Làng Việt cổ: Làng khoa bảng

Wednesday, May 15, 2013



Làng khoa bảng là làng của các cộng đồng dân cư người Việt ở nông thôn (chủ yếu ở vùng châu thổ Bắc bộ) có nhiều người đỗ đạt cao qua các kỳ thi của Nhà nước phong kiến. Trên vùng châu thổ Bắc bộ, hiện có 23 làng khoa bảng tiêu biểu, là những làng có từ 10 người trở lên đỗ đại khoa (từ Phó bảng trở lên). Trong đó:

Thành phố Hà Nội có 7 làng:
  1. làng Đông Ngạc, Từ Liêm (20 người);
  2. làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì (12 người);
  3. Hạ Yên Quyết, Từ Liêm (11 người);
  4. Nguyệt Áng, Thanh Trì (11 người);
  5. Phú Thị, Gia Lâm (10 người);
  6. Thượng Yên Quyết, Từ Liêm (10 người);
  7. Chi Nê, Chương Mỹ (10 người)

Tỉnh Bắc Ninh có 6 làng:
  1. Kim Đôi, Kim Chân, Bắc Ninh (21 người);
  2. Tam Sơn, Từ Sơn (17 người);
  3. Nội Duệ, Tiên Du (13 người);
  4. Hương Mạc, Từ Sơn (11 người);
  5. Vĩnh Kiều, Từ Sơn (10 người);
  6. Vọng Nguyệt, Tam Giang, Yên Phong (10 người);

Tỉnh Hưng Yên có 3 làng:
  1. Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang (11 người);
  2. Lạc Đạo, Văn Lâm (11 người);
  3. Thổ Hoàng, Ân Thi (10 người);

Tỉnh Hải Dương có 2 làng:
  1. Mộ Trạch, Bình Giang (34 người);
  2. Nhân Lý, Nam Sách (11 người);

Tỉnh Thanh Hóa có 2 làng:
  1. Cổ Đôi, Nông Cống (11 người);
  2. Nguyệt Viên, Hoằng Quang, Hoằng Hóa (11 người);

Tỉnh Vĩnh Phúc 1 làng:
  1. Quan Tử, Sơn Đông, Lập Thạch (12 người);

Tỉnh Bắc Giang có 1 làng:
  1. Yên Ninh, Việt Yên (10 người);

Tỉnh Hà Tĩnh có 1 làng:
  1. Đông Thái, Tủng Ảnh, Đức Thọ (10 người).

Số người đỗ đại khoa tại các Làng khoa bảng phân theo học vị được thống kê trong bảng sau: