Trang thơ Nguyễn Gia Cát

Sunday, July 24, 2011
_ (Người dịch: Đỗ Ngọc Toại) _

- Tiểu sử tác giả -
Nguyễn Gia Cát NguyễnGiaCát (1760-?) hiệu Địch Hiên Địch Hiên người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông xuất thân Nho sinh trúng thức, đỗ đồng Chế khoa xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1 (1787) đời Lê Mẫn Đế. Ông làm quan với triều Tây Sơn đến Đốc học Bắc Thành. Sau lại làm quan với nhà Nguyễn đến chức Tả Tham tri Bộ Lễ, tước Quỳ Giang hầu và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Về trước tác, Nguyễn Gia Cát còn để lại bộ "Hoa trình thi tập"Di sản Hán Nôm >> Tác giả

1406. HOA TRÌNH THI TẬP
/華程詩集
Nguyễn Gia Cát /阮嘉吉 hiệu Địch Hiên / /迪軒 soạn. Lý Trần Lại /李陳賴 biên tập. Lê Lương Thận /黎良慎 và Nguyễn Du /阮攸 (hiệu Tố Như /素如 ) hiệu duyệt.
1 bản viết, 36 tr. 27 x 16.
A. 2530.
MF. 2003 (A. 2530).
MF. 954 và MF. 2343 (sách mượn của tư nhân).
58 bài thơ của Nguyễn Gia Cát làm trong dịp đi sứ Trung Quốc năm Gia Long ất Sửu (1805), gồm những bài tả cảnh và ghi việc trên đường đi như: buổi sớm xuất phát từ Nhị Hà, trên đường Lạng Sơn, ghi sự thực khi qua cửa quan, lên núi Kim Kê, ghi thắng cảnh ở Nam Ninh, đề đền Mã Viện, qua ghềnh Ngũ Hiểm, lầu Nhạc Dương, đêm đỗ thuyền ở Tầm Châu v. v.
(Hoa, hóaTrìnhThiTập).



碧衾翠掌已堪珍
一默良知况可馴
梁上逢迎低燕姊
雲間懶散笑鴻賓
重淵出沒馮天性
終日奔忙為主人
寄語雞鵝休見妒
僩栖美食恰相均

Lô tư
Bích khâm thúy chưởng dĩ kham trân
Nhất mặc lương tri huống khả tuần
Lương thượng phùng nghênh đê yến tỉ
Vân gian lãn tán tiếu hồng tân
Trùng uyên xuất một bằng thiên tính
Chung nhật bôn mang vị chủ nhân
Kí ngữ kê nga hưu kiến đố
Nhàn thê mỹ thực kháp tương quân

Lô tư: Chim cốcChú chim cốc nghỉ ngơi sau một đêm làm việc vất vả.
Ảnh trong bài "Độc và lạ: Săn cá với chim cốc trên dòng Ly Giang" Trang Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu.
, một giống chim ở nước, lông đen mỏ dài, hơi khum khum, tài lặn xuống nước mò cá ăn.
Chim cốc (Người dịch: Đỗ Ngọc Toại)
Chân xanh lông biếc đáng yêu rồi
Thêm chút khôn ngoan lại dễ nuôi
Ngán nỗi yến kia luồn mái thạo
Buồn cho hồng nọ lượn mây hoài
Suốt ngày lặn lội vì ơn chủ
Khắp vực bơi ngoi bởi tính trời
Nhắn bạn ngỗng gà đừng tị nạnh
Ăn ngon, ngồi rỗi cũng ngang thôi

Dịch nghĩa
Áo biếc chân xanh đã đáng quý rồi
Huống chi lại có chút khôn ngoan, có thể nuôi dạy được
Vốn khinh chị yến nọ chỉ đưa đón trên rường nhà
Cũng chê bạn hồng kia chỉ lượn lờ trong tầng mây
Theo tính thiên nhiên thường lặn lội trong vực thẳm
Vì ơn chủ nhân, bận chạy vạy suốt ngày
Nhắn các bạn ngỗng gà đừng nên ghen tị
Một đằng ngồi rỗi, một đằng ăn ngon, cũng vừa ngang nhau

Nguồn: Thơ văn dịch, Đỗ Ngọc Toại, NXB Hội nhà văn, 2006.
Thi Viện

Phiếmđỗng, ĐộngĐình, thínhHồ
洞庭巨浸接天浮
萬頃蒼茫一望收
島嶼升沉煙浪際
村墟隠現碧雲頭
黄陵尚記湘妃恨
柳渚還邀范蠡遊
指點君山峰十二
輕帆已過岳陽樓


Phiếm Động Đình hồ
Động Đình cự tẩm tiếp thiên phù
Vạn khoảnh thương mang nhất vọng thu
Đảo tự thăng trầm yên lãng tế
Thôn khư ẩn hiện bích vân đầu
Hoàng LăngHoàng Lăng: Một ngọn núi ở trên bờ hồ Động Đình. Tương truyền mộ của Tương Phi ở đấy. Hàn Dũ đời Đường có bài văn bia đề ở miếu. thượng kí Tương PhiTương Phi: Chỉ hai bà vợ của vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh. Tục truyền khi vua Thuấn đi tuần thú, chết ở Thương Ngô, hai vợ của ông là Nga Hoàng và Nữ Anh khóc lóc và chết ở vùng sông Tương, vì thế người ta gọi hai người này là Tương Phi. Sau này Khuất Nguyên đã lấy tên Tương Phi đặt tên cho một bài ca trong Cửu ca, Sở từ. hận Liễu chử hoàn yêu Phạm LãiPhạm Lãi: Là một tướng tài của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, người đã giúp Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Khi thành công rồi, ông cho Câu Tiễn là người không thể chung sống lúc yên vui được, liền bỏ quan tước đi thuyền rong chơi ở mạn Ngũ Hồ, trong đó có hồ Động Đình. du Chỉ điểm Quân SơnQuân Sơn: Dãy núi nổi tiếng trong các núi ở hồ Động Đình. Núi Quân còn có tên là núi Tương, núi Động Đình, núi Biên thuộc huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Ngày trước hai nước Ngô và Sở đánh nhau ở vùng Nhạc Dương. phong thập nhị Khinh phàm dĩ quá Nhạc Dương lâuNhạc Dương lâu: Tên một tòa lầu ở cửa tây thành huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam do Trương Duyệt đời Đường xây, đối mặt với hồ Động Đình. Lầu Nhạc Dương nổi tiếng ở huyện Nhạc Dương, nằm trên cửa Tây thành, do ông Trương Thuyết, quan Thái thú ở đây xây dựng từ đời Đường (618-907). Sang đời Tống: Bắc Tống (960-1160) Nam Tống (1161-1279), ông Đặng Tử Kính trùng tu lầu và ông Phạm Trọng Yêm viết bài ký.


Dong thuyền trên hồ Động Đình (Người dịch: Đỗ Ngọc Toại)
Hồ Động Đình sao rộng lạ thường
Tuyệt mù muôn khoảnh nước mênh mang
Nổi chìm bên sóng bao cồn đảo
Thấp thoáng chân mây mấy xóm làng
Bến liễu vẫn mong thuyền họ PhạmPhạm Lãi: Là một tướng tài của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, người đã giúp Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Khi thành công rồi, ông cho Câu Tiễn là người không thể chung sống lúc yên vui được, liền bỏ quan tước đi thuyền rong chơi ở mạn Ngũ Hồ, trong đó có hồ Động Đình.
Lăng HoàngLăng Hoàng: Một ngọn núi ở trên bờ hồ Động Đình. Tương truyền mộ của Tương Phi ở đấy. Hàn Dũ đời Đường có bài văn bia đề ở miếu. còn nhớ hận nàng TươngNàng Tương: Chỉ hai bà vợ của vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh. Tục truyền khi vua Thuấn đi tuần thú, chết ở Thương Ngô, hai vợ của ông là Nga Hoàng và Nữ Anh khóc lóc và chết ở vùng sông Tương, vì thế người ta gọi hai người này là Tương Phi. Sau này Khuất Nguyên đã lấy tên Tương Phi đặt tên cho một bài ca trong Cửu ca, Sở từ.
Núi QuânNúi Quân: Dãy núi nổi tiếng trong các núi ở hồ Động Đình. Núi Quân còn có tên là núi Tương, núi Động Đình, núi Biên thuộc huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Ngày trước hai nước Ngô và Sở đánh nhau ở vùng Nhạc Dương. vừa đếm mười hai ngọn
Buồm nhẹ đà qua gác Nhạc DươngGác Nhạc Dương: Tên một tòa lầu ở cửa tây thành huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam do Trương Duyệt đời Đường xây, đối mặt với hồ Động Đình. Lầu Nhạc Dương nổi tiếng ở huyện Nhạc Dương, nằm trên cửa Tây thành, do ông Trương Thuyết, quan Thái thú ở đây xây dựng từ đời Đường (618-907). Sang đời Tống: Bắc Tống (960-1160) Nam Tống (1161-1279), ông Đặng Tử Kính trùng tu lầu và ông Phạm Trọng Yêm viết bài ký.


Dịch nghĩa
Làn nước lớn Động Đình dâng sát chân trời
Thoạt trông đã thấy mênh mang muôn khoảnh
Cồn đảo nổi chìm trong đám sóng mờ mịt
Xóm thôn thấp thoáng ở đâu mây biếc xanh
Núi Hoàng LăngHoàng Lăng: Một ngọn núi ở trên bờ hồ Động Đình. Tương truyền mộ của Tương Phi ở đấy. Hàn Dũ đời Đường có bài văn bia đề ở miếu. còn ghi mối hận Tương PhiTương Phi: Chỉ hai bà vợ của vua Thuấn là Nga Hoàng và Nữ Anh. Tục truyền khi vua Thuấn đi tuần thú, chết ở Thương Ngô, hai vợ của ông là Nga Hoàng và Nữ Anh khóc lóc và chết ở vùng sông Tương, vì thế người ta gọi hai người này là Tương Phi. Sau này Khuất Nguyên đã lấy tên Tương Phi đặt tên cho một bài ca trong Cửu ca, Sở từ.
Bến liễu vẫn mong chờ thuyền chơi Phạm LãiPhạm Lãi: Là một tướng tài của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, người đã giúp Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Khi thành công rồi, ông cho Câu Tiễn là người không thể chung sống lúc yên vui được, liền bỏ quan tước đi thuyền rong chơi ở mạn Ngũ Hồ, trong đó có hồ Động Đình.
Đương chỉ tay đếm mười hai ngọn núi Quân SơnQuân Sơn: Dãy núi nổi tiếng trong các núi ở hồ Động Đình. Núi Quân còn có tên là núi Tương, núi Động Đình, núi Biên thuộc huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam. Ngày trước hai nước Ngô và Sở đánh nhau ở vùng Nhạc Dương.
Lá buồm nhẹ đã lướt qua trước lầu Nhạc DươngLầu Nhạc Dương: Tên một tòa lầu ở cửa tây thành huyện Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam do Trương Duyệt đời Đường xây, đối mặt với hồ Động Đình. Lầu Nhạc Dương nổi tiếng ở huyện Nhạc Dương, nằm trên cửa Tây thành, do ông Trương Thuyết, quan Thái thú ở đây xây dựng từ đời Đường (618-907). Sang đời Tống: Bắc Tống (960-1160) Nam Tống (1161-1279), ông Đặng Tử Kính trùng tu lầu và ông Phạm Trọng Yêm viết bài ký.

Nguồn: Thơ văn dịch, Đỗ Ngọc Toại, NXB Hội nhà văn, 2006
Thi Viện

KháchĐểThưHoài
桂林數月滯行車
飽看朝雲又暮霞
蕉樹展殘三卷葉
桑條卸盡一春花
書堪引睡驚長夜
詩可消愁愧乍家
簷溜青青偏到枕
夢魂未及珥河涯

Khách để thư hoài
Quế LâmQuế Lâm: Một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. sổ nguyệt trệ hành xa
Bão khán triêu vân hựu mộ hà
Tiêu thụ triển tàn tam quyển diệp
Tang điều tá tận nhất xuân hoa
Thư kham dẫn thụy kinh trường dạ
Thi khả tiêu sầu quý tác gia
Thiềm lựu thanh thanh thiên đáo chẩm
Mộng hồn vị cập Nhị HàNhị Hà: Tức sông Hồng. nha (nhai)


Tả nỗi lòng nơi quán khách (Người dịch: Đỗ Ngọc Toại)
Đất QuếĐất Quế = Quế Lâm: Một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. dừng xe mấy tháng trời,
Ráng chiều xem chán lại mây mai.
Chuối đà mở lá ba tàu mới,
Dâu cũng tàn hoa một vụ rồi.
Thơ dễ tiêu sầu, hiềm nỗi vụng,
Sách thường ru ngủ, khốn đêm dài.
Giọt mưa thánh thót dồn bên gối,
Bên Nhị,Bên Nhị - Nhị Hà: Tức sông Hồng. hồn mơ chửa tới nơi!

Dịch nghĩa
Phải dừng xe lại mấy tháng ở Quế LâmQuế Lâm: Một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây.
Xem no chán hết cảnh mây sớm lại đến cảnh ráng chiều
Cây chuối đã mở hết ba cuộn lá nõn
Cành dâu cũng rụng sạch một mùa hoa xuân
Sách xem thường hay buồn ngủ, e nỗi đêm dài
Thơ ngâm có thể giải sầu, thẹn là tác gia
Giọt mưa dưới mái nhà cứ thánh thót dồn đến bên gối nằm
Mà hồn mộng vẫn chưa về tới bên sông Nhị HàNhị Hà: Tức sông Hồng.

Nguồn: Thơ văn dịch, Đỗ Ngọc Toại, NXB Hội nhà văn, 2006.
Thi Viện
Nguồn: Thi Viện

0 nhận xét:

Post a Comment