Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà cách mạng Lê Văn Lương (28/3/1912 - 28/3/2012)
_ Đoàn Phạm Hà Trang _
TCCSĐT - Là thế hệ lớp đầu của Đảng ta, một cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Văn Lương nêu cao tấm gương trong sáng của một người cộng sản kiên trung, tận tụy, liêm chính, khiêm nhường…; một mẫu mực về tự phê bình, về nếp sống đặc biệt trong sáng, giản dị và khoan dung. Đồng chí đã trọn một đời với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Những năm tháng trên con đường cách mạng
Làng Xuân Cầu, xứ Đông từng đi vào ca dao: "Ai về Đồng Tỉnh, Hoa Cầu / Để thương, để nhớ, để sầu cho ai...", là quê hương đồng chí Lê Văn Lương, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tên thật là Nguyễn Công Miều, tên quen thuộc ở nhà tù Côn Đảo là Phạm Văn Khương, đồng chí Lê Văn Lương sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912, trong một gia đình nho học, nhiều đời thi thư, khoa bảng yêu nước. Khi còn là cậu học trò trường Bưởi, Hà Nội, Lê Văn Lương đã cùng các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ tham gia các phong trào bãi khóa, để tang Phan Châu Trinh (năm 1926). Năm 15 tuổi, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (năm 1927). Tháng 6 năm 1929, đồng chí tham gia nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức cộng sản ở nước ta lúc đó, và đến khi thống nhất tổ chức thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 8 năm 1929, đồng chí được cử vào Sài Gòn hoạt động để gây dựng cơ sở cách mạng. Tháng 3-1931, khi đang tích cực hoạt động trong phong trào công nhân thì bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Tháng 5-1933, đồng chí bị kết án tử hình trong vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương cùng với 7 người khác. Do sự vận động và đấu tranh của nhân dân ta, đặc biệt là của các nghị sĩ tiến bộ Pháp, đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, đồng chí được giảm xuống án chung thân khổ sai cùng các đồng chí Phạm Hùng, Lê Quang Sung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu và bị đày ra Côn Đảo ít ngày sau khi kết thúc phiên tòa (14-5-1933). Trong tù, cùng với Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương được bổ sung vào cấp ủy của tổ chức Đảng nhà tù, tiếp tục lãnh đạo đấu tranh chống lại chế độ hà khắc ở nơi địa ngục trần gian này.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 23-9-1945, Lê Văn Lương cùng 2.000 tù được Chính phủ đón về Nam Bộ khi cách mạng đang bước vào giai đoạn mới. Ngay lập tức, đồng chí được phân công vào đội ngũ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. Tháng 10 năm 1945, đồng chí được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ và được Trung ương điều ra Bắc, giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo Báo Sự thật, Nhà xuất bản Sự thật và tham gia một số công việc khác vào tháng 01 năm 1946. Đầu năm 1947, đồng chí được cử làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng, cuối năm 1948 được chỉ định làm Trưởng Ban Đảng vụ.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951), đồng chí Lê Văn Lương được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và chỉ đạo Văn phòng Trung ương. Từ giữa năm 1953, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Cải cách ruộng đất Trung ương do đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban, đồng chí Lê Văn Lương được phân công tham gia Ban lãnh đạo Cải cách ruộng đất.
Hòa bình lập lại, năm 1954, đồng chí được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 11 năm 1956, được chỉ định làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn, tháng 8 năm 1957, được điều về làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Đầu năm 1959, đồng chí được cử giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960), đồng chí Lê Văn Lương được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư. Năm 1973, đồng chí được phân công kiêm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công tham gia Thành ủy Hà Nội và được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), đồng chí Lê Văn Lương được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, tiếp tục làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Cuối năm 1986, do tuổi cao sức yếu, đồng chí không tham gia Ban Chấp hành Trung ương, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Trong thời gian này, đồng chí vẫn được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa VI và VII.
Ngày 25 tháng 4 năm 1995, đồng chí Lê Văn Lương đã đi vào cõi vĩnh hằng để lại trong lòng đồng chí, đồng bào niềm tiếc thương vô hạn.
Là đảng viên cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên tham gia sáng lập Đảng, liên tục được Đảng cử làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa II, III, IV, V, với gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Văn Lương thể hiện tấm gương của một chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn trung thành, tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí là một cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật rất cao, sống trung thực, giản dị, hòa nhã với mọi người, luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng chí, của nhân dân.
Với những hoạt động và cống hiến đối với Đảng, cách mạng và dân tộc, đồng chí Lê Văn Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Vượt lên gian khổ, hoạt động sôi nổi, cống hiến to lớn cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân
Với tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, ngay từ những năm đang học ở trường Bưởi, cùng với người bạn học Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương được Ngô Gia Tự giác ngộ cách mạng. Từ khi tham gia Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên, càng thêm cơ hội để Lê Văn Lương đem nhiệt huyết của tuổi trẻ đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến; rèn luyện và trưởng thành. 17 tuổi, đồng chí đã là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng, hăm hở lao vào cuộc đấu tranh, xây dựng lực lượng, giác ngộ quần chúng, nhen nhóm phong trào cách mạng.
Thực hiện chủ trương "vô sản hóa" của Đảng, đồng chí Lê Văn Lương cùng với Ngô Gia Tự vào Sài Gòn hoạt động trong phong trào công nhân, trực tiếp lao động tại Hãng dầu Socony Nhà Bè. Ngày 23-3-1931, Lê Văn Lương trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân Hãng dầu Socony. Sau khi bị mật thám bắt, Lê Văn Lương cùng các đồng chí Phạm Hùng, Lý Tự Trọng, Lê Quang Sung đều bị kết án tử hình... Lúc ấy, đồng chí mới 18 tuổi. Với bản lĩnh và khí phách của người cộng sản chân chính, các đồng chí đã chuẩn bị sẵn tinh thần để hiên ngang lên máy chém…
Do những tác động tích cực của cách mạng thế giới, nhờ nỗ lực đấu tranh của Đảng Cộng sản Pháp, các đồng chí đảng viên và nhiều nhân sĩ, trí thức có tên tuổi trong Ủy ban đấu tranh đòi ân xá chính trị phạm ở Đông Dương, thực dân Pháp buộc phải giảm án xuống chung thân khổ sai, đày Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Lý Tự Trọng, Lê Quang Sung ra Côn Đảo. Suốt 15 năm lao tù, trong đó có 11 năm tại Côn Đảo, nơi địa ngục trần gian do thực dân đặt ra để đày đọa những người chống đối chúng, đồng chí Lê Văn Lương luôn giữ vững khí tiết cách mạng, phẩm chất cộng sản. Với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, Lê Văn Lương đã cùng với các đồng chí của mình thành lập Chi bộ cộng sản ngay trong cái “địa ngục trần gian” ấy. Chi bộ nhà tù đã xác định rõ nhiệm vụ của mình: Lãnh đạo tương tế; lãnh đạo đấu tranh; Lãnh đạo học tập và tự học tập, đào tạo cán bộ cho Đảng; Tổ chức vượt ngục; Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh, biên soạn và dịch thuật tài liệu gửi về cho tổ chức Đảng ở đất liền. Cũng tại đây, đồng chí được Chi bộ cử vào Ban lãnh đạo nhà tù Côn Đảo, tổ chức, lãnh đạo đảng viên trong tù đoàn kết đấu tranh chống lại chế độ lao động khổ sai, chế độ ăn uống đói khát hằng ngày. Là người say mê hoạt động, ngày phải đi làm khổ sai, tối đến, đồng chí Lê Văn Lương vẫn miệt mài viết bài chỉ đạo phong trào đăng trên báo “Tiến lên”- tờ báo bí mật của Hội tù nhân, hướng dẫn đấu tranh trong tù và tập san “Ý kiến chung” - tập san nghiên cứu lý luận trong tù. Khi đồng chí Trần Văn Giàu bị đày ra Côn đảo (tháng 7 năm 1935), đồng chí Lê Văn Lương cùng đồng chí Phạm Hùng giao cho Trần Văn Giàu mở lớp dạy lý luận trong tù. Bản thân đồng chí Lê Văn Lương cũng là một học viên chăm chỉ của lớp. Tấm gương của đồng chí Lê Văn Lương có ảnh hưởng tích cực đến những người tù ở toàn đảo, đến phong trào cách mạng ở trong nước qua những đồng chí được trả lại tự do hay hết hạn tù. Những hoạt động tích cực của Chi bộ nhà tù và đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần đào tạo, rèn luyện được một thế hệ cán bộ của Đảng dày dạn kinh nghiệm, nhiều người có lý luận chỉ đạo phong trào cách mạng không chỉ trong tù mà còn trên phạm vi cả nước sau này.
Những năm tháng trên con đường cách mạng
Làng Xuân Cầu, xứ Đông từng đi vào ca dao: "Ai về Đồng Tỉnh, Hoa Cầu / Để thương, để nhớ, để sầu cho ai...", là quê hương đồng chí Lê Văn Lương, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tên thật là Nguyễn Công Miều, tên quen thuộc ở nhà tù Côn Đảo là Phạm Văn Khương, đồng chí Lê Văn Lương sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912, trong một gia đình nho học, nhiều đời thi thư, khoa bảng yêu nước. Khi còn là cậu học trò trường Bưởi, Hà Nội, Lê Văn Lương đã cùng các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ tham gia các phong trào bãi khóa, để tang Phan Châu Trinh (năm 1926). Năm 15 tuổi, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (năm 1927). Tháng 6 năm 1929, đồng chí tham gia nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức cộng sản ở nước ta lúc đó, và đến khi thống nhất tổ chức thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 8 năm 1929, đồng chí được cử vào Sài Gòn hoạt động để gây dựng cơ sở cách mạng. Tháng 3-1931, khi đang tích cực hoạt động trong phong trào công nhân thì bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Tháng 5-1933, đồng chí bị kết án tử hình trong vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương cùng với 7 người khác. Do sự vận động và đấu tranh của nhân dân ta, đặc biệt là của các nghị sĩ tiến bộ Pháp, đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, đồng chí được giảm xuống án chung thân khổ sai cùng các đồng chí Phạm Hùng, Lê Quang Sung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu và bị đày ra Côn Đảo ít ngày sau khi kết thúc phiên tòa (14-5-1933). Trong tù, cùng với Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương được bổ sung vào cấp ủy của tổ chức Đảng nhà tù, tiếp tục lãnh đạo đấu tranh chống lại chế độ hà khắc ở nơi địa ngục trần gian này.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 23-9-1945, Lê Văn Lương cùng 2.000 tù được Chính phủ đón về Nam Bộ khi cách mạng đang bước vào giai đoạn mới. Ngay lập tức, đồng chí được phân công vào đội ngũ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. Tháng 10 năm 1945, đồng chí được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ và được Trung ương điều ra Bắc, giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo Báo Sự thật, Nhà xuất bản Sự thật và tham gia một số công việc khác vào tháng 01 năm 1946. Đầu năm 1947, đồng chí được cử làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng, cuối năm 1948 được chỉ định làm Trưởng Ban Đảng vụ.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951), đồng chí Lê Văn Lương được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và chỉ đạo Văn phòng Trung ương. Từ giữa năm 1953, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Cải cách ruộng đất Trung ương do đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban, đồng chí Lê Văn Lương được phân công tham gia Ban lãnh đạo Cải cách ruộng đất.
Hòa bình lập lại, năm 1954, đồng chí được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 11 năm 1956, được chỉ định làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn, tháng 8 năm 1957, được điều về làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Đầu năm 1959, đồng chí được cử giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960), đồng chí Lê Văn Lương được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư. Năm 1973, đồng chí được phân công kiêm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công tham gia Thành ủy Hà Nội và được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), đồng chí Lê Văn Lương được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, tiếp tục làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Cuối năm 1986, do tuổi cao sức yếu, đồng chí không tham gia Ban Chấp hành Trung ương, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Trong thời gian này, đồng chí vẫn được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa VI và VII.
Ngày 25 tháng 4 năm 1995, đồng chí Lê Văn Lương đã đi vào cõi vĩnh hằng để lại trong lòng đồng chí, đồng bào niềm tiếc thương vô hạn.
Là đảng viên cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên tham gia sáng lập Đảng, liên tục được Đảng cử làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa II, III, IV, V, với gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Văn Lương thể hiện tấm gương của một chiến sĩ cộng sản mẫu mực, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn trung thành, tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí là một cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật rất cao, sống trung thực, giản dị, hòa nhã với mọi người, luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng chí, của nhân dân.
Với những hoạt động và cống hiến đối với Đảng, cách mạng và dân tộc, đồng chí Lê Văn Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Vượt lên gian khổ, hoạt động sôi nổi, cống hiến to lớn cho độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân
Với tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, ngay từ những năm đang học ở trường Bưởi, cùng với người bạn học Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương được Ngô Gia Tự giác ngộ cách mạng. Từ khi tham gia Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên, càng thêm cơ hội để Lê Văn Lương đem nhiệt huyết của tuổi trẻ đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến; rèn luyện và trưởng thành. 17 tuổi, đồng chí đã là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng, hăm hở lao vào cuộc đấu tranh, xây dựng lực lượng, giác ngộ quần chúng, nhen nhóm phong trào cách mạng.
Thực hiện chủ trương "vô sản hóa" của Đảng, đồng chí Lê Văn Lương cùng với Ngô Gia Tự vào Sài Gòn hoạt động trong phong trào công nhân, trực tiếp lao động tại Hãng dầu Socony Nhà Bè. Ngày 23-3-1931, Lê Văn Lương trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân Hãng dầu Socony. Sau khi bị mật thám bắt, Lê Văn Lương cùng các đồng chí Phạm Hùng, Lý Tự Trọng, Lê Quang Sung đều bị kết án tử hình... Lúc ấy, đồng chí mới 18 tuổi. Với bản lĩnh và khí phách của người cộng sản chân chính, các đồng chí đã chuẩn bị sẵn tinh thần để hiên ngang lên máy chém…
Do những tác động tích cực của cách mạng thế giới, nhờ nỗ lực đấu tranh của Đảng Cộng sản Pháp, các đồng chí đảng viên và nhiều nhân sĩ, trí thức có tên tuổi trong Ủy ban đấu tranh đòi ân xá chính trị phạm ở Đông Dương, thực dân Pháp buộc phải giảm án xuống chung thân khổ sai, đày Lê Văn Lương, Phạm Hùng, Lý Tự Trọng, Lê Quang Sung ra Côn Đảo. Suốt 15 năm lao tù, trong đó có 11 năm tại Côn Đảo, nơi địa ngục trần gian do thực dân đặt ra để đày đọa những người chống đối chúng, đồng chí Lê Văn Lương luôn giữ vững khí tiết cách mạng, phẩm chất cộng sản. Với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, Lê Văn Lương đã cùng với các đồng chí của mình thành lập Chi bộ cộng sản ngay trong cái “địa ngục trần gian” ấy. Chi bộ nhà tù đã xác định rõ nhiệm vụ của mình: Lãnh đạo tương tế; lãnh đạo đấu tranh; Lãnh đạo học tập và tự học tập, đào tạo cán bộ cho Đảng; Tổ chức vượt ngục; Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh, biên soạn và dịch thuật tài liệu gửi về cho tổ chức Đảng ở đất liền. Cũng tại đây, đồng chí được Chi bộ cử vào Ban lãnh đạo nhà tù Côn Đảo, tổ chức, lãnh đạo đảng viên trong tù đoàn kết đấu tranh chống lại chế độ lao động khổ sai, chế độ ăn uống đói khát hằng ngày. Là người say mê hoạt động, ngày phải đi làm khổ sai, tối đến, đồng chí Lê Văn Lương vẫn miệt mài viết bài chỉ đạo phong trào đăng trên báo “Tiến lên”- tờ báo bí mật của Hội tù nhân, hướng dẫn đấu tranh trong tù và tập san “Ý kiến chung” - tập san nghiên cứu lý luận trong tù. Khi đồng chí Trần Văn Giàu bị đày ra Côn đảo (tháng 7 năm 1935), đồng chí Lê Văn Lương cùng đồng chí Phạm Hùng giao cho Trần Văn Giàu mở lớp dạy lý luận trong tù. Bản thân đồng chí Lê Văn Lương cũng là một học viên chăm chỉ của lớp. Tấm gương của đồng chí Lê Văn Lương có ảnh hưởng tích cực đến những người tù ở toàn đảo, đến phong trào cách mạng ở trong nước qua những đồng chí được trả lại tự do hay hết hạn tù. Những hoạt động tích cực của Chi bộ nhà tù và đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần đào tạo, rèn luyện được một thế hệ cán bộ của Đảng dày dạn kinh nghiệm, nhiều người có lý luận chỉ đạo phong trào cách mạng không chỉ trong tù mà còn trên phạm vi cả nước sau này.
Đồng chí Lê Văn Lương thuộc thế hệ lãnh đạo đầu tiên của ngành tổ chức Trung ương Đảng và có những năm tháng chăm lo “công việc gốc” này của Đảng. Đồng chí Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng đã có nhận xét: “Lê Văn Lương là một đồng chí được đánh giá và sử dụng đúng năng lực”[1][1] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.103. Là một nhà lãnh đạo nòng cốt, Lê Văn Lương có công trong nhiều mặt của công tác Đảng, có tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, công bằng. Trải qua nhiều chức vụ của Đảng và Nhà nước, dù ở cương vị nào đồng chí đều thể hiện sự thận trọng, khéo léo trong xử lý công việc, nhưng kiên định về nguyên tắc Đảng.
Năm 1948, khi được bầu bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Chánh Văn phòng Trung ương, đồng chí là người làm việc bên cạnh Bác Hồ và Thường vụ Trung ương, cùng với đồng chí Trường Chinh giải quyết công việc hằng ngày của Đảng. Khi các ban xây dựng Đảng lần lượt ra đời: Đảng vụ (Tổ chức), Kiểm tra, Dân vận, Tài chính, với cương vị Chánh Văn phòng, đồng chí đã chủ động sắp xếp, giúp Trung ương bảo đảm sự vận hành có hiệu quả công việc của Đảng, giữ mối liên hệ giữa Trung ương và các khu ủy, tỉnh ủy. Trong thời gian làm Trưởng Ban Đảng vụ (từ 1948 – 1950), đồng chí đã giúp Trung ương Đảng tiến hành công tác chỉnh đốn tổ chức, mở nhiều cuộc vận động chỉnh đốn tổ chức phối hợp với cuộc vận động cải cách ruộng đất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đảng viên và tổ chức Đảng; soạn thảo Điều lệ Đảng mới, làm quy trình nhân sự, lập danh sách những người ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị… góp phần vào công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II thành công.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, đồng chí Lê Văn Lương đã viết bài với chủ đề “Học tập Nghị quyết Đại hội Đảng như thế nào”. Thay mặt Đảng, đồng chí chỉ rõ mục đích của việc học Nghị quyết là: “làm cho mỗi đảng viên tăng gia tinh thần trách nhiệm, tăng gia ý thức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân”. Sau đó (ngày 26-7-1951), đồng chí viết bài: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, nêu rõ vai trò quan trọng của công tác tư tưởng trong công tác xây dựng Đảng; nêu cao ý thức phụng sự Đảng, phục vụ nhân dân, nhất là phải “nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp” trong xây dựng Đảng; thực hiện đúng đường lối quần chúng của Đảng và nâng cao ý thức tổ chức. Đồng chí nêu rõ: “Tất cả cán bộ và đảng viên bất kỳ hoạt động ở ngành nào, cũ hay mới, công nông hay trí thức, cấp trên hay cấp dưới đều phải đoàn kết, nhất trí, phải hăng hái công tác, hăng hái chấp hành nghị quyết của đa số và cấp trên, tuyệt đối phải phục tùng kỷ luật của Đảng”.
Khi đảm nhiệm vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đồng chí Lê Văn Lương đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng Đảng ngày càng lớn mạnh. Công tác này đã góp phần phát triển được đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh ở các cấp, các ngành, với cơ chế hoạt động ngày càng tiến bộ. Trong công tác tổ chức, đồng chí còn có trách nhiệm cao đối với sinh mạng chính trị của cán bộ, đảng viên và công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, yêu thương cán bộ, công minh, kiên quyết bảo vệ cái đúng và người tốt, đấu tranh không khoan nhượng với cái sai; gần gũi quần chúng, vì sự tiến bộ của đồng chí mình. Đồng chí luôn đi sát cơ sở, đặc biệt chú trọng chỉ đạo việc thực hiện đường lối, chính sách cán bộ của Đảng.
Trong 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (1976- 1986), bên cạnh sự ngổn ngang về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đồng chí Lê Văn Lương rất chú trọng đến việc xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau. Nhiều chủ trương, phong trào hoạt động của thanh niên mang lại kết quả tích cực như sự ra đời Lực lượng Thanh niên xung phong Thủ đô xây dựng vùng kinh tế mới… đều do đồng chí đề xuất và trực tiếp chỉ đạo. Qua phong trào, nhiều cán bộ trẻ được tuyển lựa làm công tác Đoàn ở cơ sở thời kỳ ấy, nay đã giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng, chính quyền của thành phố Hà Nội.
Đồng chí Lê Văn Lương là học trò, cộng sự thân tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những năm tháng cuối đời của Bác, khi Bác đang chữa bệnh ở nước ngoài, đồng chí đã luôn ở bên Bác, nhận những chỉ thị của Bác đối với Bộ Chính trị và truyền đạt lại các ý kiến của Bộ Chính trị đối với Bác. Tấm gương giản dị, chí công vô tư của Bác được đồng chí Lê Văn Lương thấm nhuần sâu sắc. Một ví dụ nhỏ: ngay sau khi không tham gia Ban Chấp hành Trung ương và thôi giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí đã có ý định trả lại căn nhà công vụ mà Trung ương dành cho mình. Ý nguyện ấy đã được người vợ thân yêu của đồng chí - đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận - thực hiện sau này.
Đồng chí Lê Văn Lương là một người lãnh đạo trung thực, ngay thẳng, dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thành thật sửa chữa, không vì lợi ích cá nhân, đồng thời cũng là người nhân hậu, sống có tình, có nghĩa với đồng chí, đồng bào. Ví dụ, trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, do không xuất phát từ thực tiễn nước ta, lại làm theo kinh nghiệm của nước ngoài nên đã phạm phải một số sai lầm. Trước khuyết điểm chung ấy, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã dũng cảm tự phê bình và đề ra phương hướng sửa chữa. Đồng chí Lê Văn Lương đã tích cực xuống cơ sở nắm tình hình và xác minh những sai lầm để báo cáo với Bác, với Trung ương Đảng, giúp Trung ương đề ra những biện pháp sửa sai. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, đồng chí Lê Văn Lương đã dũng cảm, trung thực nêu lên tất cả những sai lầm, thể hiện trong bản báo cáo do đồng chí chuẩn bị trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956. Bản báo cáo đã nhìn thẳng vào sự thật, tổng hợp đầy đủ những sai lầm, tổn thất để Hội nghị Trung ương xem xét và được Hội nghị Trung ương chấp nhận. Hội nghị Trung ương cũng đồng ý những biện pháp sửa sai đã đề ra trong báo cáo như: thả ngay những người bị bắt oan; minh oan ngay cho những người bị bắt oan, bị xử oan; khôi phục đảng tịch cho những đảng viên bị xử lý sai, v v… Do đó, công tác sửa sai của Đảng được tiến hành rất khẩn trương và có kết quả. Bản thân đồng chí Lê Văn Lương thấy mình có phần trách nhiệm về sai lầm trong công tác chỉnh đốn tổ chức Đảng, đã tự xin rút khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, có hàng vạn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị địch bắt, tù đày. Trong số đó, cũng có một số người không chịu nổi sự tra tấn của địch, đã đầu hàng làm tay sai cho chúng. Do đó, một số tổ chức Đảng đã nghi kị, không tin tưởng những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị địch bắt, có nơi không bố trí đề bạt vào các vị trí quan trọng, không bố trí ở một số ban của Đảng. Nhận thấy bất cập ấy, đồng chí Lê Văn Lương, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư đã đề xuất với Ban Bí thư ban hành Chỉ thị: “Về việc đón tiếp những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị địch bắt, tù đày là những người chiến thắng trở về”. Từ đó, những nghi kỵ, mặc cảm được giải tỏa. Những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị bắt được xác minh rõ ràng thì bố trí, đề bạt như những cán bộ khác. Rất nhiều anh em bị tù đày trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, vì chưa có chính sách thật phù hợp, nên chịu thiệt thòi nhiều mặt. Với sự tham mưu sáng suốt của đồng chí, Đảng, Nhà nước đã nhanh chóng ban hành chính sách mới kịp thời động viên số những người này.
Lúc còn là tù án chém ở Sài Gòn, những cử chỉ, hành động của đồng chí Lê Văn Lương không những thể hiện tấm lòng nhân hậu của đồng chí, mà còn cảm hóa được nhiều tên cai ngục ác ôn. Ví dụ, phía sau xà-lim có rặng đu đủ, chim đến kêu ríu rít. Nhưng ít ngày sau thấy tù án thường cứ vác sào, vác gậy đuổi. Hỏi mới biết cai ngục ra lệnh cho họ phải đuổi chim giữ đu đủ chín cho các tử tù ăn. Đồng chí đã gọi cai ngục vào, bảo: “Cho các anh đuổi chim, chúng tôi không nghe chim ríu rít nữa cũng được… Nhưng đu đủ chín phải để cho con nít ở khám phụ nữ. Chúng không có tội gì mà đã phải ở tù”. Hay một câu chuyện khác: Khi bọn lính gác tước qùa của tù án thường để cho tù chính trị án tử hình, đồng chí đã nói với bọn này: “Người ta ở tù so với chúng tôi còn khổ hơn, chúng tôi cấm các anh lấy của người ta như thế”. Với chính bọn lính gác, đồng chí cũng giác ngộ chúng: “Chúng tôi đánh thằng Tây, đánh đế quốc, thù oán gì các ông”.
Đi công tác ở Hải Phòng khi mới tiếp quản thành phố, đồng chí đã đến ngay các xóm lao động, cùng các đồng chí lãnh đạo của Hải Phòng xem xét giải quyết những vấn đề bức xúc nhất trong cuộc sống của người lao động.
Giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội trong 10 năm (1976-1986), đồng chí Lê Văn Lương đã luôn luôn chăm lo, tìm cách giải quyết kịp thời các khó khăn của dân, thường xuyên kiểm tra để nắm chắc xem còn bao nhiêu gia đình chưa mua được gạo trong tháng, không có nước sạch để dùng, bao nhiêu nơi mất điện, thận trọng xem xét khiếu kiện của dân và có các ý kiến cần thiết cụ thể để giải quyết. Đồng chí đã đem hết tâm huyết lo cho thành phố, lo cho nhân dân vượt qua thời kỳ khó khăn đó.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương đã “nêu cao tấm gương trong sáng: trước quân thù - hiên ngang bất khuất, coi án chém nhẹ tựa lông hồng; với công việc - tận tụy, trung thành, liêm chính, bao giờ cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết; với đời sống của nhân dân - chăm lo thiết thực, cụ thể; với đồng chí - khiêm nhường, chu đáo, gần gũi thân tình... ; đối với bản thân - một tấm gương sáng chói về tự phê bình, một nếp sống đặc biệt trong sáng, giản dị và khoan dung”[2][2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, Tr. 5../.
----------------------------------------------------
[1] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.103
[2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, Tr. 5
Năm 1948, khi được bầu bổ sung làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Chánh Văn phòng Trung ương, đồng chí là người làm việc bên cạnh Bác Hồ và Thường vụ Trung ương, cùng với đồng chí Trường Chinh giải quyết công việc hằng ngày của Đảng. Khi các ban xây dựng Đảng lần lượt ra đời: Đảng vụ (Tổ chức), Kiểm tra, Dân vận, Tài chính, với cương vị Chánh Văn phòng, đồng chí đã chủ động sắp xếp, giúp Trung ương bảo đảm sự vận hành có hiệu quả công việc của Đảng, giữ mối liên hệ giữa Trung ương và các khu ủy, tỉnh ủy. Trong thời gian làm Trưởng Ban Đảng vụ (từ 1948 – 1950), đồng chí đã giúp Trung ương Đảng tiến hành công tác chỉnh đốn tổ chức, mở nhiều cuộc vận động chỉnh đốn tổ chức phối hợp với cuộc vận động cải cách ruộng đất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đảng viên và tổ chức Đảng; soạn thảo Điều lệ Đảng mới, làm quy trình nhân sự, lập danh sách những người ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị… góp phần vào công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II thành công.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, đồng chí Lê Văn Lương đã viết bài với chủ đề “Học tập Nghị quyết Đại hội Đảng như thế nào”. Thay mặt Đảng, đồng chí chỉ rõ mục đích của việc học Nghị quyết là: “làm cho mỗi đảng viên tăng gia tinh thần trách nhiệm, tăng gia ý thức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân”. Sau đó (ngày 26-7-1951), đồng chí viết bài: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, nêu rõ vai trò quan trọng của công tác tư tưởng trong công tác xây dựng Đảng; nêu cao ý thức phụng sự Đảng, phục vụ nhân dân, nhất là phải “nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp” trong xây dựng Đảng; thực hiện đúng đường lối quần chúng của Đảng và nâng cao ý thức tổ chức. Đồng chí nêu rõ: “Tất cả cán bộ và đảng viên bất kỳ hoạt động ở ngành nào, cũ hay mới, công nông hay trí thức, cấp trên hay cấp dưới đều phải đoàn kết, nhất trí, phải hăng hái công tác, hăng hái chấp hành nghị quyết của đa số và cấp trên, tuyệt đối phải phục tùng kỷ luật của Đảng”.
Khi đảm nhiệm vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, đồng chí Lê Văn Lương đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng Đảng ngày càng lớn mạnh. Công tác này đã góp phần phát triển được đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh ở các cấp, các ngành, với cơ chế hoạt động ngày càng tiến bộ. Trong công tác tổ chức, đồng chí còn có trách nhiệm cao đối với sinh mạng chính trị của cán bộ, đảng viên và công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, yêu thương cán bộ, công minh, kiên quyết bảo vệ cái đúng và người tốt, đấu tranh không khoan nhượng với cái sai; gần gũi quần chúng, vì sự tiến bộ của đồng chí mình. Đồng chí luôn đi sát cơ sở, đặc biệt chú trọng chỉ đạo việc thực hiện đường lối, chính sách cán bộ của Đảng.
Trong 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (1976- 1986), bên cạnh sự ngổn ngang về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đồng chí Lê Văn Lương rất chú trọng đến việc xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau. Nhiều chủ trương, phong trào hoạt động của thanh niên mang lại kết quả tích cực như sự ra đời Lực lượng Thanh niên xung phong Thủ đô xây dựng vùng kinh tế mới… đều do đồng chí đề xuất và trực tiếp chỉ đạo. Qua phong trào, nhiều cán bộ trẻ được tuyển lựa làm công tác Đoàn ở cơ sở thời kỳ ấy, nay đã giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy Đảng, chính quyền của thành phố Hà Nội.
Đồng chí Lê Văn Lương là học trò, cộng sự thân tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong những năm tháng cuối đời của Bác, khi Bác đang chữa bệnh ở nước ngoài, đồng chí đã luôn ở bên Bác, nhận những chỉ thị của Bác đối với Bộ Chính trị và truyền đạt lại các ý kiến của Bộ Chính trị đối với Bác. Tấm gương giản dị, chí công vô tư của Bác được đồng chí Lê Văn Lương thấm nhuần sâu sắc. Một ví dụ nhỏ: ngay sau khi không tham gia Ban Chấp hành Trung ương và thôi giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí đã có ý định trả lại căn nhà công vụ mà Trung ương dành cho mình. Ý nguyện ấy đã được người vợ thân yêu của đồng chí - đại tá Nguyễn Thị Bích Thuận - thực hiện sau này.
Đồng chí Lê Văn Lương là một người lãnh đạo trung thực, ngay thẳng, dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thành thật sửa chữa, không vì lợi ích cá nhân, đồng thời cũng là người nhân hậu, sống có tình, có nghĩa với đồng chí, đồng bào. Ví dụ, trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, do không xuất phát từ thực tiễn nước ta, lại làm theo kinh nghiệm của nước ngoài nên đã phạm phải một số sai lầm. Trước khuyết điểm chung ấy, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã dũng cảm tự phê bình và đề ra phương hướng sửa chữa. Đồng chí Lê Văn Lương đã tích cực xuống cơ sở nắm tình hình và xác minh những sai lầm để báo cáo với Bác, với Trung ương Đảng, giúp Trung ương đề ra những biện pháp sửa sai. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, đồng chí Lê Văn Lương đã dũng cảm, trung thực nêu lên tất cả những sai lầm, thể hiện trong bản báo cáo do đồng chí chuẩn bị trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1956. Bản báo cáo đã nhìn thẳng vào sự thật, tổng hợp đầy đủ những sai lầm, tổn thất để Hội nghị Trung ương xem xét và được Hội nghị Trung ương chấp nhận. Hội nghị Trung ương cũng đồng ý những biện pháp sửa sai đã đề ra trong báo cáo như: thả ngay những người bị bắt oan; minh oan ngay cho những người bị bắt oan, bị xử oan; khôi phục đảng tịch cho những đảng viên bị xử lý sai, v v… Do đó, công tác sửa sai của Đảng được tiến hành rất khẩn trương và có kết quả. Bản thân đồng chí Lê Văn Lương thấy mình có phần trách nhiệm về sai lầm trong công tác chỉnh đốn tổ chức Đảng, đã tự xin rút khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, có hàng vạn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị địch bắt, tù đày. Trong số đó, cũng có một số người không chịu nổi sự tra tấn của địch, đã đầu hàng làm tay sai cho chúng. Do đó, một số tổ chức Đảng đã nghi kị, không tin tưởng những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị địch bắt, có nơi không bố trí đề bạt vào các vị trí quan trọng, không bố trí ở một số ban của Đảng. Nhận thấy bất cập ấy, đồng chí Lê Văn Lương, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư đã đề xuất với Ban Bí thư ban hành Chỉ thị: “Về việc đón tiếp những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị địch bắt, tù đày là những người chiến thắng trở về”. Từ đó, những nghi kỵ, mặc cảm được giải tỏa. Những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ bị bắt được xác minh rõ ràng thì bố trí, đề bạt như những cán bộ khác. Rất nhiều anh em bị tù đày trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, vì chưa có chính sách thật phù hợp, nên chịu thiệt thòi nhiều mặt. Với sự tham mưu sáng suốt của đồng chí, Đảng, Nhà nước đã nhanh chóng ban hành chính sách mới kịp thời động viên số những người này.
Lúc còn là tù án chém ở Sài Gòn, những cử chỉ, hành động của đồng chí Lê Văn Lương không những thể hiện tấm lòng nhân hậu của đồng chí, mà còn cảm hóa được nhiều tên cai ngục ác ôn. Ví dụ, phía sau xà-lim có rặng đu đủ, chim đến kêu ríu rít. Nhưng ít ngày sau thấy tù án thường cứ vác sào, vác gậy đuổi. Hỏi mới biết cai ngục ra lệnh cho họ phải đuổi chim giữ đu đủ chín cho các tử tù ăn. Đồng chí đã gọi cai ngục vào, bảo: “Cho các anh đuổi chim, chúng tôi không nghe chim ríu rít nữa cũng được… Nhưng đu đủ chín phải để cho con nít ở khám phụ nữ. Chúng không có tội gì mà đã phải ở tù”. Hay một câu chuyện khác: Khi bọn lính gác tước qùa của tù án thường để cho tù chính trị án tử hình, đồng chí đã nói với bọn này: “Người ta ở tù so với chúng tôi còn khổ hơn, chúng tôi cấm các anh lấy của người ta như thế”. Với chính bọn lính gác, đồng chí cũng giác ngộ chúng: “Chúng tôi đánh thằng Tây, đánh đế quốc, thù oán gì các ông”.
Đi công tác ở Hải Phòng khi mới tiếp quản thành phố, đồng chí đã đến ngay các xóm lao động, cùng các đồng chí lãnh đạo của Hải Phòng xem xét giải quyết những vấn đề bức xúc nhất trong cuộc sống của người lao động.
Giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội trong 10 năm (1976-1986), đồng chí Lê Văn Lương đã luôn luôn chăm lo, tìm cách giải quyết kịp thời các khó khăn của dân, thường xuyên kiểm tra để nắm chắc xem còn bao nhiêu gia đình chưa mua được gạo trong tháng, không có nước sạch để dùng, bao nhiêu nơi mất điện, thận trọng xem xét khiếu kiện của dân và có các ý kiến cần thiết cụ thể để giải quyết. Đồng chí đã đem hết tâm huyết lo cho thành phố, lo cho nhân dân vượt qua thời kỳ khó khăn đó.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương đã “nêu cao tấm gương trong sáng: trước quân thù - hiên ngang bất khuất, coi án chém nhẹ tựa lông hồng; với công việc - tận tụy, trung thành, liêm chính, bao giờ cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết; với đời sống của nhân dân - chăm lo thiết thực, cụ thể; với đồng chí - khiêm nhường, chu đáo, gần gũi thân tình... ; đối với bản thân - một tấm gương sáng chói về tự phê bình, một nếp sống đặc biệt trong sáng, giản dị và khoan dung”[2][2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, Tr. 5../.
----------------------------------------------------
[1] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.103
[2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, Tr. 5
25/03/2012
✯✯✯
Nguồn Tạp chí Cộng Sản.