Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ PGS. TS Phạm Hồng Chương _❖Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nói tới Lê Văn Lương, chúng ta nhớ tới “người đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng ta, một cán bộ xuất sắc của Đảng, suốt đời gắn bó với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng”, đồng thời cũng tưởng nhớ đến một nhà lãnh đạo “nhiều năm được Đảng phân công phụ trách công tác tổ chức của Trung ương Đảng, đã có những cống hiến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ta ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta” [1][1] Lời điếu đồng chí Lê Văn Lương do đồng chí Đỗ Mười đọc ngày 5-5-1995 - Theo Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng - Nxb CTQG. H. 2000, tr 19-22..
Nhân dịp kỉ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Lê Văn Lương (28/3/1912-28/3/2012), bài viết này chỉ xin đề cập tới một bài báo của đồng chí, trên cương vị phụ trách công tác tổ chức Trung ương Đảng, đã viết cách đây 61 năm nhưng vẫn có tính thời sự khi Đảng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XI). Bài báo có tựa đề “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, đăng trên báo Nhân Dân, từ số 14 (26-6-1951) đến số 18 (26-7-1951).
1. Bài báo trên được viết khi Đảng ta, sau một thời gian rút vào hoạt động bí mật (11-1945), với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tổ chức đã ra hoạt động công khai (2-1951) với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam.
Bài báo ra đời trước “tình thế trong và ngoài nước ngày một khẩn trương, cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng dân chủ và phản dân chủ, hòa bình và gây chiến ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng gay go” [2][2] Tất cả những chữ trong ngoặc kép (“”) từ đây của bài viết này trích từ bài viết của đồng chí Lê Văn Lương: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, đăng trên báo Nhân Dân từ số 14 (26-6-1951) đến số 18 (26-7-1951). và trước yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi. Bối cảnh xuất hiện bài “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng” của đồng chí Lê Văn Lương đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, cho thấy tầm quan trọng trong nội dung chỉ đạo về cả tư tưởng và tổ chức của Đảng ta khi Đảng mới ra hoạt động công khai, lãnh đạo cả dân tộc bước giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước những bối cảnh, yêu cầu đó, việc “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng” phải tiến hành như thế nào, theo phương châm gì?
Theo đồng chí Lê Văn Lương, lúc này, để đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng phải tiến hành công tác chủ yếu sau:
Một là, “Xây dựng tư tưởng, phương châm chủ yếu của công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Trên cơ sở luận giải rằng, công tác xây dựng Đảng bao gồm mặt xây dựng về tổ chức và xây dựng về tư tưởng, trong đó xây dựng về tư tưởng “trọng yếu hơn và có tính quyết định”. Đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ: “Nếu các cán bộ tổ chức của Đảng làm các việc kết nạp đảng viên, gây dựng các cơ sở... mà không nắm vững tư tưởng chỉ đạo công tác tổ chức thì họ sẽ sai lầm, sẽ đưa vào Đảng những phần tử chính trị và tư tưởng lạc hậu. Do đó sẽ có thể xảy ra tình trạng: tuy số đảng viên đông, cơ sở của Đảng rộng nhưng tổ chức Đảng phức tạp, không những không giúp ích gì cho việc thi hành nghị quyết Đảng và của Chính phủ mà còn làm chậm hoặc cản trở, phá hoại việc thi hành đó nữa”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, có tình hình thực tế trên là do Đảng ta sinh trưởng ở một nước nông nghiệp với đa số đảng viên là nông dân, tiểu tư sản và lại trong hoạt động gian khổ thiếu điều kiện trau dồi lý luận, nên bên cạnh nhiều đảng viên dũng cảm, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vẫn còn một bộ phận đảng viên trình độ lý luận thấp kém, lập trường quan điểm của Đảng còn hiểu lờ mờ. Do đó, bộ phận này, nhiều khi làm sai đường lối, chính sách, hoặc có khi chống hẳn chủ trương của Đảng mà không biết. Một số không ít, tuy về tổ chức đã gia nhập Đảng, nhưng về tư tưởng thì còn ở ngoài Đảng do mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, xa quần chúng. Nhờ chỉ đạo chặt chẽ và kỷ luật sắt của Đảng, nên bình thường họ vẫn thi hành nghị quyết của Đảng, nhưng vì tư tưởng chưa đúng nên thỉnh thoảng họ lại có một vài hành động có tính chất chống Đảng. Đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ: “Đối với những đảng viên đó, nếu chỉ dựa vào những hình thức kỷ luật, bằng những quan hệ tổ chức của Đảng thì không đủ. Cần phải tiến hành một công tác giáo dục tư tưởng sâu sắc và lâu dài mới được”.
Do vậy, theo đồng chí Lê Văn Lương, công tác xây dựng Đảng ta lúc này “phải lấy việc xây dựng tư tưởng là phương châm chủ yếu” mà trước hết là việc giáo dục lý luận, tức là tăng cường trong Đảng việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin để mọi đảng viên hấp thụ được những kinh nghiệm quý báu của cách mạng thế giới, nắm vững được lập trường quan điểm của Đảng, nâng cao nhận thức chính trị cho đảng viên “có đủ trình độ để xác định hoặc nắm vững những chủ trương đúng trong mỗi tình thế phức tạp, gay go”; thứ hai là, cải tạo tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng, để, một mặt, làm cho đảng viên tẩy bỏ được di tích tư tưởng phi vô sản thể hiện ở chủ nghĩa cá nhân biểu lộ dưới mọi hình thức, ở bệnh chủ quan, bệnh quan liêu và xa rời quần chúng... , mặt khác, phải trau dồi ý thức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng.
Việc giáo dục lý luận và cải tạo và lãnh đạo tư tưởng có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau; “nếu chú ý làm những công tác này nhất định nâng cao chất lượng của Đảng, làm cho Đảng thật xứng đáng với vai trò tiên phong lãnh đạo nhân dân trên con đường kháng chiến và kiến quốc”.
Hai là, phải nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân.
Đồng chí Lê Văn Lương khẳng định: “Mục đích Đảng ta là mưu lợi ích cho quần chúng nhân dân. Lợi ích của nhân dân tức là lợi ích của Đảng. Ngoài lợi ích của quần chúng nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Nhiệm vụ của mỗi đảng viên là hết lòng phụng sự lợi ích của quần chúng nhân dân, lợi ích của Đảng, tuyệt đối phục tùng nghị quyết và kỷ luật của Đảng”. Đồng chí cũng chỉ rõ “Trong đảng ta có rất nhiều đảng viên đã thực hành đúng các nguyên lý ấy trong tất cả các lĩnh vực để từng bước đưa cuộc kháng chiến kiến quốc đến thắng lợi”. Tuy nhiên, trong Đảng ta “còn những đảng viên coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích của Đảng và của nhân dân. Khi cần lựa chọn lợi ích cá nhân và lợi ích của Đảng và nhân dân, họ lựa chọn lợi ích cá nhân, có khi hoàn toàn không nghĩ gì đến lợi ích của Đảng và của nhân dân”.
Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân khi vào Đảng thể hiện ở “tư tưởng và hành động mưu danh lợi, địa vị, tự tư, tự lợi, cầu an hưởng lạc”, “được ở cấp lãnh đạo thì hăng hái, nếu không thì chán nản”, được công tác “theo ý thích thì làm, không được thì tiêu cực”, “sinh xích mích chống chọi nhau, dùng thủ đoạn đối với kẻ thù mà đối xử với đồng chí”... Nhưng cũng có trường hợp động cơ cá nhân chủ nghĩa “phù hợp” với nhu cầu công tác của Đảng. Cho nên xét bề ngoài, thì “hình như tích cực hoạt động, tích cực thi hành nghị quyết, nhưng thật ra bên trong là vì hiếu danh, cá nhân, anh hùng, muốn lên chức... tóm lại, vì lợi ích cá nhân. Cho nên một mặt cũng đã kìm hãm phong trào, gây những sự lủng củng, khó khăn”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, “Đảng ta không phải từ trên trời rơi xuống, mà chính từ trong hoàn cảnh xã hội hiện tại mà tạo ra”, “nó khó tránh được những vết tích cá nhân chủ nghĩa của chế độ cũ”. Mặt khác, “điều kiện vào Đảng không bắt buộc phải có lập trường vững chắc, phải tinh thông chủ nghĩa, mà chỉ bắt buộc phải thừa nhận cương lĩnh của Đảng, chịu hoạt động trong một tổ chức Đảng, tuân theo kỷ luật Đảng và nộp đảng phí đều đặn”. Do đó, đồng chí Lê Văn Lương xác định, “việc giáo dục và cải tạo tư tưởng cho đảng viên sau khi vào Đảng là vô cùng quan trọng” và “Với sự giáo dục ấy, và qua thực tế đấu tranh cách mạng, người đảng viên mới dần dần tẩy bỏ những tư tưởng sai lầm, hấp thu tư tưởng vô sản, trở thành người đảng viên tốt”.
Bởi vậy, trong giáo dục, cải tạo tư tưởng, vấn đề nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân là một điểm căn bản, cần chú ý là trước hết, vì theo đồng chí Lê Văn Lương, nếu làm tốt “nó sẽ gây và phát triển nhiều đức tính tốt khác và nếu ý thức ấy kém cũng sẽ đem lại tất cả mọi khuyết điểm sai lầm. Do đó, để nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự sự nhân dân cho các đảng viên.
Đồng chí Lê Văn Lương xác định: “Để nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân cho đảng viên, phải giáo dục lý luận, làm cho đảng viên hiểu rõ vai trò và lực lượng vĩ đại của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng cũng như vai trò của Đảng và nhiệm vụ của mỗi đảng viên phải làm để đưa Đảng đến tiền đồ vẻ vang ấy".
Ba là, nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, để hết lòng phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân một cách đúng đắn, cần nắm vững lập trường và thấm nhuần quan điểm giai cấp của Đảng.
Luận giải rằng, “là đội tiền phong của giai cấp công nhân nên lập trường của Đảng ta là lập trường giai cấp công nhân”, đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ, với lập trường đó, Đảng ta nhận định đúng đắn quy luật phát triển của xã hội, của thời đại, để phân tích chính xác tình hình xã hội, quyền lợi, nguyện vọng thái độ của các giai cấp cách mạng, để đặt ra rõ đường lối giải quyết các vấn đề trọng yếu để đưa cách mạng đến thắng lợi, đồng thời để “giải quyết và ấn định chủ trương, chính sách thích hợp”. Chính vì vậy mỗi đảng viên phải nắm vững lập trường và thấm nhuần quan điểm giai cấp của Đảng để hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng để có chủ trương, hành động đúng trong công tác hàng ngày, tránh được sai lầm khuyết điểm. Do đó, cần phải khắc phục khuynh hướng hữu khuynh, coi nhẹ lập trường giai cấp và sai lầm tả khuynh, áp dụng máy móc lập trường, quan điểm giai cấp bằng việc giáo dục lập trường quan điểm giai cấp đúng đắn cho toàn thể đảng viên.
Đồng chí Lê Văn Lương nhắc nhở rằng, “nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp không phải là bất kỳ ở đâu, bất kỳ chỗ nào cũng vỗ ngực nói mấy câu sáo về lập trường quan điểm giai cấp, không phải chỗ nào cũng đưa công nông ra và chỉ biết có công nông. Như thế là ba hoa, hẹp hòi, không đem lại kết quả thực tế gì, mà còn có thể làm cho bạn đồng minh xa lánh, công nông bị cô độc, không có lợi cho cách mạng: tóm lại là trái lập trường và quan điểm giai cấp của Đảng”.
Bốn là, Đi đúng đường lối quần chúng của Đảng.
Khẳng định Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, có nhiệm vụ lãnh đạo đấu tranh để mưu lợi ích cho nhân dân. Lợi ích của nhân dân là lợi ích của Đảng.
Nhân dịp kỉ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Lê Văn Lương (28/3/1912-28/3/2012), bài viết này chỉ xin đề cập tới một bài báo của đồng chí, trên cương vị phụ trách công tác tổ chức Trung ương Đảng, đã viết cách đây 61 năm nhưng vẫn có tính thời sự khi Đảng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XI). Bài báo có tựa đề “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, đăng trên báo Nhân Dân, từ số 14 (26-6-1951) đến số 18 (26-7-1951).
1. Bài báo trên được viết khi Đảng ta, sau một thời gian rút vào hoạt động bí mật (11-1945), với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tổ chức đã ra hoạt động công khai (2-1951) với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam.
Bài báo ra đời trước “tình thế trong và ngoài nước ngày một khẩn trương, cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng dân chủ và phản dân chủ, hòa bình và gây chiến ở Việt Nam cũng như trên thế giới ngày càng gay go” [2][2] Tất cả những chữ trong ngoặc kép (“”) từ đây của bài viết này trích từ bài viết của đồng chí Lê Văn Lương: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, đăng trên báo Nhân Dân từ số 14 (26-6-1951) đến số 18 (26-7-1951). và trước yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi. Bối cảnh xuất hiện bài “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng” của đồng chí Lê Văn Lương đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng, cho thấy tầm quan trọng trong nội dung chỉ đạo về cả tư tưởng và tổ chức của Đảng ta khi Đảng mới ra hoạt động công khai, lãnh đạo cả dân tộc bước giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước những bối cảnh, yêu cầu đó, việc “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng” phải tiến hành như thế nào, theo phương châm gì?
Theo đồng chí Lê Văn Lương, lúc này, để đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng phải tiến hành công tác chủ yếu sau:
Một là, “Xây dựng tư tưởng, phương châm chủ yếu của công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Trên cơ sở luận giải rằng, công tác xây dựng Đảng bao gồm mặt xây dựng về tổ chức và xây dựng về tư tưởng, trong đó xây dựng về tư tưởng “trọng yếu hơn và có tính quyết định”. Đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ: “Nếu các cán bộ tổ chức của Đảng làm các việc kết nạp đảng viên, gây dựng các cơ sở... mà không nắm vững tư tưởng chỉ đạo công tác tổ chức thì họ sẽ sai lầm, sẽ đưa vào Đảng những phần tử chính trị và tư tưởng lạc hậu. Do đó sẽ có thể xảy ra tình trạng: tuy số đảng viên đông, cơ sở của Đảng rộng nhưng tổ chức Đảng phức tạp, không những không giúp ích gì cho việc thi hành nghị quyết Đảng và của Chính phủ mà còn làm chậm hoặc cản trở, phá hoại việc thi hành đó nữa”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, có tình hình thực tế trên là do Đảng ta sinh trưởng ở một nước nông nghiệp với đa số đảng viên là nông dân, tiểu tư sản và lại trong hoạt động gian khổ thiếu điều kiện trau dồi lý luận, nên bên cạnh nhiều đảng viên dũng cảm, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vẫn còn một bộ phận đảng viên trình độ lý luận thấp kém, lập trường quan điểm của Đảng còn hiểu lờ mờ. Do đó, bộ phận này, nhiều khi làm sai đường lối, chính sách, hoặc có khi chống hẳn chủ trương của Đảng mà không biết. Một số không ít, tuy về tổ chức đã gia nhập Đảng, nhưng về tư tưởng thì còn ở ngoài Đảng do mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, xa quần chúng. Nhờ chỉ đạo chặt chẽ và kỷ luật sắt của Đảng, nên bình thường họ vẫn thi hành nghị quyết của Đảng, nhưng vì tư tưởng chưa đúng nên thỉnh thoảng họ lại có một vài hành động có tính chất chống Đảng. Đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ: “Đối với những đảng viên đó, nếu chỉ dựa vào những hình thức kỷ luật, bằng những quan hệ tổ chức của Đảng thì không đủ. Cần phải tiến hành một công tác giáo dục tư tưởng sâu sắc và lâu dài mới được”.
Do vậy, theo đồng chí Lê Văn Lương, công tác xây dựng Đảng ta lúc này “phải lấy việc xây dựng tư tưởng là phương châm chủ yếu” mà trước hết là việc giáo dục lý luận, tức là tăng cường trong Đảng việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin để mọi đảng viên hấp thụ được những kinh nghiệm quý báu của cách mạng thế giới, nắm vững được lập trường quan điểm của Đảng, nâng cao nhận thức chính trị cho đảng viên “có đủ trình độ để xác định hoặc nắm vững những chủ trương đúng trong mỗi tình thế phức tạp, gay go”; thứ hai là, cải tạo tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng, để, một mặt, làm cho đảng viên tẩy bỏ được di tích tư tưởng phi vô sản thể hiện ở chủ nghĩa cá nhân biểu lộ dưới mọi hình thức, ở bệnh chủ quan, bệnh quan liêu và xa rời quần chúng... , mặt khác, phải trau dồi ý thức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, quan điểm giai cấp, quan điểm quần chúng.
Việc giáo dục lý luận và cải tạo và lãnh đạo tư tưởng có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau; “nếu chú ý làm những công tác này nhất định nâng cao chất lượng của Đảng, làm cho Đảng thật xứng đáng với vai trò tiên phong lãnh đạo nhân dân trên con đường kháng chiến và kiến quốc”.
Hai là, phải nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân.
Đồng chí Lê Văn Lương khẳng định: “Mục đích Đảng ta là mưu lợi ích cho quần chúng nhân dân. Lợi ích của nhân dân tức là lợi ích của Đảng. Ngoài lợi ích của quần chúng nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Nhiệm vụ của mỗi đảng viên là hết lòng phụng sự lợi ích của quần chúng nhân dân, lợi ích của Đảng, tuyệt đối phục tùng nghị quyết và kỷ luật của Đảng”. Đồng chí cũng chỉ rõ “Trong đảng ta có rất nhiều đảng viên đã thực hành đúng các nguyên lý ấy trong tất cả các lĩnh vực để từng bước đưa cuộc kháng chiến kiến quốc đến thắng lợi”. Tuy nhiên, trong Đảng ta “còn những đảng viên coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích của Đảng và của nhân dân. Khi cần lựa chọn lợi ích cá nhân và lợi ích của Đảng và nhân dân, họ lựa chọn lợi ích cá nhân, có khi hoàn toàn không nghĩ gì đến lợi ích của Đảng và của nhân dân”.
Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân khi vào Đảng thể hiện ở “tư tưởng và hành động mưu danh lợi, địa vị, tự tư, tự lợi, cầu an hưởng lạc”, “được ở cấp lãnh đạo thì hăng hái, nếu không thì chán nản”, được công tác “theo ý thích thì làm, không được thì tiêu cực”, “sinh xích mích chống chọi nhau, dùng thủ đoạn đối với kẻ thù mà đối xử với đồng chí”... Nhưng cũng có trường hợp động cơ cá nhân chủ nghĩa “phù hợp” với nhu cầu công tác của Đảng. Cho nên xét bề ngoài, thì “hình như tích cực hoạt động, tích cực thi hành nghị quyết, nhưng thật ra bên trong là vì hiếu danh, cá nhân, anh hùng, muốn lên chức... tóm lại, vì lợi ích cá nhân. Cho nên một mặt cũng đã kìm hãm phong trào, gây những sự lủng củng, khó khăn”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, “Đảng ta không phải từ trên trời rơi xuống, mà chính từ trong hoàn cảnh xã hội hiện tại mà tạo ra”, “nó khó tránh được những vết tích cá nhân chủ nghĩa của chế độ cũ”. Mặt khác, “điều kiện vào Đảng không bắt buộc phải có lập trường vững chắc, phải tinh thông chủ nghĩa, mà chỉ bắt buộc phải thừa nhận cương lĩnh của Đảng, chịu hoạt động trong một tổ chức Đảng, tuân theo kỷ luật Đảng và nộp đảng phí đều đặn”. Do đó, đồng chí Lê Văn Lương xác định, “việc giáo dục và cải tạo tư tưởng cho đảng viên sau khi vào Đảng là vô cùng quan trọng” và “Với sự giáo dục ấy, và qua thực tế đấu tranh cách mạng, người đảng viên mới dần dần tẩy bỏ những tư tưởng sai lầm, hấp thu tư tưởng vô sản, trở thành người đảng viên tốt”.
Bởi vậy, trong giáo dục, cải tạo tư tưởng, vấn đề nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân là một điểm căn bản, cần chú ý là trước hết, vì theo đồng chí Lê Văn Lương, nếu làm tốt “nó sẽ gây và phát triển nhiều đức tính tốt khác và nếu ý thức ấy kém cũng sẽ đem lại tất cả mọi khuyết điểm sai lầm. Do đó, để nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự sự nhân dân cho các đảng viên.
Đồng chí Lê Văn Lương xác định: “Để nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân cho đảng viên, phải giáo dục lý luận, làm cho đảng viên hiểu rõ vai trò và lực lượng vĩ đại của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng cũng như vai trò của Đảng và nhiệm vụ của mỗi đảng viên phải làm để đưa Đảng đến tiền đồ vẻ vang ấy".
Ba là, nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, để hết lòng phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân một cách đúng đắn, cần nắm vững lập trường và thấm nhuần quan điểm giai cấp của Đảng.
Luận giải rằng, “là đội tiền phong của giai cấp công nhân nên lập trường của Đảng ta là lập trường giai cấp công nhân”, đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ, với lập trường đó, Đảng ta nhận định đúng đắn quy luật phát triển của xã hội, của thời đại, để phân tích chính xác tình hình xã hội, quyền lợi, nguyện vọng thái độ của các giai cấp cách mạng, để đặt ra rõ đường lối giải quyết các vấn đề trọng yếu để đưa cách mạng đến thắng lợi, đồng thời để “giải quyết và ấn định chủ trương, chính sách thích hợp”. Chính vì vậy mỗi đảng viên phải nắm vững lập trường và thấm nhuần quan điểm giai cấp của Đảng để hiểu rõ đường lối chính sách của Đảng để có chủ trương, hành động đúng trong công tác hàng ngày, tránh được sai lầm khuyết điểm. Do đó, cần phải khắc phục khuynh hướng hữu khuynh, coi nhẹ lập trường giai cấp và sai lầm tả khuynh, áp dụng máy móc lập trường, quan điểm giai cấp bằng việc giáo dục lập trường quan điểm giai cấp đúng đắn cho toàn thể đảng viên.
Đồng chí Lê Văn Lương nhắc nhở rằng, “nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp không phải là bất kỳ ở đâu, bất kỳ chỗ nào cũng vỗ ngực nói mấy câu sáo về lập trường quan điểm giai cấp, không phải chỗ nào cũng đưa công nông ra và chỉ biết có công nông. Như thế là ba hoa, hẹp hòi, không đem lại kết quả thực tế gì, mà còn có thể làm cho bạn đồng minh xa lánh, công nông bị cô độc, không có lợi cho cách mạng: tóm lại là trái lập trường và quan điểm giai cấp của Đảng”.
Bốn là, Đi đúng đường lối quần chúng của Đảng.
Khẳng định Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, có nhiệm vụ lãnh đạo đấu tranh để mưu lợi ích cho nhân dân. Lợi ích của nhân dân là lợi ích của Đảng.
Trái lại, việc gì có hại đến nhân dân tức là có hại đến Đảng, đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, để thật sự mưu cầu lợi ích cho nhân dân, mọi chính sách và phương pháp công tác của Đảng ta đều phải căn cứ vào nhu cầu, ý kiến, trình độ giác ngộ của nhân dân mà định ra rồi tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu rõ để họ tự nguyện, tự giác thi hành dưới sự lãnh đạo của Đảng; trong quá trình thực hiện phương châm chính sách đó, còn phải căn cứ vào kinh nghiệm cụ thể của nhân dân mà kiểm tra lại phương châm chính sách, nhận rõ chỗ đúng để phát triển, tìm ra chỗ sai để sửa chữa, thấy được chỗ thiếu để bổ cứu. Đó là đường lối quần chúng của Đảng.
Tuy nhiên, đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ: trong một số chủ trương công tác cụ thể ở một số địa phương, trong hành động của một số cán bộ đã làm sai hẳn với đường lối ấy mà biểu hiện ở chủ nghĩa mệnh lệnh - đó là không giải thích kỹ cho nhân dân hiểu để phấn khởi thi hành; ở chủ nghĩa quan liêu-biểu hiện ở chỗ “chỉ dựa vào ý nghĩ chủ quan của mình để chủ trương công tác, không chịu điều tra nghiên cứu thực tế khách quan”, làm việc bàn giấy... ; ở chủ nghĩa quân phiệt, “dùng mệnh lệnh quân sự để dọa nạt nhân dân và bắt ép nhân dân làm việc này, việc khác”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, phải đả phá những khuynh hướng thoát ly quần chúng kể trên, đi đúng đường lối quần chúng của Đảng cần phải: một là, nắm vững các quan điểm ra sức phục vụ quần chúng, có tinh thần phụ trách trước quần chúng, tin tưởng quần chúng có thể tự mình giải phóng được mình và học tập kinh nghiệm của quần chúng; hai là, phải theo đúng lối làm việc dân chủ, mọi việc phải đem bàn với quần chúng nhân dân, phải làm cho quần chúng hiểu, “quyết không được dùng mệnh lệnh cưỡng bách quần chúng thi hành”.
Năm là, Phải nâng cao ý thức tổ chức.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, để làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân, Đảng phải là một khối thống nhất. Bất kì đảng viên ở các cấp, các ngành đều phải đoàn kết nhất trí, chấp hành nghị quyết của đa số và cấp trên, tuyệt đối phục tùng kỷ luật của Đảng.
Theo đồng chí, sự thiếu thống nhất trong Đảng biểu hiện từ việc không thành thật cùng nhau đoàn kết, để phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân, mà vì đầu óc cá nhân, tự kiêu, tự ái, rồi sinh ra xích mích, lục đục đến việc phân biệt cán bộ cũ, mới, thành phần chủ nghĩa, địa phương chủ nghĩa... Việc phục tùng tổ chức cũng có những sai lầm biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau mà suy cho cùng, theo đồng chí Lê Văn Lương, đều xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức.
Bởi vậy, đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, cần phải quyết tâm khắc phục những khuyết điểm đó thì công tác Đảng mới tiến bộ. Muốn vậy, phải có kế hoạch giáo dục để nâng cao ý thức tổ chức trong toàn Đảng, làm cho mỗi đảng viên hiểu rõ quan hệ đúng với Đảng và các đảng viên khác thấm nhuần nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là nguyên tắc dân chủ tập trung. “Các đảng viên sẽ dựa trên những hiểu biết đó mà kiểm thảo tư tưởng, thái độ, hành động của mình và tiến hành việc tu dưỡng về tổ chức”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, vấn đề nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân, trau dồi lập trường quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, tăng cường ý thức tổ chức trên đây, “là mấy vấn đề chính trong công tác giáo dục của Đảng lúc này cốt làm cho tư tưởng đảng viên được trong sạch”. Đồng chí còn nhấn mạnh: “Đó cũng là mấy vấn đề chủ chốt của công tác xây dựng đảng hiện nay”.
Đồng chí cho rằng để có thể thực hiện tốt các vấn đề trên, bên cạnh việc tiến hành giáo dục lý luận phải căn cứ vào thực tiễn, vào công tác thực tế hàng ngày để thấy rõ những tư tưởng và ý thức sai lầm và các cấp Đảng ủy cần nắm lấy tình hình đó để kịp thời phê bình sửa chữa. Đồng chí yêu cầu, trước khi phát động thực hiện một công tác gì, các cấp chỉ đạo phải chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ và đảng viên, giải thích rõ ý nghĩa và nội dung của công tác đó và phương pháp thi hành. Trong thời gian tiến hành, phải theo sát tình hình, kịp thời uốn nắn những tư tưởng, hành động lệch lạc, sửa chữa những tư tưởng và hành động sai lầm. Kết thúc công tác phải làm tổng kết kiểm thảo từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Đồng chí coi “đây là phương pháp thực tế và có hiệu quả nhất để giáo dục tư tưởng trong Đảng ta, để xây dựng Đảng ta về mặt tư tưởng”. Tuy nhiên, đồng chí cũng cho rằng việc giáo dục đảng viên “phải hiểu là một công trình lâu dài mà chúng ta phải kiên nhẫn, bền bỉ tiến hành mới đạt kết quả tốt”.
2. Bài báo “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng” do đồng chí Lê Văn Lương viết đã 61 năm nhưng vẫn có tính thời sự sâu sắc bởi nội dung của nó liên hệ trực tiếp về nội dung với Nghị quyết lần thứ tư (khóa XI) về xây dựng, chỉnh đốn của Đảng ta vừa ra đời và bắt đầu đi vào thực tiễn.
Nêu rõ tiêu đề đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng ở thời điểm triển khai các nghị quyết của Đại hội II của Đảng và trước những biến chuyển nhanh chóng của cách mạng Việt Nam và thế giới, điều đó cho thấy, sự xuất hiện của bài báo, cách đặt vấn đề cũng như nội dung quan điểm của nó, nhìn tổng thể cũng giống như cách đặt vấn đề của Đảng ta hiện nay về việc tiếp tục nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách nghiêm túc để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ.
Những vấn đề trong bài báo mà đồng chí Lê Văn Lương nêu ra cần khắc phục hiện nay vẫn tồn tại dưới những hình thức khác nhau, trong điều kiện hết sức phức tạp dưới tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế và trong bối cảnh vận động không ngừng, rất khó lường của tình hình quốc tế. Sự khác biệt trong những nội dung trên là ở mức độ, nó không chỉ ở mức độ do nhận thức tư tưởng mà là hiện thực trong hoạt động thực tiễn đã làm giảm sút uy tín của Đảng đối với nhân dân, thậm chí tác động tới sự tồn vong của chế độ mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XI) đã chỉ rõ. Đó là, không chỉ dừng ở sự hiểu lầm, ở nhận thức sai (như về dân chủ, kỷ luật Đảng...) mà là lợi dụng tình hình đó để mưu đồ lợi ích cá nhân; nó cũng không còn dừng lại ở việc biểu lộ thái độ không tin vào quần chúng, hay máy móc, lý thuyết suông, duy ý chí trong chỉ đạo thực tiễn, mà tệ hại hơn là chủ nghĩa quan liêu, mệnh lệnh, quân phiệt không chỉ biểu hiện ở lề lối làm việc mà đã trầm trọng hơn là đánh mất mục đích phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân, vô cảm trước đời sống khó khăn của nhân dân lao động và trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc, là sự lợi dụng sơ hở trong chế độ chính sách để trục lợi cá nhân, bất chấp những quy tắc và nguyên tắc của Đảng và luật pháp Nhà nước... Tất cả những vấn đề cần phải chỉnh, phải đốn không còn ở khuynh hướng hay ở một số những biểu hiện cá nhân mà là ở tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên; tình trạng quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Điều đáng lo ngại là, những sai phạm đó thậm chí đã có ở trong cả một tổ chức Đảng ở địa phương như ở Tiên Lãng, Hải Phòng gần đây. Có bao nhiêu tổ chức Đảng như vậy?
Trong tình hình đó, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư (khóa XI) của Đảng được ban hành với ba vấn đề cấp bách mà hàng đầu là “kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng”.
Đây là một bước phát triển mới và đi vào thực chất của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với sự tập trung trước hết ở đối tượng là cán bộ lãnh đạo các cấp với 4 giải pháp liên hoàn, bao gồm cả những nguyên tắc sinh hoạt Đảng kết hợp với các giải pháp về tổ chức, cơ chế, chính sách, giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng, thống nhất ý chí, hành động, trong sạch về đạo đức lối sống, được nhân dân ủng hộ, đứng vững và đủ sức, đủ tầm lãnh đạo nhân dân thực hiện sứ mệnh của mình.
Đó là tinh thần cộng sản trong xử lý các vấn đề của Đảng trước sự vận động của tình hình, cả chủ quan và khách quan, để đảm bảo trách nhiệm của Đảng trước dân tộc. Tinh thần đó có bệ đỡ từ trong quá khứ mà nhờ đó Đảng ta vượt qua các khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chắc chắn sự đúng đắn đó sẽ được toàn Đảng, toàn dân ủng hộ vấn đề là phải kiên quyết, kiên trì trong cả xây dựng và chỉnh đốn Đảng để có kết quả hiện thực.
Thiết nghĩ, những nội dung, phương pháp mà đồng chí Lê Văn Lương đã nêu trong bài báo trên đây cũng là bệ đỡ tư tưởng, cơ sở lý luận cho các giải pháp để thực hiện tốt Nghị quyết 4 khóa XI của Đảng ta.
Bài báo trên cũng có thể xem như một di huấn chính trị của một nhà lãnh đạo tiền bối của cách mạng nước ta, một nhà lãnh đạo tổ chức của Đảng đã để lại cho Đảng ta.
Xin được lấy lời của đồng chí Lê Văn Lương đã viết vào năm 1990 thay cho lời kết của bài viết này: “Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng, đề nghị tất cả cán bộ đảng viên chúng ta cần đem những gì tốt đẹp nhất của mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của Đảng, vừa thẳng thắn đấu tranh nội bộ để phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết tật hiện có, vừa đề cao cảnh giác đối với các âm mưu phá hoại thâm độc của kẻ thù, vừa kiên quyết giữ vững các thành tựu đạt được, đem hết năng lực sáng tạo theo tinh thần đổi mới, góp phần thực hiện mục tiêu to lớn, khó khăn, lâu dài là xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã ghi vào Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Đồng thời phải nâng cao củng cố Đảng, xây dựng Đảng thật vững mạnh, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng đề ra”.
Đó là cũng là lời nhắc nhở tất cả những người cộng sản, khi đảm nhiệm vai trò tiên phong phải làm sao xây dựng, chỉnh đốn mình cho xứng đáng với vị trí, vai trò của mình.
Bài viết này như một nén hương tưởng nhớ tới nhà cách mạng tiền bối Lê Văn Lương - nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Lời điếu đồng chí Lê Văn Lương do đồng chí Đỗ Mười đọc ngày 5-5-1995 - Theo Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng - Nxb CTQG. H. 2000, tr 19-22.
[2] Tất cả những chữ trong ngoặc kép (“”) từ đây của bài viết này trích từ bài viết của đồng chí Lê Văn Lương: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, đăng trên báo Nhân Dân từ số 14 (26-6-1951) đến số 18 (26-7-1951).
Tuy nhiên, đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ: trong một số chủ trương công tác cụ thể ở một số địa phương, trong hành động của một số cán bộ đã làm sai hẳn với đường lối ấy mà biểu hiện ở chủ nghĩa mệnh lệnh - đó là không giải thích kỹ cho nhân dân hiểu để phấn khởi thi hành; ở chủ nghĩa quan liêu-biểu hiện ở chỗ “chỉ dựa vào ý nghĩ chủ quan của mình để chủ trương công tác, không chịu điều tra nghiên cứu thực tế khách quan”, làm việc bàn giấy... ; ở chủ nghĩa quân phiệt, “dùng mệnh lệnh quân sự để dọa nạt nhân dân và bắt ép nhân dân làm việc này, việc khác”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, phải đả phá những khuynh hướng thoát ly quần chúng kể trên, đi đúng đường lối quần chúng của Đảng cần phải: một là, nắm vững các quan điểm ra sức phục vụ quần chúng, có tinh thần phụ trách trước quần chúng, tin tưởng quần chúng có thể tự mình giải phóng được mình và học tập kinh nghiệm của quần chúng; hai là, phải theo đúng lối làm việc dân chủ, mọi việc phải đem bàn với quần chúng nhân dân, phải làm cho quần chúng hiểu, “quyết không được dùng mệnh lệnh cưỡng bách quần chúng thi hành”.
Năm là, Phải nâng cao ý thức tổ chức.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, để làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân, Đảng phải là một khối thống nhất. Bất kì đảng viên ở các cấp, các ngành đều phải đoàn kết nhất trí, chấp hành nghị quyết của đa số và cấp trên, tuyệt đối phục tùng kỷ luật của Đảng.
Theo đồng chí, sự thiếu thống nhất trong Đảng biểu hiện từ việc không thành thật cùng nhau đoàn kết, để phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân, mà vì đầu óc cá nhân, tự kiêu, tự ái, rồi sinh ra xích mích, lục đục đến việc phân biệt cán bộ cũ, mới, thành phần chủ nghĩa, địa phương chủ nghĩa... Việc phục tùng tổ chức cũng có những sai lầm biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác nhau mà suy cho cùng, theo đồng chí Lê Văn Lương, đều xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức.
Bởi vậy, đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, cần phải quyết tâm khắc phục những khuyết điểm đó thì công tác Đảng mới tiến bộ. Muốn vậy, phải có kế hoạch giáo dục để nâng cao ý thức tổ chức trong toàn Đảng, làm cho mỗi đảng viên hiểu rõ quan hệ đúng với Đảng và các đảng viên khác thấm nhuần nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng là nguyên tắc dân chủ tập trung. “Các đảng viên sẽ dựa trên những hiểu biết đó mà kiểm thảo tư tưởng, thái độ, hành động của mình và tiến hành việc tu dưỡng về tổ chức”.
Đồng chí Lê Văn Lương cho rằng, vấn đề nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân, trau dồi lập trường quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, tăng cường ý thức tổ chức trên đây, “là mấy vấn đề chính trong công tác giáo dục của Đảng lúc này cốt làm cho tư tưởng đảng viên được trong sạch”. Đồng chí còn nhấn mạnh: “Đó cũng là mấy vấn đề chủ chốt của công tác xây dựng đảng hiện nay”.
Đồng chí cho rằng để có thể thực hiện tốt các vấn đề trên, bên cạnh việc tiến hành giáo dục lý luận phải căn cứ vào thực tiễn, vào công tác thực tế hàng ngày để thấy rõ những tư tưởng và ý thức sai lầm và các cấp Đảng ủy cần nắm lấy tình hình đó để kịp thời phê bình sửa chữa. Đồng chí yêu cầu, trước khi phát động thực hiện một công tác gì, các cấp chỉ đạo phải chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ và đảng viên, giải thích rõ ý nghĩa và nội dung của công tác đó và phương pháp thi hành. Trong thời gian tiến hành, phải theo sát tình hình, kịp thời uốn nắn những tư tưởng, hành động lệch lạc, sửa chữa những tư tưởng và hành động sai lầm. Kết thúc công tác phải làm tổng kết kiểm thảo từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Đồng chí coi “đây là phương pháp thực tế và có hiệu quả nhất để giáo dục tư tưởng trong Đảng ta, để xây dựng Đảng ta về mặt tư tưởng”. Tuy nhiên, đồng chí cũng cho rằng việc giáo dục đảng viên “phải hiểu là một công trình lâu dài mà chúng ta phải kiên nhẫn, bền bỉ tiến hành mới đạt kết quả tốt”.
2. Bài báo “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng” do đồng chí Lê Văn Lương viết đã 61 năm nhưng vẫn có tính thời sự sâu sắc bởi nội dung của nó liên hệ trực tiếp về nội dung với Nghị quyết lần thứ tư (khóa XI) về xây dựng, chỉnh đốn của Đảng ta vừa ra đời và bắt đầu đi vào thực tiễn.
Nêu rõ tiêu đề đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, đặc biệt trong lĩnh vực tư tưởng ở thời điểm triển khai các nghị quyết của Đại hội II của Đảng và trước những biến chuyển nhanh chóng của cách mạng Việt Nam và thế giới, điều đó cho thấy, sự xuất hiện của bài báo, cách đặt vấn đề cũng như nội dung quan điểm của nó, nhìn tổng thể cũng giống như cách đặt vấn đề của Đảng ta hiện nay về việc tiếp tục nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách nghiêm túc để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ.
Những vấn đề trong bài báo mà đồng chí Lê Văn Lương nêu ra cần khắc phục hiện nay vẫn tồn tại dưới những hình thức khác nhau, trong điều kiện hết sức phức tạp dưới tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế và trong bối cảnh vận động không ngừng, rất khó lường của tình hình quốc tế. Sự khác biệt trong những nội dung trên là ở mức độ, nó không chỉ ở mức độ do nhận thức tư tưởng mà là hiện thực trong hoạt động thực tiễn đã làm giảm sút uy tín của Đảng đối với nhân dân, thậm chí tác động tới sự tồn vong của chế độ mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (khóa XI) đã chỉ rõ. Đó là, không chỉ dừng ở sự hiểu lầm, ở nhận thức sai (như về dân chủ, kỷ luật Đảng...) mà là lợi dụng tình hình đó để mưu đồ lợi ích cá nhân; nó cũng không còn dừng lại ở việc biểu lộ thái độ không tin vào quần chúng, hay máy móc, lý thuyết suông, duy ý chí trong chỉ đạo thực tiễn, mà tệ hại hơn là chủ nghĩa quan liêu, mệnh lệnh, quân phiệt không chỉ biểu hiện ở lề lối làm việc mà đã trầm trọng hơn là đánh mất mục đích phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân, vô cảm trước đời sống khó khăn của nhân dân lao động và trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc, là sự lợi dụng sơ hở trong chế độ chính sách để trục lợi cá nhân, bất chấp những quy tắc và nguyên tắc của Đảng và luật pháp Nhà nước... Tất cả những vấn đề cần phải chỉnh, phải đốn không còn ở khuynh hướng hay ở một số những biểu hiện cá nhân mà là ở tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên; tình trạng quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm. Điều đáng lo ngại là, những sai phạm đó thậm chí đã có ở trong cả một tổ chức Đảng ở địa phương như ở Tiên Lãng, Hải Phòng gần đây. Có bao nhiêu tổ chức Đảng như vậy?
Trong tình hình đó, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ tư (khóa XI) của Đảng được ban hành với ba vấn đề cấp bách mà hàng đầu là “kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng”.
Đây là một bước phát triển mới và đi vào thực chất của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng với sự tập trung trước hết ở đối tượng là cán bộ lãnh đạo các cấp với 4 giải pháp liên hoàn, bao gồm cả những nguyên tắc sinh hoạt Đảng kết hợp với các giải pháp về tổ chức, cơ chế, chính sách, giáo dục nhằm mục tiêu xây dựng Đảng ta vững mạnh về chính trị, tư tưởng, thống nhất ý chí, hành động, trong sạch về đạo đức lối sống, được nhân dân ủng hộ, đứng vững và đủ sức, đủ tầm lãnh đạo nhân dân thực hiện sứ mệnh của mình.
Đó là tinh thần cộng sản trong xử lý các vấn đề của Đảng trước sự vận động của tình hình, cả chủ quan và khách quan, để đảm bảo trách nhiệm của Đảng trước dân tộc. Tinh thần đó có bệ đỡ từ trong quá khứ mà nhờ đó Đảng ta vượt qua các khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chắc chắn sự đúng đắn đó sẽ được toàn Đảng, toàn dân ủng hộ vấn đề là phải kiên quyết, kiên trì trong cả xây dựng và chỉnh đốn Đảng để có kết quả hiện thực.
Thiết nghĩ, những nội dung, phương pháp mà đồng chí Lê Văn Lương đã nêu trong bài báo trên đây cũng là bệ đỡ tư tưởng, cơ sở lý luận cho các giải pháp để thực hiện tốt Nghị quyết 4 khóa XI của Đảng ta.
Bài báo trên cũng có thể xem như một di huấn chính trị của một nhà lãnh đạo tiền bối của cách mạng nước ta, một nhà lãnh đạo tổ chức của Đảng đã để lại cho Đảng ta.
Xin được lấy lời của đồng chí Lê Văn Lương đã viết vào năm 1990 thay cho lời kết của bài viết này: “Hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng, đề nghị tất cả cán bộ đảng viên chúng ta cần đem những gì tốt đẹp nhất của mình đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của Đảng, vừa thẳng thắn đấu tranh nội bộ để phát huy ưu điểm, khắc phục những khuyết tật hiện có, vừa đề cao cảnh giác đối với các âm mưu phá hoại thâm độc của kẻ thù, vừa kiên quyết giữ vững các thành tựu đạt được, đem hết năng lực sáng tạo theo tinh thần đổi mới, góp phần thực hiện mục tiêu to lớn, khó khăn, lâu dài là xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã ghi vào Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Đồng thời phải nâng cao củng cố Đảng, xây dựng Đảng thật vững mạnh, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng đề ra”.
Đó là cũng là lời nhắc nhở tất cả những người cộng sản, khi đảm nhiệm vai trò tiên phong phải làm sao xây dựng, chỉnh đốn mình cho xứng đáng với vị trí, vai trò của mình.
Bài viết này như một nén hương tưởng nhớ tới nhà cách mạng tiền bối Lê Văn Lương - nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Lời điếu đồng chí Lê Văn Lương do đồng chí Đỗ Mười đọc ngày 5-5-1995 - Theo Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng - Nxb CTQG. H. 2000, tr 19-22.
[2] Tất cả những chữ trong ngoặc kép (“”) từ đây của bài viết này trích từ bài viết của đồng chí Lê Văn Lương: “Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng”, đăng trên báo Nhân Dân từ số 14 (26-6-1951) đến số 18 (26-7-1951).
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment