Thân thế và sự nghiệp
Phan Văn Ái sinh năm canh tuất (1850) niên hiệu Tự Đức thứ ba, mất năm 1898, là con ông Phan Văn Chạch, cháu nội ông Phan Văn Chỉnh, ông còn có tên là Phan Văn Tâm, hiệu là Đồng Giang, người làng Đồng Tỉnh.
Năm 27 tuổi, đỗ cử nhân, hạng thủ khoa, khoa thi Hương, năm Bính Tí, đời Tự Đức thứ 29 (1876), được lĩnh mũ áo nhậm chức tri huyện, huyện Hương Trà, là huyện sở tại của kinh thành Huế. Ông là một ông quan liêm khiết thẳng thắn, cương trực và có khí phách, khi làm Tri huyện Hương Trà, ông đến xem nhà một ông quan đã nghỉ hưu vì nghe tiếng dị nghị ông này là một tham quan. Chủ nhân ngỏ ý mời ông ăn cơm và nói:
"Nhà có nhiều món quý, ông thích ăn món gì để sai người nhà làm cơm", ông trả lời:
Ông thích món ngô rang; chủ nhà thấy khác ý song vẫn cố nói:
"Tôi không còn răng, ngô rang ăn sao được?" Cụ Ái đốp thẳng:
"Bạc nén rắn như thế cụ còn gặm được huống hồ ngô rang, làm sao không ăn được?" thế rồi chủ khách tạm biệt nhau.
Tuy làm quan, bận rộn việc công, chăm lo cho dân bản huyện, nhưng ông vẫn tu thân ôn luyện, học hành đêm tối, gặp khoa thi Hội năm Canh Thìn (1880) niên hiệu Tự đức thứ... ông đỗ phó bảng (ất tiến sĩ). Được bà từ dụ gán gả công nương Tôn Thị Phan cho theo ông làm kế thất (Công nương Tôn Thị Phan là con gái vua Thiệu Trị).
Có sách chép rằng: Ông đã ra lệnh cho lính đánh chú ruột vua là đức ông Lạng quận công Hồng Dật, vì đã vi phạm luật của triều đình đề ra khi ấy là bất kì ai khi đi ra đường trong đêm tối đếu phải cầm đèn.
Năm 1883 vua Tự Đức mất, di chiếu cho Ứng Chân nối ngôi, lấy hiệu Dực Đức, được hai ngày thì ông vua này bị truất, Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết đề nghị bà từ dụ - Hoàng Thái hậu đưa Lãng quốc công là con thứ 29 của vua Thiệu Trị lên thay lấy hiệu Hiệp Hoà. Hiệp Hoà lên ngôi, vì mối thù bị Phan Văn Ái phạt đánh 30 trượng khi trước, triều đình đã thuyên chuyển Phan Văn Ái đi nhậm chức Tri huyện Quảng Điền.
Hiệp Hoà âm mưu cấu kết với Pháp, bị Thuyết và Trường phế đi, lấy Dưỡng Thiện lên thay, hiệu là Kiến Phúc, do vua tuyên bố sẽ chống lại Thuyết và Trường lên bị đầu độc chết, Ưng Lịch được nối ngôi lấy hiệu Hàm Nghi.
Con đường tiến thân của Phan Văn Ái sẽ gặp nhiều trắc trở, bởi Thuyết tuy là người thân, nhưng cũng khó che chở được, nên Thuyết đã cử ông ra Bắc nhậm chức Tri Phủ phủ Lý Nhân (thống hạt 5 huyện, Nam Sang, Duy Tiên, Bình Lục, Kim Bảng và Thanh Liêm).
Ra làm tri phủ chưa được bao lâu, lại được phong giữ chức tham biện Toà kinh lược Bắc Kỳ, với nhiệm vụ trông coi việc học, chủ bút tờ Đồng văn Nhật báo, là tờ báo bằng chữ Hán, đồng thời ông còn viết sách và viết văn.
Có lần con trai Hoàng Cao Khải là Hoàng Trọng Phu đi du học ở Pháp, đỗ tú tài tây, Khải mở tiệc ăn mừng, đến dự tiệc có các quan tuần phủ, án sát đứng đầu các tỉnh, trong nha môn có Tư vụ, Nguyễn Khuyến, và Phan Văn Ái, khi bữa ăn gần tàn, tuần phủ Hải phòng là Phạm Văn Tuấn đọc bốn câu thơ.
Bốn cọc trơ trơ đứng giữa trời
Anh thì bay ngước, chú bay khơi
Sinh sôi nảy nở đàn con cháu
Cặp chả dâng thầy đénh chén chơi.
bốn câu thơ vừa có ý tán tụng, vừa có ý gần như nguyền rủa, thấy vậy Cao Khải nói luôn:
xin các quan có lòng mừng cho gia đình, xin các quan hướng vào mấy chữ trong kinh thi “Thiên hà ngôn tai”. Có một người đọc nối vào hai câu “tứ thời hành yên. Vạn vật sinh yên” có nghĩa “Ông trời có nói đâu nào” với bốn mùa làm yên, mọi vật sinh sôi nảy nở. Rồi người đó đọc bài thơ tán tụng họ Hoàng. Phan Văn Ái có tính thẳng thắn và cương trực đọc luôn 4 câu đúng đầu đề mà Khải đã đề ra:
Tao ngồi chót vót mãi trên cao
Mày thử xem tao có nói nào
Da tao xanh ngắt pha đen trắng
Bởi tại dì Oa vá váy vào
với hàm ý: Trời ngồi cao thấy suốt mọi thứ ở dưới đất, bán nước hại dân trời biết cả, nhưng trời không nói. Ngay gian lẫn lộn, đen trắng lẫn lộn đều biết cả. Ác hơn, Phan Văn Ái đã lấy cả hình ảnh cái váy của đàn bà đập vào bữa tiệc, làm cho không khí trầm lặng hẳn xuống, mọi người đang im lặng thì ông tư vụ cũng đọc một bài chung chung cốt xoa dịu đôi bên, rồi ông quay qua mời cụ Yên đổ làm một bài, sao cụ lại ngồi như phỗng đá. Cụ Yên đồ liền đứng lên đọc một bài ”Ông phỗng đá” trong đó cũng có những câu mỉa mai, châm biếm nhưng không dám đả mạnh vì còn là gia sư, (giam lỏng).
“Thôi thôi đừng chấp chuyện đâu đâu
Tái vũ trụ mặc đàn sau gánh vác
Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác
Chén chú chén anh chén tôi chén bác
Cuộc tỉnh say. Say tỉnh cùng nhau
Nên chăng đá cũng gật đầu”
Phan Văn Ái cũng đọc tiếp một bài gần như hoạ lại
Non thiêng khéo đúc nên người
Trong chừng sành sỏi khác trần gian
Trải bao gió táp mây ngàn
Đã già già sức, lại gan, gan lì.
Gan lì con cóc
Há non chi mà sợ cóc gì ai
Người là người tớ cũng là người
Ngẫm cho kỹ vẫn chênh vênh đầu giốc
“Tương chi tằng thức năng công ngọc (1)
Mạc luyện như hà tả bổ thiên(2)”
Thôi mặc ai rằng trắng rằng đen
Thế như thế cẵng (3) ngồi yên như thế vậy
Còn trời còn đất, còn tai mắt ấy
Lặng mà coi hoạ thấy lúc nào chăng
Hãy về giã gạo ba trăng.
Tư dinh của Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà gần gò Đống Đa, nơi có miếu Trung Liệt thờ ba ông đã hi sinh vì Hà Nội là Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, và Đoan Thọ. Hoàng Cao khải đổi tên là miếu Trung Lương, có ý định sau này bắt dân thờ mình vào đó. Một hôm ông lên thăm miếu, không rõ nghĩ thế nào lại đề trên vách bài thơ như sau.
Núi Thái lông hồng đọ với nhau
Nước đau nào quản đến thân đau
Một nền chính khí trơ mưa gió
Ba khối hùng tâm chọi bể dâu.
Nợ với giang sơn đành phải trả
Người mà sà huỷ(1) kể vào đâu
Lòng trung chỉ có lòng trung biết
Đỗ Phủ(2) ngày xưa khóc Vũ Hầu(3)
Bài thơ trên đến tai Hoàng Cao Khải nên y không dám cải tên miếu nữa, nhưng một hôm ngồi nói chuyện, y bảo Phan Văn Ái rằng:
- Quan Tham Đồng Tỉnh muốn bắt chước Đỗ Phủ à, thì sẽ được như Đỗ Phủ.
Thời điểm này, giặc pháp đã dẹp yên được việc triều đình chống lại sự đô hộ của Pháp, Phan văn ái là chỗ tin cậy của Tôn Thất Thuyết cũng mất liên lạc 5-6 năm trời, nên ông cáo từ chức Tham biện toà kinh lược về quê hương, chủ trương xây dựng một khu căn cứ quân sự lấy một khu trung tâm giữa bãi sậy dốc sức khai phá, lập dinh điền, chiêu mộ nông phu khai khẩn mở rộng địa trang. Trong thời gian ở nhà, ông viết sách binh thư, soạn thảo kế sách “Việt bộ thuỷ đình”. Công việc đang trong giai đoạn phôi thai, Hoàng Cao Khải đã cho một toán lính, đóng giả kẻ cướp, nhân cơ hội đêm xuống đến dinh trại của ông để cướp, mà chỉ cướp sách vở không lấy tài vật.
Mối quan hệ giữa Tôn Thất Thuyết và Phan Văn Ái.
Tôn Thất Thuyết họ nội nhà vua, là quan phụ chính, trụ cột của triều đình, thấy Phan Văn Ái học rộng, tài cao, có nhân cách, thiên tính của một trung thần, lại lấy công chúa đương triều, trở thành con rể của hoàng gia nên mối quan hệ giữa hai người càng được thắt chặt thêm.
Hai người lại có chung tư tưởng và quan điểm trong cuộc kháng pháp, nên khi binh lực trong tay Tôn Thất Thuyết suy yếu dần, phải lẩn ẩn tránh khỏi vũ đài chính trị đương triều. Khi hoàng cao khải dâng sớ xin phong làm Phó Quốc Vương, Tôn thất htuyết đến đồng tỉnh và cất nhắc Phan văn ái lên Án Sát Sơn Tây kiêm nhiệm, thống hạt 6 tỉnh với nhiệm vụ “Vệ Quốc an dân xứ Bắc Kỳ”, chưa được bao lâu, Hoàng Cao Khái mua chuộc được đám hầu cận của ông và tiến hành đầu độc, sát hại (cho thuốc độc vào một quả đào) ông mất tháng 6 năm 1896. Sau khi ông mất, Khải ra lệnh cho tỉnh Sơn Tây phải đưa tang ông về Đồng Tỉnh, cứ khoảng 10 km phải có nhà tạm quàn thi hài ông, và hào lý các địa phương đoàn đưa tang qua phải tổ chức “Tế Điếu”. Từ Sơn Tây về tới Đồng Tỉnh phải qua 5 nhà quàn như thế.. gia đình và bạn bè ông cùng giới sĩ phu đương thời rất hài lòng.
Khi ông làm án sát Sơn tây thì công việc lập dinh điền và khai phá bãi sậy vẫn được các gia nhân tiếp tục, 3 xóm ấp được gọi là xóm trại”.
Các di vật
- Khi đậu phó bảng được vua ban mũ áo và biển vinh quy có 4 chữ “Ân tứ vinh quy”
- Sắc được thụ phong: Sắc phong chánh tứ phẩm quang lộc tự khanh
- Sắc phong ông thân sinh (cụ Trạch) chánh ngũ phẩm Hàn lâm viện thị độc.
- Sắc phong bà chánh thất (bà tám) tứ phẩm cung nhân
- Sắc phong bà kế thất (bà Phan) tức bà hoàng cô - tứ phẩm cung nhân
Tỉnh Sơn tây có khắc bia kỷ niệm công trạng của ông, trong bia còn lại hai bài lục bát như sau:
Anh hùng trí dũng tứ ân
Hà Tây vọng bái nhớ ơn nghìn đời
Sắc hộ quốc muôn đời ghi sử
Ngàn thu còn để dấu anh hùng.,...
Hiện nay tại miếu thờ thần hoàng còn lưu hai câu đối của cụ Phan Văn Ái
Cửu Tỉnh....
0 nhận xét:
Post a Comment