Kỷ niệm 100 năm Năm sinh Nhà cách mạng Tô Hiệu (1912-2012)
_ Đoàn Trường Sơn❖TS, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng. _
Đồng chí Tô Hiệu xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ở vùng quê Xuân Cầu có truyền thống yêu nước. Những năm tháng theo học tại trường Pháp - Việt ở tỉnh lỵ Hải Dương, dù còn rất trẻ, Tô Hiệu đã tích cực tham gia phong trào có xu hướng tiến bộ của thanh niên, học sinh. Do vậy, Anh đã bị đuổi học. Anh gia nhập tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng, do Nguyễn Thái Học khởi xướng và năm 1929 được cử vào hoạt động tại Sài Gòn. Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng, đầu năm 1930, bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Tô Hiệu bị kẻ thù bắt, đày ra Côn Đảo.
Côn Đảo, “Địa ngục trần gian”, cũng là nơi rèn luyện, thử thách đối với những chiến sĩ cách mạng. Tại đây, Tô Hiệu được chứng kiến những cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai khuynh hướng tư tưởng vô sản và tư sản về giải phóng dân tộc của những đảng viên Đảng Cộng sản và Việt Nam Quốc dân Đảng, được chứng kiến ý chí kiên cường và tinh thần học tập của những người Cộng sản. Là một thanh niên yêu nước, có học, nhiều hoài bão nên Tô Hiệu nhanh chóng nhận rõ lý tưởng và con đường cách mạng của những người Cộng sản. Như tìm được hướng đi và được tiếp thêm nghị lực mới, Tô Hiệu đã tình nguyện gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Đây là sự chuyển hướng căn bản trong tư tưởng và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tô Hiệu.
Năm 1934, mãn hạn tù, Tô Hiệu bị quản thúc tại quê nhà. Với bao dự định và trách nhiệm của đảng viên, nhớ những lời dặn dò trước khi ra tù của các đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn…nên vừa về quê, Tô Hiệu đã tìm cách liên lạc ngay với tổ chức Đảng để tiếp tục hoạt động. Đồng chí được điều lên hoạt động tại Hà Nội, Thái Nguyên. Bệnh ho lao nặng, kết quả của chế độ nhà tù hà khắc, đã làm cho Tô Hiệu ngày càng ốm yếu nhưng vẫn không cản được nhiệt huyết của người Cộng sản. Những nơi đồng chí đến, phong trào cách mạng ở đó đều có những chuyển biến mới. Tập hồ sơ về Tô Hiệu trong hồ sơ mật thám Pháp ngày một dày thêm.
Năm 1936, Mặt trận Bình dân, nòng cốt là Đảng Cộng sản, lên nắm chính quyền ở Pháp. Chính quyền mới đã thực hiện một số chính sách dân chủ ở thuộc địa: Trả tự do cho tù chính trị, cho phép lập hội, biểu tình, tự do ngôn luận…Đảng ta tranh thủ thời cơ “có một không hai” đó, đưa một bộ phận ra hoạt động công khai, kết hợp hoạt động bí mật với công khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối cách mạng, tập hợp quần chúng đấu tranh đòi “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”, chống chiến tranh…Tô Hiệu được chỉ định tham gia Ban Thường vụ xứ ủy Bắc kỳ, phụ trách công tác tuyên huấn. Đồng chí trở thành cây bút xuất sắc của nhiều tờ báo công khai và là người diễn thuyết có tài. Cuối năm 1938, Đồng chí được phân công phụ trách phong trào cách mạng Liên tỉnh B (gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, thành phố Hải Phòng và vùng mỏ) và trực tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Cùng thời kỳ này, chính quyền của Mặt trận Bình dân Pháp bị đổ, phong trào dân chủ ở nước ta bị kẻ thù khủng bố. Những tổ chức quần chúng: Nghiệp đoàn, ái hữu… bị giải tán. Tình hình hết sức khó khăn. Với cương vị Bí thư Thành ủy, đồng chí Tô Hiệu chỉ đạo tập trung giữ vững cơ sở cách mạng và tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh. Đồng chí ngày đêm bí mật bám các xóm thợ Đình Hạ, Hạ Lý, Ao Than, khoác áo thợ, mang búa, kìm vào nhà máy Ximăng, xưởng cơ khí Carông, bến Sáu kho, nhà máy Chai, máy Tơ hoặc với bộ quần áo sang trọng gặp gỡ chị em tiểu thương ở chợ Sắt…để tuyên truyền.
Côn Đảo, “Địa ngục trần gian”, cũng là nơi rèn luyện, thử thách đối với những chiến sĩ cách mạng. Tại đây, Tô Hiệu được chứng kiến những cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai khuynh hướng tư tưởng vô sản và tư sản về giải phóng dân tộc của những đảng viên Đảng Cộng sản và Việt Nam Quốc dân Đảng, được chứng kiến ý chí kiên cường và tinh thần học tập của những người Cộng sản. Là một thanh niên yêu nước, có học, nhiều hoài bão nên Tô Hiệu nhanh chóng nhận rõ lý tưởng và con đường cách mạng của những người Cộng sản. Như tìm được hướng đi và được tiếp thêm nghị lực mới, Tô Hiệu đã tình nguyện gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Đây là sự chuyển hướng căn bản trong tư tưởng và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tô Hiệu.
Năm 1934, mãn hạn tù, Tô Hiệu bị quản thúc tại quê nhà. Với bao dự định và trách nhiệm của đảng viên, nhớ những lời dặn dò trước khi ra tù của các đồng chí Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt), Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn…nên vừa về quê, Tô Hiệu đã tìm cách liên lạc ngay với tổ chức Đảng để tiếp tục hoạt động. Đồng chí được điều lên hoạt động tại Hà Nội, Thái Nguyên. Bệnh ho lao nặng, kết quả của chế độ nhà tù hà khắc, đã làm cho Tô Hiệu ngày càng ốm yếu nhưng vẫn không cản được nhiệt huyết của người Cộng sản. Những nơi đồng chí đến, phong trào cách mạng ở đó đều có những chuyển biến mới. Tập hồ sơ về Tô Hiệu trong hồ sơ mật thám Pháp ngày một dày thêm.
Năm 1936, Mặt trận Bình dân, nòng cốt là Đảng Cộng sản, lên nắm chính quyền ở Pháp. Chính quyền mới đã thực hiện một số chính sách dân chủ ở thuộc địa: Trả tự do cho tù chính trị, cho phép lập hội, biểu tình, tự do ngôn luận…Đảng ta tranh thủ thời cơ “có một không hai” đó, đưa một bộ phận ra hoạt động công khai, kết hợp hoạt động bí mật với công khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối cách mạng, tập hợp quần chúng đấu tranh đòi “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”, chống chiến tranh…Tô Hiệu được chỉ định tham gia Ban Thường vụ xứ ủy Bắc kỳ, phụ trách công tác tuyên huấn. Đồng chí trở thành cây bút xuất sắc của nhiều tờ báo công khai và là người diễn thuyết có tài. Cuối năm 1938, Đồng chí được phân công phụ trách phong trào cách mạng Liên tỉnh B (gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Kiến An, thành phố Hải Phòng và vùng mỏ) và trực tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Cùng thời kỳ này, chính quyền của Mặt trận Bình dân Pháp bị đổ, phong trào dân chủ ở nước ta bị kẻ thù khủng bố. Những tổ chức quần chúng: Nghiệp đoàn, ái hữu… bị giải tán. Tình hình hết sức khó khăn. Với cương vị Bí thư Thành ủy, đồng chí Tô Hiệu chỉ đạo tập trung giữ vững cơ sở cách mạng và tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh. Đồng chí ngày đêm bí mật bám các xóm thợ Đình Hạ, Hạ Lý, Ao Than, khoác áo thợ, mang búa, kìm vào nhà máy Ximăng, xưởng cơ khí Carông, bến Sáu kho, nhà máy Chai, máy Tơ hoặc với bộ quần áo sang trọng gặp gỡ chị em tiểu thương ở chợ Sắt…để tuyên truyền.
Do đó, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1939, ở Hải Phòng đã nổ ra gần 20 cuộc đấu tranh chống khủng bố, áp bức, bóc lột, đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc... Tiêu biểu là các cuộc biểu tình của nhân dân thành phố kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5, cuộc bãi công của hơn 3.000 nhà máy Tơ, từ ngày 9 đến ngày 24/5 và biểu tình chống tăng thuế ngày 30/5. Các cuộc đấu tranh này được sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tô Hiệu. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy Tơ được đánh giá là thể hiện rất rõ tài nghệ và kinh nghiệm lãnh đạo của đồng chí Tô Hiệu. Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã đánh giá: “Những người bãi công đã thực hiện kỷ luật, dân chủ”. Báo Dân Chúng, số 70, thứ tư ngày 21/6/1939, đăng: ”Sau cuộc đấu tranh có ý nghĩa ấy của vô sản Hải Phòng, một làn sóng tranh đấu bãi công đã lan ra khắp toàn xứ”. Cuộc đấu tranh chống tăng thuế đèn (điện), thuế nước, ngày 30/5/1939, diễn ra tại ngã tư phố Bắc Ninh (Lãn ông - Phan Bội Châu), đồng chí Tô Hiệu trực tiếp diễn thuyết, vạch trần những thủ đoạn bóc lột của thực dân, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh. Đoàn biểu tình kéo đến tòa Đóc lý, nơi Hội đồng thành phố đang họp. Đồng chí đã bị mật thám Pháp bắt vào sở cảnh sát nhưng được quần chúng hỗ trợ nên đã thoát ra ngoài.
Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, chính quyền Pháp ở Đông Dương đẩy mạnh khủng bố. Đảng chủ trương nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong tình hình mới, đồng chí Tô Hiệu cho ra mắt tờ báo Chiến đấu. Số đầu tiên ra đúng ngày 7/11/1939, số đặc biệt kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Lời hiệu triệu do Tô Hiệu viết: ”Các bạn hãy đoàn kết nhau lại... ”. Bất chấp nguy hiểm và bệnh tình ngày càng nặng nhưng đồng chí Tô Hiệu vẫn bám sát cơ sở để chỉ đạo phong trào. Trưa ngày 1/12/1939, đồng chí đến kiểm tra tại cơ sở ấn loát tài liệu tại khu máy Chỉ, Hạ Lý (giáp khu nhà máy Xay hiện nay) bất ngờ bị cảnh sát Pháp đi kiểm tra hộ khẩu. Đồng chí Tô Hiệu đã bị địch bắt cùng với những tờ truyền đơn đang được in. Trong Đề lao Hải Phòng, kẻ thù dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man, dụ dỗ, mua chuộc nhưng không khuất phục nổi ý chí của người Cộng sản kiên trung Tô Hiệu. Đồng chí đã bị kẻ thù đày lên nhà tù Sơn La. Những năm tháng bị lưu đày tại nhà ngục Sơn La, Tô Hiệu vẫn tiếp tục cùng đồng chí của mình tiếp tục đấu tranh, tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo, tổ chức cho một số đảng viên vượt ngục…Cây đào do đồng chí trồng trong khuôn viên nhà tù đã trở thành huyền thoại, thể hiện ý chí và tinh thần lạc quan của những người Cộng sản. Ngày 7/3/1944, Đồng chí đã hy sinh. Đồng đội xếp thành vòng tròn, cúi đầu vĩnh biệt. Sự hy sinh của đồng chí đã cổ vũ những đảng viên và những quần chúng trung kiên bền chí, bền gan. quyết tranh đấu đến cùng để giành độc lập dân tộc.
Tô Hiệu, đảng viên kiên cường của Đảng, Bí thư Thành ủy xuất sắc của Đảng bộ Hải Phòng, đã hy sinh anh dũng nhưng sự nghiệp của đồng chí vẫn mãi mãi xuân như “Cây đào Tô Hiệu”. Nhớ ơn công lao của đồng chí, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã đặt tên cho thành phố của mình là “Thành phố Tô Hiệu” trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đặt tên cho trường chính trị, trường học, đường phố…để các thế hệ nhớ mãi biệt danh “Người Anh của những xóm thợ”.
❖ TS, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng
Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, chính quyền Pháp ở Đông Dương đẩy mạnh khủng bố. Đảng chủ trương nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong tình hình mới, đồng chí Tô Hiệu cho ra mắt tờ báo Chiến đấu. Số đầu tiên ra đúng ngày 7/11/1939, số đặc biệt kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Lời hiệu triệu do Tô Hiệu viết: ”Các bạn hãy đoàn kết nhau lại... ”. Bất chấp nguy hiểm và bệnh tình ngày càng nặng nhưng đồng chí Tô Hiệu vẫn bám sát cơ sở để chỉ đạo phong trào. Trưa ngày 1/12/1939, đồng chí đến kiểm tra tại cơ sở ấn loát tài liệu tại khu máy Chỉ, Hạ Lý (giáp khu nhà máy Xay hiện nay) bất ngờ bị cảnh sát Pháp đi kiểm tra hộ khẩu. Đồng chí Tô Hiệu đã bị địch bắt cùng với những tờ truyền đơn đang được in. Trong Đề lao Hải Phòng, kẻ thù dùng mọi thủ đoạn tra tấn dã man, dụ dỗ, mua chuộc nhưng không khuất phục nổi ý chí của người Cộng sản kiên trung Tô Hiệu. Đồng chí đã bị kẻ thù đày lên nhà tù Sơn La. Những năm tháng bị lưu đày tại nhà ngục Sơn La, Tô Hiệu vẫn tiếp tục cùng đồng chí của mình tiếp tục đấu tranh, tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo, tổ chức cho một số đảng viên vượt ngục…Cây đào do đồng chí trồng trong khuôn viên nhà tù đã trở thành huyền thoại, thể hiện ý chí và tinh thần lạc quan của những người Cộng sản. Ngày 7/3/1944, Đồng chí đã hy sinh. Đồng đội xếp thành vòng tròn, cúi đầu vĩnh biệt. Sự hy sinh của đồng chí đã cổ vũ những đảng viên và những quần chúng trung kiên bền chí, bền gan. quyết tranh đấu đến cùng để giành độc lập dân tộc.
Tô Hiệu, đảng viên kiên cường của Đảng, Bí thư Thành ủy xuất sắc của Đảng bộ Hải Phòng, đã hy sinh anh dũng nhưng sự nghiệp của đồng chí vẫn mãi mãi xuân như “Cây đào Tô Hiệu”. Nhớ ơn công lao của đồng chí, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã đặt tên cho thành phố của mình là “Thành phố Tô Hiệu” trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đặt tên cho trường chính trị, trường học, đường phố…để các thế hệ nhớ mãi biệt danh “Người Anh của những xóm thợ”.
Nội san Số 1/2012
❖ TS, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment