Làng Xuân Cầu
... chút hương đồng gió nội Quê nhà
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Trang chủ
| Giới thiệu
| Làng khoa bảng
| Làng văn hiến
| Truyền thống cách mạng
| Danh nhân quê nhà
| Đặc sản
| Lượm lặt
Tinh thần Tô Hiệu
| Nhà văn Nguyễn Công Hoan
Tìm hiểu bộ mạch qúy : LƯ SAN MẠCH PHÚ & chú giải
Sunday, July 24, 2011
vào lúc
15:52
_ Lương Y Trần Sỹ _
Nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết
XUẤT XỨ LƯ SAN MẠCH:
N
ăm 1890, Bùi Thúc Trinh (Bùi Văn Trung - Hải Hậu - Nam Định) có chép tay, sao lại cuốn "VỆ SINH CHỈ YẾU" của Trần Văn Mô (Phú Xuyên- Hà Tây), lấy tên là "VỆ SINH YẾU CHỈ", trong đó có bộ "LƯ SAN MẠCH". Nhưng cuốn "Vệ Sinh chỉ yếu" này Trần văn Mô sao lại năm 1805 từ cuốn "VỆ SINH MẠCH QUYẾT" của Hồng Cẩm Cư sĩ, Họ Bùi ở Sơn Nam sưu tầm năm 1782. Tương truyền sách này là của nhà sư Minh Không viết năm 1136 (Nguyễn Chí Thành, ở Gia Viễn, làm Quốc sư thời Lý Thần Tông).
Năm 1952, con trai của Lương y Đinh Sĩ Trân là Đinh Thành Song công bố "LƯ SAN MẠCH" bằng chữ Hán Nôm, gồm: Lư San mạch ca (Có 28 mạch, nhưng mạch TUYỆT là không có mạch, nên chỉ còn 27 mạch) và Lư San Mạch phú, (thiếu phần “Bát Yếu biện ngoa), được Lương y Đỗ Phong Thuần dịch ra quốc âm, đăng trong “Tạp chí Đông Y” tại Sài Gòn năm 1955 - 1956 do L.y Đỗ Phong Thuần và L.y Phạm Văn Điều chủ biên. Sau đó, Ông Đỗ Phong Thuần đăng trong sách “Y Học Thực Hành” năm 1956 và Phạm Văn Điều đăng trong “Đông Y Dược tạp chí” năm 1957. Ngoài ra, còn có bản dịch ra thơ Lục bát củà Lương y Nguyễn Văn Bách và thơ thất ngôn của Nguyễn Phước Thiện (Cần Đước) năm 1970. Bà Hồng Nguyên đăng lại trong “Y Học Cổ Truyền thực hành” xuất bản năm 1987 và Lương y Trần Khiết đăng trong “Mạch Học Lược Giản”, xuất bản 1998.v.v…Nhờ các bản dịch trên được phổ biến rộng rãi, mà nhiều đời lương y ở Miền Nam Việt Nam rất tâm đắc với bộ mạch độc đáo này.
Nhưng mỗi người dịch theo một cách, có một số sai sót và một số chỗ khó hiểu được dịch lướt qua; Đến nay, chưa có chú giải và hiệu đính, khiến những người muốn tìm hiểu về bộ "Lư San Mạch phú" cũng gặp nhiều khó khăn.
Rất may, gia đình tôi còn lưu giữ được bộ “Quế Sơn Quốc Âm Y Học Yếu chỉ” 7 quyển, của Đốc học Hoa Xuyên Hầu Nguyễn Gia Cát biên chép vào cuối Thế kỷ 18, Đây là bộ sách "Dạy Y học ở Đàng Trong" có đủ cả Lý, Pháp, Phương, Dược được viết bằng Hán Nôm, theo thể thơ phú. Trong đó có ghi đầy đủ bộ
"Lư San Mạch"
, Nhân thân phú, Y thuật phú,...
Theo bộ sách này thì Lư San mạch có 3 phần :
- Lư San Mạch ca. Đã được lương Đỗ phong Thuần dịch ra quốc âm.
- Bát Mạch Tổng yếu (Lư San Mạch Phú, cũng được Lương y Đỗ Phong Thuần dịch).
- Bát yếu biện ngoa (Bàn rộng về 8 mạch thiết yếu; chưa thấy công bố)..
Theo Thuật Phong Thủy thì “Lư San Mạch” là nơi hội tụ những tinh hoa của khí thiêng sông núi; nơi có huyệt Mạch tốt nhất. Ở đây có ý nói: "Bộ mạch này là nơi hội tụ những tinh hoa của phép xem mạch".
(Xem tiếp bên cột 2)
Chúng tôi đã tra cứu trong Bộ
“Tứ khố toàn thư và Y Tông Kim Giám”
là hai bộ Đại Tự Điển tổng kết Y học của Trung Quốc từ xưa đến cuối đời nhà Thanh, không thấy nhắc đến bộ mạch này.
Lúc đầu, tôi nghỉ nó được nhà sư Minh Không trước tác khoảng năm 1136, nhà Lý.
Dịp may, khi đọc cuốn “SINH HOẠT CỔ ĐẠI CỦA ĐẠO SĨ TRUNG QUỐC”, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương vụ ấn quán Bắc Kinh xuất bản 1997 có ghi: “LƯ SAN MẠCH” là của Thôi Gia Nghiêm, tự Thuận Hy Gian, đời Hậu Tống, người Cam Túc, Huyện Thiên Thủy. Ông Tu theo Đạo Gia lấy hiệu là “Tử Hư Chân Nhân”, Lúc cuối đời Ông ẩn cư ở núi Lô Sơn (Quảng Châu) để tu hành và đắc đạo “thành Tiên” (khoảng năm 1174-1189). Cả đời Thôi Gia Nghiêm chỉ trước tác có 1 quyển duy nhất là “LƯ SƠN MẠCH QUYẾT”.
Có điều chúng tôi vẫn chưa thống nhất, là từ đó đến nay hơn 800 năm, không có Danh y của Trung Quốc nào chép lại hay nói đến trong tác phẩm của mình, mà chỉ lưu truyền trong Đạo giáo, thì làm gì nó còn có thể tồn tại được. Hơn nữa Nhà sư Minh Không tức Nguyễn Chí Thành, quốc sư nhà Lý, cũng sống cùng thời với Thôi Gia Nghiêm, cùng tu đạo Tiên, rất nỗi tiếng, đã từng chữa bớt bệnh điên cuồng và chứng mọc lông dài khắp mình cho Vua Lý Thần Tông năm 1136, bằng phù phép và cho tắm nước bồ hòn.
Nên việc xác định ai là tác gỉa bộ mạch này là điều chúng ta nên tiếp tục nghiên cứu.
LƯ SƠN MẠCH là bộ mạch tuy giản dị, nhưng lại rất sâu sắc. Ai đọc cũng thấy hay và đều áp dụng được. Nhưng hiểu được trọn vẹn thì rất khó khăn. Có nhiều ẨN ẢO CỦA LỐI VĂN XƯA.. nhất là phần "Lư San Mạch Phú".
Sau mấy mươi năm, vừa học vừa làm, mãi đến khi tôi đọc các tác phẩm nói về Mạch, như: Nan Kinh, Nội Kinh, Hải Thượng, Tuệ Tĩnh, Hoàng Danh Sướng, Hoàng Nguyên Cát, Cảnh Nhạc, Trình Chung Linh, Hoạt Bá Nhân, Lý Đông Viên, Thang Bản Cầu Chân … đem soi rọi lại, mới lần lần hiểu được phần nào ý tứ của bậc "Tiên Y".
Lư San Mạch phú, tuy rất ngắn, nhưng nó đề cập đến mọi khía cạnh của nền y học, như: Phân biệt Mạch "Ngoại cảm - Nội thương, Hư - Thực, Âm Dương giao biến, Tử Sinh; Qủy ma. Mạch thuận hay nghịch" đối với người "già trẻ, trai gái, thai nghén, đau lâu hay mới bệnh, thời tiết, khí hậu…" Một số vấn đề quan trọng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lần sau được nâng lên một bước, như : Vị khí, thời khí, hư thực…
Chúng tôi xin dịch phần "Lư San Mạch phú" theo bộ
“Quế Sơn Quốc Âm Y Học Yếu Chỉ”
và chú giải theo phương pháp "lấy Kinh chú Kinh".
Phần
"Bát yếu biện ngoa"
(Bàn rộng về 8 mạch thiết yếu), Chúng tôi sẽ đề cập sau.
Dịch nôm:
I - Dịch nôm:
LƯ SƠN MẠCH PHÚ
(Bát mạch tổng yếu)
* Thưởng văn: Bệnh cơ uẩn ảo, mạch lý diệu huyền.
Tuy Vạn tượng chi phân vân, tu bát yếu chi dung hội.
Phù Trầm dĩ biện kỳ biểu lý. Hữu lực vi thực, vô lực vi hư.
Trì Sác dĩ định kỳ Nhiệt Hàn. Dương tắc Đại hề nhi Âm tắc Tiểu.
Sắc lại kê trệ, Tinh thương Huyết thiểu chi nguyên.
Hoạt chí lưu thông, Khí động Đàm diên chi bổn.
Phù, Đại, Hoạt, Sác Dương mạch, tu ức Dương dĩ phò Âm.
Trầm, Tiểu, Trì, Sắc Âm kinh, khả chế Hàn nhi ích Hỏa.
Tam bộ kiến Phù Đại nhi sác,Trùng Dương bệnh tắc vọng cuồng.
Lục mạch lai Trầm Tiểu nhi Trì,Trùng Âm chúng đương Quyết nghịch.
Dương bộ kiến Âm mạch chí, Âm thứa Dương vị tu tri.
Âm bộ kiến Dương mạch lai, Dương đoạt Âm cung khả thí.
Trầm Tiểu Thương Thấp, Sác thị Nhiệt nhi Trì thị Hàn.
Phù Đại cảm phong, Hoạt nãi Đàm nhi Sắc nãi Huyết.
Hữu Thủ Khí khẩu mạch Đại, nội thương chân thị căn nguyên.
Tả thủ Nhân nghinh mạch cường, ngoại cảm bổn kỳ thân thích.
Hư tắc Bổ nhi Thực tắc Tả. Hàn khả Ôn nhi Nhiệt khả Lương.
Dục tri bệnh thể tử sanh; Tu khán mạch hình Hư Thực.
Nhiệt bệnh kiến Trì Tiểu tắc tử, phát cuồng sang độc dịệc triệu nghi.
Hàn chứng lai Trầm Sắc tắc sanh, Tả, lỵ, lậu, băng vô bất dũ.
Cửu bệnh Phù Đại tối kỵ, Tân bệnh Trầm Tiểu vô lương.(nan).
Vị sản chi tiền nghi Hoạt Đại, bất nghi Sắc Tiểu.
Dĩ sản chi hậu, hợp Tiểu Trầm, bất hợp Đại Phù.
Tráng nhân Hoạt Đại vi lương, nhược Sắc Tiểu mạng trung bất cửu.
Lão nhược Trầm Tiểu tắc kiết, nhược Đại phù số lý nan trường.
Xuân Hạ Dương cường Hoạt Đại kiết, nhi Trầm Tiểu bất kiết.
Thu Đông Âm thịnh, Trầm Tiểu xương, nhi Hoạt Đại bất xương.
Mạch dữ thời thuận tắc sanh, mạch dữ thời nghịch tắc tử.
Tam quan tuy tuyệt, uất đàm bạo bệnh diệc năng tô.
Lục mạch tuy đều, hình khô nhục thoát tử sầu tuyệt.
Mạch Đại tắc tà thịnh bệnh tiến. Tích tụ nghi, hư tổn bất nghi.
Mạch Tiểu tắc Khí nhược Dương suy. Hư tổn lợi nhi tích tụ bất lợi.
(Xem tiếp bên cột 2)
Mạch bệnh tương thuận, tương sanh tắc kiết; Mạch bệnh tương phản, tương khắc tắc hung.
Trầm Trì cực, xích tồn thốn tuyệt, Âm cô Dương thoát tử hình.
Phù Sác thậm ngoại hữu nội vô. Dương độc Âm vong ác hậu.
Xuân Mộc can cường, nghi Hoạt Đại, bất nghi Sắc Tiểu. Thu Kim phế thịnh, hợp Tiểu mao bất hợp Đại Hồng.
Hạ Hoả ứng Tâm. Phù Hồng kiết nhi Trầm Tiểu phi kiết. Đông Thủy thuộc Thận. Trầm Tiểu lương nhi Hoãn Đại bất lương.
Tứ Qúy đương Hoãn Đại, nhi phạ Hoạt Trường. Ngũ hành hỷ vượng sanh, nhi ưu khắc hại.
Sạ Trường sạ Đoãn, chơn vi Tà Túy chi tôn. Hốt Sác hồt Trì, tổng thị Qủi Mị chi mạch.
Thượng bất chí Thốn vi Dương tuyệt.
Hạ bất chí xích nhi Âm vong.
Tuy Ốc Lậu, Hà Du tử mạch, diệc qúa Trì qúa Sác chi tôn.
Tước Trác, Dũng Tuyền ác hậu, bổn thậm Hoạt thậm Phù chi loại.
Vô thái qúa, vô bất cập, bất Trì bất Sác thì tồn Vị Khí chi danh.
Một đồng đẳng một hoãn hòa, mạc Phù mạc Trầm, chân đắc bình nhân chi mạch.
Đương biện hữu lực vô lực, tu khán tồn thần thất thần.
Mạch bệnh tương đồng, chứng nguy nhi dị trị.
Mạch bệnh tương phản, chứng dị nhi nan y.
Nam Bắc bất ứng chi niên, tồn hồ thủ sát.
Phì sấu Trầm Trì chi mạch, tham dĩ đồng khán.
Bát yếu minh yên, vạn bệnh chướng hỷ.
Dương tuyệt tử ư Xuân Hạ. Âm vong tử tại Thu Đông.
Dương tuyệt trú tử. Âm tuyệt dạ vong.
Mạch tuy tức chí hòa bình, bất lập căn nguyên chân nãi chiết.
Chẩn kiến khứ lai Xúc cấp kiên cường, bổn trụ diệc vô ưu.
Lục mạch phân minh song trạng, lưỡng nhật hoàn vong.
Xích bộ Thăng Gíáng bất đồng, Âm Dương tương thoát.
Phù Đại qúa Sác, độc Dương chi ban.
Trầm Tiểu qúa Trì, Cô Âm chi biến.
Ứng nhi bất ứng, thị ủy chân nguyên.
Chỉ hạ triền miên, bức Hàn Khí trệ.
Yếu pháp do lai tùng bổn, chủ khách thông chi.
Diệu nhiên đặc thử cơ quan, Chính Tà quán hỷ.
Lục bộ án chi chí Sác, nhất ngưng nãi thị chân Hàn.
Tam quan nhược chẩn vô Trì, nhất tác động hồ bức Nhiệt.
Thánh hiền Bát yếu, tổng tại nhất đoan.
Hư Thực thông chi, Tử sanh quán hỉ.
II - LƯ SAN MẠCH PHÚ CHÚ GIẢI
Từng nghe: "Bệnh cơ uẩn ảo, Mạch lý diệu huyền"
.
Nghe rằng: Cơ chế bệnh sinh và bệnh biến thì thâm sâu, tàng ẩn. Việc xem mạch để biết bệnh thì kỳ diệu khôn lường.
- Bệnh cơ: Then máy của tật bệnh; Chỉ cái nguyên lý mấu chốt về nguyên nhân, bộ vị và qúa trình biến hóa của các bệnh nói trong Nội kinh.
- Diệu Huyền: Nội Kinh nói đường mạch đi là “Thần cơ diệu huyền” với 6 chữ :
Thượng là thăng, là khí mạch từ bộ xích tràn đến bộ thốn, là Dương sinh trong âm. Hạ là giáng, là từ bộ thốn hoàn về bộ xích, là Âm sinh trong Dương. Lai là nổi, là mạch đi từ trong xương thịt ra ngoài da lông. Khứ là chìm, là mạch đi từ da lông mà vào xương thịt. Chí là đến, là sờ tay vào thấy mạch nhảy. Chỉ là ngừng, là không có mạch nhảy.
Tuy muôn vàn biểu Tượng rối ren, đem bát yếu tóm thâu đầy đủ.
Tuy có nhiều Mạch và nhiều bệnh chứng vô cùng phức tạp, nhưng không ra ngoài 8 yếu lĩnh.
- Ô. Hoạt Bá Nhân (1304-1386): ”Con người mắc phải bệnh có trăm ngàn chứng xuất hiện khác nhau, nhưng suy ra thì cũng chỉ phân Biểu Lý, Hàn Nhiệt, Hư Thực, Tà Chính mà thôi”.
Xem mạch tượng Phù, Trầm để phân bệnh trong ngoài. Đi mạnh là Thực, đi yếu là Hư. Đếm nhịp mạch đi Sác, đi Trì để xét bệnh Nóng hay lạnh. Dương chứng thì mạch to, Âm chứng thì mạch nhỏ.
- Mạch Phù Trầm để biết bệnh ở biểu hay ở lý. Mạch Phù mà đi mạnh là biểu thực, Mạch Phù mà đi yếu là biểu Hư. Mạch Trầm có lực là Lý thực, Trầm mà đi yếu là Lý Hư. Mạch Sác, mạch Trì để biết bệnh thuộc Nhiệt hay Hàn. Mạch Sác mà đi to là Dương chứng, Mạch Sác mà đi nhỏ là Âm chứng. Mạch Trì mà đi to là Dương chứng, Mạch Trì mà đi nhỏ là thuộc Âm chứng.
A/ -
Mạch phù - Mạch Trầm
:
Là nói đến vị trí nông sâu của mạch. Người sức khỏe bình thường và người có bệnh đều có thể gặp 2 mạch này. Hai mạch này để phân biệt bệnh ở ngoài Biểu hay ở trong Lý. Có lực, có thần là Thực, không có lực có thần là Hư.
Mạch phù: Sờ tay nhẹ vào đã thấy mạch, ấn nặng tay xuống thấy sức hơi yếu. Các mạch Hồng, Huyền, Trường, Tán thuộc loại Mạch phù.
- Trình Chung Linh trong “Y Học Tâm Ngộ” xuất bản năm 1732. Biểu chứng: Mạch đi Phù, phát nóng, ớn lạnh, nhức đầu, đau tứ chi mình mẩy, nghẹt mũi, rêu lưỡi mỏng. Lý chứng: Mạch đi Trầm, nóng dữ dội, hoặc nhiệt triều, tinh thần hôn mê, phiền táo, khát nước, tiểu vàng, đau bụng, rêu lưỡi vàng …
- Trương Trọng Cảnh (145-208): Cảm phong hàn, mạch Phù Nhược là biểu hư, phong hàn ở Kinh Thái Dương, dùng Quế chi thang để phát tán; mạch Phù khẩn là biểu thực, phong hàn ở Kinh Thái Dương, nóng nhiều lạnh ít, Dùng Ma hoàng thang.
- Cảnh Nhạc (1563-1640): “Mạch Phù thông thường là Biểu chứng, nhưng trường hợp do Âm Hư, thiếu máu, trung khí khuy tổn tất nhiên mạch Phù Vô Lực (Hư, Nhu, Tán, Vi). Vậy không phải tất cả mạch Phù đều là biểu chứng, Dương chứng. Mạch phù có lực có thần là Dương chứng (Hồng, Hoạt, Trường, Khẩn). Dương có thừa thì Hỏa ắt theo đó. Mạch phù vô lực, rỗng hẹp là Âm chẳng đủ, nếu cho thuộc biểu thì hại vô cùng.
Mạch Trầm: Ấn mạnh tay xuống mới thấy mạch, nâng tay lên thì không thấy gì. Các mạch Phục, Thực, Đoãn, Lao thuộc loại mạch Trầm.
- Trương Giới Tân hiệu là Cảnh Nhạc (1563-1640): “Mạch Trầm thông thường thuộc Lý chứng, nhưng trường hợp bệnh do ngoại cảm vào sâu, Hàn tà bao bó, Kinh lạc không thông, do đó hiện ra mạch Trầm Khẩn. Đây lại là thuộc Biểu, không phải thuộc Lý. Mạch Vi Tế là Hư chứng, nhưng nếu các chứng kinh bế, đau bụng, mạch đi ẩn phục thì không phải Hư.”
- Bs Thang Bản Cầu Chân (Trong Hoàng Hán Y học): “Trầm mà thực (Lao) thì phải Hạ. Trầm mà Vi Nhược, Tế là thuộc Âm chứng phải dùng Nhân sâm, Phụ tử, Càn cương của thuốc ôn nhiệt”.
- Trương Trọng Cảnh: “Bệnh thiếu Âm, mạch Trầm, Tế, Sác ấy là bệnh ở Lý, không thể phát hãn.”
B/ - Mạch Sác - Mạch Trì: Xét độ mạch nhanh hay chậm. Mạch đi lớn, mạnh, nhanh thì bệnh thuộc nhiệt, thuộc Dương. Mạch đi nhỏ yếu là bệnh thuộc Hàn, thuộc Âm.
- Mạch sác: Một hơi thở mạch đập 6 lần trở lên (mạch nhảy 90 lần/phút trở lên). Các mạch Tật, Xúc, Khẩn thuộc loại mạch Sác.
- Mạch Trì: Một hơi thở mạch nhảy 3 lần trở xuống (Mạch nhảy dưới 60 lần/phút). Các mạch Vị, Bại đều thuộc mạch Trì.
- Hải Thượng: “Mạch Trì là biểu hiện có Hàn, có đau. Phù Trì là Biểu hàn, Trầm Trì là Lý hàn”
- Cảnh Nhạc: “Mạch Trì chủ chứng Hàn (Tạng phủ Hàn), song nếu chứng cảm thương hàn mới giảm, dư nhiệt còn, mạch đi Hoạt Trì vẫn là nhiệt.”
Mạch sắc dáng đi rít róng, vốn vốn thiệt nguồn huyết kém, tinh hư. Mạch Hoạt nhịp chạy trơn tru, vốn là cội đàm lên khí động.
- Mạch Hoạt - Mạch Sắc:
Là xét sóng của mạch. Xem mạch đi trơn tru hay rít róng khó khăn. Hai mạch này để xem bệnh thuộc Khí Thực, có đàm hay Huyết kém, Tinh Hư.
- Mạch Hoạt: Là loại mạch Phù Sác có lực. Mạch đi lanh lẹ trơn tru như hạt châu lăn trên mâm.
- Tuệ Tĩnh: “Hoạt là Khí huyết đều thực hay bệnh Thực phân biệt bằng mạch Hoạt.”
- Hải Thượng: “Mạch Hoạt nói lên Đàm ở hệ thống hô hấp hay chứng Tích ở hệ tiêu hóa. Phụ nữ mất kinh mà có mạch Hoạt là có thai”
- Mạch Sắc: Mạch Sắc còn gọi là mạch Sáp. Các mạch Hư, Khâu, Kết thuộc lọai mạch Sắc.
- Hải Thượng (1720 – 1791) nói: “Mạch Sắc thuộc mạch Âm, là mạch không lưu lợi trơn tru. Mạch chạy nhỏ mà chậm, đi lại khó khăn, khi năm khi ba không đều, gọi là mạch rít sáp như dao cạo ống tre”
- Tuệ Tĩnh (TK14) nói: “Bệnh Hư thì phân biệt bằng mạch Sắc. Mạch sắc chủ tinh huyết bị thương tổn, thiếu máu, khí huyết ngừng đọng. Mạch Trầm Sắc là ứ huyết.”
- Câu “Đàm lên khí động”: Đàm do hỏa động, nước ở thận nhảy đầy lên sinh đàm, phải giáng hỏa thì đàm tiêu.
Phù, Đại, Hoạt, Sác là loại mạch Dương. Phải dằn dương mà trợ giúp cho Âm. Trầm, Tiểu, Sắc, Trì là loại Mạch Âm. Nên trừ lạnh mà thêm vào sức lửa.
- Phùng Triệu Trương viết “Phùng Thị Cẩm nang bí lục” 50 cuốn, năm 1702 nói: “Mạch hữu lực là dương chứng, nên dùng thuốc mát mà giải, thuốc phát hãn mà tán. Nếu mạch Dương mà đi vô lực nên luận là Hàn. Mạch Âm mà hữu lực là thực nhiệt. Mạch Âm mà vô lực là Âm chứng nên dùng Ôn Bổ”.
Ba bộ mạch thấy Phù Đại kèm Sác, chứng trùng dương thần khí loạn cuồng. Sáu bộ mạch đi Trầm Tiểu kèm Trì, chứng trùng âm tay chân quyết lãnh.
Mạch Phù Đại là mạch Dương, lại kèm mạch Sác cũng là mạch Dương. Dương với Dương là chứng Trùng Dương, nóng lắm nên phát điên cuồng.
Mạch Trầm Tiểu là mạch Âm, lại kèm Trì cũng là mạch Âm. Âm với Âm là chứng Trùng Âm, lạnh lắm nên phát rét run.
Ngôi Dương thấy mạch Âm biểu lộ là Âm lấn ngôi Dương khá biết. Bộ Âm có mạch Dương hiện hình, ấy là Dương cướp cung Âm phải ngừa.
Đây là nói Âm Dương giao biến, đều là bệnh khó.
- Bộ Thốn thuộc Dương, nếu thấy mạch Âm (Trầm, Tiểu, Sắc, Trì) là Âm lấn ngôi Dương ta nên biết. Bộ Xích thuộc Âm, nếu thấy mạch Dương (Phù, Đại, Hoạt, Sác) là Dương lấn cung Âm, ta phải ngừa.
- Tuệ Tĩnh nói: “Bộ thốn thuộc Dương, bộ xích thuộc Âm.
Nam bộ thốn mạch lớn hơn bộ xích là thuận. Nữ bộ xích mạch lớn hơn bộ thốn là thuận. Nam mạch tay trái thường to hơn mạch tay phải. Nữ mạch tay phải thường to hơn mạch tay trái. Nếu nam mà chẩn mạch nữ là bất túc. Nếu nữ mà chẩn mạch nam là thái quá”.
Mạch Trầm Tiểu là tổn thương vì thấp. Trì hàn, sác nhiệt phải phân chia. Mạch Phù Đại cảm mạo vì phong, Đàm thì đi Hoạt, Sắc là huyết hư.
Mạch Trầm Tiểu là bị Phong thấp, nếu đi sác là Thấp nhiệt, nếu đi Trì là Hàn thấp. Mạch Phù Đại là bị Cảm phong, nếu đi lưu lợi là có đàm, nếu đi rít róng là huyết hư.
Bên hữu bộ khí khẩu Mạch lớn, nội thương khí huyết hư lao. Bên Tả bộ nhân nghinh mạch to, ngoại tà bì phu cảm thụ.
- Mạch Nhân nghinh nằm giữa bộ thốn và bộ quan tay trái bệnh nhân, để xem ngoại cảm (mạch lớn).
- Mạch Khí khẩu nằm giữa bộ thốn và bộ quan tay phải bệnh nhân để xem bệnh nội thương.
- Tuệ Tĩnh nói: “Nếu mạch Nhân Nghinh to gấp đôi Khí Khẩu là thuộc ngoại cảm phong hàn. Nếu mạch khí khẩu to gấp đôi nhân nghinh là bệnh nội thương (do ăn uống, thất tình). Nếu cả hai nhân nghinh và khí khẩu đều đi lớn là ngoại cảm lẫn nội thương”.
Bệnh Hư thì bổ, bệnh Thực thì phải tả. Hàn thì ôn, Nhiệt phải dùng lương.
Dùng thuốc Hàn để trị bệnh Nhiệt, mà thấy còn nóng thì phải trách ở Âm Hư; phải bổ Huyết để Tư Âm hay Tráng Thủy để chế chân Dương.
Dùng thuốc Nhiệt để trị bệnh Hàn, mà thấy còn Hàn thì nên trách ở Dương Hư; Phải bổ Thồ để Tàng Dương hay Ich Hỏa để Tiêu Âm. Chữa như thế gọi là chữa theo phép chính trị, phản trị của Đông y. Chữa chứng Nhiệt dùng thuốc Hàn, nhưng cho uống nóng và chữa bệnh Hàn dùng thuốc Nhiệt, nhưng cho uống mát, mới có công hiệu. Chữa như thế gọi là tòng trị.
Cơn Hàn Nhiệt không lâu: Bệnh phát nóng nhưng nóng không lâu là trách ở Tâm Hư; Bổ Tâm thì Nhiệt tự thoái. Chứng Lạnh mà rét cơn không lâu, lúc lạnh lúc ấm thì trách ở Thận Hư. Bổ Thận thì hàn tự giải. Vì Tâm chủ nhiệt, Thận chủ hàn.
Muốn biết bệnh sống chết phải tường lẽ Thực Hư cho rõ.
- Xét Mạch Hư Thực để biết bệnh sống hay chết là phép mầu nhiệm của Đông Y.
- Hải Thượng Lãn Ông: Không kể Bộ Vị nào, Phù hay Trầm, Đại hay Tiểu, hễ ấn tay sâu tới xương mà vẫn có Lực, có Thần là THỰC; không có Lực, có Thần là Hư. Then chốt của nghề y không có gì cần thiết hơn là phân biệt Hư Thực. Nếu không thấu triệt mà cho uống thuốc bậy thì giết người nhanh hơn đâm chém. (Châu ngọc cách ngôn).
Bệnh Nhiệt thấy mạch Trì Tiểu thì chết, cùng phát điên, ghẻ chốc, mạng không còn. Bệnh Hàn thấy Mạch Trầm Sắc thì sống, bệnh tả, lỵ, lậu, băng cũng dễ lành.
- Bệnh nhiệt thuộc Dương chứng, đáng lý mạch phải Phù Sác là Dương mạch mới thuận, trái lại đi Trì Tiểu là Âm mạch. Mạch bệnh trái nhau rất khó chữa.
- Bệnh hàn thuộc Âm chứng, mạch Trì Sắc cũng là Âm mạch. Bệnh Âm đi mạch Âm. Mạch Bệnh tương đồng thì dễ chữa.
Bệnh đau lâu, Mạch Phù Đại chẳng nên. Mới đau, mạch Trầm Tiểu khó lành.
- Bệnh lâu, bệnh mãn tính người đã hư yếu, nếu mạch đi Phù Đại là Âm đã qúa hư suy.
Mới đau, mạch phải thực, nếu Trầm Tiểu là chính khí qúa suy kém, nên khó chữa lành.
- Bệnh mới phát phải xét là ngoại cảm hay nội thương mà trị: Bệnh từ ngoài mà cảm vào, lúc mới bị bệnh phải dùng thuốc phát Hãn, phát Tán (Ôn tán, lương tán). Bệnh từ trong mà phát ra (do thất tình, do ăn uống không tiết độ, làm việc không chừng mực), lúc mới bị bệnh phải dùng thuốc Tiêu đạo hay Bình bổ. Bệnh mới phát, nếu chần chừ không chữa ngay hay chữa sai thì Tà từ ngoài lấn vào sâu bên trong, từ Dương chuyển vào Âm, tân dịch ngày một suy kiệt; Khí Huyết ngày một Hư Lao mà thành Hư chứng, phải dùng phép Bổ.
- Nội Kinh: “Bệnh mới phát còn chia nội thương hay ngoại cảm. Bệnh đã lâu chỉ có Hư mà thôi.” Và “Thấy Mạch Tiểu mà sắc mặt không đổi khác là bệnh mới. Sắc và Mạch không biến đổi khác cũng là bệnh mới. Thấy Mạch và 5 sắc đều biến đổi khác là bệnh lâu”.
Lúc thai nghén, Mạch Hoạt Đại thì tốt, kỵ Sắc tiểu. Khi sanh sản, mạch Trầm Tiểu thì tốt, kỵ Phù Đại.
- Khi có thai mạch nên Hoạt Đại, vì huyết đọng khí tụ, nếu mạch Sắc Tiểu sẽ thiếu máu nuôi thai. Khi sanh mạch Trầm Tiểu, nếu Phù Đại rất dể bị nhiễm trùng thai sản.
- Nội Kinh, Thiên “Âm Dương biệt luận”: “Âm bác, Dương biệt là có thai”. Âm bác là mạch bộ Xích nhảy mạnh lên tay; Dương biệt là Mạch bộ Thốn nhảy khác hẳn, như mạch ở tay người khác, không liên lạc với nhau.
Người trai trẻ mạch nên Hoạt Đại, nếu Sắc Tiểu mạng chẳng đặng dài. Cụ gìa nua mạch cốt Tiểu Trầm, nếu Phù Đại thọ chẳng được lâu.
- Lý Đông Viên: ”Trai trẻ khí huyết cường thịnh, mạch nên Xung thực (Phù Đại). Nếu Sắc Tiểu (Vi Nhược) gọi là mạch bất túc (nguyên khí suy) thì lắm bệnh. Nhưng nếu Tế Tiểu mà hoà hoãn, ba bộ đều nhau thì đó là mạch trời phú cho người sẽ thảnh thơi, khỏe mạnh, nếu Tế mà cứng rắn thì cũng không tốt. Người già khí huyết đã suy, mạch nên suy nhược (Trầm Tiểu) nếu quá vượng (Phù Đại) là mạch bệnh. Nhưng nếu mạch Phù thịnh mà không nhanh gấp, mạch to mà mềm, ăn khỏe ấy là mạch trời cho trường thọ. (Nội Kinh gọi là mạch Thuần dương). Nếu mạch thịnh mà nhanh gấp (Táo, Tật) là tượng Cô dương rất nguy (có Dương mà không Âm).
Mùa Xuân Hạ khí Dương đang thịnh, Hoạt Đại thì tốt, Trầm Tiểu không nên. Mùa Thu Đông Âm khí đang sinh, mạch cốt Tiểu Trầm, thấy Hoạt Đại là dỡ.
- Nuôi người và vạn vật là nhờ khí hậu thuận hòa. Hại người và vạn vật cũng do thời tiết, khí hậu trái thường. Con người là Tiểu vũ trụ, mạch trong con người phải đi thuận với thời tiết. Mùa xuân mùa Hạ khí hậu ấm nóng, nên mạch phải Hoạt Đại thì tốt. Mùa Thu mùa Đông khí hậu mát lạnh, nên mạch phải Trầm Tiểu mới thuận. Mạch Tượng còn ảnh hưởng theo hoàn cảnh địa lý: Người phương bắc hàn khí lạnh lẽo nên da lông chặc chẽ, mạch đi Trầm Thực. Người phương Nam, gần xích đạo, nóng ấm nên da lông thưa thớt, mạch thường Phù Đại, Vi Sác, ít sức.
Mạch cùng thời tiết thuận thì sống, Mạch nghịch với thời tiết thì chết.
- Người xưa nói:
“Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên gỉa vong”
nghĩa là “Thuận theo thời tiết thì sống, nghịch với thời tiết thì chết.
- Nội Kinh Linh Khu viết: “Con người sống là nhận lấy khí của trời đất và phải luôn luôn sống hoà hợp cùng trời đất”. Mạch thuận với thời tiết thì khỏe mạnh, mạch nghịch với thời tiết thì chết.
Mạch ba bộ dẫu rằng ngưng tuyệt, nếu do đàm uất thì chẳng sao. Mạch Sáu bộ tuy còn đều, nhưng người vóc ốm, thịt khô thì cũng chết.
- Ô.Từ Xuân Phú nói: “Bệnh đau lâu mà không mạch, người không tỉnh là nguyên khí đã hết tất nhiên phải chết. Còn bạo bệnh (bệnh thình lình) mà không có mạch, do độc bệnh tích tụ, đàm ẩm không thông, nếu dùng phép Hãn, Thổ, Hạ đúng phép để trục độc ra thì có thể khỏi được”.
Mạch Đại là Tà khí đang găng thịnh, bệnh thường nặng. Với chứng Tích tụ thì nên, mà chứng Hư lao thì chẳng nên. Mạch Tiểu là chứngDương suy khí nhược. Chứng Hư tổn thì lành, mà chứng Tích tụ chẳng lành.
- Mạch Đại - Mạch Tiểu: Là xét thể tích của mạch hay xét sóng mạch lớn nhỏ để xem Tà Khí thịnh hay Chính Khí suy. Để xem ngoại cảm hay nội thương.
Mạch Đại: (lớn) Phù mà mạnh mẽ có lực. Các mạch Hồng, Khẩn, Trường, Thực, Cách đều thuộc mạch Đại. Mạch Đại là Tà khí thịnh. Bị Ngoại cảm.
- Tuệ Tĩnh nói: “Tà khí phân biệt bằng mạch Đại. Có ngoại tà xâm phạm”
Mạch Tiểu: (mạch nhỏ) hay còn gọi là mạch Tế. Mạch đi Trầm mà nhỏ yếu. Các mạch: Vi, Nhược, Bại đều thuộc loại mạch Tiểu. Mạch Tiểu là chánh khí suy yếu, khí huyết hư suy. Bị nội thương, thất tình.
- Lý Thời Trân (1518-1593): Mạch Tế (tiểu) chủ yếu do khí huyết hư suy. Các bệnh Hư tổn Lao thương do thất tình. Ngoài ra Dương khí hư nhược, thủy thấp xâm nhập gây bệnh ở lưng và thận hoặc tinh khí bị tổn thương ở trong, bên ngoài dương không vững gây ra chứng tự hãn cũng có thể xuất hiện mạch Tiểu.
(Xem tiếp bên cột 2)
Mạch bệnh tương sanh, tương thuận thì sống. Mạch bệnh tương phản, tương khắc mạng chẳng còn.
- Cảnh Nhạc nói: “Phàm bên trong sanh ra chứng Bất Túc, kỵ thấy mạch Dương như Phù, Hồng, Khẩn, Đại (có lực). Cảm nhiễm ngoại tà bệnh thuộc Hữu Dư thì kỵ thấy mạch Âm như Trầm, Tế, Vi, Nhược (Tiểu). Mạch bệnh tương phản thì bệnh khó trị”.
Bệnh mới mắc mà mạch đi Phù, Hồng, Sác, Thực là thuận. Bệnh đã lâu mà mạch đi Hưỡn, Vi, Nhược là thuận. Mạch Quý ở chỗ hợp nhau. Nếu mạch Hữu dư mà chứng bất túc hay mạch bất túc mà chứng hữu dư đều là khó trị. Bệnh dù nhẹ cũng kéo dài.
Ngoài Phù Sác, mà trong không có là Âm thoát Dương cô, phải dè chừng. Mạch đi Trầm Trì qúa, xích còn thốn mất, chứng độc Âm, Dương đã mất rồi.
- Nội Kinh: “Càng Phù Sác lắm thì càng Hư lắm”. Ý nói mạch Phù Sác vô lực là Hư nhiệt, Khí Huyết Hư.
- Hoàng Danh Sướng (1753-1841): “Mạch Hồng Đại quá là trong dương không có âm..
Mạch Huyền Sác, Tế Sác là chân Âm, chân Dương không đủ: Nên dùng Lục vị địa hoàng thang.
Mạch Hồng Sác là thận Âm khuy tổn, khiến thận Dương không có chỗ dựa : Nên dùng Bát Vị địa hoàng thang gia Sinh Mạch ẩm (mạch môn, ngủ vị, ngưu tất) để liểm hỏa xuống.
Sáu bộ Hồng Đại khác thường là Thận Âm đại hư, không tàng nạp được Thận Dương: Dùng Lục Vị bội Đơn bì, gia ít Nhục quế uống nguội, uống nhiều mới có kết quả. Sáu bộ Hồng Đại khác thường (Phù Sác), ấn tay xuống vô lực là do dâm dục quá độ, âm tinh suy kiệt, thất huyết dùng Thập Toàn Đại Bổ uống với Bát Vị hoàn.
Nếu mạch Phế Hồng Đại thì bỏ xuyên khung, Huỳnh kỳ gia sanh mạch ẩm.
Sáu bộ đều Tế Sác vô lực là Âm Dương tiên thiên và hậu thiên đều Hư: Sáng uống Bát Vị bội Quế Phụ, chiều uống Nhân Sâm Dưỡng Vinh bỏ Trần bì (Nhân Sâm Dưỡng Vinh tức Thập toàn; Trừ khước xuyên khung, ngũ vị liên; Trần bì, viễn chí gia khương, táo; Tỳ Phế, Khí Huyết bổ phương tiên). Trầm Trì quá Âm thoát Dương côi, Âm Dương đều khuy tổn dùng Thập Toàn Đại Bổ bội Sâm tốt”.
Mùa Xuân can mộc vượng. Mạch Hoạt Đại là thuận. Sắc Tiểu là nghịch. Mùa Thu phế Kim thịnh, Mạch Tiểu mao thì thuận, còn Đại Hồng không thuận.
- Mùa xuân thuộc mộc, mạch Hoạt Đại cũng thuộc Can Mộc nên thuận. Mạch Sắc Tiểu thuộc Phế kim, Kim khắc Mộc nên nghịch.
- Mùa Thu thuộc Kim, mạch Tiểu Mao (nhỏ, mềm) cũng thuộc Phế Kim nên thuận. Mạch Hồng Đại thuộc Tâm Hỏa, Hỏa khắc Kim nên nghịch.
Mùa Hạ Tâm Hoả thịnh. Mạch nên Phù Hồng thì tốt, kỵ Trầm Tiểu. Mùa Đông Thận Thủy sanh. Mạch Trầm Tiểu thì tốt, kỵ mạch Hoãn Đại.
- Mùa Hạ thuộc Hỏa, Mạch Phù Hồng cũng thuộc Tâm Hỏa nên thuận. Mạch Trầm Tiểu thuộc Thận Thủy, Thủy khắc Hỏa nên nghịch.
- Mùa Đông thuộc Thủy. Mạch Trầm Tiểu cũng thuộc Thận Thủy nên thuận. Mạch Hoãn Đại thuộc Tỳ Thổ, Thổ khắc Thủy nên nghịch.
Tứ qúy, Tỳ thống quản, Mạch thuận Hoãn Đại mà chẳng thuận Hoạt Trường. Ngũ hành chịu khí sanh vượng mà chẳng ưa khắc hại.
- Tứ quý là những tháng trưởng Hạ (tháng 3,6,9,12) thuộc Thổ, ứng với bộ mạch Tỳ. Mạch Hoãn Đại thì thuận (Hoãn Đại là mạch Tỳ thổ), kỵ Hoạt Trường (Can mộc khắc Tỳ Thổ).
Mạch Huyền, Câu, Mao, Thạch là mạch của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; nhưng nếu có kèm Hòa Hoãn thì gọi là mạch có Vị Khí. Nếu không Hòa Hoãn thì gọi là Mạch Chân Tạng là Mạch chết. Mạch chân tạng là mạch không có vị khí. Vì vị khí là mạch hòa hoãn, là nguồn cốc khí hậu thiên.
Nội Kinh nói: ”Con người lấy thủy cốc làm gốc. Mạch không có vị khí là không có thủy cốc thì chết”.
Thoạt dài thoạt ngắn tựu hình Tà Quái. Khi Sác khi Trì thiệt chứng qủy ma.
- Thoạt dài, thoạt ngắn: Là nói đến sóng mạch khi đến, khi đi (lai khư) không đều.
- Khí Sác khi Trì: Là nói đến tốc độ mạch lúc nhanh lúc chậm. Những người có các mạch này thuộc nội thương, tâm bệnh. Tâm chủ huyết mạch, tàng thần, người có mạch này do rối loạn tim mạch, tinh thần hoảng loạn, sợ sệt một vấn đề gì đó như nhà cửa ở nơi u tối, có người thân qua đời… Đây là bệnh tinh thần, phải giải quyết bằng tinh thần song song với uống thuốc trợ tâm, an thần.
Trên đi chẳng đến bộ Thốn là Dương tàn khí lụi. Dưới mạch lui chẳng đến bộ Xích là Âm thể bại vong.
- Bộ thốn thuộc Dương, Bộ xích thuộc Âm. Ấn tay vào ba bộ thấy mạch không tới bộ Thốn là Dương khí tuyệt. Mạch không tới bộ Xích là Âm khí tuyệt.
- Thượng bộ mạch hữu lực, Hạ bộ mạch không có lực là trên thịnh dưới hư, phải dùng phép liễm giáng. Mạch thượng bộ vô lực, mạch hạ bộ hữu lực, là dưới Thực trên Hư, phải dùng phép Thăng đề.
- Nan Kinh: Mạch có Mạch Thái qúa, có mạch Bất cập, có mạch âm dương thưà vũ, Có mạch Phúc (từ trên đổ xuống, từ thốn tràn xuống xích) là Dương lấn Âm; Mạch Dật (từ dưới xích tràn lên qúa ngư tế), Âm lấn Dương, là có chứng quan cách, là Âm thừa.
Mạch đi qúa Trì, qúa Sác là tượng Hà du, Ốc lậu thuộc chứng chết. Mạch đi qúa Hoạt, qúa Phù là hình Trước trác, Dõng tuyền cũng là bệnh ngặt chẵng sai.
Bệnh nhân trước khi chết thường có các mạch:
- Mạch ốc lậu: Mạch rất chậm như nước mái nhà dột nhỏ xuống.
- Mạch Hà du: Lâu lâu mạch mới nhảy một cái, như con tôm búng.
- Mạch trước trác: Mạch nhảy nhanh 2, 3 cái rồi ngừng như chim sẽ mổ thóc
- Mạch Dũng Tuyền: Mạch cuồn cuộn tuôn ra mà không trở lại, tán loạn, tựa có tựa không, như nước tràn đầy ở khe suối, như dạng nồi canh trào.
Mạch đi dù Trì Sác hay Đại Tiểu, nhưng không thái qúa hay bất cập là còn vị khí.
- Mạch đi nhanh chậm, lớn nhỏ gì cũng được; nhưng nếu không qúa nhanh, quá chậm, quá lớn hay qúa nhỏ là Mạch Hòa hoãn, là còn vị khí. Còn vị khí thì sống.
- Hoàng Danh Sướng: “Mạch THỰC, có lực có thần thì trước sao sau vậy. Mạch HƯ không có vị khí thì lúc to lúc nhỏ không đều nhau”.
Mạch Thực thì có lực, vô lực ấy là Hư. Lại cần xem Còn thần hay mất thần.
- Tâm chủ Huyết, tàng thần, mạch là phủ chứa máu, dẫn máu. Tâm Thần kiện vượng thì mạch tượng có thần. Tâm Thần suy yếu thì mạch tượng không có thần. Mạch đi hoà hoãn là có vị khí, rất tốt vì tượng của vị khí là Chánh khí, tượng của bệnh khí là Tà khí. Nếu chính khí đến tất tà khí phải lui và ngược lại. Nếu muốn xét bệnh tăng giảm phải lấy mạch vi khí làm chủ mà phân biệt. Như ban đầu mạch đi Huỡn, nhưng sau đó mạch đi Cấp là bệnh đang tăng; nếu ban đầu mạch đi Cấp, sau lại đi Huỡn là bệnh đang giảm.
- Hoàng Danh Sướng nói: “Không kể chứng Âm hay Dương, bệnh lâu hay mới cảm, không kể Phù hay Trầm, Trì hay Sác. Hễ ấn tay hơi mạnh mà cảm thấy Vô Lực là không phải Thực chứng. Ấn tay xuống vừa phải, giữa Phù với Trầm, cảm thấy mạch Nhu Hòa vừa phải, không mạnh quá cũng không yếu quá, không dài quá cũng không ngắn quá, không to quá cũng không nhỏ quá đó là biểu hiện của mạch có Vị Khí. Có Vị Khí thì sống, không có Vị Khí thì chết”.
- Tuệ Tĩnh nói: “Nam bệnh lâu ngày mà mạch khí khẩu xung thịnh hơn mạch nhân nghinh là có Vị Khí. Nữ bệnh lâu ngày mà mạch Nhân Nghinh xung thịnh hơn mạch khí khẩu là có Vị Khí”.
- Nội Kinh: “Các mạch Phù không có căn (không có Vị Khí) đều chết… Mạch cốt yếu phải có thần, có căn, có lực, có thần như cây có rễ”.
- Mạch quyết nói: Bộ quan mạch tuy mất mà bộ xích mạch vũng vàng, gọi là mạch gốc vẫn còn, bệnh nặng cũng không lo.
- Lý Đông Viên nói rằng: “Mạch quý ở có thần có lực, tuy mạch đã đến lục Sác, Thất cực, Nhị bại nhưng nếu có thần có lực thì còn có thể sống được”.
Bệnh mạch đồng nhau, chứng nặng mà dể chữa. Bệnh mạch trái nhau, bệnh nhẹ cũng khó lành.
Hãy xem Nam Bắc, năm bất ứng, xét kỹ cho rành. Người béo gầy mạch Phù Trầm khác nhau phải phân cho rõ.
- Hoàng Danh Sướng: “Mạch trong con người, mạch bất ứng là mạch đi khác thường, không giống với các bộ mạch khác. Mạch Bất ứng là mạch Trầm Tế. Nó vận chuyển theo vận khí hàng năm. Bộ nào tay nào đáng bất ứng mà bất ứng, đó là mạch thuận thiên hòa, bệnh nhẹ. Trái lại mạch đáng bất ứng ở bộ này lại bất ứng ở bộ khác, đáng bất ứng ở tay này lại bất ứng ở tay kia là mạch phản thiên hòa, nguyên khí hư suy, bệnh nặng”.
- Lý Đông Viên: Người béo đầy, da thịt đẩy đà, thì khí thịnh ở ngoài, mạch nên Trầm Hồng. Người gầy nhỏ, khí lẫn ở trong, da thịt mỏng, mạch nên Phù Sác”.
Cách tính Ngũ Vận Lục khí và mạch Bất ứng: Xem “Vận khí bí điển” của Hải Thượng Lãn Ông.
Bát cương đã rành thì muôn bệnh đều rõ.
- Bệnh tuy nhiều, nhưng tóm lại chỉ có: Biểu lý, Hàn nhiệt, Hư thực, Tà Chính.
Nó ưng với: "Phù Trầm, Trì Sác, Hoạt Sắc, Đại Tiểu". Khi phân rõ các yếu điểm trên thì mọi bệnh đều rõ.
Chứng Dương tuyệt chết vào mùa xuân, mùa hạ. Chứng Âm vong chết vào mùa Thu, mùa Đông.
Dương tuyệt chết vào ban ngày. Âm vong chết vào ban đêm
.
- Mạch bộ thốn là Dương, bộ xích là Âm. Mạch tay trái là Dương, mạch tay phải là Âm. Người chết có khi Âm tuyệt trước, có khi Dương tuyệt trước. Bộ Dương tuyệt sẽ chết vào ban ngày và chết vào mùa Xuân, mùa Hạ; Bộ Âm tuyệt sẽ chết vào ban đêm và vào mùa Thu và mùa Đông. Vì con người luôn phải có chân âm, chân dương tàng phục để sinh hóa. Nay hiện chứng Dương tuyệt, tức mạch chân tạng không còn nữa, thì đến mùa Xuân, mùa Hạ sẽ không còn chân Dương để nẩy nở, tất phải chết. Chân Âm tuyệt thì đến mùa Thu, Đông cũng không có chân Âm để phát sinh, nên phải tiêu vong.
- Hoàng Nguyên Cát (1702-1779): Hễ người gầy còm mà tinh thần thanh sảng thì đa số mắc bệnh đột ngột mà chết, vì Âm khí tuyệt. Người hình dáng béo đầy, thần trí hồ đồ, thì đa số mắc bệnh hôn mê mà chết, vì Dương khí tuyệt.
Mạch tuy tức chí hòa bình mà cội gốc lung lay thì phải gãy. Mạch nhảy lao xao gấp rút nhưng căn rễ vẩn còn chẳng đáng lo.
- Mạch kinh nói: Bộ quan mạch tuy mất mà bộ xích mạnh vững vàng, gọi là mạch gốc vẫn còn, bệnh dầu nặng cũng không lo. (xem lại 11, 28, 29).
- Nội Kinh: “Hình thịnh, mạch tế, hơi ít như thở không đủ thì bệnh nguy và Da thịt teo hết, tuy rằng mạch vẫn còn điều hòa, cũng chết”.
Âm dương bác biệt, Sáu mạch ly quyết, hai ngày mạng vong. Xích bộ thăng giáng chẳng đều, là Âm lìa dương thoát, cũng thuộc chứng nguy.
- Câu “Lục mạch phân minh song trạng…Xích bộ thăng gíang bất đồng…” là lấy trong Nội Kinh Tố vấn, chương “Âm Dương tương ứng loại luận”. Ý nói : Mạch tam âm tam dương bác biệt, âm dương ly quyết thì 2 ngày là chết.
- Câu này trong “Quế Sơn Y Học yếu chỉ” của Đốc học Nguyễn Gia Cát, thế kỷ 18 ghi: “Lục mạch bất cổ, lưỡng nhật mạng vong” nghĩa là “Sáu bộ mạch không còn nữa thì hai ngày sẽ chết”.
- Thiên “Tam bộ cửu hậu” của Nội Kinh: Mạch đi không đều, lúc Đại lúc Tiểu, lúc nhanh lúc chậm là bệnh nguy.
Mạch Phù Đại qúa sác, chứng cô dương rất nguy. Mạch Trầm Tiểu qúa Trì, chứng độc âm khá sợ.
- Trưong Cảnh Nhạc: "Mạch Sác thông thường thuộc nhiệt, nhưng trường hợp bệnh do chứng Hư tổn, Khí Dương quá hư suy, Khí huyết hỗn loạn, chứng hư càng nhiều thì mạch Sác càng nhanh. Như thế không thể nói mọi mạch Sác đều thuộc nhiệt”. Như mạch Tật một hơi thở mạnh nhảy 7,8 lần là chứng Âm khuy Dương thoát.
Năm tương ứng mà mạch bất ứng, Tạng bị suy mà Dương khí hư lao. Mạch chạy lì rì bất minh chí chỉ. Bệnh huyết Hàn nên Dương khí tụ ngưng.
- Ô. Hoạt Bá Nhân: Người xem mạch phải biết 6 chữ : Thượng (trên), Hạ (dưới), Lai (tới), Khứ (lui), Chí (đến), Chỉ (ngừng). Thượng, lai, chí thuộc Dương. Hạ, khứ, chỉ thuộc Âm.
- Câu 2 ý nói mạch nhảy không rõ ràng. Không có sóng mạch. Không có khoảng ngừng rõ ràng, là bệnh Huyết Hàn.
Bí quyết dựa nơi lòng lãnh hội, mà phân định Chủ Khách đôi đường. Óc quán thông, lưu ý xét soi mấu chốt, Chính Tà moị chổ.
- Mạch là cái tượng của khí huyết, không thể dùng lời lẽ mà diễn giải hết ý được, giỏi hay dở là tùy theo sự lĩnh hội, óc quán thông, sự cảm nhận, phân biệt được Hư Thực, Tà Chính của bệnh.
- Chủ bệnh: Còn gọi là gốc bệnh, là nguyên nhân chính sinh ra bệnh. Trong “Y Hải Cầu Nguyên” của Hải Thượng: Các chứng Uất làm cho Khí Huyết không thông (do ngoại cảm, do nội thương thất tình, ăn uống không kiêng cử, làm việc không điều độ), nên dùng Bát Vị Tiêu Dao là hay hơn cả. Chữa Hư Nhiệt phải bổ Thổ để Tàng Dương, vì “Cam Ôn trừ đại nhiệt”; nên dùng Bổ Trung Ích khí, Quy Tỳ, Tứ Quân, Lý Trung, Kiến Trung hay Tư Âm Giáng Hỏa như Lục Vị hoàn. Chữa Am Hư - Dương Hư: Dương hậu thiên hư thì bổ tỳ vị (Bổ Nguyên Khí) dùng Sâm, Truật, Phụ mới cứu được chứng vong dương, nếu dùng Bát Vị thì không cứu nổi. Âm tiên thiên hư thì bổ thận thủy phải dùng Lục Vị hợp Sinh Mạch Ẩm mới cứu chứng vong âm; nếu dùng Tứ Vật không thể cứu được. Bệnh nặng phải tìm Thủy Hỏa mà trị. Chữa chứng Hỏa, chứng Đàm phải giáng khí. Chữa chứng thấp phải lợi tiểu tiện. Chữa chứng tích phải dùng Ôn bổ…
- Khách bệnh: Là bệnh đến sau trong quá trình bệnh biến, không phải là gốc bệnh.
- Chánh khí: Là sức đề kháng của cơ thể. Chánh khí suy thì sanh bệnh.
- Nội Kinh nói: “Tà khí thắng Chính khí là Chứng thực, Chính khí bị Tà khí chiếm đoạt là chứng Hư. Một bên phải đuổi tà mới bổ chính. Một bên phải bổ chính cho mạnh để Tà khí phải lui”.
Sáu bộ đều đi chí Sác, có một ngưng, vẫn thiệt chân hàn. Ba quan mạch tuy thấy rất Trì, có nhịp động, biết Nhiệt Tà rực rỡ.
- Mạch đi nhanh, nhưng đè xuống thì có ngưng một cái là thuộc hàn; vì cực nhiệt phản hàn. Mạch đi tuy rất chậm, nhưng khi nhấn xuống thấy mạch nhảy mạnh, là thực nhiệt; Vì nhiệt thâm quyết diệc thâm.
- Trầm Sác có lực là lý nhiệt; Tế Sác vô lực là đại hàn, cho dùng Phụ Tử Lý trung thang hay Lục quân thang gia Càn cương.
Danh tuy gọi tám nguồn, thực cũng quy về một ngã. Lẽ Thực Hư thông hiểu đã tinh vi, cơ sanh tử quyết đoán không nghi sợ.
- Tuy gọi 8 yếu lĩnh, nhưng rút lại chỉ còn 2 chữ HƯ THỰC là cốt yếu. Không nắm được vấn đề này thì việc bắt mạch chỉ là "để tay nói dựa, đón chừng". HƯ THỰC là mấu chốt của việc sống chết, tử sinh.
Đây là bộ mạch cao cấp nhưng lại rất giản dị, sâu sắc, dể áp dụng. Trình độ nào cũng có thể áp dụng được, nếu chịu khó nghiên cứu học tập. Mấu chốt vẫn là nắm cho được HƯ THỰC, cũng là mấu chốt của nghề Y.
Có thể nói Lư San là bộ mạch của Tiên Thánh để lại cho chúng ta, ai có cơ duyên thì lĩnh hội được.
Mặc dù, Chúng tôi hết sức cố gắng, cũng mong góp phần vào việc thừa kế, giữ gìn vốn qúy YHCT. Nhưng do trình độ có hạn, nên còn nhiều sai sót. Kính mong quý vị đồng nghiệp chỉ giáo cho.
Phan Thiết, Đầu xuân Canh Thìn (2000).
Lương y Trần Sỹ.
8 Lê Hồng Phong, Tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
ĐT:0988170818 - 0623823505.
Email: Sy, nguyenhungbt.tran@gmail.com
Đăng Tạp Chí Đông y số 363/2004.
❧ ❀ ❧
Nguồn:
Nhà thuốc Đông Y Nguyên Hùng
Xem:
_ Người sưu tầm nguyên bản bằng chữ Hán: Nguyễn Trung Hòa
Người dịch : LY. Nguyễn Văn Bách _
Hán Việt:
卢 山 脉 赋
LƯ SƠN MẠCH PHÚ
总 万 病 八 要 脉 玄 基 赋
(tổng vạn bệnh bát yếu mạch huyền cơ phú.)
(tất cả bệnh tật luận qua bài phú bát yếu tổng mạch)
常 闻 病 基 恽 奥 脉 理 妙 玄 虽 万 像 分 云
Thường văn bệnh cơ uẩn áo mạch lý diệu huyền tuy vạn tượng phân vân.
Từng nghe : Mạch lý nhiệm mầu Bệnh cơ kỳ thú dù muôn hình biểu hiện rối ren,
须 八 要 以 庸 会
Tu bát yếu dĩ dung hội.
Đem bát yếu tóm thâu đầy đủ.
浮 沉 以 辨 其 表 里, 有 力 为 实 无 力 为 虚
Phù trầm dĩ biện kỳ biểu lý, hữu lực vi thực vô lực vi hư,
Xem mạch Phù trầm để phân biệt bệnh bên trong hay bên ngoài; có lực là thực, không lực là hư;
迟 数 以 定 其 热 寒, 阳 则 大 兮 而 阴 则 小
Trì sác dĩ định kỳ nhiệt hàn , dương tắc đại hề nhi âm tắc tiểu.
Đếm nhịp đi chậm nhanh để biết lạnh nóng; dương chứng thì mạch to, âm chứng thì mạch nhỏ.
.
濇 来 乩 滞 精 伤 血 少 之 源
Sắc lai kê trệ tinh thương huyết thiểu chi nguyên,
Mạch sắc dạng đi ngưng trệ, hẳn là cái gốc tinh thương huyết kém .
滑 至 流 通 气 动 痰 涎 之 本
Hoạt chí lưu thông khí động đàm diên chi bổn,
Mạch hoạt nhịp chạy trơn tru, thì chủ yếu khí động sinh đàm .
浮 大 滑 数 阳 脉 须 抑 阳 以 扶 阴
Phù đại hoạt sác dương mạch, tu ức dương dĩ phù âm,
Loại mạch dương như : phù ,đại ,hoạt ,sác, phải nén dương để bảo trợ cho âm;
沉 小 迟 濇 阴 经 可 制 寒 而 益 火
Trầm tiểu trì sắc âm kinh, khả chế hàn nhi ích hỏa.
Loại mạch âm như : tiểu, trầm ,trì,,sắc, nên chế hàn để bổ ích cho hỏa.
三 部 见 浮 大 而 数 重 阳 病 则 望 狂
Tam bộ kiến phù đại, nhi sác trùng dương bệnh tắc vọng cuồng.
Mạch ba bộ đều thấy phù đại mà kiêm sác: là mạch trùng dương sinh ra chứng loạn cuồng;
六 脉 来 沉 小 而 迟 重 阴 症 当 决 逆
Lục mạch lai trầm tiểu nhi trì trùng âm chứng đương quyết nghịch
Mạch sáu bộ thấy đều trầm tiểu lại kiêm trì : chứng trùng âm làm chân tay lạnh giá.
阳 部 见 阴 脉 至 阴 承 阳 位 须 知
Dương bộ kiến âm mạch chí âm thừa dương vị tu tri.
Ngôi dương thấy âm mạch biểu lộ, đó là âm lấn tới dương phải biết;
阴 部 见 阳 脉 来 阳 夺 阴 经 可 识
Âm bộ kiến dương mạch lai dương đoạt âm kinh khả thức.
Ngôi âm mà dương mạch hiện hình, chính là dương tràn vào chỗ âm phải tường.
沉 小 伤 湿 数 是 热 而 迟 是 寒
Trầm tiểu thương thấp, sác thị nhiệt nhi trì thị hàn,
Mạch trầm tiểu : tổn thương vì thấp; sác chủ chứng nhiệt, trì chủ chứng hàn
浮 大 感 风 滑 乃 痰 而 啬 乃 血
phù đại cảm phong, hoạt nải đàm ,nhi sắc nãi huyết.
Mạch phù đại : chủ cảm mạo vì phong ; hoạt : chủ đàm, sắc : chủ huyết
右 手 气 口 脉 大 内 伤 真 是 根 源
Hữu thủ khí khẩu mạch đại, nội thương chân thị căn nguyên.
Bên tay phải nơi khí khẩu mạch đi to : là căn nguyên của chứng nội thương .
左 手 人 迎 脉 强 外 感 本 其 身 戚
Tả thủ nhân nghênh mạch cường ngoại cảm bổn kỳ thân thích.
Bên tay trái tại nhân nghênh mạch đi mạnh mẻ : là do bị chứng ngoại cảm
虚 则 补 而 实 则 泻 寒 可 温 而 热 可 凉
Hư tắc bổ nhi thực tắc tả, hàn khả ôn nhi nhiệt khả lương.
Hư thì phải bổ.Thực thì phải tả, Hàn thì phải ôn, nhiệt phải dùng lương ;
欲 知 病 体 死 生 当 看 脉 形 虚 实
Dục tri bệnh thể tử sinh, đương khán mạch hình hư thực.
Muốn biết rõ sống chết ra sao, Phải biết mạch thực, mạch hư cho rỏ ;
热 病 见 沉 小 则 死 发 狂 疮 毒 亦 非 宜
Nhiệt bệnh kiến trầm tiểu tắc tử, phát cuồng sang độc diệc phi nghi.
Nếu bệnh nhiệt mà mạch trì kiêm tiểu, thì khó bảo toàn tính mạng
cả chứng phát cuồng, ung độc cũng đáng lo ngại.
寒 证 来 迟 濇 则 生 泻 痢 漏 崩 無 不 愈
Hàn chứng lai trì sắc tắc sinh ,tả lỵ lậu băng vô bất dủ.
Các chứng hàn mà mạch trì kiêm sắc : bệnh chẳng hề lo; các chứng bị tả, lỵ ,lậu, băng đều không sao.
久 病 浮 大 最 忌, 新 病 沉 小 难 良
Cửu bệnh phù đại tối kỵ, tân bệnh trầm tiểu nan lương
Bệnh đã lâu, thấy mạch phù đại đáng ngại ; Bệnh mới mắc, thấy mạch tiểu trầm nên sợ.
未 产 之 前 宜 滑 大 不 宜 啬 小
Vị sản chi tiền nghi hoạt đại, bất nghi sắc tiểu,
Trước khi sinh mạch hoạt đại thì tốt; còn đi sắc tiểu không thuận.
已 产 之 后 合 沉 小 最 忌 大 浮
Dĩ sản chi hậu hiệp trầm tiểu tối kỵ đại phù.
Sau khi sinh mạch thuận là tiểu trầm ; nếu thấy phù dại là mạch kỵ
壮年 滑 大 为 良, 若 啬 小 命 终 不 久
Tráng niên hoạt đại vi lương nhược sắc tiểu mạng chung bất cửu.
Người trai tráng mạch hoạt đại thì tốt nếu sắc tiểu mạng sống chẳng lâu dài,
老 弱 沉 小 为 吉, 若 浮 大 数 理 难 长
Lão nhược Trầm tiều vi kiết nhược phù đại số lý nan trường.
Khi tuổi già mạch thuận là tiểu trầm, nếu phù đại tuổi thọ khó dài.
春 夏 阳 强 浮 洪 吉 沉 小 非 吉
Xuân hạ dương cường phù hồng kiết trầm tiểu phi kiết,
Tiết xuân hạ khí dương đương thịnh, mạch nên hồng đại, nếu đi tiểu trầm thì không tốt
秋 冬阴 盛 沉 小 昌 滑 大 不 昌
Thu đông âm thịnh trầm tiểu xương hoạt đại bất xương.
Mùa thu đông khí âm đang sinh, mạch phải tiểu trầm thấy hoạt đại là mạch không thuận
脉与 时 顺 者 生 脉 与 时 逆 者 死
Mạch dữ thời thuận giả sinh. mạch dữ thời nghịch giả tử.
Mạch với thời thuận nhau thì sống , mạch với thời nghịch nhau thì chết
三关 虽 绝 不 见 脉 郁 痰 暴 病易 救 生
Tam quan tuy tuyệt bất kiến mạch, uất đàm bạo bệnh dị cứu sinh,
mạch ba bộ tuy không thấy đập nữa, Nếu là chứng ngất bởi do đàm uất,có thể cứu sống được
六 脉 具 调 形 肉 脱 死 无 愁 绝 必 不 生
Lục mạch câu điều hình nhục thoát, tử vô sầu tuyệt tất bất sinh.
Mạch sáu bộ dù có điều hoà, Người gầy da thịt róc khô, cũng khó lòng cứu chữa
脉 大 则 邪 盛 病 进 积 聚 宜 虚 损 不 宜
Mạch đại tắc tà thịnh bệnh tấn, tích tụ nghi hư tổn bất nghi,
Mạch to là tà khí thịnh bệnh đang tiến triển: nhưng chứng tích tụ chẳng ngại, hư lao thì lo ngại.
脉 小 则 气 弱 阳 衰虚 损 利 积 聚 不 利
Mạch tiểu tắc khí nhược dương suy, hư tổn lợi tích tụ bất lợi.
Mạch đập nhỏ là dương khí suy kém ; chứng hư tổn mạch đó thì lành, chứng tích tụ thì dữ.
脉 病 相 顺 相生则 吉
Mạch bệnh tương thuận tương sinh tắc kiết,
Bệnh với mạch thuận chiều, là điềm tốt
脉 病 相 反 相 克 则 凶
Mạch bệnh tương phản tương khắc tắc hung.
Bệnh với mạch trái nhau,đó là điềm xấu.
浮 数甚 外 有 内 无 阳 独 阴 亡恶 候
Phù sác thậm ngoại hữu nội vô dương độc âm vong ác hậu,
Ngoài mạch phù sác mà trong rỗng tuếch : là chứng âm lìa dương thoát phải cẩn thận
沉 迟 极 尺 存 寸 绝, 阴 孤 阳 脱 死 形
Trầm trì cực, xích tồn thốn tuyệt, âm cô dương thoát tử hình.
Mạch trầm trì, bộ xích còn mà thốn tuyệt là chứng âm còn dương thoát phải đề phòng ,
春 木 肝 强 宜 长 滑 不 宜 短 啬
Xuân mộc can cường nghi trường hoạt bất nghi đoãn sắc,
Tiết xuân, mộc khí can đương thịnh, mạch hồng hoạt thì tốt, mạch đoản sắc không hay.
秋 金 肺 盛 合 小 毛 不 合 大 洪
Thu kim phế thịnh, hợp tiểu mao bất hợp đại hồng,
Mùa thu kim, khí phế hợp thời, mạch nhỏ nhẹ thì hay , mạch đại hồng chẳng khá.
夏 火 应 心 浮 洪 吉 沉 小 非吉
Hạ hỏa ứng tâm, phù hồng kiết trầm tiểu phi kiết,
Mùa hạ thuộc hỏa ứng vào tâm, mạch không thuận nhỏ chìm mà thích hợp đại phù.
冬 水 属 肾 沉 小 昌 缓 大不 昌
Đông thủy thuộc Thận, trầm tiểu xương hoãn đại bất xương,
Đông thuộc hành thuỷ hợp với thận,thuận với mạch trầm tiểu, không thuận mạch hoãn đại
四 季 宜 缓 大 而 怕 滑 长
Tứ quí nghi hoãn đại nhi phách hoạt trường,
Mạch hoãn đại hợp vào mùa tứ quý, chỉ lo sợ mạch hoạt trường là mạch trái mùa;
五 行 喜 生 旺 而 忧 克 害
Ngũ hành hỉ sinh vượng nhi ưu khắc hại.
Mạch tương sinh ứng với ngũ hành thị tốt , chỉ lo thừa khắc là điều chẳng tốt
乍 长乍 短 真 为 邪 庇 脉 形
Sạ trường sạ đoãn chân vi tà tý mạch hình.
Mạch lúc ngắn lúc dài là dạng mạch tà quái
惚 数 惚 迟 总 是 鬼 媚 之 脉
Hốt sác hốt trì tổng thị quỷ mị chi mạch.
Mạch khi nhanh khi chậm là mạch qủy mị;
上 不 至 寸 为 阳 绝 下 不 至尺 为 阴 亡
Thượng bất chí thốn vi dương tuyệt, hạ bất chí xích vi âm vong,
Mạch đi trên không tới bộ thốn là khí dương đã thoát, dưới không đến bộ xích là phần âm đã mất.
屋 漏 虾 游 死 脉若 过 迟 过 数 之 宗
Ốc lậu, hà du, tử mạch, nhược quá trì quá sác chi tông.
Mạch hà du, ốc lậu, hay mạch đi quá trì quá sác : đều thuộc chứng nguy.
雀 啄 涌 泉 恶 厚 本甚滑 甚浮之类
Tước trác, dũng tuyền, ác hậu, bổn thậm hoạt thậm phù chi loại
Mạch tước trác, dũng tuyền hoặc mạch đi quá hoạt quá phù : cũng thuộc loại bệnh khó.
无 太 过 无 不 及 不 迟 不数 是 存 胃 气 之名
Vô thái quá, vô bất cập, bất trì, bất sác, thị tồn vị khí chi danh,
Mạch đi không thái quá không bất cập. không nhanh không chậm thì gọi là vị khí còn tốt
没 同 等 没 缓 和 莫 浮 莫 沉 真 得 平 人 之 脉
Một đồng đẳng một hoãn hòa mạc phù mạc trầm, chân đắc bình nhân chi mạch.
Mach tượng đi chậm rải lại đều đều, không nổi, không chìm là mạch người không bệnh.
须 辨 有 力 无 力,但 看 存 神 失 神
Tu biện hữu lực vô lực, đản khán tồn thần thất thần,
Phải xem có lực hay không ? Nên xét còn thần hay mất .
脉 病 相 同 证 虽 危 而 易 治
Mạch bệnh tương đồng chứng tuy nguy nhi dị trị,
Mạch và bệnh hợp tình, bệnh dù nguy nhưng chữa dễ dàng.
脉 病 相 反 证 虽 易 而 难 医
Mạch bệnh tương phản chứng tuy dị nhi nan y,
Bệnh với mạch không thuận nhau, chứng chẳng thấy gì nhưng khó bề chữa khỏi.
南 北 不 应 之 年 存 乎 可 察
Nam bắc bất ứng chi niên tồn hồ khả sát
Xem theo vận khí Nam chánh hay Bắc chánh năm nào không ứng, nên xét cho tường.
肥 瘦 浮 沉 之脉 参 以 同 看
Khả liệu phì sấu, phù trầm chi mạch tham dĩ đồng khán
Người béo hay gầy mạch hợp phù hay trầm, phải cùng xem cho rỏ ràng.
八 要 明 焉 万 病 障 矣
Bát yếu minh yên vạn bệnh chướng hỉ
Bát yếu được rành rẻ ,Muôn bệnh sẽ rỏ ràng.
阳 绝 死 於 春 夏, 阴 绝 没 在 秋 冬
Dương tuyệt tử ư xuân hạ, âm tuyệt một tại thu đông.
Chứng dương tuyệt chết ở mùa xuân hạ. Chứng âm tuyệt chết vào thời thu đông,
阳 绝 昼 死 阴 绝 夜 亡
Dương tuyệt trú tử, âm tuyệt dạ vong.
Dương tuyệt thì ban ngày dể chết, Âm tuyệt thì ban đêm dể chết.
脉 虽 息 至 调 和 不 立 根 原 真 乃 折
mạch tuy tức chí điều hòa bất lập căn nguyên chân nãi chiết
Mạch tuy đi theo nhịp thở điều hòa nhưng không có gốc thì cũng phải gảy .
诊 见 去 来 促 急 坚 强 本 柱 亦无 忧
chẩn kiến khứ lai xúc cấp kiên cường bổn trụ diệc vô ưu
Mạch đi lao xao gấp rút nhưng có gốc vững vàng thì khỏi phải lo âu.
六 脉 分 明 双 状 两日 还 亡
lục mạch phân minh song trạng lưỡng nhật hoàn vong
Sáu mạch hai trạng thái âm dương cách biệt rỏ ràng, hai ngày là vong mạng.
尺 部 升 降 不 同 阴 阳 相 脱
xích bộ thăng giáng bất đồng âm dương tương thoát
Bộ xích mạch lên xuống chẳng đều, âm dương lìa thoát là chứng chết
浮 大 过 数 独 阳 之 班
phù đại quá sác độc dương chi ban
Đã phù dại lại còn quá sác là chứng độc dương phải đề phòng;
沉 小 过 迟 孤 阴 变
trầm tiểu quá trì cô âm chi biến
Đã tiểu trầm mà lại quá trì là chứng cô âm liệu mà lo giữ.
应 而不 应 是 委 真 原
ứng nhi bất ứng thị ủy chân nguyên
Năm đáp ứng, mạch không tương ứng : đều là chứng nguyên khí hư tổn
止 下 缠 绵 逼 寒 气 滞
chỉ hạ triền miên bức hàn khí trệ
Dưới ngón tay nhịp chẳng rành, mạch chạy lăng nhăn là huyết bị hàn nên dương khí ngưng tụ,
要 法 由 来 从 本 主 客 通 知
yếu pháp du lai tùng bổn chủ khách thông tri
Phương pháp xem mạch do lòng mình lĩnh hội. mà phân định chủ khí khách khí
妙 然 得 此 基 关 正 邪 判 矣
diệu nhiên đắc thử cơ quan chánh tà phán hỉ
Phải biết soi xét phân tích tổng hợp tìm mấu chốt để phân định chánh khí tà khí.
六 部 按 至 数 止 凝 乃 是 真 寒
lục bộ án chí sác chỉ ngưng nãi thị chân hàn
Sáu bộ mạch thảy đều đi rất sác( nhiệt chứng ), nhưng có nhịp ngừng thì lại là chứng hàn trệ
三 关 若 诊 虽 迟 一 作 动 中 真 逼 热
tam quan nhược chẩn tuy trì nhất tác động trung chân bức nhiệt
Ba bộ tuy thấy mạch trì (hàn chứng )nhưng có một nhịp động thì lại là chứng bên trong quá nhiệt.
圣 贤 八 要 总 在 一 端
thánh hiền bát yếu tổng tại nhất đoan
Thánh hiền đã gom tất cả mạch vào bát yếu chung một mối
虚 实 通 之 死 生 观 矣
hư thực thông chi tử sinh chi quán hỉ.
Chuyện hư thực, sinh tử, luận giải quyết đoán không nghi ngờ chi nữa.
Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Đình Chiểu:
Lư sơn mạch phú
Bệnh cơ bát yếu tổng mạch
Từng nghe :
Mạch lý nhiệm màu
Bệnh cơ kỳ thú
Dù muôn hình biểu hiện rối ren,
Đem bát yếu tóm thâu đầy đủ.
Xem mạch tượng Phù trầm để phân biệt biểu lý; có lực là thực, không lực là hư;
Đếm nhịp đi trì sác để biết nhiệt hàn; dương chứng thì to, âm chứng thì nhỏ.
Mạch sắc dáng đi ngưng trệ, hẳn tinh thương huyết kém chi đây
Mạch hoạt nhịp chạy trơn tru, chắc khí động đàm sinh chính đó.
Loại mạch dương : phù đại hoạt sác, phải nén dương để bảo trợ cho âm;
Loại mạch âm : sác tiểu trầm trì, nên chế hàn để bổ ích cho hỏa.
Mạch ba bộ thấy đều phù đại mà kiêm sác : chứng trùng dương chí loạn cuồng;
Mạch sáu bộ thấy đều trầm tiể lại kiêm trì : chứng trùng âm chân tay lạnh giá.
Ngôi dương thấy âm mạch biểu lộ, đó là âm lấn tới dương cơ;
Ngôi âm mà dương mạch hiện hình, chính là dương tràn vào âm sở.
Mạch trầm tiểu : tổn thương vì thấp; trì : hàn, sác : nhiệt, phải phân chia.
Mạch phù đại : cảm mạo vì phong ; sắc : huyết, hoạt :đàm, nên hiểu rõ.
Nơi Khí khẩu mạch phô trường đại : nội thương khí huyết hư hao.
Chôn Nhân nghênh mạch mạnh khác thường : ngoài là bì phu cảm thụ.
Hàn thì ôn, nhiệt phải dùng lương ;
Thực thì tả, hư thì phải bổ.
Muốn tường mệnh sống thác ra sao,
Phải biết mạch thực hư cho tỏ ;
Phàm bệnh nhiệt mà mạch trì kiêm tiểu : mệnh khôn thoát khỏi ; đến chứng phát cuồng, ung độc cũng đáng hãi hùng.
Các chứng hàn mà mạch trầm kiêm sắc : bệnh chẳng hề lo; dù tả lỵ lậu băng thảy đều thanh thả.
Bệnh đã lâu, phù đại đáng ngờ ;
Bệnh mới mắc, liểu trầm nên sợ.
Trước khi đẻ mạch nên hoạt đại ; nhược bằng sắc tiểu chẳng hay.
Sau khi sinh mạch cốt tiểu trầm ; nếu thấy hồng dại là dở.
Người trai tráng phải cần hoạt đại, nếu sắc liểu mệnh chẳng lâu dài,
Cụ già nua đáng lẽ tiểu trầm, nếu phù đại thọ gần hết số.
Tiết xuân hạ khí dương đương thịnh, mạch nên hồng đại, mà liểu trầm chính thực suy đồi,
Mùa thu đông khí âm dương sinh, mạch phải liểu trầm thấy hoạt dại mắc vào bệnh khổ
Chứng sống thì thời với mạch thuận xuôi,
Chứng chết thì mạch với thời trái trở.
Chứng ngất bởi do đàm uất, mạch ba bộ tuy rằng ngừng tuyệt, có thể hồi sinh,
Người gầy da thịt róc khô, mạch sáu bộ dẫu có điều hoà, không hòng cứu gỡ.
Mạch hiện lo là tà thịnh bệnh tiến : cghứng tích tụ mạch này chẳng ngại, chứng hư lao thì mạch ấy chẳng lành.
Mạch đập nhỏ là khí yếu dương suy ; chứng hư tổn mạch đó thì lành, chứng tích tụ mạch này thì dữ.
Sắc với mạch thuận chiều, chính thực điềm vui,
Sắc với mạch trái đường,đó là chuyện gở.
Ngoài phù sác mà trong rỗng tuếch : âm lìa dương thoát dè chừng.
Thốn trầm trì mà xích tuyệt không : âm thoát dương cò biểu lộ,
Tiết xuân mộc khí can dương thịnh, hồng hoạt thì tốt, đỏa sắc không hay.
Buổi thu kim khí phế hợp thời, nhỏ nhẹ thì ưa, đại hồng chẳng khá.
Hạ : thuộc hỏa ứng vào tâm mạch, ghét nhỏ chìm mà thích đại phù.
Đông : hành thuỷ hợp với thận kinh, ghét hoạt đại mà ưa chìm nhỏ.
Mạch hoãn đại hợp vào tứ quý, hoạt trường là mạch trái mùa;
Mạch vượng sinh ứng với ngũ hành, thừa khắc là điều chẳng thú.
Khi trì khi sác là mạch quỷ yêu;
Lúc đoản lúc trường chính dòng ma cơ.
Cơ nguy dương thoát ; mạch thốn chẳng còn ;
Điềm dữ âm vong : mạch xích không có.
Quá trì hay quá sác : mạch hà du, ốc lậu đều thuộc chứng nguy
Quá hoạt hoặc quá nhanh : mạch tước trác, dũng tuyền cũng loài bệnhkhó.
Mạch tượng dù trì sác hay đại tiểu, nhưng không thái quá hay bất cập là vị khí hãy còn ;
Mặch tượng mà êm ái lại điều hòa, nếu không quá phù hay quá trầm là mạch bình chóng đỡ.
Phải xem có lực hay không ?
Nên xét còn thần chăng chớ !
Mạch và bệnh hợp tình, bệnh dù nguy nhưng chữa dễ dàng
Chứng với mạch trái chiều, chứng dầu dễ khó bề xoayxở.
Hướng Nam Bắc năm n2o không ứng, nên xét cho tường;
Người béo gầy mạch hợp phù trầm, phải phân cho tỏ.
Bát yếu đã rành,
Muôn bệnh đều rõ.
Chứng âm tuyệt chết ở buổi thu đông,
Chứng dương tuyệt chết ở mùa xuân hạ.
Dương tuyệt thì ban ngày tiêu vong,
Âm tuyệt thì ban đêm tàn tạ.
Thăng giáng chẳng đều, âm dương lìa thoát : chỉ trong một tháng qua đời,
Đập ngừng có mức, nhịp độ rõ ràng : sẽ hưởng trăm năm tuổi thọ.
Đã phù dại lại còn quá sác : loại độc dương rất phải đề phòng;
Đã tiểu trầm mà lại quá trí : chứng có âm liệu mà lo giữ.
Năm đáng ứng, mạch không tương ứng : tạng bị suy mà dương khí hư hao.
Nhịp chẳng rành, mạch chạy lì rì : huyết bị hàn nên dương khí ngưng tụ,
Phép mấu chốt do lòng lĩnh hội, hợp thâu chủ khách đôi đường,
Òc quán thông lưu ý xét suy, rành mạch chính tà mọi chỗ.
Sáu bộ mạch thảy đều rất sác, có nhịp ngừng là hàn khí triền miên.
Ba bộ mạch tuy thấy rất trì, có nhịp động là nhiệt là rực rỡ
Danh tuy chia gọi tám đường,
thực cũng quy về một ngả.
Lẽ thực hư thông hiểu đã tinh vi,
Cơ sinh tử quyết đoán không nghị ngờ.
Nguồn:
Diễn Đàn Y Học Cổ Truyền
0 nhận xét:
Post a Comment
Newer Post
Older Post
Home
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog
Danh họa
Tô Ngọc Vân
Nhà văn
Nguyễn Công Hoan
Tinh thần
Tô Hiệu
Thời sự
Vài nét lịch sử Xuân Cầu
1.
Kỷ niệm 100 năm Năm sinh nhà cách mạng, liệt sĩ Tô Hiệu (1912-2012)
2.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà cách mạng Lê Văn Lương (28/3/1912 - 28/3/2012)
Bài mới
Lệ làng
-
Bản Hán Nôm, (1775).
Làng Việt cổ: Làng khoa bảng
Mối quan hệ làng, họ và gia đình truyền thống
- Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc
Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu ...
-
Loạt bài về lịch sử Xuân Cầu của Trần Xuân Đạt.
Trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cho Mẹ Ngô Thị Lý
-
01/08/2015.
Tô Quyền
“Tô Ngọc Vân – tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam, 1906 – 1954”
- 2013
Di tích Giếng nước cổ Tam Kỳ
-
Nguyễn Hoàng Uyên, 01/04/2013.
Một làng quê có năm đại biểu dự Ðại hội lần thứ II của Ðảng
-
Tạ Quang Dũng, 03/02/2013.
Đạo diễn - Nhà quay phim - Nghệ sĩ Nhân dân Tô Cương
Nhớ những ngày sục sôi khí thế cách mạng
-
Kim Thanh, 31/08/2012.
Trương Uyên: Một nhà báo tận tâm với nghề
-
Thọ Cao, 21/06/2012.
Khánh thành chùa Xuân Cầu
-
Cẩm Vân, 20/3/2012.
Tô Hiệu – Nhà cách mạng tiêu biểu, người cộng sản kiên trung
-
Hữu Tính, 28/02/2012, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.
Cây đào của Người Tù Áo Sạch
- Nguyễn Anh Tuấn, 29/02/2012.
Cố Phó Chánh án TANDTC Lê Giản: Cả cuộc đời tận tâm với sự nghiệp cách mạng
- Trần Minh Giang, 03/02/2012.
Tô Ngọc Vân - Bậc thầy nghệ thuật tranh sơn dầu
- Ngô Trọng Bình (TTXVN/Vietnam+), 28/01/2012.
Bánh Xuân Cầu bánh của mùa xuân
- Võ Thúc Loan, 22/01/2012.
Chuyên mục
các dòng họ
(1)
Đặc sản
(13)
đại khoa
(23)
Danh nhân văn hóa
(10)
khoa bảng
(1)
Lê Văn Lương
(61)
Nguyễn Công Hoan
(2)
Tô Hiệu
(54)
Tô Ngọc Vân
(12)
Truyền thống cách mạng
(155)
văn thơ
(44)
Video
(30)
Xuân Cầu
(73)
Lưu trữ
►
2024
(5)
►
August
(3)
►
May
(2)
►
2022
(14)
►
November
(2)
►
August
(2)
►
July
(1)
►
March
(6)
►
February
(2)
►
January
(1)
►
2021
(7)
►
December
(3)
►
May
(2)
►
March
(2)
►
2020
(7)
►
June
(1)
►
May
(4)
►
March
(1)
►
January
(1)
►
2019
(16)
►
November
(1)
►
October
(2)
►
July
(1)
►
April
(2)
►
March
(7)
►
January
(3)
►
2018
(16)
►
October
(1)
►
September
(11)
►
August
(1)
►
February
(1)
►
January
(2)
►
2017
(13)
►
December
(3)
►
November
(6)
►
April
(2)
►
March
(1)
►
February
(1)
►
2016
(8)
►
June
(2)
►
March
(1)
►
February
(3)
►
January
(2)
►
2015
(4)
►
December
(2)
►
October
(1)
►
September
(1)
►
2014
(4)
►
March
(4)
►
2013
(19)
►
November
(1)
►
October
(1)
►
May
(2)
►
April
(2)
►
March
(12)
►
February
(1)
►
2012
(82)
►
April
(3)
►
March
(72)
►
February
(7)
▼
2011
(93)
►
October
(5)
►
September
(25)
►
August
(29)
▼
July
(19)
Nguyễn Đạo Quán (1867-?)
Tô Huân (1827-1896)
Tô Trân (1791-?)
Nguyễn Gia Cát (1762-?)
Các tác phẩm của Nguyễn Gia Cát
Đùa với ông Nghè
Trang thơ Nguyễn Gia Cát
Bộ Sách quý: QUẾ SƠN Y HỌC YẾU CHỈ
Lư San Mạch Quốc Âm Diễn Ca & chú giải
Tìm hiểu bộ mạch qúy : LƯ SAN MẠCH PHÚ & chú giải
Vụ án khai man thần sắc
"Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập" đã được ...
Quản Đình Du (1703-?)
Quản Dĩnh (1685-?)
Nguyễn Quốc Dực (1693-?)
Quản Danh Dương (1666-1730)
Nguyễn Hành (1656-?)
Nguyễn Tính (1611-?)
Nguyễn Hằng (1548 –1625)
►
June
(4)
►
May
(11)
►
2010
(11)
►
July
(11)
Bài xem nhiều
Tô Quyền
Đại tá Tô Quyền, Nguyên Phó Ban An ninh tỉnh Tây Ninh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam, Bộ Công an (nay là Tổng cục Cảnh sát Thi...
Lê Giản (Tô Gĩ) (1911-2003)
Lê Giản (Tô Gĩ hay Dĩ) (1911-2003) là một lão thành cách mạng cộng sản Việt Nam. Lê Giản (Tô Gĩ hay Dĩ) sinh năm 1911, trong một gia đ...
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) - Tác phẩm
Tác phẩm (sưu tầm trên mạng) T rường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời năm 1925, Tô Ngọc Vân là sinh viên khóa 2 (1926 - 1931). Ngay từ ...
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954)
Theo Wikipedia Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả bức " Thiếu nữ bên hoa huệ ". Ông còn có n...
Tô Lan Phương
Tô Lan Phương là Nghệ sĩ Nhân dân. Tô Lan Phương sinh ngày 26 tháng 8 năm 1948, trong một gia đình có truyền thống cách mạng và yêu ngh...
Lư San Mạch Quốc Âm Diễn Ca & chú giải
_ Lương Y Trần Sỹ _ T rong bộ “ Quế Sơn Y Học Yếu Chỉ ” của Đốc học Hoa xuyên Hầu NGUYỄN GIA CÁT (học trò của Võ Trường Toản, bạn của Lê Qu...
Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977)
Nguyễn Công Hoan , tự Trọng Lạc Theo Wikipedia Nguyễn Công Hoan là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm ...
Câu đối viết tặng Tô Chấn - Tô Hiệu
Câu đối viết tặng Tô Chấn - Tô Hiệu Nhân kỷ niệm 70 năm ngày hy sinh của liệt sĩ Tô Chấn, Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã làm đôi c...
Cây đào TÔ HIỆU do ai trồng ?
_ Nguyên Khôi _ Ở khu di tích bảo tàng “nhà tù Sơn La” trên đồi Khau Cả, áp sát dinh Công Sứ (thời Pháp thuộc), sau là trụ sở UBND Khu ...
Lê Văn Lương (1912-1995)
Theo Wikipedia Lê Văn Lương (1912-1995) là một chính trị gia Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng Cộng sản Việt ...
Lịch
Chat
Cười
Xem
Số lượt xem trang
Video
Link
Trang WEB: Trường Tiểu học Tô Hiệu
FB Tiểu học Tô Hiệu
FB Đoàn Thanh Niên Tam Kỳ - Làng Xuân Cầu
FB Quê hương Xuân Cầu
FB Làng Xuân Cầu
FB Chùa Làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên
FB Bánh Mỡ / Bánh Xuân Cầu
Followers
0 nhận xét:
Post a Comment