Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu (1) KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Monday, March 18, 2013
quyvanchuong


Trích đăng từ cuốn sách "HUYỀN TÍCH ĐỒNG TỈNH XUÂN CẦU" của tác giả Trần Xuân Đạt

Mời xem:

Chương I: KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG ĐỒNG TỈNH – XUÂN CẦU

Chương II: LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

GIAI THOẠI VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI HAI THÔN

II. ĐỒNG TỈNH – HOA CẦU NGÀN NĂM VĂN VẬT - PHONG TỤC TẬP QUÁN
II.1 CHUYỆN VỀ CÁC DANH NHÂN


Chương 1 - KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG ĐỒNG TỈNH – XUÂN CẦU


TIỂU DẪN:

Dải đất Nghĩa Trụ được ghi lại trong Đại Việt Sử LượcĐại Việt Sử Lược:
(chữ Hán: 大越史略), còn có tên là Việt sử lược (越史略), là một cuốn lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thời nhà Trần. Đây là cuốn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất của Việt Nam còn được lưu truyền cho đến nay.
Đọc bản PDF tại Viện Việt Học.
(chính sử) từ cuối thời Lý Cao TôngLý Cao Tông:
(chữ Hán: 李高宗, 1173–1210) là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 đến năm 1210.
Tượng thờ vua Lý Cao-Tông
, là vùng đất cổ, song song tồn tại cùng kinh thành Long Biên. Dải đất này có quá trình hình thành lâu dài nhờ lượng phù sa của dòng chảy sông Hồng chuyên chở từ cao nguyên Vân Nam Trung Quốc bồi đắp lên hàng triệu năm liên tục. Nếu tính từ thời Triệu Quang PhụcTriệu Quang Phục:
Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.
đem binh về đây (Bãi SậyBãi sậy:
là một địa danh nổi tiếng gắn với một trong những cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. Bãi sậy là một vùng đầm nước, um tùm lau sậy, nơi đây chính là căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Căn cứ Bãi Sậy là khu rừng sậy ở giữa các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ và Mỹ Hào. Vị trí Bãi Sậy hiểm yếu và có nhiều đường thông ra ngoài, tiện phòng thủ, thuận lợi trong tiến công, nơi đây còn có rất nhiều hầm hào luồn dưới những thân sậy, lớp nọ chồng lên lớp kia. Rắn độc cũng rất nhiều.

Tương truyền để lọt vào được căn cứ, phải vượt qua những đám sậy cao tới 3 mét cùng những gai mỏ quạ, cả gai leo, gai dứa cùng những cây lá han đụng vào là sưng tấy nhức buốt đến tận xương. Nếu vượt qua được cây lau sậy và đầm lầy, thì còn vô vàn những con đỉa đói bám lấy mà hút máu...
Màn TròMàn Trò:
Dạ Trạch là vùng đất thuộc xã Dạ Trạch, còn gọi là bãi Màn Trò, hay Mạn Trù, nay thuộc xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm bên bờ sông Hồng. Tên xã lấy từ tên của đầm Dạ Trạch, xuất phát từ điển tích đầm một đêm (Nhất Dạ Trạch) của truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử trong dân gian. Vùng đất này xưa kia vì đê vỡ liên tiếp, nên không cày cấy được, lau sậy mọc đầy. Đây là căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thời Bắc thuộc của Triệu Quang Phục thế kỷ VI chống quân
nhà LươngNhà Lương:
(tiếng Trung: 梁朝; bính âm: Liáng cháo) (502-557), còn gọi là nhà Nam Lương (南梁), là triều đại thứ ba của Nam triều trong thời kỳ Nam-Bắc triều ở Trung Quốc, sau thời kỳ của triều đại Nam Tề và trước thời kỳ của triều đại Trần. Kinh đô đặt tại Kiến Khang (nay là Nam Kinh)...
và cũng là một trong những căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy chống Pháp thế kỉ XIX do Nguyễn Thiện Thuật làm chủ soái.) lập căn cứ chống lại quân nhà Lương (Quân nhà Lương do mãnh tướng Lý Bá TiênTrần Bá Tiên:
Trần Vũ Đế (chữ Hán: 陳武帝), tên thật là Trần Bá Tiên (陳霸先) 503-559) là vị vua đầu tiên, người sáng lập ra nhà Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.
Hoàng đế nhà Trần
dẫn binh bao vây nhằm cắt đứt đường tiếp vận lương thực, với mục đích khi cạn lương quân khởi nghĩa phải tự ra hàng, nhưng nghĩa quân của Triệu Quang Phục đã tổ chức khẩn hoang cày cấy gieo trồng, tự cung cấp lấy nguồn lương thực, dưỡng sức luyện quân chờ cơ hội tổng tấn công truy quét tiêu diệt quân giặc đã khiến cuộc bao vây của Lý Bá Tiên thất bại hoàn toàn.



Sau vì loạn Hầu Cảnhloạn Hầu Cảnh (Đông Ngụy):
(chữ Hán: 侯景之乱, Hầu Cảnh chi loạn) là cuộc nổi dậy của tướng lĩnh nhà Đông Ngụy là Hầu Cảnh chống lại quyền thần Cao Trừng diễn ra từ tháng 2 năm 547 đến tháng giêng năm 548. Cuộc nổi dậy này liên quan đến cả 3 nước chia ba Trung Quốc thành thế chân vạc khi đó là Đông – Tây Ngụy ở Trung Nguyên và nhà Lương ở phía nam Trường Giang...

loạn Hầu Cảnh:
(chữ Hán: 侯景之乱, Hầu Cảnh chi loạn) là cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Lương của hàng tướng Hầu Cảnh đến từ nhà Đông Ngụy, diễn ra từ tháng 8 năm 548 đến tháng 4 năm 552...
, Lý Bá Tiên phải về nước, giao quyền chủ tướng cho Dương Sàn, quân Lương đã bị Triệu Việt Vương tung quân đánh bại), thì dải đất Nghĩa Trụ này đã từng tồn tại và có dấu chân người khoảng những năm 547 - 550 sau công nguyên. Trong phần viết này cũng như dọc suốt phần khai triển cuốn sách, tên các địa danh một số làng, xã thường xuyên có sự thay đổi theo mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, của mỗi triều đại vua chúa trị vì, của mỗi thời đại. Làng Đồng Tỉnh có giai đoạn gọi Cửu Tỉnh, làng Xuân Cầu có giai đoạn gọi Hoa Cầu, Huê Cầu, Huê Kiều, ngày nay gồm ba thôn (Tam Kì, Phúc Thọ, Lê Cao) xã Nghĩa Trụ có thời kỳ gọi Tổng Xuân Cầu, xã Xuân Cầu. Để giúp người đọc tiện theo dõi, đối chiếu, tác giả luôn bám sát các dữ liệu lịch sử giữ nguyên tên gọi theo từng giai đoạn...


 ❧ ❀ ❧


Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết

A. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ - XÃ HỘI

1. Sơ lược lịch sử:
Làng Đồng Tỉnh và làng Xuân Cầu ngày nay thuộc địa giới hành chính của xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, là dải đất nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Sông Hồng về phía Tây khoảng 12km. Phía Đông cách quốc lộ 5 về khoảng 0.5km, tiếp giáp bờ tây sông Nghĩa Trụ (Hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải) chảy xuôi theo hướng Bắc – Nam, hệ thống thuỷ nông này phát triển từ một nhánh nhỏ của sông Cái, khởi đầu dòng chảy từ cửa Xuân Quan đến cống Tranh hợp lưu cùng sông Hoan Ái, thành dòng chảy nhỏ (chi lưu) song song với sông Hồng, và tiếp tục phân chia thành nhiều nhánh nhỏ toả đi khắp vùng đất Hưng Yên, Hải Dương và một số vùng lân cận). Phía Tây nam cách chùa Vĩnh Khúc (và đền Khúc Lộng, nơi thờ Triệu Quang Phục) khoảng 3km. Phía Tây là cánh đồng rộng lớn. Hai thôn nằm trong dải khí hậu của thủ đô Hà Nội. Thuỷ văn chịu sự điều tiết dòng chảy sông Hồng, nên dải khí hậu sông Hồng có ảnh hướng rất lớn đến môi trường khí hậu và vi khí hậu trong toàn vùng.

Khảo sát sơ bộ qua một số di vật khảo cổ năm 1965, tìm thấy trong lòng giếng đá cổ (giếng Đình Ba) nơi địa phận giáp gianh giữa hai làng Đồng Tỉnh và Tam Kì (theo đơn vị hành chính triều Lê năm 1496), mang đậm dấu ấn giai đoạn phát triển văn hóa Hán. Qua một số chứng tích văn hoá còn lưu trữ được trong các miếu thờ thần như sắc phong của các triều đại, các câu ca dao, tục ngữ, các làn điệu hát dân gian, các bản gia huấn ca, các bản gia phả dòng họ, các lễ tục, phong tục tập quán còn tồn tại cho tới ngày ngày nay, cho thấy lịch sử phong hoá của làng Đồng Tỉnh và làng Xuân Cầu có chiều dài lên tới hàng ngàn năm.

Một số di chỉ văn bia, vùng đất Tế Giang (Văn Giang ngày nay) và địa danh Nghĩa Trụ được nhắc tới nhiều vào thời nhà Lý, Đặc biệt sau cuộc nổi loạn của Phạm DuPhạm Du:
(范兪, ? – 1209) là tướng nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, dưới triều vua Lý Cao Tông - vị vua thứ bảy của nhà Lý.
trong đất Nghệ An. Trải qua thời đại nhà Trần, tới thời đại nhà Lê và các triều đại nối tiếp sau này trang Đồng Tỉnh, trang Hoa Cầu của tổng Hoa Cầu huyện Tế Giang trấn Kinh Bắc được biết tới qua nhiều bản sắc phong của triều đình mỗi triều đại.

Làng Xuân Cầu vào thời Lê sơ lược ghi trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi như một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề nhuộm thâm ”Làng Huê Cầu nhuộm thâm... Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang, làng ấy cung ứng đồ cống phú cho Trung Quốc là 200 tấm vải thâmDư địa chí”.

Làng Đồng Tỉnh với sự xuất hiện của trang thiếu niên tuấn kiệt, mới 13 tuổi đã tỏ rõ khí phách anh hùng của một thần tướng giúp triều đình nhà Lê trung hưng đánh giặc phương Bắc (Ai Lao - NV), lập công lớn được vua sắc dụ cho dân trong làng lập đền thờ làm thành hoàng làng đời đời cúng tế. Vị nhân thần này còn là người có công đem cây thuốc lào về cho nhân dân địa phương cùng nghề trồng và buôn bán thuốc lào phát triển rộng rãi cho đến ngày nay, như một thứ sản vật nổi tiếng trong nước với câu ca dao:

Ai về Đồng Tỉnh – Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm...

(ca dao).

2. Địa giới:
Làng Đồng Tỉnh hiện nay tính từ phía bắc giáp Xuân Cầu, các xóm dân cư phát triển theo trục bắc nam là: xóm Hổ, xóm Đồng có địa giới tiếp giáp với làng Xuân Cầu; xóm Đình, xóm Xá, xóm Sông ở vào trung tâm làng; xóm Mới tiếp giáp với làng Thọ Vực, xóm được thành lập sau năm 1990, thuộc quỹ đất dãn dân của thôn, phía Tây là cánh đồng lúa màu, phía Đông là sông Nghĩa Trụ.

Làng Xuân Cầu từ phía Bắc trở xuống là thôn Lê Cao, Phúc Thọ, Tam Kì, phía Nam là tiếp giáp làng Đồng Tỉnh, Phía Tây là cánh đồng trồng lúa và hoa mầu, phía Đông là dòng sông Nghĩa Trụ.

3. Đất đai:
Ở Đồng Tỉnh - Xuân Cầu đã từng tồn tại một số loại ruộng như sau: (Theo khảo tả của Giáo sư Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc trong cuốn sách "Những nghiên cứu Xã hội học về gia đình Việt Nam" – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1996 - chủ biên Tương Lai).
  • Ruộng đình có 40 mẫu, chia đều cho các giáp thuộc thôn Tam Kỳ cày cấy. Người đăng cai tế chính thần và các vị á thần vào ngày 25 tháng 2 âm lịch thì được cày 1 mẫu. Khoán ước làng còn ghi rõ: “hàng năm phải nộp 400 đấu thóc cho làng, nếu gặp năm mất mùa thì tuỳ lượng”. Số ruộng nàyđược bảo lưu khá chặt chẽ, đến giữa thế kỷ này vẫn còn. (ở Đồng tỉnh ngày giỗ chính thần là 25 tháng 10 âm lịch hàng năm).
  • Ruộng chùa có 30 mẫu, phân chia cho 3 xóm cày cấy. Hoa lợi dùng cho ngày lễ chùa và ngày hội chùa ngày 1 tháng 4 hàng năm (theo âm lịch).
  • Ruộng tư văn, có vào cuối thế kỷ XVII được duy trì đến năm 1945, số lượng khoảng vài mẫu. Hoa lợi trừ phần người cày, còn lại chi phí cho sinh hoạt hội, tế Khổng Tử và các tiên hiền của làng và một phần giúp cho học trò nghèo. (ở Đồng Tỉnh không có loại ruộng này).
  • Ruộng họ là ruộng của dòng họ. Xuân Cầu có 17 dòng họ lâu đời. Họ nào cũng có ruộng, nhiều thì vài ba mẫu như họ Tô, họ Quản, họ Nguyễn; ít cũng 2-4 sào.
  • Ruộng hậu có nguồn gốc từ những người không có con trai hay tuyệt tự cúng vào chùa và những nhà thờ họ. Số ruộng này theo thời gian không bị giảm sút mà có lúc tăng thêm.
  • Ruộng Giáp là ruộng cua các giáp trong làng. Các thành viên trong giáp lần lượt được làm trùm giáp trong một năm thì được cày ruộng giáp hoa lợi chia đôi, 1 cho người cày và 1 để cho giáp.
  • Ruộng hậu dân (hậu đình). Đến đầu thế kỷ này, Xuân Cầu có 9 mẫu, đặt dưới quyền của Trùm chạ quản lý.
  • Ruộng đồng môn, do môn sinh đóng góp tiền mua ruộng để cúng giỗ thầy học.
Ngoài số ruộng trên, còn có một số loại ruộng khác là: Ruộng tế đinh, (1mẫu), ruộng khánh tiết còn gọi là ruộng xôi gà, ruộng đông chí, ruộng cơm mới, ruộng quan viên (2 sào), ruộng trùm.

Nêu lên 16 loại ruộng trong đó công điền và nửa công tư là để thấy mỗi loại ruộng là cơ sở vật chất cho một loại quan hệ của một bộ phận dân cư trong cộng đồng làng xuân cầu. 16 loại ruộng là 16 mối quan hệ, mà thực chất là những liên kết về tín ngưỡng, dòng họ, nghề nghiệp, láng giềng (xóm giáp) và cả thầy trò.

Tất nhiên Xuân Cầu còn có ruộng đất tư hữu nhiều hơn tông số các loại ruộng trên. Sở hữu loại ruộng đất tư này manh mún, mỗi thửa chỉ một vài sào”.

Hiện nay làng Đồng Tỉnh có tổng diện tích đất… ha, trong đó
đất nông nghiệp phục vụ cho cày cấy 2 vụ/năm và trồng hoa màu vào khoảng…ha,
diện tích đất ở… ha,
quỹ đất dự phòng dãn dân… ha,
tổng sản lượng lúa thu hoạch hàng năm trên mỗi sào (Bắc Bộ = 360m2) là…kg/sào.
Diện tích ao hồ, đầm phá dự trữ lượng nước tưới cho cánh đồng của thôn …ha.

Làng Xuân Cầu...

B. MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN – SINH THÁI

1. Con người:
Hiện nay dân cư khu trú trên địa bàn làng Đồng Tỉnh và Làng Xuân Cầu … người, gồm … hộ gia đình, tỷ lệ nông nghiệp …%; tỷ lệ bán nông nghiệp…%, cán bộ công nhân viên chức nhà nước…%. Tỷ lệ người cao tuổi trên 60 là… chiếm %, người đang trong độ tuổi lao động từ 18 – 59 tuổi là… %, lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, sinh viên 1 – 17 tuổi là… %.

Từ nhiều năm nay (sau năm 1975) được đánh giá cao về chất lượng học sinh các cấp học, năng lực tiếp thu kiến thức từ nhà trường khá tốt, số lượng học sinh giỏi hàng năm tăng cao, số sinh viên đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, và các trường dạy nghề trong toàn quốc, đã góp phần tô điểm thêm truyền thống hiếu học, tôn thầy trọng đạo của người dân trong xã Nghĩa Trụ.


2. Sinh thái:
Hai làng có địa giới nằm dọc theo dòng chảy của con sông Nghĩa Trụ, nên hệ thống cây xanh và giao thông, thuỷ bộ thuận tiện, công tác tiêu thoát nước đều đảm bảo, ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch được mỗi người dân tự giác chấp hành. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đều được bê tông hoá hoàn toàn, cũng góp phần tạo ra nét riêng trong sinh hoạt thường ngày của người dân trong vùng đệm của các khu công nghiệp (bán công nghiệp).

C. CÁC NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Theo vị trí địa lý, huyện Văn Giang thuộc hạ lưu của dòng Sông Hồng, có vùng đất bồi do phù sa tích tụ, lắng đọng hàng nghìn năm kiến tạo, đây là yếu tố thuận lợi của ngành sản xuất nông nghiệp mà cây lương thực chủ lực là các loại lúa nước. Đồng Tỉnh và Xuân Cầu khởi nguồn vốn là vùng đất trũng trong bãi lầy lau sậy, theo mùa nước lũ, nước cạn của dòng chảy sông Hồng mà thâu nhận lấy lượng phù sa màu mỡ trải qua hàng nghìn năm, độ dày kết lắng của lớp trầm tích thuộc hệ tầng Hà Nội khoảng 3.5 mét.

Độ cao so với mặt nước biển khoảng 3–4 mét. Cư dân sinh sống sản xuất nơi đây có tầng văn hoá đặc trưng của cộng đồng làng xã Bắc Bộ, pha trộn sắc thái thị trấn, thị tứ với nhiều nghề sinh sống, buôn bán khác nhau.


1. Nghề trồng và chế biến tiêu thụ các loại lúa nước, nông sản




2. Nghề trồng cây rau màu:
  • ngô,
  • khoai,
  • xu hào,
  • cải bắp,
  • cà chua,
  • các lọai rau xanh, cây gia vị


3. Nghề trồng cây công nghiệp:
  • đỗ tương, lạc, vừng…
  • hương nhu,
  • thầu dầu,
  • thuốc lào.


4. Nghề tiểu thủ công nghiệp:
  • sản xuất bao bì,
  • tái chế nhựa phế thải,
  • gia công may mặc.
  • đồ sắt,
  • đồ mộc gia dụng.

D. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH

Hương ấp Đồng Tỉnh, Hoa Cầu vào thời Lê, thuộc miền châu thổ đồng bằng sông Hồng, có đặc điểm thổ nhưỡng thềm lục địa và bán đảo Đông Nam Á, đặc tính khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm cao. Có độ dốc địa hình trong cấu tạo giữa các lớp đất đá gốc và bề mặt nghiêng theo trục Tây-Đông tương đối lớn. Là khu trung tâm của vùng đất đầm lầy lau sậy thuộc dải đất Nghĩa Trụ thuộc huyện Tế Giang, phủ Thuận An, lộ Bắc Giang.
Huyện Tế Giang là địa danh được xác lập vào đời Lý, trải qua các triều đại Trần, đến thời Lê đổi là huyện Văn Giang, nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc giáp thành phố Hà Nội, phía nam giáp huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ, phía đông giáp huyện Văn Lâm, phía tây giáp tỉnh Hà Tây, có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 71,79 km2:
  • Thị trấn Văn Giang diện tích hành chính là 6,84 km2
  • Xã Xuân Quan diện tích hành chính là 5,31 km2
  • Xã Cửu Cao diện tích hành chính là 4,40 km2
  • Xã Phụng Công diện tích hành chính là 4,89 km2
  • Xã Long Hưng diện tích hành chính là 8,49 km2
  • Xã Liên Nghĩa diện tích hành chính là 6,15 km2
  • Xã Tân Tiến diện tích hành chính là 9,92 km2
  • Xã Thắng Lợi diện tích hành chính là 4,84 km2
  • Xã Mễ Sở diện tích hành chính là 6,64 km2
  • Xã Nghĩa Trụ diện tích hành chính là 8,12 km2
  • Xã Vĩnh Khúc diện tích hành chính là 6,19 km2
Dải đất Nghĩa Trụ trải dài bên hữu ngạn con sông nhánh Nghĩa Trụ, là một trong 161 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng Yên. Cũng như các vùng đất khác thuộc đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Số giờ nắng trung bình 1.519 giờ/năm, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt độ trung bình mùa hè 23,2oC, mùa đông 16oC. Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.600oC.
Lượng mưa trung bình từ 1.450 - 1.650 mm, tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất 92%, thấp nhất 79%.

Dải đất Nghĩa Trụ xưa kia thông xuống lị sở Tế Giang theo hai đường thuỷ, bộ là vị trí quân sự và phòng thủ chiến lược rất thuận tiện cho thuỷ quân tác chiến, khi ấy bao gồm các địa danh Hoa Cầu, Đồng Tỉnh, Bảo Vực, Khúc Lộng, Vĩnh Bảo chịu sự quản lý hành chính trực tiếp của lị sở Tế Giang. Đất Nghĩa Trụ với hai hương ấp Đồng Tỉnh, Hoa Cầu rất sầm uất, mang tích chất tiêu biểu cho cả vùng văn hoá Nghĩa Trụ bởi có Cầu Nổi (Phù Kiều) bắc qua sông Nghĩa Trụ thông đất Đồng Tỉnh với Chợ Cái và xứ Đông (Hải Dương) theo đường giao thông bộ, cùng bến thuyền Hoa Cầu (cách bến thuyền Tế Giang khoảng 5 km), là đường thuỷ vận chuyển quan trọng, đồng thời cũng là những đầu mối giao thương nhộn nhịp giữa kinh sư và các lộ.

Vùng đất Tế Giang* là tên gọi xuất hiện trong chính sử từ thời Thập nhị sứ quânLoạn 12 sứ quân:
là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.
, với vị đầu lĩnh Lữ ĐườngLã Đường:
hay Lữ Đường (chữ Hán: 呂唐), xưng hiệu Lã Tá công (呂佐公) là một sứ quân trong thời 12 sứ quân cuối triều nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam, cát cứ vùng Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên).
, đến triều đại vua Lý Huệ Tông địa danh được gắn liền với bến thuyền trên ngã ba sông, nơi gặp nhau của hai dòng chảy, một từ sông Cầu qua Thổ Khối đổ đến và một từ sông Cái qua địa phận làng Bát (cửa Xuân Quan, cửa Đại Thông) hợp lưu tại dòng Nghĩa Trụ rồi đổ vào dòng Hoan Ái (Cống Tranh) đến sông Thái Bình sau đó lại hợp lưu cùng sông Cái đổ ra biển (Cửa Đại Hoàng?).

* Theo cuốn sách Miền quê Văn Giang của tác giả Trần Khắc Cần – Nhà xuất bản Văn Hoá Dân Tộc - 2004:
khi giải thích về nguồn gốc (huyện Văn Giang) Tế Giang là tên một con sông. Sông Tế Giang lớn. Khi nước triều lên, càng rộng, nối sông Hồng với sông Thương, Sông Cầu, là đường vận tải thuỷ chở các sản vật miền xuôi lên vùng núi Bắc Giang, Thái Nguyên và ngược lại.

* Theo Đại Việt sử lược:
Trần Tự Khánh lại đi Kinh lược Lạng Châu đến tận núi Tam Trĩ. Hầu hết đất đai Trần Tự Khánh lấy được cả. Tháng chạp Trần Tự Khánh rầm rộ kéo binh đến đóng ở bến Tế Giang vùng đất Nghĩa Trụ.

* Theo sách "Các trấn tổng xã danh bị lãm" in đời Gia Long:
Huyện Văn Giang (Tế Giang) thuộc phủ Thuận An, Xứ Kinh Bắc gồm 9 tổng, 61 xã, thôn, sở:
  • Tổng Hoà Bình có 8 xã: Hoà Bình, Vĩnh Lộc, Ốc Nhiêu, Ngân Hạnh, Chấn Đông, Từ Hồ, Lại Trạch, Đại Hạnh.

  • Tổng Đại Từ có 6 xã: Đại Từ, Đông Mai, Lộng Đình, Cát Lô, Trịnh Xá, Nghĩa Lộ.
  • Tổng Đồng Than có 6 xã: Đồng Than, Trang Vũ, Kênh Cầu, Lạc Cầu, Thanh Nga, Hoàng Đôi.
  • Tổng Phụng Công có 10 xã, sở: Phụng Công, Công Luận, sở Đan Nhiễm, Dương Liệt, Phi Liệt, Sâm Khố, Tầm Tang, Phù Liệt, Quán Trạch, Đan Kim.
  • Tổng Thái Lạc có 9 xã: Thái Lạc, An Lạc, Lạc Miếu, Ôn Xá, Thú Dương, Thanh Đặng, Hoàng Nha, Hương Lãng, Thanh Khê.
  • Tổng Đa Ngưu có 9 xã: Đa Ngưu, Kim Ngưu, Bá Khê, Nhân Nội, Như Phượng, Như Lân, Ngọc Bộ, Lại Ốc, Nhân Vực.
  • Tổng Đại Quan châu có 4 xã: Đại Quan châu, Chử Xá châu, Trung Quan châu, San Hô châu. (thời Lý Huệ Tông có tên gọi châu Đại Thông?)
  • Tổng Hoa Cầu có 6 xã, thôn: Hoa Cầu, Đồng Tỉnh, Bảo Vực, Khúc Lộng, thôn Đông Khúc thuộc xã Khúc Lộng, Vĩnh Bảo.
  • Tổng An Phú có 3 xã: An Phú, Thổ Cốc, Hiến Phạm.


Đến thời thuộc pháp sau khi chia lại địa giới hành chính tổng Xuân Cầu gồm: xã Xuân Cầu, xã Đồng Tỉnh, xã Vĩnh An, xã Vĩnh Bảo, xã Đông Khúc, xã Khúc Lộng, xã Thọ Vực, xã Đại Tài.

Sau năm 1945, còn lại 6 thôn thuộc tổng Xuân Cầu:
Thôn Đồng Tỉnh, thôn Tam Kỳ, Thôn Phúc Thọ, thôn Lê Cao, thôn Đại Tài, thôn Bảo Vực.

Năm 1947 tháng 10, huyện Văn Giang được tách ra khỏi tỉnh Bắc Ninh chuyển về tỉnh Hưng Yên. Tổng Xuân Cầu thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Năm 1950, tổng Xuân Cầu được trở về với tên ban đầu của nó là xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang.

Năm 1968 tháng 01 theo nhu cầu quản lý hành chính và bước phát triển mới của nhà nước, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được sát nhập thành tỉnh Hải Hưng. Xã Nghĩa Trụ thuộc về huyện Văn Giang tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, một số xã của huyện Văn Giang sáp nhập cùng huyện Yên Mỹ thành huyện Văn Yên, lại có sự chia tách một số xã của Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào thành huyện Mỹ Văn. Xã Nghĩa Trụ thuộc huyện Mỹ Văn tỉnh Hải Hưng.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999 tỉnh Hưng Yên được tái thành lập, xã Nghĩa Trụ lại trở về huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Trong quá trình quy hoạch hành chính, địa giới Nghĩa Trụ có nhiều thay đổi như việc chia tách các làng lớn thành nhiều đơn vị nhỏ như làng Hoa Cầu sau này được chia tách thành 3 thôn Tam Kỳ, Lê Cao, Phúc Thọ, làng Bảo Vực thành 11,12,12,14. Các làng Khúc Lộng, Vĩnh Bảo được cắt về xã Vĩnh Khúc. Riêng giữa hai làng Đồng Tỉnh và Hoa Cầu cũng có nhiều sự điều chỉnh thay đổi về địa giới so với khi mới bắt đầu hình thành và có tên gọi.



TOP


TOP

Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu (2) LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ


Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ


TIỂU DẪN:

Xét lịch sử của một làng quê Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của một vùng đất, xét lịch sử vùng đất ấy qua những biến đổi thăng trầm của một quốc gia, một thời đại (giai đoạn mà quốc gia đó tồn tại). Dòng chảy sự kiện lịch sử luôn song hành cùng sự tồn tại của một quốc gia. Xét các sự kiện lịch sử theo khái niệm khoa học thì lịch sử của nó chính là thời gian mà sự việc, hiện tượng của dữ kiện cần xét đã từng xuất hiện và từng tồn tại mà ta phải nhìn nhận nó như khi nó đang tồn tại. Làng Đồng Tỉnh và làng Hoa Cầu cũng vậy, lịch sử tồn tại và phát triển của hai làng luôn gắn liền với sự phát triển của vùng đất Nghĩa Trụ trên mọi phương diện văn hoá, kinh tế, xã hội, quân sự và nhân văn.

Muốn tìm hiểu một cách sâu sắc và triệt để về lịch sử của làng Đồng Tỉnh, Xuân Cầu phải bắt đầu từ lịch sử của vùng đất đã từng và vẫn đang dung chứa nó, ở đây chính là vùng đất Nghĩa Trụ và con sông Nghĩa Trụ (Sông Tế Giang) trải hàng ngàn năm luân chuyển phù sa đắp bồi kiến tạo mà thành, và muốn tìm hiểu lịch sử phát triển của vùng đất Nghĩa Trụ ta phải bắt đầu từ lịch sử của những con người đầu tiên tạo lập nên vùng đất.



Hiện nay đền Khúc Lộng - Vĩnh Khúc còn thờ Triệu Quang PhụcTriệu Quang Phục:
Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.
, song trong phần này, vì các dữ liệu và di tích dạng văn bản của sự kiện Triệu Quang Phục lập căn cứ không thấy ghi lại những dữ kiện lịch sử liên quan đến hai làng cổ Đồng Tỉnh - Xuân Cầu (dù thôn Khúc Lộng một thời gian dài vẫn thuộc tổng Xuân Cầu), nên người viết chỉ có thể dựa vào những dẫn chứng được ghi lại trong các cuốn quốc sử để mô tả, khớp ráp lại một phần lịch sử hình thành của hai làng nhằm đưa lại những thông tin thiết thực và chính xác nhất giúp cho chất lượng cuốn sách được đảm bảo, và để người đọc khỏi bỡ ngỡ, trong các phần tiếp theo, tác giả xin được phép đi sâu hơn vào các chi tiết lịch sử có liên quan biện chứng tới diễn tiến lịch sử của hai làng bắt đầu từ thời hậu Lý Cao TôngLý Cao Tông:
(chữ Hán: 李高宗, 1173–1210) là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 đến năm 1210.
Tượng thờ vua Lý Cao-Tông
và nhân vật lịch sử Trần Tự KhánhTrần Tự Khánh:
(陳嗣慶, 1175 - 1223) là tướng nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, người có công đặt nền móng cho sự thay thế ngôi nhà Lý của nhà Trần. Ông người Tam Đường, phủ Long Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Theo phả hệ họ Trần, Trần Tự Khánh là con thứ của Trần Lý, em của Trần Thừa - người sau này trở thành thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần - và Trần Thị Dung. Tuy nhiên theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Tự Khánh là em của Trần Thừa và là anh của Trần Thị Dung. Cuốn sử này không ghi rõ năm sinh của ông.
, người đã có công xây dựng, phát triển vùng đất này.






 ❧ ❀ ❧

Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu (2.2) LẠI LINH VÀ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT KHU CĂN CỨ NGHĨA TRỤ


Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ



Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết


2. LẠI LINH VÀ CÔNG CUỘC TÁI THIẾT KHU CĂN CỨ NGHĨA TRỤ

Lại Linh được giao đảm trách việc khôi phục và tái thiết căn cứ Nghĩa Trụ, việc đầu tiên là chiêu mộ dân lưu tán từ các vùng đất lân bang, nhưng công việc này thật phức tạp và khó khăn gấp bội lần như ông hằng nghĩ. Dân Nghĩa Trụ xưa chủ yếu sống bằng nghề chài lưới và cuộc sống bám vào các cửa sông lớn theo mùa nước, đất đai trồng cấy chỉ được một vụ mà còn bấp bênh như đánh bạc với trời bởi nạn lụt lội vào mùa mưa bão, nước từ thượng nguồn sông cái đổ về, dâng cao vượt mặt đê, cả lộ Tế Giang thành đầm chứa nước mênh mông. Dân cư sống nhờ nghề nông chỉ chiếm một phần nhỏ, độ đôi mươi nóc nhà nơi những gò cao khả dĩ tránh được nạn lụt lội vào mùa nước lũ. Khi Trần Tự Khánh chọn nơi đây làm căn cứ quân sự, khai hoá mở rộng đất đai, mộ dân lập ấp, trước kia dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là gia quyến của đám binh lính dưới trướng, dân từ các lộ lân cận đổ về làm ăn buôn bán thông thương khá nhộn nhịp, sau khi Đoàn Thượng hợp binh cùng triều đình đánh lén, Trần Tự Khánh phải bỏ Tế Giang về Quốc Oai lập căn cứ, vùng đất Nghĩa Trụ bị quân của Đoàn Thượng tàn phá nặng nề, sự tàn sát trả thù của người lộ Hồng khiến cho vùng đất trù mật Nghĩa Trụ trở thành vùng đất chết, dân Nghĩa Trụ lâm vào thảm trạng bi ai, li tán kẻ sống sót phải tha phương cầu thực đi kiếm ăn các nơi.

Trước tình trạng như vậy, việc tổ chức củng cố lại cơ cấu hành chính và công tác mộ dân lập ấp, khai hoang phục hoá, và trị thuỷ là công việc thiết yếu, được Lại Linh hết sức chú trọng. Ông chủ trương dồn sức cho công việc khơi thông, nạo vét dòng chảy sông Nghĩa Trụ tạo điều kiện thoát nước tiêu úng nhanh cho các vùng đất vừa được khai phá có thể đi vào trồng cấy, cho phép dân tứ xứ kéo đến ngụ cư và kêu gọi dân bản địa trở về làm ăn sinh sống bằng cách xuất 3 tháng lương thực trong kho quân lương giúp đỡ mỗi hộ dân cư mới đến lập nghiệp ổn định cuộc sống. Bản thân ông cũng mang toàn bộ gia quyến về ra sức cùng dân binh khai hoang khẩn hoá lập thành những điền trang. Căn cứ vào địa giới trước kia, ông tổ chức lại bộ máy hành chính trên đất Nghĩa Trụ thành trại ấp, Hoa Cầu và Đồng Tỉnh, Bảo Vực...

Đất Hoa Cầu là nơi đóng quân doanh của thuỷ quân với các xưởng quân đóng mới và sửa chữa thuyền bè, cung cấp cho nội phủ và các cánh quân đang chinh chiến, đồn trại trên các vùng đất khác. Đồng thời Hoa Cầu cũng có thể được coi như một trường huấn luyện quân thuỷ đặc biệt với địa hình khá nhiều kênh rạch tự nhiên phù hợp cho công việc huấn luyện và cung cấp cho toàn quân những toán quân thuỷ tinh nhuệ được chọn lọc, chiến đấu thuần thục trên các địa bàn đồng bằng và đầm lầy ở các lưu vực sông.

Đất Đồng Tỉnh có địa thế bằng phẳng, tương đối cao với các gò bãi được coi là trung tâm của căn cứ Nghĩa Trụ, trong con mắt của nhà tổ chức, Lại Linh chọn làm nơi đóng trị sở, hành cung với các trại quân doanh san sát, đây là nơi tập kết và huấn luyện quân bản bộ rất ưu việt.


Trên đất Đồng Tỉnh, có nhiều đầm nước tự nhiên, tất cả đều rất sâu và có mạch ngầm thông ra sông nhánh Nghĩa Trụ, nên nước trong đầm không bao giờ cạn, và là môi sinh thuận lợi cho các loại cá tôm nước ngọt phát triển quanh năm.

Dân cư lưu trú quanh các đầm nước này khá đông đúc, họ đời sống phát triển theo phương thức săn bắt tôm cá trên đầm và trồng cấy trên các dải ruộng cao, khi các cánh quân của triều đình tiến từ kinh sư hội thuỷ binh trên đoạn Thiên Mạc rồi chia hai mũi tiến quân, một nhánh qua cửa Xuân Quan xuôi về, một cánh qua cửa Đông đất Siêu Loại hợp binh cùng cánh quân của Đoàn Thượng từ vùng Hồng ngược theo sông Khoái tràn về cướp phá, triệt hạ, những người dân sống ở đây nhờ thông thổ địa hình và nhờ vào các lạch nước dày đặc giữa rừng lau sậy um tùm mà lánh lấp, thoát nạn. Khi quân triều đình kéo đi, họ lại trở về sinh sống, gây dựng lại điền trang gia sản.

Để đưa dân binh dần ổn định cuộc sống, Lại Linh chia các thuộc hạ thân tín đi cai quản, khai phá thêm các vùng đất mới, mở rộng lãnh địa về hướng Tây – Tây nam của căn cứ, đồng thời ra các lệ mới trong toàn quân như không được cướp phá hoặc khai thác tranh chấp xâm hại các sản vật của dân bản xứ, không được cướp đoạt những vùng đất đai đã có chủ sở hữu, mỗi hộ dân binh khi có thêm xuất đinh đều được hưởng thêm những phần ruộng đất ưu đãi, được cấp lương ăn cho bà mẹ… v.v. nhờ vậy dân lưu tán các nơi nườm nượp kéo về lập nghiệp sinh sống, sản xuất phát triển, thóc lúa tích trữ đầy các kho đụn, quân số nhờ vậy tăng trưởng không ngừng. Trên vùng đất Đồng Tỉnh trước kia chỉ có vài mươi nóc nhà dân, với dăm dòng họ chính như Tô, Trần, Phan, Lê… nay nhờ chính sách mới của Lại Linh mà tăng thêm rất nhiều.

Lại Linh có vóc người nhỏ nhắn, linh hoạt, theo Trần Tự Khánh từ những ngày họ Trần mới dấy binh, gia đình vốn thạo nghề đánh bắt cá và canh tác nông nghiệp ở xứ Nghĩa Trụ, ngay thuở nhỏ đã thạo thông sông nước, thường cùng cha lênh đênh trên các cửa sông lớn, làm nghề hạ bạc, sau lớn lên cầm đầu một số dân phiêu tán tụ tập nhau đi đánh cướp của cải các nhà giàu có trong các xứ lân bang. Sau đôi lần chạm trán cùng cánh quân của Trần Tự Khánh trên sông Thiên Mạc, đã tình nguyện đem quân phò tá và được Tự Khánh thu phục trọng đãi, trở thành một cánh tay đắc lực của Tự Khánh, trong công cuộc khai khẩn và xây đắp khu căn cứ Nghĩa Trụ của Trần Tự Khánh và gia tộc Trần hương Tức Mặc, ông là người có công lớn trong việc thuyết phục, phân tích và gợi ra được vai trò của vị trí chiến lược tối quan trọng trên vùng đất Nghĩa Trụ với Tế Giang và với kinh thành.



 ❧ ❀ ❧

3. ĐỒNG TỈNH - HOA CẦU VÀ CÔNG CUỘC KHAI ĐIỀN TẠO THỔ CỦA LẠI LINH

Giữa vùng lau sậy um tùm, vùng đất Nghĩa Trụ nổi lên như một con mãnh xà đang vươn mình quay đầu theo vòng cung Đông bắc; Tây nam, trung tâm của doi đất hình đầu mãnh xà này là ấp Đồng Tỉnh, nơi có những đầm nước nổi tiếng nhiều cua cá và không bao giờ cạn, được Lại Linh chọn đóng làm trung tâm lị sở và phát triển các trại quân doanh theo 3 hướng đều nhau trong sơ đồ chữ tỉnh (#), (tên gọi Cửu Tỉnh bắt đầu có từ đây), và vị trí lị sở, cùng hành cung của Lại Linh đặt tại khoảng trung tâm giữa hai doanh trại quân doanh thuỷ bộ, phát triển theo hướng Đông bắc là thuỷ trại Hoa Cầu, xuôi dòng sông Nghĩa Trụ xuống mạn Tây nam là khu vực huấn luyện quân bản bộ Bảo Vực, hướng Tây là rừng lau lách với các lạch chảy tự nhiên hình thành nên những thửa ruộng mà mỡ sau mùa nước lũ.

Ấp Cửu Tỉnh với nhiều dòng họ được chia quản lý theo các khoảnh ruộng thành từng đơn vị nhỏ tương đương các xóm ấp như, Hổ, Xá, Đình, các ấp đều có những đội quân dân binh được tập luyện chính quy nhằm tăng khả năng tự vệ và cung cấp nhân mạng cho các chiến trường sau này. Trong kiến trúc cơ sở theo sơ đồ chữ Tỉnh, Lại Linh đặc biệt chú ý chia các địa giới theo các doi đất tự nhiên, phù hợp địa thế và phong thuỷ, rất thuận tiện cho việc phối hợp tác chiến ứng cứu giữa các cánh quân và dân binh, giữa thủy binh và bộ binh, đảm bảo giao thông từ trung tâm tới các quân doanh hết sức cơ động và cơ hội tiếp cận với trung tâm thuận tiện ngang bằng nhau.

Từ điểm cao nhìn xuống đất Cửu Tỉnh, gồm năm xóm ấp toạ trên 5 doi đất tụ lại như hình hài của bầy chiến mã đang phục quỳ chầu vào trung tâm, xét theo mặt phong thuỷ thì những doi đất này ví như những bước tường thành tụ khí tàng phong cho ngôi đất chủ, những đầm nước có mạch ngầm thông với nhau tạo thành nhiều thần long che kín, bảo vệ cho long mạch chủ tụ khí tích thuỷ mỗi ngày thêm vượng phát. Nơi đóng trị sở và hành cung của Lại Linh, trước khi bị quân triều đình và quân Đoàn Thượng triệt hạ, thì đất Cửu Tỉnh vẫn được Trần Tự Khánh chọn làm nơi đặt trị sở điều tiết quân cơ.

Trong quy mô triển khai chiến lược lần này, căn cứ Nghĩa Trụ và trị sở Cửu Tỉnh được Trần Tự Khánh và các bộ tướng nhận định có tầm chiến lược trọng yếu liên quan đến vận thế đại cục, nên việc gìn giữ và xây dựng lâu dài căn cứ này là yếu tố sống còn, bổ trợ tiềm lực quân sự cho công tác phát triển các chiến trường chinh phạt và bành trướng thế lực, căn cứ quân sự này có tiềm năng đối trọng khống chế toàn bộ triều đình. Lần tái thiết này là hành động khẳng định rất rõ quan điểm của Trần Tự Khánh với triều đình, không còn e dè, cả nể, rất quyết đoán và cũng là lời thông báo cáo buộc sự bạc nhược, kém tài của vị vua đương triều Lý Huệ Tông trước trăm quan và thiên hạ.

Căn cứ Nghĩa Trụ với đại quân doanh thuỷ bộ ra sức chiêu tập và huấn luyện quân cơ cho các tướng suý và dân quân binh, thành sức ép lớn với triều đình và đặc biệt với thế lực của bà thái hậu khiến vua tôi nội triều ngày đêm nơm nớp lo sợ, nó như mũi tên tẩm độc chĩa thẳng vào nhân thân các vị thân vương và ngay cả bản thân vị vua đương triều vừa thức giấc trên chiếc giường chính trị đã ruỗng mọt cũng không tránh khỏi cảm giác ám ảnh đe doạ. Lại thêm tin tức cấp báo ở các chiến trường không ngớt bay về báo thảm tin khiến ông vua bạc nhược đành phải lựa chọn phương án trốn khỏi hành cung, rời bỏ kinh sư để tìm nơi nương náu tạm thời ru mình và ru trăm quan trong giấc mộng đầy ảo tưởng rằng một ngày kia, khi các cánh quân hợp lực đồng lòng cùng triều đình và thái hậu thì việc tảo thanh quân của Trần Tự Khánh chỉ là ngày một ngày hai. Những căn cứ quân sự của Trần tộc mọc lên và phát triển bành trướng mỗi ngày một rộng lớn như chiếc mụn bọc lâu ngày trong cơ thể triều đình vốn dĩ đã kiệt quệ không còn sức đề kháng là chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ của cái cơ thể bắt đầu chết dần từng phần của triều đình nhà Lý khi ấy.

Căn cứ Nghĩa Trụ phát huy được trọn vẹn tác dụng của nó, tuy góp phần làm lung lay tinh thần của đám quan lại, thân vương huý tử tham sinh. Nhưng với một trận đánh mang tính quyết chiến trên diện rộng của các thế lực sau khi đã hợp tụ được lại như lần hợp binh đánh lén lần trước của quân triều đình và quân của Đoàn Thượng thì căn cứ Nghĩa Trụ vẫn chưa đủ tầm để kháng cự lâu dài. Là vị tướng dày dạn trận mạc, biết rõ thực lực của quân mình tuy mạnh nhưng vẫn chưa đủ đông để đáp ứng cho nhu cầu bảo toàn, cai trị các vùng đất vừa chinh phục được. Một mặt Tự Khánh tiếp tục lệnh cho Lại Linh đốc thúc tiến hành nhanh công cuộc tái thiết mở rộng địa bàn, ổn định dân sinh và lương thực cung cấp cho toàn quân, tạm thời dưỡng binh chờ cơ tung quân đánh những trận lớn. Một mặt ông ra sức điều đình dàn hoà với triều đình, lường tránh mọi khả năng bất lợi nhất có thể xảy ra cho các cánh quân của mình.

Bằng hành động của con mèo già trước con mồi vừa bắt được, không vội vàng nghiến ngấu cắn xé, cứ nhẩn nha tung thả vồ bắt, khiến đối phương rã rượi tinh thần, mất hết phản xạ trốn chạy vì khiếp đảm, hoặc giả có còn chút sức lực để guồng chân trốn chạy giữa cuộc chơi, thì những phản xạ chạy trốn ấy cũng là vô thức, phản ánh lại tình trạng tuyệt vọng đến cùng cực của con mồi.

Để vuốt ve tính tự mãn, tự cao của đối phương, Trần Tự Khánh tự cắt tóc mình và sai người dâng cho nhà vua và tâu rõ ý mình: "Tôi thấy bọn tiểu nhơn ở cạnh vua, chúng che lấp ngăn cản các bậc trung lương, dân tình thì uất ức không biết theo đâu mà chuyển đạt thấu lên trên. Cho nên nhân đó mà (tôi tụ họp) người trong nước khởi binh đánh bọn này, cắt bỏ gốc rể của sự hiểm họa để làm yên lòng dân. Và, đến phận mệnh của vua tôi thì không dám một tí xúc phạm,lại há có cái ý quá ỷ vào việc chăm đánh dẹp đó hay sao! Chẳng ngờ là tôi đã khiến cho xa giá phải lẫn tránh chỗ khác. Tôi tự lượng biết thân tôi. Tội tôi thật đáng muôn chết. Xin bệ hạ hãy tạm nguôi cơn giận mà đưa xa giá trở về kinh sư". Một mặt Trần Tự Khánh lại sai Đàm Kinh Bang đốc xuất trăm quan chuẩn bị pháp giá để đón vua trở về kinh.

Hành động vờn vỡ của Trần Tự Khánh giống như một sợi dây quẳng ra giữa dòng nước xiết để cho vua tôi triều Lý lăn xả vào bám víu. Chỉ bằng một hành động dâng tóc, một câu nói hoà hoãn tỏ ý thần phục tung ra đúng thời điểm, đã bóp vỡ mọi ý chí kháng cự của vua tôi triều đình nhà Lý. Nhà vua muốn theo về, quần thần đều mừng rỡ. Nhưng vẫn là chữ “nhưng” đầy trắc ẩn, rất may hoặc không may cho đám người mệt mỏi bạc nhược mất hết tinh thần sau những chặng đường dài ròng rã hộ giá bên vua, trong đám lếch thếch ấy vẫn còn một cái đầu tương đối sáng suốt, quả cảm đã một mực ngăn cản bẻ gãy mọi ý định của vua bằng những hành động cương quyết – Thái hậu Đàm thị, với uy quyền và thế lực của mình trong hoàn cảnh ngặt nghèo này vẫn có thể dẫn đạo được đám người đang hoang mang mất phương hướng trên cuộc lữ hành vô định.

Ở căn cứ Nghĩa Trụ, Lại Linh tranh thủ cơ hội hoà hoãn tập trung mọi khả năng thiên bẩm của mình cúc cung tận tuỵ hướng đạo quân sĩ một lòng luyện tập, sản xuất khí cụ, lương thực tích trữ. Trong quân doanh lúc nào cũng nhộn nhịp bóng người vào ra thưa bẩm, tiếng quân reo tập trận, ngoài cánh đồng, đầm nước tiếng gõ chèo đuổi cá vang khắp các đầm nước, tiếng dân binh í ới gọi nhau chuẩn bị nông cụ ra đồng, tiếng lưỡi mác phạt lau sậy mở rộng diện tích canh tác ràn rạt tiến sâu dần vào rừng lau sậy. Xóm ấp ngày thêm trù mật, trẻ con nô đùa quanh các trại quân. Một không khí thanh bình hiếm có giữa thời buổi loạn li, báo hiệu vùng đất Cửu Tỉnh và xứ Nghĩa Trụ đang chuyển mình vươn tới sự phát triển đỉnh cao.



Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu (2.4) SỰ PHÁ SẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỒNG LOẠT CÁC CĂN CỨ QUÂN SỰ


Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ




4. SỰ PHÁ SẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỒNG LOẠT CÁC CĂN CỨ QUÂN SỰ

Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu (2.5) CĂN CỨ NGHĨA TRỤ VỚI VAI TRÒ KẾT THÚC CHIẾN LƯỢC BÀNH TRƯỚNG QUYỀN LỰC TRÊN DIỆN RỘNG CỦA TRẦN TỰ KHÁNH


Chương II LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ




5. CĂN CỨ NGHĨA TRỤ VỚI VAI TRÒ KẾT THÚC CHIẾN LƯỢC BÀNH TRƯỚNG QUYỀN LỰC TRÊN DIỆN RỘNG CỦA TRẦN TỰ KHÁNH

PHẦN 2 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI NHÀ TRẦN


Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ



PHẦN 2 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI NHÀ TRẦN


PHẦN 3 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI NHÀ TIỀN LÊ


Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ




PHẦN 3 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI NHÀ TIỀN LÊ

PHẦN 4 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN


Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ



PHẦN 4 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN


PHẦN 5 - GIAI ĐOẠN SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 CHO ĐẾN NAY


Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ



PHẦN 5 - GIAI ĐOẠN SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 CHO ĐẾN NAY


GIAI THOẠI VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI HAI THÔN



TIỂU DẪN:

Từ xa xưa cặp địa danh Đồng Tỉnh, Hoa Cầu luôn tồn tại và song hành cùng nhau qua các bài vè, ca dao, tục ngữ, đồng dao, huyền tích còn lưu truyền trong dân gian. Lược bóc đi những yếu tố tâm linh thần thoại hoá - lớp mây mù vốn có sẵn trong bản chất của loại hình văn hoá phi văn bản này, sẽ giải mã được phần nào sự thật và truyền thống cũng như khát vọng sống cao đẹp trải bao thế hệ người xưa gửi gắm lại, qua đó cũng phản ánh được phần nào bản chất thực của những sự kiện đã từng xảy ra trên vùng đất này.

Câu ca dao ghi lại nghề truyền thống của 2 làng:

Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm.

Phản đối lại việc các chức sắc, nha dịch hai làng kình địch nhau, ra sức đốc thúc tiền của dân làng, thuê thợ tạc tượng voi đá, hổ đá:

Đồng tỉnh có tính trộm mèo
Hoa Cầu bắt được đem treo xà nhà...

Mục đích của việc tạc tượng để chôn đánh dấu mốc địa giới với hàm ý của bên chôn voi muốn mượn uy “Đức Ông” thạch tượng, ám chỉ việc “voi giày”.
Bên hổ đá đáp lại bằng việc mượn oai Chúa sơn lâm “Ông ba mươi” ám chỉ hổ tướng nào biết sợ ai...

Hoa cầu có tượng ông voi
Bị hổ Đồng Tỉnh cắn lòi ruột ra...
Chuyện tạc tượng hổ và voi của hai làng được bắt đầu từ việc thuần tuý tâm linh, làng Đồng Tỉnh thờ vị nhân thần tuổi Ất Mão làm thành hoàng làng. Làng Hoa Cầu thờ vị Á thần Nguyễn Tính. Bên võ bên văn. Danh trạng của hai vị lược ghi như sau:

“Hương Chàng lang công” - thành hoàng làng Đồng Tỉnh


Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết


Lời mở:

Trong dòng chảy văn hoá Việt Nam từ ngày xuất hiện niên sử, việc phong thần cho những người có công với dân, với nước vẫn thường được các sách sử xưa chép lại. Đó cũng là nét đặc sắc trong nền văn hiến Việt Nam.
Phong thần trong tín ngưỡng dân gian phản ánh lại những ước mơ, nguyện vọng của các tầng lớp dân cư gửi gắm niềm tin vào đời sống tâm linh nhằm thoả mãn nhu cầu đáp ứng và được đáp ứng niềm tin tín ngưỡng của mình vào vị thần mà họ cầu mong được hưởng sự trợ giúp trước mọi bế tắc đời sống. Các vị nhân thần, Á thần thường là người có tri thức, đức tín đặc biệt hay có sức mạnh siêu nhiên, hoặc có khả năng tiếp thu được sức mạnh từ các lực lượng siêu nhiên, thần bí qua việc phù hộ che chở, run rủi cho con người vượt qua mọi hoạ nạn sắp xảy ra (âm phù).
Nguồn gốc của việc phong thần là niềm tin tín ngưỡng khởi nguồn từ quan niệm tâm linh của người Việt cổ xưa qua việc cầu đảo lễ bái các vị thần sông, thần núi, thần đất, thần nước (thiên thần) do nhà vua là đại diện tối cao của toàn dân chủ trì tế lễ, kết hợp cùng tục thờ Mẫu Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Thượng Ngàn... trong tín ngưỡng dân gian mỗi khi xảy ra nạn lụt lội, hạn hán, hoàng trùng, dịch bệnh xảy ra đe doạ trực tiếp đến đời sống con người, sau đó được cộng hưởng thêm luồng tư tưởng Nho, Đạo từ Trung Quốc du nhập vào. Chỉ đến khi luồng tư tưởng này đủ sức thống trị toàn xã hội, yếu tố con người mới được ghi nhận và đưa lên ngang hàng với các yếu tố tự nhiên trong vũ trụ qua mối quan hệ (Thiên - Địa – Nhân) thì việc tôn thờ các vị nhân thần có sức mạnh phi phàm (trí, lực) mới bắt đầu được nhìn nhận, coi trọng và được tôn vinh, bằng việc các vị vua (thiên tử) đứng đầu triều đại ban sắc phong thần ghi nhận công trạng cho các vị, khi ấy mới được coi là vị nhân thần chính thống, nếu dân gian tự ý tôn phong mà không có ý chỉ của vua dụ xuống thì bị coi là thờ nguỵ thần, tà đạo (tuỳ theo từng triều đại).
Khi xét phong thần (nhân thần, á thần) cho một con người cụ thể nào đó, dân gian thường căn cứ vào những hành tích (công thần) và công trạng (mối lợi chung) mà vị đó đã đóng góp cho dân vùng đó hoặc cho đất nước như đánh đuổi giặc giã, lập công lớn giúp vua qua cơn hoạn nạn, cứu giúp cho dân cư một vùng khỏi nạn oan cừu, đói khát, dịch bệnh, hay cụ thể như đem lại cho dân một làng một nghề mới nào đó giúp cải thiện cuộc sống dân sinh, chứ không truy xét nguồn gốc, xuất thân địa vị hoặc giai tầng xã hội của người đó.


Nhiều trường hợp khi soạn thần phả cho các vị nhân thần, các vị vâng chiếu phụng soạn, (hoặc do các dịch giả chưa bám sát được diễn tiến thời cuộc và đời sống tâm linh xã hội đương thời) thường bỏ sót nhiều chi tiết cơ bản hoặc gắn thêm vào một số tích truyện mang đậm màu sắc huyền thoại khiến các đời sau rất khó tra cứu cho tường tận khi muốn hiểu về tung tích và hành trạng của các vị nhân thần dẫn đến sự hiểu nhầm, ngộ nhận.
Trường hợp phong thần cho thần hoàng làng Đồng Tỉnh và Á thần Nguyễn Tính là những điển hình.

Vị nhân thần làng Đồng Tỉnh là Công thần triều Lê (?) có công giúp vua đánh đuổi giặc phương Bắc (Ai Lao) (?) giữ yên bờ cõi, được nhà vua xuống sắc phong tặng “Thượng đẳng Tối linh Đại vương”. Và bản thần Phả do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Nhâm Thân (1572) hiện còn được lưu trữ tại viện Hán Nôm, (bản dịch của Lê Thị Mãng do Mai Xuân Hải hiệu đính năm 1999) có ghi sơ lược một vài chi tiết căn bản về quá trình xuất thân và lập công trạng của vị đương cảnh thành hoàng làng Đồng Tỉnh cùng 2 bài thơ xướng hoạ của vua triều Lê đương thời và bài thơ ứng mộng của vị tổ phụ có công sinh ra vị nhân thần. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều chi tiết cần phải làm rõ như ngày tháng năm sinh, năm mất, công trạng cụ thể của vị nhân thần này ra sao? giúp vị vua nào trong số các vị vua thuộc kỷ nhà Lê (Lê sơ), và đặc biệt thời gian của sự kiện lịch sử làm lên công trạng đó, có phù hợp với thời gian các sự kiện đã ghi trong các cuốn cố sử của các triều đại phong kiến Việt Nam hay không? Rất cần phải làm rõ là yêu cầu chính đáng và tất yếu của lịch sử.

Vị Á thần - Tiến sĩ Nghĩa quận công Nguyễn Tính, ngoài công lao đi sứ phương bắc dưới triều Lê - Trịnh, còn có công hai lần chỉnh trang tu sửa đình làng Hoa Cầu.

Nhiệm vụ của bài viết nhỏ này chỉ mang tính tham khảo, không tham vọng đưa ra một quan điểm cụ thể nào đối với các chi tiết thần tích cha ông đã ghi, ngoài mục đích bóc đi lớp sương mù huyền thoại từ nhiều trăm nay vẫn che phủ, mong tìm trở lại gần đúng với bản chất sự kiện lịch sử đã diễn ra trong cuộc đời và sự nghiệp vị nhân thần và á thần của hai làng.

Vị nhân thần làng Đồng Tỉnh

Bắt đầu khởi nguồn từ sự kiện năm Nhâm Thân (1572), xảy ra vào tháng giêng, đương giữa tiết xuân, khi nhà vua (Lê Anh Tông) làm lễ tế giao. Trong lúc đang thắp hương quỳ khấn thì lư hương bỗng đổ nhào xuống. Tự biết đó là điềm chẳng lành, vua Lê Anh Tông mới nhân cơ hội đó ban chiếu đổi niên hiệu từ Thiên Hựu thành Hồng Phúc. Lấy năm 1572 làm năm Hồng Phúc thứ nhất với mong muốn đổi dữ thành lành, giảm nhẹ đi những tác hại của điềm báo. Liền thời gian sau đó nhà vua xuống chiếu ban tặng sắc phong cho các vị thiên thần, nhân thần mà dân gian đang thờ trong cả nước nhằm bố cáo việc thay đổi niên hiệu cầu mong an lành và cầu xin sự linh ứng phù hộ của các vị thần chủ trong cả nước.
Bản Thần phả của vị Đương cảnh thành hoàng làng Đồng Tỉnh tổng Hoa Cầu huyện Văn Giang trấn Bắc Ninh, được soạn vào năm Nhâm Thân (1572) thời vua Lê Anh Tông trị vì (1557 - 1573). Trong phần sơ tả về quê cha (trang An Tường - Thanh Hoá), Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính có chép lại Bài thơ:

Hổ lang chi mộng báo Lê gia
Phúc hậu hồn trung báo hải hà
Ất Mão đương niên sinh quý tử
Thiên thu hưởng lộc mộc ân ba.

Bài thơ có thể coi là cái mốc đầu tiên để xác định năm sinh của vị nhân thần theo năm âm lịch, Ất Mão (nội dung câu thơ thứ 3), nhưng năm dương lịch là năm nào? Có công giúp vua Lê đời thứ bao nhiêu trong triều đại nhà Lê? Hành trạng (năm 13 tuổi giúp vua Lê (?) đánh giặc phương Bắc (Ai Lao)(?) là thật hay chỉ là những ngoa truyền trong dân gian, được các sử gia đời sau nhặt nhạnh chép lại mà thành thần tích?

Ta đã biết khởi đầu triều Lê sơ (Bình Định vương Lê Lợi) từ năm Đinh Dậu (1418) – năm Bình Định vương thứ nhất, khi ấy theo yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và cũng là nguyện vọng của đại đa số quân dân Đại Việt, Lê Lợi lên ngôi vua nhưng ông chỉ xưng Vương chứ không xưng đế, kéo dài đến năm Nhâm Thân (1572) đời vua Lê Anh Tông (thời Lê trung hưng) là tròn 154 năm, tính theo can, chi thì được hơn 2 hoa giáp (mỗi hoa giáp 60 năm). Lấy mốc khi Lê Lợi ra đời (năm Ất Sửu – 1385) đến khi bản thần tích này được soạn là 187 năm, hơn 3 hoa giáp. Để thuận việc tính toán, ta lấy năm Ất Mão (1375) làm cơ sở và làm mốc tính cho cả 3 hoa giáp tiếp theo là các năm 1435; năm 1495; năm 1555. (Năm 1375 thuộc đời vua Trần Duệ Tông, 1435 thuộc đời vua Lê Thái Tông; 1495 thuộc đời vua Lê Thánh Tông; 1555 thuộc Lê Trung Tông Vũ hoàng đế).

Bản Thần phả còn ghi lại sự kiện năm ông 13 tuổi, có công phò tá giúp vua Lê tiến đánh giặc phương Bắc (tức giặc Ai Lao) khi ấy giặc đang đóng đồn ở Vân Đồn (?) tiếm xưng nguỵ tướng, chiếm giữ địa giới các châu huyện biên giới, quấy nhiễu dân cư... Trong trận đánh này ông được cưỡi voi cùng nhà vua, được vua đích thân đặt tên cho là: Hương Chàng lang công, đi trước làm tiên phong tấn đại tướng quân... sau trận đánh trở về, được nhà vua đích thân kéo quân về trang Đồng Tỉnh, mở tiệc ăn mừng và ban thưởng... đến buổi trưa sau khi ăn tiệc xong thì ngài hoá, hôm đó là ngày 25 tháng 10 năm Mậu Thìn...


A - Xét theo lôgic của sự việc
1. Giả thiết thứ nhất: Ông sinh năm Ất Mão (1375) thời vua Trần Duệ Tông, tức hơn Bình Định vương Lê Lợi 10 tuổi. Năm ông 13 tuổi tức năm Mậu Thìn (1388) khi ấy Lê Lợi mới lên 3 đương thời vua Trần Đế Hiện, tháng 11 năm ấy là thời vua Trần Thuận Tôn. Vậy ông không thể sinh vào thời điểm này.

2. Giả thiết thứ hai: Ông sinh năm Ất Mão (1435) thời vua Lê Thái Tông, khi ấy Lê Lợi vừa qua đời được 1 năm. Năm ông 13 tuổi tức năm Mậu Thìn (1448) thời vua Lê Nhân Tông. Năm 1442 vua Thái Tông chết, vua Lê Nhân Tông lên nối ngôi từ lúc mới 2 tuổi, tức ông hơn vua Lê Nhân Tông 5 tuổi.

3. Giả thiết thứ ba: Ông sinh năm Ất Mão (1495) đời vua Lê Thánh Tông, năm ông 13 tuổi là năm Mậu Thìn (1508) đời vua Lê Uy Mục.

4. Giả thiết thứ tư: Ông sinh năm Ất Mão (1555) đời vua Lê Trung Tông vũ hoàng đế, năm ông 13 tuổi tức năm Mậu Thìn (1568) đời vua Lê Anh Tông.



Giả thiết thứ nhất đã được loại bỏ, còn ba giả thiết sau đều có thể.



B. Xét theo điều kiện lịch sử được ghi trong chính sử ta thấy:
1. Giả thiết thứ hai:
năm Mậu Thìn (1448), vua Lê Nhân Tông vừa tròn 8 tuổi
Mậu Thìn, năm (Thái Hòa) thứ 6 (1448). (Minh, năm Chính Thống thứ 13) xảy ra một số sự kiện lớn như:
- Tháng 2, mùa xuân.
+ Ðèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ, có tội. Triều đình cho phép Mạnh Vượng được chết, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em hắn là Dao.
+ Miền Đông đạo đồn ngoa rằng có sứ nhà Minh sang ta. Triều đình sai bọn Lê Khắc Phục đi lên biên giới.
Bấy giờ miền Đông đạo đồn ngoa rằng sứ nhà Minh đến nơi biên giới để hội đồng với ta làm việc khám nghiệm. Triều đình sai Trình Dục, Đông đạo tham tri, đến tận nơi để thăm dò. Dục vừa mới đến biên giới, đã vội quay về tâu rằng quan khâm sai nhà Minh kết hợp với các quan trấn thủ Quảng Đông đem nhiều binh mã đến. Triều đình liền sai bọn Tư khấu Lê Khắc Phục, tả hữu nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân và Nguyễn Văn Phú, Hữu thị lang Đào Công Soạn, Trung thừa Hà Lật, cùng với Tây Đạo đồng tri Nguyễn Thúc Huệ đi lên biên giới, chờ đợi để hội khám. Lại sai Nam Sách lộ Đồng tri Lê Thiệt đem hơn vạn quân kết hợp với quân sĩ ở trấn An Bang làm việc tuần phòng biên giới. Mọi người đều được ban cho tiền nhiều ít có khác nhau. Lại sắc sai miền Đông đạo chuẩn bị làm việc khao quân. Vì thế trăm họ nôn nao nhộn nhạo.
Khi đến biên giới, mọi người ở lại chờ đợi hàng tuần, hàng tháng, chẳng hề thấy có tin tức gì cả. Ai nấy mua các hàng hoá Trung Quốc rồi về, nói thác ra rằng quan khâm sai nhà Minh vì cớ riêng, không đến được. Quan Ngự sử đài là Hà Lật, vì bè đảng không chịu nói. Triều đình cũng bỏ qua không xét hỏi đến việc này nữa.
- Tháng 11, mùa đông.
+ Gả Vệ quốc trưởng công chúa cho Lê Quát.
+ Các thổ tù ở Tuyên Quang là bọn Nông Thế Ôn, Dương Thăng Kim và Nguyễn Châu Quốc làm phản, dẹp yên và giết chết cả.
Trước kia, bọn Nông Thế Ôn ở Bảo Lạc, Thắng Kim ở Thám Già và Châu Quốc ở An Phú, đều cậy có địa thế hiểm trở xa khơi, không chịu cung nộp phú thuế và sưu dịch. Đến đây chúng định mưu cùng nhau liên hợp quân lại, giữ lấy bản châu, nổi lên làm phản. Việc lên đến triều đình. Nhà vua sai Lê Luân, Tổng quản Tuyên Quang, đem quân bản trấn đi đánh dẹp, bắt được bọn Thế Ôn và Châu Kim, giải về kinh đô, giết chết.


2. Giả thiết thứ ba:
Mậu Thìn, năm thứ 4 (1508), (Minh năm Chính Đức thứ 3) có các sự kiện:
- Tháng 2, mùa xuân.
+ Bổ dụng Mạc Đăng Dung là đô chỉ huy sứ ở ti Đô chỉ huy sứ thuộc vệ Thiên Võ.
- Tháng 10, mùa đông.
+ Bắt đô ngự sử Đỗ Nhân giao xuống ngục hình, ít lâu, Nhân lại được tha.
+ Nước Hắc La La xâm lấn cửa Chu Quan (Chu Thôn Điền). Nhà vua sai bọn Lê Quýnh đem quân đi đánh, chia lập mốc giới ở nơi quan ải rồi dẫn quân về.
Nhà vua sai Trần Thúc Mại, đô đốc Bắc quân làm phó tướng doanh Hữu du kích, Phạm Nhất Ngạc làm ký lục dẫn quân đi trước; một mặt hạ lệnh cho Mĩ quận công Lê Quýnh làm Chinh man tướng quân, Đan Khê bá Trịnh Hưu làm phó, thống lĩnh các vệ Thần Võ, Hiệu Lực, Điện Tiền và quân trong Ngũ phủ tất cả 6 vạn người đi đánh. Quân kéo đến cửa ải Chu Quan, chia lập mốc giới; lại hạ lệnh cho bọn Lê Quýnh chỉnh lý đất đai ở Chu Quan thuộc châu Thuỷ Vĩ, xứ Hưng Hoá, sửa sang xếp đặt công việc ở quan ải, rồi dẫn quân về.


3. Giả thiết thứ tư:
Mậu Thìn, năm thứ 11 (1568). (Mạc, năm Sùng Khánh thứ 3 - Minh, năm Long Khánh thứ 2 ) có sự kiện:
- Tháng 3, mùa xuân.
+ Dùng Nguyễn Bá Quýnh làm tổng binh Quảng Nam.
+ Thổ tướng Quảng Nam là Trấn quận công Bùi Tá Hán mất. Nhà vua sai quận Nguyên Nguyễn Bá Quýnh thay thế.
Đến đây, giả thiết thứ tư bị loại bỏ bởi trong năm này không hề xuất hiện sự kiện ngoại bang xâm lấn bờ cõi, hơn nữa giai đoạn này chỉ cách thời điểm soạn bản thần tích vài chục năm, và Đại học sĩ Nguyễn Bính cũng không cần phải bắt đầu bản thần tích bằng cụm từ “Thời bấy giờ, tương truyền ở trang Đồng Tỉnh...”. Chỉ còn lại giả thiết thứ hai và giả thiết thứ ba là đều có thể xảy ra.




C. Xét theo điều kiện vị trí địa lý và hành trạng của vị vua triều Lê.
1. Giả thiết thứ hai:
Ở giả thiết thứ 2 có hai sự kiện giặc xâm lấn bờ cõi.
- Sự kiện thứ nhất: xảy ra vào tháng 2, tại miền Đông đạo. Nhưng bản chất thực của sự kiện này chỉ là những ngoa truyền, đồn đại và sự tác trách của một số quan lại đương triều. Sự việc xảy ra trong vòng thời gian khoảng 1 tháng (tức khoảng tháng 3 thì trở lại bình thường, tuy triều đình có điều động hơn 1 vạn quân binh của lộ Nam Sách đi nhưng không xảy ra cuộc giao tranh nào.
Ở sự kiện này sự trùng lặp cùng bản thần tích về vị trí địa lý là địa danh Vân Đồn thuộc vùng An Bang, trấn An Bang cũng được lệnh kết hợp cùng quân triều đình tuần tiễu vùng biên giới. Địa danh Vân Đồn vào thời Trần, Trần Khánh Dư đã từng bố trí quân thuỷ, phục binh đánh đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy làm lên chiến thắng Vân Đồn lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại bang của quân dân Đại Việt trên biển Đông.
Sự trùng lập thứ hai theo bản thần phả ghi là giặc phương Bắc (tức giặc Ai Lao). Biên giới phía Đông bắc Đại Việt tiếp giáp vùng Lưỡng Quảng. Cụm từ “giặc phương Bắc” để chỉ quan quân nhà Minh trong sự kiện này là sát thực hơn cả.
Hơn nữa khi xét theo điều kiện khách quan, vua Lê Nhân Tông khi ấy mới được 8 tuổi chưa thể thống xuất binh lính ra trận, bởi đường tuần thú từ kinh thành tới Vân Đồn quá xa và đầy rẫy sự nguy hiểm đối với một ông vua trẻ, nên sự kiện này cũng không đáp ứng được yêu cầu khách quan. Sự kiện bị loại bỏ.
- Sự kiện thứ hai: Xảy ra vào tháng 11, mùa đông ở biên giới phía tây bắc Đại Việt, do các thổ tù ở Tuyên Quang liên hợp với nhau gây ra, quân trấn Tuyên Quang đánh dẹp và bắt sống được các thủ lĩnh giải về kinh đô.
Ở sự kiện thứ hai, về thời gian và địa điểm xảy ra đều không phù hợp với bản thần tích, bản chất của sự kiện này là cuộc nội chiến trong nước, và các thổ tù đều là những người có chức danh do triều đình phong, không phù hợp với nội dung ghi trong bản thần tích “tiếm xưng nguỵ tướng”. Sự kiện thứ hai được loại bỏ.


2. Giả thiết thứ ba:
Ở giả thiết này, chỉ có duy nhất 1 sự kiện xảy ra vào tháng 10, mùa đông năm Mậu Thìn (1508) nước Hắc La La ở mạn Vân Nam, động binh quấy nhiễu biên giới phía Bắc Đại Việt, vua Lê Uy Mục phải điều động tới 6 vạn quân đi đánh. Trong tất cả chỉ có giả thiết này là đúng, tuân thủ được đầy đủ nhất tính lôgic khách quan của sự việc cũng như đáp ứng được mọi yêu cầu đã đặt ra của vấn đề. Theo một số sách sử ghi lại thì các nước Hắc La La, Lão Qua, Sơn Lão... đều có mặt các tộc của bộ lạc Ai Lao, người Ai Lao sống thành từng nhóm rải rác trong các sơn động giáp biên giới phía tây, tây bắc Đại Việt. Trong trận đánh chiếm, tranh chấp biên giới này, họ đã chia quân theo nhiều ngả từ phía Bắc biên giới Đại Việt tràn xuống, đánh lan theo diện rộng, triều đình phải thống suất nhiều đạo binh đi chống đỡ, cánh quân của vua đến Chu Thôn Điền thì dựng cột mốc địa giới. Trận ở Châu Thuỷ Vĩ, ải Chu Quan (Chu Thôn Điền - đvsktt), Hưng Hoá chỉ là một trận đánh mang tính chất tiêu biểu mà các sử gia chọn ghi lại.
Trận đánh đồn giặc ở Vân Đồn do Lê Uy Mục đích thân dẫn quân đi, được ghi trong cuốn Thần phả do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn là một tư liệu lịch sử rất quý báu, giúp các nhà viết sử có thêm tư liệu để khảo cứu về trận đánh quân Hắc La La của vua Lê Uy Mục vào đầu tháng 10 năm 1508.
Lại xét thêm về hành trạng Vua Lê Uy Mục trong chính sử được ghi lại với chân dung của một ông vua tàn bạo. Vừa lên ngôi đã giết chết Thái hoàng thái hậu, cùng những trung thần của tiên triều như Nguyễn Quang Bật, Đàm Văn Lễ bởi khi trước, họ không chịu theo phe cánh của Kính Phi (mẹ nuôi thái tử Tuấn) cùng Nguyễn Nhữ Vi đồng mưu sửa đổi di chiếu của vua Hiến Tông, họ 1 lòng trung trinh giữ nguyên chiếu cũ lập vua Lê Túc Tông nối ngôi (di chiếu giao cho Đàm Văn Lễ và Nguyễn Quang Bật thừa hành, lập thái tử Thuần).
Sự việc Nguyễn Quang Bật bị dìm chết ở Nghệ An bại lộ, bị danh sĩ trong cả nước phản đối, Uy Mục vội tỏ ra ân hận sai giết người cậu ruột của mình là Nguyễn Nhữ Vi để đổ tội lấy lòng danh sĩ. Bản tính tàn ác và hoang dâm vô độ của Uy Mục khi chưa lên ngôi thể hiện rõ qua việc lấy hiệu là “Quỳnh Lâm động chủ”. Khi được ngôi vua càng vô đạo hơn, thường xuyên tổ chức những buổi yến tiệc, ép mọi người uống rượu hễ ai say là giết liền, đến nỗi sứ Minh là Hứa Thiên Tích sang cấp sắc phong An Nam Quốc Vương cho Lê Uy Mục được nối ngôi vua, khi nhìn thấy tướng mạo nhà vua đã cảm thán mà đọc câu thơ:
An Nam tứ bách vận vân trường
Thiên ý như hà giáng quỷ vương?
Sách Hồng Thuận Trung hưng ký của Nguyễn Dục ghi, Mẫn Lệ công thất đức, bọn Chủng, Thắng chuyên quyền. Thừa Nghiệp là thằng nhãi chăn trâu mà kiêm coi cả phủ Tông nhân; Tử Mô là đứa trẻ bán cá lại trông giữ hết quân Túc vệ. Tiến dùng bè lũ sài lang, đua mở rộng đường hối lộ. Xây phủ thì rừng núi các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang không còn cây đủ để lấp nguồn dục vọng, [54a] đòi mắm muối thì sông biển các vùng Nghệ An, Yên Bang không còn cá mà nhét miệng đói thèm. Gươm Thái A trở ngược, thần khí lung lay, tai dị sinh luôn, họ dân ta oán...
ĐVSKTT còn ghi, vua [46b] tính ưa vũ dũng, nhân khi đi tế Giao trở về cung, cưỡi trên đầu voi Viện Vân vào cửa Ðông Hoa. Hạ lệnh cho các ty năm phủ đem voi công vào trước mặt vua để lựa chọn và kê khai voi công của các trấn đem về kinh sư chọn làm voi ngự bổ sung cho các vệ.



Nghi án:
Lê Uy Mục sinh giờ Tý ngày mồng 5 tháng 5, năm Hồng Ðức thứ 19 [1488]. Năm Thái Trinh thứ 1 [1504] lên ngôi mới 17 tuổi, mất khi 22 tuổi, ở ngôi được 5 năm, rất thích cưỡi voi và tiến phong những người còn trẻ tuổi như Thừa Nghiệp và Tử Mô, là hai đứa trẻ chăn trâu và bán cá được giữ chức vụ tối quan trọng trong triều. Vị nhân thần làng Đồng Tỉnh cũng là một trong những trường hợp như vậy, nhưng có thể do uống rượu quá say khi về mở yến tiệc mừng công tại trang Đồng Tỉnh, Uy Mục đã sát hại vị nhân thần của làng để loại trừ mầm loạn, bởi ngài khi ấy mới 13 tuổi mà tỏ rõ khí phách của một đấng anh hùng. Hơn nữa ở tuổi thiếu niên mà uống rượu ban của Uy Mục, không thể tránh khỏi sự say xỉn mà bị giết, bởi Uy Mục vẫn có thói quen giết người say khi uống rượu.
Qua tất cả các dữ liệu ở trên, kết hợp cùng chi tiết cùng vua cưỡi voi xung trận ghi trong bản thần phả, ta có thể khẳng định được một điều: Vị nhân thần “Hương Chàng lang công” sinh ngày 14 tháng 3 năm Ất Mão, tức năm 1495 đời vua Lê Hiến Tông. Có công đánh giặc Hắc La La giúp triều đình nhà Lê sơ và mất vào ngày 25 tháng 10 năm Mậu Thìn tức năm 1508 đời vua Lê Uy Mục.
Và bài thơ mừng công còn lưu chép trong thần phả làng đồng tỉnh hiện nay là của vua Lê Uy Mục:

Long Vân nhất hội hoán tinh thần
Hạnh ngộ nhân tài tại ngã nhân
Duy thị yến trung hoan ẩm ngữ
Tình lưu Đồng Tỉnh Ức niên xuân.



Vị Á thần làng Hoa Cầu.

Nguyễn Tính ứng thí khoa Canh Thìn (1640), đỗ tiến sĩ đời vua Lê Thần tông (tức thái tử Duy Kỳ), và chúa Minh đô vương Trịnh Tráng, làm quan bồi tụng, Lễ bộ Hữu thị lang. Sau khi đi sứ phương Bắc về được thăng phong Nghĩa quận công. Ông là con út của quan Tham chính, Thái bảo Thọ kiều hầu Nguyễn Hằng người đỗ tiến sĩ đầu tiên của làng Huê Cầu (khoa Bính Tuất (1586)).
Cha ông là người giữ tiết tháo, tuy làm quan to trong triều nhưng hoàn cảnh nhà chỉ tùng tiệm, đủ ăn, sống cuộc đời thanh bạch như bài thơ cha ông tự hoạ về gia cảnh mình.

Ứ hữ trên đầu tóc đã hai
Nghĩ mình khó ngọt chửa bằng ai
Nằm nhà dột khư khư gáy
Lắc đầu không khích khích cười
Cột thiếu mành to che tháng giá
Bếp không liêu đất nấu canh khoai
Lại nghe Chu Dịch lời này nữa:
Bĩ cực ngày rày ắt thái lai.


Nối gương cha, Nguyễn Tính thi đậu Đồng tiến sĩ, làm quan to trong triều, ông là người có công và khéo vận động mọi người trong làng hợp sức dựng đình chung. Ngôi đình làng Hoa Cầu được sửa sang tôn tạo mới đến hai lần đều nhờ công ông.
Sau này dân làng xin thờ ông làm thành hoàng làng và thờ trong ngôi đình đó, được triều đình chấp nhận và sắc phong “Dực Bảo Trung Lương Linh phù chi thần”.




Trải qua 26 đời vua Lê sơ, Lê trung hưng và triều Hậu Lê, làng Hoa Cầu có tới nhiều người thành danh trong đường khoa cử, Đáng lưu ý nhất là vào giai đoạn triều hậu Lê với các vị:
  1. Đồng tiến sĩ Nguyễn Hằng thi đỗ khoa Bính Tuất (1586), làm quan tới chức Tham chính, tước Thái Bảo Thọ Kiền hầu (Khi nhà mạc mất, ông cùng một số quan lại trong triều đình Mạc đều bị bắt).
  2. Đồng tiến sĩ Nguyễn Tính đỗ Khoa Nhâm Thìn (1640), làm quan tới chức Thượng thư, tước Nghĩa hầu công.
  3. Đồng tiến sĩ Nguyễn Hành, đỗ khoa Mậu Thìn (1688) làm quan tới chức Thượng thư, tước Dương Trạch Bá.
  4. Đồng tiến sĩ Quản Danh Dương, đỗ khoa Canh Dần (1710), làm quan tới chức Thị lang, tước Hoa phái hầu.
  5. Đồng tiến sĩ Nguyễn Quốc Dực, đỗ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan tới chức phó Đô ngự sử.
  6. (1) Cử nhân Nguyễn Nhã Trực, đỗ khoa Bính Ngọ (1726), làm quan tri huyện Yên Dũng.
  7. Đồng tiến sĩ Quản Dĩnh, đỗ khoa Đinh Mùi làm quan tới chức Đại học sĩ.
  8. Chánh tiến sĩ Quản Đình Du, đỗ khoa Tân Hợi (1731) làm quan đến chức Hàn lâm thị chế.
  9. (2) Cử nhân Nguyễn Viết Thục, đỗ khoa Mậu Ngọ (1735).
  10. (3) Cử nhân Nguyễn Giản Kính đỗ khoa Quý Mão (1747) làm quan tri huyện Thanh Châu (Phú Thọ).
  11. Đồng tiến sĩ Nguyễn Gia Cát, đỗ khoa Đinh Mùi (1787).
  12. Hương cống Nguyễn Thủ Phác, đỗ khoa Kỷ Mão (1819).
  13. (4) Cử nhân Tô Ngọc Huyền, đỗ khoa Ất Dậu (1825)
  14. Đồng tiến sĩ Tô Trân, đỗ khoa Bính Tuất (1826), làm quan tới chức Tham tri bộ Lễ, toản tu Quốc sử quán. 6.Tô Trân (1781-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tuần phủ Định Tường (1826), Án sát Thái Nguyên, Thái bộc tự Thiếu khanh sung làm Toản tu tại Quốc sử quán, rồi thăng Tả tham tri Bộ Lễ. Sau ông xin cáo lão về quê.
  15. (5) Cử nhân Nguyễn Đức Huy, đỗ khoa Giáp Ngọ (1834), làm quan Án sát Cao Bằng.
  16. (6) Cử nhân Tô Ngọc Nữu, đỗ khoa Canh Tuất, làm Giáo thụ.
  17. (7) Cử nhân Nguyễn Mệnh Phương, đỗ khoa Nhâm Tý (1852)
  18. Phó bảng Tô Huân đỗ khoa Mậu Thìn (1868)

    Phó Bảng Phan Văn Ái, đỗ khoa Canh Thìn (1880), làm tới Án sát tỉnh Sơn Tây, hàm Quang Lộc tự Thiếu Khanh.

  19. (8) Cử nhân Tô Ngọc Sướng, đỗ khoa Bính Tuất (1886)
  20. (9) Cử nhân Đào Quản, đỗ khoa Tân Mão (1891)



II. ĐỒNG TỈNH – HOA CẦU NGÀN NĂM VĂN VẬT - PHONG TỤC TẬP QUÁN


PHONG TỤC TẬP QUÁN



Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết

A. ẨM THỰC TRANG PHỤC



Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của bất cứ động vật sống nào, loài người cũng vậy, không phân biệt màu da, sắc tộc, chính kiến, tôn giáo, tín ngưỡng tất cả hoạt động sống tồn tại, duy trì được là nhờ vào khả năng hấp thụ và chuyển hoá thức ăn thành vi chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Mỗi cộng đồng dân tộc, tuỳ theo hoàn cảnh địa lí, môi trường sinh thái, truyền thống lịch sử mà có các sở thích chế biến thức ăn khác nhau, đồ uống khác nhau, những quan niệm về ăn uống dần dần được hình thành cùng thời gian năm tháng trở thành những tập quán, phong tục ăn uống khác nhau.

Ở ĐỒNG TỈNH với sự thiên di của dân cư từ nhiều vùng khác nhau đến, khiến phong tục ăn uống kiêng khem mỗi vùng đều có những điểm khác biệt, mang dấu ấn đặc trưng riêng của vùng đất mình sinh ra, nhưng tựu chung lại các sản vật như lúa gạo, khoai mì, thịt cá, rau xanh các loại vẫn là món ăn chủ đạo trong bữa cơm thường ngày của tất cả mọi người.


Cơm tẻ là món chủ đạo không thể thiếu của các bữa ăn trong ngày. Cơm tẻ được thổi nấu từ nhiều loại gạo tẻ trồng trên ruộng nước.

Cơm nếp, xôi chế biến từ gạo nếp dùng trong các dịp tế lễ sóc vọng, giỗ chạp, cưới xin, ma chay.

Rau xanh được coi là nguồn cung cấp các laọi khoáng chất, Vi ta min A, B, C… cho cơ thể con người được dùng thường xuyên trong các bữa ăn, chế biến thành nhiều món thích hợp khẩu vị và khẩu phần ăn của các thành viên gia đình trong bữa cơm.

Thịt, cá, các loại thực vật có nguồn đạm cao là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho bữa ăn cũng có mặt trong bữa cơm mọi gia đình.

Mắm muối gia vị, là nguồn cung cấp các chất muối khoáng, đạm tinh chất cho cơ thể. Được dùng kết hợp để chế biến các món ăn thường ngày.

Dân dã sử dụng đồ uống như một nhu cầu giải khát hàng ngày trực tiếp bù cho cơ thể lượng nước thiếu hụt.

Nước uống có nước lá vối, nước lá chè tươi hoặc phơi khô, khi uống đun sôi hoặc ngâm vào nước sôi trong bình pha, sau đó rót ra uống khi khát.

Rượu trắng (rượu ta) là đồ uống thông dụng của các đấng nam nhi và cả một số nữ nhi thích “cảm giác bồng bềnh”, được chế biến từ gạo nếp (rượu nếp, rượu cái), hoặc gạo tẻ (rượu gạo), hoặc các loại củ khoai sắn, quả mơ mận (rượu sắn, rượu mơ) theo cách ủ lên men và chiết xuất bằng thuỷ phân. Được dùng làm đồ uống trong các bữa ăn với quan niệm dân gian “uống chút rượu cho ấm lòng”, bữa tiệc chiêu đãi, hoặc tiếp đón khách khứa thăm viếng trong các dịp tế lễ, giỗ chạp, hiếu hỉ” không rượu không thành lễ”.


Rượu cồn (rượu ngoại) có nhiều chủng loại, đáp ứng đủ mọi sở thích của mọi người tiêu dùng, có đặc điểm được sản xuất theo lối công nghiệp với công nghệ cao, độ cồn thấp, giá thành tất nhiên cũng cao hơn rất nhiều so với rượu ta, được một số người tiêu dùng thuộc tầng lớp dân cư khá giả, có điều kiện kinh tế sử dụng trong các dịp lễ tết.

Bia chai và bia hơi được sản xuất từ lúa mạch, theo công nghệ lên men vi phân và chưng cất theo công nghệ riêng được nhiều người ưa thích, sử dụng như đồ uống giải khát hoặc thay rượu trong các bữa ăn, các cuộc gặp gỡ hội hè, các đám hiếu hỉ.

Trang phục truyền thống
Tương tự như phong tục tập quán ăn uống, quần áo cũng có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, và hoa văn trang trí trên trang phục mang nét riêng biệt, làm nên diện mạo và bản sắc riêng của mỗi vùng, các loại trang phục truyền thống này hiện nay ít được sử dụng, đa phần chỉ được mọi người mặc vào các dịp lễ tết, hội hè.

Trang phục phổ thông
Là các loại trang phục may sắn, đa dạng kiểu dáng, màu sắc phong phú, có nguồn cung cấp từ các cơ sở may lớn trong nước như Việt Tiến, May 10, hoặc các thương hiệu sản phẩm may mặc nổi tiếng như levis… v.v., được nhiều người ưa chuộng bất kể dân tộc thiểu số nào, đặc biệt tầng lớp thanh niên, các loại trang phục may sẵn luôn dành được sự quan tâm hàng đầu của họ mỗi khi có dịp đi chợ mua sắm.

Đầu tóc, răng lợi
“Cái răng, cái tóc là góc con người” là nét văn hoá truyền thống Việt Nam, luôn quan tâm và đề cao hình thức của con người qua mái tóc, khi nhắc đến “đầu bù tóc rối” là mọi người liên tưởng ngay đến hành trạng của người cầu bơ, cầu bất, lang thang đầu đường xó chợ, “đầu bù, răng bựa” dùng để chỉ hạng người vô tích sự, ham ăn, ham chơi, lười nhác lao động, truyền thống đàn ông con trai cắt tóc ngắn, đàn bà phụ nữ nuôi tóc dài đã thành nét đẹp văn minh, văn hoá truyền thống.

Tục mài răng, nhuộm răng chỉ tồn tại trong một số lớp người thuộc thế hệ sinh trước năm 1945, đến nay không còn tồn tại.

Tuỳ theo địa hình cư trú của mỗi gia đình mà kết cấu nhà ở có những điểm khác nhau, nói chung kết cấu nhà ở của người Việt ngày nay đều chú trọng đến tính tương đồng, tương thích cùng môi trường sinh thái, ít phân biệt theo truyền thống của từng dân tộc.

Các kiểu nhà vách đất nện, mái lợp lá hoặc các vật liệu dễ kiếm có sẵn trong môi trường tự nhiên xung quanh.

Hiện nay đa phần các ngôi nhà đều được xây dựng theo lối bê tông hoá, mái bằng đổ bê tông cốt thép, nền lát đá, gạch hoa, tường gạch đỏ, hoặc gạch xỉ, nhà cửa được xây dựng theo lối mới, cột bê tông chịu lực, tường che, cửa gỗ kính, hoặc cửa xếp sắt. Cầu thang nối các tầng và lan can trang trí được dùng bằng gỗ tiện trang trí hoặc loại thép trắng chống rỉ, rất phù hợp với dải khí hậu nóng ẩm của nước ta.



B. HÔN LỄ - CƯỚI HỎI - SINH NỞ - MỪNG THỌ - MA CHAY



Hôn nhân là việc trọng đại của một đời người, ngay từ thủa xa xưa chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến việc chọn vợ gả chồng cho con cái do cha mẹ, hoặc các huynh trưởng quyết định, vấn đề yêu đương tìm hiểu và tự do hôn nhân không hề tồn tại hay là có khái niệm trong giai đoạn đó.
Ngày nay, hôn nhân đã được sự bảo trợ của pháp luật, và tục đa thê, đa phu cũng đã bị xoá bỏ thay vào đó là luật hôn nhân với quy định của pháp luật chỉ cho phép một vợ, một chồng.
Các cặp trai gái đến tuổi trưởng thành, yêu đương tìm hiểu nhau được tự do cởi mở tâm tình, có quyền lựa chọn cho mình người bạn đời mà cô ta (anh ta) cảm thấy gắn bó nhất, yêu quý nhất. Sau khi đã thống nhất chấp nhận xây dựng cuộc sống gia đình với nhau, hai người sẽ từng bước ra mắt và xin phép bố mẹ hai bên để tiến tới mục đích chung sống lâu dài với nhau, cuộc hôn nhân chính thức được tiến hành.

Các lễ thức của việc hôn nhân
Khi được pháp luật thừa nhận là có đủ điều kiện và năng lực đáp ứng những quy định, quy chế pháp luật hiện hành để đi tới mục đích hôn nhân của đôi trai gái qua việc cấp giấy “đăng ký kết hôn” cho đôi uyên ương của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cô dâu hoặc chú rể cư trú. Sau đó hai bên gia đình đại diện là bố mẹ cô dâu chú rể và các bậc phụ huynh trong tộc họ bắt đầu tiến hành bàn bạc và thực hiện lần lượt các nghi thức, vai trò chủ yếu thuộc về nhà trai:

Lễ chạm ngõ
Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái thông thường là trầu cau, rượu, trà để ước hẹn với nhau sẽ vun đắp cho đôi trẻ lên vợ nên chồng. Nhà gái nhận lễ sẽ đem cúng gia tiên và chia biếu các vị tôn trưởng trong tộc họ.
Từ lễ chạm ngõ cho tới lễ ăn hỏi không giới hạn thời gian, tuỳ theo điều kiện thực tế của đôi trai gái như kinh tế, công ăn việc làm, tang ma trong nội tộc. Cũng có nhiều trường hợp sau khi dạm ngõ, vì lí do nào đó mà không thể thực hiện được các bước tiếp theo nữa thì hôn ước coi như bị xoá bỏ.

Lễ ăn hỏi
Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để xin xác định ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ, lễ vật không thể thiếu là buồng cau, cơi trầu, hoa quả, bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, trà…vv, lễ vật đặt trong những quả ơn son thếp vàng và những mâm son phủ lụa đỏ (lụa điều), tuỳ theo từng lễ ít nhất là 3 mâm, nhiều có thể lên tới 9 hoặc 11 mâm quả.
Nhà gái tiếp nhận lễ vật, bày cúng gia tiên, mỗi thứ đồ lễ đều san bớt lại một phần trao lại cho nhà trai (gọi là lại quả) phần lễ nhận sẽ được chia đều cho họ hàng, bạn bè thân thuộc, hàng xóm láng giềng gọi là quà báo hỷ của nhà gái.


Lễ cưới
Đối với nhà trai là lễ đón dâu, nhà gái là lễ tiễn dâu
Trước giờ đón dâu, hoặc trước khi đoàn đón dâu nhà trai đến cổng ngõ nhà gái, phải cử ra một người phụ nữ đứng tuổi có thể là mẹ chú rể đại diện cho đoàn rước dâu cùng vài ba bà khác đem cơi trầu, trong có đặt tờ giấy bạc mới (tiền mới) mang tính chất tượng trưng không tính đến giá trị thực của đồng tiền, đến xin dâu, sau đó chú rể và đoàn rước dâu đúng giờ tốt đã định khởi hành đến nhà gái đón dâu về. Tại nhà gái, cô dâu và chú rể mới làm lễ trước bàn thờ gia tiên cẩn cáo cùng tiên tổ về chứng giám nhận mặt con cháu và coi chú rể đã chính thức là một thành viên trong gia đình.
Sau lễ gia tiên, cô dâu làm lễ vái chào bố mẹ, người thân, họ hàng nhà gái, cùng đoàn phù dâu lên xe hoa về nhà chồng.
Tại nhà trai, khi đoàn rước dâu về đến cổng thì mẹ chú rể tạm thời lánh mặt sang nhà hàng xóm, sau khi đôi vợ chồng trẻ làm xong các thủ tục lễ gia tiên trước bàn thờ tổ tông, cô dâu chú rể về vị trí chủ toạ nhận lời chúc phúc của bạn bè và mọi người khách dự tiệc cưới, người chủ hôn khi này có vai trò hoạt náo, mua vui cổ động mọi người múa hát văn nghệ chào mừng cho đôi trẻ bên nhau đến đầu bạc răng long.

Lễ lại mặt
Sau ba ngày tổ chức đám cưới, sang ngày thứ tư nhà trai sắm sửa cau trầu, xôi gà cho đôi vợ chồng đem sang nhà gái làm lễ cúng gia tiên, gọi lễ này là lễ lại mặt (tứ hỷ).
Ngày nay thường là ngay sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ đã đưa nhau về bên nhà vợ làm lễ cúng gia tiên rồi bày cỗ ăn mừng, đó cũng là lại mặt nhưng là lễ (nhị hỷ).

Sau lễ thành hôn, cả hai bên gia đình nội ngoại của cô dâu, chú rể đều mong ngóng “tin mừng” từ phía cô dâu tức tin cô dâu báo có thai. Đó là ước vọng chính đáng của ý thức duy trì nòi giống, truyền lưu dòng dõi huyết thống, mong có người nối tiếp nghiệp nhà, và đặc biệt điều này mang đậm nét văn hoá của nền văn minh nông nghiệp “trẻ cậy cha, già cậy con”.

Mang thai
theo cách tính toán cổ truyền từ khi có tin mừng cho tới khi sinh nở là chín tháng mười ngày trong khoảng thời gian gần 300 ngày này người phụ nữ mang thai phải thực hiện chế độ kiêng cữ chặt chẽ, mọi người trong gia đình đều tự ý thức tạo điều kiện chăm sóc thuận lợi và thoải mái nhất cho cô con dâu đang mang bầu.

Sinh nở
Thông thường thai nhi đến kỳ, đủ ngày đủ tháng thì người mẹ trở dạ sinh nở, có nơi đón bà mụ người đỡ đẻ về tận nhà để giúp sản phụ sinh nở mẹ tròn con vuông, có dân tộc người phụ nữ phải tự xoay sở vật lộn “vượt cạn” một mình, hiện nay việc sinh nở và chăm sóc bà mẹ mang thai được các trung tâm y tế cơ sở đảm nhiệm với các gói đẻ sạch, chăm sóc và dành cho thai nhi các điều kiện chăm sóc thuận lợi tối ưu.

Đặt tên cho trẻ
Khi mới sinh con, mọi người đều tránh đặt tên ngay mà thường dùng các tên gọi tạm thời như cún, vện, cu, hĩm để gọi đứa bé, tuỳ theo giới tính của trẻ mà gọi tên. Sau khi đầy tháng hoặc đầy năm, tuỳ từng nơi tổ chức lễ đặt tên chính thức cho con trẻ. Ngày xưa tên thường được ông nội hoặc bố đứa trẻ đặt, để tránh trùng tên với ông bà, cụ kỵ tiên tổ nội tộc nhà chồng, thứ nữa là tránh đặt tên trùng với tên thành hoàng làng, thần làng, tiếp đến phải tránh trùng tên với các bậc cao niên, anh em họ hàng nội ngoại và những người già cả trong làng nơi gia đình nhà chồng định cư sinh sống.
Ngày nay có nhiều trường hợp đặt tên ngay sau khi đứa trẻ ra đời, để tiện việc làm giấy khai sinh cho trẻ, cha mẹ trẻ đỡ phải tốn nhiều công đi lại làm thủ tục khai sinh và đăng ký khai sinh. Tên khai sinh này gắn bó suốt đời với đứa trẻ, là tên gọi hợp pháp được sử dụng trong tất cả các giấy tờ chứng minh nhân thân, có tư cách pháp nhân trong mọi giao dịch, giao tiếp với xã hội, được pháp luật gián tiếp bảo hộ.


Đi học
Nhiều dòng họ chú trọng tới việc học hành của trẻ, tự đặt ra những lệ tục như hàng năm tổ chức buổi họp mặt đông đủ mọi người trong tôn tộc và làm lễ ghi danh những đứa trẻ đến tuổi đi học vào sổ khuyến học của dòng họ, kết hợp tổ chức tuyên dương thành tích và trao quà thưởng cho những đứa trẻ có thành tích xuất sắc trong học tập.

Mừng tuổi
Thường vào dịp đầu xuân hàng năm, xuất phát từ lệ coi trọng tuổi trời, đứa trẻ sinh ra dù vào dịp cuối năm hoặc trước giao thừa vẫn được tính thêm một tuổi khi bước vào năm mới. Vào dịp tết Nguyên Đán đứa trẻ nào cũng náo nức chờ đợi được nhận tiền mừng tuổi của người lớn, số tiền mừng tuổi thường được gói trong phong bao đỏ hoặc hồng điều là những tờ giấy bạc mới kèm theo món tiền mừng tuổi này là những câu chúc phúc cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ giỏi giang.
Với những người cao tuổi, con cháu cũng thực hiện lệ này với tấm lòng thành tôn kính cầu mong cho các cụ được khoẻ mạnh sống lâu.

Trong các thôn bản, làng phố, những người từ 50 tuổi trở lên được coi vào diện lão, nhân những dịp tròn 50, 60, 70, 80, 90 tuổi con cháu trong gia đình thường tổ chức các buổi lễ mừng thọ và mừng thượng thọ, các cụ ông, cụ bà được ngồi vào ghế đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà, con cháu lần lượt vào tặng quà và gửi lời chúc thọ.

Qua lời chúc đại thể là cám ơn công đức sinh thành dưỡng dục của mẹ (cha, ông bà, cụ kị) và bày tỏ niềm hạnh phúc của mình khi được chăm sóc cho mẹ (cha, ông bà, cụ kị) cũng như cầu mong cho mẹ (cha, ông bà, cụ kị) được trường thọ, sống lâu thêm nhiều tuổi nữa, đó cũng là hồng phúc của các cháu con.

Chết là kết thúc vòng sinh trưởng sinh học của một đời người. Việc chết của một con người từ nhiều đời nay đã được nhân loại quan tâm, tìm hiểu bản chất thực của cái sự chết, đã có không ít luận thuyết được xây dựng nên xung quanh vấn đề này. Việc đón nhận cái chết như một lẽ tự nhiên hay tìm mọi cách chế ngự kéo dài, khuất phục nó đã khiến nhân loại tốn không biết bao nhiêu trí lực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người tới mọi vấn đề nảy sinh xung quanh cái chết.
Trong tín ngưỡng dân gian quan niệm chết là sự trở về với thế giới vĩnh hằng, là được về cõi niết bàn, cõi Phật, ở đó không tồn tại những ý niệm không - thời gian, không tồn tại sự khổ đau mà trần tục loài người đang gồng mình hứng chịu. quan niệm “Sống gửi thác về”, “sống có phận, chết có số” “Trần sao âm vậy” đã khiến nảy sinh ra rất nhiều phong tục, tập quán trong việc đón nhận và xử lý thi hài đồng loại sau khi chết.

Một số bước chuẩn bị khi trong nhà có người chết
Khi người già có những triệu chứng khó ở, thường được con cháu dành riêng cho một cái giường kê ở vị trí giữa nhà và gạn hỏi những điều trăn trối cuối như tâm tư nguyện vọng nào mà người sắp chết chưa được thoả mãn, còn việc gì chưa hoàn thiện để con cháu và những người đang sống gánh vác thực hiện thay, sau đó người giữ trách nhiệm cúng tế chính trong các buổi giỗ chạp sau này sẽ ghé tai người sắp chết thì thầm đọc “tên hèm” để sau khi chết, hồn người đó mỗi khi nghe con cháu đọc nhắc đến cái tên ấy thì về nhận đồ tế lễ, tránh trường hợp những vong hồn không nơi nương tựa về hưởng tranh phần.


Khi người đã chết thực sự, con cháu thấy không còn thở nữa bằng cách đặt một nhúm bông hoặc lông gà vào mũi mà không thấy lay động, hoặc đặt cái gương vào mũi mà không thấy gương mờ vì hơi nước khi thở thì thi thể khi ấy sẽ được chuyển đặt xuống đất một lát với ý nghĩa tín ngưỡng mong cho sinh khí phục hồi, sinh ra trưởng thành từ đất mẹ, nay lại trở về với đất mẹ. Sau đó lại chuyển thi thể người đã chết lên giường, phủ kín bằng tấm vải niệm, riêng phần mặt được che đậy bằng một lớp giấy bản. Trong thời gian chờ phát tang để mọi người thân cùng bà con lối xóm đến chào tiễn biệt lần cuối cùng, người nhà phải đi mời thầy địa lý về xem giờ chết tốt hay xấu và mời phường kèn định giờ phát tang, nhập quan, hạ huyệt để căn cứ vào đó bố trí thời gian tổ chức tang lễ cho phù hợp.

Lễ hú hồn
Nhà có người vừa chết, người con cầm áo người chết mặc khi tắt thở mới thay, trèo lên mái nhà theo lối cửa trước, hú gọi hồn người chết trở về ba lần, sau đó tụt xuống theo mái nhà bên kia vào theo lối cửa sau phủ tấm áo ấy lên trên thi thể người chết mong cầu sự hồi sinh lại của người vừa chết.

Lễ phạm hàm
Chắc chắn rằng cơ thể người đã chết hẳn rồi, con cháu trong gia đình khi ấy lấy một chiếc đũa gài ngang miệng, sau đó bỏ một nhúm gạo, ba đồng tiền hoặc mảnh vàng lá vào trong miệng người chết. Hành động tín ngưỡng này có ý nghĩa trên đường người chết đi đến cõi cực lạc, luôn có sẵn lương thực và tài sản mang theo làm lộ phí sẽ không gặp trở ngại. Lễ này gọi là Phạm hàm.

Lễ khâm liệm
Gồm tiểu liệm và đại niệm. Tiểu niệm gồm một mảnh vải dọc, ba mảnh vải ngang, thường là vải trắng, những nhà có điều kiện có thể dùng vóc, lụa. Xếp các mảnh tiểu liệm cho ngay ngắn, đặt tấm vải rộng (vải khâm) lên trên, rồi khênh thây đặt vào chính giữa, xếp các đồ chèn thường là giấy bản rồi buộc thi thể lại cho chặt. Đại liệm gồm một mảnh dọc, năm mảnh ngang, cũng được sắp xếp tuần tự như tiểu liệm.

Lễ nhập quan
Sau khi đã xem xét cẩn thận giờ giấc, giờ lành thì con cháu tiến hành nghi thức nhập quan cho người chết, khênh thây đã khâm liệm đặt vào quan tài quay đầu ra phía ngoài sau đó dùng giấy bản chèn cho chặt bốn xung quanh. Nếu người chết phạm giờ xấu, thì khi nhập quan người nhà sẽ để vào theo một cỗ bài tổ tôm 120 quân, cuốn lịch cũ hoặc dán bùa yểm để trừ tà khí rồi đậy nắp quan tài, gắn chặt bằng sơn ta. Trên nắp thiên bày các bát hương, bát cơm đơm đầy cùng quả trứng gà bóc vỏ kẹp giữa hai chiếc đũa cắm thẳng đứng, đầu đũa vót xơ bông. Theo tín ngưỡng dân gian, khi người chết phạm vào cung giờ xấu (giờ quan tuần đi bắt lính) nếu linh hồn của người chết bị sung quân, quan có hỏi thì linh hồn người đó sẽ đưa dần các quân bài có sẵn trong quan tài khi liệm và nhận là con cháu của mình để tránh tai hoạ cho gia đình, thân tộc.


Lễ đặt bàn thờ
Bàn thờ tạm thường được đặt trước linh cữu, phía ngoài che màn vải xô. Trên bàn thờ ngoài bát hương, đèn, nến có kèm theo hình ảnh chân dung của chết và bài vị thờ cúng bằng giấy ghi rõ chức vụ, quán tịch, họ tên khi sống, tên tự, tên hèm, địa vị ngôi thứ trong gia đình bằng chữ Hán, hoặc bằng chữ Việt quốc ngữ viết giả theo lối Hán tự. Trước bàn thờ treo một tấm vải ngang, viết bốn chữ Hỗ sơn vân ám (Mây che núi Hỗ) nếu người chết là cha tang chủ hoặc Dĩ lĩnh vân mê (mây mờ phủ núi Dĩ) nếu người chết là mẹ. Hai bên bàn thờ còn treo các câu đối bằng vải trắng ghi lại lời thương tiếc cha mẹ của các con trong gia đình.

Lễ thành phục

Thiết lập xong bàn thờ thì con cháu dâu rể tiến hành làm lễ thay áo thường phục bằng áo tang, mũ tang hoặc khăn tang truyền thống. Con trai trong gia đình mặc áo xô gai, đầu đội mũ nùm rơm quấn bẹ chuối khô, tay chống gậy (cha gậy tre, mẹ gậy vông); con dâu, con gái mặc áo xô gai, lưng thắt dây bện bằng bẹ chuối, xoã tóc đội mũ mấn. Con rể, anh em thân thích mặc áo thụng trắng, đội khăn trắng. Hàng cháu đội khăn trắng, chắt khăn vàng, chút khăn đỏ.

Lễ phúng viếng

Sau lễ thành phục, là lễ viếng dành cho họ hàng xa gần, cùng bạn hữu gần xa, bà con chòm xóm đến thăm hỏi thắp nén hương chia tay người đã khuất. Khách viếng hành lễ trước bàn thờ vong vái hai vái (lạy), con cháu đáp lễ lại bằng nửa lễ một vái (lạy). Lễ vật khách viếng thường là cau, rượu, thẻ hương, nay đơn giản hoá bằng tiền gói trong phong bì có ghi đầy đủ tên họ, địa chỉ người viếng để sau này con cái gia chủ căn cứ vào đó mà trả lễ.

Lễ tế kèn
Sau lễ thành phục, nhà có đám thường thuê sẵn đội kèn (đội nhạc hiếu), mỗi khi có khách đến viếng, đội kèn lại tấu lên những khúc nhạc bi ai, rầu rĩ, ảo não sầu thảm riêng của các đám tang, kết hợp cùng lời than tiếng khóc của con cháu người quá cố. “Sống dầu đèn, chết kèn trống” là nét văn hoá của người Việt Nam từ trước đến nay.

Tục chọn đất hạ huyệt
Thường thì gia đình người quá cố kết hợp cùng thầy địa lý căn cứ vào giờ sinh giờ tử, cung mệnh của người vừa chết để xem xét lựa chọn phương hướng, hoặc dải đất hạ huyệt chôn cất thi thể người quá cố. Trong tín ngưỡng dân gian, việc chọn đất hạ huyệt có ý nghĩa quan trọng với mối liên hệ tâm linh của những người đang sống theo triết lý “Sống vì mồ, vì mả chứ không ai sống vì cả bát cơm” (chữ cả ở đây mang hàm nghĩa lớn, hàng đầu như lợn cả, ao cả, ruộng cả). Tất cả các tục sau khi chọn đất, như hạ nhát cuốc đầu tiên để đào huyệt cũng phải lựa đúng giờ tốt đã được ấn định.

Tục chuyển cữu – yết tổ

Ngày đưa đám được xác định, tang gia tiến hành chuyển cữu sang nhà thờ tổ (nếu có để cáo yết với tổ tông) có thể đơn giản hơn là thay thế việc chuyển cữu bằng áo mão, dải lụa đeo trước ngực tử thi (hồn bạch). Hoặc con cháu chỉ cần khiêng linh cữu quay một vòng (chuyển cữu) rồi đặt lại vị trí cũ tượng trưng cho việc cáo yết tiên tổ.

Tục đưa đám
Đúng ngày giờ đã chọn, gia chủ hành lễ xin đưa linh cữu về nơi an táng, bằng việc gõ ba hồi chín tiếng phèng la đồng báo hiệu cho mọi người trong thôn xóm biết đã đến giờ đưa đám, mọi người tập trung tại nhà tang chủ, và theo sau xe chở cữu đưa người quá cố ra nơi có huyệt mộ đã được đào chuẩn bị sẵn cho việc chôn cất tử thi.

Tục cúng 3 ngày

Tang chủ tổ chức cúng ba ngày liền sau khi đưa đám trở về, với ý nghĩa tín ngưỡng cầu mong cho người chết được yên vui nơi cực lạc, các đồ cúng thường là cơm, canh, bánh trái.

Tục viếng mộ
Quy định con cháu sau 3 ngày từ khi chôn cất phải ra thăm viếng, sửa sang lại mộ phần.

Tục cúng cơm
Trong vòng 100 ngày sau khi chôn cất, tang chủ phải làm cơm canh cúng ngày hai bữa, ngụ ý vẫn phụng dưỡng vong linh cha mẹ như lúc còn sống.


Tục cúng 49 ngày (Thất lai tuần)
Sau mỗi bảy ngày tính từ khi người thân mất, tang chủ phải làm một lễ nhỏ lên chùa cúng cầu siêu cho vong hồn người quá cố, đủ bảy lần liên tục như vậy thì làm một lễ lớn hơn để cúng cầu siêu gọi là cúng thất lai tuần.

Tục cúng giỗ đầu
Một năm sau ngày người thân qua đời thì làm giỗ đầu, bỏ mũ áo xô gai, nhưng vẫn mặc trang phục vải trắng, chít khăn trắng. Ngày nay thay vào việc mặc tang phục những ngày sau đó, người trong gia đình có tang chỉ cần đính theo một miếng vải đen nhỏ trước ngực để báo tang.

Tục giỗ hết
Hai năm sau ngày người thân qua đời thì làm giỗ hết (đoạn tang) tức đại tường. Thời hạn để đại tang coi như đã hết, nhưng phải chờ sau khi lễ trừ phục tổ chức sau giỗ hết 2 đến 3 tháng thì mới được bỏ hết tang phục. Dân gian thường nói để tang 3 năm nhưng thực tế chỉ vào 27 tháng chịu tang mà thôi. Tổ chức giỗ hết tang chủ có thể làm lớn mời anh em họ hàng đến dự cúng giỗ.

Tục cải táng
Sau khi làm giỗ hết, là đến giai đoạn tổ chức lễ sang cát tức bốc dọn di hài xương cốt chuyển sang tiểu sành để chôn cất lại. Lần chôn cất này được coi là lần chôn cất cuối cùng và mang tính chất vĩnh viễn.
Sau khi cải táng, những nhà có điều kiện kinh tế thường xây đắp kiên cố mộ phần, người có quan tước, phẩm hàm thì xây lăng mộ, gắn bia khắc tên vào mộ phần. Hàng năm vào tiết thanh minh, con cháu đến thăm viếng làm công việc quét dọn mộ phần và bày đồ tế lễ cúng tại chỗ. Nhân ngày lễ tết, hoặc giỗ chạp có gia đình cũng ra tảo mộ.








Một vòng đời người kể từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành rồi già lão, bệnh tật mà mất đi đều gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần vào công cuộc kiến tạo, bồi đắp thêm cho nền văn hoá tâm linh thuần Việt tồn tại, phong phú, đi vào đời sống muôn sau. Những phong tục đẹp, tập quán hay mà con người khi sống chịu tác động, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách con người, nó dần được hoàn thiện theo hướng gạn thô lọc tinh và thẩm thấu vào hệ ý thức con người gián tiếp quy định mọi hành vi ứng xử, điều tiết chi phối các mối quan hệ xã hội, đó chính là thuần phong mĩ tục riêng có của dân tộc Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở tâm linh văn hiến ngàn đời nay.




Tiểu mục phong tục tập quán này tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu và ghi hết lại được hoàn toàn các phong tục tập quán vùng đất Nghĩa Trụ, cũng như nhiều phong tục tập quán khác còn tồn tại trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Hi vọng trong các tập sách khảo cứu tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục sưu tầm khảo cứu và giới thiệu đến bạn đọc nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về những phong tục, tập quán đang hiện diện trên vùng văn hoá này.