Hôn nhân là việc trọng đại của một đời người, ngay từ thủa xa xưa chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến việc chọn vợ gả chồng cho con cái do cha mẹ, hoặc các huynh trưởng quyết định, vấn đề yêu đương tìm hiểu và tự do hôn nhân không hề tồn tại hay là có khái niệm trong giai đoạn đó.
Ngày nay, hôn nhân đã được sự bảo trợ của pháp luật, và tục đa thê, đa phu cũng đã bị xoá bỏ thay vào đó là luật hôn nhân với quy định của pháp luật chỉ cho phép một vợ, một chồng.
Các cặp trai gái đến tuổi trưởng thành, yêu đương tìm hiểu nhau được tự do cởi mở tâm tình, có quyền lựa chọn cho mình người bạn đời mà cô ta (anh ta) cảm thấy gắn bó nhất, yêu quý nhất. Sau khi đã thống nhất chấp nhận xây dựng cuộc sống gia đình với nhau, hai người sẽ từng bước ra mắt và xin phép bố mẹ hai bên để tiến tới mục đích chung sống lâu dài với nhau, cuộc hôn nhân chính thức được tiến hành.
Các lễ thức của việc hôn nhân
Khi được pháp luật thừa nhận là có đủ điều kiện và năng lực đáp ứng những quy định, quy chế pháp luật hiện hành để đi tới mục đích hôn nhân của đôi trai gái qua việc cấp giấy “đăng ký kết hôn” cho đôi uyên ương của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cô dâu hoặc chú rể cư trú. Sau đó hai bên gia đình đại diện là bố mẹ cô dâu chú rể và các bậc phụ huynh trong tộc họ bắt đầu tiến hành bàn bạc và thực hiện lần lượt các nghi thức, vai trò chủ yếu thuộc về nhà trai:
Lễ chạm ngõ
Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái thông thường là trầu cau, rượu, trà để ước hẹn với nhau sẽ vun đắp cho đôi trẻ lên vợ nên chồng. Nhà gái nhận lễ sẽ đem cúng gia tiên và chia biếu các vị tôn trưởng trong tộc họ.
Từ lễ chạm ngõ cho tới lễ ăn hỏi không giới hạn thời gian, tuỳ theo điều kiện thực tế của đôi trai gái như kinh tế, công ăn việc làm, tang ma trong nội tộc. Cũng có nhiều trường hợp sau khi dạm ngõ, vì lí do nào đó mà không thể thực hiện được các bước tiếp theo nữa thì hôn ước coi như bị xoá bỏ.
Lễ ăn hỏi
Nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để xin xác định ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ, lễ vật không thể thiếu là buồng cau, cơi trầu, hoa quả, bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, trà…vv, lễ vật đặt trong những quả ơn son thếp vàng và những mâm son phủ lụa đỏ (lụa điều), tuỳ theo từng lễ ít nhất là 3 mâm, nhiều có thể lên tới 9 hoặc 11 mâm quả.
Nhà gái tiếp nhận lễ vật, bày cúng gia tiên, mỗi thứ đồ lễ đều san bớt lại một phần trao lại cho nhà trai (gọi là lại quả) phần lễ nhận sẽ được chia đều cho họ hàng, bạn bè thân thuộc, hàng xóm láng giềng gọi là quà báo hỷ của nhà gái.
0 nhận xét:
Post a Comment