Tháng 8-1945, sau 15 năm thành lập, với đội ngũ 5.000 đảng viên Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông chuyên chính đầu tiên ở Đông Nam châu Á, đúng như dự đoán thiên tài của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1942: Việt Nam độc lập: 1945.
Chỉ sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 ba tuần lễ, thực dân Pháp núp bóng quân Anh đã quay lại xâm lược Việt Nam.
Để tập hợp lực lượng các giai tầng xã hội tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp thắng lợi, ngày 11-11-1945, Đảng ta tự tuyên bố giải tán, nhưng thực tế là rút vào bí mật tiếp tục lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc.
Sau chiến thắng của chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên phạm vi cả nước đã chuyển sang cục diện mới, ngày 11-2-1951 Đại hội lần thứ hai của Đảng đã họp tại xã Vinh Quanh tỉnh Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua chính cương, điều lệ, tuyên ngôn của Đảng, đề ra những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; quyết định đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam, và ra công khai lãnh đạo toàn dân đẩy mạnh kháng chiến, kiến quốc đến thắng lợi hoàn toàn.
Cho đến nay, dù đã qua hơn một phần thế kỷ, nhưng mọi người còn nhớ trong số 152 đại biểu tham dự Đại hội, có đến 5 đại biểu đều là 5 người con của làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên, trong đó có đồng chí Tô Duy, Tô Gĩ (tức Lê Giản); Tô Điển (Tô Quang Đẩu); Lê Văn Lương (tức Nguyễn Công Miều) và đồng chí Bình Thương.
Đây là một sự kiện độc đáo trong thành phần Đại hội 2 của Đảng mà không một làng quê nào có được từ Đại hội 3 của Đảng đến nay.
Hội trường, phía trước: Bác và 7 ông
phía sau: đầy đủ các tiền bối
Ngoài hội trường: ...
...các cô, các chú múa hát tập thể.
còn Bác một mình đi ...
... kiếm chỗ hút thuốc.
0 nhận xét:
Post a Comment