Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà cách mạng Lê Văn Lương (28/3/1912 - 28/3/2012)
(ĐCSVN) - Năm 2012 là năm Đảng bộ, nhân dân các tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hà Nội và một số ban, ngành trung ương cùng với cả nước kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương (28/3/1912 - 28/3/2012), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên.
Cuộc đời chiến đấu gian khổ vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân của đồng chí Lê Văn Lương gắn liền với lịch sử dân tộc từ năm 1912 đến hết thế kỷ XX và sự trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy đã hình thành nên nhân cách và nghị lực sống vì dân, vì nước của đồng chí. Nhân cách và nghị lực của nhà cách mạng Lê Văn Lương mang đậm phong cách phương Đông “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và “Lấy dân làm gốc”... Truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương và truyền thống gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên nhân cách Lê Văn Lương.
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ra tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, quê hương của đồng chí Lê Văn Lương là một trong những căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy. Xuân Cầu ngày xưa gần đường cái quan, cạnh sông, lại tiếp giáp với vùng đầm lầy, lau lách mênh mông (cánh đồng phía Tây của làng hiện vẫn là cánh đồng chiêm trũng, chỉ cần đào sâu khoảng một mét đã thấy dấu tích của lau sậy) nên chịu nhiều nạn giặc cướp. Để tự vệ, thanh niên trai tráng trong làng thường luyện tập võ nghệ. Do đó, Xuân Cầu nổi tiếng là đất có nhiều hào kiệt không sợ cường quyền. Khi Đinh Gia Quế, về sau là Nguyễn Thiện Thuật cùng với Ngô Quang Huy (người thôn An Lạc, giáp với Xuân Cầu, là ông ngoại của nhà cách mạng Tô Hiệu) lập chiến khu Bãi Sậy đánh Pháp, các thôn trong làng Xuân Cầu đều có người theo nghĩa quân. Trong làng còn có gương một chí sỹ tuy không tham gia trực tiếp vào phong trào Bãi Sậy, nhưng ít nhiều cũng ủng hộ phong trào. Đó là cụ Tô Ngọc Nữu. Khi triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp, cụ cử nhân Tô Ngọc Nữu đã từ quan, bỏ về quê hương Xuân Cầu làm ruộng.
Cùng quê Xuân Cầu và cùng trang lứa với đồng chí Lê Văn Lương còn có nhà cách mạng Tô Hiệu, một chiến sĩ cộng sản thuộc thế hệ tiền bối của Đảng, trí tuệ, kiên trung, bất khuất, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do của dân tộc. Tấm gương liệt sỹ Tô Hiệu sáng mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam với tinh thần lạc quan cách mạng thể hiện bằng hình ảnh Cây đào Tô Hiệu, là “biểu tượng của sức sống cách mạng, vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu”. Sau đó, trong làng có hàng loạt các chiến sỹ cách mạng, văn nghệ sỹ tên tuổi khác xuất hiện, như: Tô Điểm (Tô Quang Đẩu), Chủ tịch Ủy ban hành chính Kháng chiến Liên khu 3, Tô Dĩ (Lê Giản) Tổng giám đốc Công an Cảnh sát Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, họa sỹ Tô Ngọc Vân, hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương… Chính tấm gương những người con tiêu biểu đất Xuân Cầu đã góp lửa đúc nên phẩm cách trung nghĩa, hiên ngang, không chịu khuất phục, không chịu cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang, tạo nên lòng thương người, bồi đắp thêm tâm hồn bao dung, nhân hậu của người Văn Giang, người Xuân Cầu. Thời thơ ấu, qua chuyện kể của người thân, qua tìm hiểu, tiếp xúc với nhân dân trong làng, trong xóm, truyền thống quê hương ít nhiều ảnh hưởng đến nhân cách của cậu bé Nguyễn Công Miều.
Hoàn cảnh xã hội, môi trường sống hình thành nên nhân cách con người. Điều đó không ai phủ nhận. Với Lê Văn Lương, đồng chí còn được thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của một gia đình, dòng họ nho học và khoa bảng. Từ thế kỷ XVI, trong dòng họ đã có cụ Nguyễn Hằng đỗ tiến sĩ, rồi tiếp đến là cụ Nguyễn Tính (tiến sĩ năm 1640), Nguyễn Gia Cát (đỗ Đệ nhị giáp đồng chế khoa năm 1787). Ông nội của đồng chí Lê Văn Lương là cụ Nguyễn Đức Liên, đưa ra quy ước về cách đặt tên đệm lần lượt theo các đời là "Đức, Đạo, Công, Tài, Trường, Thiên, Thế, Tộ", đại ý là có đạo đức, có tài năng thì tiếng tăm được lưu truyền trên thế gian này mãi mãi. Thân sinh của đồng chí Lê Văn Lương là cụ Nguyễn Đạo Khang, đỗ Tú tài, làm Huấn đạo. Bác là Nguyễn Đạo Quán, đỗ Phó bảng. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, tầng lớp trí thức yêu nước khi chưa tìm được con đường cứu nước, để tránh khỏi phải làm tay sai cho địch, đều lựa chọn cho mình một trong hai nghề: hoặc làm thầy thuốc, hoặc làm thày giáo. Cụ Đạo Khang làm Huấn đạo, chỉ là một chức quan nhỏ, trông coi việc giáo dục. Tiếng là làm quan, nhưng gia đình cụ vẫn không đủ ăn, nhiều khi cụ phải gửi anh em Nguyễn Công Miều sang nhờ cụ Nguyễn Đạo Quán nuôi hộ. Tuy vậy, cụ Đạo Quán làm Tri huyện vẫn giữ lối sinh hoạt thanh bạch của nhà nho nghèo. Cụ bà thân mẫu của hai người ở nhà vẫn làm nghề dệt vải. Chi tiết ấy, có thể cho thấy, cụ Huấn đạo Nguyễn Đạo Khang, cụ Tri huyện Nguyễn Đạo Quán là người liêm chính.
Thừa hưởng nhân cách của các bậc túc nho trong gia đình, lại đã từng chịu cảnh thiếu thốn, anh em Nguyễn Công Miều đã có thêm nghị lực cứng cỏi, ý chí vươn lên sống có ích cho đời, cho đồng bào, cho đất nước sau này. Tình thương yêu những người khốn khổ, sự căm ghét chế độ thuộc địa hình thành trong anh em Nguyễn Công Miều từ lúc ấy. Không chỉ riêng đồng chí Lê Văn Lương trở thành người cộng sản, mà cả mấy anh em ruột của đồng chí đều theo cách mạng.
Hoàn cảnh lịch sử cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách và phẩm chất của đồng chí Lê Văn Lương. Sống trong làng, xã ở thời kỳ phong kiến, những bất công trong xã hội nông thôn ngày ngày đều xảy ra trước mắt, lại được giáo dục nhân cách từ thơ ấu nên Lê Văn Lương và các anh em của mình đều có thái độ căm ghét bọn cường hào, ác bá. Tư tưởng đó của anh em Lê Văn Lương thể hiện rõ nét nhất trong những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan (anh trai đồng chí Lê Văn Lương).
Cuộc đời chiến đấu gian khổ vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân của đồng chí Lê Văn Lương gắn liền với lịch sử dân tộc từ năm 1912 đến hết thế kỷ XX và sự trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hoàn cảnh ấy đã hình thành nên nhân cách và nghị lực sống vì dân, vì nước của đồng chí. Nhân cách và nghị lực của nhà cách mạng Lê Văn Lương mang đậm phong cách phương Đông “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” và “Lấy dân làm gốc”... Truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương và truyền thống gia đình là yếu tố quan trọng tạo nên nhân cách Lê Văn Lương.
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ra tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, quê hương của đồng chí Lê Văn Lương là một trong những căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy. Xuân Cầu ngày xưa gần đường cái quan, cạnh sông, lại tiếp giáp với vùng đầm lầy, lau lách mênh mông (cánh đồng phía Tây của làng hiện vẫn là cánh đồng chiêm trũng, chỉ cần đào sâu khoảng một mét đã thấy dấu tích của lau sậy) nên chịu nhiều nạn giặc cướp. Để tự vệ, thanh niên trai tráng trong làng thường luyện tập võ nghệ. Do đó, Xuân Cầu nổi tiếng là đất có nhiều hào kiệt không sợ cường quyền. Khi Đinh Gia Quế, về sau là Nguyễn Thiện Thuật cùng với Ngô Quang Huy (người thôn An Lạc, giáp với Xuân Cầu, là ông ngoại của nhà cách mạng Tô Hiệu) lập chiến khu Bãi Sậy đánh Pháp, các thôn trong làng Xuân Cầu đều có người theo nghĩa quân. Trong làng còn có gương một chí sỹ tuy không tham gia trực tiếp vào phong trào Bãi Sậy, nhưng ít nhiều cũng ủng hộ phong trào. Đó là cụ Tô Ngọc Nữu. Khi triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp, cụ cử nhân Tô Ngọc Nữu đã từ quan, bỏ về quê hương Xuân Cầu làm ruộng.
Cùng quê Xuân Cầu và cùng trang lứa với đồng chí Lê Văn Lương còn có nhà cách mạng Tô Hiệu, một chiến sĩ cộng sản thuộc thế hệ tiền bối của Đảng, trí tuệ, kiên trung, bất khuất, trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do của dân tộc. Tấm gương liệt sỹ Tô Hiệu sáng mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam với tinh thần lạc quan cách mạng thể hiện bằng hình ảnh Cây đào Tô Hiệu, là “biểu tượng của sức sống cách mạng, vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu”. Sau đó, trong làng có hàng loạt các chiến sỹ cách mạng, văn nghệ sỹ tên tuổi khác xuất hiện, như: Tô Điểm (Tô Quang Đẩu), Chủ tịch Ủy ban hành chính Kháng chiến Liên khu 3, Tô Dĩ (Lê Giản) Tổng giám đốc Công an Cảnh sát Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, họa sỹ Tô Ngọc Vân, hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Đông Dương… Chính tấm gương những người con tiêu biểu đất Xuân Cầu đã góp lửa đúc nên phẩm cách trung nghĩa, hiên ngang, không chịu khuất phục, không chịu cam tâm làm nô lệ cho ngoại bang, tạo nên lòng thương người, bồi đắp thêm tâm hồn bao dung, nhân hậu của người Văn Giang, người Xuân Cầu. Thời thơ ấu, qua chuyện kể của người thân, qua tìm hiểu, tiếp xúc với nhân dân trong làng, trong xóm, truyền thống quê hương ít nhiều ảnh hưởng đến nhân cách của cậu bé Nguyễn Công Miều.
Hoàn cảnh xã hội, môi trường sống hình thành nên nhân cách con người. Điều đó không ai phủ nhận. Với Lê Văn Lương, đồng chí còn được thừa hưởng truyền thống tốt đẹp của một gia đình, dòng họ nho học và khoa bảng. Từ thế kỷ XVI, trong dòng họ đã có cụ Nguyễn Hằng đỗ tiến sĩ, rồi tiếp đến là cụ Nguyễn Tính (tiến sĩ năm 1640), Nguyễn Gia Cát (đỗ Đệ nhị giáp đồng chế khoa năm 1787). Ông nội của đồng chí Lê Văn Lương là cụ Nguyễn Đức Liên, đưa ra quy ước về cách đặt tên đệm lần lượt theo các đời là "Đức, Đạo, Công, Tài, Trường, Thiên, Thế, Tộ", đại ý là có đạo đức, có tài năng thì tiếng tăm được lưu truyền trên thế gian này mãi mãi. Thân sinh của đồng chí Lê Văn Lương là cụ Nguyễn Đạo Khang, đỗ Tú tài, làm Huấn đạo. Bác là Nguyễn Đạo Quán, đỗ Phó bảng. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, tầng lớp trí thức yêu nước khi chưa tìm được con đường cứu nước, để tránh khỏi phải làm tay sai cho địch, đều lựa chọn cho mình một trong hai nghề: hoặc làm thầy thuốc, hoặc làm thày giáo. Cụ Đạo Khang làm Huấn đạo, chỉ là một chức quan nhỏ, trông coi việc giáo dục. Tiếng là làm quan, nhưng gia đình cụ vẫn không đủ ăn, nhiều khi cụ phải gửi anh em Nguyễn Công Miều sang nhờ cụ Nguyễn Đạo Quán nuôi hộ. Tuy vậy, cụ Đạo Quán làm Tri huyện vẫn giữ lối sinh hoạt thanh bạch của nhà nho nghèo. Cụ bà thân mẫu của hai người ở nhà vẫn làm nghề dệt vải. Chi tiết ấy, có thể cho thấy, cụ Huấn đạo Nguyễn Đạo Khang, cụ Tri huyện Nguyễn Đạo Quán là người liêm chính.
Thừa hưởng nhân cách của các bậc túc nho trong gia đình, lại đã từng chịu cảnh thiếu thốn, anh em Nguyễn Công Miều đã có thêm nghị lực cứng cỏi, ý chí vươn lên sống có ích cho đời, cho đồng bào, cho đất nước sau này. Tình thương yêu những người khốn khổ, sự căm ghét chế độ thuộc địa hình thành trong anh em Nguyễn Công Miều từ lúc ấy. Không chỉ riêng đồng chí Lê Văn Lương trở thành người cộng sản, mà cả mấy anh em ruột của đồng chí đều theo cách mạng.
Hoàn cảnh lịch sử cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách và phẩm chất của đồng chí Lê Văn Lương. Sống trong làng, xã ở thời kỳ phong kiến, những bất công trong xã hội nông thôn ngày ngày đều xảy ra trước mắt, lại được giáo dục nhân cách từ thơ ấu nên Lê Văn Lương và các anh em của mình đều có thái độ căm ghét bọn cường hào, ác bá. Tư tưởng đó của anh em Lê Văn Lương thể hiện rõ nét nhất trong những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan (anh trai đồng chí Lê Văn Lương).
Đồng chí Lê Văn Lương (đứng giữa) với các đồng chí cùng quê hương Xuân Cầu tại Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1952). (Ảnh tư liệu).
Khi Lê Văn Lương theo học tại Hà Nội, cũng là lúc phong trào học sinh lên cao. Đó là lúc học sinh, sinh viên cả nước thực hiện các phong trào bãi khóa, để tang cụ Phan Châu Trinh, đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu… Hơn nữa, Lê Văn Lương lại có những người bạn học có tư tưởng tiến bộ, cùng chí hướng như các đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ… Từ đó, các tư tưởng cộng sản nhanh chóng được Lê Văn Lương tiếp thu. Đồng chí đã nhanh chóng trở thành người của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và là đảng viên cộng sản thuộc thế hệ đầu tiên.
Một yếu tố tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách và nghị lực sống có lý tưởng, vì dân, vì nước của Lê Văn Lương nữa là sự học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động của mình, sau Cách mạng tháng Tám, phần lớn thời gian công tác của Lê Văn Lương được ở bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên đồng chí có điều kiện được trực tiếp nhận sự chỉ bảo, dạy dỗ của Bác. Đặc biệt, trong thời gian Bác sang Trung Quốc chữa bệnh, Lê Văn Lương được Bộ Chính trị phân công thường trực ở bên Bác, lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của Bác đối với cách mạng Việt Nam. Từ đó, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh đã ngấm sâu vào nhân cách của Lê Văn Lương. Sau này, khi Bác đã đi xa, trong công tác cũng như trong đời sống, đồng chí Lê Văn Lương vẫn thực hiện theo đạo đức, tác phong Bác Hồ. Điều đó, trong lời phát biểu của đồng chí Võ Chí Công, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khi trao tặng Huân chương Sao vàng cho đồng chí Lê Văn Lương đã khẳng định: “Đồng chí Lê Văn Lương là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đạo đức, tác phong mẫu mực của đồng chí cũng đã được khẳng định trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong giờ phút vĩnh biệt đồng chí: “Dù ở vị trí công tác nào, đồng chí luôn luôn một lòng, một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, cống hiến trọn đời cho lý tưởng cao cả của Đảng"...
Trên hết thảy, nhân cách và nghị lực sống có lý tưởng, vì dân, vì nước của đồng chí Lê Văn Lương là sự tự rèn luyện. Vượt qua những trở ngại của sự sợ hãi thường trực trong tâm lý một người dân một nước thuộc địa, Lê Văn Lương đã tìm được con đường đi cho mình phù hợp với quy luật lịch sử và yêu cầu thời đại. Từ những năm học trường Bưởi, cùng với người bạn học Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Lương được Ngô Gia Tự giác ngộ cách mạng. Năm 15 tuổi, đồng chí đã tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Được đấu tranh và rèn luyện trong tổ chức cách mạng, đồng chí đã đem nhiệt huyết của tuổi trẻ đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến. Năm 17 tuổi, đồng chí đã là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng. Bị bắt và kết án tử hình khi mới 18 tuổi, với bản lĩnh và khí phách của người cộng sản chân chính, Lê Văn Lương đã cùng với các đồng chí của mình đã chuẩn bị sẵn tinh thần để hiên ngang lên máy chém… Bản lĩnh và khí phách ấy đã khiến những viên cai ngục nổi tiếng tàn bạo của chế độ thực dân phải nể trọng. Suốt 15 năm lao tù, trong đó có 11 năm tại Côn Đảo, nơi được coi là địa ngục trần gian do thực dân đặt ra để đày đọa những người chống đối, đồng chí luôn giữ vững khí tiết cách mạng, phẩm chất cộng sản. Với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, Lê Văn Lương đã cùng với các đồng chí của mình thành lập Chi bộ cộng sản ngay tại cái “địa ngục trần gian” ấy. Cũng tại đây, đồng chí được Chi bộ cử vào Ban lãnh đạo nhà tù Côn Đảo, lãnh đạo các đảng viên trong nhà tù kiên cường đấu tranh với kẻ thù. Ngày đi làm khổ sai, tối đến, đồng chí Lê Văn Lương vẫn cần mẫn viết bài cho báo “Tiến lên”, tờ báo bí mật của Hội tù nhân, hướng dẫn đấu tranh trong tù và tập san “Ý kiến chung” - tập san nghiên cứu lý luận trong tù. Khi các chiến sỹ cộng sản mở lớp dạy lý luận trong tù, đồng chí Lê Văn Lương, dù đã là một trong những sáng lập viên của lớp học, cũng là một học viên chăm chỉ của lớp. Tấm gương của đồng chí có ảnh hưởng tích cực đến những người tù ở toàn đảo, đến phong trào cách mạng ở trong nước qua những đồng chí được trả lại tự do hay hết hạn tù. Những hoạt động tích cực của Chi bộ nhà tù và đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần đào tạo, rèn luyện được một thế hệ cán bộ của Đảng dày dạn kinh nghiệm chỉ đạo phong trào cách mạng.
Sinh ra và lớn lên trên quê hương có truyền thống văn hiến và cách mạng, được thừa hưởng phẩm cách của gia đình truyền đời trí thức, với nghị lực được hình thành và rèn luyện qua nhiều khó khăn, thử thách và nguy nan, trong suốt thời gian chiến đấu và công tác, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, đồng chí Lê Văn Lương đã luôn giữ vững khí tiết cộng sản, luôn suy nghĩ, hành động vì nước, vì dân./.
27/3/2012
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment