Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương (28/3/1912 – 28/3/2012)
_ LÊ HỒNG ANH_❖Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các vị đại biểu và các đồng chí!
Hôm nay, tại Hưng Yên, chúng ta long trọng tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, nhà lãnh đạo có uy tín của Đảng và nhân dân ta, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tôi xin gửi tới các vị đại biểu và toàn thể các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Thưa các vị đại biểu và các đồng chí!
Đồng chí Lê Văn Lương tên khai sinh là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28/3/1912 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tiếp thu truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc, ngay từ lúc còn trẻ tuổi, đồng chí Lê Văn Lương đã giác ngộ cách mạng và tham gia các hoạt động yêu nước. Năm 1927, mới 15 tuổi, đồng chí đã tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 6/1929, gia nhập nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 1/1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 3/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Sau đó, do sức ép phong trào đấu tranh của các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở trong và ngoài nước, thực dân Pháp buộc phải giảm án tử hình xuống án chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo. Trong thời gian bị giam cầm tại Côn Đảo, đồng chí là một trong những hạt nhân lãnh đạo của chi bộ nhà tù, đã cùng cấp ủy nhà tù đề ra nhiệm vụ đoàn kết các lực lượng tù nhân, đấu tranh giành quyền sống. Đồng chí đã dành nhiều tâm sức, trí tuệ để biên soạn tài liệu, tuyên truyền giáo dục các bạn tù, biến nhà tù đế quốc thành trường học cộng sản, góp phần cùng chi bộ nhà tù đào tạo nhiều cán bộ, đảng viên có trình độ lý luận và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng.
Cách mạng Tháng tám thành công, đồng chí được đón về hoạt động ở Nam Bộ. Tháng 10/1945, được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 1/1946 ra Bắc giúp đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và Nhà Xuất bản Sự thật. Đầu năm 1947, làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương, được chỉ định làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuối năm 1948, đồng chí được chỉ định làm Trưởng Ban Đảng vụ, đồng thời được sự phân công giúp Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo Điều lệ và chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II(năm 1951), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phụ trách Ban Tổ chức và chỉ đạo Văn phòng Trung ương. Ngoài các nhiệm vụ trên, từ năm 1949 đến năm 1956, đồng chí còn được phân công làm Giám đốc Trường đảng Nguyễn Ái Quốc. Năm 1954 làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tháng 11/1956, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn. Tháng 8/1957, làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Đầu năm 1959 làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư. Từ năm 1973 đồng chí được phân công kiêm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV(năm 1976), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V(năm 1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Cuối năm 1986, được Bộ Chính trị phân công giúp Trung ương tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.
Đồng chí là Đại biểu Quốc hội Khóa VI và Khóa VII.
Thưa các vị đại biểu và các đồng chí!
Cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục gần 70 năm của đồng chí Lê Văn Lương thật phong phú, sinh động và đầy nhiệt huyết. Đồng chí Lê Văn Lương hoạt động ở nhiều vùng của đất nước, trên nhiều lĩnh vực và giữ nhiều trọng trách của Đảng và Nhà nước. Dù ở địa phương hay ở các cơ quan Trung ương, trên bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, đồng chí cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, cống hiến trọn đời mình cho lý tưởng cao cả của Đảng và của dân tộc.
Trải qua gần 15 năm trong ngục tù đế quốc, mặc dù bị tra tấn dã man, tàn bạo, bị đầy đọa đầy khắc nghiệt trong xà lim án chém, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản, nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước những khó khăn, thử thách, đồng chí vẫn vững tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Thưa các vị đại biểu và các đồng chí!
Đồng chí Lê Văn Lương tên khai sinh là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28/3/1912 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tiếp thu truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc, ngay từ lúc còn trẻ tuổi, đồng chí Lê Văn Lương đã giác ngộ cách mạng và tham gia các hoạt động yêu nước. Năm 1927, mới 15 tuổi, đồng chí đã tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 6/1929, gia nhập nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 1/1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 3/1931, đồng chí bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình. Sau đó, do sức ép phong trào đấu tranh của các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở trong và ngoài nước, thực dân Pháp buộc phải giảm án tử hình xuống án chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo. Trong thời gian bị giam cầm tại Côn Đảo, đồng chí là một trong những hạt nhân lãnh đạo của chi bộ nhà tù, đã cùng cấp ủy nhà tù đề ra nhiệm vụ đoàn kết các lực lượng tù nhân, đấu tranh giành quyền sống. Đồng chí đã dành nhiều tâm sức, trí tuệ để biên soạn tài liệu, tuyên truyền giáo dục các bạn tù, biến nhà tù đế quốc thành trường học cộng sản, góp phần cùng chi bộ nhà tù đào tạo nhiều cán bộ, đảng viên có trình độ lý luận và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng.
Cách mạng Tháng tám thành công, đồng chí được đón về hoạt động ở Nam Bộ. Tháng 10/1945, được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 1/1946 ra Bắc giúp đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và Nhà Xuất bản Sự thật. Đầu năm 1947, làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương, được chỉ định làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuối năm 1948, đồng chí được chỉ định làm Trưởng Ban Đảng vụ, đồng thời được sự phân công giúp Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo Điều lệ và chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II(năm 1951), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phụ trách Ban Tổ chức và chỉ đạo Văn phòng Trung ương. Ngoài các nhiệm vụ trên, từ năm 1949 đến năm 1956, đồng chí còn được phân công làm Giám đốc Trường đảng Nguyễn Ái Quốc. Năm 1954 làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tháng 11/1956, đồng chí được chỉ định làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn. Tháng 8/1957, làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Đầu năm 1959 làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Ban Bí thư. Từ năm 1973 đồng chí được phân công kiêm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV(năm 1976), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V(năm 1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Cuối năm 1986, được Bộ Chính trị phân công giúp Trung ương tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.
Đồng chí là Đại biểu Quốc hội Khóa VI và Khóa VII.
Thưa các vị đại biểu và các đồng chí!
Cuộc đời hoạt động cách mạng liên tục gần 70 năm của đồng chí Lê Văn Lương thật phong phú, sinh động và đầy nhiệt huyết. Đồng chí Lê Văn Lương hoạt động ở nhiều vùng của đất nước, trên nhiều lĩnh vực và giữ nhiều trọng trách của Đảng và Nhà nước. Dù ở địa phương hay ở các cơ quan Trung ương, trên bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, đồng chí cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, cống hiến trọn đời mình cho lý tưởng cao cả của Đảng và của dân tộc.
Trải qua gần 15 năm trong ngục tù đế quốc, mặc dù bị tra tấn dã man, tàn bạo, bị đầy đọa đầy khắc nghiệt trong xà lim án chém, đồng chí vẫn giữ vững khí tiết người cộng sản, nhất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước những khó khăn, thử thách, đồng chí vẫn vững tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Nhiều năm được phân công phụ trách công tác tổ chức của Trung ương Đảng, đồng chí đã có những cống hiến quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ta ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1951, nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, đồng chí đã chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đồng chí đã nêu lên những nhiệm vụ cơ bản của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, đó là: “Nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân; nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp của Đảng; đi đúng đường lối quần chúng của Đảng; nâng cao ý thức tổ chức”[1][1] Lê Văn Lương: Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân, từ ngày 26-6 đến ngày 26-7-1951. ; coi trọng việc kết hợp cán bộ già, trẻ, cũ, mới, cán bộ làm trí thức, cả cán bộ ngoài Đảng; đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng một đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của cách mạng; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở các cấp, các ngành với cơ chế hoạt động ngày càng đổi mới… Quá trình thực hiện, đồng chí luôn sâu sát cơ sở, đến các đại phương nắm bắt tình hình, kịp thời uốn nắn những thiếu sót, khuyết điểm.
Những nội dung cốt lõi của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức mà đồng chí Lê Văn Lương nêu ra cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, khi Đảng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Trong thời gian 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (1976-1986), đồng chí Lê Văn Lương đã đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống cho nhân dân thành phố, góp phần làm cho Thủ đô Hà Nội đạt được nhiều thành tích, nhiều sự kiện và công trình trọng điểm của Thủ đô mang đậm dấu ấn chỉ đạo của đồng chí, bảo đảm phụ vụ kịp thời cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.
Đồng chí là một tấm gương sáng về phẩm chất người cộng sản “tận trung với nước, tận hiếu với dân”; “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, thương yêu cán bộ, gần gũi quần chúng, hết lòng chăm lo cho nhân dân. Đối với kẻ địch, đồng chí rất kiên cường, dũng cảm, nhưng với anh em đồng đội, đồng chí là một con người hiền hậu, khiêm tốn, sống chan hòa, bình dị, gần gũi với mọi người. Trong công tác, đồng chí thể hiện rõ nhân cách của một nhà lãnh đạo tổ chức: kiên nhẫn, tỉ mỉ, trầm tĩnh, nhẹ nhàng, kín đáo, đầy tinh thần trách nhiệm; đồng chí có tác phong sâu sát, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cán bộ, nhân dân, không chủ quan, áp đặt, có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, tinh thần trách nhiệm cao. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đọc tại lễ truy điệu đồng chí Lê Văn Lương, ngày 05-5-1995 Đảng ta khẳng định: “Đồng chí Lê Văn Lương, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, suốt đời gắn bó với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng. Đồng chí đã nêu gương sáng về lòng tận tụy, trung thành, đức cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị và trung thực. Bao giờ đồng chí cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết. Cuộc đời hoạt động cách mạng trong sáng của đồng chí gắn liến với sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân”.
Với những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương cao quý khác.
Thưa các vị đại biểu và các đồng chí!
Tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình kinh tế - xã hội nước ta bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức mới, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Đảng và nhân dân, gương mẫu, tự giác phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đảng có vững, cách mạng mới thành công”. Thành tựu của công cuộc đổi mới là minh chứng cho sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của Đảng. Tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng và đảng viên hiện chưa đáp ứng được. Vấn đề cấp bách đặt ra với toàn Đảng ta là tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Thưa các đại biểu và các đồng chí!
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương, chúng ta khẳng định và tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lý tưởng và đạo đức, lối sống cho cán bộ và đảng viên, đặc biệt là cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tấm gương sáng của đồng chí Lê Văn Lương sẽ sống mãi trong trái tim của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Với niềm tự hào quê hương Hưng Yên- văn hiến, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Hưng Yên cùng cả nước tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập tấm gương của những chiến sĩ cộng sản đi trước, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chúc các vị đại biểu và các đồng chí sức khỏe, gia đình hạnh phúc.
Xin chân trọng cảm ơn!
----------------
[1] Lê Văn Lương: Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân, từ ngày 26-6 đến ngày 26-7-1951.
Từ năm 1951, nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, đồng chí đã chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đồng chí đã nêu lên những nhiệm vụ cơ bản của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, đó là: “Nâng cao ý thức phụng sự Đảng, phụng sự nhân dân; nắm vững lập trường và quan điểm giai cấp của Đảng; đi đúng đường lối quần chúng của Đảng; nâng cao ý thức tổ chức”[1][1] Lê Văn Lương: Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân, từ ngày 26-6 đến ngày 26-7-1951. ; coi trọng việc kết hợp cán bộ già, trẻ, cũ, mới, cán bộ làm trí thức, cả cán bộ ngoài Đảng; đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng một đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của cách mạng; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở các cấp, các ngành với cơ chế hoạt động ngày càng đổi mới… Quá trình thực hiện, đồng chí luôn sâu sát cơ sở, đến các đại phương nắm bắt tình hình, kịp thời uốn nắn những thiếu sót, khuyết điểm.
Những nội dung cốt lõi của công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức mà đồng chí Lê Văn Lương nêu ra cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, khi Đảng ta đang triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Trong thời gian 10 năm làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (1976-1986), đồng chí Lê Văn Lương đã đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô, chăm lo cuộc sống cho nhân dân thành phố, góp phần làm cho Thủ đô Hà Nội đạt được nhiều thành tích, nhiều sự kiện và công trình trọng điểm của Thủ đô mang đậm dấu ấn chỉ đạo của đồng chí, bảo đảm phụ vụ kịp thời cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.
Đồng chí là một tấm gương sáng về phẩm chất người cộng sản “tận trung với nước, tận hiếu với dân”; “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, thương yêu cán bộ, gần gũi quần chúng, hết lòng chăm lo cho nhân dân. Đối với kẻ địch, đồng chí rất kiên cường, dũng cảm, nhưng với anh em đồng đội, đồng chí là một con người hiền hậu, khiêm tốn, sống chan hòa, bình dị, gần gũi với mọi người. Trong công tác, đồng chí thể hiện rõ nhân cách của một nhà lãnh đạo tổ chức: kiên nhẫn, tỉ mỉ, trầm tĩnh, nhẹ nhàng, kín đáo, đầy tinh thần trách nhiệm; đồng chí có tác phong sâu sát, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cán bộ, nhân dân, không chủ quan, áp đặt, có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, tinh thần trách nhiệm cao. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đọc tại lễ truy điệu đồng chí Lê Văn Lương, ngày 05-5-1995 Đảng ta khẳng định: “Đồng chí Lê Văn Lương, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, suốt đời gắn bó với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng. Đồng chí đã nêu gương sáng về lòng tận tụy, trung thành, đức cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị và trung thực. Bao giờ đồng chí cũng đặt lợi ích cách mạng lên trên hết và trước hết. Cuộc đời hoạt động cách mạng trong sáng của đồng chí gắn liến với sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân”.
Với những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương cao quý khác.
Thưa các vị đại biểu và các đồng chí!
Tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, khó lường; tình hình kinh tế - xã hội nước ta bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức mới, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Đảng và nhân dân, gương mẫu, tự giác phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đảng có vững, cách mạng mới thành công”. Thành tựu của công cuộc đổi mới là minh chứng cho sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của Đảng. Tuy nhiên so với yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức Đảng và đảng viên hiện chưa đáp ứng được. Vấn đề cấp bách đặt ra với toàn Đảng ta là tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các Nghị quyết của Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Thưa các đại biểu và các đồng chí!
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương, chúng ta khẳng định và tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Đảng và cách mạng Việt Nam là việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lý tưởng và đạo đức, lối sống cho cán bộ và đảng viên, đặc biệt là cho thế hệ trẻ Việt Nam. Tấm gương sáng của đồng chí Lê Văn Lương sẽ sống mãi trong trái tim của các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.
Với niềm tự hào quê hương Hưng Yên- văn hiến, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Hưng Yên cùng cả nước tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập tấm gương của những chiến sĩ cộng sản đi trước, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chúc các vị đại biểu và các đồng chí sức khỏe, gia đình hạnh phúc.
Xin chân trọng cảm ơn!
----------------
[1] Lê Văn Lương: Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân, từ ngày 26-6 đến ngày 26-7-1951.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment