Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc _❖Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh .
Đồng chí Lê Văn Lương (tên khai sinh là Nguyễn Công Miều) sinh năm 1912, quê xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đồng chí hoạt động cách mạng rất sớm. Năm 1927 (15 tuổi) tham gia Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và năm 1929 gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 3-1931, đồng chí bị địch bắt và giam ở Khám Lớn Sài Gòn và sau đó đồng chí bị đày ra Côn Đảo đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới được trở về.
Lê Văn Lương thuộc lớp đảng viên đầu tiên gắn liền với những sự kiện lịch sử của thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một thanh niên yêu nước hăng hái đấu tranh, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản và thấm nhuần Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện.
Trong cao trào cách mạng 1930-1931, đồng chí Lê Văn Lương hoạt động ở Sài Gòn. Ngày 23-3-1931 nổ ra cuộc đấu tranh của công nhân Hãng dầu Socony (Xôcôny) do đồng chí Lê Văn Lương và một số đồng chí trong Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn trực tiếp chỉ đạo. Thực dân Pháp đàn áp, đồng chí Lê Văn Lương bị địch bắt.
Từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933, Tòa án Đại hình Sài Gòn mở phiên tòa xử án 120 chiến sĩ cộng sản trong đó có đồng chí Lê Văn Lương. Báo chí thời đó gọi là “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương”. Trước tòa án của kẻ thù các đồng chí Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Diểu, Bùi Lâm, Hà Huy Giáp và các đồng chí khác đã nêu cao phẩm chất, khí phách của người yêu nước, cách mạng, dũng cảm bảo vệ lý tưởng cộng sản và mục tiêu giải phóng giành độc lập cho dân tộc của Đảng Cộng sản. Tòa án đế quốc đã kết án tử hình 8 đồng chí trong đó có Lê Văn Lương, Phạm Hùng; 19 người khổ sai chung thân trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Hà Huy Giáp; 21 người án 20 năm khổ sai và 17 người 15 năm khổ sai.
Bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn, trong xà lim án chém, đồng chí Lê Văn Lương và các chiến sĩ cộng sản vẫn không ngừng đấu tranh tố cáo các chính sách thực dân tàn bạo của đế quốc, giữ vững ý chí đấu tranh, tin tưởng sự nghiệp cách mạng của Đảng và của giai cấp, dân tộc nhất định thắng lợi.
Vụ xử án đã chấn động dư luận Đông Dương và cả nước Pháp. Nhân dân Pháp đã tổ chức 98 cuộc biểu tình phản đối vụ xử án, đòi ân xá 10.000 tù chính trị ở Đông Dương. Trước sức ép đấu tranh ở trong và ngoài nước, thực dân Pháp phải giảm mức án đối với một số đồng chí. Đồng chí Lê Văn Lương và Phạm Hùng giảm án từ tử hình xuống tù chung thân và bị đầy ra Côn Đảo.
Nửa cuối năm 1933 có gần 300 người tù cộng sản bị đưa ra đầy ải ở Côn Đảo - nhà tù được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1862 để giam cầm những người Việt Nam yêu nước và cách mạng. Phần lớn các tù chính trị đó là các chiến sĩ cộng sản từ Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn), bị địch bắt trong phong trào đấu tranh cách mạng 1930-1931. Có nhiều đồng chí nổi tiếng như: Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Quang Sung, Nguyễn Chí Diểu, Trần Quang Tặng. Từ năm 1930 đến năm 1933, các đồng chí bị đưa ra Côn Đảo như: Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hới, Tạ Uyên, Lương Văn Tụy, Lương Khánh Thiện, Tống Văn Trân, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Lê Đức Thọ và rất nhiều đồng chí khác.
Đối với tù chính trị cộng sản, việc đấu tranh trong tù và xây dựng tổ chức đảng để lãnh đạo đấu tranh và học tập, rèn luyện luôn luôn được đặt ra. Ngay từ năm 1930, tại nhà tù Côn Đảo, đồng chí Tôn Đức Thắng và một số đồng chí đã lập ra Hội cứu tế Banh I để tù nhân giúp đỡ lẫn nhau. Bị giam ở Hầm Xay lúa, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tổ chức công việc và lãnh đạo đấu tranh đòi cai ngục phải thực hiện những đòi hỏi cần thiết cải thiện chế độ sinh hoạt.
Khi đồng chí Lê Văn Lương và số đồng chí bị đưa ra Côn Đảo cuối 1933, số lượng tù chính trị đã gần 3.000 người, trong đó phần lớn là chiến sĩ cộng sản rồi đến Việt Nam Quốc dân Đảng và những người thuộc các xu hướng khác. Từ cuối năm 1931 đầu 1932, địch đã phân loại tù chính trị. Tù cộng sản giam ở Khám 6 và 7. Các đồng chí cộng sản có điều kiện liên lạc để tập hợp xây dựng tổ chức đảng trong nhà tù của địch. Nhóm hạt nhân xúc tiến xây dựng tổ chức đảng do đồng chí Nguyễn Hới-Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định- đứng đầu. Đầu năm 1932, Chi bộ Đảng của Khám Chỉ Tồn Banh I được thành lập do đồng chí Nguyễn Hới làm Bí thư với 20 đảng viên. Chi bộ có các đồng chí: Tôn Đức Thắng, Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Tống Phúc Chiểu, Phan Đình Khải (tức Lê Đức Thọ) cùng nhiều đồng chí khác.
Đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí mới bị đưa ra Côn Đảo như Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Diểu, Trần Quang Tặng,… đã tích cực tham gia hoạt động của chi bộ đảng trong nhà tù. Năm 1933, để thống nhất tổ chức lãnh đạo và chỉ đạo đấu tranh, các đồng chí cộng sản trong toàn nhà tù đã quyết định thành lập một tổ chức đảng trong tù gọi là Chi bộ nhà tù Côn Đảo do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư. Chi bộ có nhiệm vụ lãnh đạo đấu tranh phù hợp với điều kiện trong tù, lãnh đạo học tập, rèn luyện đảng viên, tổ chức biên soạn, dịch các tài liệu học tập, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh. Chi bộ cũng đã liên lạc với Đảng ở đất liền mà trực tiếp là Xứ ủy Nam Kỳ, giới thiệu các đồng chí hết hạn tù trở về tiếp tục công việc cách mạng. Chi bộ cũng tổ chức đấu tranh đòi ân xá tù chính trị, đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt và đời sống trong tù. Chi bộ cũng đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái của những tù nhân thuộc Việt Nam Quốc dân Đảng, cảm hóa một số người yêu nước chân chính của Quốc dân Đảng theo lập trường cách mạng của Đảng Cộng sản. Những tấm gương về học vấn, trí tuệ, nhân cách của người cộng sản còn cảm hóa được cả những tù thường phạm từng bước giác ngộ và sau này ra tù nhiều người đã đi theo cách mạng, kháng chiến, trở thành người cộng sản.
Giữa năm 1934, Chi ủy Chi bộ nhà tù Côn Đảo gồm các đồng chí Ngô Gia Tự, Trần Quang Tặng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của những người tù xe củi từ An Hải về Lò Than buộc địch phải nhượng bộ để 7 người đẩy 1 xe (trước là 5 người đẩy xe). Chi bộ đã cùng với Hội tù nhân đấu tranh đòi cai ngục giảm nhẹ lao động đối với tù nhân ốm đau, giảm nhẹ khổ sai.
Chi ủy Chi bộ nhà tù Côn Đảo rất coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập nâng cao trình độ của đảng viên, ra sức học tập lý luận, nắm vững tình hình thế giới và trong nước và có cơ hội tổ chức vượt ngục trở về với phong trào cách mạng của Đảng và dân tộc. Đầu năm 1932, vừa ra Côn Đảo, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nhớ và viết lại Luận cương tháng 10-1930 để làm tài liệu học tập. Các đồng chí tù cộng sản còn bí mật liên lạc mua được nhiều tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chuyển vào Banh I và Banh II làm tài liệu cho các lớp nghiên cứu lý luận trong tù.
Lê Văn Lương thuộc lớp đảng viên đầu tiên gắn liền với những sự kiện lịch sử của thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Là một thanh niên yêu nước hăng hái đấu tranh, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản và thấm nhuần Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện.
Trong cao trào cách mạng 1930-1931, đồng chí Lê Văn Lương hoạt động ở Sài Gòn. Ngày 23-3-1931 nổ ra cuộc đấu tranh của công nhân Hãng dầu Socony (Xôcôny) do đồng chí Lê Văn Lương và một số đồng chí trong Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn trực tiếp chỉ đạo. Thực dân Pháp đàn áp, đồng chí Lê Văn Lương bị địch bắt.
Từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933, Tòa án Đại hình Sài Gòn mở phiên tòa xử án 120 chiến sĩ cộng sản trong đó có đồng chí Lê Văn Lương. Báo chí thời đó gọi là “Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương”. Trước tòa án của kẻ thù các đồng chí Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Chí Diểu, Bùi Lâm, Hà Huy Giáp và các đồng chí khác đã nêu cao phẩm chất, khí phách của người yêu nước, cách mạng, dũng cảm bảo vệ lý tưởng cộng sản và mục tiêu giải phóng giành độc lập cho dân tộc của Đảng Cộng sản. Tòa án đế quốc đã kết án tử hình 8 đồng chí trong đó có Lê Văn Lương, Phạm Hùng; 19 người khổ sai chung thân trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Hà Huy Giáp; 21 người án 20 năm khổ sai và 17 người 15 năm khổ sai.
Bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn, trong xà lim án chém, đồng chí Lê Văn Lương và các chiến sĩ cộng sản vẫn không ngừng đấu tranh tố cáo các chính sách thực dân tàn bạo của đế quốc, giữ vững ý chí đấu tranh, tin tưởng sự nghiệp cách mạng của Đảng và của giai cấp, dân tộc nhất định thắng lợi.
Vụ xử án đã chấn động dư luận Đông Dương và cả nước Pháp. Nhân dân Pháp đã tổ chức 98 cuộc biểu tình phản đối vụ xử án, đòi ân xá 10.000 tù chính trị ở Đông Dương. Trước sức ép đấu tranh ở trong và ngoài nước, thực dân Pháp phải giảm mức án đối với một số đồng chí. Đồng chí Lê Văn Lương và Phạm Hùng giảm án từ tử hình xuống tù chung thân và bị đầy ra Côn Đảo.
Nửa cuối năm 1933 có gần 300 người tù cộng sản bị đưa ra đầy ải ở Côn Đảo - nhà tù được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1862 để giam cầm những người Việt Nam yêu nước và cách mạng. Phần lớn các tù chính trị đó là các chiến sĩ cộng sản từ Hỏa Lò (Hà Nội), Sơn La, Khám Lớn (Sài Gòn), bị địch bắt trong phong trào đấu tranh cách mạng 1930-1931. Có nhiều đồng chí nổi tiếng như: Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Quang Sung, Nguyễn Chí Diểu, Trần Quang Tặng. Từ năm 1930 đến năm 1933, các đồng chí bị đưa ra Côn Đảo như: Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hới, Tạ Uyên, Lương Văn Tụy, Lương Khánh Thiện, Tống Văn Trân, Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Lê Đức Thọ và rất nhiều đồng chí khác.
Đối với tù chính trị cộng sản, việc đấu tranh trong tù và xây dựng tổ chức đảng để lãnh đạo đấu tranh và học tập, rèn luyện luôn luôn được đặt ra. Ngay từ năm 1930, tại nhà tù Côn Đảo, đồng chí Tôn Đức Thắng và một số đồng chí đã lập ra Hội cứu tế Banh I để tù nhân giúp đỡ lẫn nhau. Bị giam ở Hầm Xay lúa, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tổ chức công việc và lãnh đạo đấu tranh đòi cai ngục phải thực hiện những đòi hỏi cần thiết cải thiện chế độ sinh hoạt.
Khi đồng chí Lê Văn Lương và số đồng chí bị đưa ra Côn Đảo cuối 1933, số lượng tù chính trị đã gần 3.000 người, trong đó phần lớn là chiến sĩ cộng sản rồi đến Việt Nam Quốc dân Đảng và những người thuộc các xu hướng khác. Từ cuối năm 1931 đầu 1932, địch đã phân loại tù chính trị. Tù cộng sản giam ở Khám 6 và 7. Các đồng chí cộng sản có điều kiện liên lạc để tập hợp xây dựng tổ chức đảng trong nhà tù của địch. Nhóm hạt nhân xúc tiến xây dựng tổ chức đảng do đồng chí Nguyễn Hới-Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định- đứng đầu. Đầu năm 1932, Chi bộ Đảng của Khám Chỉ Tồn Banh I được thành lập do đồng chí Nguyễn Hới làm Bí thư với 20 đảng viên. Chi bộ có các đồng chí: Tôn Đức Thắng, Tạ Uyên, Tống Văn Trân, Tống Phúc Chiểu, Phan Đình Khải (tức Lê Đức Thọ) cùng nhiều đồng chí khác.
Đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí mới bị đưa ra Côn Đảo như Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Diểu, Trần Quang Tặng,… đã tích cực tham gia hoạt động của chi bộ đảng trong nhà tù. Năm 1933, để thống nhất tổ chức lãnh đạo và chỉ đạo đấu tranh, các đồng chí cộng sản trong toàn nhà tù đã quyết định thành lập một tổ chức đảng trong tù gọi là Chi bộ nhà tù Côn Đảo do đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí thư. Chi bộ có nhiệm vụ lãnh đạo đấu tranh phù hợp với điều kiện trong tù, lãnh đạo học tập, rèn luyện đảng viên, tổ chức biên soạn, dịch các tài liệu học tập, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh. Chi bộ cũng đã liên lạc với Đảng ở đất liền mà trực tiếp là Xứ ủy Nam Kỳ, giới thiệu các đồng chí hết hạn tù trở về tiếp tục công việc cách mạng. Chi bộ cũng tổ chức đấu tranh đòi ân xá tù chính trị, đấu tranh đòi cải thiện chế độ sinh hoạt và đời sống trong tù. Chi bộ cũng đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái của những tù nhân thuộc Việt Nam Quốc dân Đảng, cảm hóa một số người yêu nước chân chính của Quốc dân Đảng theo lập trường cách mạng của Đảng Cộng sản. Những tấm gương về học vấn, trí tuệ, nhân cách của người cộng sản còn cảm hóa được cả những tù thường phạm từng bước giác ngộ và sau này ra tù nhiều người đã đi theo cách mạng, kháng chiến, trở thành người cộng sản.
Giữa năm 1934, Chi ủy Chi bộ nhà tù Côn Đảo gồm các đồng chí Ngô Gia Tự, Trần Quang Tặng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương đã lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh của những người tù xe củi từ An Hải về Lò Than buộc địch phải nhượng bộ để 7 người đẩy 1 xe (trước là 5 người đẩy xe). Chi bộ đã cùng với Hội tù nhân đấu tranh đòi cai ngục giảm nhẹ lao động đối với tù nhân ốm đau, giảm nhẹ khổ sai.
Chi ủy Chi bộ nhà tù Côn Đảo rất coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập nâng cao trình độ của đảng viên, ra sức học tập lý luận, nắm vững tình hình thế giới và trong nước và có cơ hội tổ chức vượt ngục trở về với phong trào cách mạng của Đảng và dân tộc. Đầu năm 1932, vừa ra Côn Đảo, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nhớ và viết lại Luận cương tháng 10-1930 để làm tài liệu học tập. Các đồng chí tù cộng sản còn bí mật liên lạc mua được nhiều tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin chuyển vào Banh I và Banh II làm tài liệu cho các lớp nghiên cứu lý luận trong tù.
Các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng trực tiếp giảng, giới thiệu những vấn đề lý luận.
Chi bộ nhà tù Côn Đảo đã tổ chức nhiều cuộc vượt ngục. Từ cuối năm 1934 đến giữa năm 1935, Chi bộ đã tổ chức 2 chuyến vượt đảo thành công. Chuyến thứ nhất có Tống Văn Trân, Vũ Công Phụ và một số đồng chí khác. Chuyến thứ hai (4-1935) gồm các đồng chí: Tạ Uyên, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Văn Thắm, Trần Quang Tặng,… Các đồng chí cập biển ở Tây Nam Bộ và đã tham gia công tác trong Xứ ủy Nam Kỳ.
Sau hai chuyến vượt ngục thành công của tù cộng sản, địch cho cấm cố toàn bộ tù cộng sản làm khổ sai ở các sở ngoài. Chi bộ phải tăng cường lãnh đạo và giữ vững các mối liên lạc giữa các đảng viên ở các khám. Chi bộ đã củng cố, tăng cường Ban Chi ủy. Chi ủy mới gồm các đồng chí Hồ Văn Long, Phạm Hùng, Lê Văn Lương. Năm 1935, Chi ủy do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Bí thư.
Đầu năm 1936, tình hình nước Pháp và Đông Dương có những biến chuyển. Tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng lợi trong bầu cử và đưa ra chương trình hoàn toàn ân xá tù chính trị ở các nước thuộc địa của Pháp. Tháng 6-1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền do Leon Blum làm Thủ tướng và Marius Moutet làm Bộ trưởng Bộ thuộc địa (người của Đảng Xã hội Pháp). Chi bộ lãnh đạo đẩy mạnh đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo theo mục tiêu phong trào đấu tranh đòi thả hết tù chính trị, chống chế độ cấm cố, khủng bố tù nhân.
Ngày 14-7-1936, hơn 90 tù chính trị ở Côn Đảo, đã được tập trung, trong đó có các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Đức Thọ để chuẩn bị đưa về Sài Gòn. Năm 1937, số tù chính trị ở Côn Đảo giảm còn 200 người trong tổng số 2.018 người. Các đồng chí tù cộng sản chưa được trả tự do vẫn tiếp tục lãnh đạo, tổ chức các cuộc đấu tranh và kiên trì học tập văn hóa và lý luận. Banh II còn 100 tù chính trị trong đó có 20 là đảng viên cộng sản, Banh I vẫn còn 40 đồng chí cộng sản bị cấm cố. Chi bộ đã cử đồng chí Nguyễn Duy Trinh làm Bí thư, Ban Chi ủy còn có các đồng chí: Hồ Văn Long, Phạm Hùng, Lê Văn Lương. Giữa năm 1937, đồng chí Nguyễn Chí Diểu từ đất liền gửi thư ra cho các đồng chí ở Côn Đảo thông báo tình hình cách mạng trong nước.
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra từ 1-9-1939, thực dân Pháp ở Đông Dương thủ tiêu những chính sách thực hiện dân sinh, dân chủ những năm 1936-1939, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở Việt Nam và Đông Dương. Tháng 6-1940, phát xít Đức chiếm nước Pháp. Tháng 9-1940, phát xít Nhật chiếm Đông Dương. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp và phát xít Nhật phát triển gay gắt. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Nhật, Pháp đã nổ ra. Sau Khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940), thực dân Pháp đàn áp khốc liệt và quy trách nhiệm cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị địch bắt toàn bộ các thành viên. Ngày 26-8-1941, địch xử bắn các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Địch khủng bố, bắt giam nhiều đồng chí và đầy ra Côn Đảo. Tháng 12-1940, ở Côn Đảo, số tù nhân lên tới 2.634 người. Năm 1941, số tù nhân ở Côn Đảo khoảng 5.000 tù chính trị trong đó đảng viên cộng sản chiếm phần lớn.
Đồng chí Lê Văn Lương là một trong số các đồng chí cộng sản không được ân xá những năm 1936, 1937, tiếp tục bị giam giữ ở Côn Đảo. Năm 1941, các đồng chí Lê Hồng Phong[1][1] Đồng chí Lê Hồng Phong hi sinh ngày 5-9-1942., Lã Vĩnh Lợi, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị của tổ chức đảng trong nhà tù Côn Đảo.
Cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ khi Hội nghị Trung ương 11-1939, 11-1940 và nhất là Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì tại Cao Bằng phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Các đồng chí bị tù đầy ở nhà tù Côn Đảo và các nhà tù khác giữ vững ý chí đấu tranh và tìm mọi cách vượt ngục trở về với phong trào cách mạng.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), thực dân Pháp ở Đông Dương còn lập thêm nhiều trại giam khác như: Bắc Mê, Chợ Chu, Phấn Mễ, Bá Vân, Nghĩa Lộ, Phú Thọ, Đăk Glei, Ba Tơ, Trà Kê, La Hy, Phú Bài, Bà Rá, Tà Lài, Bạc Liêu, Rạch Giá, Tân An. Đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản ở các nhà tù thật sự là mặt trận quyết liệt để nêu cao ý chí, phẩm giá của người cộng sản, bảo tồn lực lượng để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh khi thoát khỏi nhà tù của địch.
Đồng chí Lê Văn Lương tiếp tục bị giam giữ ở Côn Đảo với nhiều đồng chí khác đến ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Đầu tháng 9-1945, các đồng chí được tin cách mạng đã giành được chính quyền và ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Tổ chức đảng ở Côn Đảo đã tổ chức mừng đất nước độc lập. Chi bộ đã xuất bản tờ báo Độc lập do đồng chí Lê Văn Lương phụ trách.
Ngày 25-8-1945, ngay sau khi Sài Gòn khởi nghĩa thành công, Xứ ủy Nam Kỳ đã họp và quyết định đón các đồng chí tù Côn Đảo trở về. Đồng chí Đào Duy Kỳ và Nguyễn Công Trung vừa từ Côn Đảo về đã được giao nhiệm vụ quan trọng này. Đồng chí Tưởng Dân Bảo là phái viên của Ủy ban hành chính Nam Bộ ra đón tù chính trị ở Côn Đảo. Ngày 17-9-1945, mít tinh lớn ở Côn Đảo và cùng cả nước sống trong độc lập, tự do. Khoảng 2.300 tù chính trị được đón về đất liền. Đồng chí Lê Văn Lương được đón về đất liền cùng các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Mai Chí Thọ cùng nhiều đồng chí khác. Các đồng chí đã tham gia ngay vào nhiệm vụ lãnh đạo, tổ chức xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ.
Là một trong những chiến sĩ cộng sản bị địch bắt và giam cầm lâu trong nhà tù đế quốc (ở Khám Lớn Sài Gòn từ tháng 3-1931 đến cuối năm 1933 và ở Côn Đảo từ cuối 1933 đến tháng 9-1945), đồng chí Lê Văn Lương đã tỏ rõ ý chí, bản lĩnh và kiên cường đấu tranh chống đế quốc, thực dân, giữ vững lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa cộng sản, tin tưởng ở sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo. Đồng chí đã liên tục tham gia Chi ủy của nhà tù Côn Đảo và Chi bộ, Chi ủy đã phát huy vai trò lãnh đạo, tổ chức đấu tranh trong tù, tổ chức học tập, rèn luyện, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Hơn 15 năm hoạt động, đấu tranh trong lao tù của đế quốc, đồng chí Lê Văn Lương đã trưởng thành về mọi mặt, cả về trình độ lý luận, văn hóa, hoạt động thực tiễn và đó cũng là khoảng thời gian tôi luyện tinh thần cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, năng lực lãnh đạo của một người cộng sản thực thụ.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
[1] Đồng chí Lê Hồng Phong hi sinh ngày 5-9-1942.
Chi bộ nhà tù Côn Đảo đã tổ chức nhiều cuộc vượt ngục. Từ cuối năm 1934 đến giữa năm 1935, Chi bộ đã tổ chức 2 chuyến vượt đảo thành công. Chuyến thứ nhất có Tống Văn Trân, Vũ Công Phụ và một số đồng chí khác. Chuyến thứ hai (4-1935) gồm các đồng chí: Tạ Uyên, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Văn Thắm, Trần Quang Tặng,… Các đồng chí cập biển ở Tây Nam Bộ và đã tham gia công tác trong Xứ ủy Nam Kỳ.
Sau hai chuyến vượt ngục thành công của tù cộng sản, địch cho cấm cố toàn bộ tù cộng sản làm khổ sai ở các sở ngoài. Chi bộ phải tăng cường lãnh đạo và giữ vững các mối liên lạc giữa các đảng viên ở các khám. Chi bộ đã củng cố, tăng cường Ban Chi ủy. Chi ủy mới gồm các đồng chí Hồ Văn Long, Phạm Hùng, Lê Văn Lương. Năm 1935, Chi ủy do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Bí thư.
Đầu năm 1936, tình hình nước Pháp và Đông Dương có những biến chuyển. Tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng lợi trong bầu cử và đưa ra chương trình hoàn toàn ân xá tù chính trị ở các nước thuộc địa của Pháp. Tháng 6-1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền do Leon Blum làm Thủ tướng và Marius Moutet làm Bộ trưởng Bộ thuộc địa (người của Đảng Xã hội Pháp). Chi bộ lãnh đạo đẩy mạnh đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo theo mục tiêu phong trào đấu tranh đòi thả hết tù chính trị, chống chế độ cấm cố, khủng bố tù nhân.
Ngày 14-7-1936, hơn 90 tù chính trị ở Côn Đảo, đã được tập trung, trong đó có các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Đức Thọ để chuẩn bị đưa về Sài Gòn. Năm 1937, số tù chính trị ở Côn Đảo giảm còn 200 người trong tổng số 2.018 người. Các đồng chí tù cộng sản chưa được trả tự do vẫn tiếp tục lãnh đạo, tổ chức các cuộc đấu tranh và kiên trì học tập văn hóa và lý luận. Banh II còn 100 tù chính trị trong đó có 20 là đảng viên cộng sản, Banh I vẫn còn 40 đồng chí cộng sản bị cấm cố. Chi bộ đã cử đồng chí Nguyễn Duy Trinh làm Bí thư, Ban Chi ủy còn có các đồng chí: Hồ Văn Long, Phạm Hùng, Lê Văn Lương. Giữa năm 1937, đồng chí Nguyễn Chí Diểu từ đất liền gửi thư ra cho các đồng chí ở Côn Đảo thông báo tình hình cách mạng trong nước.
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra từ 1-9-1939, thực dân Pháp ở Đông Dương thủ tiêu những chính sách thực hiện dân sinh, dân chủ những năm 1936-1939, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở Việt Nam và Đông Dương. Tháng 6-1940, phát xít Đức chiếm nước Pháp. Tháng 9-1940, phát xít Nhật chiếm Đông Dương. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp và phát xít Nhật phát triển gay gắt. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Nhật, Pháp đã nổ ra. Sau Khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940), thực dân Pháp đàn áp khốc liệt và quy trách nhiệm cho Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị địch bắt toàn bộ các thành viên. Ngày 26-8-1941, địch xử bắn các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Địch khủng bố, bắt giam nhiều đồng chí và đầy ra Côn Đảo. Tháng 12-1940, ở Côn Đảo, số tù nhân lên tới 2.634 người. Năm 1941, số tù nhân ở Côn Đảo khoảng 5.000 tù chính trị trong đó đảng viên cộng sản chiếm phần lớn.
Đồng chí Lê Văn Lương là một trong số các đồng chí cộng sản không được ân xá những năm 1936, 1937, tiếp tục bị giam giữ ở Côn Đảo. Năm 1941, các đồng chí Lê Hồng Phong[1][1] Đồng chí Lê Hồng Phong hi sinh ngày 5-9-1942., Lã Vĩnh Lợi, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị của tổ chức đảng trong nhà tù Côn Đảo.
Cao trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ khi Hội nghị Trung ương 11-1939, 11-1940 và nhất là Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì tại Cao Bằng phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Các đồng chí bị tù đầy ở nhà tù Côn Đảo và các nhà tù khác giữ vững ý chí đấu tranh và tìm mọi cách vượt ngục trở về với phong trào cách mạng.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939), thực dân Pháp ở Đông Dương còn lập thêm nhiều trại giam khác như: Bắc Mê, Chợ Chu, Phấn Mễ, Bá Vân, Nghĩa Lộ, Phú Thọ, Đăk Glei, Ba Tơ, Trà Kê, La Hy, Phú Bài, Bà Rá, Tà Lài, Bạc Liêu, Rạch Giá, Tân An. Đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản ở các nhà tù thật sự là mặt trận quyết liệt để nêu cao ý chí, phẩm giá của người cộng sản, bảo tồn lực lượng để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh khi thoát khỏi nhà tù của địch.
Đồng chí Lê Văn Lương tiếp tục bị giam giữ ở Côn Đảo với nhiều đồng chí khác đến ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Đầu tháng 9-1945, các đồng chí được tin cách mạng đã giành được chính quyền và ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Tổ chức đảng ở Côn Đảo đã tổ chức mừng đất nước độc lập. Chi bộ đã xuất bản tờ báo Độc lập do đồng chí Lê Văn Lương phụ trách.
Ngày 25-8-1945, ngay sau khi Sài Gòn khởi nghĩa thành công, Xứ ủy Nam Kỳ đã họp và quyết định đón các đồng chí tù Côn Đảo trở về. Đồng chí Đào Duy Kỳ và Nguyễn Công Trung vừa từ Côn Đảo về đã được giao nhiệm vụ quan trọng này. Đồng chí Tưởng Dân Bảo là phái viên của Ủy ban hành chính Nam Bộ ra đón tù chính trị ở Côn Đảo. Ngày 17-9-1945, mít tinh lớn ở Côn Đảo và cùng cả nước sống trong độc lập, tự do. Khoảng 2.300 tù chính trị được đón về đất liền. Đồng chí Lê Văn Lương được đón về đất liền cùng các đồng chí Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Mai Chí Thọ cùng nhiều đồng chí khác. Các đồng chí đã tham gia ngay vào nhiệm vụ lãnh đạo, tổ chức xây dựng chính quyền cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ.
Là một trong những chiến sĩ cộng sản bị địch bắt và giam cầm lâu trong nhà tù đế quốc (ở Khám Lớn Sài Gòn từ tháng 3-1931 đến cuối năm 1933 và ở Côn Đảo từ cuối 1933 đến tháng 9-1945), đồng chí Lê Văn Lương đã tỏ rõ ý chí, bản lĩnh và kiên cường đấu tranh chống đế quốc, thực dân, giữ vững lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa cộng sản, tin tưởng ở sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo. Đồng chí đã liên tục tham gia Chi ủy của nhà tù Côn Đảo và Chi bộ, Chi ủy đã phát huy vai trò lãnh đạo, tổ chức đấu tranh trong tù, tổ chức học tập, rèn luyện, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Hơn 15 năm hoạt động, đấu tranh trong lao tù của đế quốc, đồng chí Lê Văn Lương đã trưởng thành về mọi mặt, cả về trình độ lý luận, văn hóa, hoạt động thực tiễn và đó cũng là khoảng thời gian tôi luyện tinh thần cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, năng lực lãnh đạo của một người cộng sản thực thụ.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
[1] Đồng chí Lê Hồng Phong hi sinh ngày 5-9-1942.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment