Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
Đồng chí Lê Văn Lương làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội từ tháng 5-1977 đến tháng 10-1986 (gần 3 khoá VII, VIII, IX). Thời gian 9 năm đó cũng là chặng đường tôi làm Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn Hà Nội (từ 8/1977) và Bí thư Thành đoàn Hà Nội (1980 đến 1984), sau đó tôi đi học tập trung ở Học viện Nguyễn Ái Quốc 2 năm, đến tháng 8-1986 tôi về làm Bí thư Huyện uỷ Từ Liêm.
Là cán bộ trẻ được gần gũi bác Lê Văn Lương qua công tác Đoàn, tôi đã trực tiếp tiếp nhận, chứng kiến sự ưu ái và tấm lòng độ lượng của một người cộng sản - một cán bộ chủ chốt của Đảng đối với mọi mặt phát triển Hà Nội, đặc biệt là đối với phong trào thanh niên và sự chăm lo công tác đào tạo cán bộ bắt đầu từ “Vườn ươm” tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên và Đội thiếu niên.
Dưới đây là đôi điều nhớ lại về một số câu chuyện thời kỳ bác Lê Văn Lương làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội và tôi làm Bí thư Thành Đoàn Hà Nội.
1. Đồng chí Lê Văn Lương luôn quan tâm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên
Tôi còn nhớ, sau năm 1975, đất nước vô vàn khó khăn. Phong trào “Lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc" và phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể" được phát động. Ngoài việc động viên thanh niên trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đường phố, trường học, Đoàn thanh niên Thành phố tổ chức Lực lượng thanh niên xung phong xây dựng đất nước.
Năm 1980 – 1981, thành phố lập Công trường khai thác than ở Quảng Ninh, nhưng số lượng huy động được ít, một số người đến lao động, sau đó lại bỏ về Hà Nội... Trước tình hình đó, đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Thành uỷ đến làm việc với Ban Thường vụ Thành Đoàn, quyết định lập Tổng đội Thanh niên xung phong khai thác than. Kết quả là Thành Đoàn đã đưa đến Quảng Ninh hơn 500 thanh niên tình nguyện (thanh niên ở đường phố, thanh niên nông thôn, một số sinh viên chưa có việc làm...). Đồng chí Lê Văn Lương đã dự buổi tiễn thanh niên xung phong lên đường khai thác than ở Quảng Ninh. Trong vòng hơn hai năm, Tổng đội Thanh niên xung phong Hà Nội tại Quảng Ninh đã trở thành một đơn vị kinh tế hoạt động hiệu quả, một tổ chức Đoàn mạnh với nhiều phong trào sôi nổi, hàng trăm thanh niên trưởng thành. Những đoàn viên thanh niên xuất sắc được chọn đi lao động hợp tác ở Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô... Từ kinh nghiệm đó, năm 1982, Thành đoàn tổ chức Đơn vị thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Lâm Đồng. Đây là gợi ý, đề xuất của đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương trong cuộc họp với Ban Thường vụ Thành Đoàn Hà Nội (Tôi nhớ lại cuộc họp buổi tối ở Thành Đoàn, có cả đồng chí Giám đốc Sở Lao động dự). Trong vòng hai năm, TNXP Hà Nội tại Lâm Đồng đã trở thành một đơn vị kinh tế mạnh, một cơ sở Đoàn xuất sắc trong toàn khu kinh tế mới Hà Nội.
Từ năm 1980, Thành Đoàn đã phát động và tổ chức thành công phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo" (phát huy sáng kiến của thanh niên công nhân, thanh niên nông dân, đảm nhận đề tài khoa học kỹ thuật của kỹ sư trẻ...). Phong trào này ngày càng được thanh niên làm khoa học kỹ thuật ở các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Nhà máy, Hợp tác xã... tham gia. Đây cũng là phong trào mà đồng chí Lê Văn Lương quan tâm. Đồng chí từng phát biểu với cán bộ Đoàn: Thành phố Hà Nội có đông nhà máy, trường đại học, viện nghiên cứu..., nên Đoàn cần có phương thức tập hợp, động viên thanh niên phát huy sáng kiến, đảm nhận đề tài khoa học kỹ thuật. Hội thi "Tuổi trẻ sáng tạo” do Thành Đoàn tổ chức năm 1982 ở Cung văn hoá Thiếu nhi đã thu hút hàng ngàn sáng kiến và đề tài sáng tạo của thanh niên được giới thiệu, trưng bày. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương đã đến xem triển lãm và động viên tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ Thủ đô.
2. Đồng chí Lê Văn Lương luôn nhắc nhở Đoàn và Hội Thanh niên cần quan tâm hơn nữa đến nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên
Năm 1981, khi đó một bộ phận thanh niên có nhu cầu sinh hoạt quốc tế vũ. Thành Đoàn tổ chức cho thanh niên đến Nhà văn hoá Thanh niên (ở Hồ Thiền Quang) học nhảy. Một số Quận Đoàn cũng tổ chức cho thanh niên học nhảy và sinh hoạt câu lạc bộ quốc tế vũ. Thời kỳ đó, không ít cán bộ, đảng viên và người lớn tuổi phản đối thanh niên nhảy múa. Quan tâm đến nhu cầu của thanh niên, đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương đã cùng Thường trực Thành Đoàn đến xem thanh niên sinh hoạt quốc tế vũ. Một buổi tối, đồng chí Bí thư Thành uỷ cùng tôi đến dự “Câu lạc bộ quốc tế vũ” ở quận Ba Đình. Xem xong, đồng chí Bí thư Lê Văn Lương ân cần nói: Thanh niên thích nhảy múa thì Đoàn và ngành Văn hoá cần tổ chức và hướng dẫn cho họ. Cần tập luyện cho Thanh niên nhảy đẹp, không cấm đoán thanh niên nhảy...
Ngày nay, nhớ lại chuyện trên, tôi càng trân trọng và hết sức kính phục về tầm suy nghĩ đúng đắn và tấm lòng thương yêu, độ lượng của đồng chí Lê Văn Lương với thanh niên.
3. Đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ rằng, Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên, Đội thiếu niên là "Vườn ươm" đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai
Trong nhiều năm làm Bí thư Thành uỷ, đồng chí Lê Văn Lương luôn nhắc nhở tôi và Ban chấp hành Thành Đoàn Hà Nội (đại ý): Các đồng chí hãy chú ý bồi dưỡng các “thủ lĩnh” trẻ từ Đội Thiếu niên, Bí thư chi đoàn, cán bộ Đoàn và cán bộ Hội thanh niên. Đây là nguồn lớn lắm, là “vườn ươm” cán bộ cho tương lai..., vấn đề “chiến lược” đấy các đồng chí ạ!
Là cán bộ trẻ được gần gũi bác Lê Văn Lương qua công tác Đoàn, tôi đã trực tiếp tiếp nhận, chứng kiến sự ưu ái và tấm lòng độ lượng của một người cộng sản - một cán bộ chủ chốt của Đảng đối với mọi mặt phát triển Hà Nội, đặc biệt là đối với phong trào thanh niên và sự chăm lo công tác đào tạo cán bộ bắt đầu từ “Vườn ươm” tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên và Đội thiếu niên.
Dưới đây là đôi điều nhớ lại về một số câu chuyện thời kỳ bác Lê Văn Lương làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội và tôi làm Bí thư Thành Đoàn Hà Nội.
1. Đồng chí Lê Văn Lương luôn quan tâm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên
Tôi còn nhớ, sau năm 1975, đất nước vô vàn khó khăn. Phong trào “Lao động tình nguyện xây dựng Tổ quốc" và phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể" được phát động. Ngoài việc động viên thanh niên trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, đường phố, trường học, Đoàn thanh niên Thành phố tổ chức Lực lượng thanh niên xung phong xây dựng đất nước.
Năm 1980 – 1981, thành phố lập Công trường khai thác than ở Quảng Ninh, nhưng số lượng huy động được ít, một số người đến lao động, sau đó lại bỏ về Hà Nội... Trước tình hình đó, đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Thành uỷ đến làm việc với Ban Thường vụ Thành Đoàn, quyết định lập Tổng đội Thanh niên xung phong khai thác than. Kết quả là Thành Đoàn đã đưa đến Quảng Ninh hơn 500 thanh niên tình nguyện (thanh niên ở đường phố, thanh niên nông thôn, một số sinh viên chưa có việc làm...). Đồng chí Lê Văn Lương đã dự buổi tiễn thanh niên xung phong lên đường khai thác than ở Quảng Ninh. Trong vòng hơn hai năm, Tổng đội Thanh niên xung phong Hà Nội tại Quảng Ninh đã trở thành một đơn vị kinh tế hoạt động hiệu quả, một tổ chức Đoàn mạnh với nhiều phong trào sôi nổi, hàng trăm thanh niên trưởng thành. Những đoàn viên thanh niên xuất sắc được chọn đi lao động hợp tác ở Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô... Từ kinh nghiệm đó, năm 1982, Thành đoàn tổ chức Đơn vị thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Lâm Đồng. Đây là gợi ý, đề xuất của đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương trong cuộc họp với Ban Thường vụ Thành Đoàn Hà Nội (Tôi nhớ lại cuộc họp buổi tối ở Thành Đoàn, có cả đồng chí Giám đốc Sở Lao động dự). Trong vòng hai năm, TNXP Hà Nội tại Lâm Đồng đã trở thành một đơn vị kinh tế mạnh, một cơ sở Đoàn xuất sắc trong toàn khu kinh tế mới Hà Nội.
Từ năm 1980, Thành Đoàn đã phát động và tổ chức thành công phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo" (phát huy sáng kiến của thanh niên công nhân, thanh niên nông dân, đảm nhận đề tài khoa học kỹ thuật của kỹ sư trẻ...). Phong trào này ngày càng được thanh niên làm khoa học kỹ thuật ở các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Nhà máy, Hợp tác xã... tham gia. Đây cũng là phong trào mà đồng chí Lê Văn Lương quan tâm. Đồng chí từng phát biểu với cán bộ Đoàn: Thành phố Hà Nội có đông nhà máy, trường đại học, viện nghiên cứu..., nên Đoàn cần có phương thức tập hợp, động viên thanh niên phát huy sáng kiến, đảm nhận đề tài khoa học kỹ thuật. Hội thi "Tuổi trẻ sáng tạo” do Thành Đoàn tổ chức năm 1982 ở Cung văn hoá Thiếu nhi đã thu hút hàng ngàn sáng kiến và đề tài sáng tạo của thanh niên được giới thiệu, trưng bày. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương đã đến xem triển lãm và động viên tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ Thủ đô.
2. Đồng chí Lê Văn Lương luôn nhắc nhở Đoàn và Hội Thanh niên cần quan tâm hơn nữa đến nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên
Năm 1981, khi đó một bộ phận thanh niên có nhu cầu sinh hoạt quốc tế vũ. Thành Đoàn tổ chức cho thanh niên đến Nhà văn hoá Thanh niên (ở Hồ Thiền Quang) học nhảy. Một số Quận Đoàn cũng tổ chức cho thanh niên học nhảy và sinh hoạt câu lạc bộ quốc tế vũ. Thời kỳ đó, không ít cán bộ, đảng viên và người lớn tuổi phản đối thanh niên nhảy múa. Quan tâm đến nhu cầu của thanh niên, đồng chí Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương đã cùng Thường trực Thành Đoàn đến xem thanh niên sinh hoạt quốc tế vũ. Một buổi tối, đồng chí Bí thư Thành uỷ cùng tôi đến dự “Câu lạc bộ quốc tế vũ” ở quận Ba Đình. Xem xong, đồng chí Bí thư Lê Văn Lương ân cần nói: Thanh niên thích nhảy múa thì Đoàn và ngành Văn hoá cần tổ chức và hướng dẫn cho họ. Cần tập luyện cho Thanh niên nhảy đẹp, không cấm đoán thanh niên nhảy...
Ngày nay, nhớ lại chuyện trên, tôi càng trân trọng và hết sức kính phục về tầm suy nghĩ đúng đắn và tấm lòng thương yêu, độ lượng của đồng chí Lê Văn Lương với thanh niên.
3. Đồng chí Lê Văn Lương chỉ rõ rằng, Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên, Đội thiếu niên là "Vườn ươm" đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai
Trong nhiều năm làm Bí thư Thành uỷ, đồng chí Lê Văn Lương luôn nhắc nhở tôi và Ban chấp hành Thành Đoàn Hà Nội (đại ý): Các đồng chí hãy chú ý bồi dưỡng các “thủ lĩnh” trẻ từ Đội Thiếu niên, Bí thư chi đoàn, cán bộ Đoàn và cán bộ Hội thanh niên. Đây là nguồn lớn lắm, là “vườn ươm” cán bộ cho tương lai..., vấn đề “chiến lược” đấy các đồng chí ạ!
Năm 1980, đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư Trung ương Đảng được tặng Giải thưởng Lênin “Vì củng cố hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc”. Đồng chí đã dành toàn bộ tiền thưởng để làm một công trình cho thiếu nhi Thủ đô. Thường vụ Thành uỷ, trực tiếp là đồng chí Bí thư Lê Văn Lương đã làm việc và yêu cầu Thành Đoàn đề xuất việc xây dựng một công trình nhằm giáo dục, tập hợp thiếu nhi. Sau nhiều phương án chuẩn bị, Thường vụ Thành Đoàn báo cáo với Thành uỷ và UBND thành phố cho phép xây dựng một trường huấn luyện Tổng phụ trách và Chỉ huy Đội thiếu niên. Được thành phố phê duyệt, tháng 12/1981 khởi công xây dựng và đến 19-5-1983 trường chính thức khánh thành, sau đó trường được mang tên Tổng Bí thư Lê Duẩn - Trường cán bộ Đội Lê Duẩn. Trong nhiều năm qua, Trường cán bộ Đội đã huấn luyện cho hàng vạn cán bộ Đội, tạo nên sự khởi sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô. Hơn thế, nhìn sâu sắc ở tầm chiến lược, thì chính Trường cán bộ Đội Lê Duẩn và hệ thống Đội thiếu niên còn là môi trường, là vườn ươm đội ngũ cán bộ lâu dài cho hệ thống chính trị.
Thực tế cho thấy rất rõ nét ở Hà Nội: Cán bộ Đoàn trưởng thành là lực lượng quan trọng tăng cường cho bộ máy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp, cán bộ chủ chốt ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp... Đây cũng là thành công trong công tác cán bộ của Thành uỷ Hà Nội nhiều năm qua, dặc biệt rõ nét nhất từ thời kỳ đồng chí Lê Văn Lương làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội (1977 -1986).
Năm 1981, theo yêu cầu cần có nguồn cán bộ cho các phường, Ban thường vụ Thành uỷ, trực tiếp là đồng chí Bí thư Lê Văn Lương đã đồng ý cho Thành Đoàn tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp đại học về làm cán bộ Đoàn phường. Đây là một quyết định “đột phá” của Thành uỷ, của đồng chí Bí thư Lê Văn Lương. Thành Đoàn đã xét chọn hơn 90 sinh viên học khá, giỏi, có tham gia công tác Đoàn hoặc lãnh đạo lớp, đưa xuống làm cán bộ Đoàn chuyên trách ở phường (có một số ít ở Đoàn thanh niên Quận). Thời kỳ đó, ở phường còn thiếu nhiều cán bộ trẻ, nên số anh chị em sinh viên về đây, đã góp phần đẩy mạnh công tác chung của phường. Thế rồi, sau 5, 10 năm và đến nay đã 30 năm, hầu hết số sinh viên đó đã trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp. Thời kỳ đầu, sau 5 - 7 năm, các đồng chí đó đã đảm nhận Phó Chủ tịch, Chủ tịch phường, cán bộ chủ chốt quận. Một số người là cán bộ chủ chốt thành phố Hà Nội, như: Trần Bích Thuỷ - Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Dân vận (nay là Phó Ban Dân vận Trung ương); Ngô Thị Thanh Hằng - Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố (nay là Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ).
Cán bộ Đoàn là lực lượng dự bị cho bộ máy cán bộ các cấp. Sơ bộ, cho thấy có khoảng 90% cán bộ chủ chốt từ xã, phường, quận, huyện, thành phố đã kinh qua tham gia công tác Đoàn (từ chi đoàn, uỷ viên BCH Đoàn, Bí thư Đoàn các cấp – không chuyên trách và chuyên trách). Môi trường công tác Đoàn đã rèn luyện về bản lĩnh chính trị, tính Đảng, phong cách công tác cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ở các sở, ban, ngành Thành phố, có nhiều đồng chí chủ chốt đã từng là cán bộ Đoàn. Thành công trong công tác cán bộ của Thành uỷ Hà Nội, nhất là từ thời đồng chí Bí thư Lê Văn Lương (mà tôi biết) đã tạo nguồn cán bộ chủ chốt từ Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp xuất sắc, các trường đại học và viện nghiên cứu... Tôi biết rõ, do sâu sát cơ sở và sự nhạy cảm chính trị, đồng chí Lê Văn Lương đã phát hiện và chọn cho thành phố Hà Nội và Trung ương những cán bộ tốt từ các nhà máy, trường đại học, quận huyện... Hầu hết anh chị em đó đều tham gia hoặc trải qua công tác Đoàn thanh niên ở cơ sở. Tổng kết chuyên đề tạo nguồn cán bộ của Thành uỷ Hà Nội chắc chắn sẽ cho ta nhiều bài học, trong đó có bài học mạnh dạn đưa cán bộ trẻ vào dần từng cấp, kể cả Thành uỷ viên dự khuyết (trước đây), Uỷ viên Trung ương dự khuyết, để đào tạo nguồn lâu dài. Tầm nhìn chiến lược và thành công về công tác tạo nguồn cán bộ trẻ - từ vườn ươm Đoàn, Hội, Đội phải kể đến cố Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương một con người lãnh đạo xuất sắc luôn yêu quí, tôn trọng, tin tưởng, độ lượng... đối với thanh niên. Đồng chí đã từng nói với cán bộ Đoàn: Thanh niên dễ có thiếu sót, mà dám làm, đi đầu xung kích... thì có thể có sai. Điều quan trọng là nói rõ để thanh niên sửa chữa và biết sửa; không nên kỷ luật quá nặng nề với thanh niên khi họ bị vấp váp, nhưng biết ngẩng đầu...
Thời gian trôi đi, cuộc sống và con người đã nhiều thay đổi. Song, những năm tháng đó, tôi vinh dự được công tác gần gũi với bác Lê Văn Lương (cũng như sau này chuyển sang các công việc khác), đã để lại trong lòng tôi về một con người sống hết sức chân thành, sâu sát thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt kinh tế -xã hội Thủ đô. Đảng bộ và nhân dân Hà Nội yêu quí đồng chí cố Bí thư Thành ủy Lê Văn Lương. Tôi và nhiều cán bộ chủ chốt của thành phố Hà Nội vô cùng kính yêu bác Lê Văn Lương, con người giản dị, có tầm nhìn chiến lược, hết lòng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, bắt đầu bồi dưỡng từ nguồn tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên và Đội Thiếu niên...
Thực tế cho thấy rất rõ nét ở Hà Nội: Cán bộ Đoàn trưởng thành là lực lượng quan trọng tăng cường cho bộ máy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp, cán bộ chủ chốt ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp... Đây cũng là thành công trong công tác cán bộ của Thành uỷ Hà Nội nhiều năm qua, dặc biệt rõ nét nhất từ thời kỳ đồng chí Lê Văn Lương làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội (1977 -1986).
Năm 1981, theo yêu cầu cần có nguồn cán bộ cho các phường, Ban thường vụ Thành uỷ, trực tiếp là đồng chí Bí thư Lê Văn Lương đã đồng ý cho Thành Đoàn tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp đại học về làm cán bộ Đoàn phường. Đây là một quyết định “đột phá” của Thành uỷ, của đồng chí Bí thư Lê Văn Lương. Thành Đoàn đã xét chọn hơn 90 sinh viên học khá, giỏi, có tham gia công tác Đoàn hoặc lãnh đạo lớp, đưa xuống làm cán bộ Đoàn chuyên trách ở phường (có một số ít ở Đoàn thanh niên Quận). Thời kỳ đó, ở phường còn thiếu nhiều cán bộ trẻ, nên số anh chị em sinh viên về đây, đã góp phần đẩy mạnh công tác chung của phường. Thế rồi, sau 5, 10 năm và đến nay đã 30 năm, hầu hết số sinh viên đó đã trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp. Thời kỳ đầu, sau 5 - 7 năm, các đồng chí đó đã đảm nhận Phó Chủ tịch, Chủ tịch phường, cán bộ chủ chốt quận. Một số người là cán bộ chủ chốt thành phố Hà Nội, như: Trần Bích Thuỷ - Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Dân vận (nay là Phó Ban Dân vận Trung ương); Ngô Thị Thanh Hằng - Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố (nay là Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ).
Cán bộ Đoàn là lực lượng dự bị cho bộ máy cán bộ các cấp. Sơ bộ, cho thấy có khoảng 90% cán bộ chủ chốt từ xã, phường, quận, huyện, thành phố đã kinh qua tham gia công tác Đoàn (từ chi đoàn, uỷ viên BCH Đoàn, Bí thư Đoàn các cấp – không chuyên trách và chuyên trách). Môi trường công tác Đoàn đã rèn luyện về bản lĩnh chính trị, tính Đảng, phong cách công tác cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ở các sở, ban, ngành Thành phố, có nhiều đồng chí chủ chốt đã từng là cán bộ Đoàn. Thành công trong công tác cán bộ của Thành uỷ Hà Nội, nhất là từ thời đồng chí Bí thư Lê Văn Lương (mà tôi biết) đã tạo nguồn cán bộ chủ chốt từ Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, các doanh nghiệp xuất sắc, các trường đại học và viện nghiên cứu... Tôi biết rõ, do sâu sát cơ sở và sự nhạy cảm chính trị, đồng chí Lê Văn Lương đã phát hiện và chọn cho thành phố Hà Nội và Trung ương những cán bộ tốt từ các nhà máy, trường đại học, quận huyện... Hầu hết anh chị em đó đều tham gia hoặc trải qua công tác Đoàn thanh niên ở cơ sở. Tổng kết chuyên đề tạo nguồn cán bộ của Thành uỷ Hà Nội chắc chắn sẽ cho ta nhiều bài học, trong đó có bài học mạnh dạn đưa cán bộ trẻ vào dần từng cấp, kể cả Thành uỷ viên dự khuyết (trước đây), Uỷ viên Trung ương dự khuyết, để đào tạo nguồn lâu dài. Tầm nhìn chiến lược và thành công về công tác tạo nguồn cán bộ trẻ - từ vườn ươm Đoàn, Hội, Đội phải kể đến cố Bí thư Thành uỷ Lê Văn Lương một con người lãnh đạo xuất sắc luôn yêu quí, tôn trọng, tin tưởng, độ lượng... đối với thanh niên. Đồng chí đã từng nói với cán bộ Đoàn: Thanh niên dễ có thiếu sót, mà dám làm, đi đầu xung kích... thì có thể có sai. Điều quan trọng là nói rõ để thanh niên sửa chữa và biết sửa; không nên kỷ luật quá nặng nề với thanh niên khi họ bị vấp váp, nhưng biết ngẩng đầu...
*
* *
Thời gian trôi đi, cuộc sống và con người đã nhiều thay đổi. Song, những năm tháng đó, tôi vinh dự được công tác gần gũi với bác Lê Văn Lương (cũng như sau này chuyển sang các công việc khác), đã để lại trong lòng tôi về một con người sống hết sức chân thành, sâu sát thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt kinh tế -xã hội Thủ đô. Đảng bộ và nhân dân Hà Nội yêu quí đồng chí cố Bí thư Thành ủy Lê Văn Lương. Tôi và nhiều cán bộ chủ chốt của thành phố Hà Nội vô cùng kính yêu bác Lê Văn Lương, con người giản dị, có tầm nhìn chiến lược, hết lòng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, bắt đầu bồi dưỡng từ nguồn tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Thanh niên và Đội Thiếu niên...
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment