Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
Cùng với sự bồi tụ của phù sa sông Hồng, sông Luộc, trong sự phát triển của mình, Hưng Yên còn có sự bồi tụ của các lớp trầm tích văn hóa mang đặc trưng phong cách châu thổ của nền văn minh lúa nước. Sự bồi tụ văn hóa ấy, đã góp phần tạo nên nhân cách và nghị lực của những con người sinh trưởng trên vùng đất này. Trong tiến trình lịch sử trên quê hương Hưng Yên văn hiến và cách mạng, đã xuất hiện nhiều danh nhân có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước như Phạm Bạch Hổ, Tống Trân, Đỗ Thế Diên, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Hữu Trác... Trong số những người con ưu tú của quê hương Hưng Yên, ở lịch sử đương đại, không thể không nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà cách mạng Tô Hiệu, Trung tướng Nguyễn Bình, họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà văn Nguyễn Công Hoan... và người cộng sản trung kiên, một trong những lãnh đạo đầu tiên của ngành tổ chức Trung ương Đảng, có công trong nhiều mặt của công tác Đảng, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên - đồng chí Lê Văn Lương.
Đồng chí Lê Văn Lương, tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912 trong một gia đình nho học và khoa bảng tại một địa phương có truyền thống hiếu học và yêu nước là làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ nhỏ, đồng chí đã được gia đình cho theo học tại trường Bưởi, Hà Nội. Cũng chính tại đây, đồng chí đã được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giác ngộ cách mạng, cùng với các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ tham gia bãi khóa, để tang Phan Châu Trinh (1926). Năm 1927, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 6 năm 1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức cộng sản ở nước ta lúc đó, tháng 8 năm 1929, đồng chí được cử vào Sài Gòn hoạt động để gây dựng cơ sở cách mạng, đến đầu năm 1930, khi các tổ chức cộng sản thống nhất thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 3 năm 1931, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp bắt và giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tháng 5-1933, bị toàn đại hình Sài Gòn kết án tử hình. Do sự vận động và đấu tranh của nhân dân ta, đặc biệt là của các nghị sĩ tiến bộ Pháp, đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, đồng chí được giảm xuống án chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí trở về đất liền tiếp tục họat động cách mạng và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, V; đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII và nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội v.v… Đồng chí từ trần ngày 24/5/1995, hưởng thọ 83 tuổi.
Truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương Hưng Yên đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và phẩm chất cách mạng của đồng chí Lê Văn Lương. Ngay từ thuở xa xưa, Hưng Yên đã có nhiều anh hùng, hào kiệt. Từ Nguyệt Thai, Nguyệt Độ, Lã Văn Ất, Hương Thảo tham gia cuộc nghĩa Hai Bà Trưng, và hàng chục danh tướng, anh hùng như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Cùng với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, Hưng Yên cũng có những địa danh lưu truyền muôn thủa như: Bãi Sậy, cửa Hàm Tử… Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, người Hưng Yên còn cần cù trong lao động, đỗ đạt trong khoa cử, tài hoa trong nghệ thuật. Có thể kể ra nhiều danh nhân của đất nước là con em Hưng Yên như: Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, Tống Trân, Đoàn Thị Điểm, Lê Hữu Trác, Chu Mạnh Trinh… Ngay ở Xuân Cầu, quê hương đồng chí Lê Văn Lương, cũng có đến 12 người đỗ đại khoa. Gia đình đồng chí Lê Văn Lương cũng là gia đình khoa bảng và người anh trai của đồng chí Lê Văn Lương là nhà văn Nguyễn Công Hoan nổi tiếng. Trong hoàn cảnh đất nước chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp, truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình đã tác động và hun đúc tinh thần yêu nước của đồng chí Lê Văn Lương, đồng thời giúp đồng chí sáng suốt lựa chọn con đường làm cách mạng, giải phóng quê hương, đi theo chủ nghĩa cộng sản. Và khi bắt đầu trở thành đảng viên cộng sản, đồng chí Lê Văn Lương đã nghĩ ngay đến giác ngộ cách mạng những người đồng hương với mình, để họ nhanh chóng trở thành đồng chí, đồng đội.
Khi nắm giữ các vị trí quan trọng của Đảng, dù rất bận việc công, song đồng chí Lê Văn Lương vẫn dành nhiều tình cảm cho quê hương. Khi là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, đồng chí đã có lần về thăm và làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (thời gian đồng chí Lê Quý Quỳnh làm Bí thư tỉnh ủy); Năm 1981, khi xã Nghĩa Trụ làm xong chiếc cầu bê tông kiên cố bắc qua sông Nghĩa Trụ, nối xã với quốc lộ số 5, đồng chí Lê Văn Lương đã về dự lễ khánh thành. Ngày 11 tháng 1 năm 1984, khi Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ khởi công xây dựng Nhà truyền thống của xã, đồng chí Lê Văn Lương đã về thăm bà con quê hương và dự Lễ khởi công. Sau đó, đồng chí đã nhiều lần góp ý và cùng với lãnh đạo Bộ Văn hóa duyệt nội dung trưng bày tại Nhà truyền thống. Ngoài ra, đồng chí còn quan tâm tạo điều kiện đưa đường điện về xã Nghĩa Trụ, xây dựng Trường cấp 1 - 2 Tô Hiệu tại quê hương…
Không chỉ với quê hương Nghĩa Trụ, đồng chí Lê Văn Lương còn dành nhiều tình cảm các địa phương khác trong tỉnh. Hiện nay, ở xã Long Hưng (Văn Giang) vẫn còn lại cây phượng vĩ do đồng chí trồng lưu niệm nhân lần về thăm và khánh thành ngôi trường cấp 1- 2 kiên cố cao tầng đầu tiên của huyện (20/11/1977). Những lần về thăm, làm việc với Tỉnh ủy và các địa phương trong tỉnh, đồng chí đều tiếp xúc với đông đảo cán bộ, nhân dân, ân cần hỏi thăm tình hình ăn ở, và động viên cán bộ, nhân dân thi đua lao động, sản xuất dựng xây tỉnh nhà giàu đẹp.
