LỄ KHÁNH THÀNH QUÁN DỐ

Sunday, June 19, 2016

QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ

VĂN HÓA TÂM LINH QUÁN DỐ





Quán Dố là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời và linh thiêng nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt thuộc thôn Tam Kỳ, làng Xuân Cầu.

Quán Dố được xây dựng từ trước thế kỷ thứ 15 thời Hồng Đức vua Lê Thánh Tông. Quán thờ ông Dố tức Ma Lỗ Đại Vương. Ông Dố có vóc người cao lớn, mắt to, trán dô, lông mày rậm. Tuy ông có khuôn mặt dữ tợn nhưng rất hiền lành. Ông có tính hài hước hay trêu những người qua lại. Theo truyền thuyết Ông có công phù hộ mưa thuận gió hòa, bảo vệ đồng điền, giữ gìn trị an, đem nhiều điều phúc, may mắn cho dân lành, phù hộ cho học trò học giỏi đỗ đạt cao. Điển hình là nho sinh Đỗ Nhân (tức Đỗ Nhân Cương) người thôn Lại Ốc, xã Long Hưng, huyện Văn Giang được Ông phù hộ đỗ tiến sỹ (1493), con trai cả là Đỗ Tổng đỗ trạng nguyên (1529), con trai thứ hai là Đỗ Tấn đỗ tiến sỹ (1535), cháu nội Đỗ Trực đỗ tiến sỹ (1580).

Thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống Pháp, quán Dố là địa chỉ liên lạc, gặp gỡ hội họp của các đồng chí xứ ủy Bắc Kỳ, cán bộ tỉnh ủy Hưng Yên và địa phương.

Quần thể di tích bao gồm miếu thờ Ông Dố và quán Dố - nơi nghỉ ngơi của người làm đồng sau những giờ lao động nặng nhọc.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, quán Dố đã bị hủy hoại suy tàn. Mùa xuân Bính Thân 2016, bà con thôn Tam Kỳ và những người con xa quê hương đã đồng tâm hiệp lực xây dựng lại quán Dố đẹp đẽ, trang nghiêm:
"Miếu mạo trang nghiêm thiên cổ tại
Đồng dân phụng sự bách niên hương"

Biên soạn theo các sách "Lịch triều hiến chương loại chí",
"Đại Việt sử ký toàn thư", "Văn hóa dân gian làng Xuân Cầu"



 ❀ ❀ ❀ ❀ ❀


Ảnh: Tô Quang Vinh

Danh nhân đất Việt: Thầy Đốc Nam

Tuesday, June 7, 2016
Lời Tiểu Dẫn Phả hệ họ Tô:

[...] Tô Ngọc Nữu, Cử NhânCử Nhân: có thể chỉ đến một trong các khái niệm sau:
• Cử nhân (học vị) - học vị dành cho người tốt nghiệp đại học (ngoại trừ ngành kỹ thuật).
• Bằng cử nhân - bằng tốt nghiệp đại học.
• Một tên gọi khác của Hương cống - một học vị trong hệ thống khoa bảng thời phong kiến ở Việt Nam.

Hương cống (chữ Nho 鄉貢) là một loại học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Loại học vị này được xác định trong kỳ thi Hương.
Xem Thi Hương
khoa Canh Tuất (1850), nguyên Giáo thụGiáo thụ: Học quan ở một phủ coi việc học chính, dùng Cử nhân, quan hàng lục, thất phẩm (6-7/9). Thời Minh-Mệnh, quan hàng ngũ, thất phẩm (5-7/9). Xem Học quan. phủ Trường KhánhPhủ Trường Khánh: Có 2 thông tin:
1. Thuộc trấn [sau năm 1832 gọi là tỉnh] Lạng-Sơn; Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông định lại bản đồ toàn quốc, chia cả nước thành 12 thừa tuyên. Theo đó, Lạng Sơn được gọi là Lạng Sơn thừa tuyên gồm 1 phủ 7 châu (phủ Tràng Định và các châu: Châu Ôn, Lộc Bình, Yên Bác, Văn Uyên, Văn Lan, Thất Nguyên, Thoát Lãng). Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), vua Minh Mệnh đã bỏ đơn vị trấn và đặt đơn vị mới là tỉnh. Trấn Lạng Sơn được đổi thành tỉnh Lạng Sơn gồm 1 phủ và 7 châu (phủ Trường Khánh và các châu: châu Ôn, Lộc Bình, Thoát Lãng, Văn Uyên, Văn Quan, Thất Tuyền, Yên Bác). Trường Khánh sau đổi là Trường Định, tức huyện Trường Định (Tràng Định), tỉnh Lạng Sơn.
2. Thuộc tỉnh Ninh Bình.
, tựTên tự: Theo định nghĩa của Đại Từ Điển Tiếng Việt, tên tự là tên đặt dựa vào tên vốn có thường phổ biến trong giới trí thức thời phong kiến. Đối với dân gian xưa, tên tự còn được gọi là tên chữ vì các cụ thường dùng từ Hán Việt để đặt tên này.
Tên chữ ((表)字 - (biểu) tự) là tên gọi của một người vào thời gian trưởng thành của cuộc đời. Sau năm 20 tuổi, tên chữ sẽ được đặt thay cho tên gọi như một biểu tượng của sự trưởng thành và kính trọng. Tên chữ chỉ thường dùng cho nam giới, và thường do cha mẹ đặt tên, cũng có thể là thầy giáo đầu tiên trong buổi học đầu tiên đặt cho, hay thậm chí do chính bản thân tự đặt cho mình.
Theo quyển Lễ ký, sau khi một người đàn ông đến tuổi trưởng thành, sẽ rất thiếu kính trọng khi những người cùng lứa gọi ông ta bằng tên thực (名 - danh). Vì thế, tên thực chỉ dùng khi một người tự nói về bản thân mình hoặc để một người lớn hơn gọi, còn tên chữ sẽ được những người ngang lứa gọi nhau một cách long trọng hoặc dùng trong văn bản, nên mới được gọi là tên chữ.
Tên chữ thường có hai âm và thường dựa trên ý nghĩa của tên thực.
Xem thêm Tên tự
là Đính Phủ.

Nguyên tên tôi là Nữu (Nữu), trước nay vẫn viết một bên là chữ Kim (Kim), một bên là chữ Sửu (), tên tự là Đính Phủ thì chữ Đính (Đính) cũng có chữ Kim một bên, bên kia là chữ Đinh (Đinh) Nay theo điều lệ của bộ Lễ, chữ Kim là quốc húyQuốc húy: là việc tránh tên thật (tên húy) của đế vương và tổ tiên của ông ta. (tên Nguyễn Kim). Bởi vậy từ nay đổi lại: chữ Nữu thì thay bộ Kim bằng bộ Ngọc (Ngọc), bỏ tên tự Đính Phủ thay bằng tên tự mới là Ôn Như cho phải phép nước.



8 - Cụ Đinh Phủ, hiệu Trọng Liêu, thụy Trầm Ước, húy Ngọc Nữu.
Sinh ngày mùng 8 tháng 11 năm Đinh Sửu (1817).
Mất ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Sửu (1889).
Thọ 73 tuổi.

Đỗ Cử Nhân khoa Canh Tuất đời nhà Nguyễn (1850).
Năm Tân Hợi cụ đi thi hội văn lý dự đắc tứ phân mây? bổ giáo thụ phủ trường Khánh rồi kế tiếp: giáo thụ phủ Lý Nhân, Tri huyện Bình Lục, giáo thụ phủ Nghĩa Hưng, quyền Đốc học Nam Định hàm Văn lâm lang rồi về hưu trí.


Cụ có 3 cụ bà. (Cụ nọ chết lấy tiếp cụ kia).
Cụ chính thất
cưới năm Canh Dần là con gái cụ tiền chiêu văn quán Nguyễn Kỳ Phong tiên sinh người làng Xuân Cầu.
Mất ngày 9 tháng 6 năm Canh Thân (27/06/1860), tên hiệu là Quý Hiếu.

Cụ sinh được 4 con trai.
Tô Mậu tên tự là Bá Mậu.
Sinh ngày 15 tháng 7 năm Mậu Tuất (1837?) (1838).
Mất ngày mùng 1 tháng 2 năm Tân Dậu (1861)

Bà Tô Mậu họ Đặng hiệu Ngọc Thục. Mất ngày 22 tháng 3 năm Đinh Hợi 15/04/1887

Sinh được một con trai
Tô Xướng tên tự là Mỹ Phát tên hiệu là Tĩnh Trai
Sinh ngày 30 tháng 10 năm Canh Thân (12/11/1860). Mất ngày 16 tháng 4 năm Mậu Tý (26/05/1888). Đỗ Cử Nhân thứ 8 khoa Bính Tuất (1886).
Tô Phát tên tự là Xuân Dục.
Sinh tháng Giêng năm Quý Mão (6/2/1843).
Mất ngày 26 tháng 3 năm Mậu Tý (6/5/1888).
Bà Tô Phát họ Chu hiệu Dần Thục con cụ Đề lại người làng Triều đông xã Vĩnh Khúc. Mất ngày 21 tháng 3 năm Đinh Hợi (14/4/1887)

Sinh được 1 trai và 4 gái
Tô Thị Giá. Sinh ngày mùng 2 tháng 7 năm Giáp Tý (3/8/1864).
Tô Thị Mậu. Sinh ngày 16 tháng Giêng năm Đinh Mão (20/2/1867).
Tô Thị Thân. Sinh ngày 20 tháng 8 năm Nhâm Thân (Tân Mùi - theo GIA PHẢ HỌ TÔ - Tô Ngọc Nữu) (4/10/1871).
Tô Y. Sinh năm Đinh Sửu (1877). Sinh ra Tô Tu, Tô Hiệu, Tô Chấn, Tô Thị Xuyến, Tô Thị Phúc.
Tô Thị Năm. Sinh năm Tân Tỵ (1881).
Tô Sính tên tự là Trọng Đài
Sinh ngày mùng 1 tháng 3 năm Mậu Thân (1847?) (1848).
Mất ngày mùng 6 tháng 4 năm Mậu Tý (1888)

Bà Tô Sính họ Tô. Mất ngày 23 tháng Chạp âm lịch
Sinh được 3 trai và 3 gái
Tô Thị Noãn. Sinh ngày 10 tháng 11 năm Đinh Mão (1867).
Tô Tuân. Sinh ngày 18 tháng 2 năm Quý Dậu (1873). Sinh ra Tô Đê.
Tô Thị Thủ. Sinh năm Giáp Tuất (1874).
Tô Diễn. Sinh ngày 5 tháng 10 năm Mậu Dần (1878).
Tô Kỷ. Sinh năm Tân Tỵ (1881). Sinh ra Tô Nhu, Tô Quang Đẩu, Tô Tuấn.
Tô Thị Thành tức bà Cả Thành. Sinh năm Nhâm Ngọ (1882).
Tô Khanh tên tự là Thứ Công
Sinh ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Mão (1854?) (1855).
Mất ngày 29 tháng 3 năm Mậu Tý (1888)

Bà Tô Khanh họ Tô, con cụ Tú Thục. Mất ngày 24 tháng 5 năm Bính Tuất.
Cụ trắc thất
tên hiệu là Thủ Nhất
cưới năm Quý Hợi là con gái cụ cựu Ngự sử Đào phủ quân người làng Nhân Nội xã Vĩnh Bảo.
Mất ngày 18 tháng 12 năm Kỷ Tỵ.

Cụ sinh hạ được 2 con gái
Tô Thị Tư tức bà chánh Đồng Than.
Sinh ngày 15 tháng 10 năm Giáp Tý (1864).
Cụ sinh được 1 con gái là Phạm Thị Mệnh lấy con cụ Tú Nhân nội Văn Giang.
Tô Thị Dần tức bà Bát Ngọc Lịch.
Sinh ngày tháng 9 năm Bính Dần (1866).
Không có con.

Cụ trắc thất (thứ 2)
cưới năm Canh Ngọ là con gái cụ thông lại phủ Lý Nhân Nguyễn Phủ quân người làng Mọc quan nhân ngoại thành Hà Nội.
Mất ngày 16 tháng 7 âm lịch, tên hiệu là Diệu Tâm.

Cụ sinh hạ được 4 con gái
Tô Thị Bẩy vợ ông Tô nguyên là ông nội Lê Giản.
Sinh tháng 9 năm Ất Hợi (1875).
Sinh hạ được 4 trai và 1 gái
Tô Chuẩn
Tô Phiếm
Tô Chử
Tô Phái
Tô Thị Trị

Tô Thị Tám vợ ông Nguyễn Đạo Khung sinh ra Lê Văn Lương.
Sinh ngày 13 tháng 3 năm (Ất? Mão 1855) Kỷ Mão (1879).
Sinh hạ được 5 con trai và 2 con gái
Nguyễn Công Hân
Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Mỹ
Nguyễn Công Miều
Nguyễn Công Bồng
Nguyễn Thị Học
Nguyễn Thị Bình

Tô Thị Chín vợ ông Quản Xuân Đính
Sinh ngày 21 tháng 2 năm Nhâm Ngọ (1882).
Sinh hạ được 5 con trai và 2 con gái
Quản Xuân Bình
Quản Xuân Thi
Quản Xuân Ngữ
Quản Xuân Được
Quản Xuân Thỉnh
Quản Thị Giáp
Quản Thị Uất

Tô Thị Mười vợ ông Tô Xung tức Ấm Kinh
Sinh năm Giáp Thân (1884).
Sinh hạ được 1 trai và 1 gái.
Tô Chương
Tô Thị Đường

Mấy năm cuối đời cụ Đốc Nam từ năm Giáp Thân đến năm Mậu Tý (1884 – 1888) xảy ra nhiểu việc biến cố bất thường làm cho cụ đau buồn.
Năm Giáp Thân (1884) Tự Đức ký hiệp ước bán nước ta cho thực dân Pháp. Nhân cơ hội này bọn côn đồ nổi lên cướp đoạt tài sản của nhân dân trong đó tất cả đồ đạc sách vở của cụ bị bọn chúng cướp sạch. Cụ phải tạm lánh ra Bát Tràng.
Tiếp đến năm Bính Tuất (1886) con dâu thứ 4 là bà Tô Khanh chết.
Năm Đinh Hợi (1887) con dâu thứ 1 và thứ 2 là bà Tô Mậu, Tô Phát chết.
Năm Mậu Tý (1888) 3 con trai thứ 2,3,4 là các ông Tô Phát, Tô Sính, Tô Khanh và cháu đích tôn là bác Cử Nhân Tô Xướng chết.

Ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Sửu 1889 cụ cũng mất theo.

Chép lại theo bản photocopy
Tháng 3 năm 2007
Tô Thắng




Video đã phát trên VTV VN: vtv.vn/video/danh-nhan-dat-viet-thay-doc-nam-151746.htm


CHƯƠNG TRÌNH DANH NHÂN ĐẤT VIỆT VTV1:

CỤ ĐỐC NAM - CỤ TỔ TÔ NGỌC NỮU

_ Tô Thành _

Hôm nay, chủ nhật ngày 5/6 chương trình VTV1 đã chiếu một bộ phim truyền hình về Cụ Tổ dòng họ Tô - Xuân Cầu: Thầy Đốc Nam Tô Ngọc Nữu.
Bộ phim nói khá đầy đủ về cuộc đời dạy học của người thầy yêu nước, yêu trò, yêu sự nghiệp giáo dục Việt Nam Tô Ngọc Nữu. Trong thời kỳ đó, nước nhà đang đứng trước họa ngoại xâm, giới trí thức Việt đã xuất hiện những người thày mẫu mực về lòng yêu nước, về trí tuệ, về đạo đức, về kiến thức...
Ba người thầy đã được giới sĩ phu miền Bắc mệnh danh Tam sư Bắc xứ: cụ Đốc Nam Tô Ngọc Nữu, cụ Đốc Bắc Ngô Quang Huy, cụ Đốc Đông Tô Huân... Không chỉ là những đồng nghiệp kiệt xuất, những tấm gương sáng về đạo đức, về nghề nghiệp mà đó còn là những tình bạn thủy chung, son sắt. Khi vua Hàm nghi ban chiếu Cần Vương, những chí sĩ Bắc Hà đó đã bỏ bút nghiên trở thành những võ tướng anh hùng có tài thao lược. Với những đạo binh phụ tử, đoàn quân thầy trò do họ lập ra như "Tam tính quân", "Đại nghĩa Đoàn" đã lập nên những chiến công chấn động từ năm 1883-1892: Hạ thành Hải dương, tấn công đồn Bần Yên Nhân, nhiều trận phục kích quân Pháp ở đồn Ghênh, đồn Bần Yên Nhân, đồn Đống Mối (Nghĩa Lộ tổng Đại Từ, Văn Lâm), đánh chiếm Gia lâm trực tiếp uy hiếp quân Pháp ở thành Hà Nội, bắn chết thiếu tướng Pháp Louise Ney, diệt tên bang tá tỉnh Nguyễn hữu Hào, đuổi bắt Hoàng cao Khải...


Vận nước chưa đến, giặc thêm viện binh, vua Hàm nghi bị bắt, triều đình bội phản... giữa vòng vây trùng điệp của quân thù, người chỉ huy nghĩa quân - thầy giáo Ngô Quang Huy trước trận đánh cuối cùng đã gửi gắm người con gái thân thương độc nhất Ngô thị Lý cho người bạn tri kỉ cụ Tô Ngoc Nữu cố thoát hiểm với tâm sự:
"Sống làm sao? Chết làm sao? Cậy bạn vượt trùng vi đem con về nơi đất tổ giữ lấy dòng anh kiệt.
Thành thế nào? Bại thế nào? Sảng khoái diệt giặc nước. Hồn dẫu đi địa phủ vẫn trợ thiếu niên quân..." - Thần phả Ký.
Những tâm hồn lớn có những tình bạn lớn.


Tô Thành