Quản Xuân Nam (1911-1947)
Quản Xuân Nam (1911-1947) là một sáng lập viên của Hội Truyền bá quốc ngữ.
Quản Xuân Nam sinh năm 1911, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Quản Xuân Nam sinh năm 1911, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Mời Xem:
- Quản Xuân Nam, một sáng lập viên của Hội Truyền bá quốc ngữ (1911 - 1947) - Ths. Phạm Thị Kim Thanh.
- Những điều ít biết về người Phó Thư kí Hội Truyền bá Quốc ngữ năm xưa - Nguyễn Huy Thắng.
- Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ - Đỗ Hoàng Anh.
- Những người vợ lặng thầm phố cổ - Mai Thục, Trang tin điện tử Thăng Long - Hà Nội 1000 năm văn hiến.
- Thêm một số tư liệu về phong trào truyền bá chữ quốc ngữ tại Hà Nội - Nguyễn Huy Thắng, Blog Sự kiện – Nhân chứng .
- Nhớ những ngày sục sôi khí thế cách mạng - Kim Thanh.
- Đồng chí Quản Xuân Nam, người đóng góp tích cực cho cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn ngày 17-8-1945 - Phạm Kim Thanh.
Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết
Quản Xuân Nam, một sáng lập viên của Hội Truyền bá quốc ngữ (1911 - 1947)
Ngày 8-6-1997, mừng thọ bà Phạm Thị Vân, người vợ, người đồng chí của ông Quản Xuân Nam, đã từng giúp ông theo bút nghiên hoạt động và tham gia Ban sáng lập Hội truyền bá quốc ngữ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết những dòng trân trọng đầy tình nghĩa: “Mừng thọ chị 80 tuổi. Chúc chị khoẻ mạnh, sống lâu, gia đình hạnh phúc. Tôi luôn nhớ những ngày làm việc với anh Quản Xuân Nam. Chị và gia đình có thể tự hào đã có một người chồng, người cha, người ông đã hăng hái làm việc vì Dân, vì Nước".
Ông sinh năm 1911 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay là tỉnh Hưng Yên), vùng đất của nhiều danh nhân văn hóa và các nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Tô Chấn, Tô Hiệu...
Năm 1932, trên đất cảng Hải Phòng, ông Quản Xuân Nam đã tham gia hoạt động cách mạng. Ông là một trong những sáng lập viên của Hội truyền bá quốc ngữ - tổ chức hoạt động công khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng. Nhờ có sự dìu dắt của đồng chí Tô Hiệu từ khi còn hoạt động ở Hải Phòng nên khi lên Hà Nội, xin vào làm việc đánh máy ở Tòa thị chính, ông đã viết báo cổ động cho việc học chữ quốc ngữ như "Un mal à combatttre d urgence: tre “Le Analphabétesme”; đăng trên báo L’ Effort số ra ngày 10-9-1937 và một số bài báo nữa cũng đăng trên báo này chuẩn bị cho việc chống nạn mù chữ với bút danh X. N. Một cuốn sách nhỏ "Chống nạn thất học" đã được ông biên soạn lấy tên tác giả là Quản Xuân Hải. Bà Phạm Thị Vân (tức Trần Thị Hiền) người đồng chí, sau là bạn đời của ông đã bỏ tư trang ra để in cuốn sách này ở nhà in Lê Văn Tân và phát hành rộng rãi ở Hải Phòng, Hà Nội. Cuốn sách đã bắt nhịp với ý tưởng của các đồng chí lãnh đạo của Đảng đang hoạt động công khai, cần phải chống nạn mù chữ để nhân dân đọc được sách báo của Đảng. Đầu năm 1938, đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cử ông Phan Thanh đến mời ông Nguyễn Văn Tố đứng ra thành lập Hội “Truyền bá quốc ngữ" và một số nhân sĩ, trí thức yêu nước vào nhóm sáng lập. Các đồng chí được Đảng cử ra hoạt động công khai gồm ông Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước, Trần Văn Giáp, Quản Xuân Nam... đã họp buổi đầu tiên tại nhà ông Phan Thanh, bầu ra Ban trị sự lâm thời: ông Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng, ông Bùi Kỷ là Phó hội trưởng, ông Phan Thanh là Thư ký, ông Quản Xuân Nam là Phó thư ký, ông Võ Nguyên Giáp là thủ quỹ, ông Nguyễn Văn Tố thay mặt Hội đứng ra đề nghị Phủ Thống sứ cho Hội thành lập và hoạt động.
Sau khi thành lập, Ban trị sự phân công các ủy viên phụ trách ban chuyên môn: ông Phan Thanh, Trưởng ban cổ động, ông Võ Nguyên Giáp, Trưởng ban dạy học; ông Hoàng Xuân Hãn, Trưởng Ban tu thư, ông Quản Xuân Nam, Trưởng Ban khánh tiết(1) chuyên lo kinh phí, trường lớp cho Hội hoạt động.
Tối 25-5-1938, tại sân quần vợt câu lạc bộ thể thao An Nam phố Cu-li-ê (nay là phố Khúc Hạo), Hội ra mắt công chúng và được hoan nghênh nhiệt liệt. Ông Vương Kiêm Toàn, nguyên Phó Hội trưởng Hội truyền bá quốc ngữ đã viết chi tiết, cụ thể cuộc diễn thuyết ra mắt này trong sách “Hội truyền bá quốc ngữ, một tổ chức công khai của Đảng chống nạn mù chữ": "Cuộc diễn thuyết tổ chức ngay giữa giời ở sân quần chính hội C.S.A. Phía cuối sân đặt tạm một cái diễn đàn có máy truyền thanh. Sau diễn đàn, trên cái hang rào cao của sân quần có chăng một băng vải đề chữ. "Chống nạn thất học" – “Hội truyền bá quốc ngữ"- “Le quốc ngữ pour tour (Chữ quốc ngữ cho tất cả mọi người"... Ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định ngồi hàng ghế đầu các nhà trí thức Việt Nam, các nhà báo, anh chị em lao động có tới ngàn người. Phái phụ nữ chiếm tới một phần ba”(2). Ngày 9-9-1938, Hội truyền bá quốc ngữ Bắc Kỳ khai giảng khóa học đầu tiên ở Hà Nội tại Trường Trí Tri và Thăng Long với gần 800 học viên. Hội truyền bá quốc ngữ thực sự đã trở thành tổ chức tập hợp và giáo dục quần chúng của Đảng trong cao trào mặt trận dân chủ.
Công việc mua sắm cho lớp học, trả tiền điện, biên soạn sách giáo khoa, phát sách cho học viên, ổn định rồi mở rộng thêm trường lớp, một tay ông Quản Xuân Nam phải quán xuyến mọi việc, lo kinh phí, kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản giúp Hội, tổ chức các buổi chiếu phim bán vé lấy tiền. Ông Nguyễn Hữu Đang, một trong những thành viên rất tích cực của Hội đã có những dòng rất sinh động khi lần đầu tiên gặp ông trong cái dáng vẻ vui tươi, tất tả ở Hội quán Trí Tri trên phố Hàng Quạt: "Đang thong thả đi lại ngoài hành lang để quan sát mấy lớp học, tôi phải để ý một người vẻ mặt tươi hớn hở, ôm khệ nệ một bó vở viết đồ sộ, khó nhọc đi về phía tôi. Tưởng tôi là giáo viên, ông ta hất hàm thân mật bảo tôi cùng đi chia vở cho các lớp. Chia xong tôi hỏi: "Ông là Trưởng ban dạy học à?"; ông ta vui vẻ đáp: "Không, tôi là Quản Xuân Nam, Phó thư ký của Hội. Anh muốn gặp Trưởng Ban dạy học thì lại chỗ kia". Năm 1939, ông Phan Thanh mất, ông Quản Xuân Nam đảm nhiệm công việc Phó Hội trưởng kiêm Trưởng Ban khánh tiết của Hội. Trường thu hút hàng nghìn hội viên, tháng 3-1939 mở rộng thêm hai khu trường mới ở Hàng Cót và bãi Phúc xá, đến tháng 9-1939, trường mở tiếp thêm 5 khu mới ở các trường tư thục: Tri Tôn ở phố Công sứ Miriben (nay là phố Trần Nhân Tông), Thành Nhân ở phố Huế, Đông Dương và Việt Nam ở phố Lò Đúc, Đông Tây ở phố Hàng Cót với 1.200 hội viên và 60 giáo viên.
Những năm 1940 - 1944, mặc dù thực dân Pháp khủng bố khốc liệt, nhiều thanh niên học sinh vẫn tích cực đi truyền bá quốc ngữ khắp nội ngoại thành, đại lý Hoàn Long và một số làng ven thị xã Hà Đông với 23.000 học viên học ở 35 khu trường, thông qua đó, tuyên truyền cách mạng.
Ông sinh năm 1911 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay là tỉnh Hưng Yên), vùng đất của nhiều danh nhân văn hóa và các nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Tô Chấn, Tô Hiệu...
Năm 1932, trên đất cảng Hải Phòng, ông Quản Xuân Nam đã tham gia hoạt động cách mạng. Ông là một trong những sáng lập viên của Hội truyền bá quốc ngữ - tổ chức hoạt động công khai dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng. Nhờ có sự dìu dắt của đồng chí Tô Hiệu từ khi còn hoạt động ở Hải Phòng nên khi lên Hà Nội, xin vào làm việc đánh máy ở Tòa thị chính, ông đã viết báo cổ động cho việc học chữ quốc ngữ như "Un mal à combatttre d urgence: tre “Le Analphabétesme”; đăng trên báo L’ Effort số ra ngày 10-9-1937 và một số bài báo nữa cũng đăng trên báo này chuẩn bị cho việc chống nạn mù chữ với bút danh X. N. Một cuốn sách nhỏ "Chống nạn thất học" đã được ông biên soạn lấy tên tác giả là Quản Xuân Hải. Bà Phạm Thị Vân (tức Trần Thị Hiền) người đồng chí, sau là bạn đời của ông đã bỏ tư trang ra để in cuốn sách này ở nhà in Lê Văn Tân và phát hành rộng rãi ở Hải Phòng, Hà Nội. Cuốn sách đã bắt nhịp với ý tưởng của các đồng chí lãnh đạo của Đảng đang hoạt động công khai, cần phải chống nạn mù chữ để nhân dân đọc được sách báo của Đảng. Đầu năm 1938, đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cử ông Phan Thanh đến mời ông Nguyễn Văn Tố đứng ra thành lập Hội “Truyền bá quốc ngữ" và một số nhân sĩ, trí thức yêu nước vào nhóm sáng lập. Các đồng chí được Đảng cử ra hoạt động công khai gồm ông Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố, Bùi Kỷ, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn, Lê Thước, Trần Văn Giáp, Quản Xuân Nam... đã họp buổi đầu tiên tại nhà ông Phan Thanh, bầu ra Ban trị sự lâm thời: ông Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng, ông Bùi Kỷ là Phó hội trưởng, ông Phan Thanh là Thư ký, ông Quản Xuân Nam là Phó thư ký, ông Võ Nguyên Giáp là thủ quỹ, ông Nguyễn Văn Tố thay mặt Hội đứng ra đề nghị Phủ Thống sứ cho Hội thành lập và hoạt động.
Sau khi thành lập, Ban trị sự phân công các ủy viên phụ trách ban chuyên môn: ông Phan Thanh, Trưởng ban cổ động, ông Võ Nguyên Giáp, Trưởng ban dạy học; ông Hoàng Xuân Hãn, Trưởng Ban tu thư, ông Quản Xuân Nam, Trưởng Ban khánh tiết(1) chuyên lo kinh phí, trường lớp cho Hội hoạt động.
Tối 25-5-1938, tại sân quần vợt câu lạc bộ thể thao An Nam phố Cu-li-ê (nay là phố Khúc Hạo), Hội ra mắt công chúng và được hoan nghênh nhiệt liệt. Ông Vương Kiêm Toàn, nguyên Phó Hội trưởng Hội truyền bá quốc ngữ đã viết chi tiết, cụ thể cuộc diễn thuyết ra mắt này trong sách “Hội truyền bá quốc ngữ, một tổ chức công khai của Đảng chống nạn mù chữ": "Cuộc diễn thuyết tổ chức ngay giữa giời ở sân quần chính hội C.S.A. Phía cuối sân đặt tạm một cái diễn đàn có máy truyền thanh. Sau diễn đàn, trên cái hang rào cao của sân quần có chăng một băng vải đề chữ. "Chống nạn thất học" – “Hội truyền bá quốc ngữ"- “Le quốc ngữ pour tour (Chữ quốc ngữ cho tất cả mọi người"... Ông Hoàng Trọng Phu, Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định ngồi hàng ghế đầu các nhà trí thức Việt Nam, các nhà báo, anh chị em lao động có tới ngàn người. Phái phụ nữ chiếm tới một phần ba”(2). Ngày 9-9-1938, Hội truyền bá quốc ngữ Bắc Kỳ khai giảng khóa học đầu tiên ở Hà Nội tại Trường Trí Tri và Thăng Long với gần 800 học viên. Hội truyền bá quốc ngữ thực sự đã trở thành tổ chức tập hợp và giáo dục quần chúng của Đảng trong cao trào mặt trận dân chủ.
Công việc mua sắm cho lớp học, trả tiền điện, biên soạn sách giáo khoa, phát sách cho học viên, ổn định rồi mở rộng thêm trường lớp, một tay ông Quản Xuân Nam phải quán xuyến mọi việc, lo kinh phí, kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản giúp Hội, tổ chức các buổi chiếu phim bán vé lấy tiền. Ông Nguyễn Hữu Đang, một trong những thành viên rất tích cực của Hội đã có những dòng rất sinh động khi lần đầu tiên gặp ông trong cái dáng vẻ vui tươi, tất tả ở Hội quán Trí Tri trên phố Hàng Quạt: "Đang thong thả đi lại ngoài hành lang để quan sát mấy lớp học, tôi phải để ý một người vẻ mặt tươi hớn hở, ôm khệ nệ một bó vở viết đồ sộ, khó nhọc đi về phía tôi. Tưởng tôi là giáo viên, ông ta hất hàm thân mật bảo tôi cùng đi chia vở cho các lớp. Chia xong tôi hỏi: "Ông là Trưởng ban dạy học à?"; ông ta vui vẻ đáp: "Không, tôi là Quản Xuân Nam, Phó thư ký của Hội. Anh muốn gặp Trưởng Ban dạy học thì lại chỗ kia". Năm 1939, ông Phan Thanh mất, ông Quản Xuân Nam đảm nhiệm công việc Phó Hội trưởng kiêm Trưởng Ban khánh tiết của Hội. Trường thu hút hàng nghìn hội viên, tháng 3-1939 mở rộng thêm hai khu trường mới ở Hàng Cót và bãi Phúc xá, đến tháng 9-1939, trường mở tiếp thêm 5 khu mới ở các trường tư thục: Tri Tôn ở phố Công sứ Miriben (nay là phố Trần Nhân Tông), Thành Nhân ở phố Huế, Đông Dương và Việt Nam ở phố Lò Đúc, Đông Tây ở phố Hàng Cót với 1.200 hội viên và 60 giáo viên.
Những năm 1940 - 1944, mặc dù thực dân Pháp khủng bố khốc liệt, nhiều thanh niên học sinh vẫn tích cực đi truyền bá quốc ngữ khắp nội ngoại thành, đại lý Hoàn Long và một số làng ven thị xã Hà Đông với 23.000 học viên học ở 35 khu trường, thông qua đó, tuyên truyền cách mạng.
Đặc biệt một số trường đã mở được thư viện như Thư viện bình dân như trường Công Ích (khu phố Bạch Mai) và Đỗ Hữu Vị ở Cửa Bắc. Gian nhà nhỏ của vợ chồng ông thuê, khi thì ở 63 Hà Trung, khi lại dọn xuống 80 bis chợ Đuổi là nơi đi về, hội họp của các ông, bà Hoàng Minh Giám, Lê Thị Xuyến, Nguyễn Hữu Đang, Trần Kim Xuyến, Dương Đức Hiền, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng...
Từ hoạt động trong Hội truyền bá quốc ngữ, ông Quản Xuân Nam đã bí mật chuyển sang hoạt động trong mặt trận Việt Minh. Cuối năm 1944, các tổ Việt Minh đã phát triển ở Nhà in Tô-panh, Minh Sang, Tin Mới... ông Nguyễn Văn Đào là thợ Nhà in Tô-panh (năm 1946 là Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu II) nhớ lại: "Đồng chí Quản Xuân Nam có giao cho tôi đánh máy hai cuốn sách; “Phê bình và tự phê bình "; “Các Mác và chủ nghĩa Mác” để phục vụ công tác huấn luyện của Đảng". Ở Tòa thị chính, nơi ông Quản Xuân Nam làm việc, tổ Việt Minh gồm các ông Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Trừng liên lạc với ông Tâm (rỗ) là cơ sở Việt Minh trong Tòa Thống sứ. Ngày 16-8-1945, Tổng hội công chức khẩn cấp thông báo cho chuyển cuộc mít tinh và diễu hành ủng hộ Chính phủ bù nhìn định tiến hành vào ngày 18-8, chuyển sang 17-8-1945. Tổng hội công chức thực hiện lệnh của Chính phủ Trần Trọng Kim chuẩn bị tổ chức mít tinh trên Quảng trường Nhà hát lớn. Ta chủ trương dứt khoát phải phá kỳ được cuộc mít tinh này. Tổ Việt Minh ở Tòa thị chính đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng: cung cấp tin tức và ủng hộ, tạo điều kiện vật chất để ta phá cuộc mít tinh của Chính phủ bù nhìn. Những dòng thư của bà Phạm Thị Vân gửi cho Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thành ủy Hà Nội năm 1985 đã viết: "Nửa đêm 16-8-1945 anh (Quản Xuân Nam) bảo: "Em dậy chuẩn bị cho hai con đến nhà chị Tôn ở phố Hàng Bún, ở đó chờ anh. Anh phải đi làm một nhiệm vụ đặc biệt, tham gia làm nội ứng cho cuộc mít tinh, xem nó phản ứng thế nào, mục đích để thăm dò thái độ nó... Làm thế nào để huy động quần chúng đến mít tinh, rồi biến cuộc mít tinh ấy thành của Việt Minh... Các đồng chí đã chuẩn bị đầy đủ rồi, em cứ yên tâm. Sáng 18-8, anh sẽ đến đón em”.
Sáng 18-8-1945, anh đến đón mẹ con tôi với vẻ mặt vui tươi phấn khởi: “Cả Nhật lẫn bù nhìn đều nhượng bộ em ạ. Em về ngay, chuẩn bị cướp chính quyền Hà Nội đến nơi rồi". Còn ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Ủy viên Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội nói rõ: "Các anh có báo cáo với tôi lệnh tổ chức mít tinh của Tổng hội công chức. Trước tình thế lúc đó, trong anh em công chức theo Việt Minh ở Tòa thị chính và Phủ Thống sứ có hai ý kiến: một số ủng hộ cuộc mít tinh, số khác, trong đó tích cực nhất là anh Tâm (rỗ) và anh Quản Xuân Nam đề nghị phá cuộc mít tinh. Uỷ ban khởi nghĩa phân tích cụ thể tình thế và đã quyết định phải phá bằng được cuộc mít tinh này".
Để chuẩn bị cho cuộc mít tinh chiều 17-8-1945, ông Quản Xuân Nam giao cho ông Phạm Văn Trừng, người quản lý Nhà hát lớn mở khóa cho ông Trần Lâm lên gác hai để ông Lâm treo lá cờ lớn ở tiền sảnh Nhà hát trước hàng vạn đồng bào đang trào sôi khí thế cách mạng. Ông Nguyễn Dực, người có cảm tình với Việt Minh, phụ trách loa đài, micrô đã chuẩn bị chu đáo cho đại biểu Việt Minh lên diễn thuyết(3). Đó là một trận đánh tuyệt đẹp, kết hợp các lực lượng của Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, Đảng Dân chủ, Văn hóa cứu quốc, Thanh niên, Phụ nữ cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy và Thành ủy, Uỷ ban khởi nghĩa. Cách mạng thành công, ông cùng anh em trong Ban khánh tiết của Uỷ ban nhân dân thành phố lên trang trí lễ đài trên Quảng trường Ba Đình cho Lễ Độc Lập 2-9-1945, sau đó, ông đi học lớp Quân chính ở Sơn Tây rồi về làm Đại đội trưởng khu Bảy Mẫu, đồng thời làm Tổng thư ký Tổng hội công chức cứu quốc. Năm 1946, ông được cử vào Đảng đoàn đảng Dân chủ để phát triển và củng cố đảng Dân chủ trong mặt trận Liên Việt, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến bắt đầu và ông được cử làm Trưởng ban tản cư di cư Trung ương, sau đó kiêm Tổng thư ký Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc. Hàng vạn tấn máy móc, trang thiết bị từ Hà Nội chở lên Việt Bắc an toàn, có sự đóng góp tích cực của ông. Trên núi đồi của chiến khu đã mọc lên nhà máy gạch, nhà máy giấy, trại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giữa lúc đó, Pháp oanh tạc xã Phú Minh (Thái Nguyên). Ông và hai đồng chí nữa bị mất ngay trong lửa bom đạn mù mịt. Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên đã làm lễ truy điệu trọng thể ngay tháng 6-1947.
Thương tiếc ông, những hợp tác xã, nhà máy do ông gây dựng nên đã mang tên ông. Ngày nay, mộ ông và hai đồng chí cùng hy sinh nằm trong Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Minh. Người cán bộ của Đảng từ thời Mặt trận dân chủ tự nguyện làm công bộc dân, đem ánh sáng văn hóa cho bao người dân lao động nghèo khổ vẫn sống trong lòng Dân và các đồng đội thân yêu.
(1) Vương Kiêm Toàn: Hội truyền bá quốc ngữ, nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1980, tr.45.
(2) Vương Kiêm Toàn: Hội truyền bá quốc ngữ, sđd, tr.139.
(3) Tổng hợp từ tư liệu tọa đàm tại Quận ủy Hoàn Kiếm năm 1994 (TG).
Từ hoạt động trong Hội truyền bá quốc ngữ, ông Quản Xuân Nam đã bí mật chuyển sang hoạt động trong mặt trận Việt Minh. Cuối năm 1944, các tổ Việt Minh đã phát triển ở Nhà in Tô-panh, Minh Sang, Tin Mới... ông Nguyễn Văn Đào là thợ Nhà in Tô-panh (năm 1946 là Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu II) nhớ lại: "Đồng chí Quản Xuân Nam có giao cho tôi đánh máy hai cuốn sách; “Phê bình và tự phê bình "; “Các Mác và chủ nghĩa Mác” để phục vụ công tác huấn luyện của Đảng". Ở Tòa thị chính, nơi ông Quản Xuân Nam làm việc, tổ Việt Minh gồm các ông Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Trừng liên lạc với ông Tâm (rỗ) là cơ sở Việt Minh trong Tòa Thống sứ. Ngày 16-8-1945, Tổng hội công chức khẩn cấp thông báo cho chuyển cuộc mít tinh và diễu hành ủng hộ Chính phủ bù nhìn định tiến hành vào ngày 18-8, chuyển sang 17-8-1945. Tổng hội công chức thực hiện lệnh của Chính phủ Trần Trọng Kim chuẩn bị tổ chức mít tinh trên Quảng trường Nhà hát lớn. Ta chủ trương dứt khoát phải phá kỳ được cuộc mít tinh này. Tổ Việt Minh ở Tòa thị chính đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng: cung cấp tin tức và ủng hộ, tạo điều kiện vật chất để ta phá cuộc mít tinh của Chính phủ bù nhìn. Những dòng thư của bà Phạm Thị Vân gửi cho Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thành ủy Hà Nội năm 1985 đã viết: "Nửa đêm 16-8-1945 anh (Quản Xuân Nam) bảo: "Em dậy chuẩn bị cho hai con đến nhà chị Tôn ở phố Hàng Bún, ở đó chờ anh. Anh phải đi làm một nhiệm vụ đặc biệt, tham gia làm nội ứng cho cuộc mít tinh, xem nó phản ứng thế nào, mục đích để thăm dò thái độ nó... Làm thế nào để huy động quần chúng đến mít tinh, rồi biến cuộc mít tinh ấy thành của Việt Minh... Các đồng chí đã chuẩn bị đầy đủ rồi, em cứ yên tâm. Sáng 18-8, anh sẽ đến đón em”.
Sáng 18-8-1945, anh đến đón mẹ con tôi với vẻ mặt vui tươi phấn khởi: “Cả Nhật lẫn bù nhìn đều nhượng bộ em ạ. Em về ngay, chuẩn bị cướp chính quyền Hà Nội đến nơi rồi". Còn ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên Ủy viên Uỷ ban khởi nghĩa Hà Nội nói rõ: "Các anh có báo cáo với tôi lệnh tổ chức mít tinh của Tổng hội công chức. Trước tình thế lúc đó, trong anh em công chức theo Việt Minh ở Tòa thị chính và Phủ Thống sứ có hai ý kiến: một số ủng hộ cuộc mít tinh, số khác, trong đó tích cực nhất là anh Tâm (rỗ) và anh Quản Xuân Nam đề nghị phá cuộc mít tinh. Uỷ ban khởi nghĩa phân tích cụ thể tình thế và đã quyết định phải phá bằng được cuộc mít tinh này".
Để chuẩn bị cho cuộc mít tinh chiều 17-8-1945, ông Quản Xuân Nam giao cho ông Phạm Văn Trừng, người quản lý Nhà hát lớn mở khóa cho ông Trần Lâm lên gác hai để ông Lâm treo lá cờ lớn ở tiền sảnh Nhà hát trước hàng vạn đồng bào đang trào sôi khí thế cách mạng. Ông Nguyễn Dực, người có cảm tình với Việt Minh, phụ trách loa đài, micrô đã chuẩn bị chu đáo cho đại biểu Việt Minh lên diễn thuyết(3). Đó là một trận đánh tuyệt đẹp, kết hợp các lực lượng của Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, Đảng Dân chủ, Văn hóa cứu quốc, Thanh niên, Phụ nữ cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy và Thành ủy, Uỷ ban khởi nghĩa. Cách mạng thành công, ông cùng anh em trong Ban khánh tiết của Uỷ ban nhân dân thành phố lên trang trí lễ đài trên Quảng trường Ba Đình cho Lễ Độc Lập 2-9-1945, sau đó, ông đi học lớp Quân chính ở Sơn Tây rồi về làm Đại đội trưởng khu Bảy Mẫu, đồng thời làm Tổng thư ký Tổng hội công chức cứu quốc. Năm 1946, ông được cử vào Đảng đoàn đảng Dân chủ để phát triển và củng cố đảng Dân chủ trong mặt trận Liên Việt, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến bắt đầu và ông được cử làm Trưởng ban tản cư di cư Trung ương, sau đó kiêm Tổng thư ký Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc. Hàng vạn tấn máy móc, trang thiết bị từ Hà Nội chở lên Việt Bắc an toàn, có sự đóng góp tích cực của ông. Trên núi đồi của chiến khu đã mọc lên nhà máy gạch, nhà máy giấy, trại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giữa lúc đó, Pháp oanh tạc xã Phú Minh (Thái Nguyên). Ông và hai đồng chí nữa bị mất ngay trong lửa bom đạn mù mịt. Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên đã làm lễ truy điệu trọng thể ngay tháng 6-1947.
Thương tiếc ông, những hợp tác xã, nhà máy do ông gây dựng nên đã mang tên ông. Ngày nay, mộ ông và hai đồng chí cùng hy sinh nằm trong Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Minh. Người cán bộ của Đảng từ thời Mặt trận dân chủ tự nguyện làm công bộc dân, đem ánh sáng văn hóa cho bao người dân lao động nghèo khổ vẫn sống trong lòng Dân và các đồng đội thân yêu.
Ths. Phạm Thị Kim Thanh
(1) Vương Kiêm Toàn: Hội truyền bá quốc ngữ, nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1980, tr.45.
(2) Vương Kiêm Toàn: Hội truyền bá quốc ngữ, sđd, tr.139.
(3) Tổng hợp từ tư liệu tọa đàm tại Quận ủy Hoàn Kiếm năm 1994 (TG).
Những điều ít biết về người Phó Thư kí Hội Truyền bá Quốc ngữ năm xưa
"Anh cán bộ còn trẻ, bị tra tấn nhiều nên xanh lắm. Bọn mật thám dẫn anh ta ra Cửa Nam để chỉ cho chúng bắt một anh cán bộ khác đã hẹn anh ta gặp nhau ở đây, tức là Quốc Vinh. Bọn mật thám trà trộn vào với mọi người. Không ai nhận ra chúng. Hôm ấy cũng vào buổi sáng và cũng rét lắm. Quốc Vinh vừa đi tới. Chỉ một giây là có thể lộ. Vừa lúc ấy, xe điện ở Hàng Bông chạy xuống. Anh ta kêu: "Bọn mật thám muốn tao khai thì đây này". Giữa lúc chúng nó không ngờ, anh ta lao vào cái xe điện"...
Đó là một đoạn trong tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, dựa theo một câu chuyện được nghe từ trước Cách mạng, do một người bạn là Quản Xuân Nam kể lại. Ông Quản Xuân Nam từng là một yếu nhân của Hội Truyền bá quốc ngữ và là một cán bộ lãnh đạo Đoàn thanh niên cứu quốc, đã hy sinh trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp... Nhưng với tôi, ông trước hết là một người bạn của cha tôi, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - không chỉ là một người bạn tốt, mà còn là người dẫn dắt cha tôi đến với một hoạt động xã hội đã để dấu ấn quan trọng trong cuộc đời ông: Truyền bá quốc ngữ.
Ngày thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ năm 1938 tại sân vận động CSA Hà Nội: nhà thơ Hằng Phương đang đọc diễn văn. Trên hàng ghế gần diễn giả từ trái sang phải là các ông: Phan Thanh, Nguyễn Văn Tố, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên... - Ảnh tư liệu của Nguyễn Huy Thắng
Lịch sử còn ghi lại, ngày 25-5-1938, Hội Truyền bá quốc ngữ chính thức ra mắt ở Hà Nội, do cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng; hôm ấy, trước đông đảo quần chúng tập trung tại trụ sở Hội quán Hội Thể thao An Nam trên phố Khúc Hạo, ông Phan Thanh, Tổng thư ki Hội đã thay mặt Ban Vận động Trung ương nói về nạn thất học và những mục tiêu, tôn chỉ của Hội.
Hồi ki của ông Nguyễn Hữu Đang (ban đầu viết với bút danh Phạm Đình Thái) cũng kể rằng, ông được tin ấy khi đang là một giáo viên trẻ mới ra trường. Ngay cuối tháng ấy, theo giới thiệu của Bí thư Đoàn Thanh niên dân chủ Đào Duy Kỳ, ông đến Hội quán Trí Tri tìm gặp người có tên là Quản Xuân Nam để xin tham gia Hội Truyền bá quốc ngữ vừa được thành lập. Đến nơi, còn đang đi lớ ngớ ngoài hành lang chưa biết hỏi ai thì ông Đang chợt thấy một người vẻ mặt tươi hớn hở, ôm khệ nệ một bó vở viết đồ sộ, khó nhọc đi về phía mình. Tưởng ông Đang là giáo viên, người đó hất hàm thân mật bảo cùng đi chia vở cho các lớp. Chia xong, ông Đang hỏi ra thì mới biết đấy chính là Quản Xuân Nam, người Phó thư ki của Hội...
Đó có lẽ cũng là một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất được ông Nguyễn Hữu Đang hồi tưởng lại sau tròn nửa thế kỉ, trong một bài viết nhân dịp kỉ niệm 50 năm thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ (1938-1988) mà ông vừa là một chứng nhân, vừa là người có đóng góp không nhỏ, bên cạnh những tên tuổi như Nguyễn Văn Tố, Phan Thanh, Quản Xuân Nam, Vương Kiêm Toàn...
Và đó cũng là một trong những tư liệu hiếm hoi tôi biết thêm về ông Quản Xuân Nam, không kể một số đoạn nhật ki của cha tôi có nói đến ông. Những đoạn nhật ki ấy khi kĩ càng, chi tiết, khi chỉ sơ qua, nhưng bao giờ cũng đầy vẻ thân ái, với những nhận xét như "một người bạn có tâm huyết", "cái người sốt sắng, thương người", "con người đầy tính tốt"...
Theo nhật ki ngày 20-6-1938 của cha tôi thì chưa đầy một tháng sau lễ ra mắt nói trên, ông Nam đến rủ cha tôi vào Hội. Cha tôi, trước đó từng đi dạy học tư hết ở Hải Phòng lại Thái Nguyên, đã vui vẻ nhận lời. Việc lẽ ra chỉ dừng ở đó, nhưng thế nào mà câu chuyện giữa hai ông lại chuyển sang "việc nước non". Được lời như cởi tấm lòng, cha tôi tức thì thổ lộ với ông Nam tinh thần quốc gia của mình. Rằng dân ta "dân khí đã kém", "ưa hòa bình, dật lạc", nên phải làm sao "thổi vào tinh thần ủy mị của dân chúng những tư tưởng về sức mạnh". Rằng ông đã "chán với cái thuyết đại đồng", tất cả mục đích của ông "chỉ gồm trong hai chữ quốc gia (...) làm thế nào cho nó được giải phóng mà thôi"...
Và đây là ý kiến của ông Quản Xuân Nam đáp lại cha tôi:
"Nam cười mà cãi rằng: "Anh nói phải trọng sức khỏe: tôi không nói trái anh. Anh nói anh yêu nước, tôi hoàn toàn biểu đồng tình cùng anh; không ai yêu nước bằng tôi, và phần đông người Việt Nam chẳng ít thì nhiều đều có lòng ái quốc cả - đoạn này anh làm cho tôi sướng rơn. - Nhưng phong trào đổi mới rồi, chúng ta không nên và không thể chấp nê được nữa. Anh mưu cuộc độc lập của nước Việt Nam yêu quí của chúng ta bằng cách nào?..."
Sẽ là hơi dài nếu dẫn cả đoạn độc thoại của ông Nam mà cha tôi đã ghi lại trong những trang nhật ki ấy. Trong đó ông có nói đến Tưởng Giới Thạch, người theo chủ nghĩa quốc gia nhưng khi Nhật xâm lược Trung Hoa thì chỉ lo tiễu cộng mà nhãng bỏ việc giữ nước; nói đến ông Léon Blum, thủ lĩnh Đảng Xã hội Pháp, ông này không muốn chia đảng phái sợ làm suy yếu đất nước, vì vậy sẵn sàng rời khỏi chính quyền vì sự đoàn kết quốc gia... Ông còn nói nhiều ý nữa, nhắc đến nhiều nhân vật nữa, tựu trung chỉ biết rằng, cha tôi "dần dần đã theo ý kiến của bạn", như ông đã kết thúc đoạn nhật ki trước khi ki tên mình bên dưới: Nguyễn Huy Tưởng.
Có thể nhận thấy, qua "khẩu khí" của nhà thuyết giáo, ông Quản Xuân Nam khi ấy đã mang khuynh hướng xã hội rõ rệt (trong khi cha tôi còn đang chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa quốc gia, say mê với chủ thuyết về sức mạnh kiểu "siêu nhân", "người hùng" của Nietzsche như một số nghiên cứu về ông có nói). Dễ hiểu vì sao ông Nam ngay từ đầu đã đến với công cuộc Truyền bá quốc ngữ, một phong trào do Đảng cộng sản khởi xướng, và về sau trở thành một trong những người lãnh đạo Đoàn thanh niên cứu quốc. Riêng với cha tôi, việc ông sớm tham gia hoạt động Truyền bá quốc ngữ, một sự nghiệp mà ông sẽ phụng sự với tất cả tấm lòng thành, rõ ràng đã có phần tác động không nhỏ của ông Quản Xuân Nam.
Vậy là, chiều ngày 9-9-1938, ngay trong buổi khai giảng khóa đầu tiên của Hội Truyền bá quốc ngữ tại trụ sở Hội Trí Tri, 47 Hàng Quạt, cha tôi đã đến góp một tay, theo đúng nghĩa đen, như ông đã ghi lại: "Tôi cầm tay cho học trò viết, ôi những bàn tay ghẻ lở và bẩn, và ướt át". Song cảm giác ghê ghê ấy không làm giảm mất ở ông niềm tự hào rằng mình đã tham gia, và nhất là niềm tự hào về bạn mình, một trong những người đề xướng ra công cuộc này: "Tôi tưởng rằng anh Nam, hôm nay, sẽ sung sướng không ai bằng" (nhật ki 10-9-1938). Việc tham gia Truyền bá quốc ngữ không chỉ khiến cha tôi cảm thấy đời mình có ý nghĩa, mà còn giúp xóa đi ở ông thói rụt rè, kích thích lòng say mê, tinh thần hăng hái và ý thức nhập cuộc... Hơn một tháng sau, ông, có thể nói, đã mạnh dạn "xuống đường" cùng anh em đi cổ động cho phong trào. Sáng sớm chủ nhật 16-10-1938, theo hẹn, ông cùng một số người gặp nhau ở một đầu phố nọ, khi trong phố còn lặng yên. Tuổi trẻ, làm việc nghĩa, trí tưởng tượng được kích thích, mọi người coi công việc mình làm không khác nào đi đánh trận. Trước khi xung trận - trước khi chia nhau tản đi các nhà tuyên truyền, vận động, một người hô vang: "Đến chiến trường của mình rồi. Xông vào chiến địa, anh em, và công kích đi!". Câu pha trò khiến mọi người cười rộ, và cha tôi, ban đầu thường lui sau các bạn, dần dần bạo dạn, cũng có lúc xông pha đi đầu...
Quá trình tham gia Truyền bá quốc ngữ cũng là lúc cha tôi đến với nhiều hoạt động: viết văn, viết báo (công việc mà ông tập tành từ nhiều năm trước đó, nhưng đến giờ xem ra mới thành tựu); tham gia Hướng đạo (bắt đầu từ cuối năm 1940, khi cùng làm nhà Đoan Hải Phòng với Lưu Văn Lợi); tham gia Văn hóa cứu quốc (mà nhiều đồng chí cũng là người cùng hoạt động Truyền bá quốc ngữ)... Song với ông Quản Xuân Nam, ông vẫn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, thân tình.
Tháng 10 năm 1939, khi chuẩn bị lập gia đình, cha tôi rất lo về việc hôn lễ. Vị hôn thê của ông, cũng chính là thân mẫu tôi, xuất thân từ một gia đình quyền quý, trong khi ông vốn chỉ là một người "áo vải" quê mùa. Đám cưới đương nhiên sẽ rất tốn kém, nhất là so với khả năng của gia đình ông. Cha tôi sau một buổi họp Truyền bá quốc ngữ về, đã rủ ông Quản Xuân Nam đi chơi tâm sự về việc hôn nhân của mình, điều mà ông hầu như không thổ lộ cùng ai. Ông Nam rất lấy làm ái ngại cho bạn, ông khuyên cha tôi nên hết sức giảm thiểu các chi phí, để gia đình sau này bớt phải trả nợ. Lần khác, cha tôi bị khủng hoảng tinh thần - ông vẫn hay bị thế mỗi khi thấy bế tắc. Giữa lúc ông cảm thấy hoang mang nhất thì nhận được thư của ông Nam. Bức thư đã làm cha tôi "quên cả sự đời", ông lại cảm thấy hứng khởi, "quyết chí làm những công nghiệp vĩ đại" (nhật ki 9-3-1942).
Chữ "vĩ đại" có thể là hơi bốc, nhưng ít nhất thì ba, bốn tháng sau, ông khởi bút viết gần như cùng lúc hai tác phẩm đầu tay: tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và kịch Vũ Như Tô, để rồi một năm sau lại viết tiếp tiểu thuyết An Tư... Cũng từ đây, qua công việc viết văn, giao du với các cây bút cùng chí hướng, ông cũng tìm đến với cách mạng như một sự tất yếu. Cha tôi mở rộng quan hệ với các ông Nguyễn Hữu Đang, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nam Cao, Như Phong, Nguyễn Công Mỹ... Mối quan hệ không chỉ bó hẹp trong chuyện văn chương mà ngầm trong đó có các hoạt động tổ chức, tuyên truyền, vận động, gây cơ sở... của Văn hóa cứu quốc.
Về ông Quản Xuân Nam, tôi chưa tìm hiểu được quá trình đến với cách mạng của ông diễn ra như thế nào, và đến thời điểm đó (cuối 1943 đầu 44) ông đã tham gia tổ chức Đoàn thanh niên cứu quốc hay chưa (tổ chức thanh niên này, cũng như Văn hóa cứu quốc, đều là các thành viên của Mặt trận Việt Minh). Các tài liệu thu thập được thì quá sơ sài mà nhật ki của cha tôi cũng không thấy nói gì về những việc này. Nhưng xem ra, ngay trong hoạt động Truyền bá quốc ngữ, ông Nam cũng đã bộc lộ khuynh hướng cấp tiến rõ rệt. Nhật ki đề ngày 10-3-1943 của cha tôi có ghi, mấy hôm trước đó ông có cuộc "hội họp với Quản Xuân Nam. Anh phàn nàn rằng hội Truyền bá quốc ngữ đã biến thành một hội thiện, trong khi anh muốn cho nó một tính cách cách mệnh". Hơn hai tháng sau, nhằm một ngày thứ bảy, ông Nam làm cơm mời cha tôi và ông Nguyễn Hữu Đang, người lúc này cũng đã là một nhà hoạt động tích cực của phong trào Truyền bá quốc ngữ. Nhật kí hôm ấy của cha tôi có ghi: "Uống rượu say. Phong trào sắp tới lớn lao, định đoạt số phận nước mình. Nghe các anh Nam, Đang bàn định những chương trình cứu nước, mình cũng bồng bột, nhưng lại sợ nguy hiểm và lo cho bản thân" (15-5-1943). Rõ ràng hai ông Quản Xuân Nam và Nguyễn Hữu Đang khi ấy là một cặp bài trùng - "cùng nhau bàn định những chương trình cứu nước" cơ mà -, và thực tế đã là những người đi trước cha tôi trong sự dấn thân.
Một năm rưỡi sau...
Bấy giờ, Truyền bá quốc ngữ đã trở thành một phong trào rộng khắp có quy củ. Cha tôi sau một thời gian bị đổi xuống sở Đoan Hải Phòng, lại được điều về Hà Nội. Ở Hải Phòng, ông từng là Trưởng ban Khánh tiết của Hội. Giờ về Hà Nội, ông lại tích cực tham gia phong trào, bên cạnh những người bạn, người đồng chí Nguyễn Hữu Đang, Quản Xuân Nam. Hai ông giữ cương vị gì trong Hội thì tôi không rõ, nhưng theo như nhật ki của cha tôi thì đều là những nhân vật rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hội viên và phong trào. Ngày 23-11-1944, như cha tôi ghi lại, có cuộc họp Đại hội đồng Truyền bá quốc ngữ. Cuộc họp do Quản Xuân Nam trù liệu hết. Sự chuẩn bị có lẽ cũng đã khá bài bản: lên danh sách những người ứng cử hội đồng Trị sự, tổ chức họp trù bị với đại biểu các chi nhánh về dự... Do trong số đại biểu có nhiều thanh niên, mà họ lại là những người muốn có sự thay đổi nên cuộc hội nghị đã diễn ra rất phức tạp, có sự "âm mưu" đánh đổ nhằm vào ai đó. Thế rồi giữa hai ông Nam, Đang - hai "lãnh tụ" - đã có cuộc "xô xát" (những chữ trong ngoặc kép đều là chữ dùng của cha tôi trong nhật ki). Hai người đều có công chúng của mình, cả hai đều lời qua tiếng lại, cả hai khi phát biểu đều được vỗ tay hoan hô và cùng bị la ó, bị suỵt, bị "thổi sáo" từ phía bên này hoặc bên kia... Chuyện xảy ra khi ấy chắc là căng thẳng (hai giờ đêm vẫn còn kiểm phiếu), nhưng xem ra cũng rất dân chủ, hay như cha tôi nói trong nhật ki, tất cả đều do kết quả phiếu bầu quyết định!
Tôi thuật lại chuyện này trong nhật kí của cha mình, một cách vắn tắt thôi, không gì khác hơn là để được nói rằng, hồi ấy sao mà các ông Nam, ông Đang cũng như cha tôi hăng hái thế và cũng hồn nhiên, vô tư thế. Vì việc chung, các ông sẵn sàng đấu tranh quyết liệt với nhau, bất kể quan hệ thân thiết ra sao! Vì việc chung, các ông chả ngại ngần gạt bỏ nhau để chọn lấy người mình cho là xứng đáng. Phải chăng đó chính là biểu hiện của tuổi trẻ - các giáo viên trẻ, những trí thức trẻ... - mà các ông là những người đại diện? Thực tế, sau sự kiện đó, cha tôi đã muốn viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề là "Sau đêm Hội nghị" mà nội dung là về thanh niên. Sự liên tưởng khiến tôi nghĩ tới cách dùng người của Bác Hồ gần một năm sau đó, khi Cách mạng tháng Tám thành công: Chúng ta biết rằng, trong Chính phủ Lâm thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thành lập ngay sau lễ Tuyên ngôn độc lập, ông Nguyễn Hữu Đang đã được Người chọn làm Thứ trưởng Bộ Thanh niên của nhà nước cách mạng non trẻ. Với một người thấu đáo như Bác trong việc dùng người, điều này chắc chắn không phải một sự ngẫu nhiên.
Nhật ki của cha tôi không thấy nói về kết quả bầu ban Trị sự trong cuộc hội nghị hôm đó - phải chăng với ông điều này đâu có quan trọng - song đương nhiên giữa hai "lãnh tụ" phải có một người bị loại. Ai được bầu ai bị loại, theo logic thông thường của ngày hôm nay, giữa họ tất có sự tị hiềm. Rất tiếc ông Quản Xuân Nam sớm qua đời ngay trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, nên đã không để lại một ý kiến gì về việc Truyền bá quốc ngữ cũng như về ông Nguyễn Hữu Đang. Song nếu có, tôi dám chắc chỉ có thể là những hồi ức đầy tự hào về sự nghiệp mình đã theo đuổi cũng như về những người đồng chí của mình. Như nhật kí của cha tôi cho biết, nửa tháng sau cuộc hội nghị quyết liệt ấy, ông Nam có nói chuyện với cha tôi về nhà cách mạng Thôi Hiệu, người từng nhiều lần vào tù ra tội, bị mắc trọng bệnh (ho lao) mà vẫn chiến đấu cho xã hội. Rồi hai ngày sau, ông lại kể với cha tôi câu chuyện về người chiến sĩ cách mạng đã lao đầu vào tầu điện để bảo vệ đồng chí của mình khỏi bị lộ trước bọn mật thám đang giăng bẫy, như tôi đã mạn phép dẫn ở đầu bài viết này... Cha tôi, khi đưa chi tiết ấy vào tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô, đã đặt nó trong lời giãi bầy của một người mới đến với cách mạng đang hồi tưởng về quá trình giác ngộ cách mạng của mình - một quá trình không hề dễ dàng nếu không muốn nói là đầy vật vã. Chả phải cha tôi trong buổi tìm đường cũng đầy vật vã đó sao! Rất may là ông đã có được một tác động quan trọng hướng ông đến với sự lựa chọn tích cực đầu tiên - tham gia Truyền bá quốc ngữ - và đó chính là nhờ ông Quản Xuân Nam!
Về phần ông Nguyễn Hữu Đang, sau biết bao thăng trầm của cuộc đời, đến khi có dịp nói về sự nghiệp Truyền bá quốc ngữ đầy hào hứng ngày nào, cũng đã có những hồi tưởng thật tốt đẹp về ông Quản Xuân Nam qua hình ảnh mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên và nay xin được dẫn lại: "một người vẻ mặt tươi hớn hở, ôm khệ nệ một bó vở viết đồ sộ" đang "khó nhọc đi"... - tôi xin được thêm, như một sự hình dung của kẻ hậu sinh về những bậc tiền bối của mình - ... trên con đường nhọc nhằn nhưng cũng đầy vinh quang của sự nghiệp dạy cho những người mù chữ biết viết biết đọc!
Tháng 10 năm 1939, khi chuẩn bị lập gia đình, cha tôi rất lo về việc hôn lễ. Vị hôn thê của ông, cũng chính là thân mẫu tôi, xuất thân từ một gia đình quyền quý, trong khi ông vốn chỉ là một người "áo vải" quê mùa. Đám cưới đương nhiên sẽ rất tốn kém, nhất là so với khả năng của gia đình ông. Cha tôi sau một buổi họp Truyền bá quốc ngữ về, đã rủ ông Quản Xuân Nam đi chơi tâm sự về việc hôn nhân của mình, điều mà ông hầu như không thổ lộ cùng ai. Ông Nam rất lấy làm ái ngại cho bạn, ông khuyên cha tôi nên hết sức giảm thiểu các chi phí, để gia đình sau này bớt phải trả nợ. Lần khác, cha tôi bị khủng hoảng tinh thần - ông vẫn hay bị thế mỗi khi thấy bế tắc. Giữa lúc ông cảm thấy hoang mang nhất thì nhận được thư của ông Nam. Bức thư đã làm cha tôi "quên cả sự đời", ông lại cảm thấy hứng khởi, "quyết chí làm những công nghiệp vĩ đại" (nhật ki 9-3-1942).
Chữ "vĩ đại" có thể là hơi bốc, nhưng ít nhất thì ba, bốn tháng sau, ông khởi bút viết gần như cùng lúc hai tác phẩm đầu tay: tiểu thuyết Đêm hội Long Trì và kịch Vũ Như Tô, để rồi một năm sau lại viết tiếp tiểu thuyết An Tư... Cũng từ đây, qua công việc viết văn, giao du với các cây bút cùng chí hướng, ông cũng tìm đến với cách mạng như một sự tất yếu. Cha tôi mở rộng quan hệ với các ông Nguyễn Hữu Đang, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nam Cao, Như Phong, Nguyễn Công Mỹ... Mối quan hệ không chỉ bó hẹp trong chuyện văn chương mà ngầm trong đó có các hoạt động tổ chức, tuyên truyền, vận động, gây cơ sở... của Văn hóa cứu quốc.
Về ông Quản Xuân Nam, tôi chưa tìm hiểu được quá trình đến với cách mạng của ông diễn ra như thế nào, và đến thời điểm đó (cuối 1943 đầu 44) ông đã tham gia tổ chức Đoàn thanh niên cứu quốc hay chưa (tổ chức thanh niên này, cũng như Văn hóa cứu quốc, đều là các thành viên của Mặt trận Việt Minh). Các tài liệu thu thập được thì quá sơ sài mà nhật ki của cha tôi cũng không thấy nói gì về những việc này. Nhưng xem ra, ngay trong hoạt động Truyền bá quốc ngữ, ông Nam cũng đã bộc lộ khuynh hướng cấp tiến rõ rệt. Nhật ki đề ngày 10-3-1943 của cha tôi có ghi, mấy hôm trước đó ông có cuộc "hội họp với Quản Xuân Nam. Anh phàn nàn rằng hội Truyền bá quốc ngữ đã biến thành một hội thiện, trong khi anh muốn cho nó một tính cách cách mệnh". Hơn hai tháng sau, nhằm một ngày thứ bảy, ông Nam làm cơm mời cha tôi và ông Nguyễn Hữu Đang, người lúc này cũng đã là một nhà hoạt động tích cực của phong trào Truyền bá quốc ngữ. Nhật kí hôm ấy của cha tôi có ghi: "Uống rượu say. Phong trào sắp tới lớn lao, định đoạt số phận nước mình. Nghe các anh Nam, Đang bàn định những chương trình cứu nước, mình cũng bồng bột, nhưng lại sợ nguy hiểm và lo cho bản thân" (15-5-1943). Rõ ràng hai ông Quản Xuân Nam và Nguyễn Hữu Đang khi ấy là một cặp bài trùng - "cùng nhau bàn định những chương trình cứu nước" cơ mà -, và thực tế đã là những người đi trước cha tôi trong sự dấn thân.
Một năm rưỡi sau...
Bấy giờ, Truyền bá quốc ngữ đã trở thành một phong trào rộng khắp có quy củ. Cha tôi sau một thời gian bị đổi xuống sở Đoan Hải Phòng, lại được điều về Hà Nội. Ở Hải Phòng, ông từng là Trưởng ban Khánh tiết của Hội. Giờ về Hà Nội, ông lại tích cực tham gia phong trào, bên cạnh những người bạn, người đồng chí Nguyễn Hữu Đang, Quản Xuân Nam. Hai ông giữ cương vị gì trong Hội thì tôi không rõ, nhưng theo như nhật ki của cha tôi thì đều là những nhân vật rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hội viên và phong trào. Ngày 23-11-1944, như cha tôi ghi lại, có cuộc họp Đại hội đồng Truyền bá quốc ngữ. Cuộc họp do Quản Xuân Nam trù liệu hết. Sự chuẩn bị có lẽ cũng đã khá bài bản: lên danh sách những người ứng cử hội đồng Trị sự, tổ chức họp trù bị với đại biểu các chi nhánh về dự... Do trong số đại biểu có nhiều thanh niên, mà họ lại là những người muốn có sự thay đổi nên cuộc hội nghị đã diễn ra rất phức tạp, có sự "âm mưu" đánh đổ nhằm vào ai đó. Thế rồi giữa hai ông Nam, Đang - hai "lãnh tụ" - đã có cuộc "xô xát" (những chữ trong ngoặc kép đều là chữ dùng của cha tôi trong nhật ki). Hai người đều có công chúng của mình, cả hai đều lời qua tiếng lại, cả hai khi phát biểu đều được vỗ tay hoan hô và cùng bị la ó, bị suỵt, bị "thổi sáo" từ phía bên này hoặc bên kia... Chuyện xảy ra khi ấy chắc là căng thẳng (hai giờ đêm vẫn còn kiểm phiếu), nhưng xem ra cũng rất dân chủ, hay như cha tôi nói trong nhật ki, tất cả đều do kết quả phiếu bầu quyết định!
Tôi thuật lại chuyện này trong nhật kí của cha mình, một cách vắn tắt thôi, không gì khác hơn là để được nói rằng, hồi ấy sao mà các ông Nam, ông Đang cũng như cha tôi hăng hái thế và cũng hồn nhiên, vô tư thế. Vì việc chung, các ông sẵn sàng đấu tranh quyết liệt với nhau, bất kể quan hệ thân thiết ra sao! Vì việc chung, các ông chả ngại ngần gạt bỏ nhau để chọn lấy người mình cho là xứng đáng. Phải chăng đó chính là biểu hiện của tuổi trẻ - các giáo viên trẻ, những trí thức trẻ... - mà các ông là những người đại diện? Thực tế, sau sự kiện đó, cha tôi đã muốn viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề là "Sau đêm Hội nghị" mà nội dung là về thanh niên. Sự liên tưởng khiến tôi nghĩ tới cách dùng người của Bác Hồ gần một năm sau đó, khi Cách mạng tháng Tám thành công: Chúng ta biết rằng, trong Chính phủ Lâm thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thành lập ngay sau lễ Tuyên ngôn độc lập, ông Nguyễn Hữu Đang đã được Người chọn làm Thứ trưởng Bộ Thanh niên của nhà nước cách mạng non trẻ. Với một người thấu đáo như Bác trong việc dùng người, điều này chắc chắn không phải một sự ngẫu nhiên.
Nhật ki của cha tôi không thấy nói về kết quả bầu ban Trị sự trong cuộc hội nghị hôm đó - phải chăng với ông điều này đâu có quan trọng - song đương nhiên giữa hai "lãnh tụ" phải có một người bị loại. Ai được bầu ai bị loại, theo logic thông thường của ngày hôm nay, giữa họ tất có sự tị hiềm. Rất tiếc ông Quản Xuân Nam sớm qua đời ngay trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, nên đã không để lại một ý kiến gì về việc Truyền bá quốc ngữ cũng như về ông Nguyễn Hữu Đang. Song nếu có, tôi dám chắc chỉ có thể là những hồi ức đầy tự hào về sự nghiệp mình đã theo đuổi cũng như về những người đồng chí của mình. Như nhật kí của cha tôi cho biết, nửa tháng sau cuộc hội nghị quyết liệt ấy, ông Nam có nói chuyện với cha tôi về nhà cách mạng Thôi Hiệu, người từng nhiều lần vào tù ra tội, bị mắc trọng bệnh (ho lao) mà vẫn chiến đấu cho xã hội. Rồi hai ngày sau, ông lại kể với cha tôi câu chuyện về người chiến sĩ cách mạng đã lao đầu vào tầu điện để bảo vệ đồng chí của mình khỏi bị lộ trước bọn mật thám đang giăng bẫy, như tôi đã mạn phép dẫn ở đầu bài viết này... Cha tôi, khi đưa chi tiết ấy vào tiểu thuyết Sống mãi với Thủ đô, đã đặt nó trong lời giãi bầy của một người mới đến với cách mạng đang hồi tưởng về quá trình giác ngộ cách mạng của mình - một quá trình không hề dễ dàng nếu không muốn nói là đầy vật vã. Chả phải cha tôi trong buổi tìm đường cũng đầy vật vã đó sao! Rất may là ông đã có được một tác động quan trọng hướng ông đến với sự lựa chọn tích cực đầu tiên - tham gia Truyền bá quốc ngữ - và đó chính là nhờ ông Quản Xuân Nam!
Về phần ông Nguyễn Hữu Đang, sau biết bao thăng trầm của cuộc đời, đến khi có dịp nói về sự nghiệp Truyền bá quốc ngữ đầy hào hứng ngày nào, cũng đã có những hồi tưởng thật tốt đẹp về ông Quản Xuân Nam qua hình ảnh mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên và nay xin được dẫn lại: "một người vẻ mặt tươi hớn hở, ôm khệ nệ một bó vở viết đồ sộ" đang "khó nhọc đi"... - tôi xin được thêm, như một sự hình dung của kẻ hậu sinh về những bậc tiền bối của mình - ... trên con đường nhọc nhằn nhưng cũng đầy vinh quang của sự nghiệp dạy cho những người mù chữ biết viết biết đọc!
20-11-2008
NGUYỄN HUY THẮNG
Nguồn: Blog HOÀI KHÁNH
Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ
Hội được thành lập với mục đích truyền bá chữ Quốc ngữ để người dân biết đọc biết viết.
Theo đơn đề nghị của cụ Nguyễn Văn Tố ngày 8.4.1938, ngày 29.7.1938, Hội Truyền bá học Quốc ngữ chính thức được thành lập theo Quyết định số 3622-A của Thống sứ Bắc Kỳ(1). Hội được thành lập với mục đích truyền bá chữ Quốc ngữ để người dân biết đọc biết viết từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Hội hoạt động theo quy định tại Sắc lệnh ngày 21.2.1933 về các hội phi tôn giáo ở Đông Dương. Hội quán đặt ở số 59 phố Hàng Quạt, Hà Nội.
Theo điều lệ Hội, việc tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh. Thành viên của Hội gồm tất cả các cá nhân mọi quốc tịch, không phân biệt giới tính, không hạn chế số lượng. Thành viên Ban Trị sự Hội năm 1938 gồm: Nguyễn Văn Tố (Hội trưởng); Bùi Kỷ và Tôn Thất Bình (Hội phó); Phan Thanh (thư ký), Phạm Hữu Chương và Quản Xuân Nam (phó thư ký), Đặng Thai Mai (thủ quỹ), Nguyễn Văn Lô và Võ Nguyên Giáp (phó thủ quỹ); các cố vấn Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn và Lê Thước (2).
Mặc dù bề ngoài là một hội được thành lập một cách hợp pháp, nhưng mọi hoạt động của Hội đều bị Sở Mật thám Bắc Kỳ theo dõi sát sao. Chính quyền Pháp nghi ngờ đây là một hội của những người theo chủ nghĩa Xta-lin không có lợi đối với chính sách của Pháp thời kì đó. Do đó, hầu hết các thành viên của Hội đều nằm trong danh sách theo dõi của mật thám Pháp, đặc biệt là một số chí sĩ cách mạng, nhà yêu nước như Đặng Xuân Khu mang số T.4995.I, Đặng Thai Mai mang số T.4776.I, Chu Văn Tập mang số T7124.I, Võ Nguyên Giáp mang số T6740.I, Ngô Thúc Địch mang số T5220.I…(3). Tuy vậy, Hội vẫn tổ chức rất nhiều hoạt động rầm rộ để tuyên truyền cho việc học chữ Quốc ngữ, đồng thời tuyên truyền tư tưởng cách mạng.
Chương trình hoạt động của Hội tập trung vào các việc sau:
- Mở lớp học vào buổi tối với hình thức giống như các lớp mẫu giáo để tạo điều kiện cho học trò vì hầu hết họ là nhưng người nghèo và phải đi làm thuê. Học trò được cung cấp miễn phí tất cả các đồ dùng cần thiết như sách, vở, quản bút. Việc giảng dạy những khái niệm về chữ Quốc ngữ theo phương pháp hợp lý hơn phương pháp truyền thống, theo sách tập đọc do Hội ấn hành, giữ vị trí vượt trội trong chương trình vì đó là mục đích chính của Hội và là một loại “vườn ươm” chương trình giáo dục sơ đẳng.
Theo đơn đề nghị của cụ Nguyễn Văn Tố ngày 8.4.1938, ngày 29.7.1938, Hội Truyền bá học Quốc ngữ chính thức được thành lập theo Quyết định số 3622-A của Thống sứ Bắc Kỳ(1). Hội được thành lập với mục đích truyền bá chữ Quốc ngữ để người dân biết đọc biết viết từ đó có thể dễ dàng tiếp cận các điều thường thức cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Hội hoạt động theo quy định tại Sắc lệnh ngày 21.2.1933 về các hội phi tôn giáo ở Đông Dương. Hội quán đặt ở số 59 phố Hàng Quạt, Hà Nội.
Theo điều lệ Hội, việc tổ chức các lớp học, các buổi hội thảo không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh. Thành viên của Hội gồm tất cả các cá nhân mọi quốc tịch, không phân biệt giới tính, không hạn chế số lượng. Thành viên Ban Trị sự Hội năm 1938 gồm: Nguyễn Văn Tố (Hội trưởng); Bùi Kỷ và Tôn Thất Bình (Hội phó); Phan Thanh (thư ký), Phạm Hữu Chương và Quản Xuân Nam (phó thư ký), Đặng Thai Mai (thủ quỹ), Nguyễn Văn Lô và Võ Nguyên Giáp (phó thủ quỹ); các cố vấn Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn và Lê Thước (2).
Mặc dù bề ngoài là một hội được thành lập một cách hợp pháp, nhưng mọi hoạt động của Hội đều bị Sở Mật thám Bắc Kỳ theo dõi sát sao. Chính quyền Pháp nghi ngờ đây là một hội của những người theo chủ nghĩa Xta-lin không có lợi đối với chính sách của Pháp thời kì đó. Do đó, hầu hết các thành viên của Hội đều nằm trong danh sách theo dõi của mật thám Pháp, đặc biệt là một số chí sĩ cách mạng, nhà yêu nước như Đặng Xuân Khu mang số T.4995.I, Đặng Thai Mai mang số T.4776.I, Chu Văn Tập mang số T7124.I, Võ Nguyên Giáp mang số T6740.I, Ngô Thúc Địch mang số T5220.I…(3). Tuy vậy, Hội vẫn tổ chức rất nhiều hoạt động rầm rộ để tuyên truyền cho việc học chữ Quốc ngữ, đồng thời tuyên truyền tư tưởng cách mạng.
Chương trình hoạt động của Hội tập trung vào các việc sau:
- Mở lớp học vào buổi tối với hình thức giống như các lớp mẫu giáo để tạo điều kiện cho học trò vì hầu hết họ là nhưng người nghèo và phải đi làm thuê. Học trò được cung cấp miễn phí tất cả các đồ dùng cần thiết như sách, vở, quản bút. Việc giảng dạy những khái niệm về chữ Quốc ngữ theo phương pháp hợp lý hơn phương pháp truyền thống, theo sách tập đọc do Hội ấn hành, giữ vị trí vượt trội trong chương trình vì đó là mục đích chính của Hội và là một loại “vườn ươm” chương trình giáo dục sơ đẳng.
- Tổ chức các cuộc diễn thuyết để truyền bá tôn chỉ hoạt động của Hội, chủ yếu vào các buổi phát phần thưởng hoặc những hôm tổ chức cổ động.
- Xuất bản sách.
- Lập thư viện bình dân...
Công việc nặng nề nhất của Hội là tổ chức các lớp học. Hội bắt đầu mở lớp vào ngày 9 tháng 7 năm 1938 tại Hội quán Tri trí và trường Thăng Long. Sau khoá học 4 tháng đầu tiên này, khoá thứ 2 tăng lên ở 4 khu trường và đến khoá 5 thì được tổ chức tại 12 khu trường. Khoá 6 (năm 1941) tăng lên ở 14 khu và khoá 7 tăng vọt lên ở 33 khu trường, gồm 68 lớp, tổng số học sinh lên đến hơn ba nghìn mỗi khoá.(4)
Đến năm 1942, số lượng hội viên đã lên đến 7500, trong đó có khoảng 4000 hội viên đóng hội phí đều. Tuy nhiên, số tiền hội phí thu được không thể đủ chi cho các hoạt động của Hội. Do đó, Hội cần sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và tiền thu được từ các buổi chiếu bóng, từ việc phát hành vé số….
Các nhà chỉ đạo Hội Chữ Quốc ngữ và Hội Trí tri hiểu rằng giáo dục đạo đức là một việc lớn của trường sơ học và tiểu học và giáo dục đạo đức không chỉ là việc của các gia đình, mà trường học phải nhanh chóng bù đắp cho các gia đình không có khả năng trong một số trường hợp. Trước hết phải có môn học giáo dục đạo đức một cách gián tiếp bằng trường học gia đình, bằng cuộc sống hàng ngày, bằng kỷ luật nhà trường, bằng các bài tập thể dục và chương trình học cả bậc sơ học và tiểu học.
Trong 7 năm (1938-1945), dưới danh nghĩa là một hội văn hoá giáo dục nhưng thực chất đây là một tổ chức chính trị có sự tham gia của nhiều nhà chính trị, Hội đã đóng góp rất lớn cho Đảng và Cách mạng bằng việc tuyên truyền giáo dục, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong toàn thể quần chúng nhân dân lao động.
Tài liệu tham khảo
1.Tuần báo Đông Dương, số 77 ra ngày 19 tháng 2 năm 1942
2.MHN-2865, TTLTQGI
3.MHN-2865, TTLTQGI
4.MHN-2865-02, TTLTQGI
5.Tuần báo Đông Dương, số 77 ra ngày 19 tháng 2 năm 1942
- Xuất bản sách.
- Lập thư viện bình dân...
Công việc nặng nề nhất của Hội là tổ chức các lớp học. Hội bắt đầu mở lớp vào ngày 9 tháng 7 năm 1938 tại Hội quán Tri trí và trường Thăng Long. Sau khoá học 4 tháng đầu tiên này, khoá thứ 2 tăng lên ở 4 khu trường và đến khoá 5 thì được tổ chức tại 12 khu trường. Khoá 6 (năm 1941) tăng lên ở 14 khu và khoá 7 tăng vọt lên ở 33 khu trường, gồm 68 lớp, tổng số học sinh lên đến hơn ba nghìn mỗi khoá.(4)
“Để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa và mở rộng việc truyền bá chữ Quốc ngữ cho những người kém năng khiếu trong cuộc sống, Hội đã ưu tiên hướng dẫn các em học sinh học thực hành với các môn học không bắt buộc để hiểu về những khoa học thường thức. Thực thế cho thấy Hội đã quan tâm đến điều kiện đặc biệt cho học sinh là người lớn và những kiến thức cần thiết trong nghề nghiệp của họ. Hội đã cố gắng để đáp ứng những yêu cầu đó và chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên Hội đạt được thành tích hoàn hảo này. Thực thế Hội còn nhiều việc phải làm nhưng những kết quả đạt chỉ là sự khích lệ các giáo viên tình nguyện. Niềm tin cùng với công việc mà các giáo viên đã thực hiện đã lý giải cho những tiến bộ đã đạt được”.(5)
Đến năm 1942, số lượng hội viên đã lên đến 7500, trong đó có khoảng 4000 hội viên đóng hội phí đều. Tuy nhiên, số tiền hội phí thu được không thể đủ chi cho các hoạt động của Hội. Do đó, Hội cần sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và tiền thu được từ các buổi chiếu bóng, từ việc phát hành vé số….
Các nhà chỉ đạo Hội Chữ Quốc ngữ và Hội Trí tri hiểu rằng giáo dục đạo đức là một việc lớn của trường sơ học và tiểu học và giáo dục đạo đức không chỉ là việc của các gia đình, mà trường học phải nhanh chóng bù đắp cho các gia đình không có khả năng trong một số trường hợp. Trước hết phải có môn học giáo dục đạo đức một cách gián tiếp bằng trường học gia đình, bằng cuộc sống hàng ngày, bằng kỷ luật nhà trường, bằng các bài tập thể dục và chương trình học cả bậc sơ học và tiểu học.
Trong 7 năm (1938-1945), dưới danh nghĩa là một hội văn hoá giáo dục nhưng thực chất đây là một tổ chức chính trị có sự tham gia của nhiều nhà chính trị, Hội đã đóng góp rất lớn cho Đảng và Cách mạng bằng việc tuyên truyền giáo dục, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong toàn thể quần chúng nhân dân lao động.
Đỗ Hoàng Anh - Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Tài liệu tham khảo
1.Tuần báo Đông Dương, số 77 ra ngày 19 tháng 2 năm 1942
2.MHN-2865, TTLTQGI
3.MHN-2865, TTLTQGI
4.MHN-2865-02, TTLTQGI
5.Tuần báo Đông Dương, số 77 ra ngày 19 tháng 2 năm 1942
Nhớ những ngày sục sôi khí thế cách mạng
Kỷ niệm 67 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9(1945-2012)
ANTĐ - Anh Quản Xuân Hùng, con trai Liệt sỹ Quản Xuân Nam, hiện ở khu tập thể TrungTự đã cho tôi xem những kỷ vật của cha mẹ anh. Bức ảnh cha anh đã ố vàng và thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 8-6-1997 mừng thọ bà Phạm Thị Vân, mẹ anh đã khiến tôi xúc động với những dòng trân trọng đầy tình nghĩa: “Mừng thọ chị 80 tuổi. Chúc chị khoẻ mạnh, sống lâu, gia đình hạnh phúc".
Từ dòng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tôi luôn nhớ những ngày làm việc với anh Quản Xuân Nam. Chị và gia đình có thể tự hào đã có một người chồng, người cha, người ông đã hăng hái làm việc vì dân, vì nước”. Tôi đã theo những dòng thư ấy đi tìm lại di cảo ông để lại và đóng góp của ông cho cách mạng.
Ông sinh năm 1911 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay là tỉnh Hưng Yên), vùng đất của nhiều danh nhân văn hoá và các nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Tô Hiệu...
Năm 1932, trên đất cảng Hải Phòng, ông Quản Xuân Nam đã tham gia hoạt động cách mạng. Sau đó, nhờ có sự dìu dắt của đồng chí Tô Hiệu, khi lên Hà Nội, ông xin được việc làm, đánh máy ở Tòa thị chính, hăng hái viết báo cổ động cho việc học chữ quốc ngữ như “Un mal à combatttre d urgence: “Le Analphabétesme”; đăng trên báo Le Efffort số ra ngày 10-9-1937 và một số bài báo nữa cũng đăng trên báo này chuẩn bị cho việc chống nạn mù chữ với bút danh X.N. Một cuốn sách nhỏ “Chống nạn thất học” đã được ông biên soạn lấy tên tác giả là Quản Xuân Hải. Bà Phạm Thị Vân (tức Trần Thị Hiền) người đồng chí, sau là bạn đời của ông đã bỏ tiền túi ra để in cuốn sách này ở nhà in Lê Văn Tân và phát hành rộng rãi ở Hải Phòng, Hà Nội.
Những con người yêu nước hội tụ
Đầu năm 1938, đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cử ông Phan Thanh đến mời ông Nguyễn Văn Tố đứng ra thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ… Buổi họp đầu tiên diễn ra tại nhà ông Phan Thanh, đã bầu ra Ban Trị sự lâm thời: Ông Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng, ông Bùi Kỷ là Phó hội trưởng, ông Phan Thanh là Thư ký, ông Quản Xuân Nam là Phó Thư ký, ông Võ Nguyên Giáp là Thủ quỹ.
Sau khi thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ, Ban Trị sự phân công các ủy viên phụ trách ban chuyên môn: ông Phan Thanh,Trưởng ban cổ động. Ông Võ Nguyên Giáp, Trưởng ban dạy học; ông Hoàng Xuân Hãn, Trưởng Ban tu thư; ông Quản Xuân Nam, Trưởng Ban khánh tiết chuyên lo kinh phí, trường lớp cho Hội hoạt động.
Ông đã kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản giúp Hội, tổ chức các buổi chiếu phim bán vé lấy tiền. Năm 1939, ông Phan Thanh mất, ông Quản Xuân Nam đảm nhiệm công việc Phó Hội trưởng kiêm Trưởng Ban khánh tiết của Hội.
Những năm 1940-1944, mặc dù thực dân Pháp khủng bố khốc liệt, nhiều thanh niên học sinh vẫn tích cực đi truyền bá quốc ngữ khắp nội ngoại thành. Đặc biệt một số trường đã mở được thư viện. Gian nhà nhỏ của vợ chồng ông thuê, khi thì ở 63 Hà Trung, khi lại dọn xuống 80bis chợ Đuổi là nơi đi về, hội họp của ông Hoàng Minh Giám, Lê Thị Xuyến, Nguyễn Hữu Đang, Trần Kim Xuyến, Dương Đức Hiền, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng…
Từ dòng thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tôi luôn nhớ những ngày làm việc với anh Quản Xuân Nam. Chị và gia đình có thể tự hào đã có một người chồng, người cha, người ông đã hăng hái làm việc vì dân, vì nước”. Tôi đã theo những dòng thư ấy đi tìm lại di cảo ông để lại và đóng góp của ông cho cách mạng.
Ông sinh năm 1911 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay là tỉnh Hưng Yên), vùng đất của nhiều danh nhân văn hoá và các nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Tô Hiệu...
Năm 1932, trên đất cảng Hải Phòng, ông Quản Xuân Nam đã tham gia hoạt động cách mạng. Sau đó, nhờ có sự dìu dắt của đồng chí Tô Hiệu, khi lên Hà Nội, ông xin được việc làm, đánh máy ở Tòa thị chính, hăng hái viết báo cổ động cho việc học chữ quốc ngữ như “Un mal à combatttre d urgence: “Le Analphabétesme”; đăng trên báo Le Efffort số ra ngày 10-9-1937 và một số bài báo nữa cũng đăng trên báo này chuẩn bị cho việc chống nạn mù chữ với bút danh X.N. Một cuốn sách nhỏ “Chống nạn thất học” đã được ông biên soạn lấy tên tác giả là Quản Xuân Hải. Bà Phạm Thị Vân (tức Trần Thị Hiền) người đồng chí, sau là bạn đời của ông đã bỏ tiền túi ra để in cuốn sách này ở nhà in Lê Văn Tân và phát hành rộng rãi ở Hải Phòng, Hà Nội.
Những con người yêu nước hội tụ
Đầu năm 1938, đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cử ông Phan Thanh đến mời ông Nguyễn Văn Tố đứng ra thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ… Buổi họp đầu tiên diễn ra tại nhà ông Phan Thanh, đã bầu ra Ban Trị sự lâm thời: Ông Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng, ông Bùi Kỷ là Phó hội trưởng, ông Phan Thanh là Thư ký, ông Quản Xuân Nam là Phó Thư ký, ông Võ Nguyên Giáp là Thủ quỹ.
Sau khi thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ, Ban Trị sự phân công các ủy viên phụ trách ban chuyên môn: ông Phan Thanh,Trưởng ban cổ động. Ông Võ Nguyên Giáp, Trưởng ban dạy học; ông Hoàng Xuân Hãn, Trưởng Ban tu thư; ông Quản Xuân Nam, Trưởng Ban khánh tiết chuyên lo kinh phí, trường lớp cho Hội hoạt động.
Ông đã kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản giúp Hội, tổ chức các buổi chiếu phim bán vé lấy tiền. Năm 1939, ông Phan Thanh mất, ông Quản Xuân Nam đảm nhiệm công việc Phó Hội trưởng kiêm Trưởng Ban khánh tiết của Hội.
Những năm 1940-1944, mặc dù thực dân Pháp khủng bố khốc liệt, nhiều thanh niên học sinh vẫn tích cực đi truyền bá quốc ngữ khắp nội ngoại thành. Đặc biệt một số trường đã mở được thư viện. Gian nhà nhỏ của vợ chồng ông thuê, khi thì ở 63 Hà Trung, khi lại dọn xuống 80bis chợ Đuổi là nơi đi về, hội họp của ông Hoàng Minh Giám, Lê Thị Xuyến, Nguyễn Hữu Đang, Trần Kim Xuyến, Dương Đức Hiền, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng…
Cuộc mít tinh Tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội 17-8-1945 nổi bật lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn treo từ tầng 2 của Nhà hát làm nền cho lễ đài.
Cuộc đời bão táp
Từ hoạt động trong Hội truyền bá quốc ngữ, ông Quản Xuân Nam đã bí mật chuyển sang hoạt động trong Mặt trận Việt Minh. Cuối năm 1944, các tổ Việt Minh đã phát triển ở nhà in Tô - Panh, Minh Sang, Tin mới… Ở Tòa thị chính, nơi ông Quản Xuân Nam làm việc, tổ Việt Minh gồm các ông Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Trừng có liên lạc với ông Tâm (Rỗ) là cơ sở Việt Minh trong Tòa Thống sứ.
Để chuẩn bị cho cuộc mít tinh phản đối chính quyền tay sai bù nhìn chiều 17-8-1945, ông Quản Xuân Nam giao cho ông Phạm Văn Trừng, người quản lý Nhà Hát lớn mở khóa cho ông Trần Lâm lên gác hai để ông Lâm thả lá cờ lớn từ ban công xuống trước tiền sảnh nhà hát trước hàng vạn đồng bào đang trào dâng khí thế cách mạng. Ông Nguyễn Dực, phụ trách loa đài, micrô đã chuẩn bị chu đáo cho đại biểu Việt Minh lên diễn thuyết.
Cách mạng thành công, ông cùng anh em trong Ban khánh tiết của Uỷ ban nhân dân thành phố lên trang trí trên quảng trường Ba Đình cho Lễ Độc Lập 2-9-1945.
Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến bắt đầu và ông được cử làm Trưởng ban tản cư di cư trung ương, sau đó kiêm Tổng thư ký Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc. Hàng vạn tấn máy móc, trang thiết bị từ Hà Nội chở lên Việt Bắc an toàn, có sự đóng góp tích cực của ông.Trên núi đồi của chiến khu đã mọc lên nhà máy gạch, nhà máy giấy, trại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giữa lúc đó, Pháp oanh tạc xã Phú Minh (Thái Nguyên), ông và hai đồng chí nữa đã hi sinh ngay trong lửa bom đạn mù mịt.
Thương tiếc ông, những hợp tác xã, nhà máy do ông gây dựng nên đã mang tên ông. Ngày nay, mộ ông và hai đồng chí cùng hi sinh nằm trong nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Minh. Người cán bộ của Đảng từ thời Mặt trận dân chủ, đem ánh sáng văn hoá cho bao người dân lao động nghèo khổ đã góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc mít tinh 17-8-1945 - ngày người Hà Nội đã xông lên đoạt trời, giành tự do, độc lập.
Kim Thanh
Đồng chí Quản Xuân Nam, người đóng góp tích cực cho cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn ngày 17-8-1945
Trong hồi ký “Sống lại những giờ phút lịch sử”, đồng chí Trần Tử Bình (1907-1967), nguyên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, đã viết rất chi tiết về cuộc mít tinh chiều 17-8-1945 tại quảng trường Nhà Hát Lớn: “Chiều hôm đó, tôi ra Nhà Hát Lớn, đứng ở một góc cuối phố để quan sát cuộc mít tinh, 14 giờ, cuộc mít tinh bắt đầu. Sau lễ chào cờ, diễn giả của bọn bù nhìn còn đang ba hoa khoác lác thì từ phía đường bên trái lễ đài, một đội tự vệ của ta rẽ đám đông, giương cao lá cờ đỏ sao vàng tiến lên. Nhiều tiếng reo hò sung sướng: Cờ Việt Minh! Cờ Việt Minh!... Trật tự cuộc mít tinh hoàn toàn bị phá vỡ…Trên diễn đàn, một số đội viên đội tuyên truyền xung phong cầm súng dồn ban tổ chức cuộc mít tinh vào một góc và chiếm lấy diễn đàn. Lá cờ quẻ ly của bọn bù nhìn bị giật xuống. Một lá cờ đỏ sao vàng rộng lớn được buông từ trên tầng gác xuống. Một đòng chí, rồi tiếp theo, một nữ đồng chí khác đến trước máy phóng thanh hô hào quần chúng ủng hộ Việt Minh”(1)
Với người Hà Nội, ngày 17-8 -1945 là ngày “xông lên đoạt trời”, giành lấy quyền sống trong độc lập, tự do với sức mạnh của toàn dân. Nhưng ít ai biết, có một người đã lặng thầm góp công sức không nhỏ vào sự kiện vĩ đại đó, khi đồng chí là nòng cốt của Việt Minh trong Tòa Thị Chính- đó là đồng chí Quản Xuân Nam (1911-1947)
Tham gia sáng lập Hội truyền bá quốc ngữ (1938)
TÔng sinh năm 1911 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay là tỉnh Hưng Yên), vùng đất của nhiều danh nhân văn hoá và các nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Tô Hiệu....
Năm 1932, trên đất cảng Hải Phòng, ông Quản Xuân Nam đã tham gia hoạt động cách mạng. Sau đó, nhờ có sự dìu dắt của đồng chí Tô Hiệu, khi lên Hà Nội, ông xin được việc làm đánh máy ở Tòa Thị chính, hăng hái viết báo cổ động cho việc học chữ quốc ngữ như “Un mal à combatttre d’urgence: Le Analphabétesme” đăng trên báo L’Efffort số ra ngày 10/9/1937 và một số bài báo nữa cũng đăng trên báo này chuẩn bị cho việc chống nạn mù chữ với bút danh X.N. Một cuốn sách nhỏ “Chống nạn thất học” đã được ông biên soạn lấy tên tác giả là Quản Xuân Hải. Bà Phạm Thị Vân (tức Trần Thị Hiền) người đồng chí, sau là bạn đời của ông đã bỏ tư trang ra để in cuốn sách này ở nhà in Lê Văn Tân và phát hành rộng rãi ở cả Hải Phòng, Hà Nội. Đầu năm 1938, đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cử ông Phan Thanh đến mời ông Nguyễn Văn Tố đứng ra thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ (TBQN)…Buổi họp đầu tiên diễn ra tại nhà ông Phan Thanh, bầu ra Ban trị sự lâm thời: Ông Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng, ông Bùi Kỷ là Phó hội trưởng, ông Phan Thanh là thư ký, ông Quản Xuân Nam là phó thư ký, ông Võ Nguyên Giáp là thủ quỹ.
Sau khi thành lập, Ban trị sự phân công các ủy viên phụ trách ban chuyên môn: ông Phan Thanh,Trưởng ban cổ động. Ông Võ Nguyên Giáp, Trưởng ban dạy học; ông Hoàng Xuân Hãn, Trưởng Ban tu thư; ông Quản Xuân Nam, Trưởng Ban khánh tiết chuyên lo kinh phí, trường lớp cho Hội hoạt động.
Ông Quản Xuân Nam quán xuyến mọi việc, lo kinh phí, kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản giúp Hội, tổ chức các buổi chiếu phim bán vé lấy tiền. Năm 1939, ông Phan Thanh mất, ông Quản Xuân Nam đảm nhiệm công việc Phó Hội trưởng kiêm trưởng Ban khánh tiết của Hội.
Với người Hà Nội, ngày 17-8 -1945 là ngày “xông lên đoạt trời”, giành lấy quyền sống trong độc lập, tự do với sức mạnh của toàn dân. Nhưng ít ai biết, có một người đã lặng thầm góp công sức không nhỏ vào sự kiện vĩ đại đó, khi đồng chí là nòng cốt của Việt Minh trong Tòa Thị Chính- đó là đồng chí Quản Xuân Nam (1911-1947)
Tham gia sáng lập Hội truyền bá quốc ngữ (1938)
TÔng sinh năm 1911 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, tỉnh Bắc Ninh cũ (nay là tỉnh Hưng Yên), vùng đất của nhiều danh nhân văn hoá và các nhà cách mạng nổi tiếng như Nguyễn Công Hoan, Tô Hiệu....
Năm 1932, trên đất cảng Hải Phòng, ông Quản Xuân Nam đã tham gia hoạt động cách mạng. Sau đó, nhờ có sự dìu dắt của đồng chí Tô Hiệu, khi lên Hà Nội, ông xin được việc làm đánh máy ở Tòa Thị chính, hăng hái viết báo cổ động cho việc học chữ quốc ngữ như “Un mal à combatttre d’urgence: Le Analphabétesme” đăng trên báo L’Efffort số ra ngày 10/9/1937 và một số bài báo nữa cũng đăng trên báo này chuẩn bị cho việc chống nạn mù chữ với bút danh X.N. Một cuốn sách nhỏ “Chống nạn thất học” đã được ông biên soạn lấy tên tác giả là Quản Xuân Hải. Bà Phạm Thị Vân (tức Trần Thị Hiền) người đồng chí, sau là bạn đời của ông đã bỏ tư trang ra để in cuốn sách này ở nhà in Lê Văn Tân và phát hành rộng rãi ở cả Hải Phòng, Hà Nội. Đầu năm 1938, đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt cử ông Phan Thanh đến mời ông Nguyễn Văn Tố đứng ra thành lập Hội Truyền bá quốc ngữ (TBQN)…Buổi họp đầu tiên diễn ra tại nhà ông Phan Thanh, bầu ra Ban trị sự lâm thời: Ông Nguyễn Văn Tố là Hội trưởng, ông Bùi Kỷ là Phó hội trưởng, ông Phan Thanh là thư ký, ông Quản Xuân Nam là phó thư ký, ông Võ Nguyên Giáp là thủ quỹ.
Sau khi thành lập, Ban trị sự phân công các ủy viên phụ trách ban chuyên môn: ông Phan Thanh,Trưởng ban cổ động. Ông Võ Nguyên Giáp, Trưởng ban dạy học; ông Hoàng Xuân Hãn, Trưởng Ban tu thư; ông Quản Xuân Nam, Trưởng Ban khánh tiết chuyên lo kinh phí, trường lớp cho Hội hoạt động.
Ông Quản Xuân Nam quán xuyến mọi việc, lo kinh phí, kêu gọi các nhà hằng tâm hằng sản giúp Hội, tổ chức các buổi chiếu phim bán vé lấy tiền. Năm 1939, ông Phan Thanh mất, ông Quản Xuân Nam đảm nhiệm công việc Phó Hội trưởng kiêm trưởng Ban khánh tiết của Hội.
Những năm 1940-1944, mặc dù thực dân Pháp khủng bố khốc liệt, nhiều thanh niên học sinh vẫn tích cực đi truyền bá quốc ngữ khắp nội ngoại thành. Đặc biệt một số trường đã mở được thư viện. Gian nhà nhỏ của vợ chồng ông thuê, khi thì ở 63 Hà Trung, khi lại dọn xuống 80bis chợ Đuổi là nơi đi về, hội họp của ông Hoàng Minh Giám, Lê Thị Xuyến, Nguyễn Hữu Đang, Trần Kim Xuyến, Dương Đức Hiền, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng…
Cùng các đồng chí trong tổ Việt Minh công chức ở Phủ Thống sứ và Toà Thị Chính bí mật chuẩn bị cho ngày 17/8/1945
Từ hoạt động trong Hội truyền bá quốc ngữ, ông Quản Xuân Nam đã bí mật chuyển sang hoạt động trong mặt trận Việt Minh. Cuối năm 1944, các tổ Việt Minh đã phát triển ở nhà in Tô-Panh, Minh Sang, Tin Mới… Ở Tòa thị chính, nơi ông Quản Xuân Nam làm việc, tổ Việt Minh gồm các ông Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Trừng có liên lạc với ông Tâm (Rỗ) là cơ sở Việt Minh trong Tòa Thống sứ. Ngày 16/8/1945, Tổng hội công chức khẩn cấp thông báo, cuộc mít tinh và diễu hành ủng hộ chính phủ bù nhìn định tiến hành vào ngày 18/8, chuyển sang 17/8/1945. Do đó, Tổng hội công chức chuẩn bị tổ chức mít tinh trên Quảng trường Nhà Hát Lớn. Ta chủ trương dứt khoát phải phá kỳ được cuộc mít tinh này. Tổ Việt Minh ở Tòa thị chính đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng: cung cấp tin tức và ủng hộ, tạo điều kiện vật chất cho cuộc mít tinh thành công. Ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên cán bộ Xứ uỷ Bắc kỳ, uỷ viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội nói rõ: "Các anh có báo cáo với tôi lệnh tổ chức mít tinh của Tổng hội công chức. Trong số những công chức ở Toà thị chính và Phủ Thống sứ theo Việt Minh ủng hộ cuộc mít tinh, tích cực nhất là anh Tâm (rỗ) và anh Quản Xuân Nam, đã đề nghị phá cuộc mít tinh. Uỷ ban khởi nghĩa phân tích cụ thể tình thế và quyết định phải phá bằng được cuộc mít tinh này”.
Để chuẩn bị cho cuộc mít tinh chiều 17/8/1945, ông Quản Xuân Nam giao cho ông Phạm Văn Trừng, người quản lý Nhà Hát Lớn mở khóa cho ông Trần Lâm lên gác hai để ông Lâm thả lá cờ lớn từ ban công xuống trước tiền sảnh Nhà Hát trước hàng vạn đồng bào đang trào sôi khí thế cách mạng. Ông Nguyễn Dực, người có cảm tình với Việt Minh, phụ trách loa đài, micrô đã chuẩn bị chu đáo cho đại biểu Việt Minh lên diễn thuyết. Đó là một trận đánh tuyệt đẹp giữa thanh thiên bạch nhật, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy và Thành ủy, Ủy ban Khởi nghĩa.
Cách mạng thành công, ông cùng anh em trong Ban khánh tiết của Uỷ ban Nhân dân Thành phố lên trang trí trên quảng trường Ba Đình cho Lễ Độc Lập ngày 2/9/1945, sau đó, ông đi học lớp quân chính trên Sơn Tây rồi về làm Đại đội trưởng khu Bảy Mẫu, đồng thời làm Tổng thư ký Tổng hội Công chức Cứu quốc
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến bắt đầu và ông được cử làm Trưởng ban tản cư di cư trung ương, sau đó kiêm Tổng Thư ký Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Hàng vạn tấn máy móc, trang thiết bị từ Hà Nội chở lên Việt Bắc an toàn, có sự đóng góp tích cực của ông. Trên núi đồi của chiến khu đã mọc lên nhà máy gạch, nhà máy giấy, trại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giữa lúc đó, Pháp oanh tạc xã Phú Minh (Thái Nguyên). Ông và hai đồng chí nữa bị mất ngay trong lửa bom đạn mù mịt. Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên đã làm lễ truy điệu trọng thể liệt sỹ Quản Xuân Nam ngay tháng 6/1947.
Thương tiếc ông, những hợp tác xã, nhà máy do ông gây dựng nên đã mang tên ông. Ngày nay, mộ ông và hai đồng chí cùng hi sinh nằm trong nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Minh. Người cán bộ của Đảng từ thời Mặt trận Dân chủ, đem ánh sáng văn hoá cho bao người dân lao động nghèo khổ đã góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc mít tinh ngày 17/8/1945 - ngày người Hà Nội đã xông lên đoạt trời, giành tự do, độc lập.
Cùng các đồng chí trong tổ Việt Minh công chức ở Phủ Thống sứ và Toà Thị Chính bí mật chuẩn bị cho ngày 17/8/1945
Từ hoạt động trong Hội truyền bá quốc ngữ, ông Quản Xuân Nam đã bí mật chuyển sang hoạt động trong mặt trận Việt Minh. Cuối năm 1944, các tổ Việt Minh đã phát triển ở nhà in Tô-Panh, Minh Sang, Tin Mới… Ở Tòa thị chính, nơi ông Quản Xuân Nam làm việc, tổ Việt Minh gồm các ông Nguyễn Văn Tùng, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Trừng có liên lạc với ông Tâm (Rỗ) là cơ sở Việt Minh trong Tòa Thống sứ. Ngày 16/8/1945, Tổng hội công chức khẩn cấp thông báo, cuộc mít tinh và diễu hành ủng hộ chính phủ bù nhìn định tiến hành vào ngày 18/8, chuyển sang 17/8/1945. Do đó, Tổng hội công chức chuẩn bị tổ chức mít tinh trên Quảng trường Nhà Hát Lớn. Ta chủ trương dứt khoát phải phá kỳ được cuộc mít tinh này. Tổ Việt Minh ở Tòa thị chính đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng: cung cấp tin tức và ủng hộ, tạo điều kiện vật chất cho cuộc mít tinh thành công. Ông Lê Trọng Nghĩa, nguyên cán bộ Xứ uỷ Bắc kỳ, uỷ viên Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội nói rõ: "Các anh có báo cáo với tôi lệnh tổ chức mít tinh của Tổng hội công chức. Trong số những công chức ở Toà thị chính và Phủ Thống sứ theo Việt Minh ủng hộ cuộc mít tinh, tích cực nhất là anh Tâm (rỗ) và anh Quản Xuân Nam, đã đề nghị phá cuộc mít tinh. Uỷ ban khởi nghĩa phân tích cụ thể tình thế và quyết định phải phá bằng được cuộc mít tinh này”.
Để chuẩn bị cho cuộc mít tinh chiều 17/8/1945, ông Quản Xuân Nam giao cho ông Phạm Văn Trừng, người quản lý Nhà Hát Lớn mở khóa cho ông Trần Lâm lên gác hai để ông Lâm thả lá cờ lớn từ ban công xuống trước tiền sảnh Nhà Hát trước hàng vạn đồng bào đang trào sôi khí thế cách mạng. Ông Nguyễn Dực, người có cảm tình với Việt Minh, phụ trách loa đài, micrô đã chuẩn bị chu đáo cho đại biểu Việt Minh lên diễn thuyết. Đó là một trận đánh tuyệt đẹp giữa thanh thiên bạch nhật, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy và Thành ủy, Ủy ban Khởi nghĩa.
Nhân dân Hà Nội tham gia mít tinh ủng hộ Mặt trận Việt Minh tại Nhà Hát lớn Hà Nội, ngày 17-8-1945 (Ảnh tư liệu BTLSQG).
Cách mạng thành công, ông cùng anh em trong Ban khánh tiết của Uỷ ban Nhân dân Thành phố lên trang trí trên quảng trường Ba Đình cho Lễ Độc Lập ngày 2/9/1945, sau đó, ông đi học lớp quân chính trên Sơn Tây rồi về làm Đại đội trưởng khu Bảy Mẫu, đồng thời làm Tổng thư ký Tổng hội Công chức Cứu quốc
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến bắt đầu và ông được cử làm Trưởng ban tản cư di cư trung ương, sau đó kiêm Tổng Thư ký Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Hàng vạn tấn máy móc, trang thiết bị từ Hà Nội chở lên Việt Bắc an toàn, có sự đóng góp tích cực của ông. Trên núi đồi của chiến khu đã mọc lên nhà máy gạch, nhà máy giấy, trại sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Giữa lúc đó, Pháp oanh tạc xã Phú Minh (Thái Nguyên). Ông và hai đồng chí nữa bị mất ngay trong lửa bom đạn mù mịt. Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên đã làm lễ truy điệu trọng thể liệt sỹ Quản Xuân Nam ngay tháng 6/1947.
Thương tiếc ông, những hợp tác xã, nhà máy do ông gây dựng nên đã mang tên ông. Ngày nay, mộ ông và hai đồng chí cùng hi sinh nằm trong nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Minh. Người cán bộ của Đảng từ thời Mặt trận Dân chủ, đem ánh sáng văn hoá cho bao người dân lao động nghèo khổ đã góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc mít tinh ngày 17/8/1945 - ngày người Hà Nội đã xông lên đoạt trời, giành tự do, độc lập.
Phạm Kim Thanh
TOP
TOP
Nguyễn Công Mỹ (1909-1949)
vào lúc
15:31
Nguyễn Công Mỹ (1909-1949) là một nhà hoạt động xã hội Việt Nam, hoạt động tích cực trong phòng trào truyền bá Quốc ngữ và Bình dân học vụ, đóng góp rất lớn cho công cuộc xóa mù chữ tại Việt Nam đầu thế kỷ 20,[1] là nhà giáo cách mạng, Giám đốc Nha Bình dân học vụ đầu tiên.
Nguyễn Công Mỹ sinh năm 1909, trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Nguyễn Công Mỹ sinh năm 1909, trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Mời Xem:
- Nguyễn Công Mỹ- Wikipedia tiếng Việt.
- Nguyễn Công Mỹ (1909 - 1949) - Ngô Đăng Lợi.
- Nguyễn Công Mỹ - một góc khuyết trên bản đồ văn học Việt Nam? - Nguyễn Huy Thắng.
- Thêm một số tư liệu về phong trào truyền bá chữ quốc ngữ tại Hà Nội - Nguyễn Huy Thắng, 25/3/2011, Blog Sự kiện – Nhân chứng.
- Ba sắc lệnh về bình dân học vụ năm 1945 - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
- Giáo dục thường xuyên vai trò và sự phát triển - Trần Đức Việt - 11/19/2013, Trang: Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hưng Yên
- Nguyễn Công Mỹ, Tổng giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ - Đông Hải tổng hợp - 12/07/2015, Trang: http://www.baohaiphong.com.vn
- Cái chết của tổng giám đốc bình dân học vụ - Quốc Việt28/08/2015 15:07
- Đường Nguyễn Công Mỹ, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng - TINBDS, tại Cổng thông tin điện tử Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng
- Những gương mặt của ngày đầu lập quốc - TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG - Thứ ba - 20/08/2015.
- Văn hóa giáo dục những ngày đầu lập nước - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị - Thứ ba - 01/09/2020.
Nguyễn Công Mỹ (1909 - 1949)
Người làng Xuân Cầu xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu là một làng văn hiến ở cạnh quốc lộ 5 và có nhiều người đến làm ăn sinh sống ở nội thành Hải Phòng sống khá đông ở khu chợ Con. Gia đình Nguyễn Công Mỹ cũng vậy, em ông là Nguyễn Công Bồng, đảng viên cộng sản dạy ở trường Tổng sư Đại Lộc, trường Tiểu Bàng (Kiến Thuỵ) từ 1937-1943. Cháu ông là Nguyễn Tài Khoái (Tĩnh) tham gia thành uỷ Hải Phòng sau cách mạng thành công. Dòng họ Tô làng Xuân Cầu cũng có nhiều người hoạt động cách mạng nổi tiếng gắn bó với Hải Phòng như Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, anh em Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương), Nguyễn Công Bồng đều được gia đình chăm lo dạy dỗ, cho ăn học, mặc dù nhà nghèo, có khi phải dựa vào ông bác ruột làm quan.
Nguyễn Công Mỹ học ở Hải Phòng năm 1925 tham gia biểu tình đòi tha nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
Năm 1930 đang học năm thứ tư trường Sư phạm Hà Nội bị đuổi học vì tham gia hoạt động cách mạng.
Sau đó ông về dạy tư ở nội thành Hải Phòng và tiếp tục hoạt động. Là nhà giáo đức độ, tài năng, ham hoạt động nên có uy tín, ảnh hưởng rộng.
Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông được Đảng phân công hoạt động công khai, ông đã cùng các thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo, Lê Xuân Phùng cộng tác với Vũ Quí tổ chức Hướng Đạo Sinh Hải Phòng đi vào con đường hoạt động yêu nước. Khi bầu cử hội đồng thành phố, Thành Đảng bộ Cộng sản Hải Phòng đã chọn Nguyễn Công Mỹ ra tranh cử với đốc tờ Đệ. Lúc này theo chủ trương của Đảng, Nguyễn Công Mỹ hoạt động công khai trong hội Ánh Sáng và đã thay Bùi Vũ Trụ làm trưởng ban Uỷ ban chống nạn thất học. Với hoạt động xã hội rộng rãi nên Nguyễn Công Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng, nhưng do chính quyền Pháp tổ chức bầu cử gian lận nên đốc tờ Đệ đã thắng. Ngày công bố kết quả bầu cử, thanh niên công nhân đã công kênh rước Nguyễn Công Mỹ trước quảng trường toà Đốc lý, hô vang khẩu hiệu đòi tự do dân chủ.
Tháng 5/1938, Hội Truyền bá quốc ngữ thành lập, cơ sở của hội ở Hải Phòng - Kiến An lần lượt ra đời và là những nơi có phong trào mạnh của Bắc Kỳ lúc ấy. Nguyễn Công Mỹ đảm nhiệm công tác trưởng ban cổ động.
Nguyễn Công Mỹ học ở Hải Phòng năm 1925 tham gia biểu tình đòi tha nhà chí sĩ Phan Bội Châu.
Năm 1930 đang học năm thứ tư trường Sư phạm Hà Nội bị đuổi học vì tham gia hoạt động cách mạng.
Sau đó ông về dạy tư ở nội thành Hải Phòng và tiếp tục hoạt động. Là nhà giáo đức độ, tài năng, ham hoạt động nên có uy tín, ảnh hưởng rộng.
Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông được Đảng phân công hoạt động công khai, ông đã cùng các thầy giáo Nguyễn Hữu Tảo, Lê Xuân Phùng cộng tác với Vũ Quí tổ chức Hướng Đạo Sinh Hải Phòng đi vào con đường hoạt động yêu nước. Khi bầu cử hội đồng thành phố, Thành Đảng bộ Cộng sản Hải Phòng đã chọn Nguyễn Công Mỹ ra tranh cử với đốc tờ Đệ. Lúc này theo chủ trương của Đảng, Nguyễn Công Mỹ hoạt động công khai trong hội Ánh Sáng và đã thay Bùi Vũ Trụ làm trưởng ban Uỷ ban chống nạn thất học. Với hoạt động xã hội rộng rãi nên Nguyễn Công Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng, nhưng do chính quyền Pháp tổ chức bầu cử gian lận nên đốc tờ Đệ đã thắng. Ngày công bố kết quả bầu cử, thanh niên công nhân đã công kênh rước Nguyễn Công Mỹ trước quảng trường toà Đốc lý, hô vang khẩu hiệu đòi tự do dân chủ.
Tháng 5/1938, Hội Truyền bá quốc ngữ thành lập, cơ sở của hội ở Hải Phòng - Kiến An lần lượt ra đời và là những nơi có phong trào mạnh của Bắc Kỳ lúc ấy. Nguyễn Công Mỹ đảm nhiệm công tác trưởng ban cổ động.
Cánh mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Công Mỹ giữ chức Uỷ viên tư pháp trong Uỷ ban nhân dân cách mạng thành phố.
Ngày 8/9/1945 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, Nguyễn Công Mỹ nguyên trưởng ban Uỷ ban chống nạn thất học học của Thành uỷ Hải Phòng, được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Nha. Nhiệm vụ chống nạn thất học là một trong ba quốc sách hàng đầu của nhà nước cách mạng non trẻ và được Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Vừa nhận nhiệm vụ, ông đã bắt tay chuẩn bị xây dựng bộ máy, chương trình, nội dung, sách giáo khoa, nguồn giáo viên, học viên...
Ngày 17/9/1945, ông chủ trì hội nghị cán bộ toàn Nha để bàn và thông qua kế hoạch.
Với kinh nghiệm hoạt động chống thất học và vận động thanh niên ở Hải Phòng thời kỳ bí mật, Nguyễn Công Mỹ đã cùng đồng sự dựa vào chính quyền các cấp hoạt động tích cực. Chỉ một năm sau ngày 8/9/1946 cả nước đã có 2.520.678 học viên, 95.665 giáo viên, 74.957 lớp học, do nhân dân, giáo viên, học viên tự nguyện tự giác tham gia. Rồi kháng chiến nổ ra ở Miền Nam đến 19/12/1946 lan ra toàn quốc, nhưng phong trào diệt dốt vẫn duy trì phát triển khắp nước không chỉ ở vùng tự do, vùng du kích mà cả nhiều nơi để vùng địch tạm chiếm.
Đến tháng 6/1950, cả nước đã có trên 10 triệu người thoát nạn mù chữ, 10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã, 7248 thôn được công nhận thanh toán nạn mù chữ. Cũng năm này, Quốc hội họp kỳ II đánh giá: Cũng như thành tích chống giặc ngoại xâm và thành tích chống giặc đói, thành tích bồi dưỡng học viên chống giặc dốt rất là vĩ đại... Những thành tích vĩ đại trên có phần đóng góp to lớn của người Tổng giám đốc Nha đầu tiên, nhà giáo cách mạng Nguyễn Công Mỹ, mặc dù ngày 6/1/1949 ông đã hi sinh khi đi công cán.
Ngày 8/9/1945 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, Nguyễn Công Mỹ nguyên trưởng ban Uỷ ban chống nạn thất học học của Thành uỷ Hải Phòng, được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Nha. Nhiệm vụ chống nạn thất học là một trong ba quốc sách hàng đầu của nhà nước cách mạng non trẻ và được Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Vừa nhận nhiệm vụ, ông đã bắt tay chuẩn bị xây dựng bộ máy, chương trình, nội dung, sách giáo khoa, nguồn giáo viên, học viên...
Ngày 17/9/1945, ông chủ trì hội nghị cán bộ toàn Nha để bàn và thông qua kế hoạch.
Với kinh nghiệm hoạt động chống thất học và vận động thanh niên ở Hải Phòng thời kỳ bí mật, Nguyễn Công Mỹ đã cùng đồng sự dựa vào chính quyền các cấp hoạt động tích cực. Chỉ một năm sau ngày 8/9/1946 cả nước đã có 2.520.678 học viên, 95.665 giáo viên, 74.957 lớp học, do nhân dân, giáo viên, học viên tự nguyện tự giác tham gia. Rồi kháng chiến nổ ra ở Miền Nam đến 19/12/1946 lan ra toàn quốc, nhưng phong trào diệt dốt vẫn duy trì phát triển khắp nước không chỉ ở vùng tự do, vùng du kích mà cả nhiều nơi để vùng địch tạm chiếm.
Đến tháng 6/1950, cả nước đã có trên 10 triệu người thoát nạn mù chữ, 10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã, 7248 thôn được công nhận thanh toán nạn mù chữ. Cũng năm này, Quốc hội họp kỳ II đánh giá: Cũng như thành tích chống giặc ngoại xâm và thành tích chống giặc đói, thành tích bồi dưỡng học viên chống giặc dốt rất là vĩ đại... Những thành tích vĩ đại trên có phần đóng góp to lớn của người Tổng giám đốc Nha đầu tiên, nhà giáo cách mạng Nguyễn Công Mỹ, mặc dù ngày 6/1/1949 ông đã hi sinh khi đi công cán.
Ngô Đăng Lợi
- Lịch sử đảng bộ Hải Phòng.- Tập I.-Tr.150 - 152.
- Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Hải Phòng.-Hải Phòng: Nxb. Hải Phòng,1994.-Tr.64.
- Việt Nam chống nạn thất học/Ngô Văn Cát.-H.: Giáo dục,1980.- Tr.40, 58, 78.
Nguồn: Thư Viện thành phố Hải Phòng
Nguyễn Công Mỹ - một góc khuyết trên bản đồ văn học Việt Nam?
Bạn đọc hồi kí, nhật kí của các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... giai đoạn tiền khởi nghĩa và đầu kháng chiến chống Pháp, hẳn không chỉ một lần thấy có nhắc đến hai cái tên: Nguyễn Công Mỹ và Gió tây. Gió tây là tên một bản thảo tiểu thuyết giờ đã trở thành ẩn số, vì đã bị thất lạc trước khi được in ra. Tất cả những gì người ta biết về nó thì đó là một tác phẩm của Nguyễn Công Mỹ, viết theo lối hiện thực tả chân mà những ai từng được đọc - trong đó có cha tôi, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - đều rất thích. Còn về tác giả của nó, thông tin cũng không hơn gì, vì ông đã hy sinh ngay trong những năm đầu kháng chiến, khi đang làm công tác bình dân học vụ. Nguyễn Công Mỹ sinh năm 1909, người làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông hy sinh năm 1949, khi mới 40 tuổi, chưa kịp đóng góp nhiều hơn cho cách mạng, cũng không kịp viết thêm tác phẩm nào ngoài cuốn Gió tây bị-mất-bản-thảo nói trên. (Còn có thể kể thêm vở kịch Tô Hiệu ông viết ngay trong những ngày sục sôi cách mạng, và đã được ban kịch Tháng Tám trình diễn trên sân khấu Nhà hát lớn Hà Nội đêm 12-1-1946, nhưng giá trị nghệ thuật có lẽ không cao nên giờ chỉ được nhắc đến như một sự kiện của lịch sử sân khấu cách mạng). Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ, Nguyễn Công Mỹ thuộc dạng người mà như nhà thơ Lê Đạt sau này sẽ nói, quan tâm đến việc lập thân hơn là lập danh. Chắc chắn ông đã ra đi thanh thản, không bận bịu luyến tiếc gì. Dẫu sao, bằng vào những gì được biết về ông thông qua nhật kí của cha mình và những tư liệu thu thập được, tôi thiết nghĩ ông cần phải được tìm hiểu kĩ càng hơn, không chỉ như một nhân vật lịch sử mà trước hết như một nhân cách lớn của một người làm công tác giáo dục-khuyến học nước nhà.
Nếu như bản thân Nguyễn Công Mỹ chưa hẳn đã được nhiều người biết, thì hầu như những ai am hiểu văn học đều biết ông là em ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan, và đồng thời, cũng là anh của đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Với ba anh em ông, cha tôi, trong cương vị một người lãnh đạo văn nghệ một thời, đương nhiên đều có quan hệ công tác, chẳng nhiều thì ít. Nhưng tôi dám nói, cha tôi chỉ thân và hợp với bác Nguyễn Công Mỹ thôi. Nhật kí của cha tôi bắt đầu nói đến bác vào cuối năm 1944, khi ông có việc với nhà xuất bản Người Bốn Phương, một nhà xuất bản mà có lẽ các ông đang muốn tranh thủ để in các sách của anh em; trong câu chuyện với "đối tác" như cha tôi ghi lại trong nhật kí, ông đã nghĩ đến cuốn Gió tây như một dự định hợp tác. Hơn một tháng sau, cuối tháng 1-1945, cha tôi có một chuyến đi "công tác" dài ngày, hết Nam Định lại Hải Phòng, về các công việc của Hội Truyền bá quốc ngữ. Lúc này, Nguyễn Công Mỹ làm Trưởng ban cổ động của Hội ở Hải Phòng, còn cha tôi làm thư kí Ban dạy học của Hội ở Hà Nội. Đồng thời, ông cũng đã tham gia các hoạt động của Hội văn hóa cứu quốc bí mật. Gặp bác Mỹ ở Hải Phòng, cha tôi đã nói chuyện về nhà xuất bản Người Bốn Phương và giục bác đưa in cuốn Gió tây. Rồi trong câu chuyện, giữa nhiều gợi ý, thăm dò, ông đã đưa cho bạn xem bản Đề cương về vấn đề văn hóa Việt Nam, một tài liệu có tính cương lĩnh của Đảng do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút. Có thể bác Mỹ đã ngạc nhiên. Có thể bác không nghĩ cái anh bạn kém mình ba tuổi, dáng công chức, người hiền lành, luôn tận tụy với công việc truyền bá chữ quốc ngữ và nhất là rất đam mê văn chương, cái anh bạn ấy lại nắm giữ một tài liệu quan trọng như thế, lại đang dấn thân vào một hoạt động đặc biệt như thế. Song, có thể tin chắc một điều rằng, kể từ đây, hai ông đã trở thành những người đồng chí, không chỉ trong sự nghiệp phổ cập chữ quốc ngữ cho người dân, mà cả trong việc phấn đấu xây dựng một nền văn hóa mới, dân tộc, đại chúng, khoa học.
Tháng 7 năm 1945, Hội nghị toàn thể của Văn hóa cứu quốc họp ở làng La Cả, Hà Đông, cha tôi được cử đại diện cho văn giới đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Trước khi bí mật rời Hà Nội lên chiến khu, ông được tin Nguyễn Công Mỹ bị ốm, đang nằm bệnh viện Vũ Thanh ở Hà Nội. Cha tôi đã tức tốc đến thăm bạn. Trong ông vẫn còn nguyên ấn tượng tốt đẹp về cuốn Gió tây mà ông mới đọc - "giản dị, nhẹ nhàng, sáng sủa", đó là những gì toát lên từ cuốn tiểu thuyết của bạn ông. Đó cũng là cái hợp với quan niệm về văn chương của chính ông. Thế mà cuốn sách thì cứ trầy trật mãi. Mới hôm rồi, ông lại phải đến nhà xuất bản Người Bốn Phương để đòi lại bản thảo cuốn tiểu thuyết của bạn. Viên thư kí trẻ ranh ngạo mạn, bẻ hành bẻ tỏi người đến giao dịch, bất kể là ai, khiến ông tức điên lên. Biết làm sao đây để những kẻ như thế hiểu được giá trị của những tác phẩm văn học đích thực, ông ngao ngán nghĩ đến tương lai không dễ gì của cuốn tiểu thuyết Gió tây...
Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945, Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập trước hàng vạn đồng bào ở Quảng trường Ba Đình, trong đó có nói đến giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt. Chưa đầy một tuần sau, ngày 8-9, Người kí quyết định thành lập Nha bình dân học vụ. Ông Nguyễn Công Mỹ nguyên là Trưởng ban cổ động Ủy ban chống nạn thất học ở Hải Phòng, được Hồ Chủ tịch chọn mặt gửi vàng, giao cho làm Tổng giám đốc Nha. Nhiệm vụ chống nạn thất học là một trong ba quốc sách hàng đầu của Nhà nước cách mạng non trẻ, nhưng chắc cũng đầy những khó khăn, thách thức. Với kinh nghiệm hoạt động chống thất học và vận động thanh niên suốt nhiều năm qua, Nguyễn Công Mỹ đã cùng đồng sự dựa vào chính quyền các cấp hoạt động tích cực. Chỉ một năm sau, tính đến ngày 8-9-1946, cả nước đã có hơn 2 triệu rưởi học viên, gần một trăm ngàn giáo viên, gần 75 ngàn lớp học, do nhân dân, giáo viên, học viên tự nguyện tự giác tham gia. Kết quả này về sau sẽ được Quốc hội khóa I kì họp thứ hai đánh giá: "Cũng như thành tích chống giặc ngoại xâm và thành tích chống giặc đói, thành tích bồi dưỡng học viên chống giặc dốt rất là vĩ đại..."
Nếu như bản thân Nguyễn Công Mỹ chưa hẳn đã được nhiều người biết, thì hầu như những ai am hiểu văn học đều biết ông là em ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan, và đồng thời, cũng là anh của đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Với ba anh em ông, cha tôi, trong cương vị một người lãnh đạo văn nghệ một thời, đương nhiên đều có quan hệ công tác, chẳng nhiều thì ít. Nhưng tôi dám nói, cha tôi chỉ thân và hợp với bác Nguyễn Công Mỹ thôi. Nhật kí của cha tôi bắt đầu nói đến bác vào cuối năm 1944, khi ông có việc với nhà xuất bản Người Bốn Phương, một nhà xuất bản mà có lẽ các ông đang muốn tranh thủ để in các sách của anh em; trong câu chuyện với "đối tác" như cha tôi ghi lại trong nhật kí, ông đã nghĩ đến cuốn Gió tây như một dự định hợp tác. Hơn một tháng sau, cuối tháng 1-1945, cha tôi có một chuyến đi "công tác" dài ngày, hết Nam Định lại Hải Phòng, về các công việc của Hội Truyền bá quốc ngữ. Lúc này, Nguyễn Công Mỹ làm Trưởng ban cổ động của Hội ở Hải Phòng, còn cha tôi làm thư kí Ban dạy học của Hội ở Hà Nội. Đồng thời, ông cũng đã tham gia các hoạt động của Hội văn hóa cứu quốc bí mật. Gặp bác Mỹ ở Hải Phòng, cha tôi đã nói chuyện về nhà xuất bản Người Bốn Phương và giục bác đưa in cuốn Gió tây. Rồi trong câu chuyện, giữa nhiều gợi ý, thăm dò, ông đã đưa cho bạn xem bản Đề cương về vấn đề văn hóa Việt Nam, một tài liệu có tính cương lĩnh của Đảng do Tổng Bí thư Trường Chinh chấp bút. Có thể bác Mỹ đã ngạc nhiên. Có thể bác không nghĩ cái anh bạn kém mình ba tuổi, dáng công chức, người hiền lành, luôn tận tụy với công việc truyền bá chữ quốc ngữ và nhất là rất đam mê văn chương, cái anh bạn ấy lại nắm giữ một tài liệu quan trọng như thế, lại đang dấn thân vào một hoạt động đặc biệt như thế. Song, có thể tin chắc một điều rằng, kể từ đây, hai ông đã trở thành những người đồng chí, không chỉ trong sự nghiệp phổ cập chữ quốc ngữ cho người dân, mà cả trong việc phấn đấu xây dựng một nền văn hóa mới, dân tộc, đại chúng, khoa học.
Tháng 7 năm 1945, Hội nghị toàn thể của Văn hóa cứu quốc họp ở làng La Cả, Hà Đông, cha tôi được cử đại diện cho văn giới đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Trước khi bí mật rời Hà Nội lên chiến khu, ông được tin Nguyễn Công Mỹ bị ốm, đang nằm bệnh viện Vũ Thanh ở Hà Nội. Cha tôi đã tức tốc đến thăm bạn. Trong ông vẫn còn nguyên ấn tượng tốt đẹp về cuốn Gió tây mà ông mới đọc - "giản dị, nhẹ nhàng, sáng sủa", đó là những gì toát lên từ cuốn tiểu thuyết của bạn ông. Đó cũng là cái hợp với quan niệm về văn chương của chính ông. Thế mà cuốn sách thì cứ trầy trật mãi. Mới hôm rồi, ông lại phải đến nhà xuất bản Người Bốn Phương để đòi lại bản thảo cuốn tiểu thuyết của bạn. Viên thư kí trẻ ranh ngạo mạn, bẻ hành bẻ tỏi người đến giao dịch, bất kể là ai, khiến ông tức điên lên. Biết làm sao đây để những kẻ như thế hiểu được giá trị của những tác phẩm văn học đích thực, ông ngao ngán nghĩ đến tương lai không dễ gì của cuốn tiểu thuyết Gió tây...
Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945, Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập trước hàng vạn đồng bào ở Quảng trường Ba Đình, trong đó có nói đến giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt. Chưa đầy một tuần sau, ngày 8-9, Người kí quyết định thành lập Nha bình dân học vụ. Ông Nguyễn Công Mỹ nguyên là Trưởng ban cổ động Ủy ban chống nạn thất học ở Hải Phòng, được Hồ Chủ tịch chọn mặt gửi vàng, giao cho làm Tổng giám đốc Nha. Nhiệm vụ chống nạn thất học là một trong ba quốc sách hàng đầu của Nhà nước cách mạng non trẻ, nhưng chắc cũng đầy những khó khăn, thách thức. Với kinh nghiệm hoạt động chống thất học và vận động thanh niên suốt nhiều năm qua, Nguyễn Công Mỹ đã cùng đồng sự dựa vào chính quyền các cấp hoạt động tích cực. Chỉ một năm sau, tính đến ngày 8-9-1946, cả nước đã có hơn 2 triệu rưởi học viên, gần một trăm ngàn giáo viên, gần 75 ngàn lớp học, do nhân dân, giáo viên, học viên tự nguyện tự giác tham gia. Kết quả này về sau sẽ được Quốc hội khóa I kì họp thứ hai đánh giá: "Cũng như thành tích chống giặc ngoại xâm và thành tích chống giặc đói, thành tích bồi dưỡng học viên chống giặc dốt rất là vĩ đại..."
Có thể hình dung, trong "thành tích vĩ đại" đó, có phần đóng góp to lớn của ông Nguyễn Công Mỹ, cũng như muôn vàn khó khăn thiếu thốn mà ông và các đồng sự đã phải vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thời gian này, cha tôi và bác Nguyễn Công Mỹ có lẽ ít có dịp gần nhau, vì mỗi ông công tác ở một lĩnh vực. Song tình thân mật giữa hai ông thì ngày một tăng. Đầu tháng 11-1946, Văn hóa cứu quốc tiến hành Đại hội toàn quốc, cả cha tôi và bác Mỹ cùng tham dự. Lúc này, các ông đều là những người giữ các cương vị quan trọng. Như cha tôi vừa làm công tác văn hóa, vừa làm báo, lại có chân trong Quốc hội... tất cả đều là những vai cần đến tài ăn nói. Nhưng xem ra ông lại kém về đường này. Bản thân cha tôi cũng rõ điều đó, như ông từng tự nói về mình trong nhật kí: "Nghĩ cũng buồn cười cho ta - Một nhà văn không biết nói". Tại hội nghị nói trên, hình như cha tôi đã có những lúc nói năng lúng túng lắm. Đến mức bác Mỹ phải góp ý thẳng thừng: "Cậu phải sửa lời ăn tiếng nói thế nào, chứ ấp úng thế thì không được". Cái cách nói thẳng thắn, chân thành với bạn như thế có lẽ là một nét riêng hiếm có trong quan hệ giữa bác Mỹ và cha tôi. Một lần khác, trên đường tản cư khỏi Hà Nội một ngày trước Toàn quốc kháng chiến, giữa đám người chạy loạn tha theo đủ thứ, bác Mỹ đã chê cha tôi trông phì nộn, xấu lắm. Cha tôi không giận mà chỉ tự trách mình, phì nộn là phải vì có làm gì đâu. Bác Mỹ cũng hiểu cha tôi đến mức, có lần, bác nhận xét cha tôi là một type [kiểu người] rất lạ, lúc thì rất cương quyết, khi lại rất flou [lờ mờ]...
Những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, khi các cơ quan ở Thủ đô tạm lánh ra vùng Hà Đông tập hợp lực lượng trước khi lên chiến khu, có lẽ là những ngày cha tôi được gắn bó với bác Mỹ nhiều hơn cả. Hai ông rủ nhau đi kiếm cà phê không được giữa những tiếng súng ì ầm từ Hà Nội vọng về. Hai ông cùng đợi ai đó ở bến đò Mai Lĩnh, cảnh đẹp một cách cổ sơ, khiến người ta càng cảm thấy chiến tranh là vô lý. Hai ông cùng trằn trọc, nửa đêm vùng dậy hút thuốc lào, rồi hỏi nhau, nếu nước nhà mất độc lập thì thế hệ nào đau đớn nhất? - người bảo thế hệ mình, người bảo thế hệ con cháu, vì hình ảnh độc lập đã in sâu vào óc chúng nó, chúng nó yêu Cụ Hồ biết bao! Hai ông cùng tưởng tượng tình huống, nếu lúc này có tiếng xì xồ, Tây vào, chúng sẽ bắn, tệ hơn, chúng sẽ tra tấn, hành hạ... Tất cả những điều này, tôi biết được là qua một cuốn nhật kí của cha tôi gia đình mới may mắn tìm ra. Cuốn nhật kí chỉ bằng nửa lòng bàn tay, phù hợp để đem theo trong trường hợp có chiến sự. Trên đó, cha tôi đã ghi lại nhiều chuyện xảy ra từ cuối năm 1946, khi nổ ra Toàn quốc kháng chiến cho đến khi bắt đầu trận Việt Bắc, cũng là khi cha tôi và bác Mỹ mỗi người mỗi ngả. Chỉ có điều lạ, trong suốt gần một năm hai ông có nhiều dịp gần nhau, không hề thấy lần nào cha tôi nói về chuyện viết lách của bác Mỹ, cũng không thấy hai ông nhắc gì đến cuốn Gió tây. Có lẽ, đến thời điểm đó, tập bản thảo đã bị thất lạc. Phải chăng sự mất mát này đã khiến bác Mỹ đâm chán, không muốn viết gì nữa? Hay phải chăng trong lúc chiến sự thế này, bác cho rằng không thích hợp để viết văn? Tôi không dám võ đoán đưa ra bất cứ lời giải thích nào.
Hơn một năm sau. Đêm 16-2-1949, cũng là đêm 18 tháng giêng năm Kỉ Sửu. Mười tám thật trăng, câu ngạn ngữ mới hay làm sao. Trăng xanh trùm khắp, thế mà lòng ông như rỗng. Sau một tháng đi với pháo binh về, cha tôi rơi vào một cơn khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vở kịch Những người ở lại của ông mới ra, vừa được khen chưa dứt lời đã bị phê phán kịch liệt. Nào là không cho người xem thấy được cuộc kháng chiến của Thủ đô. Nào là vuốt ve tiểu tư sản, thích thú với việc phân tích tâm lý mấy cô cậu Hà Nội, coi đi kháng chiến như đi chơi. Nào là quá đề cao một ông bác sĩ nào đó đã hết vai trò... Những lời, những ý phê bình có cái đúng có cái sai, nhưng sức ép đè lên tác giả thì thật là quá, rằng, tựu trung, vở kịch chả giúp được gì cho kháng chiến. Cơn khủng hoảng tinh thần đã dẫn cha tôi đến ý tưởng chán sống.
Ý nghĩ miên man về cái sống cái chết đưa cha tôi về với một thực tế xót xa. Ông vừa đi đưa người bạn Nguyễn Công Mỹ về nơi yên nghỉ cuối cùng. Ông Mỹ, cái người chả lo lắng, bận bịu gì đến bản thân mình, cái người chỉ coi việc làm cho người khác biết chữ mới là quan trọng, cái người tốt ấy đã chết rồi! Ngày 6-1-1949, trong lúc đi công cán, bạn ông đã bị đạn giặc, chết mất rồi... Một cảm giác mất mát khiến ngực ông quặn thắt. Ông Mỹ chết rồi. Chết đi mà chưa để lại được gì cho đời. Chết đi còn mang theo cả nỗi đau mất bản thảo, mất đứa con tinh thần mà nếu được hiện hữu, biết đâu lại không thay mình lưu lại với đời. Nhưng có đúng là Mỹ đau không? Hay bạn chỉ coi cái việc đang làm mới là quan trọng. Đúng quá, ông chơi với bạn mãi, chả nhẽ không nhận ra tính nết của bạn sao! Như chợt ngộ ra, ông vùng dậy, nhấc bút viết một mạch trong nhật kí: "Mỹ chết không uổng. Ta phải làm thế nào sống mà còn giúp đời một cái gì. Giúp đời, giúp cho cuộc chiến đấu, rút cục đấy vẫn là công việc chính của mọi người, của con người Văn nghệ. Phải như Mỹ cứ làm việc"...
Ấy là chuyện của bác Nguyễn Công Mỹ, của cha tôi đã hơn nửa thế kỉ nay. Riêng tôi, một kẻ hậu sinh, khi ngồi viết những dòng này, tôi cứ bâng khuâng tự hỏi: Nếu bản thảo tiểu thuyết Gió tây không mất. Nếu cuốn sách đã được in ra. Nếu bác Nguyễn Công Mỹ không bị hy sinh khi ấy, nếu bác còn sống đến khi đã hoàn thành công tác bình dân học vụ để yên tâm ngồi viết cuốn sách thứ hai, thứ ba... Liệu tấm bản đồ văn học Việt Nam sẽ có gì khác không? Tôi chẳng biết!
Thời gian này, cha tôi và bác Nguyễn Công Mỹ có lẽ ít có dịp gần nhau, vì mỗi ông công tác ở một lĩnh vực. Song tình thân mật giữa hai ông thì ngày một tăng. Đầu tháng 11-1946, Văn hóa cứu quốc tiến hành Đại hội toàn quốc, cả cha tôi và bác Mỹ cùng tham dự. Lúc này, các ông đều là những người giữ các cương vị quan trọng. Như cha tôi vừa làm công tác văn hóa, vừa làm báo, lại có chân trong Quốc hội... tất cả đều là những vai cần đến tài ăn nói. Nhưng xem ra ông lại kém về đường này. Bản thân cha tôi cũng rõ điều đó, như ông từng tự nói về mình trong nhật kí: "Nghĩ cũng buồn cười cho ta - Một nhà văn không biết nói". Tại hội nghị nói trên, hình như cha tôi đã có những lúc nói năng lúng túng lắm. Đến mức bác Mỹ phải góp ý thẳng thừng: "Cậu phải sửa lời ăn tiếng nói thế nào, chứ ấp úng thế thì không được". Cái cách nói thẳng thắn, chân thành với bạn như thế có lẽ là một nét riêng hiếm có trong quan hệ giữa bác Mỹ và cha tôi. Một lần khác, trên đường tản cư khỏi Hà Nội một ngày trước Toàn quốc kháng chiến, giữa đám người chạy loạn tha theo đủ thứ, bác Mỹ đã chê cha tôi trông phì nộn, xấu lắm. Cha tôi không giận mà chỉ tự trách mình, phì nộn là phải vì có làm gì đâu. Bác Mỹ cũng hiểu cha tôi đến mức, có lần, bác nhận xét cha tôi là một type [kiểu người] rất lạ, lúc thì rất cương quyết, khi lại rất flou [lờ mờ]...
Những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, khi các cơ quan ở Thủ đô tạm lánh ra vùng Hà Đông tập hợp lực lượng trước khi lên chiến khu, có lẽ là những ngày cha tôi được gắn bó với bác Mỹ nhiều hơn cả. Hai ông rủ nhau đi kiếm cà phê không được giữa những tiếng súng ì ầm từ Hà Nội vọng về. Hai ông cùng đợi ai đó ở bến đò Mai Lĩnh, cảnh đẹp một cách cổ sơ, khiến người ta càng cảm thấy chiến tranh là vô lý. Hai ông cùng trằn trọc, nửa đêm vùng dậy hút thuốc lào, rồi hỏi nhau, nếu nước nhà mất độc lập thì thế hệ nào đau đớn nhất? - người bảo thế hệ mình, người bảo thế hệ con cháu, vì hình ảnh độc lập đã in sâu vào óc chúng nó, chúng nó yêu Cụ Hồ biết bao! Hai ông cùng tưởng tượng tình huống, nếu lúc này có tiếng xì xồ, Tây vào, chúng sẽ bắn, tệ hơn, chúng sẽ tra tấn, hành hạ... Tất cả những điều này, tôi biết được là qua một cuốn nhật kí của cha tôi gia đình mới may mắn tìm ra. Cuốn nhật kí chỉ bằng nửa lòng bàn tay, phù hợp để đem theo trong trường hợp có chiến sự. Trên đó, cha tôi đã ghi lại nhiều chuyện xảy ra từ cuối năm 1946, khi nổ ra Toàn quốc kháng chiến cho đến khi bắt đầu trận Việt Bắc, cũng là khi cha tôi và bác Mỹ mỗi người mỗi ngả. Chỉ có điều lạ, trong suốt gần một năm hai ông có nhiều dịp gần nhau, không hề thấy lần nào cha tôi nói về chuyện viết lách của bác Mỹ, cũng không thấy hai ông nhắc gì đến cuốn Gió tây. Có lẽ, đến thời điểm đó, tập bản thảo đã bị thất lạc. Phải chăng sự mất mát này đã khiến bác Mỹ đâm chán, không muốn viết gì nữa? Hay phải chăng trong lúc chiến sự thế này, bác cho rằng không thích hợp để viết văn? Tôi không dám võ đoán đưa ra bất cứ lời giải thích nào.
* * *
Hơn một năm sau. Đêm 16-2-1949, cũng là đêm 18 tháng giêng năm Kỉ Sửu. Mười tám thật trăng, câu ngạn ngữ mới hay làm sao. Trăng xanh trùm khắp, thế mà lòng ông như rỗng. Sau một tháng đi với pháo binh về, cha tôi rơi vào một cơn khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Vở kịch Những người ở lại của ông mới ra, vừa được khen chưa dứt lời đã bị phê phán kịch liệt. Nào là không cho người xem thấy được cuộc kháng chiến của Thủ đô. Nào là vuốt ve tiểu tư sản, thích thú với việc phân tích tâm lý mấy cô cậu Hà Nội, coi đi kháng chiến như đi chơi. Nào là quá đề cao một ông bác sĩ nào đó đã hết vai trò... Những lời, những ý phê bình có cái đúng có cái sai, nhưng sức ép đè lên tác giả thì thật là quá, rằng, tựu trung, vở kịch chả giúp được gì cho kháng chiến. Cơn khủng hoảng tinh thần đã dẫn cha tôi đến ý tưởng chán sống.
Ý nghĩ miên man về cái sống cái chết đưa cha tôi về với một thực tế xót xa. Ông vừa đi đưa người bạn Nguyễn Công Mỹ về nơi yên nghỉ cuối cùng. Ông Mỹ, cái người chả lo lắng, bận bịu gì đến bản thân mình, cái người chỉ coi việc làm cho người khác biết chữ mới là quan trọng, cái người tốt ấy đã chết rồi! Ngày 6-1-1949, trong lúc đi công cán, bạn ông đã bị đạn giặc, chết mất rồi... Một cảm giác mất mát khiến ngực ông quặn thắt. Ông Mỹ chết rồi. Chết đi mà chưa để lại được gì cho đời. Chết đi còn mang theo cả nỗi đau mất bản thảo, mất đứa con tinh thần mà nếu được hiện hữu, biết đâu lại không thay mình lưu lại với đời. Nhưng có đúng là Mỹ đau không? Hay bạn chỉ coi cái việc đang làm mới là quan trọng. Đúng quá, ông chơi với bạn mãi, chả nhẽ không nhận ra tính nết của bạn sao! Như chợt ngộ ra, ông vùng dậy, nhấc bút viết một mạch trong nhật kí: "Mỹ chết không uổng. Ta phải làm thế nào sống mà còn giúp đời một cái gì. Giúp đời, giúp cho cuộc chiến đấu, rút cục đấy vẫn là công việc chính của mọi người, của con người Văn nghệ. Phải như Mỹ cứ làm việc"...
Ấy là chuyện của bác Nguyễn Công Mỹ, của cha tôi đã hơn nửa thế kỉ nay. Riêng tôi, một kẻ hậu sinh, khi ngồi viết những dòng này, tôi cứ bâng khuâng tự hỏi: Nếu bản thảo tiểu thuyết Gió tây không mất. Nếu cuốn sách đã được in ra. Nếu bác Nguyễn Công Mỹ không bị hy sinh khi ấy, nếu bác còn sống đến khi đã hoàn thành công tác bình dân học vụ để yên tâm ngồi viết cuốn sách thứ hai, thứ ba... Liệu tấm bản đồ văn học Việt Nam sẽ có gì khác không? Tôi chẳng biết!
Nguyễn Huy Thắng
❧ ❀ ❧
Ba sắc lệnh về bình dân học vụ năm 1945
Mục đích của nền giáo dục thuộc địa là duy trì vĩnh viễn ách thống trị của Pháp. Thống sứ Bắc Kì từng khẳng định: “Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác đã chỉ rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột”(1). Chính sách thâm độc như vậy đã đem lại hậu quả là hơn 90% đồng bào ta mù chữ dưới thời Pháp thuộc. Nhận thức rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”(2), ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương mở một chiến dịch chống nạn mù chữ. Vì thế Người đã ban hành ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục, đó là Sắc lệnh 17/SL thành lập nha bình dân học vụ, Sắc lệnh 19/SL quy định mọi làng phải có lớp học bình dân và Sắc lệnh 20/SL cưỡng bách học chữ quốc ngữ không mất tiền. Dưới đây là nội dung các sắc lệnh:
Ba sắc lệnh ra đời đã có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ trực thuộc Bộ Giáo dục với nhiệm vụ phụ trách việc chống nạn mù chữ; Sắc lệnh số 19/SL yêu cầu thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối.
Theo Việt Nam dân quốc công báo, 1945, tr. 7 – 8.
Ba sắc lệnh ra đời đã có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sắc lệnh số 17/SL thành lập Nha Bình dân học vụ trực thuộc Bộ Giáo dục với nhiệm vụ phụ trách việc chống nạn mù chữ; Sắc lệnh số 19/SL yêu cầu thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối.
Điều này cho thấy Chính phủ đã rất quan tâm và tạo điều kiện học tập cho đội ngũ nông dân, công nhân – vốn là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ với số lượng đông đảo nhưng trình độ còn nhiều hạn chế do chịu hậu quả từ chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Sắc lệnh 19/SL còn quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, đô thị nào cũng phải có lớp học ít nhất có 30 người theo học. Việc đưa ra một chỉ tiêu cụ thể như vậy tưởng có phần cứng nhắc nhưng lại thực sự đem lại hiệu quả khi trở thành mục tiêu để từng làng, từng đô thị phải nỗ lực để đạt được. Sắc lệnh số 20/SL cưỡng bức học chữ quốc ngữ, không mất tiền. Hạn một năm tất cả mọi người dân Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, nếu không sẽ bị phạt tiền. Trong điều kiện nước ta lúc bấy giờ, quả thực không thể không dùng biện pháp “cưỡng bách” bởi vì bên cạnh những người ham học, muốn biết chữ thì cũng còn không ít người trong đó có nhiều người lớn tuổi có tâm lý e ngại, xấu hổ nên không muốn đi học. Có thể nói những chủ trương này táo bạo, quyết liệt nhưng cũng rất đúng đắn và sáng tạo.
Để phong trào có sức lan toả hơn nữa, ngày 4.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Chống nạn thất học”. Trong bài, Người nêu rõ một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí:
Thực hiện Chỉ thị và lời kêu gọi của Chính phủ, ngay từ những ngày đầu trong chiến dịch chống mù chữ, phong trào bình dân học vụ đã thu hút hàng triệu người theo học. Cán bộ kháng chiến phải huy động tìm nguồn ở các thôn xã, làng bản, tập hợp hết mọi người biết chữ dể dạy cho người chưa biết chữ. Phong trào học chữ Quốc ngữ được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, chữ được viết khắp nơi ở đình làng, ngõ chợ, bến sông, chữ viết trên vách nhà, công cụ lao động… Trình độ người dạy cao hơn người học không được bao nhiêu nhưng với nhiệt tình cách mạng vừa dạy vừa học, học lớp trên xuống dạy lớp dưới theo tinh thần người biết một chữ dạy người chưa biết chữ. Các đội tuyên truyền vận động có sáng kiến đặt ra những câu hò, vè, văn vần về chữ cái cho người học dễ nhớ như:
Việc cổ động đôi khi còn phải áp dụng cả những biện pháp nghiêm khắc, đánh vào tâm lý e ngại của người dân như sáng kiến lập “cổng mù”, ai đi chợ mà không đọc được những chữ ghi trên tấm cót đặt bên đường thì phải chui qua “cổng mù” thậm chí không được đi qua cổng vào chợ mà phải lội xuống ruộng mà vào…
Từ đây, phong trào bình dân học vụ đã đem lại những kết quả khả quan. Tổng kết sau một năm thực hiện, chúng ta đã “mở được 75.805 lớp học, có 97.644 người tham gia dạy học và hơn 2,5 triệu học viên đã biết đọc, biết viết.”(4)
Thành quả suốt một năm nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chế độ mới đã tạo được nền móng vững chắc để nhân dân ta tiếp tục vượt qua khó khăn, chiến đấu và chiến thắng. Trong những thành công bước đầu ấy, chắc chắn không thể không kể đến vai trò của một nền giáo dục khoa học dân chủ và đại chúng mà Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng nên./.
------------------
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Kiệm, Lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX – 1918, NXB Giáo dục, H., 1979, tr.30
2. Hồ Chủ tịch bàn về giáo dục, Nxb Giáo dục, H., 1962, tr.192-194.
3. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chủ tịch hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống nạn tất học. http://baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/1551/PreTabId/503/Default.aspx.
4. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, 2005, tr. 31 – 32.
Để phong trào có sức lan toả hơn nữa, ngày 4.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Chống nạn thất học”. Trong bài, Người nêu rõ một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí:
“Muốn giữ vững nền độc lập. Muốn làm cho dân mạnh nước giầu. Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.Và Người kêu gọi:
“Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng.”…(3)
Thực hiện Chỉ thị và lời kêu gọi của Chính phủ, ngay từ những ngày đầu trong chiến dịch chống mù chữ, phong trào bình dân học vụ đã thu hút hàng triệu người theo học. Cán bộ kháng chiến phải huy động tìm nguồn ở các thôn xã, làng bản, tập hợp hết mọi người biết chữ dể dạy cho người chưa biết chữ. Phong trào học chữ Quốc ngữ được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, chữ được viết khắp nơi ở đình làng, ngõ chợ, bến sông, chữ viết trên vách nhà, công cụ lao động… Trình độ người dạy cao hơn người học không được bao nhiêu nhưng với nhiệt tình cách mạng vừa dạy vừa học, học lớp trên xuống dạy lớp dưới theo tinh thần người biết một chữ dạy người chưa biết chữ. Các đội tuyên truyền vận động có sáng kiến đặt ra những câu hò, vè, văn vần về chữ cái cho người học dễ nhớ như:
O tròn như quả trứng gà
Ô thời đội nón, Ơ thời có râu...
Việc cổ động đôi khi còn phải áp dụng cả những biện pháp nghiêm khắc, đánh vào tâm lý e ngại của người dân như sáng kiến lập “cổng mù”, ai đi chợ mà không đọc được những chữ ghi trên tấm cót đặt bên đường thì phải chui qua “cổng mù” thậm chí không được đi qua cổng vào chợ mà phải lội xuống ruộng mà vào…
Từ đây, phong trào bình dân học vụ đã đem lại những kết quả khả quan. Tổng kết sau một năm thực hiện, chúng ta đã “mở được 75.805 lớp học, có 97.644 người tham gia dạy học và hơn 2,5 triệu học viên đã biết đọc, biết viết.”(4)
Thành quả suốt một năm nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chế độ mới đã tạo được nền móng vững chắc để nhân dân ta tiếp tục vượt qua khó khăn, chiến đấu và chiến thắng. Trong những thành công bước đầu ấy, chắc chắn không thể không kể đến vai trò của một nền giáo dục khoa học dân chủ và đại chúng mà Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng nên./.
ThS. Nguyễn Hồng Nhung -
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
------------------
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Kiệm, Lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX – 1918, NXB Giáo dục, H., 1979, tr.30
2. Hồ Chủ tịch bàn về giáo dục, Nxb Giáo dục, H., 1962, tr.192-194.
3. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chủ tịch hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống nạn tất học. http://baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/1551/PreTabId/503/Default.aspx.
4. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, 2005, tr. 31 – 32.
❧ ❀ ❧
Ảnh sưu tầm trên mạng
Một lớp bình dân học vụ xóa mù chữ sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân năm 1945. (Ảnh: T.L)
Hồ Chủ tịch nói chuyện với các học viên nhân buổi khai mạc lớp huấn luyện Bình dân học vụ khóa Hồ Chí Minh năm 1945.
Diễu hành cổ động phong trào Bình dân học vụ năm 1946.
Bác Hồ thăm lớp học Bình dân học vụ (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra công tác Bình dân học vụ tại Thái Bình, Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu.
Người dân đứng ngay tại bến đò, bến sông để học chữ. Ảnh tư liệu.
Hóa trang thành nông dân để đi học - Ảnh: Quốc Việt chụp lại ở Nhà kỷ niệm Hội truyền bá quốc ngữ Hà Nội
Lễ khai mạc Đại hội bình dân học vụ và Tổng kết một năm phong trào thi đua diệt dốt theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hình ảnh thầy giáo người Dao giảng dạy trong lớp học Bình dân học vụ, xóa mù chữ cho các học trò tại Đà Bắc (Hòa Bình) sau khi nước ta giành độc lập năm 1945
Người thương binh trở về mặt trận xóa mù chữ - Ảnh: Quốc Việt chụp lại ở Nhà kỷ niệm Hội truyền bá quốc ngữ Hà Nội
Lớp bình dân học vụ
Lớp học bình dân học vụ ở Phú Yên
Lớp bình dân học vụ xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang năm 1947
Lớp học ở thôn Liễu Viên, xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín, Hà Tây) dùng đèn bằng đĩa dầu lạc.
Một lớp bình dân học vụ sau năm 1945 ở miền Tây Nam bộ - Ảnh tư liệu
Đồ dùng học tập của lớp bình dân học vụ.
Vần Quốc Ngữ, một trong những sách giáo khoa xóa mù chữ quốc ngữ - Ảnh: Quốc Việt
Giấy chứng nhận “tốt nghiệp” Bình dân học vụ
Bác Hồ thăm lớp học Bình dân học vụ (Ảnh tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra công tác Bình dân học vụ tại Thái Bình, Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu.
Người dân đứng ngay tại bến đò, bến sông để học chữ. Ảnh tư liệu.
Hóa trang thành nông dân để đi học - Ảnh: Quốc Việt chụp lại ở Nhà kỷ niệm Hội truyền bá quốc ngữ Hà Nội
Lễ khai mạc Đại hội bình dân học vụ và Tổng kết một năm phong trào thi đua diệt dốt theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hình ảnh thầy giáo người Dao giảng dạy trong lớp học Bình dân học vụ, xóa mù chữ cho các học trò tại Đà Bắc (Hòa Bình) sau khi nước ta giành độc lập năm 1945
Người thương binh trở về mặt trận xóa mù chữ - Ảnh: Quốc Việt chụp lại ở Nhà kỷ niệm Hội truyền bá quốc ngữ Hà Nội
Lớp bình dân học vụ
Lớp học bình dân học vụ ở Phú Yên
Lớp bình dân học vụ xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang năm 1947
Lớp học ở thôn Liễu Viên, xã Nghiêm Xuyên (huyện Thường Tín, Hà Tây) dùng đèn bằng đĩa dầu lạc.
Một lớp bình dân học vụ sau năm 1945 ở miền Tây Nam bộ - Ảnh tư liệu
Đồ dùng học tập của lớp bình dân học vụ.
Vần Quốc Ngữ, một trong những sách giáo khoa xóa mù chữ quốc ngữ - Ảnh: Quốc Việt
Giấy chứng nhận “tốt nghiệp” Bình dân học vụ
Phong trào Bình Dân Học Vụ
Diệt giặc dốt
Diệt giặc đói, giặc dốt
(Loạt bài về "Phong trào bình dân học vụ")
CUỘC TRƯỜNG CHINH VƯỢT QUA ĐÊM TỐI - Báo Tuổi Trẻ Online
Kỳ 1: Đêm dài tăm tối - 23/08/2015 10:17
Kỳ 2: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu - 24/08/2015 09:34
Kỳ 3: Lớp học dưới tán rừng U Minh - 25/08/2015 10:51
Kỳ 4: Buổi học đầu tiên - 26/08/2015 10:50
Kỳ 5: Xóa mù chữ ở Sài Gòn - Gia Định - 27/08/2015 11:57
Kỳ 6: Cái chết của tổng giám đốc bình dân học vụ - 28/08/2015 15:07
Kỳ 7: Những ngọn đèn vẫn sáng - 29/08/2015 10:30
Kỳ 8: Hồn ái quốc đẫm trong từng con chữ - 30/08/2015 09:52
TOP
TOP
Subscribe to:
Posts (Atom)