Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ TS Lê Thị Thu Hồng _❖Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Lê Văn Lương, người con của quê hương Hưng Yên, là một trong những đảng viên cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng. Đồng chí đó suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đặc biệt xuất sắc của đồng chí, Đảng và Nhà nước Việt Nam đó tặng thưởng đồng chí Huân chương Sao Vàng. Đảng ta khẳng định: “Đồng chí Lê Văn Lương, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, suốt đời gắn bó với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng. Đồng chí đã nêu gương sáng về lòng tận tụy, trung thành, đức cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị và trung thực. Bao giờ đồng chí cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết. Cuộc đời hoạt động cách mạng trong sáng của đồng chí gắn liền với sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân"[1][1] Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đọc tại lễ truy điệu đồng chí Lê Văn Lương, ngày 5-5-1995..
Đồng chí Lê Văn Lương là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ bước khởi đầu đi theo con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Năm Đảng ra đời - người thanh niên 18 tuổi ấy - trở thành đảng viên của Đảng. Gần 15 năm đấu tranh gian khổ để tồn tại và hoạt động cách mạng trong nhà tù đế quốc, đồng chí đó khắc phục và vượt qua, biến nhà tù thành trường học cách mạng. Trong những năm tháng trực tiếp làm lãnh đạo ở những vị trí quan trọng, đồng chí đã cống hiến tài năng và đức độ của mình cho đất nước, trong đó có công tác lãnh đạo lớp thanh niên trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đồng chí Lê Văn Lương là một tấm gương sáng của thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện qua suốt cuộc đời hoạt động thời trai trẻ của đồng chí cũng như sự quan tâm, dìu dắt của đồng chí Lê Văn Lương đối với thanh thiếu niên Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Lê Văn Lương, việc khẳng định và tôn vinh những cống hiến lớn lao của đồng chí là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm bồi dưỡng truyền thống cách mạng, đạo đức, lý tưởng và lối sống cho cán bộ đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.
1. Đồng chí Lê Văn Lương - tấm gương anh dũng của người cộng sản lớp đầu đối với thế hệ trẻ Việt Nam
Đồng chí Lê Văn Lương, tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28-3-1912, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu là một làng nghề cổ nổi tiếng trù phú: “Ai về Đồng Tỉnh Xuân Cầu. Đồng Tỉnh bán thuốc, Xuân Cầu nhuộm thâm”. Đó là một làng có truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa lâu đời, có hai dòng họ lớn nhất, tiếng tăm nhất là dòng họ Nguyễn và dòng họ Tô. Xuân Cầu cũng là một làng quê giàu truyền thống cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều nhà cách mạng và nhiều nhân tài nổi tiếng cho đất nước. Đồng chí Lê Văn Lương xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nước và nhiều tài năng. Cha của đồng chí là cụ Nguyễn Đạo Khang đỗ tú tài, làm huấn đạo, sinh được năm người con trai, hai người con gái. Cả năm người con trai ấy sau này đều là đảng viên cộng sản, cán bộ cách mạng. Anh ruột đồng chí Lê Văn Lương là nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đồng chí Nguyễn Tài, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, là cháu gọi đồng chí Lê Văn Lương là chú ruột (thân phụ đồng chí Nguyễn Tài là nhà văn Nguyễn Công Hoan)... Bác ruột của Lê Văn Lương cũng đỗ Phó bảng (là cha nuôi của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh). Họ ngoại của đồng chí Lê Văn Lương là họ Tô với những nhà cách mạng tên tuổi như Tô Chấn, Tô Hiệu...
Đồng chí Lê Văn Lương là người sớm có tinh thần yêu nước giác ngộ cách mạng. Năm 1927, khi mới 15 tuổi, đang học Tú tài trường Trung học Bưởi, Hà Nội, Lê Văn Lương đã có những hoạt động yêu nước cách mạng đầu tiên. Trường Bưởi (tên gọi chính thống là Trường Bảo hộ - Lycee du Protectorat) được chính quyền thực dân thành lập với mục đích chính là “đào tạo ra những công chức người bản xứ ít tốn tiền cho ngân sách thuộc địa”, chỉ biết trung thành mù quáng và phục vụ tận tụy cho chế độ cai trị của chúng. Tuy nhiên, trái với ý muốn của bọn thực dân, Trường Bưởi lại là một trong những nơi diễn ra các hoạt động đấu tranh yêu nước sôi nổi của nhiều thanh niên học sinh chống lại chính phủ bảo hộ. Dưới mái trường này, Lê Văn Lương đã cùng với Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ và những học sinh yêu nước khác tham gia các phong trào yêu nước cách mạng, tham gia bãi khóa để tang Phan Châu Trinh...
Lúc bấy giờ, các phong trào vận động yêu nước, cách mạng ở Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ. Các hoạt động tuyên truyền của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở trong nước diễn ra sôi nổi. Thông qua các đồng chí thanh niên được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện ở Quảng Châu (Trung Quốc) về nước hoạt động, chủ nghĩa Mác - Lênin được tích cực truyền bá trong giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, tiểu tư sản.
Với sự nhanh nhạy của tuổi trẻ, một số thanh niên học sinh Trường Bưởi đã sớm đón nhận luồng tư tưởng mới. Một chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập và bí mật hoạt động ngay trong trường. Chi bộ Trường Bưởi lúc bấy giờ hoạt động khá mạnh, đồng chí La (tức Cá Sấu) làm Bí thư đầu tiên, sau khi đồng chí La bị bắt, lần lượt các đồng chí Nhẫn, đồng chí Ngọ lên thay[2][2] Trần Minh Trưởng (Chủ biên): Nguyễn Văn Cừ Tiểu sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007, tr. 43.. Hoạt động của chi bộ Trường Bưởi được duy trì cho đến giữa năm 1930 mới bị giải tán.
Trong môi trường hoạt động cách mạng hăng say ấy, với nhiệt huyết của tuổi trẻ muốn được cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, năm 1927, Lê Văn Lương dưới sự dẫn dắt của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, đã gia nhập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sẵn sàng dùng nhiệt huyết của tuổi trẻ để hiến thân cho sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân, phong kiến.
Tháng 6-1929, Lê Văn Lương gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng – một trong ba tổ chức cộng sản tiền thân của Đảng ta lúc đó, và đến khi thống nhất tổ chức thành một Đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, 17 tuổi, Anh đã là lớp thanh niên yêu nước đầu tiên đến với Đảng Cộng sản Việt Nam và cống hiến trọn cuộc đời mình, đồng chí đã luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tháng 8-1929, Lê Văn Lương được cử vào Sài Gòn hoạt động để gây dựng cơ sở. Tại Sài Gòn, Lê Văn Lương cùng với đồng chí Ngô Gia Tự hoạt động trong phong trào công nhân, đồng chí làm công nhân ở Hãng dầu Socony Nhà Bè. Ngày 23-3-1931, Lê Văn Lương trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân Hãng dầu Socony và bị thực dân Pháp bắt. Tháng 5-1933, đồng chí bị tòa đại hình Sài Gòn kết án tử hình trong vụ án 121 đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, gây chấn động dư luận[3][3] “Vụ án 121 người cộng sản” xét xử các chiến sĩ cộng sản, những người con ưu tú của Đảng và dân tộc trước đó bị giam giữ ở các nhà tù Sơn La, Hải Phòng, Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn)… sau đó đưa ra đày ải tại Côn Đảo như các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh…. Do nhân dân Pháp đấu tranh mạnh đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, Lê Văn Lương được giảm xuống chung thân và đày ra Côn Đảo (1-1934).
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, nằm ở phía Nam biển Đông Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 180 km2) về phía Nam. Năm 1861, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo. Một năm sau đó chúng xây dựng nhà tù Côn Đảo để giam cầm và hãm hại những người yêu nước Việt Nam dám chống lại sự thống trị hà khắc của chế độ thuộc địa. Năm 1867, sau 5 năm xây dựng, số tù nhân ở đây đã lên tới 500 tù nhân. Đến năm 1930, có 1992 tù nhân. Năm 1934, số tù nhân lên đến 2818 người[4][4] Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo: Nhà tù Côn Đảo 1862-1945, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1987.. Nhà tù Côn Đảo có 3 đề lao chính (tiếng Pháp đọc là banh - bagne). Banh I là nơi giam giữ tù khổ sai, Banh II giam giữ tù chính trị, Banh III giam giữ những người bị bệnh hoặc tàn phế. Tuy nhiên, trên thực tế nhà tù Côn Đảo chủ yếu giam cầm tù chính trị, là nơi đày ải, hủy hoại tinh thần và thể xác những người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Trong tù Côn Đảo, tất cả các tù nhân mới ra đều bị giam vào banh I. Cùng với đồng chí Ngô Gia Tự và Phạm Hùng, đồng chí Lê Văn Lương (Nguyễn Công Khương) được bổ sung vào cấp ủy, đồng chí Ngô Gia Tự được cử làm Bí thư. Nhà tù Côn Đảo là chốn địa ngục trần gian, chế độ đày ải tù nhân của nhà tù này vô cùng hà khắc. Theo Báo cáo của Thanh tra thuộc địa, từ năm 1930 đến năm 1934 đã có 718 tù nhân Côn Đảo chết, tỷ lệ bình quân là 10%, cao nhất trong các nhà tù ở Đông Dương.
Chi bộ nhà tù Côn Đảo đã đề ra chủ trương biến nhà tù thành trường học cộng sản của mình. Đồng chí Lê Văn Lương là một trong những hạt nhân lãnh đạo của Chi bộ trong nhà tù Côn Đảo. Trong tù, Đồng chí Ngô Gia Tự và các đồng chí khác tham gia công tác huấn luyện, tổ chức cho tù chính trị Banh I học tập thấu đáo các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, về đặc điểm giai cấp trong xã hội Việt Nam và đường lối, phương pháp lãnh đạo của Đảng ta. Đồng chí Lê Văn Lương phụ trách công tác viết bài cho các tờ báo và gửi về đất liền.
Đồng chí Lê Văn Lương là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ bước khởi đầu đi theo con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Năm Đảng ra đời - người thanh niên 18 tuổi ấy - trở thành đảng viên của Đảng. Gần 15 năm đấu tranh gian khổ để tồn tại và hoạt động cách mạng trong nhà tù đế quốc, đồng chí đó khắc phục và vượt qua, biến nhà tù thành trường học cách mạng. Trong những năm tháng trực tiếp làm lãnh đạo ở những vị trí quan trọng, đồng chí đã cống hiến tài năng và đức độ của mình cho đất nước, trong đó có công tác lãnh đạo lớp thanh niên trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đồng chí Lê Văn Lương là một tấm gương sáng của thế hệ trẻ Việt Nam thể hiện qua suốt cuộc đời hoạt động thời trai trẻ của đồng chí cũng như sự quan tâm, dìu dắt của đồng chí Lê Văn Lương đối với thanh thiếu niên Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Lê Văn Lương, việc khẳng định và tôn vinh những cống hiến lớn lao của đồng chí là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm bồi dưỡng truyền thống cách mạng, đạo đức, lý tưởng và lối sống cho cán bộ đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.
1. Đồng chí Lê Văn Lương - tấm gương anh dũng của người cộng sản lớp đầu đối với thế hệ trẻ Việt Nam
Đồng chí Lê Văn Lương, tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28-3-1912, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu là một làng nghề cổ nổi tiếng trù phú: “Ai về Đồng Tỉnh Xuân Cầu. Đồng Tỉnh bán thuốc, Xuân Cầu nhuộm thâm”. Đó là một làng có truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa lâu đời, có hai dòng họ lớn nhất, tiếng tăm nhất là dòng họ Nguyễn và dòng họ Tô. Xuân Cầu cũng là một làng quê giàu truyền thống cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều nhà cách mạng và nhiều nhân tài nổi tiếng cho đất nước. Đồng chí Lê Văn Lương xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nước và nhiều tài năng. Cha của đồng chí là cụ Nguyễn Đạo Khang đỗ tú tài, làm huấn đạo, sinh được năm người con trai, hai người con gái. Cả năm người con trai ấy sau này đều là đảng viên cộng sản, cán bộ cách mạng. Anh ruột đồng chí Lê Văn Lương là nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đồng chí Nguyễn Tài, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, là cháu gọi đồng chí Lê Văn Lương là chú ruột (thân phụ đồng chí Nguyễn Tài là nhà văn Nguyễn Công Hoan)... Bác ruột của Lê Văn Lương cũng đỗ Phó bảng (là cha nuôi của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh). Họ ngoại của đồng chí Lê Văn Lương là họ Tô với những nhà cách mạng tên tuổi như Tô Chấn, Tô Hiệu...
Đồng chí Lê Văn Lương là người sớm có tinh thần yêu nước giác ngộ cách mạng. Năm 1927, khi mới 15 tuổi, đang học Tú tài trường Trung học Bưởi, Hà Nội, Lê Văn Lương đã có những hoạt động yêu nước cách mạng đầu tiên. Trường Bưởi (tên gọi chính thống là Trường Bảo hộ - Lycee du Protectorat) được chính quyền thực dân thành lập với mục đích chính là “đào tạo ra những công chức người bản xứ ít tốn tiền cho ngân sách thuộc địa”, chỉ biết trung thành mù quáng và phục vụ tận tụy cho chế độ cai trị của chúng. Tuy nhiên, trái với ý muốn của bọn thực dân, Trường Bưởi lại là một trong những nơi diễn ra các hoạt động đấu tranh yêu nước sôi nổi của nhiều thanh niên học sinh chống lại chính phủ bảo hộ. Dưới mái trường này, Lê Văn Lương đã cùng với Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ và những học sinh yêu nước khác tham gia các phong trào yêu nước cách mạng, tham gia bãi khóa để tang Phan Châu Trinh...
Lúc bấy giờ, các phong trào vận động yêu nước, cách mạng ở Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ. Các hoạt động tuyên truyền của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở trong nước diễn ra sôi nổi. Thông qua các đồng chí thanh niên được Nguyễn Ái Quốc huấn luyện ở Quảng Châu (Trung Quốc) về nước hoạt động, chủ nghĩa Mác - Lênin được tích cực truyền bá trong giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, tiểu tư sản.
Với sự nhanh nhạy của tuổi trẻ, một số thanh niên học sinh Trường Bưởi đã sớm đón nhận luồng tư tưởng mới. Một chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập và bí mật hoạt động ngay trong trường. Chi bộ Trường Bưởi lúc bấy giờ hoạt động khá mạnh, đồng chí La (tức Cá Sấu) làm Bí thư đầu tiên, sau khi đồng chí La bị bắt, lần lượt các đồng chí Nhẫn, đồng chí Ngọ lên thay[2][2] Trần Minh Trưởng (Chủ biên): Nguyễn Văn Cừ Tiểu sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007, tr. 43.. Hoạt động của chi bộ Trường Bưởi được duy trì cho đến giữa năm 1930 mới bị giải tán.
Trong môi trường hoạt động cách mạng hăng say ấy, với nhiệt huyết của tuổi trẻ muốn được cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, năm 1927, Lê Văn Lương dưới sự dẫn dắt của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, đã gia nhập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sẵn sàng dùng nhiệt huyết của tuổi trẻ để hiến thân cho sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân, phong kiến.
Tháng 6-1929, Lê Văn Lương gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng – một trong ba tổ chức cộng sản tiền thân của Đảng ta lúc đó, và đến khi thống nhất tổ chức thành một Đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, 17 tuổi, Anh đã là lớp thanh niên yêu nước đầu tiên đến với Đảng Cộng sản Việt Nam và cống hiến trọn cuộc đời mình, đồng chí đã luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tháng 8-1929, Lê Văn Lương được cử vào Sài Gòn hoạt động để gây dựng cơ sở. Tại Sài Gòn, Lê Văn Lương cùng với đồng chí Ngô Gia Tự hoạt động trong phong trào công nhân, đồng chí làm công nhân ở Hãng dầu Socony Nhà Bè. Ngày 23-3-1931, Lê Văn Lương trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân Hãng dầu Socony và bị thực dân Pháp bắt. Tháng 5-1933, đồng chí bị tòa đại hình Sài Gòn kết án tử hình trong vụ án 121 đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, gây chấn động dư luận[3][3] “Vụ án 121 người cộng sản” xét xử các chiến sĩ cộng sản, những người con ưu tú của Đảng và dân tộc trước đó bị giam giữ ở các nhà tù Sơn La, Hải Phòng, Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn)… sau đó đưa ra đày ải tại Côn Đảo như các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh…. Do nhân dân Pháp đấu tranh mạnh đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, Lê Văn Lương được giảm xuống chung thân và đày ra Côn Đảo (1-1934).
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, nằm ở phía Nam biển Đông Việt Nam, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 180 km2) về phía Nam. Năm 1861, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo. Một năm sau đó chúng xây dựng nhà tù Côn Đảo để giam cầm và hãm hại những người yêu nước Việt Nam dám chống lại sự thống trị hà khắc của chế độ thuộc địa. Năm 1867, sau 5 năm xây dựng, số tù nhân ở đây đã lên tới 500 tù nhân. Đến năm 1930, có 1992 tù nhân. Năm 1934, số tù nhân lên đến 2818 người[4][4] Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo: Nhà tù Côn Đảo 1862-1945, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1987.. Nhà tù Côn Đảo có 3 đề lao chính (tiếng Pháp đọc là banh - bagne). Banh I là nơi giam giữ tù khổ sai, Banh II giam giữ tù chính trị, Banh III giam giữ những người bị bệnh hoặc tàn phế. Tuy nhiên, trên thực tế nhà tù Côn Đảo chủ yếu giam cầm tù chính trị, là nơi đày ải, hủy hoại tinh thần và thể xác những người yêu nước, những chiến sĩ cách mạng đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Trong tù Côn Đảo, tất cả các tù nhân mới ra đều bị giam vào banh I. Cùng với đồng chí Ngô Gia Tự và Phạm Hùng, đồng chí Lê Văn Lương (Nguyễn Công Khương) được bổ sung vào cấp ủy, đồng chí Ngô Gia Tự được cử làm Bí thư. Nhà tù Côn Đảo là chốn địa ngục trần gian, chế độ đày ải tù nhân của nhà tù này vô cùng hà khắc. Theo Báo cáo của Thanh tra thuộc địa, từ năm 1930 đến năm 1934 đã có 718 tù nhân Côn Đảo chết, tỷ lệ bình quân là 10%, cao nhất trong các nhà tù ở Đông Dương.
Chi bộ nhà tù Côn Đảo đã đề ra chủ trương biến nhà tù thành trường học cộng sản của mình. Đồng chí Lê Văn Lương là một trong những hạt nhân lãnh đạo của Chi bộ trong nhà tù Côn Đảo. Trong tù, Đồng chí Ngô Gia Tự và các đồng chí khác tham gia công tác huấn luyện, tổ chức cho tù chính trị Banh I học tập thấu đáo các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, về đặc điểm giai cấp trong xã hội Việt Nam và đường lối, phương pháp lãnh đạo của Đảng ta. Đồng chí Lê Văn Lương phụ trách công tác viết bài cho các tờ báo và gửi về đất liền.
Đồng chí Lê Văn Lương là cây viết chủ lực của chi bộ. Ngày đi làm khổ sai, tối về Anh cặm cụi viết rất khuya dưới ngọn đèn tù mù trong góc khám. Cần mẫn, kiên trì, trách nhiệm, Anh viết bài cho báo Tiến lên, tờ báo bí mật của Hội Tù nhân, hướng dẫn cuộc đấu tranh trong tù. Bài viết của Anh thường là những ý kiến chỉ đạo của Chi ủy. Anh viết bài cho tờ Ý kiến chung, tập san nghiên cứu lý luận trong tù. Hai tờ báo này do Ban lãnh đạo tù chính trị ở Banh II xuất bản sau chuyển về Banh I để phục vụ các cuộc đấu tranh trong tù.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, sau hơn chục năm bị giam cầm trong chốn địa ngục trần gian của nhà tù Côn Đảo, ngày 23-9-1945, đồng chí Lê Văn Lương được ra tù, bắt đầu vào một cuộc chiến đấu mới không kém phần gian khổ, ác liệt: Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong Bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tri ân đối với các anh hùng, liệt sĩ đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho Đảng, cho dân tộc, nhắc nhở thế hệ sau: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây”. Nhân đó, Người cũng nhắc lại: “Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đày. Đó là không kể những án tử hình vắng mặt và những cuộc vượt ngục trước khi hết hạn ở tù. Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua”.[5][5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.3-4. Đồng chí Lê Văn Lương chính là những thanh niên thuộc lớp đầu tiên đó: những người tuổi trẻ với sứ mạng mở đường, đặt nền tảng tư tưởng, tổ chức, nêu cao phẩm chất cách mạng cho các thế hệ sau này noi theo như là Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Lý Tự Trọng, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng… và nhiều đồng chí khác sau này là những người lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam. Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt cũng thuộc lớp các đồng chí đó.
Trở về đất liền cũng là lúc đồng chí Lê Văn Lương bước qua tuổi thanh niên. Càng trưởng thành, đồng chí càng khẳng định mình trên các cương vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: Ủy viên dự khuyết xứ ủy Nam Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Sự quan tâm sâu sắc của đồng chí Lê Văn Lương với thế hệ trẻ
Đồng chí Lê Văn Lương là một tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo. 15 tuổi, tham gia hoạt động cách mạng. 17 tuổi, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 19 tuổi bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Sau đó, trải qua 12 năm bị giam giữ ở nhà tù Côn Đảo. Với phương châm hành động biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương đã tham gia lãnh đạo anh em đấu tranh và không ngừng học tập lý luận chính trị. Những năm tháng đó ngời sáng một tấm gương của một thanh niên kiên trung, anh dũng, một người cộng sản chân chính.
Trong những năm tháng là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà mạnh hay yếu – thịnh hay suy, một phần lớn là do các thanh niên”[6][6] Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2005, tr.19., đồng chí rất chăm lo công tác thanh niên, tạo mọi điều kiện thuận lợi, môi trường tốt nhất cho thanh niên hoạt động, cống hiến phục vụ với mục tiêu ích nước lợi nhà. Đồng chí luôn tâm niệm phải xây dựng thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy trong Di chúc Bác Hồ: “Đoàn viên, thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.[7][7] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 12, tr.510.
Đồng chí hiểu rằng: vận mệnh của đất nước, sự phát triển của xã hội phần lớn phụ thuộc vào thanh niên, do đó: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương luôn luôn quan tâm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên bằng việc thành lập các đội thanh niên xung phong, như: Thanh niên xung phong khai thác than, thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Lâm Đồng, phong trào Tuổi trẻ sáng tạo… Đồng chí là người có vai trò quan trọng với sự ra đời của Lực lượng Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Thủ đô.
Năm 1984, từ những mô hình có hiệu quả của thanh niên xung phong xây dựng kinh tế mới ở Lâm Đồng, đồng chí Lê Văn Lương đã trực tiếp làm việc với Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội, yêu cầu mở rộng đội hình Thanh niên xung phong Thủ đô[8][8] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 216. Ngày 18-5-1985, Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Thủ đô chính thức ra đời với nhiều mô hình làm kinh tế, giải quyết việc làm cho thanh niên, như khai thác than tại Quảng Ninh, trồng rừng ở Ba Vì, trồng cói ở Hà Nam Ninh, lao động tại các công trình nền đất… với hàng loạt chính sách, chế độ đãi ngộ cho đội viên thanh niên xung phong.
Mặc dù bận rộn, đồng chí Lê Văn Lương vẫn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi anh em xung phong ở Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hà Nam Ninh… giải quyết tích cực những đề xuất, thiếu thốn cũng như những nhu cầu, nguyện vọng của anh em xung phong một cách thiết thực, động viên lực lượng thanh niên xung phong hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thế hệ trẻ là lực lượng xã hội to lớn (chiếm 30% dân số cả nước, là lực lượng lao động chính của xã hội): “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai – tức là các cháu nhi đồng”.[9][9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.488. Đồng chí Lê Văn Lương nhấn mạnh: Đoàn thanh niên, Hội Thanh niên, Đội thiếu niên chính là vườn ươm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý cho các thế hệ kế tiếp. Đồng chí Lê Văn Lương trên các cương vị công tác của mình đã luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện, chăm lo cho thế hệ trẻ, nguồn lực to lớn của đất nước hôm nay và mai sau.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hôm nay, cùng với sức sáng tạo của tuổi trẻ, thanh niên cần đi sâu nghiên cứu, tìm tòi các lĩnh vực khoa học trong cuộc sống, đồng thời trên các lĩnh vực khoa học công nghệ cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó chính là yêu cầu của đất nước và của thời đại đối với thanh niên. Đó cũng chính là học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, của các vị tiền bối của Đảng, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đọc tại lễ truy điệu đồng chí Lê Văn Lương, ngày 5-5-1995.
[2] Trần Minh Trưởng (Chủ biên): Nguyễn Văn Cừ Tiểu sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007, tr. 43.
[3] “Vụ án 121 người cộng sản” xét xử các chiến sĩ cộng sản, những người con ưu tú của Đảng và dân tộc trước đó bị giam giữ ở các nhà tù Sơn La, Hải Phòng, Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn)… sau đó đưa ra đày ải tại Côn Đảo như các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh…
[4] Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo: Nhà tù Côn Đảo 1862-1945, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1987.
[5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.3-4.
[6] Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2005, tr.19.
[7] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 12, tr.510.
[8] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 216.
[9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.488.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, sau hơn chục năm bị giam cầm trong chốn địa ngục trần gian của nhà tù Côn Đảo, ngày 23-9-1945, đồng chí Lê Văn Lương được ra tù, bắt đầu vào một cuộc chiến đấu mới không kém phần gian khổ, ác liệt: Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Trong Bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tri ân đối với các anh hùng, liệt sĩ đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho Đảng, cho dân tộc, nhắc nhở thế hệ sau: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây”. Nhân đó, Người cũng nhắc lại: “Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đày. Đó là không kể những án tử hình vắng mặt và những cuộc vượt ngục trước khi hết hạn ở tù. Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn. Mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua”.[5][5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.3-4. Đồng chí Lê Văn Lương chính là những thanh niên thuộc lớp đầu tiên đó: những người tuổi trẻ với sứ mạng mở đường, đặt nền tảng tư tưởng, tổ chức, nêu cao phẩm chất cách mạng cho các thế hệ sau này noi theo như là Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Lý Tự Trọng, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng… và nhiều đồng chí khác sau này là những người lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam. Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt cũng thuộc lớp các đồng chí đó.
Trở về đất liền cũng là lúc đồng chí Lê Văn Lương bước qua tuổi thanh niên. Càng trưởng thành, đồng chí càng khẳng định mình trên các cương vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước: Ủy viên dự khuyết xứ ủy Nam Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Sự quan tâm sâu sắc của đồng chí Lê Văn Lương với thế hệ trẻ
Đồng chí Lê Văn Lương là một tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo. 15 tuổi, tham gia hoạt động cách mạng. 17 tuổi, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 19 tuổi bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Sau đó, trải qua 12 năm bị giam giữ ở nhà tù Côn Đảo. Với phương châm hành động biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương đã tham gia lãnh đạo anh em đấu tranh và không ngừng học tập lý luận chính trị. Những năm tháng đó ngời sáng một tấm gương của một thanh niên kiên trung, anh dũng, một người cộng sản chân chính.
Trong những năm tháng là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng chí đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà mạnh hay yếu – thịnh hay suy, một phần lớn là do các thanh niên”[6][6] Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2005, tr.19., đồng chí rất chăm lo công tác thanh niên, tạo mọi điều kiện thuận lợi, môi trường tốt nhất cho thanh niên hoạt động, cống hiến phục vụ với mục tiêu ích nước lợi nhà. Đồng chí luôn tâm niệm phải xây dựng thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy trong Di chúc Bác Hồ: “Đoàn viên, thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.[7][7] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 12, tr.510.
Đồng chí hiểu rằng: vận mệnh của đất nước, sự phát triển của xã hội phần lớn phụ thuộc vào thanh niên, do đó: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương luôn luôn quan tâm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên bằng việc thành lập các đội thanh niên xung phong, như: Thanh niên xung phong khai thác than, thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Lâm Đồng, phong trào Tuổi trẻ sáng tạo… Đồng chí là người có vai trò quan trọng với sự ra đời của Lực lượng Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Thủ đô.
Năm 1984, từ những mô hình có hiệu quả của thanh niên xung phong xây dựng kinh tế mới ở Lâm Đồng, đồng chí Lê Văn Lương đã trực tiếp làm việc với Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội, yêu cầu mở rộng đội hình Thanh niên xung phong Thủ đô[8][8] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 216. Ngày 18-5-1985, Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Thủ đô chính thức ra đời với nhiều mô hình làm kinh tế, giải quyết việc làm cho thanh niên, như khai thác than tại Quảng Ninh, trồng rừng ở Ba Vì, trồng cói ở Hà Nam Ninh, lao động tại các công trình nền đất… với hàng loạt chính sách, chế độ đãi ngộ cho đội viên thanh niên xung phong.
Mặc dù bận rộn, đồng chí Lê Văn Lương vẫn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi anh em xung phong ở Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hà Nam Ninh… giải quyết tích cực những đề xuất, thiếu thốn cũng như những nhu cầu, nguyện vọng của anh em xung phong một cách thiết thực, động viên lực lượng thanh niên xung phong hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thế hệ trẻ là lực lượng xã hội to lớn (chiếm 30% dân số cả nước, là lực lượng lao động chính của xã hội): “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai – tức là các cháu nhi đồng”.[9][9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.488. Đồng chí Lê Văn Lương nhấn mạnh: Đoàn thanh niên, Hội Thanh niên, Đội thiếu niên chính là vườn ươm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý cho các thế hệ kế tiếp. Đồng chí Lê Văn Lương trên các cương vị công tác của mình đã luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện, chăm lo cho thế hệ trẻ, nguồn lực to lớn của đất nước hôm nay và mai sau.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hôm nay, cùng với sức sáng tạo của tuổi trẻ, thanh niên cần đi sâu nghiên cứu, tìm tòi các lĩnh vực khoa học trong cuộc sống, đồng thời trên các lĩnh vực khoa học công nghệ cao phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, để sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó chính là yêu cầu của đất nước và của thời đại đối với thanh niên. Đó cũng chính là học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, của các vị tiền bối của Đảng, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đọc tại lễ truy điệu đồng chí Lê Văn Lương, ngày 5-5-1995.
[2] Trần Minh Trưởng (Chủ biên): Nguyễn Văn Cừ Tiểu sử, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2007, tr. 43.
[3] “Vụ án 121 người cộng sản” xét xử các chiến sĩ cộng sản, những người con ưu tú của Đảng và dân tộc trước đó bị giam giữ ở các nhà tù Sơn La, Hải Phòng, Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn (Sài Gòn)… sau đó đưa ra đày ải tại Côn Đảo như các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh…
[4] Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo: Nhà tù Côn Đảo 1862-1945, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1987.
[5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.3-4.
[6] Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 2005, tr.19.
[7] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 12, tr.510.
[8] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 216.
[9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002, tập 10, tr.488.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment