_ Ghi chép: Nguyễn Tuấn _
Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi, những người con từ miền núi Tây Bắc trở về vùng quê bên dòng nước mát của công trình đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải, công trình được mệnh danh là “con rồng vàng”, quy mô lớn nhất miền Bắc vào năm 1958.
Đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội chụp ảnh chung với gia đình đồng chí Tô Hiệu.
Đi qua cầu Xuân Câu bắc qua sông đào Bắc - Hưng - Hải, chúng tôi đến thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang (Hưng Yên), quê hương của phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy lừng danh thời trước, vùng quê địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra người con ưu tú của Đảng, người chiến sỹ cách mạng kiên trung trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc: đồng chí Tô Hiệu.
Là con trai thứ trong một gia đình nho học nghèo, dòng họ Tô yêu nước, nhiều đời khoa bảng của tỉnh Hưng Yên, đồng chí Tô Hiệu, người Bí thư Chi bộ ưu tú của Chi bộ Nhà tù Sơn La, người dẫn dắt phong trào cách mạng ở tỉnh Sơn La đã ra đi khi tuổi đời mới 32 tại Nhà tù Sơn La. Hình ảnh người chiến sỹ cộng sản kiên cường Tô Hiệu mãi mãi là tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để muôn đời sau, cây đào bên vách tường đá (do chính tay đồng chí Tô Hiệu trồng trong những ngày cuối cùng của cuộc đời) vẫn mãi xanh tươi; biểu tượng của tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sỹ cộng sản tại Nhà tù Sơn La, trở thành di sản quý giá trong lịch sử đấu tranh cách mạng, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Sơn La.
Khu nhà thờ họ Tô nằm trong một khuôn viên nhỏ, giữa sân là cây đào được chiết từ cây đào tại Nhà tù Sơn La của tỉnh Sơn La đang vươn cao, xanh tốt. Trên bàn thờ tổ tiên đặt trang trọng tấm Bằng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho bà Ngô Thị Lý, đã có nhiều cống hiến hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông Đặng Xuân Chính, người được con cháu dòng họ Tô tin cậy, giao trông nom nhà thờ họ Tô giới thiệu: Ngày 1-8-2015, nhân ngày giỗ của cụ Ngô Thị Lý, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội đã thay mặt Đảng, Nhà nước trao Bằng truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho cụ Bà Ngô Thị Lý là thân mẫu của 2 liệt sỹ Tô Chấn và Tô Hiệu.
Chúng tôi rất xúc động trước hai tấm Bằng Tổ quốc ghi công của liệt sỹ Tô Chấn và Tô Hiệu, chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng, hết mình vì Tổ quốc. Lần đọc dòng cảm tưởng của ông Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội ghi trong cuốn sổ cảm tưởng tại nhà thờ: “Mặc dù anh mất trước Cách mạng Tháng Tám, những người bạn tù Sơn La của anh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ cùng với kiến thức và kinh nghiệm trong tù, những người tù Sơn La đã thay anh đóng góp xứng đáng vào thành quả cách mạng Tháng Tám, xây dựng đất nước, đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc yêu quý của chúng ta”... Đến quê hương Hưng Yên, về với gia đình dòng tộc của người chiến sỹ cộng sản kiên trung Tô Hiệu, chúng tôi càng thêm cảm phục sâu sắc khi được nghe kể về truyền thống của dòng họ Tô.
Cùng với dòng chảy của lịch sử, Nghĩa Trụ quê hương đồng chí Tô Hiệu; hôm nay đang đổi thay từng ngày, hơn 8.000 người dân xã Nghĩa Trụ đang chung sức, đoàn kết phấn đấu đến năm 2016 được công nhận nông thôn mới; hiện tại thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm, riêng thôn Xuân Cầu như một mẫu hình của khu thị tứ: đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, 100% nhà xây kiên cố, trong đó khoảng 40% nhà cao tầng, thôn không còn hộ nghèo, người dân Xuân Cầu sống đoàn kết, hòa thuận, khu hành chính xã mới được xây dựng, Trường Tiểu học Xuân Cầu mang tên đồng chí Tô Hiệu được xây dựng khang trang, đón trên 1.000 con em trong thôn đến học tập; đồng ruộng Xuân Cầu bốn mùa xanh tốt, Xuân Cầu đang chuyển mình xứng đáng với người chiến sỹ cộng sản kiên cường.
Chúng tôi rất xúc động trước hai tấm Bằng Tổ quốc ghi công của liệt sỹ Tô Chấn và Tô Hiệu, chiến sỹ cộng sản kiên trung của Đảng, hết mình vì Tổ quốc. Lần đọc dòng cảm tưởng của ông Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội ghi trong cuốn sổ cảm tưởng tại nhà thờ: “Mặc dù anh mất trước Cách mạng Tháng Tám, những người bạn tù Sơn La của anh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ cùng với kiến thức và kinh nghiệm trong tù, những người tù Sơn La đã thay anh đóng góp xứng đáng vào thành quả cách mạng Tháng Tám, xây dựng đất nước, đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc yêu quý của chúng ta”... Đến quê hương Hưng Yên, về với gia đình dòng tộc của người chiến sỹ cộng sản kiên trung Tô Hiệu, chúng tôi càng thêm cảm phục sâu sắc khi được nghe kể về truyền thống của dòng họ Tô.
Cùng với dòng chảy của lịch sử, Nghĩa Trụ quê hương đồng chí Tô Hiệu; hôm nay đang đổi thay từng ngày, hơn 8.000 người dân xã Nghĩa Trụ đang chung sức, đoàn kết phấn đấu đến năm 2016 được công nhận nông thôn mới; hiện tại thu nhập bình quân 20 triệu đồng/người/năm, riêng thôn Xuân Cầu như một mẫu hình của khu thị tứ: đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, 100% nhà xây kiên cố, trong đó khoảng 40% nhà cao tầng, thôn không còn hộ nghèo, người dân Xuân Cầu sống đoàn kết, hòa thuận, khu hành chính xã mới được xây dựng, Trường Tiểu học Xuân Cầu mang tên đồng chí Tô Hiệu được xây dựng khang trang, đón trên 1.000 con em trong thôn đến học tập; đồng ruộng Xuân Cầu bốn mùa xanh tốt, Xuân Cầu đang chuyển mình xứng đáng với người chiến sỹ cộng sản kiên cường.
Ghi chép: Nguyễn Tuấn
✯✯✯
Nguồn Baosonla.org.vn - 01/10/2015.