Nghệ sỹ Xuân Hinh dâng văn 775 năm ngày sinh Thành hoàng làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ

Sunday, November 10, 2019

Nghệ sỹ Xuân Hinh dâng văn 775 năm ngày sinh Thành hoàng làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ



Nguồn: Dat Tuan - YouTube - 10/11/2019

Bí ẩn về số 7 trong lòng hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên

Thursday, October 10, 2019

Theo Triệu Quang – Hoàn Như



Kích thước của những viên gạch và cối đá xếp trong lòng 2 giếng cổ ở Hưng Yên đều liên quan đến con số 7 khiến người dân khó lý giải.
Con số 7 kỳ lạ trong lòng giếng cổ

Trải qua cả ngàn năm, 2 chiếc giếng cổ ở thôn Tam Kỳ (xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên) nước vẫn đầy ắp và trong vắt. Tuy nhiên, người dân hiện nay đã không còn sử dụng phổ biến như ngày xưa do đã có nước máy.


Giếng cổ Cổng Đồng nằm ở vệ đường lớn, gần với cổng làng và ao đình


Chiếc giếng Cổng Đồng hơn 1.200 tuổi từng bị lấp đã được người dân khôi phục và bảo vệ cẩn thận. Giếng Đình Ba hơn 1.300 tuổi nằm trong khuôn viên của một gia đình thì vẫn được gia đình này sử dụng và gìn giữ.

Có một điều mà người dân Tam Kỳ lấy làm lạ, đó là những viên gạch và cối đá quanh lòng giếng đều liên quan đến số 7. Gạch có 14 viên thì viên nào cũng có chiều dày 7cm, chiều ngang 17cm và dài là 27cm; cối đá có 11 chiếc, chiếc nào cũng cao 17cm, đáy 27cm và miệng là 37cm.

Chúng tôi trao đổi với GS sử học Lê Văn Lan – người góp công khôi phục giếng cổ này nhưng ông cho hay, ông chỉ là người làm lịch sử và góp phần khôi phục lại chiếc giếng cổ Cổng Đồng chứ không biết gì về những điều liên quan đến con số 7 trong gạch và cối đá dưới lòng giếng.

“Tôi chỉ chỉ biết giếng đó là một vết tích từ thời thực dân địa của Trung Quốc chứ tôi không hiểu biết về phong thủy hay bói toán nên không biết con số 7 có ý nghĩa gì”, GS Lan cho biết.


Những viên gạch và cối đá xếp trong lòng giếng đều có kích thước liên quan đến số 7 khó lý giải


Ông Đặng Xuân Chính –người làng Tam Kỳ bỏ nhiều công sức tìm hiểu về chiếc giếng cổ cũng chưa thể lý giải được vì sao các cụ ngày xưa lại lấy con số 7 để đưa vào kích thước các viên gạch, cối đá dưới giếng.

“Tôi cho rằng, ngày xưa các cụ coi số 7 là con số may mắn nên làm gạch và cối đá đều liên quan đến con số 7”, ông Chính phỏng đoán.

Ông Chính cho biết thêm, những viên gạch có kích thước liên quan đến số 7 còn gọi là “gạch thất”. Hồi khôi phục lại giếng, ông tìm hiểu thì biết có một gia đình ở Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) vẫn còn lưu giữ khuôn đóng loại gạch này nên đã sang nhờ người ta đóng và bán cho một ít về để xếp dưới giếng.

Chẳng ai hiểu được chính xác ý nghĩa của số 7 trong kích thước của những viên gạch và những cối đá xếp trong lòng 2 giếng cổ thôn Tam Kỳ. Thế nhưng, có một điều người dân nhìn thấy rất rõ ràng, những viên gạch, cối đá xếp so le chồng lên nhau rất vừa khít, chẳng cần phải vôi vữa nhưng đã trường tồn qua cả ngàn năm.

Ông Đặng Xuân Chính –người làng Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên



“Báu vật” của dân làng

Ngày trước khi chưa có nước máy, 2 chiếc giếng cổ ở thôn Tam Kỳ luôn đông đúc, nhộn nhịp người đến tắm giặt, gánh nước sinh hoạt. Mùa mưa, nước dâng cao đến gần miệng có thể dùng gáo múc; mùa cạn giếng cũng chưa bao giờ hết nước.

Ông Chính nhớ hồi còn nhỏ, ông và các bạn cùng trang lứa vẫn ra sân đình chơi hay đi chăn trâu về khát thì vục chiếc nón xuống múc nước nước lên uống.

“Nước rất ngọt và mát, dù uống nước lã nhưng không hề bị đau bụng. Dân làng khi đi làm đồng về qua, dừng chân lại giếng rửa chân tay, mặt mũi thì tỉnh táo cả người”, ông Chính chia sẻ.

Có năm hạn hán lớn, ao hồ nhiều nơi cạn trơ đáy, nhiều giếng khơi của người dân hết nước nhưng tuyệt nhiên, 2 chiếc giếng cổ ở Tam Kỳ vẫn đầy ắp nước. Dân các làng lân cận đến xin nước, xếp hàng lần lượt người này đến người kia múc đầy các thau, chậu, xô, thùng phi… mang về mà giếng chỉ vơi đi chứ không cạn.


Sau khi được khôi phục, người dân bảo vệ những chiếc giếng cổ rất cẩn thận



Người dân còn kể lại rằng, con gái làng ngày xưa tắm bằng nước giếng nhiều nên da dẻ hồng hào, khỏe mạnh; tóc thì suôn mượt, đen như gỗ mun.

Lý giải điều này, ông Chính giải thích: “Quan trọng là nước giếng sạch, không ô nhiễm nên sử dụng nước này sẽ đỡ bệnh tật, da dẻ không có mụn nhọt… Thế nên người dân đồn vậy cũng không có gì sai”.

Được biết, giếng đình Ba còn gắn với di tích Quán Dố - một ngôi miếu cổ thờ Ma Lỗ Đại Vương. Theo lệ làng, cứ đến tháng Sáu âm lịch, dân làng tổ chức lễ rước nước từ giếng về Quán Dố để cầu mưa.

Khi ấy, các cụ cao niên trong làng sẽ khăn áo chỉnh tề, trai tráng thì vác kiệu, vác lọng, bê ché ra trước giếng, xin “Thần giếng” cho nước thiêng về thờ tại Quán Dố, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.


Theo Triệu Quang – Hoàn Như (Dân Việt)

Nguồn: 24h theo Dân Việt - 22/9/2019


Mời xem bài:


“Đôi mắt thần” hơn 1.200 năm tuổi được dân làng Hưng Yên bảo vệ như báu vật

“Đôi mắt thần” hơn 1.200 năm tuổi được dân làng Hưng Yên bảo vệ như báu vật

Giếng cổ Cổng Đồng hơn 1.200 năm tuổi được người dân thôn Tam Kỳ bảo vệ cẩn thận.Giếng cổ Cổng Đồng hơn 1.200 năm tuổi được người dân thôn Tam Kỳ bảo vệ cẩn thận.


Người dân coi đây như “đôi mắt thần”, mang linh khí của làng nên lập ban thờ để hương khói và bảo vệ nghiêm ngặt.


Hai giếng cổ - “Đôi mắt thần” của làng

Làng quê Bắc Bộ xưa kia ghi dấu đậm nét với hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Mỗi làng hầu hết đều có một chiếc giếng làng để làm nơi sinh hoạt chung như tắm giặt, phục vụ sinh hoạt, lễ hội…

Thế nhưng thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) không chỉ sở hữu một mà có đến tận 2 chiếc giếng làng. Hai chiếc giếng này có niên đại đã hơn ngàn năm, chiếc cổ nhất hơn 1.300 năm, chiếc còn lại cũng đã hơn 1.200 năm.

Trải qua cả ngàn năm lịch sử, những chiếc giếng làng ở Tam Kỳ vẫn được người dân nơi đây gìn giữ, bảo vệ nên nước trong vắt. Người dân còn lập ban thờ, cúng tế và coi giếng như báu vật của làng. Đến hiện tại, có gia đình vẫn giữ thói quen dùng nước giếng này thay vì dùng nước máy.

Chúng tôi đến thôn Tam Kỳ vào những ngày đầu tháng 9. Như bao làng quên khác, Tam Kỳ cũng bắt đầu đổi mới, đường làng, ngõ xóm đã được trải bê tông phẳng lì.

Ngay đầu làng là phế tích của chiếc cổng làng cũ, rêu phong phủ kín nhưng người dân đã mở một con đường mới ở bên cạnh chứ không bắt buộc phải đi qua cổng làng nữa.

Đi thêm khoảng 100m nữa, chúng tôi bắt gặp một chiếc giếng ở ngay vệ đường to. Miệng giếng rộng khoảng 1m, được gác chắn bằng các thanh sắt và đậy bằng một tấm tôn có khoét lỗ nhỏ. Người dân dành riêng một khu đất để quây lại thành khuôn viên, có tường rào, cây cảnh, ban thờ và bảng chú thích lịch sử.

“doi mat than” hon 1.200 nam tuoi duoc dan lang bao ve nhu bau vat hinh anh 2

Tấm biển ghi lại lịch sử của giếng do Giáo sư sử học Lê Văn Lan gắn


Trên tấm biển gần giếng đề tên Nhà sử học Lê Văn Lan có ghi: “Giếng cổ Cổng Đồng tuổi đã hơn 1.200 năm, có từ thời nhà Đường (thời Bắc thuộc) đã chứng kiến sự ra đời và biến đổi của quê hương ta, từ thuở có tên gốc là làng Hoa Kiều, chuyển thành Hoa Cầu, thay bằng Huê Cầu, rồi đẹp đẽ giờ đây Xuân Cầu.

Là nguồn nước trong lành, mát mẻ, đầy ắp của cuộc sống và sự thịnh vượng quê hương qua các đời nên giếng không thể bị vùi lấp. Vẻ vang thay. Quý giá thay. Những chí hướng, trí tuệ, tấm lòng và công sức của những ai khôi phục, bảo tồn, tôn tạo nơi “tụ Thủy như tụ Nhân” này”.

Cách chiếc giếng cổ này khoảng 200m là một chiếc giếng cổ khác mà theo người dân, nó có tuổi đời đã hơn 1.300 năm. Chiếc giếng nằm trong khuôn viên của một gia đình, cũng được bảo vệ bằng những thanh sắt và có đậy nắp. Gia đình này hiện sinh sống ở Hà Nội, thỉnh thoảng về quê chơi và vẫn sử dụng nước giếng để sinh hoạt.

“doi mat than” hon 1.200 nam tuoi duoc dan lang bao ve nhu bau vat hinh anh 3

Giếng Đình Ba tuổi đời hơn 1.300 năm nằm trong khuôn viên của một gia đình

Từng lấp giếng cổ làm đường đi

Thấy chúng tôi tò mò quanh chiếc giếng, ông Tô Xuân Lực – một người dân thôn Tam Kỳ ra tiếp chuyện. Theo ông Lực, từ khi ông sinh ra đã thấy chiếc giếng tồn tại ở vị trí ấy. Ngày xưa, dân làng ra giếng sinh hoạt, lấy nước về ăn nhộn nhịp mà giếng không khi nào hết nước.

Khoảng hơn 30 năm về trước, một con trâu bị ngã xuống giếng, người dân phải phá miệng giếng để cứu con trâu lên. Cũng sau vụ việc ấy, người dân Tam Kỳ đã lấp luôn chiếc giếng cổ hơn 1.200 tuổi, sau làm đường đi đè lên.

Chỉ khi được nhà sử học Lê Văn Lan về thông tin, người dân Tam Kỳ mới biết được giá trị lịch sử của chiếc giếng nên đã lên kế hoạch khôi phục, gìn giữ và bảo vệ.

Chiếc giếng nằm trong phần đất nhà ông Lực. Khoảng năm 2013, ông đã dành khoảng hơn 10m2 đất của gia đình để dân làng khôi phục lại giếng và xây khuôn viên, lập ban thờ cúng bái “Thần giếng”.

“Biết được giá trị lịch sử của chiếc giếng nên khi biết mọi người có ý định khôi phục lại, tôi sẵn sàng hiến đất cho làng. Đá xanh được mang từ Thanh Hóa về và thuê chính những người thợ Thanh Hóa về khôi phục giếng. Những người thợ khi biết giá trị của chiếc giếng cũng đã không lấy tiền công”, ông Lực chia sẻ.

“doi mat than” hon 1.200 nam tuoi duoc dan lang bao ve nhu bau vat hinh anh 4

Ông Đặng Xuân Chính –người làng Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên.


Ông Đặng Xuân Chính –người làng Tam Kỳ bỏ nhiều công sức tìm hiểu về chiếc giếng cổ cho hay, giếng cổ tuy không còn nguyên bản nữa nhưng khôi phục lại được là điều rất quý giá và ông rất mừng về điều này.

Theo ông Chính, chiếc giếng hơn 1.200 tuổi còn có tên gọi là giếng Cổng Đồng, còn chiếc giếng hơn 1.300 tuổi tên là giếng Đình Ba. Chiếc giếng Đình Ba cổ và nước còn trong hơn giếng Cổng Đồng. Giếng ngày xưa là nơi sinh hoạt không chỉ một làng mà cả 3 làng ở xã Nghĩa Trụ gồm Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao.

Thế nên người dân nơi đây vẫn truyền nhau những câu thơ: “Giữa làng có giếng đình Ba. Giếng xây bằng đá nước thời trong veo. Tam thôn không có người nghèo. Nếu muốn lịch sử thì theo anh về” hay “Tam thôn ăn nước giếng thơi. Giếng xây bằng đá nước thời trong veo” hay”.

“Người dân đến lấy nước sinh hoạt thường xuyên, có những phiến đá người dân dùng để chà khi giặt quần áo nhẵn thín. Miệng giếng có những phiến đá lõm sâu vào 1-2cm do người dân dùng dây thừng và gầu kéo nước lên…”, ông Chính nhớ lại.

“doi mat than” hon 1.200 nam tuoi duoc dan lang bao ve nhu bau vat hinh anh 5

Lòng giếng được xếp bằng những viên gạch và cối đá xanh có kích thước đều liên quan đến con số 7.


Có một điều mà ông Chính cũng như người dân Tam Kỳ rất tò mò, đó là những viên gạch và cối đá xếp quanh lòng giếng đều liên quan đến số 7. Gạch có chiều dày 7cm, chiều ngang 17cm và dài là 27cm; cối đá có chiều cao 17cm, đáy 27cm và miệng cối đá úp xuống là 37cm.



Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại - Chủ Nhật, 22/9/2019.

Xem: Chuyện thần bí về 2 giếng cổ nghìn năm ở Hưng Yên không cạn nước - xaluan, 23/12/2019.



Mời xem bài:

Về quê hương Tô Hiệu

Thursday, July 11, 2019
Đất và người Hưng Yên

Về quê hương Tô Hiệu



Nguồn: YouTube 30 thg 6, 2019

Tưởng niệm 75 năm ngày hy sinh của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu 7/3/1944 - 7/3/2019

Tuesday, April 2, 2019

baohungyen.vn

Chiều ngày 7.3.2019, tại Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 75 năm ngày hy sinh của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu (7.3.1944 – 7.3.2019).

Dự lễ tưởng niệm có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an. Cùng dự có các đồng chí: Đỗ Tiến Sỹ, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Văn Phóng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh Sơn La…
Các đại biểu dâng hương tưởng niệm nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu
Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912, là người con ưu tú của quê hương Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ. Đồng chí tham gia cách mạng khi mới 16 tuổi. Đồng chí bị địch bắt và bị đày đi Côn Đảo. Mãn hạn tù, đồng chí tiếp tục hoạt động và là Uỷ viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ phụ trách các tỉnh duyên hải Bắc bộ. Năm 1939, đồng chí lại bị địch bắt và bị giam tại Nhà ngục Sơn La. Dù bị tra tấn, đánh đập dã man, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ngày 7.3.1944, nhà cách mạng Tô Hiệu đã trút hơi thở cuối cùng. Những đóng góp to lớn của đồng chí Tô Hiệu đã góp phần quan trọng vào thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Tại lễ tưởng niệm, bà Tòng Thị Phóng, Đại tướng Tô Lâm và lãnh đạo hai tỉnh Hưng Yên và Sơn La đã dâng hương tại Nhà thờ họ Tô và tại Nhà lưu niệm nhà cách mạng Tô Hiệu.

Sau khi dâng hương, bà Tòng Thị Phóng và Đại tướng Tô Lâm đã phát biểu bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước tinh thần, ý chí chiến đấu, gương hy sinh anh dũng của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cán bộ và nhân dân hai tỉnh Hưng Yên, Sơn La nguyện học tập tấm gương của nhà cách mạng Tô Hiệu, đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển.
Nguồn: baohungyen.vn
Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY HƯNG YÊN - Đăng ngày: 08/03/2019 - 3:23:06 PM




LỄ GIỖ TƯỞNG NIỆM 75 NĂM NGÀY NHÀ CÁCH MẠNG - LIỆT SỸ TÔ HIỆU HY SINH (7/3/1944-7/3/2019)

Tô Giang

Hội đồng họ Tô Việt Nam trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày mất của nhà cách mạng liệt sỹ Tô Hiệu
Chiều ngày 7/3/2019, tại Nhà Tưởng niệm Tô Hiệu (làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đã tổ chức Lễ Giỗ tưởng niệm 75 năm ngày hy sinh của nhà cách mạng - liệt sỹ Tô Hiệu.

Về dự Lễ Giỗ tưởng niệm, ở Trung ương có bà Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. Tỉnh Hưng Yên có ông Đồng Sỹ Tiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Nguyễn Văn Phóng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành đoàn thể; lãnh đạo huyện Văn Giang và lãnh đạo xã Nghĩa Trụ cùng đông đảo bà con quê hương của liệt sỹ Tô Hiệu. Đoàn đại biểu tỉnh Sơn La có ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy; ông Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và một số lãnh đạo các ban ngành đoàn thể và Bảo tàng Sơn La về dự. Hội đồng Họ Tô Việt Nam do GS-TS Tô Xuân Dân, Chủ tịch Hội đồng Hội đồng Họ Tô Việt Nam làm Trưởng đoàn; tham dự còn có các Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam: Tô Quang Mậu, Tô Văn Thặm, Tô Quyết Tiến (cháu ruột của liệt sỹ Tô Hiệu) cùng về tham dự Lễ Giỗ.

Nhà cách mạng - liệt sỹ Tô Hiệu sinh năm 1912, là người con ưu tú của làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tham gia cách mạng khi mới 16 tuổi; Tô Hiệu bị địch bắt và đày ra Côn Đảo; mãn hạn tù, Tô Hiệu tiếp tục hoạt động và là Uỷ viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ phụ trách các tỉnh duyên hải Bắc bộ.
Năm 1939, Tô Hiệu lại bị địch bắt và giam tại Nhà ngục Sơn La, bị tra tấn đánh đập dã man, Tô Hiệu vẫn giữ vững khí tiết của người Cộng sản. Tô Hiệu cùng các đồng chí của mình đã biến nhà tù đế quốc thành trường học giáo dục Chủ nghĩa Mác Lê nin rèn luyện nhiều chiến sỹ cách mạng sau này trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước.

Cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã viết:
“Đồng chí Tô Hiệu là một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, tham gia hoạt động cách mạng từ thuật thiếu niên và hy sinh ở nhà ngục Sơn La năm 1944 lúc 32 tuổi. Cuộc đời đồng chí tuy ngắn ngủi nhưng những cống hiến của đồng chí cho dân tộc, cho cách mạng thật là to lớn …”

Sau lễ dâng hương, bà Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã phát biểu bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước tinh thần, ý chí chiến đấu, gương hy sinh anh dũng của nhà cách mạng - liệt sỹ Tô Hiệu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng; cán bộ và nhân dân hai tỉnh Hưng Yên và Sơn La nguyện học tập tấm gương của nhà cách mạng Tô Hiệu, đoàn kết, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển.

Tin : Tô Giang
Nguồn: Họ Tô Việt Nam - Đăng ngày: 08/03/2019 - 3:23:06 PM


Sáng mãi tinh thần nhà cách mạng Tô Hiệu

Nguyễn Văn Hạnh

(Tưởng niệm 75 năm ngày hy sinh của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu 07.3.1944 – 07.3.2019)

Đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hưng Yên và các đại biểu trao học bổng Tô Hiệu Hưng Yên cho học sinh đợt 1 năm 2019
Nhà cách mạng Tô Hiệu (1912 - 1944), quê quán thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, là con út trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước, hiếu học và cách mạng, thuộc đời thứ 11 của cụ Thủy Tổ - Minh Biện hiệu Đạo Khoan giám sinh trường Quốc Tử Giám, đời Hậu Lê. Ông nội đồng chí Tô Hiệu là cụ Tô Ngọc Nữu, từng được bổ nhiệm thăng quyền đốc học Nam Định. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cụ tỏ thái độ bất hợp tác, từ quan về quê dạy học. Ông ngoại đồng chí Tô Hiệu là cụ Ngô Quang Huy, đốc học Bắc Ninh, là một thủ lĩnh có uy tín của nghĩa quân Bãi Sậy. Thân mẫu đồng chí Tô Hiệu, bà Ngô Thị Lý là con gái danh tướng Ngô Quang Huy. Bà là người được nhân dân địa phương kính trọng vì lòng quả cảm, có công nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng, được suy tôn là một trong những bà mẹ gương mẫu, tiêu biểu của phong trào phụ nữ cách mạng tỉnh Hưng Yên, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, quê hương nhà cách mạng Tô Hiệu là vùng đất đã có trên 2000 năm lịch sử, có bề dày truyền thống văn hóa, những nét đẹp thuần phong mĩ tục và tập quán hay: ''Ai về Đồng Tỉnh, Xuân Cầu. Đồng Tỉnh bán thuốc, Xuân Cầu nhuộm thâm''. Xã Nghĩa Trụ cũng từng được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì và Huân chương Chiến công hạng Ba vì đã có những đóng góp và hy sinh to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và quê hương sớm ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng yêu nước và cách mạng của đồng chí Tô Hiệu.

Tiếp nối truyền thống quê hương, truyền thống gia đình, dòng họ, với đồng chí Tô Hiệu, yêu nước, cách mạng là đạo đức, lý tưởng và chân lí sống của một người cộng sản tận trung với nước, tận hiếu với dân. Tình yêu thương nhân dân, yêu thương con người ở đồng chí Tô Hiệu là sợi dây gắn bó đồng chí với giai cấp vô sản. Đồng chí Tô Hiệu giác ngộ cách mạng rất sớm. Ngay từ năm 1926, khi 14 tuổi, đồng chí Tô Hiệu đã hăng hái tham gia các phong trào yêu nước, tham gia bãi khóa, để tang cụ Phan Chu Trinh. Ông tham gia hoạt động khắp miền Bắc - Nam. Năm 1930, đồng chí bị địch bắt, giam cầm, thực dân Pháp đánh đập tra tấn dã man, kết án 4 năm tù và đày ra địa ngục Côn Đảo. Tuy nhiên, tại nơi đây, đồng chí Tô Hiệu được sống cùng các đồng chí cộng sản, được giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin và ngọn cờ của Đảng.

Năm 1934, đồng chí Tô Hiệu được mãn hạn tù trở về, nhưng bị thực dân Pháp quản thúc tại làng quê Xuân Cầu. Sự quản thúc của quân thù tại quê nhà Xuân Cầu cùng 4 năm địa ngục Côn Đảo không làm nao núng tinh thần cách mạng của người chiến sỹ cộng sản Tô Hiệu. Ở quê hương Xuân Cầu, đồng chí tiếp tục gây dựng phong trào cách mạng, không ngừng tổ chức các hoạt động nâng cao dân trí, dân sinh, lập ra “Hội Nông dân tương tế”, vận động thành lập thư viện và bí mật tuyên truyền đọc sách báo của Đảng tại nhà anh Nguyễn Phùng. Đặc biệt, đồng chí Tô Hiệu trực tiếp vận động bà con và người làm ăn xa góp công, góp của xây dựng Trường Kiêm Bị Xuân Cầu, một hình thức trường tiểu học chỉ có ở huyện lúc ấy. Sự kiện thành lập Trường Kiêm Bị Xuân Cầu đánh dấu bước phát triển mới của phong trào vận động cách mạng tại địa phương, hơn cả là việc chắp cánh ước mơ được học hành, nâng cao dân trí. Đây là kết quả của cuộc vận động chính trị sâu sắc, chắp cánh lí tưởng cách mạng, thức tỉnh đông đảo quần chúng tin tưởng vào đồng chí Tô Hiệu, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, một lòng hướng theo Đảng.

Những kết quả bước đầu trong phong trào cách mạng tại Xuân Cầu đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, vận động, tuyên truyền lý tưởng cộng sản cho thanh niên yêu nước các vùng lân cận, công sức ấy đã góp phần không nhỏ vào sự ra đời chi bộ cộng sản ghép Liễu Khê - Liễu Ngạn - Ngu Nhuế (thành lập năm 1938). Đây là chi bộ cộng sản ghép đầu tiên của khu vực nam tỉnh Bắc Ninh, bắc tỉnh Hưng Yên và đông thành phố Hà Nội.
Cuối năm 1936, đồng chí Tô Hiệu cùng những người tích cực trong anh em tù chính trị mới được tha, tổ chức cuộc họp trên một căn gác ở phố Hàng Bột để khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ. Đồng chí Tô Hiệu được cử vào Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia hoạt động ở thành phố Hà Nội và một số tỉnh. Những năm 1938 - 1939, đồng chí được đặc trách Bí thư Liên khu B, kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tích cực hoạt động và lãnh đạo phong trào cách mạng tại thành phố Hải Phòng, đưa phong trào đi lên mạnh mẽ.

Mặc dù năm 1938, do hoạt động đấu tranh vất vả lại trải qua đòn roi tra tấn dã man của địch trước đây, sức khỏe bị suy yếu, đồng chí Tô Hiệu đã mắc bệnh lao, song vẫn tiếp tục lãnh đạo những cuộc đấu tranh với hàng vạn thợ thuyền nổ ra liên tiếp ở khắp các ngành kĩ nghệ, lan rộng khắp nhà máy và đông đảo quần chúng nhân dân, khiến thực dân Pháp hoảng sợ.

Mùa đông năm 1939, đồng chí Tô Hiệu bị địch bắt tại thành phố Hải Phòng, bị giam cầm tại Hỏa Lò. Tháng 02/1940, đồng chí bị kết án 5 năm tù, đày đến địa ngục Sơn La. 5 năm tù đày kìm kẹp, bị tra tấn dã man tại địa ngục Sơn La, nhà cách mạng Tô Hiệu không nhụt chí chiến đấu, tích cực vận động phong trào “Lập ra Chi bộ”. Bằng sự quả cảm của mình, nhà cách mạng Tô Hiệu đã biến địa ngục Sơn La thành trường học cộng sản vĩ đại, đào tạo những chiến sỹ cộng sản kiên cường, nhiều cán bộ cốt cán cho Đảng, với tinh thần bất khuất thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao. Nhà cách mạng Tô Hiệu trở thành linh hồn của nhà tù, của chi bộ

Đối mặt cơn sốt rét ác tính, rụng tóc, vàng da, tiểu ra máu, lá lách và gan sưng, bản thân mắc lao phổi, ho ra máu, nhà cách mạng Tô Hiệu càng khẳng định tinh thần đấu tranh không nao núng, không mệt mỏi, một ý chí, nghị lực kiên cường, là người truyền lửa nhiệt huyết và niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng của Đảng cho đồng đội.

Ngày 07/3/1944, ở tuổi đời 32, nhà cách mạng Tô Hiệu đã ra đi mãi mãi trong vòng tay thương mến của đồng đội. Đến lúc hấp hối, nhà cách mạng vẫn gắng gượng căn dặn đồng đội lời tâm can cuối cùng “các đồng chí hãy cố gắng hơn lên, đừng phút nào quên nhiệm vụ của mình”. Sáng mãi một cốt cách tinh thần Tô Hiệu, dù không một tấm huân chương trên ngực, song những đóng góp to lớn của đồng chí đã góp phần quan trọng vào thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tưởng nhớ và biết ơn nhà cách mạng Tô Hiệu, tháng 9/1947, Trung ương Đảng mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ trung cao cấp đặt tên lớp là Lớp huấn luyện chính trị Tô Hiệu, tiền thân của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

75 năm mùa xuân sau ngày nhà cách mạng Tô Hiệu về nơi vĩnh hằng, màu hoa đào vẫn thắm in dấu những mùa xuân bất tử của dân tộc trường tồn, như biểu tượng mãi xanh mùa xuân đất nước, vượt qua mọi khắc nghiệt và giá rét mùa đông. Màu hoa ghi dấu niềm tự hào về tinh thần Tô Hiệu, một người con ưu tú của đất mẹ Hưng Yên. Cùng những đóng góp xương máu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên, tinh thần và sự hy sinh của nhà cách mạng Tô Hiệu tô thắm niềm tự hào về miền đất, con người Hưng Yên, miền đất với bề dày truyền thống văn hiến và anh hùng. Quê hương Hưng Yên nguyện viết mãi những trang sử hào hùng về tinh thần nhà cách mạng Tô Hiệu, tiếp nối và phát huy, nâng thêm tầm cao mới truyền thống yêu nước và cách mạng, dựng xây hòa bình và hạnh phúc trường tồn trên miền đất Hưng Yên.

Nguyễn Văn Hạnh
Nguồn: BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY HƯNG YÊN - Đăng ngày: 07/03/2019 - 9:31:38 AM




TRAO HỌC BỔNG TÔ HIỆU HƯNG YÊN Đợt I/2019









CÁC HOẠT ĐỘNG TƯỞNG NIỆM 75 NĂM NGÀY HY SINH
CỦA LIỆT SỸ TÔ HIỆU 7/3/1944 - 7/3/2019

Video TUẤN ĐẠT - VĂN CHUNG



Lễ Hội truyền thống đình Phúc Thọ làng Xuân Cầu năm 2019

Lễ Hội truyền thống đình Phúc Thọ làng Xuân Cầu năm 2019



Nguồn: YouTube - 02/04/2019

Lược khảo thần tích của làng Đồng Tỉnh - tổng Xuân Cầu - huyện Văn Giang - tỉnh Bắc Ninh (nay là Hưng Yên) - BÀI 3

Saturday, March 16, 2019

Lược khảo thần tích của làng Đồng Tỉnh - tổng Xuân Cầu - huyện Văn Giang - tỉnh Bắc Ninh (nay là Hưng Yên) - BÀI 3

dienbatn

Lược khảo thần tích của làng Đồng Tỉnh - tổng Xuân Cầu - huyện Văn Giang - tỉnh Bắc Ninh (nay là Hưng Yên) - BÀI 2

Lược khảo thần tích của làng Đồng Tỉnh - tổng Xuân Cầu - huyện Văn Giang - tỉnh Bắc Ninh (nay là Hưng Yên) - BÀI 2

dienbatn

Lược khảo thần tích của làng Đồng Tỉnh - tổng Xuân Cầu - huyện Văn Giang - tỉnh Bắc Ninh (nay là Hưng Yên) - BÀI 1

Lược khảo thần tích của làng Đồng Tỉnh - tổng Xuân Cầu - huyện Văn Giang - tỉnh Bắc Ninh (nay là Hưng Yên) - BÀI 1

dienbatn

Cầu Nghĩa Trụ

Bài thơ: Kinh Nghĩa Trụ kiều thứ nguyên vận - 經義柱橋次原韻 (Phạm Đình Hổ)

Kinh Nghĩa Trụ kiều thứ nguyên vận 經義柱橋次原韻 • Lại qua cầu Nghĩa Trụ họa nguyên vần

Phạm Đình Hổ

經義柱橋次原韻
又從義柱溪頭過,
鷗爪依依篆白沙。
吟罷舊題還自笑,
窮途猶自步當車。


Kinh Nghĩa Trụ kiều thứ nguyên vận
Hựu tòng Nghĩa Trụ khê đầu quá,
Âu trảo y y triện bạch sa.
Ngâm bãi cựu đề hoàn tự tiếu,
Cùng đồ do tự bộ đương xa.


Dịch nghĩa
Lại theo đầu ngòi Nghĩa Trụ đi qua
Móng chim âu rành rành hằn trên cát trắng
Đọc xong bài thơ đề trên cầu khi trước, lại quay ra tự cười
Cùng đường còn tự bước đua với xe


Bản dịch của Kim Anh
Gửi bởi hongha83 ngày 24/04/2012 17:26
Lại qua Nghĩa Trụ cầu này
Móng âu trên cát nơi đây vẫn hằn
Thơ kia đọc lại cười khan
Cùng đường còn cố đua càn với xe

Bản dịch của Trương Việt Linh
Gửi bởi Trương Việt Linh ngày 31/08/2017 20:32
Nghĩa Trụ cầu nầy, nay lại đến
Móng âu trên cát vẫn chưa nhoè
Câu thơ vừa đọc, đầu quay lại
Lối chẹt còn đua với ngựa xe

Bản dịch của Lương Trọng Nhàn
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 27/06/2018 11:33
Theo đầu ngòi Nghĩa Trụ đi qua,
Móng chim âu trên cát vẫn chưa nhoà.
Bài thơ tự cười đề khi trước,
Cùng đường còn tự với xe đùa.

Nghĩa Trụ: Cầu bắc qua sông Nghĩa Trụ ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Con sông này do vua Vĩnh Khánh (1729-1732) Lê Đế Duy Phường cho đào vào năm 1729.

Tô Hiệu, một nhân cách đáng kính

Friday, March 15, 2019

Tô Hiệu, một nhân cách đáng kính

Lê Tuấn Lộc- Thanh Hà


NHN Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912, tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Mới ở tuổi 32, ngày 7/3/1944, đồng chí đã hy sinh trong nhà tù Sơn La. Là một chiến sĩ cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng đã trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do của dân tộc, đồng chí Tô Hiệu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về phương pháp và phong cách lãnh đạo cũng như nhân cách đáng kính để thế hệ trẻ noi theo.

Tấm gương mẫu mực


Ông Nguyễn Văn Trân (cựu tù nhân chính trị nhà ngục Sơn La): “Tất cả những thành tích của phong trào cách mạng đạt được, thời kỳ 1936 - 1939 ở Hải Phòng và ở Chi bộ nhà tù Sơn La, công đầu là đồng chí Tô Hiệu – Một người Bí thư Chi bộ tài năng, được tất cả anh em quý mến, tuyệt đối tín nhiệm, coi như người anh tinh thần, coi như linh hồn của nhà tù Sơn La.

Ông Nguyễn Thanh Bình (Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng): “Đồng chí Tô Hiệu là người dìu dắt tôi trong buổi đầu hoạt động cách mạng, là người kết nạp tôi vào Đảng.

Ông Hoàng Tùng (Nguyên Bí thư TƯ Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn TƯ): “Anh Tô không bao giờ nêu ý kiến có tính quyết định mà giảng giải cặn kẽ để anh em suy nghĩ trước khi vấn đề trở thành nghị quyết”.

Ông Vũ Duy Hiệu (Nguyên Phó TGĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam): “Khi ở Côn Đảo, anh Tô Hiệu còn trẻ hơn tôi nhưng tôi luôn coi anh như một tấm gương lớn mà tôi phải noi theo vì anh rất mẫu mực.”

Ông Nguyễn Văn Minh (Nguyên Phó bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ từ 1936 - 1939): “Đồng chí Tô Hiệu ở Hà Nội từ năm 1936 đến năm 1939 rất quyết liệt khôn khéo. Anh đúng là một người: Phú quí bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất".

Ông Thành Ngọc Quản (Nguyên Bí thư liên tỉnh B - Bí thư Thành ủy Hải Phòng 1939): “Tô Hiệu thực sự là thần tượng cụ thể, là một trong những người thầy cách mạng gần gũi và thân thiết nhất của tôi, nhưng anh rất khiêm tốn và gần quần chúng.”
..................................................................
(*): Theo cuốn “Tinh thần Tô Hiệu” - Hội Khoa học
lịch sử Việt Nam, 1998

Hưng Yên là đất địa linh nhân kiệt - đặc biệt là huyện Văn Giang. Làng cổ nho nhỏ ấy có lắm người tài: Những đồng Tiến sĩ thời xưa như: Nguyễn Hằng (1586), Nguyễn Tính (1640), Nguyễn Hành (1688), Quản Danh Dương (1710), Nguyễn Quốc Dực (1718), Quản Dĩnh (1727), Quản Đình Du (đỗ hoàng giáp 1731), Nguyễn Gia Cát (1787), Tô Trân (tức Tô Ngọc Giang, 1826). Các Phó bảng: Tô Huân (1868), Nguyễn Đạo Quán (1898).

Thời nay có các danh nhân (gốc ở làng Xuân Cầu) như các nhà cách mạng: Tô Hiệu, Tô Chấn, Lê Văn Lương (tức Nguyễn Công Miều, em ruột Nguyễn Công Hoan), Tô Quang Đẩu, Tô Gĩ, Tô Quyền, họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà văn hóa Nguyễn Công Mỹ và Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm...

Thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang cũng là quê hương của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy lừng danh thời chống Pháp.
Đồng chí Tô Hiệu là con út trong một gia đình Nho học nghèo, là con cháu của dòng họ Tô yêu nước, nhiều đời khoa bảng của tỉnh Hưng Yên. Cụ Tô Ngọc Nữu (ông nội đồng chí Tô Hiệu) là nhà Nho yêu nước, chống giặc ngoại xâm, mưu cầu độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, nên khi đang làm đốc học Nam Định, được tin vua Tự Đức ký hiệp định đầu hàng thực dân Pháp, tức chí, cụ từ chức về quê dạy học. Cụ kết thân với cụ Ngô Quang Huy, đốc học Bắc Ninh, sau này là ông ngoại của đồng chí Tô Hiệu. Nhân cách ấy ảnh hưởng đến Tô Hiệu và anh ruột là Tô Chấn, một nhà hoạt động cách mạng cũng bị tù Côn Đảo. Khi còn học tại thị xã Hải Dương, Tô Hiệu đã tham gia các phong trào yêu nước nên Tô Hiệu bị đuổi học năm 1926. Lúc đó, anh mới 14 tuổi, cái tuổi đi chăn trâu bây giờ. Các cụ xưa nói: Tài không đợi tuổi. Câu ấy ứng với Tô Hiệu chăng.
Tại Hải Phòng, Tô Hiệu là linh hồn của các cuộc bãi công lớn ở đây mà tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy tơ Hải Phòng. Đến ngày thứ 12, cuộc bãi công vẫn không được giải quyết. Nhiều người nao núng. Tô Hiệu nói: “Đấu tranh đến cùng”. Kết quả chiều hôm đó, chủ nhà máy tơ nhụt chí, cả 5 yêu cầu của công nhân nhà máy tơ đều được giải quyết: Một là: Tăng lương 20% cho thợ. Hai là: Mở một số cửa thông gió để thợ thở. Ba là: Mở một phòng thuốc để chữa bệnh cho thợ. Bốn là: Chấm dứt việc đuổi thợ. Năm là: Thợ có con nhỏ được nghỉ 40 phút để cho con bú. 12 ngày đình công của thợ máy tơ đều được tất cả các báo lớn cả nước đưa tin. Ông Lê Giản, nguyên Phó chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đã từng nói: “Anh Tô Hiệu đi đến đâu phong trào lên đến đó”.

Bên cạnh đó, khi đấu tranh với địch, đồng chí Tô Hiệu luôn quyết liệt nhưng cũng rất khéo léo làm kẻ thù khiếp sợ và kính nể. Chẳng hạn tại cuộc vận động xây dựng trường học ở quê nhà là một việc khó nhất từ xưa nay chưa ai làm được vì nếu có trường học, Tô Hiệu sẽ tuyên truyền cách mạng và lực lượng trẻ sẽ mạnh lên. Nhưng Tô Hiệu đã kiên trì đấu tranh với lý lẽ đầy thuyết phục: tiền thì dân góp, trường và tài liệu học là của đốc học cung cấp, không ủng hộ dân không được. Đốc học Hưng Yên phải ngậm bồ hòn khen ngọt mà ngồi dự khánh thành trường.

Hoặc câu chuyện đồng chí Tô Hiệu tổ chức đào tạo cán bộ nhà tù của Sơn La cũng là một bài học kinh nghiệm về sự chặt chẽ, đoàn kết có tổ chức để cải thiện đời sống nhà tù mà làm binh lính cũng kính nể. Bọn cai ngục đã phải phát biểu: “Các ông là tù nhân mà tổ chức còn tốt hơn chúng tôi. Chúng tôi chỉ tranh giành miếng ăn của nhau chứ làm gì có chuyện thương yêu nhau”.

Tấm gương và tinh thần Tô Hiệu còn thể hiện ở thái độ lạc quan cách mạng. Trong địa ngục trần gian của chốn lao tù đế quốc, Tô Hiệu vẫn động viên đồng chí, đồng đội của mình tin tưởng vào tương lai của cách mạng, tương lai của đất nước. Dù biết mình sẽ phải hy sinh, đồng chí vẫn hăng say viết tài liệu, viết báo, tuyên truyền và lãnh đạo Chi bộ nhà tù Sơn La. Trước khi đi xa, Tô Hiệu dặn lại các đồng chí của mình: “Ánh sáng ngày mai đã ló ở phía chân trời, hãy chuẩn bị đương đầu với những thử thách lớn nhất”.


Cây đào Tô Hiệu tại nhà tù Sơn La.


Giờ đây, cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng vào thời gian cuối đời khi bị giam giữ tại nhà tù Sơn La đã trở thành biểu tượng không chỉ cho tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ cộng sản tại nhà tù Sơn La, mà còn là biểu tượng của sức sống cách mạng vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu. Bản lĩnh kiên cường, bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng của Tô Hiệu đã trở thành di sản quý báu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Cây đào Tô Hiệu trồng như một niềm tin vào ngày mai tươi đẹp. Mỗi độ xuân về, du khách trong và ngoài nước vẫn đến thăm vẫn chụp ảnh bên cây đào đơm hoa phơn phớt hồng tươi, tràn trề sự sống...
Nguồn: Báo Người Hà Nội - Chủ nhật, ngày 10 tháng 2 , 2019

Truyền thống hiếu học Xuân Cầu

Truyền thống hiếu học Xuân Cầu


Trải qua 26 đời vua Lê sơ, Lê trung hưng và triều Hậu Lê, làng Hoa Cầu có nhiều người thành danh trong đường khoa cử. Đáng lưu ý nhất là vào giai đoạn từ triều hậu Lê với các vị:
  1. Đồng tiến sĩ Nguyễn Hằng thi đỗ khoa Bính Tuất (1586), làm quan tới chức Tham chính, tước Thái Bảo Thọ Kiền hầu (Khi nhà mạc mất, ông cùng một số quan lại trong triều đình Mạc đều bị bắt).
  2. Đồng tiến sĩ Nguyễn Tính đỗ Khoa Nhâm Thìn (1640), làm quan tới chức Thượng thư, tước Nghĩa hầu công.
  3. Đồng tiến sĩ Nguyễn Hành, đỗ khoa Mậu Thìn (1688) làm quan tới chức Thượng thư, tước Dương Trạch Bá.
  4. Đồng tiến sĩ Quản Danh Dương, đỗ khoa Canh Dần (1710), làm quan tới chức Thị lang, tước Hoa phái hầu.
  5. Đồng tiến sĩ Nguyễn Quốc Dực, đỗ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan tới chức phó Đô ngự sử.
  6. Đồng tiến sĩ Quản Dĩnh, đỗ khoa Đinh Mùi làm quan tới chức Đại học sĩ.
  7. Chánh tiến sĩ Quản Đình Du , đỗ Hoàng giáp khoa Tân Hợi (1731) làm quan đến chức Hàn lâm thị chế.
  8. Đồng tiến sĩ Nguyễn Gia Cát, đỗ khoa Đinh Mùi (1787).
  9. Đồng tiến sĩ Tô Trân (Tô Ngọc Giang), đỗ khoa Bính Tuất (1826), làm quan tới chức Tham tri bộ Lễ, toản tu Quốc sử quán. 6.Tô Trân (1781-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tuần phủ Định Tường (1826), Án sát Thái Nguyên, Thái bộc tự Thiếu khanh sung làm Toản tu tại Quốc sử quán, rồi thăng Tả tham tri Bộ Lễ. Sau ông xin cáo lão về quê.
  10. Phó bảng Tô Huân đỗ khoa Mậu Thìn (1868).
  11. Phó bảng Nguyễn Đạo Quán đỗ khoa Mậu Tuất niên hiệu Thành Thái 10 (1898).
  1. (1) Cử nhân Nguyễn Nhã Trực, đỗ khoa Bính Ngọ (1726), làm quan tri huyện Yên Dũng.
  2. (2) Cử nhân Nguyễn Viết Thục, đỗ khoa Mậu Ngọ (1735).
  3. (3) Cử nhân Nguyễn Giản Kính đỗ khoa Quý Mão (1747) làm quan tri huyện Thanh Châu (Phú Thọ).
  4. Hương cống Nguyễn Thủ Phác, đỗ khoa Kỷ Mão (1819).
  5. (4) Cử nhân Tô Ngọc Huyền, đỗ khoa Ất Dậu (1825).
  6. (5) Cử nhân Nguyễn Đức Huy, đỗ khoa Giáp Ngọ (1834), làm quan Án sát Cao Bằng.
  7. (6) Cử nhân Tô Ngọc Nữu, đỗ khoa Canh Tuất, làm Giáo thụ.
  8. (7) Cử nhân Nguyễn Mệnh Phương, đỗ khoa Nhâm Tý (1852).
  9. (8) Cử nhân Tô Đăng (con trai Tô Trân) đỗ năm 1867
  10. (9) Cử nhân Tô Ngọc Sướng, đỗ khoa Bính Tuất (1886).
  11. (10) Cử nhân Đào Quản, đỗ khoa Tân Mão (1891).
  12. (11) Cử nhân Tô Nha, đỗ khoa Canh Tý (1900)
Nguồn: Blog Làng Xuân Cầu - Vị Á thần làng Hoa Cầu

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU (XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN) (1938 - 2018)

Monday, March 11, 2019

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU (XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN) (1938 - 2018)


QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI (Bài đã trích đăng trên Báo Hưng Yên số ra ngày 13/01/2017)

Monday, January 14, 2019

QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI

(Bài đã trích đăng trên Báo Hưng Yên số ra ngày 13/01/2017)
Văn Trọng

Làng Tiến sĩ, Đất đa văn…


Tô Hiệu - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cộng sản

Tô Hiệu - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cộng sản

BÀI & ẢNH: ĐỨC TUẤN, TÔ TIẾN

Thời nay Sáng chủ nhật ngày 18-11, tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, diễn ra lễ kỷ niệm tròn 80 năm thành lập ngôi trường mang tên nhà cách mạng, liệt sĩ Tô Hiệu.

1/ Đồng chí Tô Hiệu, người chiến sĩ cách mạng kiên trung của Đảng sinh năm 1912, trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ nội của đồng chí là cụ đốc nam Tô Ngọc Nữu, nguyên đốc học Nam Định. Cụ bà Ngô Thị Lý - con gái danh tướng Ngô Quang Huy - thân mẫu của đồng chí Tô Hiệu, được nhân dân địa phương kính trọng bởi có công nuôi dưỡng, bảo vệ cán bộ cách mạng. Năm 2014 cụ đã được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt và phong phú của mình đồng chí Tô Hiệu đã rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo cán bộ, nâng cao dân trí, giác ngộ lòng yêu nước, tinh thần cách mạng trong quần chúng. Đồng chí đã lập ra các hội chơi cờ tướng, hội thể thao bóng chuyền để tập hợp quần chúng; đặc biệt đồng chí đã mở lớp dạy chữ quốc ngữ tại đền Quan Công trong khuôn viên nhà mình. Đỉnh cao của hoạt động sáng tạo nhằm tập hợp quần chúng nâng cao dân trí là việc đồng chí vận động dân làng xây dựng trường kiêm bị Xuân Cầu - tương đương trường tiểu học bây giờ để dạy dỗ cho con em ở Xuân Cầu và trong vùng.

2/ Bây giờ mỗi xã có một trường tiểu học là chuyện bình thường, nhưng trước năm 1945, mỗi huyện chỉ có một trường tiểu học, nên riêng ở Xuân Cầu có một trường tiểu học là cả một sự kiện lớn trong vùng. Bà con trong thôn xã rất tự hào và phấn khởi nên đã tích cực đóng góp sức người sức của vào công việc xây dựng trường. Đồng chí Tô Hiệu đã đề ra khẩu hiệu:
“Kẻ góp của, người góp công
Mong sao trường học chóng xong
Tinh thần đoàn kết muôn năm”


Những thanh niên trí thức của Xuân Cầu đang học tập và làm việc tại Hà Nội ngày cuối tuần thứ bảy, chủ nhật cũng đạp xe về tham gia lao động xây dựng trường.

Mùa thu năm 1938, trường kiêm bị Xuân Cầu được khánh thành trong niềm phấn khởi to lớn của phụ huynh và học sinh. Viên công sứ Bắc Ninh (trước năm 1947, Văn Giang thuộc Bắc Ninh) mặc dù biết những người cộng sản đứng sau việc xây dựng trường, vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt về dự lễ khánh thành trường. Nhờ có trường học này mà hàng chục, hàng trăm học sinh trong vùng lần đầu tiên được cắp sách đến trường.

3/ Tính từ mùa thu năm 1938, khi trường được thành lập đến nay đã tròn 80 năm. Ở giai đoạn nào, thầy và trò của trường cũng phấn đấu không ngừng. Có thể nói, đại đa số người dân Nghĩa Trụ nay là các cụ già cao niên hay những thanh thiếu niên đều đã từng cắp sách đi học tại ngôi trường này. Hàng nghìn cựu học sinh trên những nẻo đường của Tổ quốc, ở nhiều lĩnh vực, trong hành trang tâm hồn, vẫn nhớ tới hình ảnh mái trường, lời dạy dỗ của thầy cô khi xưa, đặc biệt là truyền thống đáng tự hào của quê hương, của ngôi trường được gọi tắt rất thân thương là “Trường Tô Hiệu”.

Trường tiểu học Tô Hiệu ngày nay đã trở nên rộng rãi, đẹp đẽ khang trang, có cơ sở vật chất tương đối khá, đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Tiếp bước truyền thống quê hương cách mạng đội ngũ thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên, học sinh của nhà trường tiểu học Tô Hiệu đang nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, tiếp tục xứng đáng với ngôi trường mang tên nhà cách mạng, liệt sĩ Tô Hiệu - người cộng sản kiên trung, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Nguồn: Báo Thời nay - Thứ tư, 21/11/2018 - 02:55 PM