Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Văn Lương - người chiến sĩ cách mạng kiên cường, người cộng sản kiên trung tận tụy, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên. Thay mặt cho Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ, tôi rất vinh dự và tự hào được phát biểu tham luận tại Hội thảo.
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912 trong một gia đình nho học tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều nhà văn hóa lớn, từ Lã Văn Ất, Hương Thảo, Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám…đến Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Trung tướng Nguyễn Bình,Tô Hiệu... ở thời đại Hồ Chí Minh. Hưng Yên cũng vô cùng tự hào là quê hương của đồng chí Lê Văn Lương - nhà cách mạng kiên cường, nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo.
Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, người dân Hưng Yên còn có truyền thống trong khoa bảng với những tên tuổi lưu truyền như: Trạng nguyên Tống Trân, Chu Mạnh Chinh, Lê Như Hổ…Ngay làng Xuân Cầu, quê hương của đồng chí Lê Văn Lương cũng có 15 nhà khoa bảng được giữ nhiều chức vụ trong các triều đại. Ngày nay, trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội còn lưu danh 5 nhà khoa bảng và ở Văn Miếu, Huế có 2 nhà khoa bảng đều là người con của quê hương Xuân Cầu. Dòng họ Nguyễn ở Xuân Cầu là một trong hai dòng họ lớn nhất làng Xuân Cầu có truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa từ lâu đời. Các thế hệ họ Nguyễn đời này nối tiếp đời kia đều có nhiều người đỗ đạt, tiêu biểu như: Nguyễn Hằng đỗ tiến sĩ năm 1586, con út của Nguyễn Hằng là Nguyễn Tính cũng đỗ tiến sĩ năm 1640, hậu duệ của Nguyễn Tính là Nguyễn Gia Cát đỗ đệ nhị giáp đồng khoa…
Riêng gia đình đồng chí Lê Văn Lương, có nhiều người tham gia cách mạng, đóng góp trí tuệ và công sức cho Đảng, Nhà nước và nhân dân như: Hai anh trai đồng chí Lê Văn Lương là nhà văn Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam và đồng chí Nguyễn Công Mỹ, nguyên Tổng Giám đốc Nha Bình dân học vụ; hai em ruột đồng chí Lê Văn Lương là đồng chí Nguyễn Công Bồng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và đồng chí Nguyễn Công Bông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang…
Sống trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đồng chí thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân mất nước. Nỗi đồng cảm với thân phận cơ cực của những người nông dân trong làng quê là chất men nuôi dưỡng lòng căn thù đối với chế độ phong kiến chuyên chế và bọn thực dân cướp nước. Mang trong mình những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dòng họ, gia đình đồng chí đã quyết tâm đi tìm con đường cách mạng, giải phóng quê hương. Chính vì vậy, năm 1926 khi chưa đầy 15 tuổi, đồng chí Lê Văn Lương đã tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 6 năm 1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đầu năm 1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, V; và nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội …v.v. Dù ở cương vị nào, đồng chí luôn là một đảng viên trung kiên; có tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, công bằng; một người lãnh đạo trung thực, ngay thẳng, đồng thời cũng là người nhân hậu, sống có tình nghĩa với đồng chí, đồng bào…
Do bận nhiều công việc cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương ít có dịp về thăm quê hương. Nhưng những lần đồng chí về thăm quê, đồng chí luôn để lại cho Đảng bộ và nhân dân Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung những ấn tượng và tình cảm sâu sắc, thắm thiết. Trong những năm tháng hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí đã thường xuyên liên lạc và giác ngộ cách mạng cho những người đồng hương.
Đồng chí Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912 trong một gia đình nho học tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Hưng Yên là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, cách mạng, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều nhà văn hóa lớn, từ Lã Văn Ất, Hương Thảo, Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Hoàng Hoa Thám…đến Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Trung tướng Nguyễn Bình,Tô Hiệu... ở thời đại Hồ Chí Minh. Hưng Yên cũng vô cùng tự hào là quê hương của đồng chí Lê Văn Lương - nhà cách mạng kiên cường, nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo.
Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, người dân Hưng Yên còn có truyền thống trong khoa bảng với những tên tuổi lưu truyền như: Trạng nguyên Tống Trân, Chu Mạnh Chinh, Lê Như Hổ…Ngay làng Xuân Cầu, quê hương của đồng chí Lê Văn Lương cũng có 15 nhà khoa bảng được giữ nhiều chức vụ trong các triều đại. Ngày nay, trong Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội còn lưu danh 5 nhà khoa bảng và ở Văn Miếu, Huế có 2 nhà khoa bảng đều là người con của quê hương Xuân Cầu. Dòng họ Nguyễn ở Xuân Cầu là một trong hai dòng họ lớn nhất làng Xuân Cầu có truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa từ lâu đời. Các thế hệ họ Nguyễn đời này nối tiếp đời kia đều có nhiều người đỗ đạt, tiêu biểu như: Nguyễn Hằng đỗ tiến sĩ năm 1586, con út của Nguyễn Hằng là Nguyễn Tính cũng đỗ tiến sĩ năm 1640, hậu duệ của Nguyễn Tính là Nguyễn Gia Cát đỗ đệ nhị giáp đồng khoa…
Riêng gia đình đồng chí Lê Văn Lương, có nhiều người tham gia cách mạng, đóng góp trí tuệ và công sức cho Đảng, Nhà nước và nhân dân như: Hai anh trai đồng chí Lê Văn Lương là nhà văn Nguyễn Công Hoan, Chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Việt Nam và đồng chí Nguyễn Công Mỹ, nguyên Tổng Giám đốc Nha Bình dân học vụ; hai em ruột đồng chí Lê Văn Lương là đồng chí Nguyễn Công Bồng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và đồng chí Nguyễn Công Bông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang…
Sống trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đồng chí thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân mất nước. Nỗi đồng cảm với thân phận cơ cực của những người nông dân trong làng quê là chất men nuôi dưỡng lòng căn thù đối với chế độ phong kiến chuyên chế và bọn thực dân cướp nước. Mang trong mình những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dòng họ, gia đình đồng chí đã quyết tâm đi tìm con đường cách mạng, giải phóng quê hương. Chính vì vậy, năm 1926 khi chưa đầy 15 tuổi, đồng chí Lê Văn Lương đã tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tháng 6 năm 1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đầu năm 1930, vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, V; và nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội …v.v. Dù ở cương vị nào, đồng chí luôn là một đảng viên trung kiên; có tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, công bằng; một người lãnh đạo trung thực, ngay thẳng, đồng thời cũng là người nhân hậu, sống có tình nghĩa với đồng chí, đồng bào…
Do bận nhiều công việc cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương ít có dịp về thăm quê hương. Nhưng những lần đồng chí về thăm quê, đồng chí luôn để lại cho Đảng bộ và nhân dân Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung những ấn tượng và tình cảm sâu sắc, thắm thiết. Trong những năm tháng hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí đã thường xuyên liên lạc và giác ngộ cách mạng cho những người đồng hương.
Năm 1981, khi xã Nghĩa Trụ làm xong chiếc cầu bê tông kiên cố bắc qua sông Nghĩa Trụ, nối xã với quốc lộ 5, đồng chí Lê Văn Lương về dự lễ khánh thành. Ngày 11 tháng 1 năm 1984, khi Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ khởi công xây dựng Nhà truyền thống của xã, đồng chí Lê Văn Lương đã về thăm bà con quê hương và dự Lễ khởi công. Sau đó, đồng chí đã nhiều lần góp ý và cùng với lãnh đạo Bộ Văn hóa duyệt nội dung trưng bày tại Nhà truyền thống. Đồng chí Lê Văn Lương cũng rất quan tâm tới sự nghiệp trồng người, đồng chí đã trực tiếp đến thăm các cháu lớp nhóm trẻ, mầm non, học sinh cấp 1, 2 trong xã, quan tâm tạo điệu kiện xây dựng Trường cấp 1-2 Tô Hiệu tại quê hương. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đồng chí về thăm quê, căn dặn các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, tập trung đầu tư đưa điện khí hóa vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Vì thế, từ tháng 3-1991 đến tháng 11-1993 đã hoàn thành toàn bộ hệ thống điện khí hóa, hiệu quả của chương trình đó đã giảm bớt lao động thủ công, nhiều hộ gia đình mở nhà xưởng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh chóng, năng xuất lao động tăng cao, diện mạo nông thôn được đổi mới, đời sống của nhân dân được cải thiện. Ghi nhớ những lời động viên, định hướng của đồng chí Lê Văn Lương và noi gương những cống hiến của đồng chí đối với đất nước, Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ đã thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và chăm lo việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, lập nhiều thành tựu đáng khấn khởi trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xứng đáng với lòng tin và sự kỳ vọng của đồng chí Lê Văn Lương, xứng đáng là quê hương của đồng chí Lê Văn Lương.
Năm 2011, trên địa bàn xã, tổng giá trị thu nhập đạt 173 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 35 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế đã thay đổi mạnh, nông nghiệp chiếm 40%, công nghiệp chiếm 22%, thương mại, dịch vụ chiếm 38%; thu nhập bình quân trên đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm; cơ sở vật chất, công trình phúc lợi được quan tâm xây dựng: 100% đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, trạm trường được xây dựng nâng cấp, mỗi thôn đều có nhà văn hóa kiên cố, khang trang, có sân vận động thể dục thể thao để cho nhân dân sinh hoạt…Các trường đều đạt danh hiệu trường tiên tiến, 10 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua. Tỷ lệ học sinh của xã đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở luôn đạt cao. Trong kỳ thi Đại học, Cao đẳng vừa qua có 38 em thi đỗ vào các trường Đại học, Cao Đẳng. Công tác xóa đói giảm nghèo được xã quan tâm, chú trọng. Các hoạt động chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ đối tượng chính sách, gia đình thương binh, liệt sỹ…được xã thường xuyên làm tốt. Các phong trào xã hội khác như Văn hóa-Văn nghệ-Thể thao, vận động ủng hộ các loại quỹ…cũng được Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã tích cực tham gia. Nhiều năm liền, Đảng ủy xã được công nhận trong sạch, vững mạnh, chính quyền và đoàn thể vững mạnh. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng nên đáng kể…Mọi người đều khấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới mà Đảng lãnh đạo.
Nghĩa Trụ hôm hôm nay đang khởi sắc từng ngày. Những kết quả về kinh tế, xã hội đạt được tuy mới chỉ là bước đầu song chính là minh chứng rõ rệt cho việc làm theo lời căn dặn của đồng chí Lê Văn Lương, minh chứng rõ nhất cho sức vươn lên của xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment