Lư San Mạch Quốc Âm Diễn Ca & chú giải

Sunday, July 24, 2011
_ Lương Y Trần Sỹ _

Trong bộ “Quế Sơn Y Học Yếu Chỉ” của Đốc học Hoa xuyên Hầu NGUYỄN GIA CÁT (học trò của Võ Trường Toản, bạn của Lê Quang Định) biên soạn để huấn luyện cho lương y ở Đàng Trong vào khoảng cuối TK 18, có chép tay bộ “Cổ mạch Quốc âm diễn ca” bằng Hán Nôm. Một số sách về y học của Triều Nguyễn cũng có chép bộ mạch này và có nhiều thế hệ y gia Việt Nam rất tâm đắc, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu. Danh y Đỗ Phong Thuần đã dịch ra Việt Ngữ in trong “Việt Nam Y Học thực nghiệm”, xuất bản 1956 tại Sài Gòn.
Tất cả đều chưa có chú giải, nên việc tìm hiểu bộ mạch độc đáo này còn rất nhiều khó khăn.
Nay tôi xin dịch lại và chú giải, nhằm phổ biến đến Qúy vị đồng nghiệp, một bông hoa đẹp của nền Y học Việt Nam.


A/ TRẠNG THÁI CÁC MẠCH:

Hoa xuân đua nở ngoài hiên,
Vui bề nhân thuật, say miền Nho Y.
Trải xem cương mục chữ thi [1][1] Xem xét những phần quan trọng viết về mạch lý trong sách y học, để làm thơ bằng quốc ngữ.
Đặt vần quốc ngữ nôm na tỏ bày.
Trước là ghi nhớ lấy hay,
Sau là nhủ bảo tỏ bày con em.
Khuyên ai có chí thì xem,
Hai mươi bảy mạch, vậy bằng kể ra.

Mạch Phù nổi ở ngoài da.
Dường như gió thổi lông nga nhẹ nhàng [2][2] Mạch Phù: Phù là nổi lên trên. Mạch nổi, nhẹ như lông ngổng, ấn tay xuống thấy sức yếu..

Mạch Trầm nhục lý thâm tàng.
Nặng tay mới thấy rõ ràng chẳng sai [3][3] Mạch Trì: Trì là chậm chạp. Mỗi hơi thở mạch nhảy 3 lần trở xuống (Mạch nhảy < 60 lần/phút),

Mạch Trì đỏng đảnh khoan thai.
Một hơi ba đến chẳng sai đâu là [4][4] Mạch Trầm: Trầm là chìm. Ấn mạnh tay xuống mới thấy mạch, nâng tay lên thì không thấy gì..

Mạch Sác hô hấp đều ba.
Một hơi sáu đến, vốn là đinh ninh [5][5] Mạch Sác: Mạch nhảy 6 lần trở lên (> 90lần/phút. (Sác là luôn luôn).

Mạch Hoạt lưu lợi phân minh.
Dưới tay lúc nhúc dạng hình như châu [6][6] Mạch Hoạt: Mạch đi lanh lẹ, trơn tru như hạt châu lăn trên mâm. (Hoạt là trơn tru).

Mạch Sắc trì trệ lo âu.
Hoặc tán hoặc chỉ, chẩn hầu gian nan [7][7] Mạch Sắc Mạch Sắc còn gọi Sáp. Mạch nhỏ mà chậm, đi lại khó khăn, mạch nhảy khi năm khi ba, không đều, xem xét khó khăn. (Sắc là rít).

Mạch Hư lực nhược hình tàn,
Trì Đại mà yếu, chỉ âu mơ màng [8][8] Mạch Hư: Hư là trống rỗng. An tay xuống không thấy gì, nâng tay lên thấy mạch chậm, lớn, vô lực, xem không rõ ràng.

Mạch Thực, Đại mà thả Trường.
Phù, trung, trầm hậu, mạnh bằng như nhau [9][9] Mạch Thực: Ấn tay xuống, nâng tay lên đều có sức. (Thực là đầy đủ).

Mạch Trường bổn vị qua lâu.
Như sào gốc ngọn, tề nhau một loài [10][10] Mạch Trường: Mạch có sức, lớn, dài, thân mạch tràn qua vị trí của nó. Thấy rõ đầu mạch, đuôi mạch. (Trường là dài).

Mạch Đoãn bổn vị chẳng dài.
Hai đầu lúc nhúc khác loài mạch Vi [11][11] Mạch Đoãn: Đoãn là ngắn, không thấy được đầy đủ ở toàn bộ vị trí. Mạch Đoãn rõ ràng hơn mạch Vi.

Mạch Hồng lai thạnh, khứ suy.
Liêu tiêu mãng chí, khác gì nước sôi [12][12] Mạch Hồng: Mạch nổi đầy dưới tay. Mạch đến cuồn cuộn như làn sóng, khi đến thì mạnh, khi đi kém dần, như nước sôi.

Mạch Vi lãng đãng thấp thoi.
Nhẹ thời dường thấy, nặng thời dường không [13][13] Mạch Vi: Mạch không có sức, rất nhỏ, mềm, như có như không. Lờ mờ không rõ ràng. (Vi là nhỏ).


Mạch Khẩn mau gấp tương nhùng.
Như thằng, như sách chuyển hồng lại qua [14][14] Mạch Khẩn: Chạm tay vào thấy dáng khẩn trương, có sức, như hình vặn dây thừng. (khẩn là gấp),

Mạch Hoãn ứng chỉ khoan hòa.
Một hơi bốn chí, thật là thung dung [15][15] Mạch Hoãn: Mạch đến 4 lần, khoan thai, hòa hoãn. (Hoãn la từ từ).

Mạch Khâu, ngoài có trong không.
Khác gì hành lá, không trong có ngoài [16][16] Mạch Khâu: Mạch nổi lớn nhưng rỗng, như ấn vào cộng hành.

Huyền như lôi thẳng dây dài.
Như dây cung cứng, như dây sắc cầm [17][17] Mạch Huyền: Mạch căng thẳng, mà dài, như dây cung, như dây đờn.

Mạch Cách dưới tay lâm râm.
Như đè mặt trống, ầm ầm khác chi [18][18] Mạch Cách: Mạch nổi lớn, hơi nhanh, cứng rắn trên bề mặt, nhưng rỗng ở bên trong, như sờ vào da trống. (Cách là da trống).

Mạch Lao: Trường Đại không bì.
Cùng loài Trầm, Phục, Thực thì tới nơi [19][19] Mạch Lao: Ấn nặng tay xuống thấy mạch mạnh, lớn, căng, dài. Mạch chìm mà rắn. (Lao là vững bền).

Mạch Nhu phơi phới như hơi.
Phù mà lại Tế, khác loài mạch Vi [20][20] Mạch Nhu: Mạch nổi mà rất mềm, rỗng, nhỏ. Như lụa ngâm trong nước. Nhẹ tay mới thấy, nhưng rõ ràng hơn mạch Vi.(Nhu là mềm yếu).

Mạch Nhược trọng án đắc chi.
Sớm chiều vô lực ấy thì là danh [21][21] Mạch Nhược: Chìm, nhỏ và rất mềm. Ấn vào mạch như muốn mất, vô lực. (Nhược là yếu ớt).

Mạch Tán, hoang mang tan tành.
Dưới tay tan tác tựa hình hoa rơi [22][22] Mạch Tán: Mạch nổi tán loạn. Nhịp đập mềm, không đều, sóng mạch không rắn, không rõ ràng như hoa rơi (Tán là tan ra).

Mạch Tế tí tỉ nhỏ thay.
Trầm mà vô lực, xưa nay đã truyền [23][23] Mạch Tế: Ấn tay xuống, thấy mạch rõ, mềm, nhỏ, như tóc, như tơ, đi sát gân xương. (Tế là nhỏ nhoi).

Mạch Phục phải ấn nặng, yên.
Suy cân, khán cốt, tìm miền trong xa [24][24] Mạch Phục: Mạch đi chìm rất sâu, ấn thật mạnh tay gần sát xương mới thấy mạch. (Phục là ẩn núp).

Mạch Động, dũng xuất bôn ba.
Như hạt đậu lớn, chẩn hòa ở quan [25][25] Mạch Động: Mạch hơi nhanh, mạnh, mạch ngắn như hạt đậu lăn; chỉ thấy ở bộ Quan. (Động là chuyễn động).

Mạch Xúc, bằng suy lại khoan.
Sác nhi nhứt chỉ, hiệp tan khôn lường [26][26] Mạch Xúc: Mạch đi nhanh (> 5 lần) mà có lúc ngừng, nhưng ngừng không theo một số nhất định. (Xúc là thúc dục).

Mạch Kết, lai khứ vô thường.
Hưỡn nhi nhứt chỉ, tỏ tường đinh ninh [27][27] Mạch Kết: Mạch đi chậm, hòa hoãn, có lúc ngừng, nhưng ngừng không theo một số nhất định. (Kết là thắt buộc lại).

Mạch Đại (Đợi) chỉ tán phân minh.
Trước sao sau vậy, xem hình chẳng sai [28][28] Mạch Đợi: Mạch không có sức, lúc nhanh lúc chậm, có lúc ngừng đập theo một số nhất định. (Đợi là thay đổi).

Ta nay mách bảo ai ai.
Hai mươi bảy mạch, các loài khác nhau.

B/ CÁC MẠCH CHỦ BỆNH:

Ấy là thể trạng định ra.
Lại xem chủ bệnh, lược ra mọi đường.

Mạch Phù hỏa vượng chủ dương.
Với loài khí thoát huyết vong phong hàn [29][29] Mạch Phù: Mạch Phù có lực (Hồng, Hoạt, Trường, Khẩn) là Dương chứng, Biểu chứng. Phù vô lực (Hư, Nhu, Tán, Vi) là phong, là âm hư, là thiếu máu,

Mạch Trầm đình trệ âm hàn.
Khí ngưng thủy súc, luận bàn cho xong [30][30] Mạch Trầm: Mạch Trầm có lực: Chủ lý thực. Thực chứng thì nóng dử dội, nhiệt triều, hôn mê, phiền táo, khát nước.. Trầm thực (Lao) phải hạ.Trầm khẩn là hàn tà bao bó. Trầm sác là thấp nhiệt. Trầm vô lực (Vi, Tế, Nhược) là lý hư, phải dùng ôn bổ bằng Sâm, phụ, càn cương.

Mạch Trì đích thị hàn trong.
Chẳng lưng thời bụng, tâm hung đau thường [31][31] Mạch Trì:
Chủ hư hàn, có đau. Bệnh ở tạng. Phù Trì là biểu hàn; Trầm Trì là lý hàn. Trầm Trì quá là âm thoát dương cô
.

Mạch Sác nhiệt thạnh sung dương.
Sác mà vô lực, tỏ tường Dương hư[32][32] Mạch Sác:
Chủ chứng nhiệt, là táo, là dương, là bệnh thuộc phủ. Sác vô lực là dương hư. Nội Kinh nói "Phú sác lắm, càng hư lắm”
.

Mạch Hoạt đàm ẩm có dư.
Cùng là thực tích, kiêm chư nhâm thần [33][33] Mạch Hoạt:
Huyết nhiều mà khí ít. Bệnh thuộc thực. Mạch hoạt nói lên đàm ở hệ thống hô hấp hay chứng thực tích ở hệ tiêu hoá. Phụ nữ mất kinh mà có mạch hoạt là có thai. (Kiêm chư nhâm thần: Coi chừng có thai)
.

Mạch Sắc tinh huyết bệnh nhân.
Hư hao ửng bế, thân hình khô khan[34][34] Mạch Sắc:
Chủ huyết hư, tinh huyết bị thương tổn, thiếu máu, người gầy, suy nhược; cũng chủ hàn thấp. Trầm Sắc là huyết ứ
.

Mạch Hư nguyên khí hư hao.
Một là thương thử, một vào loại hư[35][35] Mạch Hư:
Chứng khí huyết đều hư, kinh sợ. Phù Hư là thương thử. Hư Sác là âm hư. Hư Trì là dương hư
.

Mạch Thực tà nhiệt có dư.
Nói cuồng lại bế, âm hư rõ ràng[36][36] Mạch thực:
Chủ thực nhiệt. Nếu tả nhiệt mà nhiệt không lui, phải nghỉ do âm hư. Nhiệt làm thương âm
.

Mạch Trường là bệnh phản thường.
Vị thiệt can cường, ấy chứng nhât tăng[37][37] Mạch Trường:
Chủ dương khí thịnh. Da dày xót, lưởi khô, là bệnh thế đang tăng
.

Mạch Đoản chánh khí bất hằng
Phù là huyết sáp, Trầm rằng trướng đông[38][38] Mạch Đoãn:
Khí uất tắc, thương tổn, hư suy. Đoãn đi phù là huyết trệ. Đoãn đi trầm thì bụng trướng, đau
.

Mạch Hồng dương thạnh âm vong,
Tư âm giáng hỏa hoặc dùng phát dương[39][39] Mạch Hồng:
Nhiệt thịnh, dương thạnh âm vong. Phép chữa phải tư âm giáng hỏa hay thăng dương tán hỏa
.

Mạch Vi khí huyết đều thương.
Nam thường lao bịnh, nữ thường đái băng [40][40] Mạch Vi:
Chủ âm huyết, dương khí đều hư, lao sái, băng huyết
.

Mạch Khẩn lạnh đau trằn trằn.
Phù thì phát tán, Trầm rằng ôn kinh[41][41] Mạch Khẩn:
Chứng hàn bế, chứng đau. Phù khẩn tà khí ở biểu thì phát tán. Trầm khẩn: bụng dưới bi hàn bế, phải ôn ấm kinh huyết
.


Mạch Hoãn thịnh vệ suy vinh.
Lâu bệnh thì lành, bệnh mới ắt hư [42][42] Mạch Hoãn:
Hoãn mà hoạt đại là biểu thực, Vinh khí bất túc, vệ khí hữu dư, cảm phong hàn. Hoãn mà Trầm là khí huyết kém, thấp trệ. Đau lâu mà có mạch hoãn thì bệnh sắp lành, Chủ chứng thấp và ty hư
.

Mạch Khâu huyết thoát, huyết hư.
Trên thì thổ huyết, dưới như băng hồng [43][43] Mạch Khâu:
Chủ huyết hư, mất máu, huyết bị thương tổn như thổ huyết, làm băng
.

Mạch Huyền đàm ẩm chứa trong.
Thổ suy, mộc vượng khá hiềm sán đông[44][44] Mạch Huyền:
Chủ chứng Can mộc vượng, tỳ thổ suy sinh đàm ẩm, co rút. Coi chừng có sán khí, đau nhức
.

Mạch Cách tinh huyết đều vong.
Nữ thì băng đái, trai phòng mộng di[45][45] Mạch Cách:
Tinh huyết hư tổn, Gái thì băng huyết, con trai di tinh, mộng tinh
.

Mạch Lao lý thực hữu dư.
Khí ngưng hỏa uất, tán trừ rất hay[46][46] Mạch Lao:
Chứng hàn thực, khí đầy xốc, sán khí, hàn tà phạm tỳ vị
.

Mạch Nhu bởi tại thấp truyền.
Tủy hải đơn điền, hỏa án suy vi[47][47] Mạch Nhu:
Chủ chứng ngoại thấp, chứng khí suy hư
.

Mạch Nhược âm dương đều suy.
Điều Vinh dưỡng Vệ chân nguyên phục hoàn[48][48] Mạch Nhược:
Khí huyết đều hư


Mạch Tán, tướng hỏa hầu tàn.
Thấy nơi xích bộ, gian nan xiết gì[49][49] Mạch Tán:
Chủ nguyên khí ly tán, chân khí muốn tuyệt. Người có bộ hữu xích (Tướng hỏa) mà mạch tán thì rất nguy
.

Mạch Tế lão nhược tương nghi.
Thổ nục, huyết lậu thiệt thì mới nên [50][50] Mạch Tế:
Chủ khí huyết hư. Người gìa có mạch này thì hợp. Chủ nhiệt kết và lý hư. Người bị thổ huyết, ho ra máu có mạch này thì hợp
.

Mạch Phục thực uất thấp hàn.
Phàm các bệnh dữ, khôn nàn chớ lo[51][51] Mạch Phục:
Chứng hàn khí bế tụ, chứng quyết nghịch, bụng dưới đau dử do thực tích, dương suy. Bạo bịnh (bịnh thình lình) mà mạch Phục do độc bệnh tích tụ, đàm ẩm không thông, nếu cho Thổ hay Hạ sẽ khỏi
.

Mạch Động khí huyết bất đồng.
Chủ kinh, chủ thống luận cho tỏ tường[52][52] Mạch Động:
Khí huyết găng thịnh, có đau đớn, kinh sợ. Hư lao, băng huyết
.

Mạch Xúc đa nhiệt thiểu hàn,
Bệnh thời suyễn khái cuồng ban đã đành[53][53] Mạch Xúc:
Chủ dương tà bị hảm bên trong, Mạch Xúc có lực là suyễn, đàm ẩm, khí huyết đình trệ
.

Mạch Kết khí uất, huyết ngưng.
Tích tụ hà trừng, trên dưới chẳng thông[54][54] Mạch Kết:
Chủ khí huyết uất kết, bực tức, đau nhức, trừng hà, tích tụ
.

Mạch Đợi (đại) một tạng đã vong
Dẫu Ông Biển Thước khôn hòng cứu cho[55][55] Mạch Đợi:
Mạch Đợi chủ khí của tạng qúa suy,tuyệt, Kinh mạch bị ngăn trở do chứng sợ hải, do té ngã. Đều khó chữa
.

Mấy lời thốt đặng tình thô.
Bệnh nào mạch nấy luận cho tỏ tường.
Ví dầu trí tuệ khôn lường.
Trăm suy ngàn tưởng mấy đường cũng nên

C/ MẠCH THUẬN NGHỊCH:

Lại xem bệnh nhiệt mạch hàn.
Bệnh hàn mạch nhiệt, phản thường mới nguy.[56][56]
Mạch không theo chứng, chứng không theo mạch, bệnh hàn gỉa nhiệt, bệnh nhiệt gỉa hàn, đều là bệnh khó trị

Với người hình thạnh mạch suy.
Hình suy mạch thạnh, ắt thì chẳng nên[57][57]
Mạch và hình thể không đồng nhau, cũng khó chữa
.
Bệnh dưới, mạch thạnh ở trên.
Bệnh trên mạch dưới phép bèn bảo cho.
Trên thạnh: Làm giáng làm thâu[58][58]
Thượng thực hạ hư sinh ho, suyễn, tức ngực... phải liễm giáng khí

Dưới thạnh: Thăng cử, hiệu thâu tức thì[59][59] Thượng hư hạ thực sinh SA TRỰC TRÀNG, TRĨ, SA DẠ CON, KIẾT LỴ … phải thăng đề thanh khí: Như Bổ trung, Sài cát giải cơ, Thăng ma cát căn….
Bệnh trong mạch nổi ngoài bì.
Bệnh ngoài mạch nội, phép thì càng xinh [60][60]
Bệnh nội thương mà có mạch ngoại cảm (Phù, Đại, Hoat, Sác) hay bệnh ngoại cảm lục dậm, ôn bệnh mà mạch đi của nội thương (Trầm, Tiểu, Sắc, Trì), đều là bệnh khó trị, phép chữa phải hay mới được
.
Bệnh trong ôn tạng, ôn kinh.
Thiếu gia thâu liễm, Vệ Vinh điều hòa[61][61]
Bệnh nội thương ở tạng, ở kinh, phải hoà giải thiếu dương,hay dùng phép thâu, liễm để điều hoà khí huyết
.
Mạch bèn chẳng có Phù ra.
Ấy là phép tả, ắt hòa được thay[62][62]
Bệnh ngoại cảm nhưng tà khí đã bị liễm vào trong, mạch trầm hữu lực của Dương minh chứng, không phải nội thương, phải dùng tả hạ
,
Còn như bệnh ở bên ngoài.
Mạch thì tại nội chớ hoài giáng thâu[63][63]
Bệnh ngoại cảm, lục dâm đã liễm vào bên trong, hay ôn bệnh mới mắc, mạch Trầm hữu lực, nên dùng phép hòa giải, không được làm giáng thâu, tà sẽ bị bế, không giải được
.
Phép dương ôn tán, thăng phù.
Trước là phò chính, sau khu dâm ta[64][64]
Ôn tán: Tân ôn giải biểu. Thăng phù: đưa dương khí đi lên. Đầu tiên là bổ chính khí, rồi sau mới trừ tà khí
.
Bệnh ngoài, mạch ngoài ở da,
Ấy là ngoại cảm thì ta khu trư[65][65]
Ngoại cảm biểu chứng, có mạch: Phù, Đại, Hoạt, Sác. Phải trừ tà
,
Bệnh nội, mạch nội bây chừ.
Nội thương bệnh ấy bổ hư làm đầu[66][66]
Bệnh nội thương, có mạch Trầm, Tiểu, Sắc, Trì. Phải bổ hư
.
Bộ Thốn riêng có chớ âu,
Phép dương cho ói, mới hầu được yên[67][67]
Bộ thốn có mạch mà bộ xích không có mạch là chứng bụng đày do thương thực hay đàm uất, phải cho thổ (ói) ngay
.
Bộ Xích riêng có liên miên.
Là hư căn bổn, phép nên phò trì,[68][68]
Chỉ bộ xích có mạch là nguyên khí hư suy, phải bổ nguyên dương

Lão nhược, mạch Nhược phải thì.
Trai trẻ mạch mạnh, ấy là trường sanh.
Con trai Thốn thạnh là bình.
Con gái Xích thạnh, huyền xinh như là.

D/ MẠCH TIỂU NHI:

Này mạch con trẻ kể ra.
Tám, chín chí nóng, năm là lạnh thay.
Ba bộ xem một ngón tay.
Thốn, Quan cùng Xích đều bày ở trong.
Tiểu nhi khí huyết chưa sung.
Mạch là đại khái, xét cùng Tam quan[69][69]
Tam quan: Phong quan, khí quan, mạng quan
.

Nam tả, nữ hữu sẽ toan.
Xem nơi hổ khẩu chỉ tay rõ ràng.
Ngón trỏ trong mỗi bàn tay.
Phong quan ở dưới, giữa là Khí quan.
Ngón trên chót gọi Mạng quan.
Xem chỉ cho rõ: Đỏ, đen, xanh, hồng.
Xanh là thiệt chứng cảm phong.
Đỏ sậm là nhiệt, lợt hồng là hư.
Chỉ chạy áp móng rất nguy.
Mười đứa cứu một hoặc thì cũng không.

E/ MẠCH NỮ NHI & THAI NGHÉN:

Thai mạch Trầm, Hoạt kèm Hồng.
Tả lớn hơn hữu, sổ lòng con trai.
Hữu lớn hơn tả, nữ thai.
Tả hữu đều lớn, song thai rõ ràng.
Thai mạch Khâu Sác chớ hòng.
Ba, năm bảy tháng, khá phòng lậu thai.
Tám, chín tháng Trầm Tế lai.
Thai hư bán sản, ắc thai chẳng toàn.
Gần đẻ Phù Hồng chẳng nên.
Ấy là non sản tìm miền tiên du.
Lâm bồn, Trầm Phục chớ lo.
Thánh hiền đã dạy mạch đồ ly kinh.
Ấy là dễ sản, dễ sinh.
Mà mạch sản hậu, hoà bình mới nên.
Trầm Vi phụ cốt miên miên.
Thiên vạn sản hậu chẳng nên Phù Hồng.
Ví dầu Phù Đại mà không.
Bổ âm, bổ huyết cư trung mà dùng.

Tán huyết gia vị xuyên khung.
Hồng hoa, Ngưu tất chớ dùng làm chi.
Con gái mạch Sắc tường trị.
Huyết khô, huyết ít, ắt thì mất kinh.
Có kinh đau bụng, đau lưng.
Huyết thì đen xấu, trong mình chẳng yên.
Có thai, thai cũng chẳng nên.
Có chồng, chồng cũng ghen tương chẳng hòa.
Thốn Hồng, tán loạn càng gìa.
Một là dâm đảng, một là dương can[70][70]
Dương can: Can khí xung thịnh
.
Bộ Xích Trầm Hoạt mới nên.
Hai tay mạch Huyền, can khí có dư.
Tức hông xót ruột ợ chua.
Tánh thường hay giận, hay lo trăm đường.
Vì chứng bệnh ở nhị dương.
Trong kinh đã dạy, bởi thương Tâm Tỳ.
Nữ nhi nào khác nam nhi.
Khác vì thai sản, với kỳ nguyệt
Ta nay thô thiển ý tình,
Nôm na Quốc ngữ, đặt thành một thiên./.

[1] Xem xét những phần quan trọng viết về mạch lý trong sách y học, để làm thơ bằng quốc ngữ.

[2] Mạch Phù: Phù là nổi lên trên. Mạch nổi, nhẹ như lông ngổng, ấn tay xuống thấy sức yếu.

[3] Mạch Trầm: Trầm là chìm. Ấn mạnh tay xuống mới thấy mạch, nâng tay lên thì không thấy gì.

[4] Mạch Trì: Trì là chậm chạp. Mỗi hơi thở mạch nhảy 3 lần trở xuống (Mạch nhảy < 60 lần/phút),

[5] Mạch Sác: Mạch nhảy 6 lần trở lên (> 90lần/phút. (Sác là luôn luôn).

[6] Mạch Hoạt: Mạch đi lanh lẹ, trơn tru như hạt châu lăn trên mâm. (Hoạt là trơn tru).

[7] Mạch Sắc còn gọi Sáp. Mạch nhỏ mà chậm, đi lại khó khăn, mạch nhảy khi năm khi ba, không đều, xem xét khó khăn. (Sắc là rít)

[8] Mạch Hư: Hư là trống rỗng. An tay xuống không thấy gì, nâng tay lên thấy mạch chậm, lớn, vô lực, xem không rõ ràng.

[9] Mạch Thực: Ấn tay xuống, nâng tay lên đều có sức. (Thực là đầy đủ)

[10] Mạch Trường: Mạch có sức, lớn, dài, thân mạch tràn qua vị trí của nó. Thấy rõ đầu mạch, đuôi mạch. (Trường là dài)

[11] Mạch Đoãn: Đoãn là ngắn, không thấy được đầy đủ ở toàn bộ vị trí. Mạch Đoãn rõ ràng hơn mạch Vi

[12] Mạch Hồng: Mạch nổi đầy dưới tay. Mạch đến cuồn cuộn như làn sóng, khi đến thì mạnh, khi đi kém dần, như nước sôi.

[13] Mạch Vi: Mạch không có sức, rất nhỏ, mềm, như có như không. Lờ mờ không rõ ràng. (Vi là nhỏ).

[14] Mạch Khẩn: Chạm tay vào thấy dáng khẩn trương, có sức, như hình vặn dây thừng. (khẩn là gấp)

[15] Mạch Hoãn: Mạch đến 4 lần, khoan thai, hòa hoãn. (Hoãn la từ từ)

[16] Mạch Khâu: Mạch nổi lớn nhưng rỗng, như ấn vào cộng hành.

[17] Mạch Huyền: Mạch căng thẳng, mà dài, như dây cung, như dây đờn.

[18] Mạch Cách: Mạch nổi lớn, hơi nhanh, cứng rắn trên bề mặt, nhưng rỗng ở bên trong, như sờ vào da trống. (Cách là da trống).

[19] Mạch Lao: Ấn nặng tay xuống thấy mạch mạnh, lớn, căng, dài. Mạch chìm mà rắn. (Lao là vững bền)

[20] Mạch Nhu: Mạch nổi mà rất mềm, rỗng, nhỏ. Như lụa ngâm trong nước. Nhẹ tay mới thấy, nhưng rõ ràng hơn mạch Vi.(Nhu là mềm.yếu)

[21] Mạch Nhược: Chìm, nhỏ và rất mềm. Ấn vào mạch như muốn mất,vô lực. (Nhược là yếu ớt)

[22] Mạch Tán: Mạch nổi tán loạn. Nhịp đập mềm, không đều, sóng mạch không rắn, không rõ ràng như hoa rơi (Tán là tan ra).

[23] Mạch Tế: Ấn tay xuống, thấy mạch rõ, mềm, nhỏ, như tóc, như tơ, đi sát gân xương. (Tế là nhỏ nhoi)

[24] Mạch Phục: Mạch đi chìm rất sâu, ấn thật mạnh tay gần sát xương mới thấy mạch. (Phục là ẩn núp)

[25] Mạch Động: Mạch hơi nhanh, mạnh, mạch ngắn như hạt đậu lăn; chỉ thấy ở bộ Quan. (Động là chuyễn động).

[26] Mạch Xúc: Mạch đi nhanh (> 5 lần) mà có lúc ngừng, nhưng ngừng không theo một số nhất định. (Xúc là thúc dục)

[27] Mạch Kết: Mạch đi chậm, hòa hoãn, có lúc ngừng, nhưng ngừng không theo một số nhất định. (Kết là thắt buộc lại).

[28] Mạch Đợi: Mạch không có sức, lúc nhanh lúc chậm, có lúc ngừng đập theo một số nhất định. (Đợi là thay đổi)

** Nhị dương: Theo thuyết vận khí trong Nội Kinh thì Thiếu dương là nhứt dương; Dương minh là nhị dương; Thái dương là tam dương. Quyết âm là nhứt âm; Thiếu âm là nhị âm; Thái âm là tam âm.
CÁC MẠCH CHỦ BỆNH:

[29] Mạch Phù có lực (Hồng, Hoạt, Trường, Khẩn) là Dương chứng, Biểu chứng. Phù vô lực (Hư, Nhu, Tán, Vi) là phong, là âm hư, là thiếu máu..

[30] Mạch Trầm có lực: Chủ lý thực. Thực chứng thì nóng dử dội, nhiệt triều, hôn mê, phiền táo, khát nước.. Trầm thực (Lao) phải hạ.Trầm khẩn là hàn tà bao bó. Trầm sác là thấp nhiệt. Trầm vô lực (Vi, Tế, Nhược) là lý hư, phải dùng ôn bổ bằng Sâm, phụ, càn cương.

[31] Mạch Trì: Chủ hư hàn, có đau. Bệnh ở tạng. Phù Trì là biểu hàn; Trầm Trì là lý hàn. Trầm Trì quá là âm thoát dương cô.

[32] Mạch Sác: Chủ chứng nhiệt, là táo, là dương, là bệnh thuộc phủ. Sác vô lực là dương hư. Nội Kinh nói "Phú sác lắm, càng hư lắm”.

[33] Hoạt: Huyết nhiều mà khí ít. Bệnh thuộc thực. Mạch hoạt nói lên đàm ở hệ thống hô hấp hay chứng thực tích ở hệ tiêu hoá. Phụ nữ mất kinh mà có mạch hoạt là có thai. (Kiêm chư nhâm thần: Coi chừng có thai}.

[34] Mạch Sắc: Chủ huyết hư, tinh huyết bị thương tổn, thiếu máu, người gầy, suy nhược; cũng chủ hàn thấp. Trầm Sắc là huyết ứ.

[35] Mạch Hư : Chứng khí huyết đều hư, kinh sợ. Phù Hư là thương thử. Hư Sác là âm hư. Hư Trì là dương hư.

[36] Mạch thực: Chủ thực nhiệt. Nếu tả nhiệt mà nhiệt không lui, phải nghỉ do âm hư. Nhiệt làm thương âm.
[37] Mạch Trường: Chủ dương khí thịnh. Da dày xót, lưởi khô, là bệnh thế đang tăng.

[38] Mạch Đoãn: Khí uất tắc, thương tổn, hư suy. Đoãn đi phù là huyết trệ. Đoãn đi trầm thì bụng trướng, đau.

[39] Mạch Hồng: Nhiệt thịnh, dương thạnh âm vong. Phép chữa phải tư âm giáng hỏa hay thăng dương tán hỏa.

[40] Mạch Vi: Chủ âm huyết, dương khí đều hư, lao sái, băng huyết.

[41] Mạch Khẩn: Chứng hàn bế, chứng đau. Phù khẩn tà khí ở biểu thì phát tán. Trầm khẩn: bụng dưới bi hàn bế, phải ôn ấm kinh huyết.

[42] Mạch Hoãn: Hoãn mà hoạt đại là biểu thực, Vinh khí bất túc, vệ khí hữu dư, cảm phong hàn. Hoãn mà Trầm là khí huyết kém, thấp trệ. Đau lâu mà có mạch hoãn thì bệnh sắp lành, Chủ chứng thấp và ty hư.

[43] Mạch Khâu: Chủ huyết hư, mất máu, huyết bị thương tổn như thổ huyết, làm băng..

[44] Mạch Huyền: Chủ chứng Can mộc vượng, tỳ thổ suy sinh đàm ẩm, co rút.. Coi chừng có sán khí, đau nhức.

[45] Mạch Cách: Tinh huyết hư tổn, Gái thì băng huyết, con trai di tinh, mộng tinh.

[46] Mạch Lao: Chứng hàn thực, khí đầy xốc, sán khí, hàn tà phạm tỳ vị.

[47] Mạch Nhu: Chủ chứng ngoại thấp, chứng khí suy hư.

[48] Mạch Nhược: Khí huyết đều hư.

[49] Mạch Tán: Chủ nguyên khí ly tán, chân khí muốn tuyệt. Người có bộ hữu xích (Tướng hỏa) mà mạch tán thì rất nguy.

[50] Mạch Tế: Chủ khí huyết hư. Người gìa có mạch này thì hợp. Chủ nhiệt kết và lý hư. Người bị thổ huyết, ho ra máu có mạch này thì hợp.

[51] Mạch Phục: Chứng hàn khí bế tụ, chứng quyết nghịch, bụng dưới đau dử do thực tích, dương suy. Bạo bịnh (bịnh thình lình) mà mạch Phục do độc bệnh tích tụ, đàm ẩm không thông, nếu cho Thổ hay Hạ sẽ khỏi.

[52] Mạch Động: Khí huyết găng thịnh, có đau đớn, kinh sợ. Hư lao, băng huyết.

[53] Mạch Xúc: Chủ dương tà bị hảm bên trong, Mạch Xúc có lực là suyễn, đàm ẩm, khí huyết đình trệ.

[54] Mạch Kết: Chủ khí huyết uất kết, bực tức, đau nhức, trừng hà, tích tụ.

[55] Mạch Đợi chủ khí của tạng qúa suy,tuyệt, Kinh mạch bị ngăn trở do chứng sợ hải, do té ngã. Đều khó chữa.

[56] Mạch không theo chứng, chứng không theo mạch, bệnh hàn gỉa nhiệt, bệnh nhiệt gỉa hàn, đều là bệnh khó trị

[57] Mạch và hình thể không đồng nhau, cũng khó chữa.

[58] Thượng thực hạ hư sinh ho, suyễn, tức ngực..phải liễm giáng khí.

[59] Thượng hư hạ thực sinh SA TRỰC TRÀNG, TRĨ, SA DẠ CON, KIẾT LỴ …phải thăng đề thanh khí: Như Bổ trung, Sài cát giải cơ,Thăng ma cát căn…

[60] Bệnh nội thương mà có mạch ngoại cảm (Phù, Đại, Hoat, Sác) hay bệnh ngoại cảm lục dậm, ôn bệnh mà mạch đi của nội thương (Trầm, Tiểu, Sắc, Trì), đều là bệnh khó trị, phép chữa phải hay mới được.

[61] Bệnh nội thương ở tạng, ở kinh, phải hoà giải thiếu dương,hay dùng phép thâu, liễm để điều hoà khí huyết.

[62] Bệnh ngoại cảm nhưng tà khí đã bị liễm vào trong, mạch trầm hữu lực của Dương minh chứng, không phải nội thương, phải dùng tả hạ.

[63]Bệnh ngoại cảm, lục dâm đã liễm vào bên trong, hay ôn bệnh mới mắc, mạch Trầm hữu lực, nên dùng phép hòa giải, không được làm giáng thâu,tà sẽ bị bế, không giải được.

[64] Ôn tán: Tân ôn giải biểu. Thăng phù: đưa dương khí đi lên. Đầu tiên là bổ chính khí, rồi sau mới trừ tà khí.

[65] Ngoại cảm biểu chứng, có mạch: Phù, Đại, Hoạt, Sác. Phải trừ tà

[66] Bệnh nội thương, có mạch Trầm, Tiểu, Sắc, Trì . Phải bổ hư.

[67] Bộ thốn có mạch mà bộ xích không có mạch là chứng bụng đày do thương thực hay đàm uất, phải cho thổ (ói) ngay.

[68] Chỉ bộ xích có mạch là nguyên khí hư suy, phải bổ nguyên dương.

[69] Tam quan: Phong quan, khí quan, mạng quan.

[70] Dương can: Can khí xung thịnh.


[*] Nhị dương: Theo thuyết vận khí trong Nội Kinh thì Thiếu dương là nhứt dương; Dương minh là nhị dương; Thái dương là tam dương. Quyết âm là nhứt âm; Thiếu âm là nhị âm; Thái âm là tam âm.


- Lương y Trần Sỹ dịch thuật và Chú giải.
- Nhà thuốc Đông y Nguyên Hùng Đường.
- 8 Lê Hồng Phong, Tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- ĐT: 0988170818 - 0623823505.
- Email: Sy.nguyenhungbt.tran@gmail.com

0 nhận xét:

Post a Comment