Kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà cách mạng Tô Hiệu
_ Nguyễn Tân Hòa _
Sau hơn 5 năm rút vào hoạt động bí mật, tháng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn khu kháng chiến tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, Đảng đã quyết định công khai lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc, đổi tên là Đảng lao Lao Động Việt Nam. Trong 158 đại biểu dự đai hội, đã có 5 đại biểu ở các cương vị, địa phương công tác khác nhau nhưng đều là con em quê làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên – quê hương phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy chống Pháp nổi tiếng, quê hương của liệt sĩ Tô Hiệu hy sinh tháng 3/1944 tại nhà ngục Sơn La khi mới 32 tuổi đời. Anh ra đi khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc...
Tô Hiệu sinh năm 1912 con út của một nhà nho yêu nước tuy mồ côi cha đã được thân mẫu là bà Ngô Thị Lý (con gái tướng quân Ngô Quang Huy tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy) dưỡng dục, huyết thống gia đình có ảnh hưởng lớn đến chí hướng và nhân cách của Tô Hiệu và anh trai Tô Chấn.
Năm 1926, Tô Hiệu 14 tuổi được mẹ gửi xuống Hỉa Dương ở trường Kiên bị. Do cùng bạn bè “để tang” chí sĩ Phan Chu Chinh, Tô Hiệu (và một số bạn khác) bị đuổi học. Tô Hiệu lên Hà Nội học tiếp, Tô Hiệu đã tham gia “Xích vệ đoàn”, năm 1929 vòa haotj động cách mạng ở Sài Gòn cùng anh trai là Tô Chấn. Năm 1930 Tô Hiệu bị Pháp bắt và “bỏ tù” 4 năm đầy ra Đảo Côn Lôn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1934 mãn hạn tù, nhưng vẫn bị quản thúc tại quê hương Xuân Cầu, trong khi Tô Hiệu đã bị ho lao giai đoạn hai.
Tuy bị lí dịch của làng ngày đêm theo dõi, Tô Hiệu vẫn đi lại thăm hỏi dân làng, họ mạc vận dụng các hình thức thích hợp để tập hợp quần chúng. Trong hàng vạn người mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại nhà Đấu xảo Hà Nội cũng có mặt hàng chục thanh niên Xuân Cầu đến dự từ kết quả vận động của Tô Hiệu đang chữa bệnh lao ở quê nhà.
Do có học vấn khá, Tô Hiệu còn mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho bọn trẻ trong làng ở ngay hiên nhà mình. Lũ học trò được học làm tính, học luân lý, nghe thầy Hiệu kể truyện cổ tích về cha ông đánh giặc ngoại xâm.
Tức tối trước những hoạt động của Tô Hiệu, bọn hào lí mượn cớ Tô Hiệu dạy học không có giấy phép đã thường xuyên đe nẹt, dọa dẫm nhiều lần, nhưng bị dân làng phản đối, đành làm ngơ…
Dân làng Xuân Cầu vốn ham học, nhưng không có đủ trường sở, con em chỉ học đến lớp ba ở đình hoặc chùa, thi xong sơ học yếu lược (Primaire Élémentaire) là hết chỗ học, bà con Xuân Cầu đã tự nguyện đóng góp, trích hoa lợi của công điền, bán ruộng của phe giáp, lạc quyên nhiều nơi lập quỹ làm trường, nhưng bị bọn chức sắc xà xẻo tham ô nên không xây dựng được trường hoàn chỉnh.
Tô Hiệu lòng dạ xót xa, đề ra khẩu hiệu: “Kẻ góp công, người góp của tiếp sức xây trường - tình đoàn kết muôn năm”, chẳng bao lâu ngôi trường “Kiêm bị” sáu lớp❖Bậc Tiểu Học 6 năm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur) ở Xuân Cầu hoàn thành, con em trong làng có cơ hội học lên. Ngày khành thành trường có cả Công sứ pháp, tri huyện Văn Giang về dự tuy chẳng mấy hài lòng. Chính Tô Hiệu là người đứng ra nói đàng hoàng, biểu dương, cổ vũ nhiệt tình của các nhà hảo tâm ủng hộ tiền làm trường, tinh thần hiếu học của bà con trong làng, khuyên nhủ học sinh chăm chỉ học hành, mở mang dân trí giúp ích cho mai sau. Dân làng Xuân Cầu hân hoan phấn chấn như được tiếp thêm sức mạnh mới. Cách mạng tháng 8 thành công, trường được đặt tên là trường Tô Hiệu.
Năm 1939, chính phủ Bình dân Pháp bị đổ, đại chiến 2 bùng nổ, thực dân Pháp ra tay đàn áp cách mạng ở nước ta, đồng chí Tô Hiệu đã tạm biệt quê hương đi hoạt động cách mạng ở vùng Đông bắc Hải Phòng. Năm 1940 bọn Pháp lại bắt đồng chí Tô Hiệu đưa lên Sơn La đày ải tại nhà ngục trần gian trên đồi Khau cả.
Tuy bị quản thúc tại quê nhà, nhưng những hoạt động của Tô Hiệu, ngoài việc huấn luyện đào tạo được một số thanh niên tích cực sau này đều là cán bộ cốt cán địa phương trong cuộc khởi nghĩa tháng 8 và kháng chiến kiến quốc,
Tô Hiệu sinh năm 1912 con út của một nhà nho yêu nước tuy mồ côi cha đã được thân mẫu là bà Ngô Thị Lý (con gái tướng quân Ngô Quang Huy tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy) dưỡng dục, huyết thống gia đình có ảnh hưởng lớn đến chí hướng và nhân cách của Tô Hiệu và anh trai Tô Chấn.
Năm 1926, Tô Hiệu 14 tuổi được mẹ gửi xuống Hỉa Dương ở trường Kiên bị. Do cùng bạn bè “để tang” chí sĩ Phan Chu Chinh, Tô Hiệu (và một số bạn khác) bị đuổi học. Tô Hiệu lên Hà Nội học tiếp, Tô Hiệu đã tham gia “Xích vệ đoàn”, năm 1929 vòa haotj động cách mạng ở Sài Gòn cùng anh trai là Tô Chấn. Năm 1930 Tô Hiệu bị Pháp bắt và “bỏ tù” 4 năm đầy ra Đảo Côn Lôn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1934 mãn hạn tù, nhưng vẫn bị quản thúc tại quê hương Xuân Cầu, trong khi Tô Hiệu đã bị ho lao giai đoạn hai.
Tuy bị lí dịch của làng ngày đêm theo dõi, Tô Hiệu vẫn đi lại thăm hỏi dân làng, họ mạc vận dụng các hình thức thích hợp để tập hợp quần chúng. Trong hàng vạn người mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1938 tại nhà Đấu xảo Hà Nội cũng có mặt hàng chục thanh niên Xuân Cầu đến dự từ kết quả vận động của Tô Hiệu đang chữa bệnh lao ở quê nhà.
Do có học vấn khá, Tô Hiệu còn mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho bọn trẻ trong làng ở ngay hiên nhà mình. Lũ học trò được học làm tính, học luân lý, nghe thầy Hiệu kể truyện cổ tích về cha ông đánh giặc ngoại xâm.
Tức tối trước những hoạt động của Tô Hiệu, bọn hào lí mượn cớ Tô Hiệu dạy học không có giấy phép đã thường xuyên đe nẹt, dọa dẫm nhiều lần, nhưng bị dân làng phản đối, đành làm ngơ…
Dân làng Xuân Cầu vốn ham học, nhưng không có đủ trường sở, con em chỉ học đến lớp ba ở đình hoặc chùa, thi xong sơ học yếu lược (Primaire Élémentaire) là hết chỗ học, bà con Xuân Cầu đã tự nguyện đóng góp, trích hoa lợi của công điền, bán ruộng của phe giáp, lạc quyên nhiều nơi lập quỹ làm trường, nhưng bị bọn chức sắc xà xẻo tham ô nên không xây dựng được trường hoàn chỉnh.
Tô Hiệu lòng dạ xót xa, đề ra khẩu hiệu: “Kẻ góp công, người góp của tiếp sức xây trường - tình đoàn kết muôn năm”, chẳng bao lâu ngôi trường “Kiêm bị” sáu lớp❖Bậc Tiểu Học 6 năm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur) ở Xuân Cầu hoàn thành, con em trong làng có cơ hội học lên. Ngày khành thành trường có cả Công sứ pháp, tri huyện Văn Giang về dự tuy chẳng mấy hài lòng. Chính Tô Hiệu là người đứng ra nói đàng hoàng, biểu dương, cổ vũ nhiệt tình của các nhà hảo tâm ủng hộ tiền làm trường, tinh thần hiếu học của bà con trong làng, khuyên nhủ học sinh chăm chỉ học hành, mở mang dân trí giúp ích cho mai sau. Dân làng Xuân Cầu hân hoan phấn chấn như được tiếp thêm sức mạnh mới. Cách mạng tháng 8 thành công, trường được đặt tên là trường Tô Hiệu.
Năm 1939, chính phủ Bình dân Pháp bị đổ, đại chiến 2 bùng nổ, thực dân Pháp ra tay đàn áp cách mạng ở nước ta, đồng chí Tô Hiệu đã tạm biệt quê hương đi hoạt động cách mạng ở vùng Đông bắc Hải Phòng. Năm 1940 bọn Pháp lại bắt đồng chí Tô Hiệu đưa lên Sơn La đày ải tại nhà ngục trần gian trên đồi Khau cả.
Tuy bị quản thúc tại quê nhà, nhưng những hoạt động của Tô Hiệu, ngoài việc huấn luyện đào tạo được một số thanh niên tích cực sau này đều là cán bộ cốt cán địa phương trong cuộc khởi nghĩa tháng 8 và kháng chiến kiến quốc,
Tô Hiệu còn dạy học, vận động xây dựng trường Kiêm bị ở Xuân Cầu đã để lại ấn tượng sâu sắc, làm bùng lên một khí thế mới cho nhân dân. Là một cán bộ cách mạng, một đảng viên trẻ có tầm nhìn xa trông rộng, quan tâm sâu sắc đến việc nâng cao dân trí, trực tiếp dạy học, rồi vận động xây dựng trường học tại quê nhà, đúng như lời Hồ Chủ tịch sau này đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu – Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Một tổn thất lớn của Đảng và dân tộc, trong 4 năm bị giam cầm tại nhà ngục Sơn La, bệnh lao ngày càng nghiêm trọng, làm bí thư nhà ngục khi mới thành lập, đồng chí Tô hiệu đã góp phần quan trọng biến nhà tù thành trường học đào tạo được nhiều cán bộ ưu tú cho Đảng và cách mạng, ngày 7/3/1944 đồng chí Tô Hiệu đã hy sinh khi ở tuổi 32, được đồng chí Nguyễn Lương Bằng - một trong bốn chiến sĩ cách mạng vượt ngục ngày 4/8/1943 đã xác nhận “Công lao lớn nhất thuộc về Tô Hiệu”.
Tháng 12 năm 1947, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã tổ chức trọng thể lễ trao bằng Tổ quốc ghi công cho 2 liệt sĩ Tô Chấn, Tô Hiệu (là hai anh em ruột) ở làng Xuân Cầu. Tháng 2/1998, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ban liên lạc nhà tù Sơn La, Tỉnh ủy Hưng Yên – Sơn La đã in ấn phát hành cuốn sách quý “Tinh thần Tô Hiệu” trên 200 trang, được đồng chí Đỗ Mười - cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ghi lời tựa, ghi nhận: “Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi nhưng cống hiến của đồng chí cho dân tộc cho cách mạng thật là to lớn… Nhân cách cộng sản mẫu mực của đồng chí đã nêu gương sáng cho các thế hệ mai sau noi theo”.
Đến nay, ở Hưng Yên có trường học( thôn Xuân Cầu) mang tên Tô Hiệu, một xã ở huyện Thường tín (Hà Nội) mang tên liệt sĩ Tô Hiệu và nhiều địa danh, công trình ở các địa phương khác trong cả nước cũng mang tên Tô Hiệu. Ở Sơn La, Phường trung tâm thành phố Là phường Tô Hiệu. Tô Hiệu và các liệt sỹ nhà ngục Sơn La được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ phường Tô Hiệu bên quốc lộ 6 đi qua. Một đại lộ dài gần 2 km đưới chân đồi Khau cả là đường Tô Hiêu. Thành phố Sơn La và một số huyện cũng có trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT mang tên Tô Hiệu. Ở Huyện Mai Sơn có nông trường mang tên Tô Hiệu( nay được đổi thành Công ty nông nghiệp Tô Hiệu). Hội khuyến học Tỉnh Sơn La định kỳ trao học bổng Tô Hiệu...
Ở nhà ngục Sơn La, có cây đào xuất xứ do Tô Hiệu trồng. Ai đến tham nhà ngục cũng chụp ảnh lưu niệm dưới gốc đào. Bài ca hát dươí cây đào Tô Hiệu đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng. Gần đây, nhiều cây tuyến xanh đô thị ở thành phố Sơn La đã và đang được trồng lại bằng những dãy đào...
Một tổn thất lớn của Đảng và dân tộc, trong 4 năm bị giam cầm tại nhà ngục Sơn La, bệnh lao ngày càng nghiêm trọng, làm bí thư nhà ngục khi mới thành lập, đồng chí Tô hiệu đã góp phần quan trọng biến nhà tù thành trường học đào tạo được nhiều cán bộ ưu tú cho Đảng và cách mạng, ngày 7/3/1944 đồng chí Tô Hiệu đã hy sinh khi ở tuổi 32, được đồng chí Nguyễn Lương Bằng - một trong bốn chiến sĩ cách mạng vượt ngục ngày 4/8/1943 đã xác nhận “Công lao lớn nhất thuộc về Tô Hiệu”.
Tháng 12 năm 1947, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã tổ chức trọng thể lễ trao bằng Tổ quốc ghi công cho 2 liệt sĩ Tô Chấn, Tô Hiệu (là hai anh em ruột) ở làng Xuân Cầu. Tháng 2/1998, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ban liên lạc nhà tù Sơn La, Tỉnh ủy Hưng Yên – Sơn La đã in ấn phát hành cuốn sách quý “Tinh thần Tô Hiệu” trên 200 trang, được đồng chí Đỗ Mười - cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ghi lời tựa, ghi nhận: “Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi nhưng cống hiến của đồng chí cho dân tộc cho cách mạng thật là to lớn… Nhân cách cộng sản mẫu mực của đồng chí đã nêu gương sáng cho các thế hệ mai sau noi theo”.
Đến nay, ở Hưng Yên có trường học( thôn Xuân Cầu) mang tên Tô Hiệu, một xã ở huyện Thường tín (Hà Nội) mang tên liệt sĩ Tô Hiệu và nhiều địa danh, công trình ở các địa phương khác trong cả nước cũng mang tên Tô Hiệu. Ở Sơn La, Phường trung tâm thành phố Là phường Tô Hiệu. Tô Hiệu và các liệt sỹ nhà ngục Sơn La được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ phường Tô Hiệu bên quốc lộ 6 đi qua. Một đại lộ dài gần 2 km đưới chân đồi Khau cả là đường Tô Hiêu. Thành phố Sơn La và một số huyện cũng có trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT mang tên Tô Hiệu. Ở Huyện Mai Sơn có nông trường mang tên Tô Hiệu( nay được đổi thành Công ty nông nghiệp Tô Hiệu). Hội khuyến học Tỉnh Sơn La định kỳ trao học bổng Tô Hiệu...
Ở nhà ngục Sơn La, có cây đào xuất xứ do Tô Hiệu trồng. Ai đến tham nhà ngục cũng chụp ảnh lưu niệm dưới gốc đào. Bài ca hát dươí cây đào Tô Hiệu đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng. Gần đây, nhiều cây tuyến xanh đô thị ở thành phố Sơn La đã và đang được trồng lại bằng những dãy đào...
25/03/2014
✯✯✯