Nguyễn Gia Cát (1762-?)

Monday, July 25, 2011

Theo "Phả kí họ Nguyễn làng Xuân Cầu".

Cụ Nguyễn Gia Cát tức Nguyễn Quỳ Giang tiên sinh. Sinh năm Cảnh Hưng thứ 23 (1762) đời Hậu Lê. Là một người rất thông minh mẫn tiệp.

Năm ông 26 tuổi, cụ đậu đặc cách với học vị Ðệ nhị giáp đồng chế khoa xuất thân (Tiến sĩ) vào khoa Ðinh Vị (1787) đời vua Lê Chiêu Thống.
(chế khoa: khoa thi đặt ra để bất cứ ai đỗ cũng như hàng đại khoa, duy chỉ có chọn đầu bài là khác và chấm quyển thi có khi tự nhà vua thân chấm lấy).

Cụ từng được cử đi sứ Trung Quốc,

Về niên hiệu Gia Long:

Tác giả Nguyễn Công Hoan, trong quyển Nhớ và Ghi về Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ, Saigon, 2004, có viết nơi trang 43-44 như sau:
“Sở dĩ mình ngạc nhiên về chữ long này, vì mình thấy trong gia phả nhà ta có chép sự trạng tổ thứ 12, là cụ Nguyễn Gia Cát. Cụ đi sứ cầu phong cho Gia Long.

Vua nhà Thanh thấy hai chữ Gia Long thì bẻ: Sao dám lấy tên hai vua Càn Long và Gia Khánh để đặt hiệu? Vốn Cụ nhanh trí và hoạt bát, nên đáp: “Không phải thế. Nguyên nước tôi gồm nam tự Gia Định, bắc chí Thăng Long, cho nên vua nước tôi đặt hiệu là Gia Long.

Trong gia phả không chép là vua Tầu bắt đổi chữ long là rồng ra long là thịnh vượng, hay tự Gia Long đổi (vì đó là việc của triều đình, không thuộc phạm vi gia phả), nhưng rõ ràng là hiệu Gia Long, mình vẫn thấy viết long (Long) là thịnh vượng, chứ không phải chữ long (Long) là rồng như chữ viết tên thành Thăng Long (Thăng Long). Chắc mấy ông viết sử Thăng Long không biết việc này.”

Theo sử liệu, ông Nguyễn Gia Cát là một trong hai phó sứ của chánh sứ Lê Quang Định, tức sứ đòan thứ nhì sau sứ đòan đầu tiên do Trịnh Hoài Đức làm chánh sứ sang Tàu xin cầu phong cho vua Gia Long.
Sau khi đi sứ về cụ bị can gián vào việc khai gian thần tích cho Hoàng Ngũ Phúc nên bị cách chức.

Theo Vietgle - Tri thức Việt

Đại thần Nguyễn Gia Cát đời nhà Nguyễn cũng gọi là Nguyễn Gia Kiết (có tài liệu viết là Nguyễn Định (hay Địch) Cát???), không rõ năm sinh, năm mất, quê làng Huê Cầu, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay là làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Năm Đinh Mùi (1787), ông đỗ chế khoa đời Lê Chiêu Thống, khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, ông lui về quê.

Năm Quý Hợi (1803), ông được vua Gia Long vời ra làm quan. Ngay sau đó, ông nhận lệnh vua cùng Lê Quang Định và Lê Chính Lộ đi sứ nhà Thanh. Đến Quảng Tây đoàn của ông gặp sứ bộ Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức và Hoàng Ngọc Uẩn đã đi từ năm trước (Nhâm Tuất - 1802) nhưng vì gặp bão nên đi tới trễ, hai phái đoàn đã hợp lại để cùng đi sứ sang nhà Thanh.

Khi vào chầu vua Thanh, ông bị hỏi vặn:

– Vua nước ông đặt hiệu năm là Gia Long, có phải nhặt lấy trong hai niên hiệu của thiên triều Gia Khánh và Càn Long không?

Ông đáp:

– Nước chúng tôi từ Trần Lê về trước, Nam Bắc chia đôi nhau mà tự quyết lấy được. Nay vua tôi dấy lên từ Gia Định, thành công ở Thăng Long, nên đặt hiệu là Gia Long.

Vua Thanh rất khâm phục.

Khi về, ông được thăng Tả tham tri Bộ LễTả tham tri Bộ Lễ: Chức quan đặt từ thời Lê thế kỷ XV, coi việc sổ sách quân dân của một đạo. Theo quan chế thời Minh Mạng chức Tả Hữu Tham tri ở dưới Thượng thư, trên Thị lang, trật tòng nhị phẩm văn giai 4/18. Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; , ông nổi tiếng văn học, thường cùng nhóm Gia Định tam gia (Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức) giao du thân thiết.
Nguyễn Gia Cát người Yên Giang Kinh Bắc, thi đỗ Tiến sĩ năm 1787 đời Lê Chiêu Thống, theo Tây Sơn làm quan tới chức Đốc học Quy Nhơn (Đốc học Hoa Xuyên Hầu?), năm 1799 theo hàng,
Tháng 4 năm Canh Thân (1800), lấy hàng thần là Nguyễn Gia Cát, Tiến sĩ nhà Lê, làm Đốc học hầu Đông Cung (Hoàng tử Cảnh)
Năm 1802 lấy hàm Cần Chánh điện học sĩ sung Ất Phó sứ trong sứ bộ Lê Quang Định qua Trung Quốc cầu phong,
... Nhà Nguyễn lại cử Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định làm chánh sứ; Thiêm sự Lại bộ Lê Chính Lộ và Đông các học sĩ Nguyễn Gia Cát làm phó sứ sang Thanh xin cầu phong và đổi quốc hiệu là Nam Việt.
Lúc về được phong Tả Tham tri bộ LễTả tham tri Bộ Lễ: Chức quan đặt từ thời Lê thế kỷ XV, coi việc sổ sách quân dân của một đạo. Theo quan chế thời Minh Mạng chức Tả Hữu Tham tri ở dưới Thượng thư, trên Thị lang, trật tòng nhị phẩm văn giai 4/18. Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; , năm 1811 vì tội mạo cấp sắc thần bị cách hết chức tước, kế chết.

❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖







KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ TỪ KHOA TÂN HỢI (1731) ĐẾN KHOA ĐINH MÙI (1787)




黎永慶辛亥科第二甲進士陳名寧嘉定宝篆禮部尚書致仕贈少保管廷油細江花梂翰林侍制第三甲同進士陳名麻嘉定宝篆刑部尚書致仕贈少保楊名澍嘉林樂道侍郎贈尚書郡公對福神。

黎龍德癸丑科第三甲同進士張有條東岸春耕仕至憲使阮輝水+術嘉林富市翰林承旨。

黎永佑丙辰科第三甲同進士陳名濱嘉定蓬池僉都御史贈侍郎。

黎景興癸亥科第三甲同進士黎久僩超類大卯承使贈侍郎。

黎景興丙寅科第二甲進士段澍金花扶魯禮部侍郎侯爵。

景興戊辰科第二甲進士鄭春澍東岸花林奉使東閣大學士第三甲同進士武木+綿善才春蘭會元尚書阮輝胤嘉林富市觧元寺卿阮仲突東岸浮溪侍制致仕黎久伸超類大卯承使贈侍郎。

景興壬申科第三甲同進士阮春暉善才丙東都給事中。

景興甲戌科第三甲同進士楊仲謙嘉林樂道僉都御史楊決嘉林樂道参政贈大學士阮賞東岸雲恬奉使侍郎副都御史。

景興丁丑科第三甲同進士范輝基嘉定東平仕至憲使范璡武寧金堆會元奉使仕至僉都。

景興庚辰科第三甲同進士吳陳植仙遊佛跡觧元大學士阮輝水+堇嘉林富侍會元辞不仕。

景興癸未科第三甲同進士阮堆式安豐望月會元興化鎮守。


景興丙戌科第三甲同進士阮晍仙遊佛跡翰林侍制。

景興己丑科第三甲同進士阮輝濯細江舟梁参知政事黎後杭義死節。

景興乙未科第三甲同進士庭元吳世治東岸會阜奉使宣光督同范廷璵武寧金堆改+心帝迂播邑從援平章事黎維豐安豐香羅参知政事黎末如清迎援後隱守節。

景興戊戌科第三甲同進士庭元阮旳仙遊佛跡京北督同朱久勵東岸育秀海陽参政慇帝迂播有邑從功陛同知樞密院事後□退守節。

景興己亥成科第三甲同進士阮輝鉤細江青溪海陽憲使阮翰嘉林富市高平督同阮廷韶東岸扶昶仕至参同陳輝璉嘉林富市山南参政黎後□隱守節。

景興辛丑科第三甲同進士阮球嘉林安溪會元應制第一。

景興乙己科第三甲同進士阮伯王+闌嘉林古灵會元府尹黎名顯嘉林金+本場觧元。

ChiêuThốngĐinh, chênh, trànhvị, MùiChếKhoaĐệTam, támGiápĐồngChếKhoaNguyễnGiaCátTếGiangHoa CầuLễBộTả, táTham, xam, sâmTri, trí

丁未正科第二甲進士阮登阜+楚嘉定香篆司業為大宗師第二甲進士陳名案嘉定宝篆觧元黎末與黎参知如清迎援蒙援副都御史定岳侯黎後隱遯不出仕第三甲同進士黃阮曙嘉定東平刑部侍郎順亭侯阮登運仙遊懷抱監察御史黎後□隱守節不仕。

奉政科錼自李開科歷朝至後黎末北省凡五百玖拾玖登第李朝壹陳朝捌閏胡叁薊黎歲百難拾叁酆。

❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖


Niên hiệu Vĩnh Khánh thời Lê khoa Tân Hợi
Đệ nhị giáp Tiến sĩ:
TRẦN DANH NINH 陳名寧1 người xã Bảo Triện huyện Gia Định, làm Thượng thư Bộ Lễ, về trí sĩ, tặng Thiếu bảo.
QUẢN ĐÌNH DU 管廷油2 người xã Hoa Cầu huyện Tế Giang, làm Hàn lâm Thị chế.
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
TRẦN DANH LÂM 陳名霖3 người xã Bảo Triện huyện Gia Định, làm Thượng thư Bộ Hình, về trí sĩ, tặng Thiếu bảo.
DƯƠNG DANH THỤ 楊名澍4 người xã Lạc Đạo huyện Gia Lâm, làm Thị lang, tặng Thượng thư, tước Quận công, phong phúc thần.

Niên hiệu Long Đức thời Lê khoa Quý Sửu
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
TRƯƠNG HỮU ĐIỀU 張有條5 người xã Xuân Canh huyện Đông Ngàn, làm quan đến chức Hiến sứ.
NGUYỄN HUY THUẬT 阮輝6 người xã Phú Thị huyện Gia Lâm, làm Hàn lâm Thừa chỉ.

Niên hiệu Vĩnh Hựu thời Lê khoa Bính Thìn
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
TRẦN DANH TÂN 陳名濱7 người xã Bồng Trì huyện Gia Định, làm Đô Ngự sử, tặng Thị lang.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Quý Hợi
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
LÊ DOÃN GIẢN 黎允僩8 người xã Đại Mão huyện Siêu Loại, làm Thừa sứ, tặng Thị lang.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Bính Dần
Đệ nhị giáp Tiến sĩ:
ĐOÀN THỤ 段澍9 người xã Phù Lỗ huyện Kim Hoa, làm Thị lang Bộ Lễ, tước hầu.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Mậu Thìn
Đệ nhị giáp Tiến sĩ:
TRỊNH XUÂN THỤ 鄭春澍10 người xã Hoa Lâm huyện Đông Ngàn, đi sứ, làm Đông các Đại học sĩ.
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
VŨ MIÊN 武棉11 người xã Xuân Quan huyện Thiện Tài, đỗ đầu thi Hội, làm Thượng thư.
NGUYỄN HUY DẬN 阮輝胤12 người xã Phú Thị huyện Gia Lâm, đỗ đầu thi Hương, làm quan Tự khanh.
NGUYỄN TRỌNG ĐỘT 阮仲突13 người xã Phù Khê huyện Đông Ngàn, làm Thị chế, về trí sĩ.
LÊ DOÃN THÂN 黎允伸14 người xã Đại Mão huyện Siêu Loại, làm Thừa sứ, tặng Thị lang.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Nhâm Thân
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGUYỄN XUÂN HUY 阮春暉15 người xã Nhuế Đông huyện Thiện Tài, làm Đô Cấp sự trung.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Giáp Tuất
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
DƯƠNG TRỌNG KHIÊM  楊仲謙16 người xã Lạc Đạo huyện Gia Lâm, làm Đô Ngự sử.
DƯƠNG SỬ 楊史17 người xã Lạc Đạo huyện Gia Lâm, làm Tham chính, tặng Đại học sĩ.
NGUYỄN THƯỞNG 阮賞18 người xã Vân Điềm huyện Đông Ngàn, đi sứ, làm Thị lang, Phó Đô Ngự sử.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Đinh Sửu
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
PHẠM HUY CƠ 笵暉基19 người xã Đông Bình huyện Gia Định, làm quan đến chức Hiến sứ.
PHẠM TIẾN 笵璡20 người xã Kim Đôi huyện Vũ Ninh, đỗ đầu thi Hội, đi sứ, làm quan đến chức Thiêm đô.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Canh Thìn
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGÔ TRẦN THỰC 吳陳植21 người xã Phật Tích huyện Tiên Du, đỗ đầu thi Hương, Đại học sĩ.
NGUYỄN HUY CẨN 陳輝22 người xã Phú Thị huyện Gia Lâm, đỗ đầu thi Hương, sau từ quan.


Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Quý Mùi
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGUYỄN DUY THỨC 阮惟式23 người xã Vọng Nguyệt huyện Yên Phong, đỗ đầu thi Hội, làm Trấn thủ Hưng Hoá.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Bính Tuất
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGUYỄN QUÝNH 阮囧24 người xã Phật Tích huyện Tiên Du, làm Hàn lâm Thị chế.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Kỷ Sửu
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGUYỄN HUY TRẠC 阮暉濯25 người xã Đan Nhiệm huyện Tế Giang, làm Tham tri Chính sự, sau tử tiết.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Ất Mùi
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGÔ THẾ TRỊ 吳世治26 người xã Hội Phụ huyện Đông Ngàn, đi sứ, Đốc đồng Tuyên Quang.
PHẠM ĐÌNH DƯ 笵廷璵27 người xã Kim Đôi huyện Vũ Ninh, khi vua chạy loạn, ông đi theo có công, làm Bình chương sự.
LÊ DUY ĐẢN 黎惟亶28 người xã Hương La huyện Yên Phong, làm Tham tri Chính sự, từng đi đón quân Thanh, sau ở ẩn để giữ danh tiết.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Mậu Tuất
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ Đình nguyên:
NGUYỄN DUÂN 阮昀29 người xã Phạt Tích huyện Tiên Du, làm Đốc đồng Kinh Bắc.
CHU DOÃN LỆ 朱允勵30 người xã Dục Tú huyện Đông Ngàn, làm Tham chính Hải Dương, khi vua chạy loạn, ông đi theo có công, thăng Đồng tri Khu mật viện sự.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Kỷ Hợi
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGUYỄN HUY QUÂN 阮輝鈞31 người xã Thanh Khê huyện Tế Giang, làm Hiến sứ Hải Dương.
NGUYỄN HÀN 阮翰32 người xã Phú Thị huyện Gia Lâm, làm Đốc đồng Cao Bằng.
NGUYỄN ĐÌNH THIỀU 阮廷韶33 người xã Phù Ngàn huyện Đông Ngàn, làm quan đến Tham đồng.
NGUYỄN HUY LIỄN 阮輝璉34 người xã Phú Thị huyện Gia Lâm, làm Tham chính Sơn Nam, sau ở ẩn để giữ danh tiết.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa Tân Sửu
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGUYỄN CẦU 阮球35 người xã Yên Khê huyện Gia Lâm, đỗ đầu thi Hội.

Niên hiệu Cảnh Hưng thời Lê khoa t Tị
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
NGUYỄN BÁ LAN 阮伯36 người xã Cổ Linh huyện Gia Lâm, đỗ đầu thi Hội, làm Phủ doãn.
LÊ DANH HIỂN 黎名顯37 người xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, đỗ đầu thi Hương.

Niên hiệu Chiêu Thống thời Lê khoa Đinh Mùi
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
 Đinh Mùi chính khoa
Đệ nhị giáp Tiến sĩ:
NGUYỄN ĐĂNG SỞ 阮登39 người xã Hương Triện huyện Gia Định, làm Tư nghiệp, tôn là Đại sư.
TRẦN DANH ÁN 陳名案 40 người xã Bảo Triện huyện Gia Định, đỗ đầu thi Hương, cùng Lê Tham tri đi đón quân Thanh, làm Phó Đô Ngự sử, tước Định Nhạc hầu. Sau ở ẩn không chịu làm quan.
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ:
HOÀNG NGUYỄN THỰ 黃阮曙41 người xã Đông Bình huyện Gia Định, làm Thị lang Bộ Hình, tước Thuận Đình hầu.
NGUYỄN ĐĂNG VẬN 阮登運42 người xã Hoài Bão huyện Tiên Du, làm Giám sát Ngự sử. Sau ở ẩn giữ danh tiết, không ra làm quan.

Từ triều Lý khai khoa thi, trải đến triều Lê mạt, tỉnh Bắc Ninh có 599. vị đăng khoa (chúng tôi cộng chỉ được 598. vị): triều Lý 1. người, triều Trần 8. người, Nhuận Hồ 3. người, Tiền Lê 243. người, Nhuận Mạc 170. người, Hậu Lê 174. người.

❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖


Chú thích:

1. Trần Danh Ninh: Xem chú thích số 4, Bia số 65.

2. Quản Đình Du: Xem chú thích số 6, Bia số 65.

3. Trần Danh Lâm: Xem chú thích số 11, Bia số 65.

4. Dương Danh Thụ: Xem chú thích số 14, Bia số 65.

5. Trương Hữu Điều: Xem chú thích số 16, Bia số 66.

6. Nguyễn Huy Thuật: Xem chú thích số 20, Bia số 66.

7. Trần Danh Tân: Xem chú thích số 12, Bia số 67.

8. Lê Doãn Giản: Xem chú thích số 8, Bia số 69.

9. Đoàn Thụ: Xem chú thích số 2, Bia số 70.

10. Trịnh Xuân Thụ: Xem chú thích số 3, Bia số 71.

11. Vũ Miên: Xem chú thích số 4, Bia số 71.

12. Nguyễn Huy Dận: Xem chú thích số 5, Bia số 71.

13. Nguyễn Trọng Đột: Xem chú thích số 7, Bia số 71.

14. Lê Doãn Thân: Xem chú thích số 12, Bia số 71.

15. Nguyễn Xuân Huy: Xem chú thích số 8, Bia số 72.

16. Dương Trọng Khiêm: Xem chú thích số 3, Bia số 73.

17. Dương Sử: Xem chú thích số 4, Bia số 73.

18. Nguyễn Thưởng: Xem chú thích số 9, Bia số 73.

19. Phạm Huy Cơ: Xem chú thích số 3, Bia số 74.

20. Phạm Tiến: Xem chú thích số 4, Bia số 74.

21. Ngô Trần Thực: Xem chú thích số 2, Bia số 75.

22. Nguyễn Huy Cẩn: Xem chú thích số 6, Bia số 75.

23. Nguyễn Duy Thức: Xem chú thích số 4, Bia số 76.

24. Nguyễn Quýnh: Xem chú thích số 8, Bia số 77.

25. Nguyễn Huy Trạc: Xem chú thích số 7, Bia số 78.

26. Ngô Thế Trị: Xem chú thích số 1, Bia số 80.

27. Phạm Đình Dư: Xem chú thích số 9, Bia số 80.

28. Lê Duy Đản: Xem chú thích số 12, Bia số 80.

29. Nguyễn Duân: Xem chú thích số 1, Bia số 81.

30. Chu Doãn Lệ: Chính là Chu Doãn Mại. Xem chú thích số 3, Bia số 81.

31. Nguyễn Huy Quân: Xem chú thích số 5, Bia số 82.

32. Nguyễn Hàn: Xem chú thích số 6, Bia số 82.

33. Nguyễn Đình Thiều: Xem chú thích số 7, Bia số 82.

34. Nguyễn Huy Liễn: Bia Văn miếu Hà Nội ghi là Trần Huy Liễn. Xem chú thích số 12, Bia số 82.




35. Nguyễn Cầu (1747-?) người xã Yên Khê huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Yên Thường huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ đầu thi Hội, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Sửu niên hiệu Cảnh Hưng thứ 42. (1781) đời vua Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Đông các Hiệu thư, đầu thời Gia Long (1802) được bổ chức Đốc học Hưng Hoá.

36. Nguyễn Bá Lan (1757-?) người xã Cổ Linh huyện Gia Lâm (nay thuộc thị trấn Sài Đồng quận Long Biên Tp. Hà Nội), đỗ đầu thi Hội, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46. (1785) đời vua Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Đãi chế, Thự Phủ doãn phủ Phụng Thiên, tước Lâm Trạng bá. Khi Nguyễn Huệ ra Bắc (1788), ông đến yết kiến và được trao chức Hàn lâm Trực học sĩ.

37. Lê Danh Hiển (1757-?) người xã Bát Tràng huyện Gia Lâm (nay thuộc xã Bát Tràng huyện Gia Lâm Tp. Hà Nội), đỗ đầu thi Hương, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng thứ 46. (1785) đời Lê Hiển Tông. Ông làm quan đến chức Đề hình Giám sát Ngự sử, Đốc đồng Thanh Hoa. Sau ông ra làm quan triều Tây Sơn, đến chức Hữu Thị lang Bộ Lễ, tước Gia Phái hầu.

38. Nguyễn Gia Cát (1760-?) hiệu Địch Hiên Địch Hiên người xã Hoa Cầu huyện Văn Giang (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Ông xuất thân Nho sinh trúng thức, đỗ đồng Chế khoa xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1. (1787) đời Lê Mẫn Đế. Ông làm quan với triều Tây Sơn đến Đốc học Bắc Thành. Sau lại làm quan với nhà Nguyễn đến chức Tả Tham tri Bộ LễTả tham tri Bộ Lễ: Chức quan đặt từ thời Lê thế kỷ XV, coi việc sổ sách quân dân của một đạo. Theo quan chế thời Minh Mạng chức Tả Hữu Tham tri ở dưới Thượng thư, trên Thị lang, trật tòng nhị phẩm văn giai 4/18. Bộ Lễ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; , tước Quỳ Giang hầu và được cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).

39. Nguyễn Đăng Sở (1754-1840) người xã Hương Triện huyện Gia Định (nay thuộc xã Nhân Thắng huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ thi Hương, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1. (1787) đời vua Lê Mẫn Đế. Đời Lê Chiêu Thống, ông làm đến chức Hàn lâm viện Hiệu lý, tước Hương Lĩnh bá. Sau ông ra làm quan với triều Tây Sơn, đến chức Tả Thị lang Bộ Lại, tước Gia Định hầu.

40. Trần Danh Án (1755-1794) hiệu là Liễu Am 柳 庵 người xã Bảo Triện huyện Gia Định (nay thuộc xã Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ đầu thi Hương, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1. (1787) đời vua Lê Mẫn Đế. Khi quân Tây Sơn ra Bắc, ông cùng nội thần hộ giá vua chạy. Sau ở ẩn, rồi lại cùng một số người như Trần Quang Chân, Dương Đình Tuấn dấy quân chống lại Tây Sơn. Khi được tin Chiêu Thống chết, ông đứng quay về phương Bắc ngửa cổ lên trời vừa lạy vừa khóc rồi sinh bệnh nặng mà chết.

41. Hoàng Nguyễn Thự (1749-1801) tự là Đông Hy 東 晞, hiệu là Nghệ Điền 藝 người xã Đông Bình huyện Gia Định (nay thuộc xã Xuân Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1. (1787) đời vua Lê Mẫn Đế. Trước khi đi thi, ông làm Tri huyện. Sau, ông ra làm quan với triều Tây Sơn giữ các chức Tả Thị lang Bộ Hình, Hiệp trấn Lạng Sơn, tước Thuận Đình hầu. Có tài liệu chép là Hoàng Xuân Thự.

42. Nguyễn Đăng Vận (1750-?) người xã Hoài Bão huyện Tiên Du (nay thuộc xã Liên Bão huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ 1. (1787) đời vua Lê Mẫn Đế. Đời Lê Chiêu Thống, ông được trao cho chức Binh khoa Cấp sự trung. Khi Tây Sơn ra Bắc, triệu ông ra hầu, ông bèn nhịn ăn mà chết.



TOP


TOP


LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ - PHẦN 4 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN

[...]
Chung trong dòng chảy lịch sử, địa danh hành chính hai làng Đồng Tỉnh, Xuân Cầu vẫn song hành tồn tại. Làng Huê Cầu với truyền thống khoa bảng vẫn tiếp tục được phát huy. Tấm gương Nguyễn Gia Cát ra ứng thí và đỗ đạt buổi nhà Lê vận mạt, nhà Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Long nối tiếp trị vì, ông đã không nệ danh kẻ sĩ, vẫn hết lòng đem tài lực ra phục vụ đất nước mặc thế thái nhân tình xoay đổi chuyển rời đã khiến địa danh làng Xuân Cầu thêm rạng danh với vinh dự đã góp một phần công sức tài trí của quê hương Nghĩa Trụ vào công cuộc dựng xây quốc hiệu Việt Nam ngày hôm nay...
Đất nước tạm thời qua cơn binh đao, giang sơn thu về một mối, công cuộc đối ngoại được đưa lên thành chiến lược phải quan tâm hàng đầu đối với triều đình nhà Nguyễn Gia Long. Để thực hiện tốt nhiệm vụ ngoại giao, trong thời điểm nhà Nguyễn Gia Long còn đang giai đoạn trứng nước, việc đi sứ cầu phong tỏ lòng thần phục nước lớn nhằm tạm thời giữ hoà hiếu tránh nạn can qua, gây hấn từ phương Bắc, được vua quan nhà Nguyễn Gia Long tín nhiệm cử đích danh tiến sĩ Nguyễn Gia Cát – Người con của tổng Xuân Cầu - vị tiến sĩ từng trải ba triều đại, một lòng tâm huyết với công cuộc phục hưng thế nước, tự lập dân tộc đã đem hết sở học của mình phụng sự chẳng nề vận nước hưng, vong. Khi này ông đương chức Thiêm sự Lê Chánh Lộ và Đông Các Học Sĩ – trong vị trí Giáp Ất sứ cùng Thượng thư Bộ Binh Tham tri Lê Quang Định trong vị trí Chánh sứ sang thương thuyết với triều đình Mãn Thanh thỉnh cầu họ công nhận sự tồn tại của nước An Nam qua quốc hiệu Nam Việt và phong tước Vương cho Nguyễn Phúc Ánh. (Thượng thư Bộ Binh Tham tri Lê Quang Định (1760-1813), tự Tri Chỉ, hiệu Tấn Trai, người Minh Hương, nguyên quán tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Lúc nhỏ, vì mồ côi cha, nghèo, nên phải theo anh vào Gia Định. Lớn lên, rất ham học, có tài văn thơ, Lê Quang Định kết bạn với Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh, cùng thành lập hội thơ văn gọi là "Bình Dương Thi Xã". Năm 1788, ông đỗ khoa thi mở tại Gia Định khi chúa Nguyễn Phúc Ánh xưng vương và được bổ dụng vào chức Hàn lâm viện Chế cáo. Sau đó, ông sung chức Điền tuấn quan cùng với Trịnh Hoài Đức, Ngô Tùng Châu trông coi việc khai khẩn điền thổ.
Năm 1800, ông được thăng Binh bộ hữu tham tri, rồi cùng với Nguyễn Văn Nhân phụng mạng phò hoàng tử Cảnh giữ thành Gia Định. Đến năm 1802, được thăng Binh Bộ thương thư, sau đó được cử làm Chánh sứ sang Trung Hoa cầu phong và xin đổi quốc hiệu.)
Ở vị trí Phó chánh sứ, Nguyễn Gia Cát đã hoàn thành tốt trọng trách đối ngoại của mình, kết hợp cùng đoàn sứ do Trịnh Hoài Đức được cử đi trước đó (còn chờ đợi tại Quảng Tây), cùng tới Yên Kinh dâng thư cầu phong của Phúc Ánh tới vua Thanh, được chấp nhận. (Trịnh Hoài Đức, còn có tên là An, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, đến ở tại đất Trấn Biên (Biên Hòa). Là người thông minh, lại được thụ giáo với bậc cự nho Võ Trường Toản, ông thi đỗ và được bổ làm Hàn lâm viện Chế cáo, rồi sung chức Điền tuấn quan trông coi việc khai khấn đất đai ở Gia Định. Là người giúp vua Gia Long rất nhiều trong các công việc chính trị, ngoại giao, kinh tế và lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1793 được cử làm Đông cung thị giảng để dạy hoàng tử Cảnh, thăng Ký lục dinh Trấn Định (1794), Hộ bộ hữu tham tri (1794), Thượng thơ bộ Hộ (1795), sung chức Chánh sứ cầm đầu phái bộ sang Tàu đưa quốc thư và nộp lại ấn sách nhà Thanh phong cho Tây Sơn (1802), Hiệp tổng trấn Gia Định thành (1812), quyền Tổng trấn Gia Định thành (1820), Thượng thư bộ Lại sung Phó tổng tài Quốc sử quán, kiêm Binh Bộ (1820). Năm 1823, đời Minh Mạng ông dâng sớ cáo lão về hưu và từ trần năm 1825, thọ 61 tuổi, được truy tặng hàm Thiếu phó, Cần chánh điện Đại học sĩ và tên thụy là Văn Khúc, sau được dự thờ tại Miếu Trung Hưng công thần. Mộ ông được chôn tại làng Bình Tước, Biên Hòa.)Cuộc đi sứ cầu phong thành công, có vai trò lịch sử to lớn đối với công cuộc khẳng định nền độc lập tự chủ và quốc hiệu nước Nam trước các thế lực ngoại bang, (cụ thể trong thời điểm này là triều đại phong kiến Mãn Thanh) bởi khi đó triều đình nhà Thanh đã qua nhiều cuộc nghị bàn trong nội triều và thống nhất liệt nước An Nam (tên gọi Việt Nam vào thời điểm ấy) tương đương một hạt, quận trong bản đồ đô hộ của phong kiến Trung Quốc, chịu sự bảo hộ trực tiếp của triều đình nhà Thanh.
Sự thành công đó một phần nhờ vào tài trí và khả năng ứng biến, đối đáp linh hoạt của Lê Quang Định và tiến sĩ Nguyễn Gia Cát, Trịnh Hoài Đức trên danh nghĩa cựu thần của nhà Lê, nhà Nguyễn Tây Sơn cùng đoàn sứ thần triều Nguyễn Gia Long, một phần nữa mang tính chất quyết định chính là yếu tố “thiên thời” của vận nước ĐẠI VIỆT.
Ngược lại lịch sử một thời gian trước, khi quân Đại Thanh theo chân Lê Chiêu Thống tràn vào bờ cõi An Nam, bị quân đội Tây Sơn đánh đại bại phải rút chạy về phương Bắc, gây cho triều đình MãnThanh nhiều thiệt hại cả về nhân lực và tài lực, đặc biệt là tham vọng lập lại sự đô hộ lâu dài của đế quốc phương Bắc trên mảnh đất phương Nam này bị đổ sụp hoàn toàn đã đẩy triều đình Mãn Thanh vào thế khó xử, giảm đi phần nào uy thế trước lân bang. Khi Nguyễn Ánh khởi binh lật đổ triều đại Tây Sơn, thì mối nhục thất trận của triều đình nhà Thanh cũng được chia sẻ bớt phần nào, tuy vậy để tỏ rõ cái “oai” nước lớn, khi đoàn sứ An Nam do Trịnh Hoài Đức dẫn đầu sang báo tin chiến thắng của đoàn quân Nguyễn Phúc Ánh thì triều đình Mãn Thanh còn chưa tỏ thiện ý, bắt đoàn chờ đợi tại Lưỡng Quảng, khi đoàn sứ của Lê Quang Định, Nguyễn Gia Cát sang dâng thư cầu phong mới chấp nhận gộp cả đoàn sứ trước nhập đoàn tới Yên Kinh, dâng thư và nhận sắc phong cho quốc hiệu An Nam là Việt Nam (không phải Nam Việt theo nội dung thư của triều đình Nguyễn Gia Long đề đạt).
Sau khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, khẳng định sự độc lập hoàn toàn về lãnh thổ Việt Nam và quyền tự chủ trước thế giới và các nước lân bang, ghi nhớ công lao khó nhọc của các vị công thần đã hạ chiếu ban thưởng và truyền các địa phương lập dựng đền miếu văn bia thờ tự ghi lại công lao cho đời sau sáng tỏ. Ngay chính bản thân Nguyễn Gia Cát, hoàn thành sứ mệnh đi sứ sang Tàu trở về, cũng được Gia Long đặc biệt quý trọng tài năng và học thuật đã xuống chiếu ban cho ông và Đặng Trần Thường tuyển lựa các sự tích bách thần trong dân gian, để dâng vua xét lập thờ tự.
Đất nước trong vòng chưa đầy một thập kỷ đã xảy ra nhiều biến cố trọng đại, với 3 triều đại thay nhau trị vì và công cuộc chống ngoại xâm (nhà Thanh), đã khiến đời sống dân cư các trấn đều lâm vào tình trạng sản xuất đình trệ, công việc tầm tang canh cửi bê trễ vì loạn lạc, cướp bóc, sức người, sức của, sản vật nhất là lương thực bị hao hụt nhiều, dân Nghĩa Trụ cũng lâm vào tình trạng đói kém triền miên. Lại thêm dân phiêu tán các nơi tụ về tránh loạn lạc, xảy ra các tệ tranh giành nhau đất đai canh tác, dẫn đến mâu thuẫn giữa các dòng họ, giữa các làng xã theo thời gian càng thêm gay gắt, việc kiện tụng tập thể xảy ra triền miên, lại thêm tệ quan nha các trấn hùa nhau ẩn lậu ruộng đất, chiếm cứ các bãi bồi màu mỡ ven sông, diện tích canh tác của dân bản xứ bị thu hẹp mãi. Năng suất cấy trồng thấp, thuế không đủ nộp, các quan nha trong trấn thường xuyên cắt cử lính về đốc thúc các vụ thuế, từ đó phát sinh thêm phiền nhiễu trong dân gian. Nguyễn Gia Cát tuy được vua ân sủng từ vua Gia Long, nhưng lương bổng do triều đình chu cấp chỉ đủ duy trì cuộc sống cho gia quyến nơi thôn dã, lại thêm tệ “phép vua thua lệ làng”, nên đám hào mục địa phương vẫn thản nhiên thao túng chi phối xã hội, an ninh các xã thôn. Ngay cả những chính sách an sinh xã hội thiết thực được Nguyễn Gia Cát đề cập như loại trừ tận gốc tệ bắt lính theo định suất các làng, làng nào dân xiêu tán nhiều, thiếu lính, quan quân lại trách cứ làng gần bên phải cấp bù suất đinh của làng mình vào cho đủ số quân và lấy ruộng đất của những làng không đủ suất lính cắt về cho làng đã phải bù thay suất lính. Tuy được Gia Long thuận ý xuống chiếu dụ phủ toàn dân, nhưng ngay trên quê hương ông vẫn bị đám hào mục nhũng nhiễu thực thi chiếu lệ, gây ra mâu thuẫn chia rẽ các mối quan hệ giữa cộng đồng dân cư trong các xã làng, làm trì trệ sản xuất nông nghiệp và công việc giao thương buôn bán, ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống của các xã làng.
Tiêu biểu nhất là vụ tranh chấp đất đai địa giới giữa hai xã Đồng Tỉnh và Huê Cầu của Tổng Xuân Cầu (Nghĩa Trụ). Vụ tranh chấp bãi bồi trên cánh đồng giáp ranh hai xã kéo dài theo trục đường giao thông chính của các xã khiến dân hai làng bị cuốn vào vòng xoáy kiện tụng giữa đám hào trưởng hai làng, các nghề như dệt, nhuộm vải thâm của Huê Cầu và nghề trồng, bán buôn thuốc lào của Đồng Tỉnh không còn cơ hội phát triển, lâm vào tình trạng lao đao bởi tiền vốn đầu tư được huy động triệt để cho công cuộc theo kiện tới cùng, và tệ ngăn sông cấm chợ của hội đồng kỳ mục hai làng tự đặt ra, dẫn đến sự thất thu thuế của triều đình rất lớn. Sự việc này là bài học lớn trong thực tiễn nông thôn Việt Nam, được Nguyễn Gia Cát khẩn thiết tâu bày lên triều đình nhà Nguyễn, được vua lập tức hạ chiếu ban bố về việc chỉnh đốn minh bạch địa giới giữa các làng xã.
Nền kinh tế chung đã khó khăn lại càng thêm khốn đốn bởi chủ trương mở thêm nhiều xưởng đúc tiền của triều đình nhà Nguyễn, căn cứ theo bản sớ tâu của Giám đốc sở đúc tiền Bắc thành Lý Gia Du. Việc tích trữ các mặt hàng kim loại như đồng, kẽm bị nghiêm cấm triệt để, quyền thu mua các mặt hàng này được dành cho các quan triều đình có trách nhiệm định giá, điều tiết đã dẫn đến khủng hoảng trầm trọng trong đời sống kinh tế xã hội, hệ luỵ của nó là đồng tiền bị mất giá trị, lúa gạo và hàng hoá vải vóc bán ra rẻ mạt, công sức lao động của người dân làm ra sản phẩm hầu như không có giá trị, vòng luẩn quẩn này cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của dân hai làng Đồng Tỉnh, Huê Cầu.
Đám hào mục trong làng Hoa Cầu vốn quen ỷ thế nhũng nhiễu hạch sách và lợi dụng đám cùng dân, nhân cơ hội biển lậu ruộng đất bị Nguyễn Gia Cát thẳng thắn phanh phui trước triều đình, liền quay qua rắp tâm tìm cơ hội trả thù Nguyễn Gia Cát, nhân vụ ông cùng Đặng Trần Thường tuyển lựa các sự tích bách thần trong dân gian, có xét nhầm trường hợp của Hoàng Ngũ Phúc vốn là tướng quân phò tá họ Trịnh, nhưng có công giúp dân xứ Bắc, được dân gian truyền lưu, khắc bia ghi nhớ công ơn như một vị nhân thần, liền nhân cơ hội này, kết hợp cùng một số quan lại đương triều có vây cánh, muốn loại trừ ảnh hưởng của Nguyễn Gia Cát, khỏi triều đình, liền dâng biểu tâu vua hạch tội mưu phản nghịch của ông và Đặng Trần Thường là những người chịu trách nhiệm sưu tầm, biên khảo, thẩm tra lại những sự tích bách thần. Sau vụ việc này, ông và Đặng Trần Thường bị bắt chịu án giam hậu. Gia quyến Nguyễn Gia Cát ở Huê Cầu cũng bị liên đới, nhiều người bị bắt giam theo, những người ngoại phạm thì sống dở chết dở vì đám hào mục trong làng chèn ép, sách nhiễu, nhiều người không chịu nổi phải thay tên đổi họ, bỏ làng đi biệt xứ, lấy đó làm kế giải thoát tạm thời cho mình và con cháu dòng Nguyễn Gia - Huê Cầu,.
Năm 1813, vỡ đê sông Cái, do lũ thượng nguồn tràn về, ruộng vườn các xứ ở Bắc thành ngập chìm trong biển nước, hoa lợi bị trận lụt cuốn sạch băng, triều đình phải cử đích thân các quan Bắc thành đốc thúc đám nha môn địa phương thân hành phát chẩn cứu dân. Vùng đất Nghĩa Trụ vốn dày đặc hệ thống đầm phá, đồng lầy qua trận lụt trở thành vùng đất chết, không khí tang tóc bao trùm lên mọi xã làng, hai xã Đồng Tỉnh và Hoa Cầu trước kia nổi tiếng trong xứ về công thương, nay rơi vào thảm trạng dở sống dở chết, dân tình ai oán ta thán, ngay cả đám hào phú trong làng qua trận lũ cũng phải lên đường tha phương cầu thực tìm kế sinh nhai.
Giữa lúc lòng dân hoảng loạn không nơi bấu víu trông chờ, lác đác đây đó trong các xóm thôn bóng dáng các nhà truyền đạo phương tây. Sự xuất hiện của họ trong vùng đất Nghĩa Trụ như một liều thuốc tín ngưỡng mới, kịp thời thổi luồng sinh khí hồi sinh, xua tan giá lạnh trên mảnh đất vừa trải qua bao biến loạn, can qua.
Lại thêm tin từ triều đình bay về làm rộn ràng mảnh đất này, chí ít cũng là con cháu tộc họ Nguyến Gia – Huê Cầu, Nguyến Gia Cát và Đặng Trần Thường được tha khỏi tội chết, và thoát khỏi cảnh giam cầm khi nhà vua xét lại sổ thu thẩm, nhớ tới công lao của ông, khi triều đình còn trứng nước, Nguyễn Gia Cát đã phụng mệnh đi sứ và hoàn thành sứ mệnh xin triều đình nhà Thanh sắc phong vương cho Nguyễn Phúc Ánh và quốc hiệu cho nước Nam, nên hạ chiếu tha khỏi giam cầm. Tuy nhiên, để đề phòng tận gốc mầm mống nổi loạn của kẻ sĩ xứ Bắc, triều đình nghị bàn lưu ông ở lại kinh thành chịu sự quản thúc, không cho trở về quê nhà.
Giai đoạn cuối đời Gia Long trị vì, các công thần lần lượt bị khép tội, hoặc phải cách, hoặc phải chịu sự giam cầm, tù đày nhất là những kẻ sĩ Bắc thành, những người đã từng có thời gian quan hệ với triều đình Tây Sơn trước kia. Việc quản thúc Nguyễn Gia Cát, Đặng Trần Thường mà không cho trí sĩ về quê hương bản quán thực chất là hành động nhổ cỏ, bẻ gai dọn quang đường chính trị cho vị vua mà Gia Long lựa chọn truyền ngôi báu.
Tin Nguyễn Gia Cát bị lưu lại kinh sư khiến không ít bậc thức giả thời ấy lên tiếng phê phán, bài xích đường lối, chính sách cai trị của một bậc minh vương đối đãi với triều thần. Tuy vậy khoa thi năm Kỷ Mão, anh tài trên khắp nẻo đất nước vẫn nườm nượp đổ về ứng thí, mong mang tài học của mình ra giúp dân, giúp nước, tiếp nối truyền thống khoa bảng của Xuân Cầu, Nguyễn Thủ Phác, đồng hương của lưu quan Nguyễn Gia Cát đỗ hương cống khoa này.

0 nhận xét:

Post a Comment