã hăng hái mang tất cả sức trẻ, sự hiểu biết vào công tác tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân của hãng Faci, góp phần thúc đẩy phong trào công nhân, lao động Sài Gòn – Chợ Lớn phát triển.
Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân, tháng 4-1930, Tổng Công hội Nam Kỳ được thành lập trên cơ sở các công hội của các nhà máy (Điện Chợ Lớn, Hãng dầu Pháp - Á, Đèn Chợ Quán...), các ngành dịch vụ (thợ máy, xe kéo, thợ may, bồi bếp...) ở Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Kỳ. Ban Chấp hành Tổng Công hội đỏ Nam Kỳ gồm 3 người, do đồng chí Lê Quang Sung làm Tổng thư kí. Sau đó, nhiều địa phương cũng tiến hành tổ chức và thành lập các Công hội Đỏ.
Thời gian này, bất chấp sự truy lùng, đàn áp khốc liệt của địch, các đảng viên cộng sản vẫn kiên cường bám sát cở sở để lãnh đạo phong trào. Nhờ vậy, phong trào công nhân sài Gòn – Chợ lớn vẫn nổ ra liên tục và mạnh mẽ. Ngày 1-8-1930, kỷ niệm ngày chống chiến tranh đế quốc, tại Sài Gòn, nổ ra các cuộc bãi công của công nhân hãng rượu Bình Tây (Fontaine) và công ty dầu lửa Pháp – Á. Mặc dù nhiều người bị bắt, nhưng vì quá bất mãn với chính sách bóc lột, hà khắc của giới chủ và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản, hơn 200 công nhân hãng rượu Bình Tây đã kéo đến văn phòng hãng đưa yêu sách. Cùng ngày, 4000 công nhân công ty dầu lửa Pháp – Á cũng tiến hành bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho công nhân nam, nữ như nhau khi làm công việc như nhau, thu nhận lại những công nhân bị đuổi; cấm đánh đập công nhân. Sau khi cuộc bãi công nổ ra, địch bắt ngay đồng chí Thư ký Công hội. Để duy trì sự lãnh đạo của Đảng, Tổng Công hội Nam Kỳ đã cử đồng chí Lê Văn Lương đến thay thế lãnh đạo cuộc bãi công. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Lê Văn Lương, công nhân đã kiên trì tiếp tục cuộc đấu tranh. Sau 8 ngày bãi công của công nhân, chủ hãng đã phải chấp nhận một số yêu sách như tăng lương, không đánh đập công nhân, ngày làm 8 giờ [1][1] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.49..
Cuối năm 1930, đồng chí Lê Văn Lương được Đảng điều về hoạt động ở hãng dầu Socony (Nhà Bè) để xây dựng cơ sở và lãnh đạo phong trào. Tại đây, đồng chí đã giành nhiều thời gian lao động cùng với anh chị em công nhân, tuyên truyền, vận động cách mạng và xây dựng các tổ chức quần chúng của Đảng.
Tháng 1-1-1931, do những hoạt động tích cực phát triển cơ sở trong công nhân, tại Đại hội lần thứ hai Tổng công hội Nam Kỳ, đồng chí Lê Văn Lương được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công hội Nam Kỳ.
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, phong trào đấu tranh của công nhân ở hãng dầu Socony có những chuyển biến tích cực. Đầu tháng 3-1931, công hội đã tổ chức đợt kỷ niệm ngày Phụ nữ quốc tế (8-3). Đúng vào dịp này, một nữ công nhân đang có thai bị nhân viên của hãng Socony đánh trọng thương. Trước hành động tàn bạo đó, ngày 23-3-1931, đồng chí Lê Văn Lương, Võ Văn Tần và một số đồng chí trong Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn đã lãnh đạo chi bộ Đảng phát động công nhân bãi công phản đối. Trên 400 công nhân đã bãi công và tổ chức mít tinh ngay trước cửa hãng. Nữ công nhân Nguyễn Thị Ngọc Hân đã đứng trên bục diễn thuyết vạch trần tội ác của chủ hãng và nêu lên những nỗi khổ của công nhân nói chung, công nhân nữ nói riêng, kêu gọi công nhân đoàn kết đấu tranh chống lại thủ đoạn bóc lột của chủ hãng, đòi chủ không được đánh đập công nhân, đòi bồi thường cho người bị đánh. Chủ hãng không chịu chấp nhận yêu sách của công nhân. Chúng huy động binh lính đến đàn áp. Đội tự vệ của công nhân đã chống trả lại chúng quyết liệt, đánh chết tên chỉ huy và làm bị thương một số lính. Trước sức mạnh đấu tranh của công nhân, bọn chủ đã phải điều thêm lính từ nơi khác đến đàn áp. Chúng bao vây hãng bắt đồng chí Lê Văn Lương và một số đồng chí lãnh đạo cuộc bãi công.
Cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Socony (Nhà Bè) đã làm chấn động dư luận khắp thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và thu hút sự chú ý của dư luận Pháp. Quốc tế Công hội đỏ đã cử phái đoàn sang Sài Gòn điều tra và bào chữa cho các bị cáo trước tòa án đế quốc [2][2] Tháng 5-1933, Quốc tế đỏ đã cử luật sư tiến bộ người Pháp là Cancenlleri đến Sài Gòn bào chữa cho các chiến sỹ cộng sản trong vụ án mệnh danh “Vụ án Đảng cộng sản Đông Dương”. Sđd, tr. 68..
Sau hơn hai năm giam giữ ở khám lớn Sài Gòn, kẻ thù dùng mọi cực hình tra tấn nhưng vẫn không hề lấy được một lời khai nào ở đồng chí, chúng đành phải dựng lên một phiên tòa để xét xử đồng chí và những đảng viên cộng sản khác. Từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933, tòa án đại hình Sài Gòn đã mở phiên tòa xét xử 120 chiến sỹ cộng sản. Chúng vu khống cho những người cộng sản tội “giết người, cướp của, phá rối trị an, gây hằn thù dân tộc” v.v... Tại phiên tòa này, đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Bùi Lâm,... đã nêu cao dũng khí của người cách mạng. Với lý lẽ sắc bén, các đồng chí đã kịch liệt phê phán chính sách phản động của đế quốc Pháp, bảo vệ và nêu cao chính nghĩa của Đảng là hoạt động để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, mang lại tự do, cơm no, áo ấm, hòa bình, không hằn thù dân tộc, chống thực dân Pháp phản động, nhưng là bạn của giai cấp công nhân và nhân dân Pháp.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (tháng 2-1930), đồng chí trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng, cùng các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Sung, Phạm Hùng sinh hoạt trong chi bộ Đảng ở hãng Faci thuộc Đảng bộ Sài Gòn – Chợ Lớn. Từ một thanh niên trí thức, giác ngộ cách mạng và trở thành người cộng sản, đồng chí đã hăng hái mang tất cả sức trẻ, sự hiểu biết vào công tác tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân của hãng Faci, góp phần thúc đẩy phong trào công nhân, lao động Sài Gòn – Chợ Lớn phát triển.
Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào công nhân, tháng 4-1930, Tổng Công hội Nam Kỳ được thành lập trên cơ sở các công hội của các nhà máy (Điện Chợ Lớn, Hãng dầu Pháp - Á, Đèn Chợ Quán...), các ngành dịch vụ (thợ máy, xe kéo, thợ may, bồi bếp...) ở Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Kỳ. Ban Chấp hành Tổng Công hội đỏ Nam Kỳ gồm 3 người, do đồng chí Lê Quang Sung làm Tổng thư kí. Sau đó, nhiều địa phương cũng tiến hành tổ chức và thành lập các Công hội Đỏ.
Thời gian này, bất chấp sự truy lùng, đàn áp khốc liệt của địch, các đảng viên cộng sản vẫn kiên cường bám sát cở sở để lãnh đạo phong trào. Nhờ vậy, phong trào công nhân sài Gòn – Chợ lớn vẫn nổ ra liên tục và mạnh mẽ. Ngày 1-8-1930, kỷ niệm ngày chống chiến tranh đế quốc, tại Sài Gòn, nổ ra các cuộc bãi công của công nhân hãng rượu Bình Tây (Fontaine) và công ty dầu lửa Pháp – Á. Mặc dù nhiều người bị bắt, nhưng vì quá bất mãn với chính sách bóc lột, hà khắc của giới chủ và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản, hơn 200 công nhân hãng rượu Bình Tây đã kéo đến văn phòng hãng đưa yêu sách. Cùng ngày, 4000 công nhân công ty dầu lửa Pháp – Á cũng tiến hành bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho công nhân nam, nữ như nhau khi làm công việc như nhau, thu nhận lại những công nhân bị đuổi; cấm đánh đập công nhân. Sau khi cuộc bãi công nổ ra, địch bắt ngay đồng chí Thư ký Công hội. Để duy trì sự lãnh đạo của Đảng, Tổng Công hội Nam Kỳ đã cử đồng chí Lê Văn Lương đến thay thế lãnh đạo cuộc bãi công. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Lê Văn Lương, công nhân đã kiên trì tiếp tục cuộc đấu tranh. Sau 8 ngày bãi công của công nhân, chủ hãng đã phải chấp nhận một số yêu sách như tăng lương, không đánh đập công nhân, ngày làm 8 giờ [1][1] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.49..
Cuối năm 1930, đồng chí Lê Văn Lương được Đảng điều về hoạt động ở hãng dầu Socony (Nhà Bè) để xây dựng cơ sở và lãnh đạo phong trào. Tại đây, đồng chí đã giành nhiều thời gian lao động cùng với anh chị em công nhân, tuyên truyền, vận động cách mạng và xây dựng các tổ chức quần chúng của Đảng.
Tháng 1-1-1931, do những hoạt động tích cực phát triển cơ sở trong công nhân, tại Đại hội lần thứ hai Tổng công hội Nam Kỳ, đồng chí Lê Văn Lương được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công hội Nam Kỳ.
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, phong trào đấu tranh của công nhân ở hãng dầu Socony có những chuyển biến tích cực. Đầu tháng 3-1931, công hội đã tổ chức đợt kỷ niệm ngày Phụ nữ quốc tế (8-3). Đúng vào dịp này, một nữ công nhân đang có thai bị nhân viên của hãng Socony đánh trọng thương. Trước hành động tàn bạo đó, ngày 23-3-1931, đồng chí Lê Văn Lương, Võ Văn Tần và một số đồng chí trong Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn đã lãnh đạo chi bộ Đảng phát động công nhân bãi công phản đối. Trên 400 công nhân đã bãi công và tổ chức mít tinh ngay trước cửa hãng. Nữ công nhân Nguyễn Thị Ngọc Hân đã đứng trên bục diễn thuyết vạch trần tội ác của chủ hãng và nêu lên những nỗi khổ của công nhân nói chung, công nhân nữ nói riêng, kêu gọi công nhân đoàn kết đấu tranh chống lại thủ đoạn bóc lột của chủ hãng, đòi chủ không được đánh đập công nhân, đòi bồi thường cho người bị đánh. Chủ hãng không chịu chấp nhận yêu sách của công nhân. Chúng huy động binh lính đến đàn áp. Đội tự vệ của công nhân đã chống trả lại chúng quyết liệt, đánh chết tên chỉ huy và làm bị thương một số lính. Trước sức mạnh đấu tranh của công nhân, bọn chủ đã phải điều thêm lính từ nơi khác đến đàn áp. Chúng bao vây hãng bắt đồng chí Lê Văn Lương và một số đồng chí lãnh đạo cuộc bãi công.
Cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Socony (Nhà Bè) đã làm chấn động dư luận khắp thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và thu hút sự chú ý của dư luận Pháp. Quốc tế Công hội đỏ đã cử phái đoàn sang Sài Gòn điều tra và bào chữa cho các bị cáo trước tòa án đế quốc [2][2] Tháng 5-1933, Quốc tế đỏ đã cử luật sư tiến bộ người Pháp là Cancenlleri đến Sài Gòn bào chữa cho các chiến sỹ cộng sản trong vụ án mệnh danh “Vụ án Đảng cộng sản Đông Dương”. Sđd, tr. 68..
Sau hơn hai năm giam giữ ở khám lớn Sài Gòn, kẻ thù dùng mọi cực hình tra tấn nhưng vẫn không hề lấy được một lời khai nào ở đồng chí, chúng đành phải dựng lên một phiên tòa để xét xử đồng chí và những đảng viên cộng sản khác. Từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933, tòa án đại hình Sài Gòn đã mở phiên tòa xét xử 120 chiến sỹ cộng sản. Chúng vu khống cho những người cộng sản tội “giết người, cướp của, phá rối trị an, gây hằn thù dân tộc” v.v... Tại phiên tòa này, đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Bùi Lâm,... đã nêu cao dũng khí của người cách mạng. Với lý lẽ sắc bén, các đồng chí đã kịch liệt phê phán chính sách phản động của đế quốc Pháp, bảo vệ và nêu cao chính nghĩa của Đảng là hoạt động để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, mang lại tự do, cơm no, áo ấm, hòa bình, không hằn thù dân tộc, chống thực dân Pháp phản động, nhưng là bạn của giai cấp công nhân và nhân dân Pháp.
Mặc dù không có đủ chứng cớ kết tội, nhưng với những bản án đã được sắp đặt sẵn, tòa án thực dân tòa vẫn tuyên án tử hình đồng chí Lê Văn Lương và 7 đồng chí khác.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng cùng những lý lẽ sắc bén của đồng chí Lê Văn Lương và các chiến sỹ cộng sản trước tòa án thực dân không chỉ nâng cao uy tín của Đảng, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng mà còn có tác động lớn tới dư luận trong và ngoài nước. Tại Sài Gòn – Chợ lớn, một phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp phải giảm án cho những người cộng sản đã diễn ra mạnh mẽ. Tại Pháp, công luận tiến bộ Pháp đã lên tiếng tố cáo chính sách tàn bạo của chế độ thực dân ở Việt Nam và Đông Dương. Đảng Cộng sản Pháp lập Ủy ban đại xá chính trị phạm ở Đông Dương với ban lãnh đạo gồm nhiều giáo sư, nhân sỹ nổi tiếng như P. Langevin, F. Challaye. Một phái đoàn công nhân điều tra do đồng chí Gabriel Péri, nghị sỹ Quốc hội Pháp dẫn đầu sang Đông Dương xác minh tại chỗ những đơn kêu cứu của gia đình những người yêu nước bị chính phủ thuộc địa đàn áp, giam cầm; điều tra phạm vi, quy mô của sự khủng hoảng kinh tế và tình cảnh giai cấp công nhân và nhân dân Đông Dương. Trên cơ sở báo cáo của phái đoàn, Hội Cứu tế đỏ đã tổ chức hàng chục cuộc mít tinh quần chúng khắp nước Pháp để vận động đòi toàn xá tù chính trị ở Đông Dương [3][3] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.69..
Trước khí thế đấu tranh của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn và phong trào của các lực lượng tiến bộ Pháp, chính quyền thực dân đã buộc phải giảm án cho các đảng viên cộng sản, xóa án tử hình đồng chí Lê Văn Lương, thay vào đó là mức án khổ sai chung thân. Đầu năm 1934, chính quyền thực dân đã chuyển đồng chí ra giam cầm ở nhà tù Côn Đảo.
Biến nhà tù thành trường học và rèn luyện khí tiết người cộng sản, suốt thời gian bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương đã cùng chi ủy nhà tù lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống; tự học tập lý luận, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong tù và biên soạn dịch tài liệu gửi về cho Đảng trong đất liền, tổ chức vượt ngục. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3-1945), đồng chí cùng với các đồng chí Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Trần Ngọc Danh... đấu tranh với chúa đảo, yêu cầu bàn giao chính quyền cho tù chính trị (vào cuối tháng 8 năm 1945). Báo Độc lập do đồng chí phụ trách, tuyên truyền đắc lực cho đường lối cách mạng của Đảng về việc củng cố nền độc lập tự do của Tổ quốc. Ngày 17-9-1945, đồng chí Lê Văn Lương cùng các đồng chí Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, Phan Trọng Tuệ... dự cuộc mít tinh chào đón phái đoàn của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ ra đón các chiến sỹ cộng sản thoát khỏi "địa ngục" Côn Đảo. Ngày 23-9-1945, đúng vào ngày thực dân Pháp gây hấn Sài Gòn, đoàn tàu của Ủy ban hành chính Nam Bộ chở đoàn tù chính trị 2.000 người, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương trở về trong vòng tay chào đón của đồng chí, đồng bào Nam Bộ.
Mười một năm bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân; không chỉ liên tục tham gia trong ban chi ủy nhà tù, mà đồng chí còn đóng góp trí tuệ quý báu cho việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và giữ vững ngọn lửa đấu tranh nơi gông xiềng tàn bạo nhất của đế quốc Pháp ở Đông Dương.
Sau khi về đến Nam Bộ không một ngày nghỉ ngơi, đồng chí Lê Văn Lương tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ. Ngày 15-10-1945, đồng chí tham gia Hội nghị cán bộ toàn Xứ (họp tại Cầu Vĩ, Mỹ Tho) bàn việc thống nhất Đảng và thống nhất Việt Minh nhằm củng cố Đảng vững mạnh để lãnh đạo phong trào kháng chiến. Tại hội nghị, đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Ngày 25-10-1945, đồng chí tham gia Hội nghị cán bộ Xứ uỷ Nam Bộ họp tại Thiên Hộ, Cái Bè, Mỹ Tho để thảo luận kế hoạch và biện pháp tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Hội nghị đã rút kinh nghiệm trong chỉ đạo kháng chiến; phân tích những sai lầm, khuyết điểm của Đảng bộ Nam Bộ trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Hội nghị đề ra nhiều biện pháp cấp thiết để củng cố và xây dựng các lực lượng chính trị; đặt lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; xây dựng cơ sở bí mật trong các thành phố, thị xã bị địch chiếm, khôi phục chính quyền ở những nơi bị tan vỡ… Hội nghị quyết định phát triển rộng khắp các đơn vị du kích, lấy chiến tranh du kích làm chính, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, làm vườn không nhà trống, ngăn chặn bước tiến của địch, vận động quần chúng bất hợp tác với địch… Những vấn đề được thảo luận và quyết định tại hội nghị Thiên Hộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, lực lượng lãnh đạo được tăng cường, củng cố không chỉ về mặt tổ chức mà quan trọng hơn, hội nghị đã tạo ra sự thống nhất về tư tưởng, về phương hướng chỉ đạo kháng chiến. Thành công đó có phần đóng góp không nhỏ của các chiến sỹ cộng sản từ Côn Đảo trở về, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương. Trong khi đang cùng Xứ ủy Nam Bộ tổ chức triển khai nghị quyết Xứ ủy, tháng 1-1946, đồng chí Lê Văn Lương được Trung ương điều động ra công tác tại căn cứ địa Việt Bắc.
Thời gian đồng chí Lê Văn Lương hoạt động tại Nam Bộ không nhiều, nhưng đồng chí đã có những cống hiến quan trọng đối với phong trào cách mạng của nhân dân Nam Bộ. Đồng chí đã để lại trong lòng nhân dân tình cảm thân thương về một một chiến sỹ cộng sản kiên cường; một người lãnh đạo phong trào công nhân; một người lãnh đạo đầy nhiệt huyết trong những ngày đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.49.
[2] Tháng 5-1933, Quốc tế đỏ đã cử luật sư tiến bộ người Pháp là Cancenlleri đến Sài Gòn bào chữa cho các chiến sỹ cộng sản trong vụ án mệnh danh “Vụ án Đảng cộng sản Đông Dương”. Sđd, tr. 68.
[3] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.69.
Cuộc đấu tranh không khoan nhượng cùng những lý lẽ sắc bén của đồng chí Lê Văn Lương và các chiến sỹ cộng sản trước tòa án thực dân không chỉ nâng cao uy tín của Đảng, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng mà còn có tác động lớn tới dư luận trong và ngoài nước. Tại Sài Gòn – Chợ lớn, một phong trào đấu tranh đòi thực dân Pháp phải giảm án cho những người cộng sản đã diễn ra mạnh mẽ. Tại Pháp, công luận tiến bộ Pháp đã lên tiếng tố cáo chính sách tàn bạo của chế độ thực dân ở Việt Nam và Đông Dương. Đảng Cộng sản Pháp lập Ủy ban đại xá chính trị phạm ở Đông Dương với ban lãnh đạo gồm nhiều giáo sư, nhân sỹ nổi tiếng như P. Langevin, F. Challaye. Một phái đoàn công nhân điều tra do đồng chí Gabriel Péri, nghị sỹ Quốc hội Pháp dẫn đầu sang Đông Dương xác minh tại chỗ những đơn kêu cứu của gia đình những người yêu nước bị chính phủ thuộc địa đàn áp, giam cầm; điều tra phạm vi, quy mô của sự khủng hoảng kinh tế và tình cảnh giai cấp công nhân và nhân dân Đông Dương. Trên cơ sở báo cáo của phái đoàn, Hội Cứu tế đỏ đã tổ chức hàng chục cuộc mít tinh quần chúng khắp nước Pháp để vận động đòi toàn xá tù chính trị ở Đông Dương [3][3] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.69..
Trước khí thế đấu tranh của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn và phong trào của các lực lượng tiến bộ Pháp, chính quyền thực dân đã buộc phải giảm án cho các đảng viên cộng sản, xóa án tử hình đồng chí Lê Văn Lương, thay vào đó là mức án khổ sai chung thân. Đầu năm 1934, chính quyền thực dân đã chuyển đồng chí ra giam cầm ở nhà tù Côn Đảo.
Biến nhà tù thành trường học và rèn luyện khí tiết người cộng sản, suốt thời gian bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương đã cùng chi ủy nhà tù lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống; tự học tập lý luận, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong tù và biên soạn dịch tài liệu gửi về cho Đảng trong đất liền, tổ chức vượt ngục. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (3-1945), đồng chí cùng với các đồng chí Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Trần Ngọc Danh... đấu tranh với chúa đảo, yêu cầu bàn giao chính quyền cho tù chính trị (vào cuối tháng 8 năm 1945). Báo Độc lập do đồng chí phụ trách, tuyên truyền đắc lực cho đường lối cách mạng của Đảng về việc củng cố nền độc lập tự do của Tổ quốc. Ngày 17-9-1945, đồng chí Lê Văn Lương cùng các đồng chí Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, Phan Trọng Tuệ... dự cuộc mít tinh chào đón phái đoàn của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ ra đón các chiến sỹ cộng sản thoát khỏi "địa ngục" Côn Đảo. Ngày 23-9-1945, đúng vào ngày thực dân Pháp gây hấn Sài Gòn, đoàn tàu của Ủy ban hành chính Nam Bộ chở đoàn tù chính trị 2.000 người, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương trở về trong vòng tay chào đón của đồng chí, đồng bào Nam Bộ.
Mười một năm bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân; không chỉ liên tục tham gia trong ban chi ủy nhà tù, mà đồng chí còn đóng góp trí tuệ quý báu cho việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và giữ vững ngọn lửa đấu tranh nơi gông xiềng tàn bạo nhất của đế quốc Pháp ở Đông Dương.
Sau khi về đến Nam Bộ không một ngày nghỉ ngơi, đồng chí Lê Văn Lương tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ. Ngày 15-10-1945, đồng chí tham gia Hội nghị cán bộ toàn Xứ (họp tại Cầu Vĩ, Mỹ Tho) bàn việc thống nhất Đảng và thống nhất Việt Minh nhằm củng cố Đảng vững mạnh để lãnh đạo phong trào kháng chiến. Tại hội nghị, đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Ngày 25-10-1945, đồng chí tham gia Hội nghị cán bộ Xứ uỷ Nam Bộ họp tại Thiên Hộ, Cái Bè, Mỹ Tho để thảo luận kế hoạch và biện pháp tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Hội nghị đã rút kinh nghiệm trong chỉ đạo kháng chiến; phân tích những sai lầm, khuyết điểm của Đảng bộ Nam Bộ trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám. Hội nghị đề ra nhiều biện pháp cấp thiết để củng cố và xây dựng các lực lượng chính trị; đặt lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng; xây dựng cơ sở bí mật trong các thành phố, thị xã bị địch chiếm, khôi phục chính quyền ở những nơi bị tan vỡ… Hội nghị quyết định phát triển rộng khắp các đơn vị du kích, lấy chiến tranh du kích làm chính, thực hiện “tiêu thổ kháng chiến”, làm vườn không nhà trống, ngăn chặn bước tiến của địch, vận động quần chúng bất hợp tác với địch… Những vấn đề được thảo luận và quyết định tại hội nghị Thiên Hộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, lực lượng lãnh đạo được tăng cường, củng cố không chỉ về mặt tổ chức mà quan trọng hơn, hội nghị đã tạo ra sự thống nhất về tư tưởng, về phương hướng chỉ đạo kháng chiến. Thành công đó có phần đóng góp không nhỏ của các chiến sỹ cộng sản từ Côn Đảo trở về, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương. Trong khi đang cùng Xứ ủy Nam Bộ tổ chức triển khai nghị quyết Xứ ủy, tháng 1-1946, đồng chí Lê Văn Lương được Trung ương điều động ra công tác tại căn cứ địa Việt Bắc.
Thời gian đồng chí Lê Văn Lương hoạt động tại Nam Bộ không nhiều, nhưng đồng chí đã có những cống hiến quan trọng đối với phong trào cách mạng của nhân dân Nam Bộ. Đồng chí đã để lại trong lòng nhân dân tình cảm thân thương về một một chiến sỹ cộng sản kiên cường; một người lãnh đạo phong trào công nhân; một người lãnh đạo đầy nhiệt huyết trong những ngày đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.49.
[2] Tháng 5-1933, Quốc tế đỏ đã cử luật sư tiến bộ người Pháp là Cancenlleri đến Sài Gòn bào chữa cho các chiến sỹ cộng sản trong vụ án mệnh danh “Vụ án Đảng cộng sản Đông Dương”. Sđd, tr. 68.
[3] Xem: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995, tr.69.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment