Kỷ niệm 100 năm Năm sinh Nhà cách mạng Tô Hiệu (1912-2012)
_ Hồng Phúc (tổng hợp) _
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh chiến sĩ cách mạng Tô Hiệu (1912-2012), ngày 7-3-2012, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Hưng Yên cùng gia đình đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu.
Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang). Đồng chí tham gia cách mạng từ khi còn nhỏ tuổi. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 4 năm tù, đầy đi Côn Đảo. Mãn hạn tù, đồng chí bị thực dân Pháp quản thúc tại làng Xuân Cầu. Đồng chí tham gia lãnh đạo phong trào mặt trận Đông Dương, được bầu làm Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ. Năm 1936 - 1937, đồng chí tham gia chỉ đạo phong trào ở Hà Nội và một số tỉnh; năm 1938 - 1939 được điều về đặc trách Bí thư Liên khu B gồm các tỉnh duyên hải Bắc bộ, Hải Dương và Hưng Yên kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Cuối năm 1939, đồng chí lại bị địch bắt, đầu năm 1940 bị chúng đầy lên Sơn La. Trước sự tra tấn dã man của địch, mặc dù bị lao phổi nặng nhưng với cương vị là Bí thư chi bộ nhà tù, đồng chí hăng hái tham gia lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, giữ vững khí tiết cách mạng, đồng thời biến nhà tù thành trường học, đào tạo được nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, cho cách mạng.
Một năm sau khi Tô Hiệu hy sinh, đồng chí Trường Chinh nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết bài “Gương hy sinh - Tinh thần Tô Hiệu” trên báo Cờ Giải phóng của Đảng, ca ngợi đức độ, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của đồng chí Tô Hiệu…
Trong diễn văn ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu, đồng chí Doãn Thế Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên đã nhấn mạnh những tác động tích cực của tấm gương, tinh thần Tô Hiệu để lại cho các thế hệ cách mạng.
Cuộc đời hào hùng của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu đã để lại bài học to lớn về truyền thống cách mạng không chỉ với riêng lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Tấm gương hy sinh anh dũng, bất khuất của đồng chí là sự tiếp nối những gương anh hùng, liệt nữ trong lịch sử nước nhà. Tinh thần yêu nước, “thà chết chứ không chịu làm nô lệ” của con dân nước Việt qua tấm gương Tô Hiệu ở thời đại Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được nối dài theo từng giai đoạn lịch sử dân tộc.
Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang). Đồng chí tham gia cách mạng từ khi còn nhỏ tuổi. Năm 1930, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án 4 năm tù, đầy đi Côn Đảo. Mãn hạn tù, đồng chí bị thực dân Pháp quản thúc tại làng Xuân Cầu. Đồng chí tham gia lãnh đạo phong trào mặt trận Đông Dương, được bầu làm Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ. Năm 1936 - 1937, đồng chí tham gia chỉ đạo phong trào ở Hà Nội và một số tỉnh; năm 1938 - 1939 được điều về đặc trách Bí thư Liên khu B gồm các tỉnh duyên hải Bắc bộ, Hải Dương và Hưng Yên kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Cuối năm 1939, đồng chí lại bị địch bắt, đầu năm 1940 bị chúng đầy lên Sơn La. Trước sự tra tấn dã man của địch, mặc dù bị lao phổi nặng nhưng với cương vị là Bí thư chi bộ nhà tù, đồng chí hăng hái tham gia lãnh đạo anh em trong tù đấu tranh, giữ vững khí tiết cách mạng, đồng thời biến nhà tù thành trường học, đào tạo được nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, cho cách mạng.
Một năm sau khi Tô Hiệu hy sinh, đồng chí Trường Chinh nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết bài “Gương hy sinh - Tinh thần Tô Hiệu” trên báo Cờ Giải phóng của Đảng, ca ngợi đức độ, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của đồng chí Tô Hiệu…
Trong diễn văn ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu, đồng chí Doãn Thế Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên đã nhấn mạnh những tác động tích cực của tấm gương, tinh thần Tô Hiệu để lại cho các thế hệ cách mạng.
Cuộc đời hào hùng của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu đã để lại bài học to lớn về truyền thống cách mạng không chỉ với riêng lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Tấm gương hy sinh anh dũng, bất khuất của đồng chí là sự tiếp nối những gương anh hùng, liệt nữ trong lịch sử nước nhà. Tinh thần yêu nước, “thà chết chứ không chịu làm nô lệ” của con dân nước Việt qua tấm gương Tô Hiệu ở thời đại Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được nối dài theo từng giai đoạn lịch sử dân tộc.
Tinh thần Tô Hiệu còn thể hiện ở thái độ lạc quan cách mạng. Trong địa ngục trần gian của chốn lao tù đế quốc, với vô vàn thiếu thốn, gian khổ về vật chất, sự hành hạ về tinh thần và vật vã với bệnh tật, Tô Hiệu vẫn động viên đồng chí, đồng đội của mình tin tưởng vào tương lai của cách mạng, tương lai của đất nước; cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng tại nhà tù Sơn La đã trở thành biểu tượng không chỉ cho tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sỹ cộng sản tại nhà tù Sơn La, mà còn là biểu tượng của sức sống cách mạng vươn lên, là lời nhắn nhủ cho hậu thế chủ nghĩa cộng sản sẽ đơm hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu.
Bản lĩnh kiên cường, bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng của Tô Hiệu đã trở thành di sản quý báu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Hình tượng Tô Hiệu và cây đào Tô Hiệu đã trở thành hình tượng văn học, nghệ thuật quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và thế giới.
Chúng ta nhớ đến đồng chí Tô Hiệu với thái độ trân trọng, khâm phục, noi gương cách mạng của đồng chí. Tinh thần chiến sỹ cách mạng Tô Hiệu mãi tỏa sáng!
8/3/2012
✯✯✯
Nguồn Tạp chí Xây dựng Đảng.
0 nhận xét:
Post a Comment