Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ ThS Trần Thị Hợi _❖Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ VII, năm 1977, đồng chí Lê Văn Lương được Bộ Chính trị phân công về làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (tháng 2 năm 1980) và lần thứ IX (tháng 6 năm 1983), đồng chí Lê Văn Lương lại được tín nhiệm bầu lại làm Bí thư Thành ủy Hà Nội đến năm 1986. 10 năm trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Thủ đô, đối với Đảng bộ thành phố Hà Hội, đồng chí Lê Văn Lương đã có nhiều đóng góp quan trọng góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh trong hoàn cảnh khó khăn và phức tạp của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng; đối với nhân dân Thủ đô, đồng chí là một người cán bộ lãnh đạo tận tâm, tận tụy, hết lòng, hết sức chăm lo, cải thiện đời sống cho nhân dân.
1. Đồng chí Lê Văn Lương đối với Đảng bộ thành phố Hà Nội
Năm 1977, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ VII đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ thành phố trong giai đoạn mới là: xây dựng Đảng bộ thành phố vững mạnh. Thực hiện nhiệm vụ trên đây, đồng chí Lê Văn Lương đã có những chỉ đạo cụ thể với một số vấn đề sau:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố.
Đồng chí Lê Văn Lương từng quan niệm: “Mục đích của Đảng ta là mưu lợi ích cho quần chúng nhân dân. Lợi ích của quần chúng nhân dân cũng là lợi ích của Đảng… nhiệm vụ của mỗi đảng viên là hết lòng phụng sự lợi ích của quần chúng nhân dân, lợi ích của Đảng”. Trong giai đoạn cách mạng cụ thể, đồng chí đã nhìn thẳng vào thực tế để nhận định rằng, trong Đảng ta “còn có những đảng viên coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích của Đảng và của nhân dân. Khi cần lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của Đảng và của nhân dân, họ lựa chọn lợi ích cá nhân, có khi hoàn toàn không nghĩ gì đến lợi ích của Đảng và của nhân dân” [1][1] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.51..
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng cần phải loại ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội, trục lợi, sút kém ý chí chiến đấu, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không quan tâm đầy đủ đến lợi ích của quần chúng.
Tháng 11 năm 1977, Đảng bộ thành phố Hà Nội dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Văn Lương đã triển khai việc thực hiện Chỉ thị 192CT/TW và Thông tri số 22-TT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên. Lúc đầu, Đảng bộ làm thí điểm tại 4 Đảng bộ cơ sở: Công ty Thực phẩm, Công ty Xây dựng nhà ở số 1, Công an thành phố, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó được triển khai trên diện rộng. Với tinh thần thật sự nghiêm khắc, trong 3 năm từ 1977 đến 1979, toàn Đảng bộ thành phố đã xử l4.900 đảng viên; trong đó xử lý kỷ luật 2.100 người với các hình thức kỷ luật: khiển trách: 13,3%, cảnh cáo: 28%, cách chức: 3,4%, lưu Đảng: 23%, khai trừ khỏi Đảng: 29,9%. Nội dung của những sai phạm là: làm sai chủ trương chính sách, pháp luật: 51%, sai nguyên tắc tổ chức Đảng 23%, sai phạm nếp sống sinh hoạt 18,5%. Qua đó công tác xây dựng Đảng có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên tăng lên rõ rệt. So với trước khi thực hiện Thông tri 22TT/TW của Ban Bí thư, số đảng viên trung bình giảm từ 25% xuống còn 15%, đảng viên kém giảm từ 4% xuống còn 2%, đưa ra khỏi đảng 174 người.
Tháng 6 năm 1983, đồng chí Lê Văn Lương được tín nhiệm bầu lại làm Bí thư Thành ủy lần thứ 3, tiếp tục những công tác nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Trong 2 năm 1984 và 1985, Đảng bộ thành phố thực hiện cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh, trong đó tập trung vào các nội dung: đổi mới phong cách làm việc, giữ vững nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc sinh hoạt Đảng; nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên, chống tiêu cực trong Đảng; tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng, năng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Quá trình thực hiện cuộc vận động, công tác kiểm tra và xử lý những vi phạm Điều lệ Đảng được tăng cường. Đảng bộ đã kỷ luật 4.400 đảng viên và 16 tổ chức Đảng vi phạm Điều lệ Đảng, khai trừ gần 2000 đảng viên thoái hóa, biến chất
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng để Đảng bộ thực sự trong sạch và vững mạnh thì mỗi tổ chức cơ sở Đảng và mỗi đảng viên cần phát huy vai trò tích cực của mình trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống quan liêu, bảo thủ và lạc hậu. Bản thân đồng chí luôn là một tấm gương sáng trong vấn đề chống quan liêu, bảo thủ và lạc hậu. Quá trình lãnh đạo Đảng bộ thành phố Hà Nội, đồng chí luôn giữ thái độ nhìn vào hiện thực một cách nghiêm túc và thẳng thắn để thấy được những hạn chế, khuyết điểm và có những biện pháp để khắc phục kịp thời. Kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng ủy thành phố Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương, thay mặt Thành ủy thành phố trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, ngoài những mặt tích cực đồng chí cũng chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém trên từng lĩnh vực công tác của thành phố. Đồng chí thẳng thắn đánh giá: Thủ đô chưa thể hiện được đúng vai trò, vị trí là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước. Tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô vẫn chưa được ổn định…
- Tăng cường tổ chức cơ sở Đảng:
Để đảm bảo cho Đảng bộ vững mạnh thì cần phải quan tâm tới việc xây dựng và phát triển các tổ chức cơ sở Đảng.
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của toàn Đảng bộ Thành phố, đồng chí Lê Văn Lương rất chú ý tới những đặc thù của Thủ đô để củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng. Để phát huy vai trò của chi bộ trường học, ngày 20-6-1978, Thường vụ Thành ủy ra Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác giáo dục phổ thông trong đó có việc tập trung củng cố chi bộ Đảng, trường học, xây dựng chi bộ thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo toàn diện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường.
1. Đồng chí Lê Văn Lương đối với Đảng bộ thành phố Hà Nội
Năm 1977, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ VII đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ thành phố trong giai đoạn mới là: xây dựng Đảng bộ thành phố vững mạnh. Thực hiện nhiệm vụ trên đây, đồng chí Lê Văn Lương đã có những chỉ đạo cụ thể với một số vấn đề sau:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố.
Đồng chí Lê Văn Lương từng quan niệm: “Mục đích của Đảng ta là mưu lợi ích cho quần chúng nhân dân. Lợi ích của quần chúng nhân dân cũng là lợi ích của Đảng… nhiệm vụ của mỗi đảng viên là hết lòng phụng sự lợi ích của quần chúng nhân dân, lợi ích của Đảng”. Trong giai đoạn cách mạng cụ thể, đồng chí đã nhìn thẳng vào thực tế để nhận định rằng, trong Đảng ta “còn có những đảng viên coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích của Đảng và của nhân dân. Khi cần lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của Đảng và của nhân dân, họ lựa chọn lợi ích cá nhân, có khi hoàn toàn không nghĩ gì đến lợi ích của Đảng và của nhân dân” [1][1] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.51..
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng cần phải loại ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội, trục lợi, sút kém ý chí chiến đấu, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không quan tâm đầy đủ đến lợi ích của quần chúng.
Tháng 11 năm 1977, Đảng bộ thành phố Hà Nội dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Văn Lương đã triển khai việc thực hiện Chỉ thị 192CT/TW và Thông tri số 22-TT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên. Lúc đầu, Đảng bộ làm thí điểm tại 4 Đảng bộ cơ sở: Công ty Thực phẩm, Công ty Xây dựng nhà ở số 1, Công an thành phố, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó được triển khai trên diện rộng. Với tinh thần thật sự nghiêm khắc, trong 3 năm từ 1977 đến 1979, toàn Đảng bộ thành phố đã xử l4.900 đảng viên; trong đó xử lý kỷ luật 2.100 người với các hình thức kỷ luật: khiển trách: 13,3%, cảnh cáo: 28%, cách chức: 3,4%, lưu Đảng: 23%, khai trừ khỏi Đảng: 29,9%. Nội dung của những sai phạm là: làm sai chủ trương chính sách, pháp luật: 51%, sai nguyên tắc tổ chức Đảng 23%, sai phạm nếp sống sinh hoạt 18,5%. Qua đó công tác xây dựng Đảng có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên tăng lên rõ rệt. So với trước khi thực hiện Thông tri 22TT/TW của Ban Bí thư, số đảng viên trung bình giảm từ 25% xuống còn 15%, đảng viên kém giảm từ 4% xuống còn 2%, đưa ra khỏi đảng 174 người.
Tháng 6 năm 1983, đồng chí Lê Văn Lương được tín nhiệm bầu lại làm Bí thư Thành ủy lần thứ 3, tiếp tục những công tác nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Trong 2 năm 1984 và 1985, Đảng bộ thành phố thực hiện cuộc vận động xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh, trong đó tập trung vào các nội dung: đổi mới phong cách làm việc, giữ vững nguyên tắc tổ chức, nguyên tắc sinh hoạt Đảng; nâng cao phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên, chống tiêu cực trong Đảng; tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng, năng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Quá trình thực hiện cuộc vận động, công tác kiểm tra và xử lý những vi phạm Điều lệ Đảng được tăng cường. Đảng bộ đã kỷ luật 4.400 đảng viên và 16 tổ chức Đảng vi phạm Điều lệ Đảng, khai trừ gần 2000 đảng viên thoái hóa, biến chất
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng để Đảng bộ thực sự trong sạch và vững mạnh thì mỗi tổ chức cơ sở Đảng và mỗi đảng viên cần phát huy vai trò tích cực của mình trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống quan liêu, bảo thủ và lạc hậu. Bản thân đồng chí luôn là một tấm gương sáng trong vấn đề chống quan liêu, bảo thủ và lạc hậu. Quá trình lãnh đạo Đảng bộ thành phố Hà Nội, đồng chí luôn giữ thái độ nhìn vào hiện thực một cách nghiêm túc và thẳng thắn để thấy được những hạn chế, khuyết điểm và có những biện pháp để khắc phục kịp thời. Kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng ủy thành phố Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương, thay mặt Thành ủy thành phố trình bày Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, ngoài những mặt tích cực đồng chí cũng chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém trên từng lĩnh vực công tác của thành phố. Đồng chí thẳng thắn đánh giá: Thủ đô chưa thể hiện được đúng vai trò, vị trí là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước. Tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô vẫn chưa được ổn định…
- Tăng cường tổ chức cơ sở Đảng:
Để đảm bảo cho Đảng bộ vững mạnh thì cần phải quan tâm tới việc xây dựng và phát triển các tổ chức cơ sở Đảng.
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của toàn Đảng bộ Thành phố, đồng chí Lê Văn Lương rất chú ý tới những đặc thù của Thủ đô để củng cố và phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng. Để phát huy vai trò của chi bộ trường học, ngày 20-6-1978, Thường vụ Thành ủy ra Chỉ thị về việc tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác giáo dục phổ thông trong đó có việc tập trung củng cố chi bộ Đảng, trường học, xây dựng chi bộ thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo toàn diện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của nhà trường.
Đối với tiểu khu, Đảng bộ tăng cường vai trò lãnh đạo của Chi bộ tiểu khu tại Hà Nội bằng cách lựa chọn và phân công một số đảng viên tại các cơ quan, xí nghiệp về tham gia sinh hoạt Đảng tại các tiểu khu…
Đầu năm 1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định giải thể Đảng ủy các cơ quan dân chính Đảng Trung ương, chuyển giao 92 Đảng bộ bộ phận về trực thuộc Đảng bộ Hà Nội. Đồng chí Lê Văn Lương cùng với Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo thực hiện các thủ tục bàn giao và bàn bạc các biện pháp nhằm giải quyết sớm những vấn đề tồn đọng ở Đảng bộ cũ như vấn đề đảng viên vi phạm, vấn đề một số Đảng bộ yếu kém… nhằm củng cố lại tổ chức và tăng cường vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng.
- Quan tâm phát triển đội ngũ đảng viên:
Để xây dựng và phát triển đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thành phố, đồng chí Lê Văn Lương yêu cầu phải đảm bảo không những về số lượng mà cả chất lượng, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ đảng viên. Đồng chí đã chỉ đạo Thành ủy Hà Nội đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Các đảng bộ, chi bộ đã tiến hành xác định phân loại đảng viên, chỉ rõ những thiếu sót và hạn chế cũng như phương hướng phấn đấu của những đảng viên “trung bình”. Phong trào đã có những tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đảng viên và củng cố các chi bộ yếu kém trong toàn Đảng bộ.
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Thành ủy ra Chỉ thị số 15CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đảng trong tình hình mới. Trong 3 năm 1983 – 1985, Đảng bộ thành phố đã kết nạp được 13.550 đảng viên, trong đó có 31,5% đảng viên là công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, 31,5% đảng viên là phụ nữ, 52,2% là đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Có thể nói, trên cương vị là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc xây dựng Đảng bộ thành phố Hà Nội trong sạch vững mạnh nhằm thực hiện nghiêm túc và vận dụng sáng tạo những đường lối, chủ trương của Trung ương, đưa Hà Nội vượt qua nhiều khó khăn phức tạp của thời kỳ bao cấp.
2. Đồng chí Lê Văn Lương với nhân dân Thủ đô.
Đồng chí Lê Văn Lương được tín nhiệm bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội trong ba khóa liên tiếp, khóa VII, VIII và IX (từ 1976 đến 1986) đó là thời gian mà Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn: kinh tế chưa kịp phục hồi, thiên tai liên tiếp xảy ra, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, cơ chế quản lý bao cấp, trì trệ... đời sống nhân dân vì thế còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Là một người lãnh đạo có tâm và có trách nhiệm, đồng chí Lê Văn Lương luôn trăn trở để làm sao cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân Thủ đô không ngừng được cải thiện.
Nhân dân Hà Nội còn nhớ mãi những câu chuyện về sự chăm lo của đồng chí Bí Thư Thành ủy đối với những vấn đề dù rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Những ngày Thủ đô đối mặt với những khó khăn, khi được tin trong 15 ngày tới chưa tìm được nguồn gạo nào cung cấp cho nhân dân, đồng chí Lê Văn Lương trăn trở nhiều đêm để lo “chạy gạo” cho dân, đến khi xin được gạo từ kho dự trữ quốc gia, đồng chí đôn đốc, sắp xếp kiểm tra xem làm thế nào để phân phối gạo một cách hợp lý và công bằng.
Với phong cách làm việc sâu sát, tỉ mỉ, cặn kẽ, dù công việc rất bận rộn nhưng đồng chí Lê Văn Lương luôn giành quỹ thời gian hợp lý của mình cho việc xem, nghe những thư từ của dân khiếu kiện và phản ánh tình hình ở cơ sở, chú ý lắng nghe những ý kiến của nhân dân, từ những việc như thiếu điện, thiếu nước; có những biện pháp để giải quyết kịp thời và triệt để. Có những việc chưa giải quyết được, đồng chí cũng đều trả lời cho nhân dân biết hoặc giao cho các ngành có liên quan giải quyết và kiểm tra lại.
Nhân dân Hà Nội luôn nhớ đến đồng chí Bí thư Thành ủy của mình với một tác phong giản dị, gần gũi và cởi mở. Khi thì thấy đồng chí đi làm việc với công an phường Hàng Trống, khi lại thấy đang thăm và làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp phường Hàng Bài...
Nhớ về tình cảm của đồng chí Lê Văn Lương với nhân dân Hà Nội, đồng chí Dương Năng, nguyên là Thư ký của đồng chí Lê Văn Lương, đã viết: “Nhân dân Hà Nội biết ơn đồng chí lão thành cách mạng có tác phong giản dị, đi sâu sát quần chúng. Trong mười một năm làm Bí thư Thành ủy đã đem hết tâm huyết lo cho thành phố, lo cho dân vượt qua thời kỳ khó khăn của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng để ngày nay thành phố Hà Nội cùng cả nước tiến lên văn minh, giàu đẹp” [2][2] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.213..
Nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất ở Thủ đô, một trung tâm chính trị - văn hóa – khoa học kỹ thuật của cả nước, đồng chí Lê Văn Lương đã cùng Đảng bộ và nhân dân Thủ đô vượt qua những khó khăn, thử thách, nhằm xây dựng Thủ đô xứng đáng với sự mong đợi của nhân dân cả nước. Ghi nhận những đóng góp của đồng chí đối với Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, Đảng ta nhận định: “Với cương vị Bí Thư thành ủy Hà Nội trong suốt 10 năm từ khi đất nước thống nhất đến năm 1986, đồng chí đã mang hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống của nhân dân thành phố” [3][3] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.21..
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.51.
[2] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.213.
[3] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.21.
Đầu năm 1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định giải thể Đảng ủy các cơ quan dân chính Đảng Trung ương, chuyển giao 92 Đảng bộ bộ phận về trực thuộc Đảng bộ Hà Nội. Đồng chí Lê Văn Lương cùng với Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo thực hiện các thủ tục bàn giao và bàn bạc các biện pháp nhằm giải quyết sớm những vấn đề tồn đọng ở Đảng bộ cũ như vấn đề đảng viên vi phạm, vấn đề một số Đảng bộ yếu kém… nhằm củng cố lại tổ chức và tăng cường vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng.
- Quan tâm phát triển đội ngũ đảng viên:
Để xây dựng và phát triển đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thành phố, đồng chí Lê Văn Lương yêu cầu phải đảm bảo không những về số lượng mà cả chất lượng, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ đảng viên. Đồng chí đã chỉ đạo Thành ủy Hà Nội đẩy mạnh phong trào nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Các đảng bộ, chi bộ đã tiến hành xác định phân loại đảng viên, chỉ rõ những thiếu sót và hạn chế cũng như phương hướng phấn đấu của những đảng viên “trung bình”. Phong trào đã có những tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đảng viên và củng cố các chi bộ yếu kém trong toàn Đảng bộ.
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển đảng viên, Ban Thường vụ Thành ủy ra Chỉ thị số 15CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đảng trong tình hình mới. Trong 3 năm 1983 – 1985, Đảng bộ thành phố đã kết nạp được 13.550 đảng viên, trong đó có 31,5% đảng viên là công nhân trực tiếp tham gia sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, 31,5% đảng viên là phụ nữ, 52,2% là đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Có thể nói, trên cương vị là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc xây dựng Đảng bộ thành phố Hà Nội trong sạch vững mạnh nhằm thực hiện nghiêm túc và vận dụng sáng tạo những đường lối, chủ trương của Trung ương, đưa Hà Nội vượt qua nhiều khó khăn phức tạp của thời kỳ bao cấp.
2. Đồng chí Lê Văn Lương với nhân dân Thủ đô.
Đồng chí Lê Văn Lương được tín nhiệm bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội trong ba khóa liên tiếp, khóa VII, VIII và IX (từ 1976 đến 1986) đó là thời gian mà Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn: kinh tế chưa kịp phục hồi, thiên tai liên tiếp xảy ra, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế, cơ chế quản lý bao cấp, trì trệ... đời sống nhân dân vì thế còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Là một người lãnh đạo có tâm và có trách nhiệm, đồng chí Lê Văn Lương luôn trăn trở để làm sao cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân Thủ đô không ngừng được cải thiện.
Nhân dân Hà Nội còn nhớ mãi những câu chuyện về sự chăm lo của đồng chí Bí Thư Thành ủy đối với những vấn đề dù rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Những ngày Thủ đô đối mặt với những khó khăn, khi được tin trong 15 ngày tới chưa tìm được nguồn gạo nào cung cấp cho nhân dân, đồng chí Lê Văn Lương trăn trở nhiều đêm để lo “chạy gạo” cho dân, đến khi xin được gạo từ kho dự trữ quốc gia, đồng chí đôn đốc, sắp xếp kiểm tra xem làm thế nào để phân phối gạo một cách hợp lý và công bằng.
Với phong cách làm việc sâu sát, tỉ mỉ, cặn kẽ, dù công việc rất bận rộn nhưng đồng chí Lê Văn Lương luôn giành quỹ thời gian hợp lý của mình cho việc xem, nghe những thư từ của dân khiếu kiện và phản ánh tình hình ở cơ sở, chú ý lắng nghe những ý kiến của nhân dân, từ những việc như thiếu điện, thiếu nước; có những biện pháp để giải quyết kịp thời và triệt để. Có những việc chưa giải quyết được, đồng chí cũng đều trả lời cho nhân dân biết hoặc giao cho các ngành có liên quan giải quyết và kiểm tra lại.
Nhân dân Hà Nội luôn nhớ đến đồng chí Bí thư Thành ủy của mình với một tác phong giản dị, gần gũi và cởi mở. Khi thì thấy đồng chí đi làm việc với công an phường Hàng Trống, khi lại thấy đang thăm và làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp phường Hàng Bài...
Nhớ về tình cảm của đồng chí Lê Văn Lương với nhân dân Hà Nội, đồng chí Dương Năng, nguyên là Thư ký của đồng chí Lê Văn Lương, đã viết: “Nhân dân Hà Nội biết ơn đồng chí lão thành cách mạng có tác phong giản dị, đi sâu sát quần chúng. Trong mười một năm làm Bí thư Thành ủy đã đem hết tâm huyết lo cho thành phố, lo cho dân vượt qua thời kỳ khó khăn của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng để ngày nay thành phố Hà Nội cùng cả nước tiến lên văn minh, giàu đẹp” [2][2] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.213..
Nhiều năm giữ cương vị lãnh đạo cao nhất ở Thủ đô, một trung tâm chính trị - văn hóa – khoa học kỹ thuật của cả nước, đồng chí Lê Văn Lương đã cùng Đảng bộ và nhân dân Thủ đô vượt qua những khó khăn, thử thách, nhằm xây dựng Thủ đô xứng đáng với sự mong đợi của nhân dân cả nước. Ghi nhận những đóng góp của đồng chí đối với Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, Đảng ta nhận định: “Với cương vị Bí Thư thành ủy Hà Nội trong suốt 10 năm từ khi đất nước thống nhất đến năm 1986, đồng chí đã mang hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống của nhân dân thành phố” [3][3] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.21..
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.51.
[2] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.213.
[3] Lê Văn Lương – Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, H., 2000, tr.21.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment