Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ ThS Nguyễn Thị Lương Uyên _❖Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Lê Văn Lương, người cộng sản kiên trung thuộc thế hệ lớp đầu của Đảng ta, một cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm tự hào của Đảng và dân tộc ta. Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Đồng chí đã để lại cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta một tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức của người cộng sản: Với quân thù – hiên ngang bất khuất, coi án chém nhẹ tựa lông hồng; với công việc – tận tụy, trung thành, liêm chính, bao giờ cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết; với đời sống của nhân dân – chăm lo thiết thực cụ thể, với đồng chí – khiêm nhường, chu đáo, gần gũi thân tình; đối với bản thân – một gương sáng chói về tự phê bình, một nếp sống đặc biệt trong sáng, giản dị và khoan dung… Ghi nhận công lao to lớn và phẩm chất cao quý của đồng chí, Đảng và Nhà nước đã trao tặng đồng chí Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương khác.
1 Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28-3-1912, trong một gia đình nho học tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân chống giặc ngoại xâm bất khuất, dũng cảm, đồng chí sớm nhận thức được nỗi cay đắng, tủi nhục của người dân mất nước và sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1927, khi mới 15 tuổi, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6-1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng, sinh hoạt trong chi bộ Xích Tổ (Trường Bưởi – Hà Nội). Thực hiện chủ trương vô sản hóa của Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng, tháng 6-1929, đồng chí được cử vào Nam Bộ hoạt động trong phong trào công nhân. Ở Sài Gòn, đồng chí đã làm công nhân khuân vác cho hãng Faci. Lao động và sinh hoạt cùng với anh em công nhân, đồng chí thấu hiểu nỗi khổ cực của nhân dân lao động, đặc biệt là giai cấp công nhân dưới chế độ thực dân. Tháng 1- 1930, đồng chí được công nhận là đảng viên chính thức của Đông Dương Cộng sản Đảng. Cuối năm 1930, đồng chí được Đảng điều về hoạt động ở Hãng dầu Socony (Nhà Bè) để xây dựng cơ sở và lãnh đạo phong trào. Ngày 23-3-1931, đồng chí trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân chống sự bóc lột thậm tệ của hãng, đòi bồi thường cho một nữ công nhân có thai vừa bị đánh đập tẫn nhẫn khi đang làm việc. Chủ hãng không những không chấp nhận những yêu sách của công nhân mà còn gọi lính đến đàn áp cuộc biểu tình. Đội tự vệ của công nhân đã chống trả lại quyết liệt, đánh chết tên chỉ huy và làm bị thương một số lính. Cuối cùng, chúng đã bắt đồng chí Lê Văn Lương và đưa về giam tại Khám Lớn – Sài Gòn.
Tại đây, bọn cai tù tra khảo, đánh đập dã man đồng chí nhưng chúng không lấy được một thông tin nào về tổ chức Đảng, về người lãnh đạo cũng như về tổ chức cơ sở, tổ chức quần chúng trong các phong trào đấu tranh. Dù không lấy được lời khai nào, bọn chúng vẫn lập hồ sơ và đưa đồng chí ra xét xử ở toàn án đại hình tại Sài Gòn ngày từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933 với mức án tử hình. Trước tòa án của kẻ thù, đồng chí đã nêu cao phẩm chất, khí phách của người yêu nước, cách mạng. Đồng chí đã kịch liệt lên án chính sách phản động của đế quốc Pháp, phản đối tòa kết tội vô căn cứ bằng những lý lẽ sắc bén. Khi bị giam tại Khám Lớn - Sài Gòn, trong xà lim án chém đồng chí vẫn không ngừng đấu tranh với kẻ thù, giữ vững chí khí người cộng sản.
Vụ xử án 120 chiến sĩ cộng sản của thực dân Pháp đã làm chấn động dư luận Đông Dương và cả nước Pháp. Nhân dân Pháp đã tổ chức 98 cuộc biểu tình phản đối vụ xử án, đòi ân xá 10.000 tù chính trị ở Đông Dương. Trước sức ép đấu tranh ở trong và ngoài nước, thực dân Pháp phải giảm mức án đối với một số đồng chí. Trong đó, đồng chí Lê Văn Lương giảm án từ tử hình xuống tù chung thân và bị đầy ra Côn Đảo.
Tại “địa ngục trần gian” Côn Đảo, Lê Văn Lương được bổ sung ngay vào trong Chi ủy Chi bộ đặc biệt của nhà tù và liên tục tham gia Chi ủy; trở thành hạt nhân trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Đồng chí đã cùng Chi bộ lãnh đạo đấu tranh phù hợp với điều kiện trong tù: tổ chức đấu tranh đòi ân xá tù chính trị, đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt và đời sống trong tù; tổ chức học tập, rèn luyện đảng viên, tổ chức biên soạn, dịch các tài liệu học tập, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh. Chi bộ cũng đã liên lạc với Đảng ở đất liền mà trực tiếp là Xứ ủy Nam Kỳ, giới thiệu các đồng chí hết hạn tù trở về tiếp tục công việc cách mạng. Chi bộ cũng cho ra đời và duy trì hai tờ báo Tiến Lên và Ý Kiến Chung làm cơ quan ngôn luận tổ chức và chỉ đạo phong trào đấu tranh. Chi bộ cũng đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái của những tù nhân thuộc Việt Nam Quốc dân Đảng, cảm hóa một số đảng viên Quốc dân Đảng theo lập trường cách mạng của Đảng Cộng sản. Những tấm gương về học vấn, trí tuệ, nhân cách của người cộng sản còn cảm hóa được cả những tù thường phạm từng bước giác ngộ và sau này ra tù nhiều người đã đi theo cách mạng, kháng chiến.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 23-9-1945, Đảng và Chính phủ đón đồng chí trở về đất liền. Sau 15 năm bị cầm tù tại nhà tù đế quốc, đồng chí Lê Văn Lương đã trưởng thành về mọi mặt, cả về trình độ lý luận, văn hóa, hoạt động thực tiễn và đó cũng là khoảng thời gian tôi luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do cho đất nước. Khi trở về với cách mạng, được Đảng, Nhà nước tín nhiệm giao nhiều trọng trách quan trọng, những phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng này của đồng chí càng được thể hiện rõ. Nói về điều này, đồng chí Hoàng Tùng – Nguyễn Bí thư Trung ương Đảng viết: “Trong 15 năm tù và hơn 40 năm là một nhân vật lãnh đạo quan trọng, những đức tính vốn có của anh được giữ vững trước sau như một, được sự quý mến của mọi người”#.
[1][1] Lê Văn Lương, Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 103..
2. Tận tụy, trung thành, liêm chính trong công việc, bao giờ cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết
Ngày đồng chí Lê Văn Lương trở về đất liền ở Nam Bộ, khi tiếng súng Nam Bộ kháng chiến đã nổ ở Nam Bộ. Không một ngày nghỉ ngơi, đồng chí Lê Văn Lương tham gia ngay vào cuộc kháng chiến mới. Tháng 10-1945, tại Hội nghị cán bộ toàn Xứ (họp tại Cầu Vĩ, Mỹ Tho), đồng chí được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Hai tháng sau, đồng chí được Trung ương điều ra Hà Nội, giúp đồng chí Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật. Sau này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí được Đảng và Nhà nước tín nhiệm giao nhiều trọng trách quan trọng. Dù ở đâu, cương vị nào: Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Tổ chức Trung ương hay Bí thư Khu ủy Tả Ngạn..., đồng chí đều không quản ngại khó khăn vất vả, rất năng nổ, nhiệt huyết, làm việc có kế hoạch, có nguyên tắc. Tất cả được chỉ đạo bởi tư tưởng nhất quán: Vì sự nghiệp kháng chiến kiến quốc thắng lợi.
Khi làm công tác Văn phòng Trung ương, đồng chí Lê Văn Lương luôn cẩn thận, chu đáo sắp xếp các công việc, xây dựng nề nếp hoạt động của Thường vụ, giữ vững sự liên hệ thường xuyên giữa Trung ương với các khu ủy, tỉnh ủy, bảo đảm công việc của Đảng được vận hành tốt, hiệu quả nhất.
Trên cương vị là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Lê Văn Lương đã chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý cán bộ và công tác bảo vệ Đảng. Đồng chí đã đưa ra nhiều phương châm, nguyên tắc, kế hoạch xây dựng, chỉnh đốn bộ máy và lề lối làm việc của các tổ chức quân, dân, Chính phủ và bộ máy của Đảng nhằm bảo đảm thực hiện thành công đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong sự nghiệp cách mạng, đồng chí luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là về tư tưởng. Đồng chí đã nêu lên 4 vấn đề cơ bản của công tác xây dựng Đảng: nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân; nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp; đi đúng đường lối quần chúng của Đảng; nâng cao ý thức tổ chức. Theo đồng chí, có nắm vững bốn vấn đề chủ chốt này, thì có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề khác.
Trong công tác cán bộ, đồng chí rất quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, phát huy sức mạnh của cả đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng, sử dụng đúng người, thực sự coi trọng các mặt đạo đức, tài năng, coi “đức là gốc” của mỗi cán bộ.
Cuối năm 1976, đồng chí được Trung ương phân công tham gia Thành ủy Hà Nội và được Đại hội lần thứ 7 của Đại hội Đảng bộ Thành phố (1977) bầu làm Bí thư Thành ủy và đảm nhiệm công tác này đến năm 1986. Đây là thời kỳ cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn trên các mặt, vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, cải thiện đời sống nhân dân, vừa từng bước xây dựng Hà Nội cho xứng với vị thế của nước Việt Nam thống nhất cùng đi lên CNXH. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương luôn năng động, dám nghĩ, dám làm, sâu sát với công việc, hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô. Đồng chí đã nỗ lực và chủ động tháo gỡ nhiều khó khăn, duy trì và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội bảo đảm đời sống nhân dân; chỉ đạo có hiệu quả công tác quy hoạch và mở rộng thành phố, gắn công tác quản lý đô thị với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền quản lý ở ba cấp...
1 Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28-3-1912, trong một gia đình nho học tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh của nhân dân chống giặc ngoại xâm bất khuất, dũng cảm, đồng chí sớm nhận thức được nỗi cay đắng, tủi nhục của người dân mất nước và sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1927, khi mới 15 tuổi, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6-1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng, sinh hoạt trong chi bộ Xích Tổ (Trường Bưởi – Hà Nội). Thực hiện chủ trương vô sản hóa của Trung ương Đông Dương Cộng sản Đảng, tháng 6-1929, đồng chí được cử vào Nam Bộ hoạt động trong phong trào công nhân. Ở Sài Gòn, đồng chí đã làm công nhân khuân vác cho hãng Faci. Lao động và sinh hoạt cùng với anh em công nhân, đồng chí thấu hiểu nỗi khổ cực của nhân dân lao động, đặc biệt là giai cấp công nhân dưới chế độ thực dân. Tháng 1- 1930, đồng chí được công nhận là đảng viên chính thức của Đông Dương Cộng sản Đảng. Cuối năm 1930, đồng chí được Đảng điều về hoạt động ở Hãng dầu Socony (Nhà Bè) để xây dựng cơ sở và lãnh đạo phong trào. Ngày 23-3-1931, đồng chí trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân chống sự bóc lột thậm tệ của hãng, đòi bồi thường cho một nữ công nhân có thai vừa bị đánh đập tẫn nhẫn khi đang làm việc. Chủ hãng không những không chấp nhận những yêu sách của công nhân mà còn gọi lính đến đàn áp cuộc biểu tình. Đội tự vệ của công nhân đã chống trả lại quyết liệt, đánh chết tên chỉ huy và làm bị thương một số lính. Cuối cùng, chúng đã bắt đồng chí Lê Văn Lương và đưa về giam tại Khám Lớn – Sài Gòn.
Tại đây, bọn cai tù tra khảo, đánh đập dã man đồng chí nhưng chúng không lấy được một thông tin nào về tổ chức Đảng, về người lãnh đạo cũng như về tổ chức cơ sở, tổ chức quần chúng trong các phong trào đấu tranh. Dù không lấy được lời khai nào, bọn chúng vẫn lập hồ sơ và đưa đồng chí ra xét xử ở toàn án đại hình tại Sài Gòn ngày từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933 với mức án tử hình. Trước tòa án của kẻ thù, đồng chí đã nêu cao phẩm chất, khí phách của người yêu nước, cách mạng. Đồng chí đã kịch liệt lên án chính sách phản động của đế quốc Pháp, phản đối tòa kết tội vô căn cứ bằng những lý lẽ sắc bén. Khi bị giam tại Khám Lớn - Sài Gòn, trong xà lim án chém đồng chí vẫn không ngừng đấu tranh với kẻ thù, giữ vững chí khí người cộng sản.
Vụ xử án 120 chiến sĩ cộng sản của thực dân Pháp đã làm chấn động dư luận Đông Dương và cả nước Pháp. Nhân dân Pháp đã tổ chức 98 cuộc biểu tình phản đối vụ xử án, đòi ân xá 10.000 tù chính trị ở Đông Dương. Trước sức ép đấu tranh ở trong và ngoài nước, thực dân Pháp phải giảm mức án đối với một số đồng chí. Trong đó, đồng chí Lê Văn Lương giảm án từ tử hình xuống tù chung thân và bị đầy ra Côn Đảo.
Tại “địa ngục trần gian” Côn Đảo, Lê Văn Lương được bổ sung ngay vào trong Chi ủy Chi bộ đặc biệt của nhà tù và liên tục tham gia Chi ủy; trở thành hạt nhân trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Đồng chí đã cùng Chi bộ lãnh đạo đấu tranh phù hợp với điều kiện trong tù: tổ chức đấu tranh đòi ân xá tù chính trị, đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt và đời sống trong tù; tổ chức học tập, rèn luyện đảng viên, tổ chức biên soạn, dịch các tài liệu học tập, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh. Chi bộ cũng đã liên lạc với Đảng ở đất liền mà trực tiếp là Xứ ủy Nam Kỳ, giới thiệu các đồng chí hết hạn tù trở về tiếp tục công việc cách mạng. Chi bộ cũng cho ra đời và duy trì hai tờ báo Tiến Lên và Ý Kiến Chung làm cơ quan ngôn luận tổ chức và chỉ đạo phong trào đấu tranh. Chi bộ cũng đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái của những tù nhân thuộc Việt Nam Quốc dân Đảng, cảm hóa một số đảng viên Quốc dân Đảng theo lập trường cách mạng của Đảng Cộng sản. Những tấm gương về học vấn, trí tuệ, nhân cách của người cộng sản còn cảm hóa được cả những tù thường phạm từng bước giác ngộ và sau này ra tù nhiều người đã đi theo cách mạng, kháng chiến.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 23-9-1945, Đảng và Chính phủ đón đồng chí trở về đất liền. Sau 15 năm bị cầm tù tại nhà tù đế quốc, đồng chí Lê Văn Lương đã trưởng thành về mọi mặt, cả về trình độ lý luận, văn hóa, hoạt động thực tiễn và đó cũng là khoảng thời gian tôi luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do cho đất nước. Khi trở về với cách mạng, được Đảng, Nhà nước tín nhiệm giao nhiều trọng trách quan trọng, những phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng này của đồng chí càng được thể hiện rõ. Nói về điều này, đồng chí Hoàng Tùng – Nguyễn Bí thư Trung ương Đảng viết: “Trong 15 năm tù và hơn 40 năm là một nhân vật lãnh đạo quan trọng, những đức tính vốn có của anh được giữ vững trước sau như một, được sự quý mến của mọi người”#.
[1][1] Lê Văn Lương, Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 103..
2. Tận tụy, trung thành, liêm chính trong công việc, bao giờ cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết
Ngày đồng chí Lê Văn Lương trở về đất liền ở Nam Bộ, khi tiếng súng Nam Bộ kháng chiến đã nổ ở Nam Bộ. Không một ngày nghỉ ngơi, đồng chí Lê Văn Lương tham gia ngay vào cuộc kháng chiến mới. Tháng 10-1945, tại Hội nghị cán bộ toàn Xứ (họp tại Cầu Vĩ, Mỹ Tho), đồng chí được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Hai tháng sau, đồng chí được Trung ương điều ra Hà Nội, giúp đồng chí Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật. Sau này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí được Đảng và Nhà nước tín nhiệm giao nhiều trọng trách quan trọng. Dù ở đâu, cương vị nào: Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Tổ chức Trung ương hay Bí thư Khu ủy Tả Ngạn..., đồng chí đều không quản ngại khó khăn vất vả, rất năng nổ, nhiệt huyết, làm việc có kế hoạch, có nguyên tắc. Tất cả được chỉ đạo bởi tư tưởng nhất quán: Vì sự nghiệp kháng chiến kiến quốc thắng lợi.
Khi làm công tác Văn phòng Trung ương, đồng chí Lê Văn Lương luôn cẩn thận, chu đáo sắp xếp các công việc, xây dựng nề nếp hoạt động của Thường vụ, giữ vững sự liên hệ thường xuyên giữa Trung ương với các khu ủy, tỉnh ủy, bảo đảm công việc của Đảng được vận hành tốt, hiệu quả nhất.
Trên cương vị là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Lê Văn Lương đã chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác quản lý cán bộ và công tác bảo vệ Đảng. Đồng chí đã đưa ra nhiều phương châm, nguyên tắc, kế hoạch xây dựng, chỉnh đốn bộ máy và lề lối làm việc của các tổ chức quân, dân, Chính phủ và bộ máy của Đảng nhằm bảo đảm thực hiện thành công đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong sự nghiệp cách mạng, đồng chí luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đặc biệt là về tư tưởng. Đồng chí đã nêu lên 4 vấn đề cơ bản của công tác xây dựng Đảng: nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân; nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp; đi đúng đường lối quần chúng của Đảng; nâng cao ý thức tổ chức. Theo đồng chí, có nắm vững bốn vấn đề chủ chốt này, thì có thể dễ dàng giải quyết những vấn đề khác.
Trong công tác cán bộ, đồng chí rất quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, phát huy sức mạnh của cả đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng, sử dụng đúng người, thực sự coi trọng các mặt đạo đức, tài năng, coi “đức là gốc” của mỗi cán bộ.
Cuối năm 1976, đồng chí được Trung ương phân công tham gia Thành ủy Hà Nội và được Đại hội lần thứ 7 của Đại hội Đảng bộ Thành phố (1977) bầu làm Bí thư Thành ủy và đảm nhiệm công tác này đến năm 1986. Đây là thời kỳ cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp nhiều khó khăn trên các mặt, vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, cải thiện đời sống nhân dân, vừa từng bước xây dựng Hà Nội cho xứng với vị thế của nước Việt Nam thống nhất cùng đi lên CNXH. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương luôn năng động, dám nghĩ, dám làm, sâu sát với công việc, hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô. Đồng chí đã nỗ lực và chủ động tháo gỡ nhiều khó khăn, duy trì và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội bảo đảm đời sống nhân dân; chỉ đạo có hiệu quả công tác quy hoạch và mở rộng thành phố, gắn công tác quản lý đô thị với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền quản lý ở ba cấp...
Nhân dân Hà Nội rất biết ơn đồng chí Lê Văn Lương đã đem hết tâm huyết lo cho thành phố, lo cho dân vượt qua thời kỳ khó khăn để ngày nay thành phố Hà Nội cùng cả nước tiến lên văn minh, giàu đẹp.
Cuối năm 1986, đồng chí không tham gia Trung ương và được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.
Cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục gần 70 năm của đồng chí Lê Văn Lương thật phong phú, sinh động và đầy nhiệt huyết. Đồng chí hoạt động ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đồng chí đều nêu gương sáng về lòng tận tụy, trung thành, đức tính cần, kiệm, liêm chính, khiêm tốn, giản dị và trung thực.
3 Chăm lo thiết thực, cụ thể đời sống của nhân dân
Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Lê Văn Lương luôn đặt lợi ích của nhân dân, quyền lợi của nhân dân lên trên, trước hết; quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân.
Trong những năm là người đứng đầu thành phố Hà Nội, đồng chí không những đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô mà còn hết lòng chăm lo đến những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, như lương thực, thực phẩm, điện, nước… Đồng chí thường xuyên kiểm tra tình hình mua gạo theo tiêu chuẩn quy định trong sổ của mỗi gia đình, tình hình sử dụng nước sạch được bao nhiêu hay đêm qua nơi nào mất điện để tìm ra nguyên nhân và tìm cách giải quyết.
Khi được báo cáo trong 15 ngày tới chưa có nguồn gạo nào đưa về thành phố, chỉ trông chờ tàu nhập gạo về Hải Phòng nhưng chưa biết ngày nào sẽ về. Trong lúc đó, có nhiều gia đình trong tháng chưa mua được cân gạo nào. Có gia đình đã phải ăn cháo. Đồng chí đã trăn trở nhiều đêm để lo “chạy gạo” cho dân. Đến khi xin được gạo từ kho dự trữ quốc gia, thấy dân xếp hàng chờ đợi mua gạo khó khăn, đồng chí đã bàn với Ủy ban thay đổi phương thức phân phối phù hợp.
Tuy công việc rất bận nhưng đồng chí vẫn dành thời giờ để xem, nghe những thư từ của dân khiếu kiện và phản ánh tình hình cơ sở. Đồng chí cho ý kiến giải quyết rất cụ thể. Việc nào giải quyết được, việc nào chưa giải quyết được, việc nào phải trả lời cho dân biết. Có những việc đồng chí giao cho Ủy ban thành phố hoặc các ngành có liên quan giải quyết và sau một thời gian nhất định đồng chí kiểm tra lại kết quả việc đó.
Đối với thế hệ trẻ - người chủ tương lai của đất nước, đồng chí Lê Văn Lương cũng dành sự quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm đó không chỉ bằng lời nói, không chỉ là định hướng chung mà còn bằng hành động cụ thể rất chu đáo, tận tình. Đồng chí thường đi sâu, đi sát phong trào thanh niên, nhiều lần xuống cơ sở, theo dõi, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng thanh niên để có biện pháp, kế hoạch giải quyết kịp thời, thiết thực. Đồng chí đã dành nhiều thời gian vào khu kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng; đến thăm hỏi, động viên và giải quyết tích cực những đề xuất, thiếu thốn của Thanh niên xung công ty Than Hà Nội ở Quảng Ninh; dự tổng kết mô hình đoàn thanh niên phối hợp với công an phường trong giáo dục chậm tiến, phòng chống tội phạm ở phường Hàng Trống; thăm phường Hàng Bài có phong trào thanh niên làm tốt công tác liên kết với các xí nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn để phối hợp hoạt động…
Sự chăm lo thiết thực, cụ thể đời sống nhân dân của đồng chí Lê Văn Lương là nguồn động viên, cổ vũ toàn thể nhân dân vượt qua khó khăn, lao động quên mình vì sự phát triển của Thủ đô, vì tương lai của đất nước.
4. Khiêm nhường, chu đáo, gần gũi thân tình với đồng chí
Đồng chí Lê Văn Lương là một người sống rất hiền hậu khiêm tốn, gần gũi, chan hòa với anh em, đồng chí. Ngay từ lúc còn học ở Trường Bưởi, hay khi đi vô sản hóa ở Nam bộ… đồng chí có nhiều mối quan hệ tốt và được mọi người quý mến. Những tình cảm đó, sau này trong quá trình hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, càng nảy nở, gắn bó, thân thiết. Khi bị kẻ thù giam tại Khám Lớn – Sài Gòn hay nhà tù Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương luôn kề vai sát cánh với các đồng chí, các bạn tù trong các cuộc đấu tranh chống chế độ lao tù khắc nghiệt, trong các trận đàn áp dã man của kẻ thù, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho anh em.
Sự gần gũi, chân tình, thương yêu của đồng chí còn dành cho cả những người đã tù thường phạm. Trong những ngày chờ đợi lên máy chém Khám Lớn – Sài Gòn, đồng chí thường xuyên bảo ban, giúp đỡ tù thường phạm, đã cảm hóa được cả những tay anh chị sừng sỏ.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí Lê Văn Lương bắt đầu có nhiều dịp được làm việc và sống bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí vừa là học trò xuất sắc vừa là đồng chí thân thiết của Người. Biết Bác sống một mình, thiếu tình cảm gia đình. Cho nên những lần Bác sang Văn phòng Trung ương họp, đồng chí đều nói với các đồng chí có con nhỏ đưa các cháu đến vào giờ nghỉ để hát cho Bác nghe. Khi Bác tuổi cao, sức khỏe giảm sút, đồng chí đã mạnh dạn đề nghị với Bác giảm bớt các công việc, dành thời gian nghỉ ngơi. Đồng chí rất vui khi được Bác chấp thuận. Những ngày cuối cùng chăm sóc Bác, biết Bác có ý định vào Nam thăm đồng bào, chiến sĩ, không chờ đến lúc kháng chiến thắng lợi, đồng chí Lê Văn Lương muốn tìm cách đưa Bác đi để thỏa lòng mong muốn của Bác cũng như thỏa lòng mong ước của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Tuy nhiên, điều kiện chiến tranh hết sức ác liệt không cho phép mạo hiểm, mặt khác, sức khỏe của Bác không đảm bảo cho chuyến đi dài đầy nguy hiểm đó. Khi Bác mất rồi, đồng chí Lê Văn Lương ân hận là không đưa được Bác vào Nam.
Khi nhận xét về đồng chí Lê Văn Lương, Bác nói “đó là một đồng chí kiên định, tận tụy, kín đáo, cẩn thận, trầm tĩnh nhưng đi vào nội tâm mọi người với tình cảm chân thành”[2][2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 107.. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại nhận xét: “Ít nói, nhưng là con người rất cởi mở, dễ gần cho nên anh được cán bộ và mọi người quý mến”[3][3] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 80..
5. Một tấm gương sáng về tự phê bình, một nếp sống giản dị và khoan dung
Khi Trung ương Đảng phát hiện được sai lầm trong Cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, đồng chí Lê Văn Lương là người thường xuyên đi xuống cơ sở nắm tình hình và xác minh những sai lầm để báo cáo với Trung ương Đảng, xuất những biện pháp sửa sai. Bản báo cáo trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II), do đồng chí chuẩn bị đã tổng hợp những sai lầm, tổn thất, khuyết điểm của Cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Đồng chí đề nghị: thả ngay những người bị bắt oan; minh oan cho những người bị bắn oan, bị xử lý oan; khôi phục đảng tịch cho những đảng viên bị xử lý oan… Quan điểm và những đề xuất của đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần để công tác sửa sai trong Cải cách ruộng đất được tiến hành khẩn trương và có kết quả.
Với danh dự và lương tâm của một người cộng sản chân chính, nhận thức rõ những sai lầm đó có một phần trách nhiệm của mình, đồng chí Lê Văn Lương đã dũng cảm nhận khuyết điểm và xin tự rút khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Sau này, khi được Đảng và Nhà nước tín nhiệm bầu lại vào các chức danh quan trọng, trong giải quyết công việc không bao giờ đồng chí lẫn lộn công tư, lợi dụng chức quyền để làm việc riêng. Nói về điều này, đồng chí Hoàng Tùng – Nguyên Bí thư Trung ương Đảng viết: “Anh không bao giờ khuất phục trước uy quyền và sử dụng uy quyền của mình trong quan hệ với đồng chí... Nghiêm khắc đối với những lầm lỗi nhưng coi trọng danh dự, tin tưởng khả năng sửa chữa của con người... ”[4][4] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 103..
Từ năm 1986, đồng chí Lê Văn Lương được Trung ương giao nhiệm vụ tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Với tinh thần trách nhiệm cao, đồng chí có những chuyến nghiên cứu, khảo sát thực tiễn dài ngày để tìm hiểu tình hình nội bộ Đảng bộ địa phương và đã có những kiến nghị thẳng thắn với Bộ Chính trị để tăng cường sức mạnh lãnh đạo và tăng cường tinh thần đoàn kết trong nội bộ Đảng, đặc biệt là các Đảng bộ địa phương. Có thể nói, đồng chí đã làm việc đến giây phút cuối cùng cho Đảng, cho cách mạng.
83 năm tuổi đời, 65 tuổi Đảng, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Văn Lương đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng, trọn đời vì sự nghiệp của Đảng và dân tộc.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Lê Văn Lương, Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 103.
[2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 107.
[3] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 80.
[4] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 103.
Cuối năm 1986, đồng chí không tham gia Trung ương và được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.
Cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục gần 70 năm của đồng chí Lê Văn Lương thật phong phú, sinh động và đầy nhiệt huyết. Đồng chí hoạt động ở nhiều địa phương, trên nhiều lĩnh vực và giữ nhiều trọng trách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Dù ở bất kỳ cương vị công tác nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đồng chí đều nêu gương sáng về lòng tận tụy, trung thành, đức tính cần, kiệm, liêm chính, khiêm tốn, giản dị và trung thực.
3 Chăm lo thiết thực, cụ thể đời sống của nhân dân
Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Lê Văn Lương luôn đặt lợi ích của nhân dân, quyền lợi của nhân dân lên trên, trước hết; quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân.
Trong những năm là người đứng đầu thành phố Hà Nội, đồng chí không những đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô mà còn hết lòng chăm lo đến những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, như lương thực, thực phẩm, điện, nước… Đồng chí thường xuyên kiểm tra tình hình mua gạo theo tiêu chuẩn quy định trong sổ của mỗi gia đình, tình hình sử dụng nước sạch được bao nhiêu hay đêm qua nơi nào mất điện để tìm ra nguyên nhân và tìm cách giải quyết.
Khi được báo cáo trong 15 ngày tới chưa có nguồn gạo nào đưa về thành phố, chỉ trông chờ tàu nhập gạo về Hải Phòng nhưng chưa biết ngày nào sẽ về. Trong lúc đó, có nhiều gia đình trong tháng chưa mua được cân gạo nào. Có gia đình đã phải ăn cháo. Đồng chí đã trăn trở nhiều đêm để lo “chạy gạo” cho dân. Đến khi xin được gạo từ kho dự trữ quốc gia, thấy dân xếp hàng chờ đợi mua gạo khó khăn, đồng chí đã bàn với Ủy ban thay đổi phương thức phân phối phù hợp.
Tuy công việc rất bận nhưng đồng chí vẫn dành thời giờ để xem, nghe những thư từ của dân khiếu kiện và phản ánh tình hình cơ sở. Đồng chí cho ý kiến giải quyết rất cụ thể. Việc nào giải quyết được, việc nào chưa giải quyết được, việc nào phải trả lời cho dân biết. Có những việc đồng chí giao cho Ủy ban thành phố hoặc các ngành có liên quan giải quyết và sau một thời gian nhất định đồng chí kiểm tra lại kết quả việc đó.
Đối với thế hệ trẻ - người chủ tương lai của đất nước, đồng chí Lê Văn Lương cũng dành sự quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm đó không chỉ bằng lời nói, không chỉ là định hướng chung mà còn bằng hành động cụ thể rất chu đáo, tận tình. Đồng chí thường đi sâu, đi sát phong trào thanh niên, nhiều lần xuống cơ sở, theo dõi, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng thanh niên để có biện pháp, kế hoạch giải quyết kịp thời, thiết thực. Đồng chí đã dành nhiều thời gian vào khu kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng; đến thăm hỏi, động viên và giải quyết tích cực những đề xuất, thiếu thốn của Thanh niên xung công ty Than Hà Nội ở Quảng Ninh; dự tổng kết mô hình đoàn thanh niên phối hợp với công an phường trong giáo dục chậm tiến, phòng chống tội phạm ở phường Hàng Trống; thăm phường Hàng Bài có phong trào thanh niên làm tốt công tác liên kết với các xí nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn để phối hợp hoạt động…
Sự chăm lo thiết thực, cụ thể đời sống nhân dân của đồng chí Lê Văn Lương là nguồn động viên, cổ vũ toàn thể nhân dân vượt qua khó khăn, lao động quên mình vì sự phát triển của Thủ đô, vì tương lai của đất nước.
4. Khiêm nhường, chu đáo, gần gũi thân tình với đồng chí
Đồng chí Lê Văn Lương là một người sống rất hiền hậu khiêm tốn, gần gũi, chan hòa với anh em, đồng chí. Ngay từ lúc còn học ở Trường Bưởi, hay khi đi vô sản hóa ở Nam bộ… đồng chí có nhiều mối quan hệ tốt và được mọi người quý mến. Những tình cảm đó, sau này trong quá trình hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, càng nảy nở, gắn bó, thân thiết. Khi bị kẻ thù giam tại Khám Lớn – Sài Gòn hay nhà tù Côn Đảo, đồng chí Lê Văn Lương luôn kề vai sát cánh với các đồng chí, các bạn tù trong các cuộc đấu tranh chống chế độ lao tù khắc nghiệt, trong các trận đàn áp dã man của kẻ thù, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho anh em.
Sự gần gũi, chân tình, thương yêu của đồng chí còn dành cho cả những người đã tù thường phạm. Trong những ngày chờ đợi lên máy chém Khám Lớn – Sài Gòn, đồng chí thường xuyên bảo ban, giúp đỡ tù thường phạm, đã cảm hóa được cả những tay anh chị sừng sỏ.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí Lê Văn Lương bắt đầu có nhiều dịp được làm việc và sống bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí vừa là học trò xuất sắc vừa là đồng chí thân thiết của Người. Biết Bác sống một mình, thiếu tình cảm gia đình. Cho nên những lần Bác sang Văn phòng Trung ương họp, đồng chí đều nói với các đồng chí có con nhỏ đưa các cháu đến vào giờ nghỉ để hát cho Bác nghe. Khi Bác tuổi cao, sức khỏe giảm sút, đồng chí đã mạnh dạn đề nghị với Bác giảm bớt các công việc, dành thời gian nghỉ ngơi. Đồng chí rất vui khi được Bác chấp thuận. Những ngày cuối cùng chăm sóc Bác, biết Bác có ý định vào Nam thăm đồng bào, chiến sĩ, không chờ đến lúc kháng chiến thắng lợi, đồng chí Lê Văn Lương muốn tìm cách đưa Bác đi để thỏa lòng mong muốn của Bác cũng như thỏa lòng mong ước của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Tuy nhiên, điều kiện chiến tranh hết sức ác liệt không cho phép mạo hiểm, mặt khác, sức khỏe của Bác không đảm bảo cho chuyến đi dài đầy nguy hiểm đó. Khi Bác mất rồi, đồng chí Lê Văn Lương ân hận là không đưa được Bác vào Nam.
Khi nhận xét về đồng chí Lê Văn Lương, Bác nói “đó là một đồng chí kiên định, tận tụy, kín đáo, cẩn thận, trầm tĩnh nhưng đi vào nội tâm mọi người với tình cảm chân thành”[2][2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 107.. Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại nhận xét: “Ít nói, nhưng là con người rất cởi mở, dễ gần cho nên anh được cán bộ và mọi người quý mến”[3][3] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 80..
5. Một tấm gương sáng về tự phê bình, một nếp sống giản dị và khoan dung
Khi Trung ương Đảng phát hiện được sai lầm trong Cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, đồng chí Lê Văn Lương là người thường xuyên đi xuống cơ sở nắm tình hình và xác minh những sai lầm để báo cáo với Trung ương Đảng, xuất những biện pháp sửa sai. Bản báo cáo trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II), do đồng chí chuẩn bị đã tổng hợp những sai lầm, tổn thất, khuyết điểm của Cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Đồng chí đề nghị: thả ngay những người bị bắt oan; minh oan cho những người bị bắn oan, bị xử lý oan; khôi phục đảng tịch cho những đảng viên bị xử lý oan… Quan điểm và những đề xuất của đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần để công tác sửa sai trong Cải cách ruộng đất được tiến hành khẩn trương và có kết quả.
Với danh dự và lương tâm của một người cộng sản chân chính, nhận thức rõ những sai lầm đó có một phần trách nhiệm của mình, đồng chí Lê Văn Lương đã dũng cảm nhận khuyết điểm và xin tự rút khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Sau này, khi được Đảng và Nhà nước tín nhiệm bầu lại vào các chức danh quan trọng, trong giải quyết công việc không bao giờ đồng chí lẫn lộn công tư, lợi dụng chức quyền để làm việc riêng. Nói về điều này, đồng chí Hoàng Tùng – Nguyên Bí thư Trung ương Đảng viết: “Anh không bao giờ khuất phục trước uy quyền và sử dụng uy quyền của mình trong quan hệ với đồng chí... Nghiêm khắc đối với những lầm lỗi nhưng coi trọng danh dự, tin tưởng khả năng sửa chữa của con người... ”[4][4] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 103..
Từ năm 1986, đồng chí Lê Văn Lương được Trung ương giao nhiệm vụ tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Với tinh thần trách nhiệm cao, đồng chí có những chuyến nghiên cứu, khảo sát thực tiễn dài ngày để tìm hiểu tình hình nội bộ Đảng bộ địa phương và đã có những kiến nghị thẳng thắn với Bộ Chính trị để tăng cường sức mạnh lãnh đạo và tăng cường tinh thần đoàn kết trong nội bộ Đảng, đặc biệt là các Đảng bộ địa phương. Có thể nói, đồng chí đã làm việc đến giây phút cuối cùng cho Đảng, cho cách mạng.
83 năm tuổi đời, 65 tuổi Đảng, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Lê Văn Lương đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng, trọn đời vì sự nghiệp của Đảng và dân tộc.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Lê Văn Lương, Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. CTQG, H. 2000, tr. 103.
[2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 107.
[3] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 80.
[4] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Sđd, tr. 103.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment