Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà cách mạng Lê Văn Lương (28/3/1912 - 28/3/2012)
_ Quang Dũng _
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28-3-1912 trong một gia đình Nho học yêu nước tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 15 tuổi, khi đang học trưởng Bưởi cùng đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đồng chí đã được giác ngộ cách mạng và gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên(VNCMTN). Sau Đại hội Kỳ bộ Bắc kỳ của Hội VNCMTN (năm 1928), thực hiện chủ trương vô sản hóa, đồng chí vào Sài Gòn, hoạt động trong phong trào công nhân dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Gia Tự. Ngày 23-3-1931, đồng chí trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân Hãng dầu Sô-cô-ny, sau đó, bị địch bắt cùng đồng chí Phạm Hùng, Lý Tự Trọng, giam ở Khám lớn Sài Gòn và bị kết án tử hình trong vụ án Đảng cộng sản Đông Dương(14-5-1933). Không đủ chứng cứ, thực dân Pháp giảm xuống án chung thân, đày đi Côn Đảo (tháng 1-1934).
Biến nhà tù thành trường học và rèn luyện khí tiết người cộng sản, suốt thời gian bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương đã cùng chi ủy nhà tù lãnh dạo nhiều cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống, tổ chức vượt ngục; tự học tập lý luận, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong tù và biên soạn dịch tài liệu gửi về cho Đảng trong đất liền. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đồng chí cùng với các đồng chí Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Trần Ngọc Danh... đấu tranh với chúa đảo, yêu cầu bàn giao chính quyền cho tù chính trị (vào cuối tháng 8 năm 1945). Báo Độc lập do đồng chí làm chủ biên, tuyên truyền đắc lực cho đường lối cách mạng của Đảng về việc củng cố nền độc lập tự do của Tổ quốc. 11 năm bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân; không chỉ liên tục tham gia chi ủy nhà tù, mà còn đóng góp trí tuệ quý báu cho việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và giữ vững ngọn lửa đấu tranh nơi gông xiềng tàn bạo nhất của đế quốc Pháp ở Đông Dương. Ngày 23-9-1945, đoàn tàu của Ủy ban hành chính Nam Bộ rời Côn Đảo, chở đoàn tù chính trị 2.000 người, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương trở về vòng tay chờ đón của đồng chí, đồng bào.
Tháng 10-1945, đồng chí Lê Văn Lương được cử làm ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam bộ; hai tháng sau, đồng chí được cử ra Hà Nội, giúp đồng chí Trường Chinh chỉ đạo báo Sự Thật và Nhà xuất bản Sự thật. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí được Đảng tín nhiệm chỉ định làm Bí thư Văn phòng Thường vụ TW, ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng (năm 1947), sau đó là Trưởng Ban Tổ chức TW thay đồng chí Lê Đức Thọ vào miền Nam công tác. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), đồng chí được bầu vào Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, sau đó là Ủy viên chính thức Bộ Chính trị. Năm 1954, đồng chí làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trọng nhân tài và lớp người đi trước, đồng chí tranh thủ được sự hợp tác nhiệt thành của cụ Phan Kế Toại trong Bộ Nội vụ, đóng góp tâm huyết cho Dân, cho Nước trong công cuộc xây dựng chính quyền mới của nước VNDCCH.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), đồng chí được bầu lại vào BCH TW Đảng và ở trong Ban Bí thư, điều hành công việc hàng ngày của Ban Bí thư bên cạnh Tổng Bí thư Lê Duẩn. Năm 1968, đồng chí thay đồng chí Lê Đức Thọ đi hội nghị Pa-ri, làm Trưởng Ban Tổ chức TW. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Dù bất kỳ ở cương vị nào, đồng chí Lê Văn Lương luôn luôn là một người cộng sản kiên cường, trong sáng, mẫu mực. Đồng chí Hoàng Tùng đã dành những dòng trân trọng khi viết về đồng chí Lê Văn Lương: “anh là người có bản lĩnh, không bao giờ khuất phục trước uy quyền, cần cù, giản dị, thận trọng từ việc nhỏ đến việc lớn, đối xử công bằng, có trách nhiệm, tình cảm đồng chí đối với mọi người. Sức thuyết phục của anh là sự chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc và thông cảm, hiểu thấu cả những chỗ yếu của con người mà đối xử khoan dung"(1).
Biến nhà tù thành trường học và rèn luyện khí tiết người cộng sản, suốt thời gian bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương đã cùng chi ủy nhà tù lãnh dạo nhiều cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống, tổ chức vượt ngục; tự học tập lý luận, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong tù và biên soạn dịch tài liệu gửi về cho Đảng trong đất liền. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đồng chí cùng với các đồng chí Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Trần Ngọc Danh... đấu tranh với chúa đảo, yêu cầu bàn giao chính quyền cho tù chính trị (vào cuối tháng 8 năm 1945). Báo Độc lập do đồng chí làm chủ biên, tuyên truyền đắc lực cho đường lối cách mạng của Đảng về việc củng cố nền độc lập tự do của Tổ quốc. 11 năm bị giam cầm ở Côn Đảo, đồng chí nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân; không chỉ liên tục tham gia chi ủy nhà tù, mà còn đóng góp trí tuệ quý báu cho việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và giữ vững ngọn lửa đấu tranh nơi gông xiềng tàn bạo nhất của đế quốc Pháp ở Đông Dương. Ngày 23-9-1945, đoàn tàu của Ủy ban hành chính Nam Bộ rời Côn Đảo, chở đoàn tù chính trị 2.000 người, trong đó có đồng chí Lê Văn Lương trở về vòng tay chờ đón của đồng chí, đồng bào.
Tháng 10-1945, đồng chí Lê Văn Lương được cử làm ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam bộ; hai tháng sau, đồng chí được cử ra Hà Nội, giúp đồng chí Trường Chinh chỉ đạo báo Sự Thật và Nhà xuất bản Sự thật. Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí được Đảng tín nhiệm chỉ định làm Bí thư Văn phòng Thường vụ TW, ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng (năm 1947), sau đó là Trưởng Ban Tổ chức TW thay đồng chí Lê Đức Thọ vào miền Nam công tác. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), đồng chí được bầu vào Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, sau đó là Ủy viên chính thức Bộ Chính trị. Năm 1954, đồng chí làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Trọng nhân tài và lớp người đi trước, đồng chí tranh thủ được sự hợp tác nhiệt thành của cụ Phan Kế Toại trong Bộ Nội vụ, đóng góp tâm huyết cho Dân, cho Nước trong công cuộc xây dựng chính quyền mới của nước VNDCCH.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), đồng chí được bầu lại vào BCH TW Đảng và ở trong Ban Bí thư, điều hành công việc hàng ngày của Ban Bí thư bên cạnh Tổng Bí thư Lê Duẩn. Năm 1968, đồng chí thay đồng chí Lê Đức Thọ đi hội nghị Pa-ri, làm Trưởng Ban Tổ chức TW. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Dù bất kỳ ở cương vị nào, đồng chí Lê Văn Lương luôn luôn là một người cộng sản kiên cường, trong sáng, mẫu mực. Đồng chí Hoàng Tùng đã dành những dòng trân trọng khi viết về đồng chí Lê Văn Lương: “anh là người có bản lĩnh, không bao giờ khuất phục trước uy quyền, cần cù, giản dị, thận trọng từ việc nhỏ đến việc lớn, đối xử công bằng, có trách nhiệm, tình cảm đồng chí đối với mọi người. Sức thuyết phục của anh là sự chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc và thông cảm, hiểu thấu cả những chỗ yếu của con người mà đối xử khoan dung"(1).
Ảnh chụp lễ cưới ông Lê Văn Lương và bà Nguyễn Thị Bích Thuận tại Việt Bắc năm 1948 với Bác Tôn (người ngồi trước), các đồng chí Hoàng Quốc Việt (ngoài cùng bên phải), Trường Trinh, Lê Đức Thọ (từ trái qua). Ảnh: Vũ Năng An.
Tổ quốc hòa bình thống nhất, suốt 10 năm, từ 1976 đến 1986, ở cương vị Bí thư Thành ủy từ khóa VII đến khóa IX, đồng chí Lê Văn Lương đã mang hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống của nhân dân Thành phố. Đó cũng là thời kỳ Hà Nội hết sức khó khăn về đời sống và mọi mặt kinh tế - xã hội. Hàng tháng, Thường vụ phải chỉ đạo sao cho các Sở Ngành chạy đủ lương thực, thực phẩm, điện, nước, chất đốt cho nhân dân Thành phố, chưa kể nhà ở, y tế - giáo dục... đều ở trong tình trạng thiếu và xuống cấp trầm trọng cơ sở hạ tầng. Và người dân vẫn ghi nhớ hình ảnh đồng chí Bí thư đi kiểm tra các quầy bán lương thực ở các tổ dân phố, gần gũi, bình dị, sao cho dân được cung cấp đủ gạo, mì trong tháng, đỡ bị thiếu đói.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn vô vàn khó khăn, nhưng với tầm nhìn xa của người lãnh đạo cao nhất Thành phố, hạ tầng GTVT đã được mở mang với những công trình trọng điểm: hoàn thành cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, mở rộng đường năm cửa ô, tổ chức ngành vận tải biển pha sông để đưa gạo từ đồng bằng Nam Bộ về thẳng cảng Phà Đen và đưa hàng từ Hà Nội vào đồng bằng Nam bộ. Nhiều ngôi nhà cao tầng ở các khu tập thể đã mọc lên ở nội thành và các cửa ô, đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở cho nhân dân.
Với vị thế Thủ đô của đất nước, có bề dày 1000 năm văn hiến, Hà Nội được TW Đảng và Thành ủy đặc biệt chú trọng về văn hóa - xã hội, về sử dụng nhân tài. Tin tưởng và phát huy thế mạnh của đội ngũ trí thức Thủ đô, công tâm trong cách đánh giá và phát huy năng lực của cán bộ, đồng chí đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng cán bộ, trí thức văn nghệ sĩ.
Suốt đời tận tụy, trung thành cống hiến cho Dân, cho Đảng, đồng chí Lê Văn Lương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng ngày 31-1-1989 và nhiều huân chương cao quý khác. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí, chúng ta càng thấm thía sâu sắc khi đọc di cảo đồng chí để lại trong dịp kỷ niệm thành lập Đảng 3-2-1990:
“Tất cả cán bộ đảng viên chúng ta cần đem những gì tốt đẹp nhất của mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của Đảng. Phải nâng cao củng cố Đảng, xây dựng Đảng thật vững mạnh, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng đề ra. Đây là thái độ đúng đắn nhất cần xác định nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng quang vinh của chúng ta”.
28/3/2012
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment