Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ PGS.TS Trần Minh Trưởng _[1]Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Tháng 6 năm 1929, đồng chí Lê Văn Lương (tức Nguyễn Công Miều) gia nhập Đông Dương cộng sản Đảng – là một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam. Hai tháng sau, tháng 8 năm 1929, đồng chí được Trung ương cử vào Sài Gòn hoạt động trong phong trào công nhân, nhằm thực hiện chủ trương “vô sản hoá”[2][2] “Vô sản hoá”: Tức là đi vào phong trào công nhân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với anh em công nhân để tuyên truyền giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng cơ sở cách mạng, phát triển tổ chức của Đảng trong công nhân. và phát triển tổ chức của Đảng ở Nam Kỳ. Vào tới Sài Gòn, đồng chí Lê Văn Lương được giới thiệu đến làm công nhân bốc vác tại hãng Paci - một địa bàn hoạt động của Đông Dương cộng sản Đảng. Lúc này trên địa bàn ở Sài Gòn, cùng với Đông Dương cộng sản Đảng còn có tổ chức An Nam cộng sản Đảng; Tân Việt cách mạng Đảng (sau đó đổi thành Đông Dương cộng sản Liên đoàn) và rất nhiều đảng phái chính trị khác, cho nên tình hình chính trị có nhiều phức tạp, thường xuyên xảy ra hiện tượng tranh giành nhau đảng viên và địa bàn hoạt động. Đông Dương cộng sản Đảng chiếm ưu thế ở những nơi có nhiều công nhân như các bến cảng (Nhà Rồng, Ba Son...), hãng dầu Nhà Bè, F.A.C.I., nhà máy điện Chợ Quán, đề pô xe lửa Sài Gòn, Dĩ An... v.v.
Mặc dù mới lần đầu tiên đặt chân đến Nam Kỳ, đối với đồng chí Lê Văn Lương mọi cái đều mới lạ, nhưng rất may mắn là lúc này ở Sài Gòn, một số đồng chí lãnh đạo của Đông Dương cộng sản Đảng như: Ngô Gia Tự (tức Bách), Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang), vốn là các đồng chí thân quen với Lê Văn Lương, cùng hoạt động với nhau ở Hà Nội được cử vào trước, đã giúp đỡ đồng chí từ nơi ăn, chốn ở đến giới thiệu cơ sở để hoạt động.
Thời gian đầu, được biết đồng chí Lê Văn Lương vào đến Sài Gòn, đồng chí Ngô Gia Tự cho người đón về cùng sống chung trong một ngôi nhà nhỏ ở Đa Kao, đây là ngôi nhà đồng chí Ngô Gia Tự mượn được của một công nhân làm bồi bếp trên tàu biển thường quanh năm vắng nhà. Tuy ở chung một nhà, nhưng 2 người hoạt động ở các địa bàn khác nhau, có khi vài ngày mới gặp nhau một lần.
Đồng chí Ngô Gia Tự mặc dầu xuất thân trong một gia đình khá giả, đã tốt nghiệp Tú tài Trường Bưởi, nhưng tham gia lao động, khuân vác cùng anh em công nhân rất giỏi, công nhân rất phục. Anh làm việc liên tục, dường như không có thời gian nghỉ ngơi, ban ngày anh đến bến tàu Nhà Rồng làm phu khuân vác, buổi tối và các ngày chủ nhật, anh xuống cơ sở, tiếp xúc với các gia đình công nhân tìm hiểu thêm tình hình thực tế đời sống và hoàn cảnh của công nhân, hoặc mở lớp huấn luyện đảng viên. Để đồng chí Lê Văn Lương dần dần làm quen với công việc, đồng chí Ngô Gia Tự cho cùng đi tham dự lớp huấn luyện công nhân ngắn ngày. Đồng chí Lê Văn Lương kể lại: “Tôi có may mắn được dự một lớp năm ngày cùng với mấy anh bồi bếp ở cùng nhà và một số anh khác mà tôi không biết tên... ”[3][3] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.68-69.. Trong các buổi học đó, cùng với anh em công nhân, đồng chí Lê Văn Lương được nghe đồng chí Ngô Gia Tự giảng giải về quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt dân ta làm nô lệ; về nỗi thống khổ của nhân dân ta phải chịu sưu cao thuế nặng, bị bần cùng hoá, đang ngày đêm chết dần chết mòn trong các hầm mỏ và đồn điền. Đồng chí Ngô Gia Tự phân tích về nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp, do các sĩ phu phong kiến và tiểu tư sản lãnh đạo; Tuyên truyền về đường lối cách mạng vô sản; lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, về nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc, giành độc lập dân tộc... Muốn làm cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi, phải dựa vào lực lượng công nông; vận động công nông tham gia cách mạng; công nông phải được tổ chức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; đồng thời với việc xây dựng Đảng, phải xây dựng các hội quần chúng như công hội, nông hội, hội cứu tế đỏ... nhằm thu hút tất cả các lực lượng tham gia, ủng hộ cách mạng. Nhiều vấn đề đồng chí Lê Văn Lương đã được nghe trước đây, nhưng cũng chưa hiểu rõ, nay được trực tiếp nghe đồng chí Ngô Gia Tự luận giải thấy sáng tỏ ra thêm nhiều, đồng chí nói: “Điều làm cho chúng tôi thích thú nhất, thích thú đến mừng rỡ, cảm thấy sung sướng như người từ bóng tối lâu ngày bỗng tìm được ánh sáng, ấy là khi anh nói về nguồn gốc sự đau khổ của những người thợ”[4][4] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.69.. Chính từ lớp học ngắn ngày, nhưng vô cùng bổ ích ấy, đồng chí Lê Văn Lương đã học thêm được nhiều điều: tri thức, lý luận cách mạng, đặc biệt là phương pháp tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho công nhân.
Tuy có vóc dáng mảnh khảnh, thư sinh, nhưng đồng chí Lê Văn Lương là người có quyết tâm và nghị lực rất cao. Vừa làm việc, học tập cùng anh em công nhân, đồng chí tranh thủ tuyên truyền, giảng giải cho họ hiểu biết về cách mạng, tổ chức vận động họ tham gia các hoạt động bí mật: cắm cờ, rải truyền đơn, áp phích trong dịp kỷ niệm thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (cuối năm 1929).
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt nam được thành lập. Ở Nam Kỳ, đồng chí Ngô Gia Tự đại diện cho Đông Dương cộng sản Đảng đã bắt liên lạc với các động chí trong ban lãnh đạo An Nam cộng sản Đảng, thành lập “Ban Lâm thời chấp uỷ” của Đảng cộng sản Việt nam tại Nam Kỳ. Đồng chí Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư Ban Lâm thời chấp uỷ Nam Kỳ, đặt trụ sở tại một ngôi nhà ở góc đường Kítchener và đường Grimaud (nay là góc đường Nguyễn Thái Học và đường Phạm Ngũ lão). Dưới sự chỉ đạo của Ban Lâm thời chấp uỷ, các tổ chức cộng sản được tiến hành hợp nhất thành các chi bộ đảng cộng sản. Thực hiện chủ trương của Ban chấp uỷ, đồng chí Lê Văn Lương (lúc này có tên bí danh là Phạm Văn Khương) cùng với các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Sung, Phạm Ký đã đứng ra thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam của công nhân hãng F.A.C.I.
Mặc dù mới lần đầu tiên đặt chân đến Nam Kỳ, đối với đồng chí Lê Văn Lương mọi cái đều mới lạ, nhưng rất may mắn là lúc này ở Sài Gòn, một số đồng chí lãnh đạo của Đông Dương cộng sản Đảng như: Ngô Gia Tự (tức Bách), Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang), vốn là các đồng chí thân quen với Lê Văn Lương, cùng hoạt động với nhau ở Hà Nội được cử vào trước, đã giúp đỡ đồng chí từ nơi ăn, chốn ở đến giới thiệu cơ sở để hoạt động.
Thời gian đầu, được biết đồng chí Lê Văn Lương vào đến Sài Gòn, đồng chí Ngô Gia Tự cho người đón về cùng sống chung trong một ngôi nhà nhỏ ở Đa Kao, đây là ngôi nhà đồng chí Ngô Gia Tự mượn được của một công nhân làm bồi bếp trên tàu biển thường quanh năm vắng nhà. Tuy ở chung một nhà, nhưng 2 người hoạt động ở các địa bàn khác nhau, có khi vài ngày mới gặp nhau một lần.
Đồng chí Ngô Gia Tự mặc dầu xuất thân trong một gia đình khá giả, đã tốt nghiệp Tú tài Trường Bưởi, nhưng tham gia lao động, khuân vác cùng anh em công nhân rất giỏi, công nhân rất phục. Anh làm việc liên tục, dường như không có thời gian nghỉ ngơi, ban ngày anh đến bến tàu Nhà Rồng làm phu khuân vác, buổi tối và các ngày chủ nhật, anh xuống cơ sở, tiếp xúc với các gia đình công nhân tìm hiểu thêm tình hình thực tế đời sống và hoàn cảnh của công nhân, hoặc mở lớp huấn luyện đảng viên. Để đồng chí Lê Văn Lương dần dần làm quen với công việc, đồng chí Ngô Gia Tự cho cùng đi tham dự lớp huấn luyện công nhân ngắn ngày. Đồng chí Lê Văn Lương kể lại: “Tôi có may mắn được dự một lớp năm ngày cùng với mấy anh bồi bếp ở cùng nhà và một số anh khác mà tôi không biết tên... ”[3][3] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.68-69.. Trong các buổi học đó, cùng với anh em công nhân, đồng chí Lê Văn Lương được nghe đồng chí Ngô Gia Tự giảng giải về quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt dân ta làm nô lệ; về nỗi thống khổ của nhân dân ta phải chịu sưu cao thuế nặng, bị bần cùng hoá, đang ngày đêm chết dần chết mòn trong các hầm mỏ và đồn điền. Đồng chí Ngô Gia Tự phân tích về nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp, do các sĩ phu phong kiến và tiểu tư sản lãnh đạo; Tuyên truyền về đường lối cách mạng vô sản; lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, về nhiệm vụ đánh đuổi đế quốc, giành độc lập dân tộc... Muốn làm cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi, phải dựa vào lực lượng công nông; vận động công nông tham gia cách mạng; công nông phải được tổ chức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; đồng thời với việc xây dựng Đảng, phải xây dựng các hội quần chúng như công hội, nông hội, hội cứu tế đỏ... nhằm thu hút tất cả các lực lượng tham gia, ủng hộ cách mạng. Nhiều vấn đề đồng chí Lê Văn Lương đã được nghe trước đây, nhưng cũng chưa hiểu rõ, nay được trực tiếp nghe đồng chí Ngô Gia Tự luận giải thấy sáng tỏ ra thêm nhiều, đồng chí nói: “Điều làm cho chúng tôi thích thú nhất, thích thú đến mừng rỡ, cảm thấy sung sướng như người từ bóng tối lâu ngày bỗng tìm được ánh sáng, ấy là khi anh nói về nguồn gốc sự đau khổ của những người thợ”[4][4] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.69.. Chính từ lớp học ngắn ngày, nhưng vô cùng bổ ích ấy, đồng chí Lê Văn Lương đã học thêm được nhiều điều: tri thức, lý luận cách mạng, đặc biệt là phương pháp tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho công nhân.
Tuy có vóc dáng mảnh khảnh, thư sinh, nhưng đồng chí Lê Văn Lương là người có quyết tâm và nghị lực rất cao. Vừa làm việc, học tập cùng anh em công nhân, đồng chí tranh thủ tuyên truyền, giảng giải cho họ hiểu biết về cách mạng, tổ chức vận động họ tham gia các hoạt động bí mật: cắm cờ, rải truyền đơn, áp phích trong dịp kỷ niệm thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (cuối năm 1929).
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt nam được thành lập. Ở Nam Kỳ, đồng chí Ngô Gia Tự đại diện cho Đông Dương cộng sản Đảng đã bắt liên lạc với các động chí trong ban lãnh đạo An Nam cộng sản Đảng, thành lập “Ban Lâm thời chấp uỷ” của Đảng cộng sản Việt nam tại Nam Kỳ. Đồng chí Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư Ban Lâm thời chấp uỷ Nam Kỳ, đặt trụ sở tại một ngôi nhà ở góc đường Kítchener và đường Grimaud (nay là góc đường Nguyễn Thái Học và đường Phạm Ngũ lão). Dưới sự chỉ đạo của Ban Lâm thời chấp uỷ, các tổ chức cộng sản được tiến hành hợp nhất thành các chi bộ đảng cộng sản. Thực hiện chủ trương của Ban chấp uỷ, đồng chí Lê Văn Lương (lúc này có tên bí danh là Phạm Văn Khương) cùng với các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Sung, Phạm Ký đã đứng ra thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam của công nhân hãng F.A.C.I.
Cuối năm 1930, đồng chí Lê Văn Lương được tổ chức điều động về hoạt động tại hãng dầu Socony (hãng dầu Nhà Bè) với nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, chỉ đạo phát triển chi bộ đảng và xây dựng các tổ chức quần chúng trong công nhân. Với sự nhiệt tình, phong cách làm việc sâu sát, gần gũi anh em công nhân, đồng chí Lê Văn Lương được anh em công nhân rất tin tưởng và ủng hộ. Chỉ trong một thời gian ngắn, chi bộ đảng của công nhân được củng cố, tổ chức Công hội của hãng đã được thành lập, lôi kéo được đông đảo công nhân tham gia; Tại Đại hội lần thứ nhất các công hội Sài Gòn (7-1930), đại biểu công hội của hãng dầu Socony đã được bầu là 1 trong 7 uỷ viên của Tổng Công hội Sài Gòn
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng và công hội, trực tiếp là sự lãnh đạo của đồng chí Lê Văn Lương, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Nhà Bè đã nổ ra. Các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân, chống đánh đập, cúp phạt tiền lương, chống làm tăng giờ... Nhiều cuộc đình công, bãi công của công nhân hãng Socony tham gia đấu tranh để ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân thành phố, nhân kỷ niệm ngày lễ như ngày Quốc tế Lao động 1-5; Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga... v.v.
Bước sang năm 1931, phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, mang tính chất chính trị rõ rệt. Ngày 1-1-1931, diễn ra Đại hội Tổng Công hội Nam Kỳ lần thứ 2. Đồng chí Lê Văn Lương đã được bầu làm Uỷ viên Tổng Công hội Nam Kỳ.
Thực hiện chủ trương của Đảng, tăng cường đấu tranh ủng hộ phong trào cách mạng Xô-viết Nghệ Tĩnh, ngay tháng đầu năm, nhiều cuộc biểu tình lớn của công nhân Sài Gòn, trong đó có công nhân của hãng dầu Nhà Bè đã nổ ra. Nhân xảy ra vụ công nhân của hãng Standard oil bị chủ đánh và đuổi việc một cách vô lý, toàn thể công nhân thuộc hãng tổ chức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm; chống đánh thợ và phải nhận lại thợ đã đuổi; đòi tự do hội họp, tự do biểu tình, bãi công. Để gây thanh thế và hỗ trợ cho cuộc bãi công này, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê văn Lương, công nhân của hãng dầu Socony và công nhân của một số hãng khác (thuộc hãng dầu Nhà Bè) cũng đồng loạt tham gia. Cuộc đấu tranh cuối cùng đã kết thúc thắng lợi, buộc giới chủ phải chấp nhận nhiều yêu sách do công nhân đưa ra.
Cùng với công nhân hãng dầu Nhà Bè, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn cũng liên tiếp nổ ra trong thời gian này, trong đó đáng chú ý có các cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Pháp-Á do Tổng công hội Nam Kỳ lãnh đạo; công nhân hãng dầu Phú Mỹ và F.A.C.I. do trực tiếp đồng chí Lý Tự Trọng tổ chức.
Hoà với phong trào đấu tranh chung của công nhân Sài Gòn kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8-3, nhân sự việc một công nhân nữ đang có thai bị nhân viên Socony đánh trọng thương, (ngày 23-3-1931), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Văn Lương, chi bộ đảng quyết định phát động cuộc đấu tranh và được sự ủng hộ mạnh mẽ của công nhân.
Từ 5 giờ sáng, hơn 400 công nhân đã tập trung mít tinh trước cửa hãng. Đại diện cho công nhân nữ - đồng chí Trần Thị Ngọc Hân đã đứng lên diễn thuyết, vạch tội của chủ hãng, chỉ ra nỗi khổ của công nhân nói chung và của công nhân nữ nói riêng, đòi chủ không được đánh đập, ngược đãi công nhân và phải bồi thường cho nữ công nhân bị đánh.
Bọn chủ đã không chấp nhận yêu sách của công nhân, chúng còn đưa lính đến đàn áp. Đội tự vệ của công nhân chống trả quyết liệt, nhưng cảnh sát thành phố được huy động đến quá đông, chúng thẳng tay đàn áp và giải tán cuộc đấu tranh, đồng chí Lê Văn Lương và nhiều công nhân bị bắt đưa về Khám Lớn, sau đó bị toà án thực dân khép án tử hình cùng với một số đồng chí khác như Lý Tự Trọng, Phạm Hùng...
Mặc dầu chỉ hoạt động trong phong trào công nhân Sài Gòn trong một thời gian không dài, (từ tháng 8-1929 đến tháng 3-1931), nhưng đồng chí Lê Văn Lương đã có những cống hiến xuất sắc vào việc xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức công hội trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, đồng chí đã góp phần quan trọng đối với sự ra đời, phát triển của Tổng công hội Sài Gòn và Tổng công hội Nam Kỳ. Tên tuổi và sự hy sinh lớn lao của đồng chí Lê Văn Lương mãi mãi là niềm tự hào của giai cấp công nhân, của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của dân tộc ta.
---------------------
[1] Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
[2] “Vô sản hoá”: Tức là đi vào phong trào công nhân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với anh em công nhân để tuyên truyền giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng cơ sở cách mạng, phát triển tổ chức của Đảng trong công nhân.
[3] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.68-69.
[4] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.69.
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng và công hội, trực tiếp là sự lãnh đạo của đồng chí Lê Văn Lương, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Nhà Bè đã nổ ra. Các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân, chống đánh đập, cúp phạt tiền lương, chống làm tăng giờ... Nhiều cuộc đình công, bãi công của công nhân hãng Socony tham gia đấu tranh để ủng hộ phong trào đấu tranh của công nhân thành phố, nhân kỷ niệm ngày lễ như ngày Quốc tế Lao động 1-5; Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga... v.v.
Bước sang năm 1931, phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, mang tính chất chính trị rõ rệt. Ngày 1-1-1931, diễn ra Đại hội Tổng Công hội Nam Kỳ lần thứ 2. Đồng chí Lê Văn Lương đã được bầu làm Uỷ viên Tổng Công hội Nam Kỳ.
Thực hiện chủ trương của Đảng, tăng cường đấu tranh ủng hộ phong trào cách mạng Xô-viết Nghệ Tĩnh, ngay tháng đầu năm, nhiều cuộc biểu tình lớn của công nhân Sài Gòn, trong đó có công nhân của hãng dầu Nhà Bè đã nổ ra. Nhân xảy ra vụ công nhân của hãng Standard oil bị chủ đánh và đuổi việc một cách vô lý, toàn thể công nhân thuộc hãng tổ chức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm; chống đánh thợ và phải nhận lại thợ đã đuổi; đòi tự do hội họp, tự do biểu tình, bãi công. Để gây thanh thế và hỗ trợ cho cuộc bãi công này, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê văn Lương, công nhân của hãng dầu Socony và công nhân của một số hãng khác (thuộc hãng dầu Nhà Bè) cũng đồng loạt tham gia. Cuộc đấu tranh cuối cùng đã kết thúc thắng lợi, buộc giới chủ phải chấp nhận nhiều yêu sách do công nhân đưa ra.
Cùng với công nhân hãng dầu Nhà Bè, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn cũng liên tiếp nổ ra trong thời gian này, trong đó đáng chú ý có các cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Pháp-Á do Tổng công hội Nam Kỳ lãnh đạo; công nhân hãng dầu Phú Mỹ và F.A.C.I. do trực tiếp đồng chí Lý Tự Trọng tổ chức.
Hoà với phong trào đấu tranh chung của công nhân Sài Gòn kỷ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8-3, nhân sự việc một công nhân nữ đang có thai bị nhân viên Socony đánh trọng thương, (ngày 23-3-1931), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Văn Lương, chi bộ đảng quyết định phát động cuộc đấu tranh và được sự ủng hộ mạnh mẽ của công nhân.
Từ 5 giờ sáng, hơn 400 công nhân đã tập trung mít tinh trước cửa hãng. Đại diện cho công nhân nữ - đồng chí Trần Thị Ngọc Hân đã đứng lên diễn thuyết, vạch tội của chủ hãng, chỉ ra nỗi khổ của công nhân nói chung và của công nhân nữ nói riêng, đòi chủ không được đánh đập, ngược đãi công nhân và phải bồi thường cho nữ công nhân bị đánh.
Bọn chủ đã không chấp nhận yêu sách của công nhân, chúng còn đưa lính đến đàn áp. Đội tự vệ của công nhân chống trả quyết liệt, nhưng cảnh sát thành phố được huy động đến quá đông, chúng thẳng tay đàn áp và giải tán cuộc đấu tranh, đồng chí Lê Văn Lương và nhiều công nhân bị bắt đưa về Khám Lớn, sau đó bị toà án thực dân khép án tử hình cùng với một số đồng chí khác như Lý Tự Trọng, Phạm Hùng...
Mặc dầu chỉ hoạt động trong phong trào công nhân Sài Gòn trong một thời gian không dài, (từ tháng 8-1929 đến tháng 3-1931), nhưng đồng chí Lê Văn Lương đã có những cống hiến xuất sắc vào việc xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức công hội trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, đồng chí đã góp phần quan trọng đối với sự ra đời, phát triển của Tổng công hội Sài Gòn và Tổng công hội Nam Kỳ. Tên tuổi và sự hy sinh lớn lao của đồng chí Lê Văn Lương mãi mãi là niềm tự hào của giai cấp công nhân, của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của dân tộc ta.
---------------------
[1] Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
[2] “Vô sản hoá”: Tức là đi vào phong trào công nhân, cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với anh em công nhân để tuyên truyền giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng cơ sở cách mạng, phát triển tổ chức của Đảng trong công nhân.
[3] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.68-69.
[4] Theo sách: Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng. NXB.CTQG.Hà Nội,2000, tr.69.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment