Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ PGS.TS. Phạm Ngọc Anh _❖Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu cuộc đời hoạt động của đồng chí Lê Văn Lương, chúng ta thấy rằng: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí nhiều lần được phân công chỉ đạo trực tiếp công tác cán bộ của Đảng. Bằng mẫn cảm chính trị và kinh nghiệm thực tế, đồng chí luôn luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ bản lĩnh chính trị và năng lực hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Quan điểm lý luận và hoạt động thực tiễn của đồng chí về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Về vị trí và vai trò của cán bộ, đồng chí thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cán bộ là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Theo đồng chí, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công và quyền lực cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho. Với ý nghĩa như vậy, đồng chí nhiều lần nhắc nhở để mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ vai trò lãnh đạo có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý của xã hội, có vị trí vừa tiên phong, vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.
Trên thực tế, Lê Văn Lương đã lĩnh hội đầy đủ, trọn vẹn luận điểm khái quát của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ: Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng: Trong quá trình xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định thành công tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng. Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộ thì khi đó, nơi đó, cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi, và ngược lại. Với quan điểm đó, trên cương vị được giao, nhất là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Lê Văn Lương luôn luôn chú trọng đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện, thử thách, rèn luyện, đến sử dụng, đãi ngộ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đồng chí là phát hiện những đảng viên có năng lực, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện họ trong tổ chức Đảng và hệ thống chính trị; gửi những người ưu tú hoặc có nhiều triển vọng tốt vào học tại các trường trong nước và quốc tế. Chính nhờ những nỗ lực to lớn như vậy của đồng chí, cho nên Đảng ta trong một thời gian dài cơ bản có đủ đội ngũ cán bộ lãnh đạo và giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc và sau này là trên phạm vi cả nước.
Trong công tác cán bộ, Lê Văn Lương chú trọng nhiều mắt khâu liên hoàn, nhưng trước hết đồng chí đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với cán bộ cách mạng; giúp họ định hướng để không ngừng hoàn thiện nhân cách, trở thành đảng viên trước khi làm cán bộ, đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong bộ máy Đảng, Nhà nước.
Yêu cầu về tư cách.
Có ba nội dung chủ yếu nhất sau đây có tính bao quát toàn bộ các mặt của nó mà trong xây dựng Đảng Lê Văn Lương đã nêu ra:
Một là: Cán bộ phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng; suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn.
Hai là: Người cán bộ phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết. Đồng chí giáo dục cán bộ bằng những lời chỉ dẫn của Hồ Chí Minh: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng”. Đồng chí thường xuyên quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc mà Bác Hồ đã căn dặn: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”.
Đồng chí rất ghét bệnh cá nhân chủ nghĩa, nhưng phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân. Trong việc chống chủ nghĩa cá nhân, Lê Văn Lương rất coi trọng lợi ích cá nhân, miễn là lợi ích cá nhân của cán bộ phù hợp với lợi ích của Đảng, của cách mạng. Trong cuộc sống, nhiều khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích của Đảng, nhưng cũng có lúc không, vì thế mà đồng chí rất thấm thía lời khẳng định của Hồ Chí Minh: “Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng”; đảng viên và cán bộ “phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết…Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng””.
Ba là: Người cán bộ phải có đời tư trong sáng, phải là một tấm gương sáng trong cuộc sống. Lê Văn Lương thường lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục cán bộ, cho họ có dịp soi vào. Theo đồng chí, điểm nổi bật của Hồ Chí Minh so với nhiều danh nhân khác ở trong nước và trên thế giới là toàn bộ cuộc đời của Người là tấm gương sáng về đạo đức. Sức mạnh của đạo đức đã lan toả, thẩm thấu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trở thành giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của văn hoá trong các thế hệ trên đất nước Việt Nam. Nếu cán bộ không có đời tư trong sáng thì sẽ không thuyết phục, vận động được nhân dân trong các phong trào cách mạng. Người cán bộ, ngoài việc phải hoàn thành tốt công việc chung của Đảng đã được phân công, còn phải là một thành viên tốt của gia đình, là một người công dân tốt, kiểu mẫu ở khu dân cư và ngoài xã hội, sống cuộc sống chan hoà, gần gũi với mọi người chung quanh.
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực.
Trước hết, cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Đây là yêu cầu “gốc”, “nguồn” như Hồ Chí Minh đã nêu. Đây cũng chính là quan điểm xuất phát, một yêu cầu có tính chất tiên quyết đối với cán bộ cách mạng. Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”, người cán bộ cách mạng không phải là người “làm quan cách mạng”, không phải vào Đảng, không phải làm cán bộ là để “thăng quan tiến chức”, không phải như dưới thời thực dân - phong kiến “một người làm quan cả họ được nhờ”, không phải làm cán bộ để “đè đầu cưỡi cổ dân chúng như dưới thời thực dân - phong kiến”. Đồng chí Lê Văn Lương thường nhấn mạnh người cán bộ phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng, phải trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Trung thành ở đây trước hết đòi hỏi cán bộ phải hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được giao; khi thắng lợi thì không kiêu căng, chủ quan, tự mãn; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì không hoang mang, dao động; phải luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc. Trung thành với cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Phải có ý thức rõ “việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại đến cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh” như lời Bác Hồ đã dạy.
Về năng lực, cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Muốn thế, phải “chuyên”. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể chỉ biến thành hiện thực trong cuộc sống, ngoài yêu cầu về việc đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định đó phải đúng đắn, còn có việc phải tổ chức lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ra sức thực hiện thắng lợi. Không như thế thì đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể nhân dân chỉ nằm trên giấy.
Cán bộ phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
Đây là yêu cầu đối với cán bộ ở tất cả các thời kỳ cách mạng, nhưng trong thời kỳ Đảng cầm quyền càng đặc biệt quan trọng. Đồng chí Lê Văn Lương nhấn mạnh rằng, người cán bộ, bằng hành động thực tế của mình, phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục; đừng có mang danh cộng sản để đè đầu cưỡi cổ nhân dân; phải yêu dân, kính dân; phải khổ trước thiên hạ và vui sau thiên hạ; phải vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân; đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Cán bộ phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Học suốt đời, học không biết chán, dạy không biết mỏi (Nho giáo); học, học nữa và học mãi (V.I.Lênin)… đó là những điều mà Lê Văn Lương đã chú ý vận dụng vào trong cuộc sống của chính bản thân mình và giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên. Đúng như Hồ Chí Minh quan niệm: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, ngày nay, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội - một sự nghiệp khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ - không thể lãnh đạo chung chung được. Chỉ có lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có tri thức. Bản thân đồng chí suốt đời chăm chỉ học tập.
Cán bộ phải có phong cách tốt.
Theo Lê Văn Lương, muốn có phong cách công tác tốt, phải phòng và chống tác phong chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức, phô trương cho oai, làm đại khái, qua loa. Phải sâu sát, tỷ mỉ; nắm việc lớn, phải giải quyết bắt đầu từ những việc cơ bản, không cận thị; có đầu óc quan sát; phải chân đi, miệng nói, tay làm.
Về vị trí và vai trò của cán bộ, đồng chí thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cán bộ là dây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Theo đồng chí, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công và quyền lực cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho. Với ý nghĩa như vậy, đồng chí nhiều lần nhắc nhở để mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ vai trò lãnh đạo có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý của xã hội, có vị trí vừa tiên phong, vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta.
Trên thực tế, Lê Văn Lương đã lĩnh hội đầy đủ, trọn vẹn luận điểm khái quát của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ: Cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng: Trong quá trình xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định thành công tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng. Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộ thì khi đó, nơi đó, cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi, và ngược lại. Với quan điểm đó, trên cương vị được giao, nhất là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Lê Văn Lương luôn luôn chú trọng đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện, thử thách, rèn luyện, đến sử dụng, đãi ngộ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đồng chí là phát hiện những đảng viên có năng lực, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện họ trong tổ chức Đảng và hệ thống chính trị; gửi những người ưu tú hoặc có nhiều triển vọng tốt vào học tại các trường trong nước và quốc tế. Chính nhờ những nỗ lực to lớn như vậy của đồng chí, cho nên Đảng ta trong một thời gian dài cơ bản có đủ đội ngũ cán bộ lãnh đạo và giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc và sau này là trên phạm vi cả nước.
Trong công tác cán bộ, Lê Văn Lương chú trọng nhiều mắt khâu liên hoàn, nhưng trước hết đồng chí đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với cán bộ cách mạng; giúp họ định hướng để không ngừng hoàn thiện nhân cách, trở thành đảng viên trước khi làm cán bộ, đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong bộ máy Đảng, Nhà nước.
Yêu cầu về tư cách.
Có ba nội dung chủ yếu nhất sau đây có tính bao quát toàn bộ các mặt của nó mà trong xây dựng Đảng Lê Văn Lương đã nêu ra:
Một là: Cán bộ phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng; suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng; tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn.
Hai là: Người cán bộ phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết. Đồng chí giáo dục cán bộ bằng những lời chỉ dẫn của Hồ Chí Minh: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng”. Đồng chí thường xuyên quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc mà Bác Hồ đã căn dặn: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích lâu dài”.
Đồng chí rất ghét bệnh cá nhân chủ nghĩa, nhưng phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân. Trong việc chống chủ nghĩa cá nhân, Lê Văn Lương rất coi trọng lợi ích cá nhân, miễn là lợi ích cá nhân của cán bộ phù hợp với lợi ích của Đảng, của cách mạng. Trong cuộc sống, nhiều khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợi ích của Đảng, nhưng cũng có lúc không, vì thế mà đồng chí rất thấm thía lời khẳng định của Hồ Chí Minh: “Nếu gặp khi lợi ích chung của Đảng mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân, thì phải kiên quyết hy sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của Đảng. Khi cần đến tính mệnh của mình cũng phải vui lòng hy sinh cho Đảng”; đảng viên và cán bộ “phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết…Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng. Đó là “tính Đảng””.
Ba là: Người cán bộ phải có đời tư trong sáng, phải là một tấm gương sáng trong cuộc sống. Lê Văn Lương thường lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục cán bộ, cho họ có dịp soi vào. Theo đồng chí, điểm nổi bật của Hồ Chí Minh so với nhiều danh nhân khác ở trong nước và trên thế giới là toàn bộ cuộc đời của Người là tấm gương sáng về đạo đức. Sức mạnh của đạo đức đã lan toả, thẩm thấu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trở thành giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của văn hoá trong các thế hệ trên đất nước Việt Nam. Nếu cán bộ không có đời tư trong sáng thì sẽ không thuyết phục, vận động được nhân dân trong các phong trào cách mạng. Người cán bộ, ngoài việc phải hoàn thành tốt công việc chung của Đảng đã được phân công, còn phải là một thành viên tốt của gia đình, là một người công dân tốt, kiểu mẫu ở khu dân cư và ngoài xã hội, sống cuộc sống chan hoà, gần gũi với mọi người chung quanh.
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực.
Trước hết, cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Đây là yêu cầu “gốc”, “nguồn” như Hồ Chí Minh đã nêu. Đây cũng chính là quan điểm xuất phát, một yêu cầu có tính chất tiên quyết đối với cán bộ cách mạng. Theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”, người cán bộ cách mạng không phải là người “làm quan cách mạng”, không phải vào Đảng, không phải làm cán bộ là để “thăng quan tiến chức”, không phải như dưới thời thực dân - phong kiến “một người làm quan cả họ được nhờ”, không phải làm cán bộ để “đè đầu cưỡi cổ dân chúng như dưới thời thực dân - phong kiến”. Đồng chí Lê Văn Lương thường nhấn mạnh người cán bộ phải tận tụy với sự nghiệp cách mạng, phải trung thành với Đảng, với Tổ quốc. Trung thành ở đây trước hết đòi hỏi cán bộ phải hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình được giao; khi thắng lợi thì không kiêu căng, chủ quan, tự mãn; khi gặp khó khăn, gian khổ, trở ngại thì không hoang mang, dao động; phải luôn luôn có ý thức và hành động bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc. Trung thành với cách mạng là phải hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Phải có ý thức rõ “việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng gắng sức làm, việc gì có hại đến cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh” như lời Bác Hồ đã dạy.
Về năng lực, cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân.
Muốn thế, phải “chuyên”. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể chỉ biến thành hiện thực trong cuộc sống, ngoài yêu cầu về việc đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định đó phải đúng đắn, còn có việc phải tổ chức lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ra sức thực hiện thắng lợi. Không như thế thì đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quyết định của đoàn thể nhân dân chỉ nằm trên giấy.
Cán bộ phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
Đây là yêu cầu đối với cán bộ ở tất cả các thời kỳ cách mạng, nhưng trong thời kỳ Đảng cầm quyền càng đặc biệt quan trọng. Đồng chí Lê Văn Lương nhấn mạnh rằng, người cán bộ, bằng hành động thực tế của mình, phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục; đừng có mang danh cộng sản để đè đầu cưỡi cổ nhân dân; phải yêu dân, kính dân; phải khổ trước thiên hạ và vui sau thiên hạ; phải vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân; đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Cán bộ phải luôn luôn học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.
Học suốt đời, học không biết chán, dạy không biết mỏi (Nho giáo); học, học nữa và học mãi (V.I.Lênin)… đó là những điều mà Lê Văn Lương đã chú ý vận dụng vào trong cuộc sống của chính bản thân mình và giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên. Đúng như Hồ Chí Minh quan niệm: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, ngày nay, nhất là trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội - một sự nghiệp khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ - không thể lãnh đạo chung chung được. Chỉ có lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, mà còn phải có tri thức. Bản thân đồng chí suốt đời chăm chỉ học tập.
Cán bộ phải có phong cách tốt.
Theo Lê Văn Lương, muốn có phong cách công tác tốt, phải phòng và chống tác phong chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức, phô trương cho oai, làm đại khái, qua loa. Phải sâu sát, tỷ mỉ; nắm việc lớn, phải giải quyết bắt đầu từ những việc cơ bản, không cận thị; có đầu óc quan sát; phải chân đi, miệng nói, tay làm.
Tổng kêt kinh nghiệm tích luỹ được trong nhiều năm làm công tác cán bộ, Lê Văn Lương đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản về quy luật Đảng thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Điều này đúng như điều tất yếu mà Hồ Chí Minh đã nêu: Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra, do đó, Đảng phải thường xuyên phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, và đó chính là quy luật phát triển của một Đảng Mác-Lênin, một Đảng chiến đấu dưới lá cờ của chủ nghĩa cộng sản, vì một xã hội tốt đẹp, vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người.
Về phong cách công tác của cán bộ, theo tinh thần phương pháp luận Hồ Chí Minh, đồng chí thường nhấn mạnh các vấn đề chủ yếu như: Sửa cách lãnh đạo về công tác cán bộ; biết chọn trình tự ưu tiên công việc; thường xuyên tổng kết công tác; phải luôn luôn có sáng kiến; sâu sát, gần gũi nhân dân, có tinh thần phụ trách trước dân; phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; có lãnh đạo chung, nhưng có chỉ đạo điểm.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng: Phạm vi của vấn đề công tác cán bộ rất rộng, cần tập trung vào những mắt khâu trọng yếu nhất, có thể làm tăng thêm sức mạnh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng.
- Hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ.
Đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ. Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề ra chính sách cán bộ một cách đúng đắn. Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng: Hiểu và đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ phải có những yêu cầu riêng. Muốn hiểu và đánh giá đúng cán bộ đòi hỏi phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, đánh giá một cách khách quan. Yêu cầu về mặt này cho chúng ta thấy không thể đem cái thước đo chất lượng của cán bộ vùng thành thị để đo chất lượng cán bộ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; không thể đem tiêu chuẩn cán bộ lĩnh vực này để đánh giá chất lượng cán bộ ở lĩnh vực khác.
Theo đồng chí, người làm công tác cán bộ phải quán triệt quan điểm của Bác Hồ khi đánh giá, xem xét cán bộ phải “tự biết mình”, tức là biết được “sự phải trái của mình”, quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm của mình, để “mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”, như thế mới không phạm những căn bệnh: 1. Tự cao tự đại; 2. Ưa người ta nịnh mình; 3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Đồng chí cho rằng, nếu phạm một trong bốn bệnh đó thì người làm công tác cán bộ “cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông”.
Xem xét một người cán bộ không nên chỉ xem xét mặt bên ngoài, xem xét qua một việc, mà phải xem xét kỹ cả toàn bộ công việc của người cán bộ đó. Quan niệm của đồng chí là: Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá, tư tưởng con người cũng vậy, cho nên xem xét cán bộ phải toàn diện, xem xét cả một quá trình công tác của người cán bộ. Có người trước đây có sai lầm nhưng nay đã sửa chữa được, có người nay không có sai lầm nhưng sau lại mắc sai lầm, có người trước đây đi theo cách mạng nay lại phản cách mạng, ngược lại có người trước đây không theo cách mạng nay lại tham gia cách mạng… nghĩa là quá khứ, hiện tại, tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau. Do đó, xem xét cán bộ phải xem xét cả lịch sử của họ, toàn bộ công việc của họ.
Lê Văn Lương nhiều lần nhắc lại quan điểm của Hồ Chí Minh mà đồng chí cảm nhận thấm thía sâu sắc: “Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt. Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”.
Học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Văn Lương nêu ra quan điểm toàn diện khi xem xét để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ: Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc người chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại.
Trong công tác tổ chức, khi đề bạt cán bộ, đồng chí phê phán những bệnh mà trước đây Hồ Chí Minh thường chỉ ra:
1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, vì cho họ tốt hơn người bên ngoài;
2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực;
3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình.
Lê Văn Lương đưa ra quan điểm dùng cán bộ đúng với 5 nội dung:
- Phải chống chủ nghĩa biệt phái, cục bộ, địa phương, hẹp hòi.
Cũng như Hồ Chí Minh, Lê Văn Lương thường nhấn mạnh đến việc chống cánh hẩu, họ hàng, thân quen trong công tác cán bộ nói chung cũng như trong chính sách cán bộ nói riêng. Đồng chí phê bình một cách nghiêm khắc việc ưa kẻ nịnh người làm công tác cán bộ, tìm cách lợi dụng chức quyền để đưa anh em, họ hàng, bạn bè thân quen vào chức này chức nọ; chỉ rõ tác hại của bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương cục bộ. Theo đồng chi, những bệnh chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, v.v. đều do bệnh hẹp hòi mà ra.
Trong vấn đề này, Lê Văn Lương cũng đề cập việc kết hợp cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về. Đồng chí phê bình do hẹp hòi mà cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương không đoàn kết chặt chẽ. Đồng chí cho rằng, phải chữa cho “tiệt nọc” bệnh hẹp hòi, kèn cựa, mất đoàn kết giữa cán bộ trên điều về và cán bộ tại chỗ. Đồng chí thuộc lòng lời căn dặn của Hồ Chí Minh: “Phải biết rằng: chỉ có hai hạng cán bộ đó đoàn kết chặt chẽ và chỉ có cán bộ địa phương ngày càng thêm nhiều, thì nền tảng của Đảng mới phát triển vững vàng". Theo quan điểm của đồng chí, tốt nhất là sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng cán bộ tại chỗ; song, nếu không có hoặc thiếu thì điều động cán bộ ở nơi khác về. Chúng ta thấy rằng, đây chính là thực hiện quan điểm coi Đảng ta là một cơ thể sống, đội ngũ cán bộ là một đội ngũ thống nhất, cán bộ có thể và cần phải được bố trí công tác ở bất cứ địa bàn nào, miễn là người cán bộ đó có đủ đức và tài, có tính đến đặc điểm, yêu cầu của từng vùng, từng lĩnh vực.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trong công tác cán bộ, phải chú ý việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phải đặt trong mối quan hệ với nội dung vai trò của cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một công việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên. Ở đây, có mấy điểm đáng chú ý mà đồng chí Lê Văn Lương đã học được từ di sản Hồ Chí Minh:
Di sản của đồng chí Lê Văn Lương về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo chung vào công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong tất cả các thời kỳ hoạt động của Đảng, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng hiện nay, khi toàn Đảng đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Hội nghị Trung lần thứ tư (khóa XI) vế những vấn đề mấu chốt của công tác xây dựng Đảng, đảm bảo để Đảng ta giữ vững vai trò, vị trí cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước vì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Về phong cách công tác của cán bộ, theo tinh thần phương pháp luận Hồ Chí Minh, đồng chí thường nhấn mạnh các vấn đề chủ yếu như: Sửa cách lãnh đạo về công tác cán bộ; biết chọn trình tự ưu tiên công việc; thường xuyên tổng kết công tác; phải luôn luôn có sáng kiến; sâu sát, gần gũi nhân dân, có tinh thần phụ trách trước dân; phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ; có lãnh đạo chung, nhưng có chỉ đạo điểm.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng: Phạm vi của vấn đề công tác cán bộ rất rộng, cần tập trung vào những mắt khâu trọng yếu nhất, có thể làm tăng thêm sức mạnh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng.
- Hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ.
Đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ. Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề ra chính sách cán bộ một cách đúng đắn. Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng: Hiểu và đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ phải có những yêu cầu riêng. Muốn hiểu và đánh giá đúng cán bộ đòi hỏi phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, đánh giá một cách khách quan. Yêu cầu về mặt này cho chúng ta thấy không thể đem cái thước đo chất lượng của cán bộ vùng thành thị để đo chất lượng cán bộ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; không thể đem tiêu chuẩn cán bộ lĩnh vực này để đánh giá chất lượng cán bộ ở lĩnh vực khác.
Theo đồng chí, người làm công tác cán bộ phải quán triệt quan điểm của Bác Hồ khi đánh giá, xem xét cán bộ phải “tự biết mình”, tức là biết được “sự phải trái của mình”, quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm của mình, để “mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”, như thế mới không phạm những căn bệnh: 1. Tự cao tự đại; 2. Ưa người ta nịnh mình; 3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Đồng chí cho rằng, nếu phạm một trong bốn bệnh đó thì người làm công tác cán bộ “cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông”.
Xem xét một người cán bộ không nên chỉ xem xét mặt bên ngoài, xem xét qua một việc, mà phải xem xét kỹ cả toàn bộ công việc của người cán bộ đó. Quan niệm của đồng chí là: Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá, tư tưởng con người cũng vậy, cho nên xem xét cán bộ phải toàn diện, xem xét cả một quá trình công tác của người cán bộ. Có người trước đây có sai lầm nhưng nay đã sửa chữa được, có người nay không có sai lầm nhưng sau lại mắc sai lầm, có người trước đây đi theo cách mạng nay lại phản cách mạng, ngược lại có người trước đây không theo cách mạng nay lại tham gia cách mạng… nghĩa là quá khứ, hiện tại, tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau. Do đó, xem xét cán bộ phải xem xét cả lịch sử của họ, toàn bộ công việc của họ.
Lê Văn Lương nhiều lần nhắc lại quan điểm của Hồ Chí Minh mà đồng chí cảm nhận thấm thía sâu sắc: “Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh thế nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt. Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”.
Học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Văn Lương nêu ra quan điểm toàn diện khi xem xét để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ: Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc người chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo, như thế rất có hại.
Trong công tác tổ chức, khi đề bạt cán bộ, đồng chí phê phán những bệnh mà trước đây Hồ Chí Minh thường chỉ ra:
1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, vì cho họ tốt hơn người bên ngoài;
2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực;
3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người tính tình không hợp với mình.
Lê Văn Lương đưa ra quan điểm dùng cán bộ đúng với 5 nội dung:
- Phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể có thái độ và tinh thần chí công vô tư đối với cán bộ, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi, ai cũng được chú ý;
- Phải có tinh thần rộng rãi mới có thể gần gũi với những người mà mình không ưa;
- Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những cán bộ còn kém, giúp cho họ tiến bộ;
- Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn “nịnh thần” bao vây mà cách xa cán bộ tốt;
- Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, cán bộ mới vui lòng gần gũi mình.
- Phải chống chủ nghĩa biệt phái, cục bộ, địa phương, hẹp hòi.
Cũng như Hồ Chí Minh, Lê Văn Lương thường nhấn mạnh đến việc chống cánh hẩu, họ hàng, thân quen trong công tác cán bộ nói chung cũng như trong chính sách cán bộ nói riêng. Đồng chí phê bình một cách nghiêm khắc việc ưa kẻ nịnh người làm công tác cán bộ, tìm cách lợi dụng chức quyền để đưa anh em, họ hàng, bạn bè thân quen vào chức này chức nọ; chỉ rõ tác hại của bệnh hẹp hòi, bệnh địa phương cục bộ. Theo đồng chi, những bệnh chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, v.v. đều do bệnh hẹp hòi mà ra.
Trong vấn đề này, Lê Văn Lương cũng đề cập việc kết hợp cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về. Đồng chí phê bình do hẹp hòi mà cán bộ cấp trên phái đến và cán bộ địa phương không đoàn kết chặt chẽ. Đồng chí cho rằng, phải chữa cho “tiệt nọc” bệnh hẹp hòi, kèn cựa, mất đoàn kết giữa cán bộ trên điều về và cán bộ tại chỗ. Đồng chí thuộc lòng lời căn dặn của Hồ Chí Minh: “Phải biết rằng: chỉ có hai hạng cán bộ đó đoàn kết chặt chẽ và chỉ có cán bộ địa phương ngày càng thêm nhiều, thì nền tảng của Đảng mới phát triển vững vàng". Theo quan điểm của đồng chí, tốt nhất là sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng cán bộ tại chỗ; song, nếu không có hoặc thiếu thì điều động cán bộ ở nơi khác về. Chúng ta thấy rằng, đây chính là thực hiện quan điểm coi Đảng ta là một cơ thể sống, đội ngũ cán bộ là một đội ngũ thống nhất, cán bộ có thể và cần phải được bố trí công tác ở bất cứ địa bàn nào, miễn là người cán bộ đó có đủ đức và tài, có tính đến đặc điểm, yêu cầu của từng vùng, từng lĩnh vực.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Trong công tác cán bộ, phải chú ý việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phải đặt trong mối quan hệ với nội dung vai trò của cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một công việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên. Ở đây, có mấy điểm đáng chú ý mà đồng chí Lê Văn Lương đã học được từ di sản Hồ Chí Minh:
- Học phải thiết thực, “lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”;
- Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tế;
- Sắp xếp thời gian và bài học phải hợp lý;
- Tuyệt đối chống bệnh chủ quan, hẹp hòi, ba hoa;
- Các tài liệu huấn luyện phải do cơ quan lãnh đạo xét kỹ;
- Những giờ học tập đều tính như những giờ làm việc;
- Khi cất nhắc cán bộ, phải xem kết quả học tập cũng như kết quả công tác khác mà định;
- Phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
- Những người lãnh đạo phải tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng.
- Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kinh phí tương xứng với yêu cầu, “không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện”.
Di sản của đồng chí Lê Văn Lương về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo chung vào công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong tất cả các thời kỳ hoạt động của Đảng, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng hiện nay, khi toàn Đảng đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Hội nghị Trung lần thứ tư (khóa XI) vế những vấn đề mấu chốt của công tác xây dựng Đảng, đảm bảo để Đảng ta giữ vững vai trò, vị trí cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước vì những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment