Tiểu sử
Tô Chấn sinh năm 1904.
Từ năm 1925: Đồng chí tích cực tham gia hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước cách mạng ở Hà Nội, Sài Gòn và Nam Bộ.
Năm 1927: đồng chí tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu và trở thành một đảng viên cốt cán, kiên cường, được cử làm Đảng trưởng kỳ bộ Nam kỳ.
Tháng 10 năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại. Nguyễn Thái Học bị thực dân Pháp xử tử hình, đồng chí được đề cử thay Nguyễn Thái Học và tiến hành mưu sát toàn quyền Đông dương, vì chúng đang cấu kết để đàn áp phong trào cách mạng. Việc chưa thành thì đồng chí bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội, kết án tử hình, sau đó giảm án xuống chung thân, đầy đi Côn Đảo.
Năm 1930-1936: Trong nhà tù Côn Đảo, đồng chí đã trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Đông dương. Đồng chí hăng hái tham gia đấu tranh kiên cường, đồng chí tích cực học tập, trở thành một Đảng viên nổi tiếng có kiến thức uyên bác và trí nhớ tuyệt vời về lý luận Mác - Lênin, được anh em rất tín nhiệm.
Từ năm 1925: Đồng chí tích cực tham gia hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước cách mạng ở Hà Nội, Sài Gòn và Nam Bộ.
Năm 1927: đồng chí tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu và trở thành một đảng viên cốt cán, kiên cường, được cử làm Đảng trưởng kỳ bộ Nam kỳ.
Tháng 10 năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại. Nguyễn Thái Học bị thực dân Pháp xử tử hình, đồng chí được đề cử thay Nguyễn Thái Học và tiến hành mưu sát toàn quyền Đông dương, vì chúng đang cấu kết để đàn áp phong trào cách mạng. Việc chưa thành thì đồng chí bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nội, kết án tử hình, sau đó giảm án xuống chung thân, đầy đi Côn Đảo.
Năm 1930-1936: Trong nhà tù Côn Đảo, đồng chí đã trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Đông dương. Đồng chí hăng hái tham gia đấu tranh kiên cường, đồng chí tích cực học tập, trở thành một Đảng viên nổi tiếng có kiến thức uyên bác và trí nhớ tuyệt vời về lý luận Mác - Lênin, được anh em rất tín nhiệm.
Đồng chí đã tham gia Ban lãnh đạo nhà tù cùng với các đồng chí Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng...
Đầu năm 1936*: Đồng chí được chi bộ nhà tù bố trí vượt Côn Đảo cùng đồng chí Ngô Gia Tự và một số (6) đồng chí khác (Lê Quang Sung, Trần Văn Các, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hới...), chẳng may đều bị hy sinh trên biển.
Cuối năm 1997, Bộ Lao Động – Thương binh xã hội đã tổ chức lễ trao bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai liệt sĩ Tô Chấn và Tô Hiệu. Tưởng nhớ đồng chí Tô Chấn các cựu tù chính trị Côn Đảo thời kỳ 30-36 đã tặng ông những vần thơ:
----------
* Về thời điểm vượt đảo, có tài liệu nói là cuối 1934, 1933
Đầu năm 1936*: Đồng chí được chi bộ nhà tù bố trí vượt Côn Đảo cùng đồng chí Ngô Gia Tự và một số (6) đồng chí khác (Lê Quang Sung, Trần Văn Các, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hới...), chẳng may đều bị hy sinh trên biển.
Cuối năm 1997, Bộ Lao Động – Thương binh xã hội đã tổ chức lễ trao bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai liệt sĩ Tô Chấn và Tô Hiệu. Tưởng nhớ đồng chí Tô Chấn các cựu tù chính trị Côn Đảo thời kỳ 30-36 đã tặng ông những vần thơ:
"Từ Xuân Cầu chọn hướng đời trai,
Chí cách mạng TÔ hồng trang sử đảng
Vượt Côn Đảo tìm về Đất Mũi,
Gương hi sinh CHẤN động một vùng trời".
Chí cách mạng TÔ hồng trang sử đảng
Vượt Côn Đảo tìm về Đất Mũi,
Gương hi sinh CHẤN động một vùng trời".
----------
* Về thời điểm vượt đảo, có tài liệu nói là cuối 1934, 1933
Các bài viết sưu tầm trên mạng
- TIỂU SỬ LIỆT SỸ TÔ HIỆU VÀ LIỆT SỸ TÔ CHẤN - Chu Văn Rị, Trong "Tinh thần Tô Hiệu".
- Tô Chấn người con ưu tú của Hưng Yên, của đất nước Việt Nam - Tô Bửu Giám, Trang tin điện tử Họ Tô Việt Nam.
- Tưởng niệm hai nhà cách mạng liệt sỹ Tô Chấn và Tô Hiệu - Hoàng Bền, 29/3/2007, Báo điện tử Hưng Yên.
- “Nhà thờ họ” có thể trở thành địa chỉ văn hoá? - Lê Quang Vinh (Trích báo Lao Động ngày 07/7/2001), Trang tin điện tử Họ Tô Việt Nam.
- GS Vũ Khiêu tặng câu đối cho nhà thờ liệt sĩ Tô Chấn - Nguyễn Hữu Tính, 27/7/2006, Báo CAND Điện tử.
- Kỷ niệm lần thứ 70 ngày hy sinh của đồng chí Tô Chấn (1936 - 2006): "Trọn với non sông bầu nhiệt huyết" - Hữu Tính, 13/4/2006, Báo điện tử Hưng Yên.
- Chuyện về hai anh em họ Tô - Đặng Trí Nghiêm, Báo Công an nhân dân, 12-13/11/2001.
Trang Thơ
SÓNG NGẦM TÔ CHẤN
Ngồi cầu tàu Côn Đảo
Nắng quái hoàng hôn tím tái
Hồi ức nao nao nhớ lại
Tô Chấn anh hùng vượt ngục, bè tan!
Giông tố
Gió hú khan
Mây đen buông màn
Sóng gầm phẫn nộ!
Nắng quái hoàng hôn tím tái
Hồi ức nao nao nhớ lại
Tô Chấn anh hùng vượt ngục, bè tan!
Giông tố
Gió hú khan
Mây đen buông màn
Sóng gầm phẫn nộ!
***
Nhớ một thời hăm hở
Tri thức Người – cuốn sách bách khoa
Sẵn sàng mở
Đưa ta khám phá trời xa
Là lãnh tụ tối cao Quốc dân đảng
Địch bắt giam địa ngục trần gian
Lòng yêu nước xán lạn
Chọn con đường cộng sản
Xứng danh chi uỷ viên kiên gan.
Tri thức Người – cuốn sách bách khoa
Sẵn sàng mở
Đưa ta khám phá trời xa
Là lãnh tụ tối cao Quốc dân đảng
Địch bắt giam địa ngục trần gian
Lòng yêu nước xán lạn
Chọn con đường cộng sản
Xứng danh chi uỷ viên kiên gan.
***
Rạng rỡ quê hương Xuân Cầu
Một nhà, ba anh em ruột
Tinh thần cách mạng bền lâu
Cuộn sóng tung hoa nhiệm màu.
Một nhà, ba anh em ruột
Tinh thần cách mạng bền lâu
Cuộn sóng tung hoa nhiệm màu.
Côn Đảo, 1.3.2008
Nguyễn Tứ
Nguyễn Tứ
--------------------
Nguồn: Trang mạng "Họ Tô Việt Nam"
------
Tô Chấn người con ưu tú của Hưng Yên, của đất nước Việt Nam
Đất Hưng Yên, địa linh nhân kiệt đã sinh ra nhưng tài danh nổi tiếng trên các lãnh vực quân sự (như Nguyễn Thiện Thuật), chính trị (như Nguyễn Văn Linh, Lê Văn Lương), y học (như Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác), văn học nghệ thuật (như Đoàn Thị Điểm) v. v.
Trong những chiến sĩ cách mạng kiên cường của buổi đầu thành lập Đảng, riêng thôn Xuân Cầu tỉnh Hưng Yên đã có những tên tuổi là niềm tự hào của nhân dân Hưng Yên và nhân dân cả nước. Trong các nhà cách mạng ưu tú ấy, có hai anh em ruột Tô Chấn và Tô Hiệu.
Tố Chấn, thứ hai lớn hơn Tô Hiệu 8 tuổi, sinh năm 1904, trong gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, quê hương của phong trào khời nghĩa Bãi Sậy nổi danh trong cả nước.
Cụ nội của đồng chí là Cụ Tô Ngọc Nữu, Đốc học Nam Định. Khi triều đình Huế ký hiệp ước Patenôtre, đặt đất nước Việt Nam chia thành 3 kỳ dưới sự thống trị của đế quốc thực dân Pháp, Cụ đã phản đối bằng cách từ chức về dạy học. Ông ngoại của đồng chí là cụ Ngô Quang Huy, Đốc học Bắc Ninh, người lãnh đạo có uy tín trong phong trào Bãi Sậy Hưng Yên do cụ Nguyễn Thiện Thuật, cụ được vua Hàm Nghi phong chức Tán Tướng Quân Vụ, thường được nhân dân gọi là cụ Tán Ngô hay cụ Tán Bắc. Bà Ngô Thị Lý, mẹ ruột của đồng chí đã có công lao lớn trong việc nuôi dưỡng bảo vệ cán bộ thời kỳ hoạt động bí mật trước 1945. Các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Tử Bình, thường về Xuân Cầu hoạt động, được bà chăm sóc chu đáo.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng yêu nước như thế, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trong đồng chí đã có lòng sục sôi căm thù quân Pháp xâm lược, quyết tâm tham gia cách mạng, lật đỏ chế độ thực dân, giành độc lập cho quê hương, Từ năm 1925, đồng chí đã tham gia hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn, Năm 1927, đồng chí tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu, có chân trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Đảng trưởng kỳ bộ Nam Kỳ. Tại đây, đồng chí tích cực xâm nhập vào quần chúng, giác ngộ thanh niên và người lao động, xây dựng cở sở cách mạng, liên lạc và giúp đỡ các người yêu nước bị giặc Pháp lùng bắt. Trong những người cách mạng bị mật thám Pháp truy đuổi phải chạy vào Nam có Tô Hiệu, Tô Điển (Tô Quang Đẩu), Tô Gĩ (Lê Giản) cùng quê ở Xuân Cầu. Đồng chí đã giúp cho các đồng chí này và nhiều đồng chí khác, lo chỗ ăn ở, tạo điều kiện để móc nối cơ sở Đảng và tiếp tục hoạt động.
Tháng 2 năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại. Ngày 17/06/1930, Nguyễn Thái Học cùng 12 yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng lên máy chém tại Yên Bái. Để trả thù, thực dân Pháp đần áp dã man nhân dân những nơi mà chúng cho là nuôi chứa các "mầm mống phản loạn". Chúng cho máy bay ném bom hủy diệt cả làng Cổ Am ở Hải Dương, triệt hạ 10 làng khác, giết hàng loạt các nhà yêu nước.
Trong tình hình phong trào cách mạng bị đàn áp, các cơ sở của Quốc Dân Đảng bị tan vỡ, đồng chí được cử thay Nguyễn Thái Học, giao nhiệm vụ phục hồi cơ sở cách mạng và tiến hành mưu sát toàn quyền Đông Dương Pasquier, kẻ thù đầu sỏ trong việc khủng bố trắng phong trào cách mạng Yên Bái. Trong hoàn cảnh thực dân Pháp đàn áp dã man nhân dân ta, mặc dù bị kẻ thù truy nã và lùng sục gắt gao, đồng chí vẫn vững vàng, tích cực len lỏi hoạt động, tập hợp ít ỏi các đồng chí còn lại, đi các nơi củng cố các cơ sở, xúc tiến ráo riết việc chuẩn bị điều kiện để mưu sát toàn quyền Pasqier như hoạch định . Ngoài việc lo mua súng và thuốc nổ để chế tạo các quả bom, đồng chí đã tổ chức., bố chí người để thực hiện việc ám sát. đồng chí đã phân công chu dáo anh em cảm tử tình nguyện mai phục ở Hà Nội và Sài Gòn: Tô Hiệu chính thức và Tô Điển dự bị ở Hà Nội, Tô Dĩ và anh Mười Ba, một thanh niên ở Gò Vấp là chính thức và dự bị ở Sài gòn.
Trong những chiến sĩ cách mạng kiên cường của buổi đầu thành lập Đảng, riêng thôn Xuân Cầu tỉnh Hưng Yên đã có những tên tuổi là niềm tự hào của nhân dân Hưng Yên và nhân dân cả nước. Trong các nhà cách mạng ưu tú ấy, có hai anh em ruột Tô Chấn và Tô Hiệu.
Tố Chấn, thứ hai lớn hơn Tô Hiệu 8 tuổi, sinh năm 1904, trong gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống yêu nước ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, quê hương của phong trào khời nghĩa Bãi Sậy nổi danh trong cả nước.
Cụ nội của đồng chí là Cụ Tô Ngọc Nữu, Đốc học Nam Định. Khi triều đình Huế ký hiệp ước Patenôtre, đặt đất nước Việt Nam chia thành 3 kỳ dưới sự thống trị của đế quốc thực dân Pháp, Cụ đã phản đối bằng cách từ chức về dạy học. Ông ngoại của đồng chí là cụ Ngô Quang Huy, Đốc học Bắc Ninh, người lãnh đạo có uy tín trong phong trào Bãi Sậy Hưng Yên do cụ Nguyễn Thiện Thuật, cụ được vua Hàm Nghi phong chức Tán Tướng Quân Vụ, thường được nhân dân gọi là cụ Tán Ngô hay cụ Tán Bắc. Bà Ngô Thị Lý, mẹ ruột của đồng chí đã có công lao lớn trong việc nuôi dưỡng bảo vệ cán bộ thời kỳ hoạt động bí mật trước 1945. Các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Tử Bình, thường về Xuân Cầu hoạt động, được bà chăm sóc chu đáo.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng yêu nước như thế, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trong đồng chí đã có lòng sục sôi căm thù quân Pháp xâm lược, quyết tâm tham gia cách mạng, lật đỏ chế độ thực dân, giành độc lập cho quê hương, Từ năm 1925, đồng chí đã tham gia hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước ở Hà Nội và Sài Gòn, Năm 1927, đồng chí tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu, có chân trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Đảng trưởng kỳ bộ Nam Kỳ. Tại đây, đồng chí tích cực xâm nhập vào quần chúng, giác ngộ thanh niên và người lao động, xây dựng cở sở cách mạng, liên lạc và giúp đỡ các người yêu nước bị giặc Pháp lùng bắt. Trong những người cách mạng bị mật thám Pháp truy đuổi phải chạy vào Nam có Tô Hiệu, Tô Điển (Tô Quang Đẩu), Tô Gĩ (Lê Giản) cùng quê ở Xuân Cầu. Đồng chí đã giúp cho các đồng chí này và nhiều đồng chí khác, lo chỗ ăn ở, tạo điều kiện để móc nối cơ sở Đảng và tiếp tục hoạt động.
Tháng 2 năm 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại. Ngày 17/06/1930, Nguyễn Thái Học cùng 12 yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng lên máy chém tại Yên Bái. Để trả thù, thực dân Pháp đần áp dã man nhân dân những nơi mà chúng cho là nuôi chứa các "mầm mống phản loạn". Chúng cho máy bay ném bom hủy diệt cả làng Cổ Am ở Hải Dương, triệt hạ 10 làng khác, giết hàng loạt các nhà yêu nước.
Trong tình hình phong trào cách mạng bị đàn áp, các cơ sở của Quốc Dân Đảng bị tan vỡ, đồng chí được cử thay Nguyễn Thái Học, giao nhiệm vụ phục hồi cơ sở cách mạng và tiến hành mưu sát toàn quyền Đông Dương Pasquier, kẻ thù đầu sỏ trong việc khủng bố trắng phong trào cách mạng Yên Bái. Trong hoàn cảnh thực dân Pháp đàn áp dã man nhân dân ta, mặc dù bị kẻ thù truy nã và lùng sục gắt gao, đồng chí vẫn vững vàng, tích cực len lỏi hoạt động, tập hợp ít ỏi các đồng chí còn lại, đi các nơi củng cố các cơ sở, xúc tiến ráo riết việc chuẩn bị điều kiện để mưu sát toàn quyền Pasqier như hoạch định . Ngoài việc lo mua súng và thuốc nổ để chế tạo các quả bom, đồng chí đã tổ chức., bố chí người để thực hiện việc ám sát. đồng chí đã phân công chu dáo anh em cảm tử tình nguyện mai phục ở Hà Nội và Sài Gòn: Tô Hiệu chính thức và Tô Điển dự bị ở Hà Nội, Tô Dĩ và anh Mười Ba, một thanh niên ở Gò Vấp là chính thức và dự bị ở Sài gòn.
Trong thòi gian chuẩn bị thi hành bản án, Tô Hiệu bị mật thám Pháp bắt. Tuy Tô Hiệu không tiết lộ bất ki một điều gì trong kế hoạch hành động của tổ chức, đồng chí Tô Chấn vẫn chủ động bố trí đối phó mọi bất trắc. Đồng chí tỏ rõ bản lĩnh của người lãnh đạo, vững vàng động viên tinh thần anh em, bình tĩnh thay đổi chỗ ở các đồng chí, bố chí lại kế hoạch hành động, chuẩn bị điều kiện để khi có thời cơ thi hành bản án. Đồng chí phân công Tô Điển thay Tô Hiệu chính thức thi hành bản án. Bản thân đồng chí theo sát, giúp đỡ, bảo vệ ứng phó khi hữu sự.
Thời gian này, đồng chí gặp Nguyễn Đức Cảnh, một người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương, quen thân từ trước trao đổi ý kiến về chủ trương mưu sát này, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã khuyên Tô Chấn không nên tổ chức mưu sát. Nếu ta giết được tên Toàn quyền này, địch sẽ thay tên Toàn quyền khác và sẽ tiến hành man rợ việc khủng bố, đàn áp nhân dân ta, làm phong trào cách mạng càng thêm khó khắn. Nhất trí với đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí trao đổi với các đồng chí khác và hủy bỏ chủ trương mưu sát toàn quyền Pasquier, tập trung sức vào việc xây dựng lại cơ sở cách mạng để dần dần khôi phục lại phong trào. Không may vừa lúc đồng chí đi công tác về, bọn mật thám ập vào nhà ở Hà Nội bắt đồng chí. Đồng chí đã anh dũng chịu đựng mọi đòn tra khảo dã man không khai bất cứ cơ sở cách mạng hay đồng chí nào từng quen biết trong Nam ngoài Bắc, những nơi đồng chí hoạt động.
Trước sự kiên cường của đồng chí, mò mẫm và nắm được ý định giết toàn quyền Pasquier của đồng chí, tòa án đề hình của thực dân Pháp đã kết án tử hình đồng chí sau đó hạ xuống khổ sai trung thân đày ra Côn Đảo. Tại đây, gần gũi các đồng chí cộng sản, đồng chí đã giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lê nin và nhanh chóng trở thành đảng viên cộng sản. Đồng chí đã tham gia tích cực các cuộc đấu tranh trong tù, tỏ rõ phẩm chất đạo đức tốt. Được các đồng chí trong tù tín nhiệm, đồng chí được bầu vào Đảng ủy nhà tù gồm các đồng chí Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng.
Kể về đồng chí Tô Chấn, đồng chí Phạm Hùng đã nói: "Đồng chí Tô Chấn là 1 người có kiến thức uyên bác, điềm đạm, có phong độ bản lĩnh của người lãnh đạo, có tinh thần đấu tranh kiên quyết với địch. Anh có 1 trí nhớ đặc biệt, đọc sách Mác- Lê nin nhớ như in vào đầu. Có thể nói Anh đã thuộc lòng "nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lenin" từ đầu đến cuối. Ai giảng bài, ôn bài có cần gì cứ hỏi "Cuốn sách sống" này, Anh sẽ đọc rành rọt những đoạn mà anh em cần biết. Với tôi, anh là người bạn rất thân. Năm 1936, Đảng ủy nhà tù chủ trương cho đồng chí Ngô Gia Tự và tôi vượt ngục Côn Đảo nhưng sau đó quyết định để đồng chí thay tôi vượt ngục trước vì với tội danh mưu sát Toàn quyền Đông Dương, sớm muộn gì chúng cũng sẽ sát hại anh. Rất tiếc là trong lần vượt ngục ấy Anh và đồng chí Ngô Gia Tự đã hi sinh, có thể bị đắm thuyền ngoài biển cả. Anh em chũng tôi ai cũng nhớ, tiếc thương thay đồng chí ấy nhưng cán bộ tài ba của Đảng".
Năm 2001, hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã đúc tặng bức tượng đồng bán thân đặt tại nhà thờ họ Tô chi cụ Đốc Nam là Cụ nội liệt sĩ Tô Chấn ở quê hương thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và các cựu tù chính trị cùng thời đã đề tặng đôi câu đối sau đây:
Năm nay Bính Tuất năm 2006, chúng ta nhớ lại mùa xuân cách đây 70 năm Tô Chấn đã hi sinh, ôn lại cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng oanh liệt của đồng chí, chúng ta quyết học tập tinh thần kiên cường, bất khuất của nhà cách mạng tiền bối này.
Tự hào thay người con ưu tú của Hưng Yên, của Tổ quốc Việt Nam yêu quý.
Tô Bửu Giám
Thời gian này, đồng chí gặp Nguyễn Đức Cảnh, một người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương, quen thân từ trước trao đổi ý kiến về chủ trương mưu sát này, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã khuyên Tô Chấn không nên tổ chức mưu sát. Nếu ta giết được tên Toàn quyền này, địch sẽ thay tên Toàn quyền khác và sẽ tiến hành man rợ việc khủng bố, đàn áp nhân dân ta, làm phong trào cách mạng càng thêm khó khắn. Nhất trí với đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí trao đổi với các đồng chí khác và hủy bỏ chủ trương mưu sát toàn quyền Pasquier, tập trung sức vào việc xây dựng lại cơ sở cách mạng để dần dần khôi phục lại phong trào. Không may vừa lúc đồng chí đi công tác về, bọn mật thám ập vào nhà ở Hà Nội bắt đồng chí. Đồng chí đã anh dũng chịu đựng mọi đòn tra khảo dã man không khai bất cứ cơ sở cách mạng hay đồng chí nào từng quen biết trong Nam ngoài Bắc, những nơi đồng chí hoạt động.
Trước sự kiên cường của đồng chí, mò mẫm và nắm được ý định giết toàn quyền Pasquier của đồng chí, tòa án đề hình của thực dân Pháp đã kết án tử hình đồng chí sau đó hạ xuống khổ sai trung thân đày ra Côn Đảo. Tại đây, gần gũi các đồng chí cộng sản, đồng chí đã giác ngộ chủ nghĩa Mác- Lê nin và nhanh chóng trở thành đảng viên cộng sản. Đồng chí đã tham gia tích cực các cuộc đấu tranh trong tù, tỏ rõ phẩm chất đạo đức tốt. Được các đồng chí trong tù tín nhiệm, đồng chí được bầu vào Đảng ủy nhà tù gồm các đồng chí Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng.
Kể về đồng chí Tô Chấn, đồng chí Phạm Hùng đã nói: "Đồng chí Tô Chấn là 1 người có kiến thức uyên bác, điềm đạm, có phong độ bản lĩnh của người lãnh đạo, có tinh thần đấu tranh kiên quyết với địch. Anh có 1 trí nhớ đặc biệt, đọc sách Mác- Lê nin nhớ như in vào đầu. Có thể nói Anh đã thuộc lòng "nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lenin" từ đầu đến cuối. Ai giảng bài, ôn bài có cần gì cứ hỏi "Cuốn sách sống" này, Anh sẽ đọc rành rọt những đoạn mà anh em cần biết. Với tôi, anh là người bạn rất thân. Năm 1936, Đảng ủy nhà tù chủ trương cho đồng chí Ngô Gia Tự và tôi vượt ngục Côn Đảo nhưng sau đó quyết định để đồng chí thay tôi vượt ngục trước vì với tội danh mưu sát Toàn quyền Đông Dương, sớm muộn gì chúng cũng sẽ sát hại anh. Rất tiếc là trong lần vượt ngục ấy Anh và đồng chí Ngô Gia Tự đã hi sinh, có thể bị đắm thuyền ngoài biển cả. Anh em chũng tôi ai cũng nhớ, tiếc thương thay đồng chí ấy nhưng cán bộ tài ba của Đảng".
Năm 2001, hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã đúc tặng bức tượng đồng bán thân đặt tại nhà thờ họ Tô chi cụ Đốc Nam là Cụ nội liệt sĩ Tô Chấn ở quê hương thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và các cựu tù chính trị cùng thời đã đề tặng đôi câu đối sau đây:
"Từ Xuân Cầu chọn hướng đời trai,
Chí cách mạng TÔ hồng trang sử đảng
Vượt Côn Đảo tìm về Đất Mũi,
Gương hi sinh CHẤN động một vùng trời".
Chí cách mạng TÔ hồng trang sử đảng
Vượt Côn Đảo tìm về Đất Mũi,
Gương hi sinh CHẤN động một vùng trời".
Năm nay Bính Tuất năm 2006, chúng ta nhớ lại mùa xuân cách đây 70 năm Tô Chấn đã hi sinh, ôn lại cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng oanh liệt của đồng chí, chúng ta quyết học tập tinh thần kiên cường, bất khuất của nhà cách mạng tiền bối này.
Tự hào thay người con ưu tú của Hưng Yên, của Tổ quốc Việt Nam yêu quý.
Tô Bửu Giám
Câu đối tặng nhà thờ liệt sĩ Tô Chấn
Gió Xuân Cầu
lồng lộng chí nam nhi
Hai chục tuổi
lên đường cứu nước!
Nào dựng xây tổ chức
Nào giác ngộ đồng bào
Nào mở rộng phong trào
Nào ngược xuôi Nam Bắc
Cùng nhân dân
Gắn bó nghĩa tình
Rồi phải buổi
sa cơ mắc lưới
Chốn lao lung
tay xích châm cùm
Khí tiết vẫn
sáng ngời
trong sắt thép!
Mùa xuân Bính Tuất
lồng lộng chí nam nhi
Hai chục tuổi
lên đường cứu nước!
*
Nào dựng xây tổ chức
Nào giác ngộ đồng bào
Nào mở rộng phong trào
Nào ngược xuôi Nam Bắc
Cùng nhân dân
Gắn bó nghĩa tình
*
Rồi phải buổi
sa cơ mắc lưới
Chốn lao lung
tay xích châm cùm
Khí tiết vẫn
sáng ngời
trong sắt thép!
Mùa xuân Bính Tuất
Hầm Côn Đảo
nấu nung gan chiến sĩ
hơn sáu năm
đối mặt quân thù
Vẫn vững chắc tinh thần
Vẫn đấu tranh bất khuất
Vẫn nâng cao kiến thức
Vẫn rèn luyện ngày đêm
Được Đảng bộ
tin giao trọng trách
Cho đến khi
vượt biển chìm bè
Dù thể phách
sóng vùi gió dập
Hồn thiêng còn
tỏa rộng
giữa trời mây!
Vũ Khiêu kính đề
nấu nung gan chiến sĩ
hơn sáu năm
đối mặt quân thù
*
Vẫn vững chắc tinh thần
Vẫn đấu tranh bất khuất
Vẫn nâng cao kiến thức
Vẫn rèn luyện ngày đêm
Được Đảng bộ
tin giao trọng trách
*
Cho đến khi
vượt biển chìm bè
Dù thể phách
sóng vùi gió dập
Hồn thiêng còn
tỏa rộng
giữa trời mây!
Vũ Khiêu kính đề
TOP
TOP
0 nhận xét:
Post a Comment