_ Minh Huệ _
Làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang) vinh dự là làng quê duy nhất của cả nước có năm người con là đại biểu dự Đại hội II của Đảng.
Cảo thơm lần giở
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra từ ngày 11 đến 19.2.1951, giữa núi rừng Việt Bắc. Đây là Đại hội đầu tiên họp trong nước, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, một vùng trong thủ đô kháng chiến.
Ở Đại hội này, các đại biểu đã nghiên cứu và thảo luận báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày, nêu nên những nhiệm vụ chính trong giai đoạn trước mắt, quyết định đưa Đảng ra công khai hoạt động sau hơn 5 năm rút vào bí mật với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua chính cương, tuyên ngôn và Điều lệ của Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường chinh là Tổng Bí thư của Đảng.
Điều đặc biệt là trong 158 đại biểu chính thức về dự đại hội, đại diện các lớp đảng viên từ ngày Ðảng mới thành lập trên mọi miền Tổ quốc, có 5 đại biểu là người làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang), quê hương của đồng chí Tô Hiệu - liệt sỹ cách mạng của Đảng hồi tiền khởi nghĩa.
Năm đại biểu đó là các đảng viên: Tô Duy, Lê Giản (Tô Gĩ), Lê Văn Lương (Nguyễn Công Miều), Trần Bình, Tô Quang Đẩu. Tại Ðại hội II của Ðảng, đồng chí Lê Văn Lương được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
Làng Xuân Cầu vinh dự là địa phương duy nhất của cả nước có năm người con là đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
Trong 5 đại biểu dự Đại hội II của Đảng quê làng Xuân Cầu thì đồng chí Tô Duy là cháu, đồng chí Lê Văn Lương là em con bác con cô đồng chí Tô Hiệu, hai đồng chí Lê Giản, Tô Quang Đẩu là em họ và đồng chí Trần Bình là người cùng làng.
Thật là một sự kiện hiếm có, độc nhất vô nhị ở nước ta, Đảng ta, niềm tự hào của bao thế hệ cán bộ, đảng viên và người dân Xuân Cầu nói riêng và Hưng Yên nói chung.
Ngoài 4 người con họ Tô: Tô Chấn, Tô Hiệu, Tô Gĩ, Tô Quang Đẩu, làng Xuân Cầu còn có đảng viên Nguyễn Đức Cảnh hoạt động cách mạng rất sớm. Hai họ Tô, họ Nguyễn làng Xuân Cầu có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng bằng những người con ưu tú, sau này còn có nhiều người trở thành cán bộ giữ vị trí trọng yếu của cách mạng.
Từ trái qua phải: Ðồng chí Tô Duy, Lê Giản, Lê Văn Lương, Trần Bình, Tô Quang Ðẩu tại Ðại hội Ðảng lần thứ II (1951) ở Việt Bắc. Ảnh Tư liệu.
Cảo thơm lần giở
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra từ ngày 11 đến 19.2.1951, giữa núi rừng Việt Bắc. Đây là Đại hội đầu tiên họp trong nước, tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, một vùng trong thủ đô kháng chiến.
Ở Đại hội này, các đại biểu đã nghiên cứu và thảo luận báo cáo chính trị do Hồ Chủ tịch trình bày, nêu nên những nhiệm vụ chính trong giai đoạn trước mắt, quyết định đưa Đảng ra công khai hoạt động sau hơn 5 năm rút vào bí mật với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam, thông qua chính cương, tuyên ngôn và Điều lệ của Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường chinh là Tổng Bí thư của Đảng.
Điều đặc biệt là trong 158 đại biểu chính thức về dự đại hội, đại diện các lớp đảng viên từ ngày Ðảng mới thành lập trên mọi miền Tổ quốc, có 5 đại biểu là người làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang), quê hương của đồng chí Tô Hiệu - liệt sỹ cách mạng của Đảng hồi tiền khởi nghĩa.
Năm đại biểu đó là các đảng viên: Tô Duy, Lê Giản (Tô Gĩ), Lê Văn Lương (Nguyễn Công Miều), Trần Bình, Tô Quang Đẩu. Tại Ðại hội II của Ðảng, đồng chí Lê Văn Lương được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
Làng Xuân Cầu vinh dự là địa phương duy nhất của cả nước có năm người con là đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.
Trong 5 đại biểu dự Đại hội II của Đảng quê làng Xuân Cầu thì đồng chí Tô Duy là cháu, đồng chí Lê Văn Lương là em con bác con cô đồng chí Tô Hiệu, hai đồng chí Lê Giản, Tô Quang Đẩu là em họ và đồng chí Trần Bình là người cùng làng.
Thật là một sự kiện hiếm có, độc nhất vô nhị ở nước ta, Đảng ta, niềm tự hào của bao thế hệ cán bộ, đảng viên và người dân Xuân Cầu nói riêng và Hưng Yên nói chung.
Ngoài 4 người con họ Tô: Tô Chấn, Tô Hiệu, Tô Gĩ, Tô Quang Đẩu, làng Xuân Cầu còn có đảng viên Nguyễn Đức Cảnh hoạt động cách mạng rất sớm. Hai họ Tô, họ Nguyễn làng Xuân Cầu có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng bằng những người con ưu tú, sau này còn có nhiều người trở thành cán bộ giữ vị trí trọng yếu của cách mạng.
Ngôi làng cổ giàu truyền thống
Sải bước trên con đường mang tên Tô Hiệu rộng thênh thang, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về Xuân Cầu, miền quê “địa linh nhân kiệt” là những ngôi nhà cao tầng san sát, là cây đa cổ thụ phủ dấu thời gian nhiều thế kỷ, rủ bóng bên một giếng nước rất sâu, xây bằng đá, nước mạch lên trong vắt...
Không chỉ là quê hương của những nhà cách mạng xuất sắc mà tầm vóc và ảnh hưởng đã trở thành biểu tượng còn mãi với thời gian, Xuân Cầu còn nổi danh là vùng đất hiếu học, khoa bảng của cả nước.
Những gì ngôi làng cổ có tuổi hàng nghìn năm này đã và đang đóng góp cho đất nước khiến người ta không khỏi khâm phục. Dưới thời phong kiến, thôn Xuân Cầu có tới 11 người thi đỗ Đại khoa.
Làng Xuân Cầu cũng là “của hiếm” trong cả nước khi có 2 người con được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Đó là hai nhà văn hóa nổi tiếng: nhà văn, nhà giáo Nguyễn Công Hoan và họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Tại Xuân Cầu hiện có hai Nhà tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng xuất sắc: Tô Hiệu, Lê Văn Lương. Cả hai Nhà tưởng niệm được trân trọng đặt tại khu đất cũ của gia đình, nơi hai nhà cách mạng xuất sắc đã sinh ra và lớn lên, như biểu hiện của lòng khắc ghi, tôn kính, tri ân, như lời nhắc nhở lớp lớp con cháu mai sau, tự hào và sống xứng đáng với truyền thống hào hùng của cha ông.
Một góc làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ ( Văn Giang)
Về Xuân Cầu hôm nay, người ta không khỏi ngạc nhiên về một miền quê sầm uất, nhộn nhịp. Thay vì ngôi làng nghèo, hoang sơ năm xưa là những ngôi nhà cao tầng, những cửa hàng, cừa hiệu mọc lên san sát. Sự đổi thay nhanh chóng khiến ít người nghĩ rằng đây vốn là một địa phương thuần nông. Không nhiều làng quê trong tỉnh như Xuân Cầu có tới vài chục chiếc xe ô tô các loại, ngót trăm người đi xuất khẩu lao động, hàng chục trang trại VAC lớn, nhỏ với sự đột phá về năng suất, hiệu quả...
Với ý chí vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng bằng khối óc, bàn tay cần cù, năng động, người dân nơi đây đã phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương gần thị trường Hà Nội và các khu công nghiệp, kết hợp giữa sản xuất, chăn nuôi gắn với phát triển cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả....
Quỹ khuyến học của các dòng họ Tô và họ Nguyễn rất phát triển nhằm động viên con em nỗ lực học tập. Nhiều năm nay, Xuân Cầu luôn là điểm sáng trong phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư của Hưng Yên.
Tự hào về vùng quê giàu truyền thống, người dân Xuân Cầu hôm nay càng nỗ lực vượt khó, vươn lên học tập, làm giàu chính đáng bằng bàn tay, khối óc cần cù, năng động để xây dựng quê hương, xứng đáng với công lao của tiền nhân.
Sải bước trên con đường mang tên Tô Hiệu rộng thênh thang, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về Xuân Cầu, miền quê “địa linh nhân kiệt” là những ngôi nhà cao tầng san sát, là cây đa cổ thụ phủ dấu thời gian nhiều thế kỷ, rủ bóng bên một giếng nước rất sâu, xây bằng đá, nước mạch lên trong vắt...
Không chỉ là quê hương của những nhà cách mạng xuất sắc mà tầm vóc và ảnh hưởng đã trở thành biểu tượng còn mãi với thời gian, Xuân Cầu còn nổi danh là vùng đất hiếu học, khoa bảng của cả nước.
Những gì ngôi làng cổ có tuổi hàng nghìn năm này đã và đang đóng góp cho đất nước khiến người ta không khỏi khâm phục. Dưới thời phong kiến, thôn Xuân Cầu có tới 11 người thi đỗ Đại khoa.
Làng Xuân Cầu cũng là “của hiếm” trong cả nước khi có 2 người con được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Đó là hai nhà văn hóa nổi tiếng: nhà văn, nhà giáo Nguyễn Công Hoan và họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Tại Xuân Cầu hiện có hai Nhà tưởng niệm hai chiến sỹ cách mạng xuất sắc: Tô Hiệu, Lê Văn Lương. Cả hai Nhà tưởng niệm được trân trọng đặt tại khu đất cũ của gia đình, nơi hai nhà cách mạng xuất sắc đã sinh ra và lớn lên, như biểu hiện của lòng khắc ghi, tôn kính, tri ân, như lời nhắc nhở lớp lớp con cháu mai sau, tự hào và sống xứng đáng với truyền thống hào hùng của cha ông.
Một góc làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ ( Văn Giang)
Về Xuân Cầu hôm nay, người ta không khỏi ngạc nhiên về một miền quê sầm uất, nhộn nhịp. Thay vì ngôi làng nghèo, hoang sơ năm xưa là những ngôi nhà cao tầng, những cửa hàng, cừa hiệu mọc lên san sát. Sự đổi thay nhanh chóng khiến ít người nghĩ rằng đây vốn là một địa phương thuần nông. Không nhiều làng quê trong tỉnh như Xuân Cầu có tới vài chục chiếc xe ô tô các loại, ngót trăm người đi xuất khẩu lao động, hàng chục trang trại VAC lớn, nhỏ với sự đột phá về năng suất, hiệu quả...
Với ý chí vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng bằng khối óc, bàn tay cần cù, năng động, người dân nơi đây đã phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương gần thị trường Hà Nội và các khu công nghiệp, kết hợp giữa sản xuất, chăn nuôi gắn với phát triển cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả....
Quỹ khuyến học của các dòng họ Tô và họ Nguyễn rất phát triển nhằm động viên con em nỗ lực học tập. Nhiều năm nay, Xuân Cầu luôn là điểm sáng trong phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư của Hưng Yên.
Tự hào về vùng quê giàu truyền thống, người dân Xuân Cầu hôm nay càng nỗ lực vượt khó, vươn lên học tập, làm giàu chính đáng bằng bàn tay, khối óc cần cù, năng động để xây dựng quê hương, xứng đáng với công lao của tiền nhân.
Minh Huệ
✯✯✯
Nguồn baohungyen.vn - 30/11/2015.