Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu (2) LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Monday, March 18, 2013

Chương II - LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ


TIỂU DẪN:

Xét lịch sử của một làng quê Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của một vùng đất, xét lịch sử vùng đất ấy qua những biến đổi thăng trầm của một quốc gia, một thời đại (giai đoạn mà quốc gia đó tồn tại). Dòng chảy sự kiện lịch sử luôn song hành cùng sự tồn tại của một quốc gia. Xét các sự kiện lịch sử theo khái niệm khoa học thì lịch sử của nó chính là thời gian mà sự việc, hiện tượng của dữ kiện cần xét đã từng xuất hiện và từng tồn tại mà ta phải nhìn nhận nó như khi nó đang tồn tại. Làng Đồng Tỉnh và làng Hoa Cầu cũng vậy, lịch sử tồn tại và phát triển của hai làng luôn gắn liền với sự phát triển của vùng đất Nghĩa Trụ trên mọi phương diện văn hoá, kinh tế, xã hội, quân sự và nhân văn.

Muốn tìm hiểu một cách sâu sắc và triệt để về lịch sử của làng Đồng Tỉnh, Xuân Cầu phải bắt đầu từ lịch sử của vùng đất đã từng và vẫn đang dung chứa nó, ở đây chính là vùng đất Nghĩa Trụ và con sông Nghĩa Trụ (Sông Tế Giang) trải hàng ngàn năm luân chuyển phù sa đắp bồi kiến tạo mà thành, và muốn tìm hiểu lịch sử phát triển của vùng đất Nghĩa Trụ ta phải bắt đầu từ lịch sử của những con người đầu tiên tạo lập nên vùng đất.



Hiện nay đền Khúc Lộng - Vĩnh Khúc còn thờ Triệu Quang PhụcTriệu Quang Phục:
Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.
, song trong phần này, vì các dữ liệu và di tích dạng văn bản của sự kiện Triệu Quang Phục lập căn cứ không thấy ghi lại những dữ kiện lịch sử liên quan đến hai làng cổ Đồng Tỉnh - Xuân Cầu (dù thôn Khúc Lộng một thời gian dài vẫn thuộc tổng Xuân Cầu), nên người viết chỉ có thể dựa vào những dẫn chứng được ghi lại trong các cuốn quốc sử để mô tả, khớp ráp lại một phần lịch sử hình thành của hai làng nhằm đưa lại những thông tin thiết thực và chính xác nhất giúp cho chất lượng cuốn sách được đảm bảo, và để người đọc khỏi bỡ ngỡ, trong các phần tiếp theo, tác giả xin được phép đi sâu hơn vào các chi tiết lịch sử có liên quan biện chứng tới diễn tiến lịch sử của hai làng bắt đầu từ thời hậu Lý Cao TôngLý Cao Tông:
(chữ Hán: 李高宗, 1173–1210) là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 đến năm 1210.
Tượng thờ vua Lý Cao-Tông
và nhân vật lịch sử Trần Tự KhánhTrần Tự Khánh:
(陳嗣慶, 1175 - 1223) là tướng nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, người có công đặt nền móng cho sự thay thế ngôi nhà Lý của nhà Trần. Ông người Tam Đường, phủ Long Hưng, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Theo phả hệ họ Trần, Trần Tự Khánh là con thứ của Trần Lý, em của Trần Thừa - người sau này trở thành thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần - và Trần Thị Dung. Tuy nhiên theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Tự Khánh là em của Trần Thừa và là anh của Trần Thị Dung. Cuốn sử này không ghi rõ năm sinh của ông.
, người đã có công xây dựng, phát triển vùng đất này.






 ❧ ❀ ❧



PHẦN 1 - GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỜI NHÀ LÝ

Vùng đất Nghĩa Trụ bắt đầu được nhắc tới trong chính sử cùng sự xuất hiện của vị Kiến Quốc Vương Trần Tự Khánh, khi ông còn là chàng trai trẻ, tài ba của gia đình hào phú phủ Thiên TrườngThiên Trường:
Thiên Trường là một phủ (lộ) dưới thời Trần—Lê.

Lịch sử hành chính
Năm 1262, Trần Thánh Tông đổi hương Tức Mạc (quê gốc của nhà Trần) thành phủ Thiên Trường, sau đó phủ được nâng thành lộ. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), nhà Lê gọi là thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1469 dưới thời vua Lê Thánh Tông, lần đầu tiên có bản đồ Đại Việt, Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1741, Thiên Trường là một phủ lộ thuộc Sơn Nam Hạ, bao gồm 4 huyện Nam Chân (Nam Trực), Giao Thủy, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên. Năm 1831, là một phủ thuộc tỉnh Nam Định. Ngày nay là các huyện Giao Thuỷ, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc đều thuộc tỉnh Nam Định.
nhờ nghề chài lưới đánh bắt cá mà trở nên giàu có, vị tướng trẻ có tài năng quân sự, tổ chức các trận đánh chiến lược, chiến thuật tìm lập đại bản doanh cát cứ một vùng, mượn cơ hội triều đình nhà Lý lung lay, khủng hoảng trầm trọng đã chọn tướng tuyển quân dưới danh nghĩa giúp Thái tử Lý HạoLý Huệ Tông:
(chữ Hán: 李惠宗, 1194 – 1226) là vị vua thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1211 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm (李旵) hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Tượng thờ vua Lý Huệ-Tông
(Sảm) khôi phục kinh đô Thăng Long sau cuộc nổi loạn của Phạm DuPhạm Du:
(范兪, ? – 1209) là tướng nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, dưới triều vua Lý Cao Tông - vị vua thứ bảy của nhà Lý.
trong đất Nghệ An khiến triều Lý nghiêng ngả.

Nghĩa Trụ khi ấy là vùng đất vừa được hình thành, khai phá, cải tạo sau công cuộc đại trị thuỷ của nhà Lý tiếp tục quai đắp, nối liền những đoạn đê bên tả ngạn sông Hồng, Nghĩa Trụ với hệ thống kênh ngòi dẫn nước tự nhiên, là cửa khẩu tiêu thoát úng lũ cho vùng đất cổ Tế Giang. Với mạng lưới giao thông thời kỳ đó chủ yếu bằng đường thuỷ lên rất thuận tiện cho việc di chuyển quân lương, thông thương buôn bán giữa dân các châu, lộ như lộ Hồng, lộ Khoái, với kinh thành Long Biên.

Với tầm mắt chiến lược quân sự sắc bén, Trần Tự Khánh khởi quân từ hương Tức MặcTức Mặc:
Tức Mặc là địa danh thuộc phường Lộc Vượng, nằm ở phía bắc trung tâm thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Thời hưng thịnh của nhà Trần, Hành cung Tức Mặc - Thiên Trường được xây dựng từ năm 1239, được xem là kinh đô thứ hai sau kinh thành Thăng Long. Nơi đây có các cung để Thái thượng hoàng về ngự, sau khi đã truyền lại ngôi cho thế hệ sau. Năm 1262, hương Tức Mặc được nâng cấp thành phủ Thiên Trường, là đơn vị hành chính đặc biệt của Đại Việt bấy giờ.

Tức Mặc - Thiên Trường có một vị trí quân sự - quốc phòng xung yếu; là hậu phương vững chắc của kinh thành Thăng Long. Từ đây có thể theo sông Châu để ra sông Hồng ở hai cửa sông, ngược phía bắc để lên Thăng Long, hoặc xuôi hướng đông ra biển để đi khắp nơi. Trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13, triều đình nhà Trần đều lui về Thiên Trường, tích lũy lương thảo, chỉnh đốn quân đội, bàn định mưu lược đánh tan kẻ thù đã từng là đế chế phong kiến mạnh nhất thế giới thời đó.

Sau thời Trần, Nam Định vẫn giữ vị trí là trung tâm phía nam vùng đồng bằng Bắc bộ] cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng.
, Thiên Trường cùng Trần LýTrần Lý:
Trần Lý là cháu nội đích tôn của tổ Trần Quốc Kinh và là con trai trưởng của tổ Trần Hấp, vợ là người họ Tô thuộc dòng dõi Tô Hiến Thành (không nói rõ tên ba).

Tổ Trần Lý vốn người làng Tức Mạc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định, chuyên sống bằng nghề chài lưới, có đoàn thuyền đánh cá lớn, lại có thêm buôn bán cá, mắm… mà trở nên giàu có, trong nhà có hàng trăm gia nô phục dịch; trên đường đi làm ăn đã đến vùng Lữ Gia, làng Hải ấp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nơi giáp ranh giữa con sông Nhị Hà và sông Hải Triều, là vùng đất trù phú, rồi định cư tại đó.
, Trần ThừaTrần Thừa:
(chữ Hán: 陳承, 1184 – 1234[2]) hay đôi khi còn được gọi là Trần Thái Tổ, là Thái thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần, và là một trong hai thái thượng hoàng chưa từng làm vua (người kia là Sùng Hiền hầu).
Ông là con trai cả của Trần Lý, anh ruột của Trần Tự Khánh và Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung, cha của vua Trần Thái Tông.

Ông tổ của Trần Thừa là Trần Kính vốn người đất Mân (có người nói là Quế Lâm), sau chuyển tới hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), đến đời ông dời về sinh sống tại phủ Long Hưng (Thái Bình). Gia đình ông, cho tới đời ông, đều làm nghề đánh cá.
, Tô Trung TừTô Trung Từ:
(chữ Hán: 蘇忠詞, ?-1211) là tướng cuối thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, người thôn Lưu Gia, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
, Trần Thủ ĐộTrần Thủ Độ:
Trần Thủ Độ (chữ Hán: 陳守度; 1194-1264), là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam[1]. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.
tập hợp chiêu mộ những đạo quân thạo nghề sông nước, ngược xuôi trên sông Cái, chia nhau dẫn đầu các cánh quân tả xung hữu đột, đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Lý, riêng Trần Tự Khánh với tầm nhìn phát triển chiến lược lâu dài, đã chọn Nghĩa Trụ làm căn cứ đóng doanh trại và phát triển tiềm năng quân sự của tộc Trần.

Dòng họ Trần hương Tức Mặc có thuỷ tổ là người Phúc Kiến, thiên cư sang Đông Triều thường nương náu nhờ các nhà Trạm (theo An nam sử lược giải thích về các nhà trạm: Ông tổ họ Trần lúc còn hàn - vi, hay ghé nghỉ tại đình trạm ấy, có nhà sư nói rằng: "Anh (họ Trần), đến ngày sau nên bậc đại-quý", nói xong nhà sư biến đi đâu mất. Kịp đến lúc họ Trần dựng được nước nhà, liền khiến trong nước chỗ nào có đình tạm thì làm một pho tượng Phật để thờ mà báo ơn) rồi theo đường thuỷ xuôi ra cửa Thiên Trường định cư. Cửa sông sẵn nguồn tôm cá, lại là nơi giao thông thuận tiện với người phương nam, phương bắc giao lưu buôn bán, đi lại thông thương, là ngư trường thuận lợi đánh bắt thuỷ hải sản cho gia tộc họ Trần phát triển cả về kinh tế lẫn con người. Quanh năm đối mặt với sóng gió, vật lộn với bão táp biển khơi, nên hầu hết trai đinh tộc Trần hương Tức Mặc đều thạo nghề sông nước có thế mạnh về thuỷ binh, điều đó cũng rất dễ hiểu từ khi khởi nghiệp triều Trần (1224) cho đến 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông giai đoạn sau này, mà vai trò nổi bật là các tướng Trần Tự Khánh, Trần Thủ Độ, Trần Quốc TuấnTrần Hưng Đạo:
(chữ Hán: 陳興道) (1232?[1] - 1300), còn được gọi là Hưng Đạo Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻); là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam thời Trần.
Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh
, Trần Quang KhảiTrần Quang Khải:
(chữ Hán: 陳光啓; 1241–1294) là một quý tộc, đại thần nhà Trần, làm đến chức Tể tướng đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo thứ 4, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.
, Trần Khánh DưNhân Huệ Vương Trần Khánh Dư:
(chữ Hán: 仁惠王 陳慶餘, ?-1340) quê ở Chí Linh, Hải Dương, là võ tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Được thừa hưởng tước hầu từ người cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần Phó Duyệt. Sau này khi được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi ông mới được hưởng tước Nhân Huệ Vương. Ông nổi tiếng về tài cầm quân và đã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt.




1. TRẦN TỰ KHÁNH VỚI CÔNG CUỘC KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT NGHĨA TRỤ

Tự Khánh là người trẻ tuổi xông xáo, anh trên của Trần Thị DungTrần Thị Dung:
(chữ Hán 陳氏庸;?-1259) là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông, mẹ nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng.

Sau khi Lý Huệ Tông mất, bà trở thành vợ thái sư Trần Thủ Độ nhà Trần.
, kể từ khi Trần Thị Dung kết duyên với Thái tử SảmLý Huệ Tông:
(chữ Hán: 李惠宗, 1194 – 1226) là vị vua thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1211 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm (李旵) hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.
Tượng thờ vua Lý Huệ-Tông
, Trần Tự Khánh đã tỏ rõ là người có khí phách trong đại gia tộc, với quyết tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người em gái trong nội triều, đã không ít lần sự kiên quyết thái quá của ông khiến nhà vua nghi ngờ, ngay cả người cậu họ ngoại Tô Trung Từ cũng hết dạ đề phòng ông. Bằng óc quan sát tinh tế trước thời cuộc cùng cái nhìn bao quát toàn cục cuộc khủng hoảng xã hội triều Lý, việc tìm chọn một vùng đất khả dĩ có thể dựa vào đó để phát huy vai trò tài năng quân sự của mình, nuôi sức dưỡng quân mở rộng chiến lược quy mô lớn, từ đó khống chế dần các thế lực cát cứ, tạo ra vùng đệm an toàn cho kinh thành, vừa có thể gián tiếp bảo vệ được Trần Thị Dung, đại diện quyền lợi hợp pháp của tôn tộc Trần từ vô danh, đường hoàng đặt bước chân vào con đường hữu danh, hữu giá của giới thống trị. Trong tầm quan sát và óc phân tích chiến lược của ông khi đó, vùng đất Nghĩa Trụ cách kinh thành không xa, với hệ thống rạch sông, lạch nước và rừng lau sậy là địa điểm lý tưởng để trú quân, đắp luỹ có thể lập phòng tuýên lâu dài. Từ đất Nghĩa Trụ có thể dùng thuỷ binh ngược dòng sông nhánh Nghĩa Trụ rồi xuôi sông Cái đánh chiếm hoặc khống chế trực tiếp châu Quốc Oai, hoặc dùng bộ binh vượt sông nhánh sang khống chế đoạn đường từ chợ Cái đến thành Vạn Xuân. Có thể dùng Chợ Cái làm chốt chặn đường tiến quân của lộ Hồng (bọn Đoàn Thượng, Đoàn Chủ chỉ huy), lộ Khoái, tạo điều kiện bảo đảm an toàn cho kinh thành, hoặc chủ động tiến quân theo đường bộ vây hãm và khống chế các toán quân muốn vượt qua đó.

Năm Trị Bình Long ỨngTrị Bình Long Ứng:
Niên hiệu triều vua Lý Cao Tông - Triều đại nhà Lý.
thứ 6 (năm Canh Ngọ - 1210), tháng 10, Lý Huệ Tông lên ngôi, trước linh cữu Cao Tông, quần thần dâng tôn hiệu là: "Tự thiên thống ngự khâm nhân hoành hiếu hoàng đế". Vua tôn mẹ là Đàm thị làm Thái hậu cùng được tham dự việc triều chính. Lý Huệ Tông chính thức lên ngôi, nội bộ triều chính chia năm bè, bảy phái, trấn thủ các phủ lộ ra sức xây thành đắp luỹ đánh chiếm lẫn nhau tranh giành quyền lực. Từ Thuận Lưu Trần Tự Khánh thống xuất thuyền bè và quân lính đóng ở bên Tế Giang để mời người cậu là Tô Trung Từ cùng đi viếng tang vua Cao Tông, mục đích của Trần Tự Khánh muốn thăm dò thái độ của triều đình và tìm lấy một cơ hội tốt nhất để đưa Trần Thị Dung vào cung. Khi này căn cứ Nghĩa Trụ đang được hình thành giống như khu quân sự, vành đai chiến lược bí mật, với quy mô lớn dần của Trần Tự Khánh khi ông cho quân khai phá mở rộng thêm rất nhiều, khiến Tô Trung Từ cũng ngờ Trần Tự Khánh hai lòng. Biết thời cơ đưa Thị Dung nhập triều chưa đến, bởi khi này Đàm thái hậu vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến công việc triều chính, mà Lý Huệ Tông tỏ thái độ ngày càng nhu nhược, Trần Tự Khánh lại kéo quân về Thuận Lưu. Liền sau đó, Huệ Tông đã cử người về đón Trần Thị Dung, nhưng Trần Tự Khánh nhất quyết không cho đưa Thị Dung đi theo đoàn xa giá hồi cung.

Mùa xuân, tháng giêng Năm Tân Tỵ (năm 1211) là năm Kiến giaKiến gia:
Niên hiệu triều vua Lý Huệ Tông (1211-1224) - Triều đại nhà Lý (1009-1225).
thứ nhất, vua Hụê Tông lại sai người đi đón Trần Thị Dung về cung, Trần Tự Khánh dò biết tình hình triều chính vẫn còn khủng hoảng trầm trọng, Trần Thừa, Tô Trung Từ tuy giữ những tước vị cao trong triều, nhưng trước các đám nội loạn vẫn bất lực chưa thể đánh dẹp, hơn nữa Đàm thái hậu vẫn tỏ ra chuyên quyền, có vây cánh và thế lực trong triều rất lớn, hơn nữa bọn loạn đảng Đỗ Quảng vẫn hoành hành quấy phá, Tô Trung Từ chưa dễ dẹp yên, nay Thị Dung vào Triều khác gì thả nai vào miệng bầy cọp đói, dăm bè bẩy đảng sẽ tập trung quay vào xâu xé miếng mồi ngôi vị, họ Trần khi ấy khó bề giữ được cho trọn vẹn tước vị Hoàng Hậu cao quý, cơ hội trời ban cho cả dòng tộc. Lại một lần nữa Trần Tự Khánh không cho Thị Dung về triều.

Bao nhiêu công sức, tiền của được Trần Tự Khánh ngầm tung ra cho việc tuyển thêm dân binh, lo việc quân cơ, dòng tộc xây dựng kiến thiết các trại quân, đặc biệt là căn cứ Nghĩa Trụ. Trong gia đình Trần Lý, thì Trần Tự Khánh là con trưởng, phải đứng ra lo liệu mọi việc, còn Trần Thừa chỉ là em hàng thứ, là anh trên của Trần Thị Dung, nên mọi việc đứng ra tiên liệu và quyết sách đều trông vào tài kinh bang tế thế của Trần Tự Khánh.

Lần thứ ba, Huệ Tông chọn ngày Quí Dậu lại phái quân đi đón Trần Thị Dung về triều. Lần này không thể đứng ra chối từ mãi được, hơn nữa, mọi việc quân cơ phòng thủ, tiến lui đều được Trần Tự Khánh ngầm chuẩn bị đầy đủ cả, trong triều, uy thế của gia tộc Trần cũng đã tăng lên rất nhiều, Nghĩa Trụ tuy là quân doanh thứ hai của Tự Khánh, nhưng lại là căn cứ thiết yếu đối với mặt đông nam của kinh sư đã cơ bản hoàn thành, kết hợp với Thuận Lưu là căn cứ chính, rất thuận tiện cho việc dụng binh khi tiến, khi lui mỗi lúc kinh thành có động. Trước chiếu lệnh của Huệ Tông, Trần Tự Khánh liền sai quan túc trực ở nội điện là Phùng Tá ChuPhùng Tá Chu:
(chữ Hán: 馮佐周, ? - 1241), đại thần nhà Lý và nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.
cùng với viên tỳ tướng là Phan Lân, Nguyễn Ngạnh hộ tống Thị Dung về kinh sư. Trên đường hồi kinh, gặp lúc Tô Trung Từ cùng với Đỗ Quảng đánh nhau ở cửa Triều Đông nên bọn Phùng Tá Chu phải đậu thuyền ở bến Đại thông. Suốt một tuần trời, thuyền tháp tùng Trần Thị Dung vẫn chưa thể vào được kinh sư, Tô Trung Từ rất nóng lòng để đánh bọn Đỗ Quảng dẹp đường, mà lực bất tòng tâm, cuối cùng phải cho Phan Lân và Nguyễn Ngạnh mượn binh, kết hợp cùng cánh quân hộ tống, hợp sức đánh quân Đỗ Quảng thua to. Tới tháng nhuận thì bắt được Đỗ Quảng. Ngày Canh Dần lập Trần Thị Dung làm Nguyên phi. Tới Tháng 3, Tô Trung Từ vì có công, được Huệ Tông cho làm Thái úy. Được một thời gian thì Tô Trung Từ chết, Trần Tự Khánh an táng Tô Trung Từ ở làng Hoạch. Khi ấy Trần Thừa đang đóng binh ở Hải ấp, sai người đi triệu Nguyễn Trinh, Nguyễn Trinh không đến, bèn sai Tô thị dụ Trinh để giết đi.

Tô Trung Từ chết, quyền lực trong tộc họ Trần hương Tức Mặc dồn vào tay Trần Tự Khánh.

Người ở trong vùng Hồng lại nổi binh đánh ải Quảng Điểm. Trần Tự Khánh sai Lại LinhĐô thống Khu mật Tả sứ Gián nghị Đại phu Lại Linh:
làm quan trải hai triều vua Lý cuối cùng: Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Thân thế, sự nghiệp của Lại Linh được ghi rõ trong sách “Việt sử lược”. Khi làm quan, Lại Linh từng vào sinh ra tử dẹp Bắc, đánh Đông, bên trong dẹp tan bọn phiến loạn cát cứ chống lại triều đình; bên ngoài đánh đuổi quân thù phía Bắc, trừ khử giặc Nam giữ yên bờ cõi.
đốc xuất binh lính cùng với viên tướng ở Khoái Châu là Nguyễn Đường chống cự chúng. Nguyễn Đường bị người giữ ải bắt đem trao cho người ở vùng Hồng. Trần Tự Khánh tức giận, mở lối cho nước sông chảy vào các ấp (của người Hồng) rồi trở về đại quân doanh ở Nghĩa Trụ. Dân ở Khoái Châu thất vọng bèn kéo về nương tựa ở vùng Hồng. So với vùng Hồng, vùng Khoái, thì Nghĩa Trụ là vùng đất mới được Trần Tự Khánh khai phá lập quân doanh, nhưng trong tầm nhìn chiến lược, giao thông thuỷ bộ tiến thoái đều thuận tiện, có thể phát triển thành trung tâm buôn bán, là cửa ngõ kiểm soát thiết yếu của mạng lưới giao thông đường bộ từ Bắc Ninh, Nam Sách, Khoái Châu về kinh thành Thăng long. Trước Trần Tự Khánh, Tô Trung Từ đã có ý dòm ngó để mắt nhưng do tầm nhìn hạn hẹp của một ông quan nội triều, Tô Trung Từ chỉ lấy đó làm nơi trú ém quân tạm thời trên đường đi đánh dẹp các lực lượng nổi dậy chống triều Lý. Trong trận đánh nhau với Đỗ Quảng, ở bến Triều Đông, quân Đỗ Quảng và quân của Tô Trung Từ đánh nhau trọn một tuần, không phân thắng bại, chỉ khi Nguyễn Lân dẫn quân bất ngờ theo lối sông Nghĩa Trụ ngược ra sông Cái, hiệp đồng cùng cánh quân của Nguyễn Ngạnh, Tô Trung Từ đánh áp hai hướng, dồn quân Đỗ Quảng vào thế từ chủ động đến bất ngờ, rối loạn và tan vỡ hoàn toàn.

Khu căn cứ Nghĩa Trụ ngày càng mở rộng theo thời gian và theo quy mô lớn, sau mỗi trận đánh, căn cứ đã khẳng định và phát huy được tiềm năng quân sự to lớn của một vùng đất phên dậu che chắn bảo vệ cho kinh thành, dân cư được điều đến mở làng, lập ấp, sinh cơ lập nghiệp. Điều này khiến nhiều thế lực trong triều đình tức tối, coi như một cái gai trong mắt, manh nha tìm mọi cách xoá tên khu căn cứ Nghĩa Trụ của Trần Tự Khánh, loại trừ được hiểm hoạ đang ngày đêm đe doạ đến mưu đồ quyền lực của họ.

Đoàn Thượng cùng với Đoàn Văn Lôi vùng Hồng từ lâu bị cánh quân trong căn cứ Nghĩa Trụ của Trần Tự Khánh thường xuyên đe doạ, quấy nhiễu, đã nói vu Trần Tự Khánh với vua rằng: "Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ việc phế lập". Ở góc độ nhìn nhận của một ông vua gần như mất hết quyền lực, hay bị tước dần hết quyền lực bởi bà thái hậu và vây cánh thích o bế mọi hoạt động triều chính thì thông tin từ miệng của Đoàn Lôi, Đoàn Thượng như một đám lửa bén thùng dầu, từ căn cứ Nghĩa Trụ Trần Tự Khánh có thể uy hiếp kinh thành bất cứ lúc nào, trăm quan mỗi người một hướng, chỉ chăm chắm lo toan mưu lợi cho cá nhân, dòng tộc, kéo bè kết đảng, mầm loạn như cỏ non gặp đất ẩm, mưa trời sẵn sàng lấn lát triều đình bất cứ lúc nào. Nhà vua giận. Mùa thu, tháng 7, hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh, và giáng Nguyên phi Trần thị xuống làm Ngự nữ. Đồng thời hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng, nhằm tăng áp lực khống chế sự lấn lướt mở rộng quyền lực của Trần Tự Khánh xuống xứ Đông. Khu căn cứ Nghĩa Trụ của Trần Tự Khánh như miếng bánh ngon trên bàn tiệc quân cơ chờ bàn tay của triều đình vươn đến.

Ở vào thế cô lập với triều đình, nhưng Trần Tự Khánh vẫn không ngừng đem binh đi đánh dẹp các thế lực khác, vùng Tế Giang rộng lớn lau lách um tùm là địa điểm tập kết chiến lược của ông. Người vùng Quốc Oai, vùng Hồng, vùng Khoái mỗi khi muốn động binh qua đó đều hết sức e dè, sợ sệt trước lối hành quân xuất quỷ nhập thần của các cánh thuỷ, bộ quân đang tập kết trong quân doanh Nghĩa Trụ, quân triều đình cũng nhiều lần muốn tiến đánh nhưng đều e ngại thuỷ thổ vùng này, đây cũng là một lợi thế tác chiến tuyệt vời của cánh quân Nghĩa Trụ. Dựa vào căn cứ phòng thủ giữ vững toàn vùng Tế Giang, và khống chế tuyệt đối các vùng đất phía Đông Nam với kinh thành. Chọn được địa thế vững vàng làm căn cứ, Trần Tự Khánh lại cất quân đi mở rộng thêm lãnh địa cát cứ bằng việc dẫn quân tiến đánh chinh phạt các vùng đất khác.
Nhận được tước Hầu của vua phong nhờ việc cô lập triều đình với Trần Tự Khánh, tuy chưa loại hẳn được căn cứ Nghĩa Trụ, nhưng căn cứ này cũng như chủ của nó đang dần bị yếm thế, ít nhất cũng là trong mắt Đoàn Thượng. Để thử sức phản vệ của căn cứ Nghĩa Trụ, Tế Giang, Đoàn Thượng mở một trận đánh nhỏ, mang tính chiến lược nhằm dẫn người ở vùng Hồng đánh Nam Sách, Phạm Võ đang trấn thủ xứ ấy sợ hãi vội đầu hàng. Thừa thắng, Đoàn Thượng sai viên tướng của họ là Đoàn Trì Lỗi giữ Nam Sách rồi rút quân đi. Đoàn Trì Lỗi vốn là viên tướng chỉ quen việc chém giết, đánh nhau, không thể chiêu tập, thu phục được dân chúng ở nơi ấy theo nên bị Phạm Võ trở lại dẫn binh đánh lén, Trì Lỗi bị giết ở bến sông. Người vùng Hồng lại đốc xuất binh lính qua sông đánh Nam Sách. Người Nam Sách chạy trốn ở núi Kỳ Đặc, thủ lĩnh Phạm Võ vì mắc tai ách mà chết, khiến dân Nam Sách hoang mang, phải cử người đi cầu cứu Trần Tự Khánh. Trần Tự Khánh sai tướng là Đinh Khôi xuất binh từ bến Tế Giang, xuôi theo sông Nghĩa Trụ hợp cùng cánh quân đồn trú ở Nghĩa Trụ xuôi đến cửa Tranh sông Khoái và hành binh theo hai đường thuỷ bộ bất ngờ tiến đánh vùng Hồng. Quân vùng Hồng thua chạy vì vậy Nam Sách được giải cứu. Bình định xong vùng Hồng, Trần Tự Khánh lại đi Kinh lược Lạng Châu đến tận núi Tam Trĩ. Hầu hết đất đai Trần Tự Khánh lấy được cả. Tháng chạp Trần Tự Khánh rầm rộ kéo binh đến đóng ở bến Tế Giang.
Thái hậu nghe quân đến, ngờ Trần Tự Khánh có ý mưu việc phế lập. Trần Tự Khánh bèn cắt tóc mà thề với trời đất rồi lại sai công chúa Thiên Trinh tâu với bà Thái hậu rằng là mình không có ý chi khác. Thái hậu cũng không tin. Một đêm bà Thái hậu sai bắt Nhân Quốc Vương và hai Vương Tử là người con trai thứ sáu, người con trai thứ bảy, cả ba đều bị đem dìm xuống cái giếng trong khu nhà của vua, để vùi lấp cái manh mối của việc cải lập. Xong rồi sai khiêng những cái thây ấy để ở ngoài cửa cung Lâm Quang. Các quan viên theo hầu vua đều sợ Thái hậu nên không dám nhìn. Chỉ có một viên quan nhỏ là Trịnh Đạo khóc than vô cùng thảm thiết rằng: "Tiên quân đi đâu mà khiến cho ba người con bị hại như thế này!...

Trong dân gian còn tương truyền khi Vua Cao Tông vừa mới mất, câu đồng dao:

"Cao Tông táng vị tất,
Tam thi tích vi nhất"
.

Dịch nghĩa:

"Cao Tông mất chưa táng,
Ba thây một đống nằm"
.


Năm Nhâm Thân (năm 1212) là năm Kiến gia thứ 2:
Từ khi người cậu của Trần Tự Khánh là Tô Trung Từ chết, với tiềm lực quân sự sẵn có trong tay, lại được sự đồng lòng dốc sức của hết thảy mọi người trong gia tộc Trần hương Tức Mặc. Mùa xuân, tháng giêng, tranh thủ sự ửng hộ của một số các thân quan trong triều, nhằm củng cố lại đội ngũ tướng suý dưới trướng, Trần Tự Khánh đã cùng với Nguyễn Tự khi ấy đang trấn ở Quốc Oai tiến hành một cuộc họp quân sự trên bến Triều Đông, với mục đích sẻ chia quyền bính. Dòng sông Cái khi ấy cũng có thể ví như một giới tuyến chiến lược của hai thế lực đang mỗi ngày một lớn mạnh luôn manh tâm lấn lướt lẫn nhau, thậm chí tiêu diệt nhau, bên cạnh quyền lực của triều đình, mà thực chất quyền lực triều đình khi này cũng chỉ trên danh nghĩa tượng trưng, chỉ là sự hoà hợp giả tạo mang tính chiến thuật của hai khối óc quân sự Trần Tự Khánh và Nguyễn Tự. Mang tính chất trung tâm của cuộc đối kháng quân sự là căn cứ Nghĩa Trụ mà Trần Tự Khánh đã dày công xây dựng tạo lập, có thể coi như một điểm tựa vững chắc phòng bị, thế thủ, công tiến hậu thuẫn cho cuộc vượt sông Cái của quyền lực Trần Tự Khánh sau này, và của cả triều đại nhà Trần đang manh mún phôi thai. Bên vùng Quốc Oai, quyền lực của Nguyễn Tự cũng góp phần hạn chế rất nhiều sự phát triển chiến lược của Trần Tự Khánh từ phía nam vùng Thuận Lưu tới kinh sư, bằng đường bộ và cả đường thuỷ. Sự hoà hợp bất đắc dĩ đã chia đều thuận lợi cho hai bên phục vụ đắc lực cho mưu đồ toan tính lâu dài. Trần Tự Khánh cùng Nguyễn Tự đã thề là đến chết vẫn kết giao với nhau mà hết lòng giúp nước, cùng chung sức đồng lòng phục vụ triều đình dẹp yên cho dân cái họa nhiễu loạn. Rồi hai người tự chia định địa giới theo hai bờ con sông lớn, mỗi người tự quản lãnh mọi việc một bên. Từ Thượng Khối đến Na Ngạn, con đường ven theo Bắc Giang và làng ấp ở Lục Lộ thì thuộc về Trần Tự Khánh. Từ Kinh Ngạn đến Ô Diên thì thuộc về Nguyễn Tự. Và món quà, con đẻ của sự hoà hợp này dâng tặng cho triều đình nhà Lý khi ấy là cuộc ước hẹn tháng 3 họp binh đánh người vùng Hồng, mục đích loại trừ Đoàn Thượng ra khỏi bàn tiệc quyền lực nội triều.

Ngày Canh Tuất nhà vua phong Trần Tự Khánh lên tước Hầu với danh hiệu là Chương Thành. Cho người em (trai) của Thái hậu là Đàm Kinh Bang tham dự vào triều chính. Trần Tự Khánh lại trở về bến Tế Giang tập hợp chỉnh huấn quân binh. Căn cứ Nghĩa Trụ qua một giai đoạn tưởng chừng lao đao không còn đủ sức để làm tròn trách nhiệm lịch sử của nó, nay lại được tiếp tục tân tạo với quy mô lớn hơn gấp nhiều lần, bởi hơn ai hết, Trần Tự Khánh đã lường trước được sự xuất hiện của Đàm Kinh Bang, cũng đồng nghĩa với việc Thái hậu khẳng định và phô trương quyền thế của mình với các bè phái khác thân vua và không thân vua. Con bài Đàm Kinh Bang chính là lời nhắc nhở gián tiếp của Thái hậu tới Trần Tự Khánh trong trò chơi chính trị quyền lực, vùng đất Tế Giang và căn cứ ngầm Nghĩa Trụ của Trần Tự Khánh không thể đe doạ được đến sự phát triển quyền bính của bà trong triều, sự thật thì trong mắt bà Thái hậu khi ấy, căn cứ này cũng chỉ được coi như là nơi tụ họp, đi lại trú ẩn của đám trộm cướp, hành động cướp phá lén lút của cải trong kinh sư tuy có chướng tai, chướng mắt đôi dtxcIIP11chút nhưng không thể trực tiếp đe doạ đến vị thế của bà được.

Tháng 2, Nguyễn Tự đánh người Cát Lợi là Ngô Thưởng Vu và Võ Cao, bị tên bắn trúng bèn trở về ở ngõ Tây Dương. Hơn một tuần (hơn 10 ngày) thì vì lầm lỡ ăn nằm cùng với đàn bà nên khí độc lại phát lên mà chết. Nhà vua sai người đến vỗ về dân chúng ở đấy. Nhưng người vua sai ấy bị tên phó tướng ở đấy là Nguyễn Cuộc giết. Nhà vua giận lắm, mới tự làm tướng dẫn quân đi đánh Nguyễn Cuộc ở ngoài thành Tây Dương. Lúc tiến đến ngõ Phổ Hỷ, quan quân nhà vua thua to. Cây bảo kiếm nhà vua dùng cũng mất. Vua phải ra roi giục ngựa mà chạy về đến ngõ Diêu Tắc mới thoát được.

Nguyễn Tự lâm nạn, phó tướng Nguyễn Cuộc nổi lên tiếm quyền, sức đối trọng chiến lược cơ bản của Trần Tự Khánh coi như đã được giải quyết, dưới danh nghĩa giữ trọn lời thề với người đã khuất trên bến Triều Đông, Trần Tự Khánh không hề có một phản ứng cụ thể nào về mặt quân sự, căn cứ Nghĩa Trụ vẫn im lìm trong giấc ngủ bí ẩn của nó hay của Trần Tự Khánh cũng vậy, buộc vua Lý phải thân hành đốc quân vỗ về trấn áp đám quân cũ của Nguyễn Tự đang như rắn mất đầu. Nguyễn Cuộc đã thẳng thừng quay giáo chống lại mọi phủ dụ của vua và khi đích thân vua dẫn quân tới chinh phạt, đã bị chúng đánh trả quyết liệt. Trần Tự Khánh tuy quân thuộc khi này đã khá lớn mạnh, nhưng vẫn án binh bất động, đám dân, quân binh Nghĩa Trụ vẫn thản nhiên thả thuyền gác mái nghe ngóng tin tức từ bên kia sông đưa về. Cuộc án binh lần này cũng là một con bài đáp trả lại hành động coi thường sức mạnh cũng như tiềm lực quân sự tàng ẩn trên dải đất ven sông của dòng nhánh phía đông nam dòng sông Cái.

Khu căn cứ Nghĩa Trụ mỗi ngày một phát triển, đến năm Quí Dậu (năm 1213) là năm Kiến gia thứ 3: lực lượng dân, quân binh được tổ chức thành những đội ngũ riêng có kỷ cương, kỷ luật nghiêm khắc. Các gò hoang, bãi lầy, đụn cát bồi sau mùa nước lũ rút được biến thành ruộng lúa, bãi ngô, cung cấp một phần lương thực cho quân Trần Tự Khánh. Thế lực của Trần Tự Khánh mỗi năm thêm mạnh, đối với triều đình, đây thật sự đã trở thành mối hoạ cần sớm được dẹp bỏ. Đặc biệt từ phía Đàm thái hậu, mỗi khi nghĩ đến sự lớn mạnh không ngừng của thế lực Trần hương Tức Mặc, không còn là đối thủ rình dập đe doạ đến thế lực riêng của bà nữa, mà nó đã trở thành mầm cây quyền lực đang độ sung sức nhất, nó đã cắm sâu được bộ rễ khủng khiếp của nó vào miếng đất quyền lực màu mỡ của triều đình, là mối đe doạ thực sự đối với bất cứ thế lực nào muốn cản ngăn sự phát triển của nó, kể cả ngai vàng của vua. Trước nguy cơ đe doạ lơ lửng trên chiếc ngai vàng, Thái hậu quyết định dùng chiêu bài quyết định, chọn lấy yếu tố bất ngờ làm kế sách để tiêu diệt, triệt phá bằng mọi giá cái căn cứ cột sống, bàn đạp tiến quân khống chế chiến lược kinh sư và các châu quận, lộ của thế lực Trần Tự Khánh. Mùa xuân, tháng giêng Thái hậu ngầm sai tên Tiểu thị vệ Hỏa đầu là Vương Thường đi mời viên tướng đạo Phù Liệt là Phan Thế về, cùng bọn Ngô Nãi ở đạo Bắc Giang ước hẹn với nhau đến ngày Giáp dần tháng ấy thì cùng phát binh đánh lén Trần Tự Khánh.

Ngày Giáp dần bọn Vương Thường và Phan Thế tiến đánh úp quân của Trần Tự Khánh ở ngoài cửa Đại Hưng và muốn nhân đó vào hậu cung bắt người mẹ là Tô thị. Phạm Thị biết được cái mưu ấy bèn ngầm đem Tô thị leo qua thành rồi lên ghe mà đi trốn.

Lúc bấy giờ trong quân không có phòng bị nên vừa thấy quân của Vương Thường và Phạn Thế mới đến là đều thua chạy. Trần Tự Khánh ở tại bến Đại Thông không hay biết gì cả.

Thái hậu ra tay đánh úp quân của Trần Tự Khánh, các cánh quân trong quân doanh chao đảo, bị tiến công bất ngờ lính tráng trong quân lâm vào thế hoảng loạn, riêng căn cứ Nghĩa Trụ dựa vào dòng sông nhánh làm thế phòng thủ chính phía đông bắc, hợp cùng tuyến đê Văn Giang trở thành thành luỹ phòng thủ tự nhiên hết sức hữu hiệu, khi các mũi quân của Ngô Nãi từ Bắc Giang theo các hướng Cửu Cao, và Vạn Xuân tràn về Chợ Cái tập kích qua sông đánh phá dữ dội đều bị các toán quân trong Nghĩa Trụ phản kích, đẩy lùi. Sông Nghĩa Trụ trở thành chiến tuyến bất khả xâm phạm đối với các mũi tiến quân của đạo quân Bắc Giang.

Đáp trả hành động của Thái hậu, và cũng ngầm khẳng định thế lực của mình, nhằm răn đe những bè phái trong nội triều, với quyền lực hậu cung, đang nhăm nhe chờ cơ hội phản lại quyền lực tối quan trọng của một vị quan trụ quốc là một trận càn quét, cướp phá vào cung cấm ngày Tân Dậu của Trần Tự Khánh và ngang nhiên đốt phá cầu Ngoạn Thiềm, sau đó lại kéo quân về bến Đại Thông củng cố, rà soát lại thiệt hại từ các quân doanh. Trách nhiệm giữ yên mặt Bắc Giang là của Nguyễn NộnNguyễn Nộn:
(阮嫩, ? -1219 hoặc 1229) là một sứ quân nổi dậy chống lại triều đình vào cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Nộn người xã Phù Dực (huyện Tiên Du), nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam.

Theo Đại Việt sử lược, Nguyễn Nộn là người có gương mặt đẹp, lại có lòng bao dung, có tính bình thản thanh thoát.

Theo phả hệ họ Nguyễn, ông là cháu 5 đời của Định quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh.
, một bộ tướng của Trần Tự Khánh, để xảy ra binh biến bất ngờ như thế, đầu mối nghi ngờ của Trần Tự Khánh đang hướng về Nguyễn Nộn. Với sách lược một mũi tên bắn hai mục tiêu, Trần Tự Khánh liền phái người sang Bắc Giang mời Nguyễn Nộn về. Nguyễn Nộn vừa về đến nơi, Trần Tự Khánh liền dùng dây thép trói lại năm vòng bỏ ngục, mục đích răn đe cho các tướng khác biết trách nhiệm nặng nề của mình khi được giao toàn quyền cai quản quân cơ trên một vùng đất.

Sau cú trả đũa nhằm vào cung cấm, bộ mặt đại diện quyền lực của thái hậu và nhà vua. Trần Tự Khánh vô hình chung đã nổ phát pháo hiệu tuyên cáo cho làn khói quyền lực của tộc Trần hương Tức Mặc bắt đầu hình thành và bao trùm lấn lướt dần lên trên quyền lực của toàn bộ triều đình. Là phát pháo nổ vào giữa giấc ngủ mê muội của các vị quan đại thần nội triều còn đang mơ hồ ngơ ngác, ngờ vực về khả năng tổ chức quân sự và tài thao lược của đám quan tộc Trần vốn quen nghề chài lưới nơi đầu sông góc biển. Và tất nhiên, phát pháo này cũng gây ra đôi chút thức tỉnh khó chịu cho vị vua triều Lý vốn dĩ quen ru mình trên chiếc giường chính trị đương triều, bên nền nhạc giao hưởng bè trầm của những vị nịnh thần luôn túc trực và đang len lén đặt trộm chân lên chiếc giường chính trị và quỳên lực tưởng như tối thượng ấy.

Sự giật mình thức tỉnh muộn màng ấy của vị đương kim hoàng thượng cũng phần nào giúp cho mối hoạ nội loạn trong nước thêm cơ hội tốt để bùng phát thành những cơ thể sống có sức mạnh của đám cháy lớn, chứng cứ là ngày Nhâm Tuất nhà vua ra lệnh cho quan Thái úy ở doanh Thượng khối là Đàm Dĩ Mông cùng tước Hầu vùng Hồng là Đoàn Thượng đều phải đến hội họp. Đàm Dĩ Mông vốn là quan công thần trụ quốc từ đời Lý Cao Tông, sau mỗi lần thăng giáng tước vị, đều tỏ ra là một trung thần, Huệ tông có thể dựa dẫm vào mỗi khi triều chính lung lay, suy yếu. Đoàn Thượng vốn có sẵn mối lo quyền lực đang bị Trần Tự Khánh lấn lướt, luôn bị ám ảnh bởi cánh quân của Trần Tự Khánh ở căn cứ Nghĩa Trụ liền kề sát nách, đêm ngày nhòm ngó, kiểm soát các đường thông thương quan yếu từ Hồng châu đến kinh sư nên cũng quyết tâm dựa thế triều đình để đánh dẹp. Được lệnh của Hụê tông, liền đốc thúc quân binh ngày đêm tiến đánh Trần Tự Khánh. Chiến tuyến dọc sông Nghĩa Trụ bị các mặt quân triều đình và quân của Đàm Dĩ Mông từ Thượng Khối (Thổ Khối) tràn về kết hợp cùng cánh quân Đoàn Thượng từ Hồng Châu đánh tốc lên buộc cánh quân Trần Tự Khánh phải rút dần về mạn Phù Liệt, An Duyên sau đó kết hợp với thuỷ binh ở đây dồn sức phản công lấy lại căn cứ. Quân của Đoàn Thượng dồn ép bao vây chặt khiến các cánh quân còn lại trong căn cứ phải bỏ chạy trốn về cố thủ ở Mễ Sở, chờ cơ hội tìm đường về căn cứ chính ở Thuận Lưu. Tháng 3, lại bị cánh quân của nhà vua tiến công cho lao đao. Cánh quân này do đích thân vua tự làm tướng đi đánh Trần Tự Khánh. Trận đánh này ở Mễ Sở diễn ra khá lâu, khiến quân binh hai bên đều tổn hại. Biết quân mình thế cô, Trần Tự Khánh quyết định ra lệnh rút quân khỏi Tế Giang, dồn sức đánh lấy châu Quốc Oai, châu này phải hàng và lấy đó làm căn cứ tạm thời để đối kháng với kinh sư thay cho căn cứ Nghĩa Trụ, khi này đang bị cánh quân của Đoàn Thượng trấn giữ.

Ngày Ất Sửu, Trần Tự Khánh thả Doãn Tín Dực trở về kinh sư. Rồi nhân đó, Trần Tự Khánh đem nhiều của đút lót cho Doãn Tín Dực mà bảo Dực rằng: "Ông về đấy hãy khéo vì ta mà tâu trình cho ở vương cung được rõ cái lòng chung thủy, cái khí tiết của ta để ở đấy đừng có nghe theo lời sàm siểm của kẻ tiểu nhân, khiến cho tôi được bảo toàn tính mệnh nhé". Doãn Tín Dực về đến kinh sư, nhà vua hỏi đến Trần Tự Khánh. Doãn Tín Dực tâu rằng Trần Tự Khánh có lòng soán nghịch nhà vua cùng Thái hậu càng oán ghét Khánh.

Trần Tự Khánh sau mọi thất bại trên các chiến trường, năm Giáp Tuất (năm 1214) là năm Kiến gia thứ 4, lui về cố thủ ở châu Quốc Oai. Chịu để mất đi vùng đất Tế Giang và căn cứ Nghĩa Trụ là mất đi căn cứ hậu thuẫn vững chắc cho chiến lược phát triển quyền lực của ông, đó cũng là điều dự báo trước cho sự thất bại, gần như phá sản hoàn toàn của chiến lược vươn tới từng nấc thang danh vọng tuyệt đối. Sự phản bội lại lòng trung thành của ông với triều đình (có thể do ông nghĩ thế) của triều đình và đặc biệt là lời tâu của Doãn Tín Dực với vua khi thực hiện vai trò cầu nối giưã Trần Tự Khánh và vua đã không trọn vẹn theo chiều hướng của Tự Khánh. Nên mầm hoạ đã thản nhiên mọc lên trên chiếc giường chính trị của ông vua lúc mê lúc tỉnh Lý Huệ Tông.

Tháng giêng, Chương Thành hầu Trần Tự Khánh đã hội họp các đạo binh lại mà thề nguyền tại miếu thờ Đỗ Thái úy ở Đông Phù Liệt để quyết đánh kinh sư. Thực hiện kế hoạch này, Trần Tự Khánh chia quân ra làm hai đạo là thủy quân và lục quân. Lục quân do Phan Lân và Nguyễn Nộn chỉ huy đem binh ở Quốc Oai theo con đường Bình Nhạc tiến đánh theo Lục Lộ.

Trần Tự Khánh tự lãnh binh thuyền đóng ở sông Tha Mạc (còn đọc là Đà Mạc). Trần Thừa được lệnh kết hợp cùng Trần Tự Khánh đánh mặt hữu ngạn sông Lô. Trần Thủ Độ, Trần Hiến Sâm và Nguyễn Ngạnh đánh mặt tả ngạn sông Lô. Vương Lê, Nguyễn Cải dẫn binh đánh cầu Nổi thuộc bến Triều Đông.

Trước tình thế uy hiếp kinh sư như thế của Trần Tự Khánh, nhà vua đành tự làm tướng dẫn quân đi đánh Trần Tự Khánh, lại gặp lúc có sương mù lớn, trời đất đen tối, người ở trong thuyền không phân biệt được nhau thì quân của nhà vua tiến đến Mễ Sở. Không ngờ lại gặp quân của Vương Lê và Nguyễn Cải đang chuẩn bị hành binh vòng về chốt giữ cầu Nổi, thấy thuyền của quan quân triều đình dò dẫm trong màn sương mù dày đặc, vội hô quân đánh trống reo hò làm núng lòng tiền quân của nhà vua khiến quân lính của nhà vua tự nhiên tan vỡ, quân sĩ không rõ thực hư đều vội bỏ thuyền, lên bộ mà chạy thoát thân, vua Lý Huệ Tông cũng vội bỏ thuyền lên bờ chạy trốn. Trong trận này quân của Vương Lê, Nguyễn Cải bắt được thuyền rồng của nhà vua.

Trần Thừa vì muốn tiến đánh mặt hữu ngạn sông Lô nên mới kéo binh đi trước. Khi đến bến An Duyên thì gặp Đàm Dĩ Mông và An Nhân Vương (tướng quân phía nhà vua) lãnh đạo Bắc Giang. Các đạo quân hai bên dàn trận xáp chiến, đều tung hết những lính tinh nhuệ ra nghinh chiến. Quân hai bên đều tổn hại rất nặng.

Bọn Trần Thủ Độ, Trần Hiến Sâm (đánh mặt tả ngạn sông Lô) nhân vì thắng trận mới tiến đến đánh bến Từ Đông, lại thắng nữa. Bọn Phan Lân nhân khi đến chợ Dừa (chợ cây dừa) gặp tướng vùng Hồng là Đoàn Cẩm, Võ Hốt đều bị thua phải chạy, vượt sông qua Phù Kiều (Cầu nổi) thuộc bến (Triều) Đông mà về.

Các trận đánh theo quy mô lớn, đồng loạt diễn ra trên diện rộng khiến quân triều đình và quân các châu lộ hết sức khiếp đảm, đủ biết thực lực của triều đình nhà Lý khi ấy như cây tre nhỏ gốc, nặng cành oằn trước gió, chỉ với một nhúm quân của bộ tướng trong dinh Trần Tự Khánh đánh trống reo hò bên đất Mễ Sở - Tế Giang cũng khiến vua tôi triều đình phải bỏ cả thuỳên rồng mà thoát chạy. Trần Thị Dung tuy là đương kim hoàng hậu, là chỗ dựa hợp lý của cả tộc Trần hương Tức Mặc, trong hoàn cảnh nội triều hoàn toàn không còn hy vọng, bởi quyền bính hậu cung luôn bị thái hậu chi phối cầm chừng, và tìm mọi cơ hội để loại bỏ. Mạng sống của hoàng hậu đương triều là lá bài danh gia cuối cùng của Trần Tự Khánh, đang đứng trước nguy cơ bị loại bỏ khỏi vương triều. Việc mở rộng quy mô các trận đánh, đánh nhiều trận trên diện rộng nhằm bao vây cô lập hoàn toàn kinh sư là phương án, là chiếc dây an toàn thiết thực nhất gia cố cho sức nặng của quân bài chính trị Trần Thị Dung, tạo ra sức ép chính trị to lớn cho thế lực tộc Trần trước bàn tay đầy tham vọng quyền lực của thái hậu, đây cũng là phương án tác chiến sống còn của Trần Tự Khánh nhằm lấy lại vùng đất Tế Giang, yết hầu phía đông của kinh sư và căn cứ Nghĩa Trụ huyết mạch giao thông thiết yếu dự trữ tiềm năng quân sự to lớn cho công cuộc thôn tính và mưu đồ bá vương của tộc Trần sau này.

Cuộc phản kích quân sự trên diện rộng của Trần Tự Khánh đã có những thắng lợi trên nhiều phương diện, khiến nhà vua sau trận Mễ Sở phải rút về đóng quân ở trại Trà Đình. Nghe tin báo các đại quân xung trận đều bị thua to cả sợ, vội sai hộ vệ xa giá vào trong cung cấm đón Thái hậu lên thuyền cùng chạy sang Lạng Châu.

Trên đường rút chạy khỏi kinh sư, qua vùng đất Đại Thất ở Thiên Đức (Bắc Ninh), thì gặp toán quân của Đàm Dĩ Mông đang lo đắp luỹ dựng thành chống nhau với quân tộc Trần. Thấy vua có ý định rời bỏ kinh thành, Đàm Dĩ Mông gào khóc thảm thiết, rồi lại ngăn lại thưa rằng: "Lạng Châu, đường xá xa xôi, đất đai nhiều chướng khí, không phải là chỗ yên thân. Nay bệ hạ lánh nạn mà đi đến cái xứ ấy để lánh thì chẳng khác nào chạy trốn chỗ nóng bức mà đi vào trong lửa, như vậy có ích lợi gì! Xin bệ hạ hãy tạm lưu lại đây, rồi sai bọn tôi đốc xuất người vùng Hồng lại cùng với kẻ kia giao chiến để làm cái kế lo liệu cho về sau. Rủi như không lợi thì sau đó nhà vua hãy đi cũng chưa phải là muộn". Vua nghe theo lời ngăn cản của Đàm Dĩ Mông triệu người vùng Hồng, nhưng Người vùng Hồng không đến, bởi khi ấy, các cánh quân của Trần Tự Khánh đang đồng loạt bao vây phản kích đánh chiếm lại các vùng đất đã mất về tay Đoàn Thượng khi trước, và đặc biệt là căn cứ Nghĩa Trụ, khi này đã hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Trần Tự Khánh khiến mọi con đường phía Đông dẫn về kinh sư đều bị tê liệt. Vì vậy mà chạy về vùng Hồng lúc này, là điều khiến Nhà vua lo lắng.

Cuộc ra quân chiến lược với quy mô lớn thu lại những thắng lợi rực rỡ, vượt qua cả sự mong đợi của Trần Tự Khánh và nhiều bộ óc quân sự trong tộc Trần khi ấy. Để mừng thắng lợi, Trần Tự Khánh liền cho họp binh tại Hạc Kiều (cầu Hạc) và phân chia tướng soái đi vỗ về các đạo để tập hợp nên các đội binh mới, nhằm củng cố lại bộ máy quân sự và âm mưu quan trọng hơn cả là thu hút thêm sức quân phục vụ cho chiến lược lâu dài.

Việc phân tán bộ tướng tin cẩn đi phát triển và trấn giữ các vùng đất mới là yêu cầu hết sức cấp thiết để đáp ứng cho nhu cầu kiện toàn hoàn chỉnh quân đội, và bộ máy chiến tranh của vương triều, các thế lực mới là công cụ đắc lực nhất, đáp ứng cho nhu cầu khổng lồ về nhân mạng phục vụ cho các cuộc hỗn chiến trên chiến trường. Mỗi vùng đất mới khi tổ chức cai trị khai thác tiềm năng quân sự, nhân sự, kinh tế cần những thuộc hạ và vây cánh thân tín trấn giữ. Trần Tự Khánh đã không ngần ngại trao quyền thống lĩnh mỗi vùng đất cho tuỳ tướng của mình đã chứng tỏ khát vọng và khả năng phán đoán, dùng người của ông rất tài tình, sau này các thuộc tướng được ông cắt cử đi trấn giữ các vùng đất mới đều tỏ ra xuất chúng, có tài kinh bang như Phan Lân giữ Siêu Loại, Trần Thủ Độ giữ Lạng Ải cửa ngõ nối liền các vùng đất, kinh sư với Nghĩa Trụ và vùng Hồng. Trấn thủ xứ này cũng đồng nghĩa với việc công khai chia sẻ quyền lực triều đình và áp đặt sự thống trị ngầm với các thế lực khác, cụ thể là với Đoàn Thượng, vị tướng già trụ cột của triều đình khi này vẫn một mực từ chối nhìn nhận sức mạnh quân sự và khả năng thống lĩnh quân đội, bá chủ các vùng của Trần Tự Khánh và quyền lực của Trần tộc.

Việc phái Trần Thủ Độ, chàng thanh niên trẻ hừng hực tinh thần chiến đấu vì quyền lợi và danh gia Trần tộc trong nội triều đi giữ Lạng Ải, đã chứng tỏ nhãn quan quân sự của Trần Tự Khánh có sức bao quát chiến lược tuyệt vời.

Riêng với Đoàn Thượng, vị tướng già đang say ngủ giữa giấc mơ quyền bính vàng son từ các đời vua trước, nay gặp phải lực cản quân sự của Trần Thủ Độ là phải đương đầu với một thực tế là sức mạnh và tiềm năng quân sự của họ Trần không ngừng phát triển lớn mạnh qua các thế hệ tướng trẻ tài ba nối tiếp xuất hiện trên chiến trường, buộc vị tướng già phải giật mình thức tỉnh, thừa nhận.

Chiến trường đã chứng minh bằng cuộc đối đầu với Trần Thủ Độ, Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi và Đoàn Khả Như thua trận chạm trán này phải rút binh chạy về Bắc.

Căn cứ Nghĩa Trụ sau một thời gian dài bị tàn phá bởi cánh quân Đoàn Thượng, các thành luỹ, trại trú quân, các khu dự trữ lương thực và các vùng dân cư đồn trú đều bị cướp phá, tổn hại nặng nề, bao nhiêu công sức của cải của Trần Tự Khánh đầu tư xây dựng trước kia nay thành tro bụi, vùng căn cứ xưa một thời sầm uất, náo động ngày đêm, nay chỉ còn lại các gò hoang, lạch nước lau sậy bị cháy nham nhở, đen thui. Dân cư khu trú qua các cuộc binh biến đều tản mát đi các nơi khác lánh nạn binh đao, vùng đất có địa thế và tầm quan trọng bậc nhất trong chiến lược quân sự khống chế kinh sư một thời, đã bị Đoàn Thượng và triều đình nhà Lý bỏ quên, hoặc không nhìn nhận thấy. Lấy lại được căn cứ Nghĩa Trụ, Trần Tự Khánh như tìm lại được thanh gươm sức mạnh quyền lực cuả mình thất lạc một thời, ông ráo riết triển khai kinh lược nhằm phục hồi lại vùng đất chết ấy. Việc cắt cử Trần Thủ Độ trấn thủ Lạng Ải là tạo vành đai an toàn bảo vệ cho công cuộc tái thiết căn cứ quân sự quan yếu này. Tự Khánh đã nhìn thấy trong đám bộ tướng của mình kẻ có năng lực làm được việc đáp ứng đúng và đủ mọi yêu cầu của một người đứng đầu có khả năng tổ chức và làm hồi sinh lại vùng đất chết ấy, công việc này ông chọn giao cho gia tướng Lại Linh trấn giữ Nghĩa Trụ và tuyển mộ dân binh phục vụ cho công việc tái thiết căn cứ với quy mô lớn.




 ❧ ❀ ❧

0 nhận xét:

Post a Comment