Đồng chí Lê Văn Lương đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhưng công tác Đảng chiếm nhiều thời gian trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí hơn cả. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Lê Văn Lương “cần chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị, tổ chức và phải thực sự là một Đảng vững mạnh”, trong nhiều năm vừa qua, Đảng bộ Hưng Yên đã chú trọng đến công tác xây dựng Đảng trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng - chính trị, tổ chức… Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên có nhiều đổi mới. Coi trọng nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sức lan toả trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy phong trào thi đua sâu rộng trong xã hội. Việc nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được các cấp ủy tiến hành nghiêm túc, kịp thời, gắn với xây dựng chương trình hành động sát thực, khả thi, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Các hoạt động tuyên truyền được duy trì, có chất lượng khá. Công tác giáo dục truyền thống được quan tâm, đa dạng hoá bằng nhiều hình thức phong phú, có tác dụng giáo dục tốt.
Đồng chí Lê Văn Lương, tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1912 trong một gia đình nho học và khoa bảng tại một địa phương có truyền thống hiếu học và yêu nước là làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ nhỏ, đồng chí đã được gia đình cho theo học tại trường Bưởi, Hà Nội. Cũng chính tại đây, đồng chí đã được Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên giác ngộ cách mạng, cùng với các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ tham gia bãi khóa, để tang Phan Châu Trinh (1926). Năm 1927, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Tháng 6 năm 1929, đồng chí gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức cộng sản ở nước ta lúc đó, tháng 8 năm 1929, đồng chí được cử vào Sài Gòn hoạt động để gây dựng cơ sở cách mạng, đến đầu năm 1930, khi các tổ chức cộng sản thống nhất thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 3 năm 1931, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp bắt và giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tháng 5-1933, bị toàn đại hình Sài Gòn kết án tử hình. Do sự vận động và đấu tranh của nhân dân ta, đặc biệt là của các nghị sĩ tiến bộ Pháp, đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, đồng chí được giảm xuống án chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí trở về đất liền tiếp tục họat động cách mạng và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và nhà nước: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, V; đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII và nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hà Nội v.v… Đồng chí từ trần ngày 24/5/1995, hưởng thọ 83 tuổi.
Truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương Hưng Yên đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách và phẩm chất cách mạng của đồng chí Lê Văn Lương. Ngay từ thuở xa xưa, Hưng Yên đã có nhiều anh hùng, hào kiệt. Từ Nguyệt Thai, Nguyệt Độ, Lã Văn Ất, Hương Thảo tham gia cuộc nghĩa Hai Bà Trưng, và hàng chục danh tướng, anh hùng như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám… Cùng với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, Hưng Yên cũng có những địa danh lưu truyền muôn thủa như: Bãi Sậy, cửa Hàm Tử… Không chỉ anh hùng trong chiến đấu, người Hưng Yên còn cần cù trong lao động, đỗ đạt trong khoa cử, tài hoa trong nghệ thuật. Có thể kể ra nhiều danh nhân của đất nước là con em Hưng Yên như: Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, Tống Trân, Đoàn Thị Điểm, Lê Hữu Trác, Chu Mạnh Trinh… Ngay ở Xuân Cầu, quê hương đồng chí Lê Văn Lương, cũng có đến 12 người đỗ đại khoa. Gia đình đồng chí Lê Văn Lương cũng là gia đình khoa bảng và người anh trai của đồng chí Lê Văn Lương là nhà văn Nguyễn Công Hoan nổi tiếng. Trong hoàn cảnh đất nước chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp, truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình đã tác động và hun đúc tinh thần yêu nước của đồng chí Lê Văn Lương, đồng thời giúp đồng chí sáng suốt lựa chọn con đường làm cách mạng, giải phóng quê hương, đi theo chủ nghĩa cộng sản. Và khi bắt đầu trở thành đảng viên cộng sản, đồng chí Lê Văn Lương đã nghĩ ngay đến giác ngộ cách mạng những người đồng hương với mình, để họ nhanh chóng trở thành đồng chí, đồng đội.
Khi nắm giữ các vị trí quan trọng của Đảng, dù rất bận việc công, song đồng chí Lê Văn Lương vẫn dành nhiều tình cảm cho quê hương. Khi là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, đồng chí đã có lần về thăm và làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (thời gian đồng chí Lê Quý Quỳnh làm Bí thư tỉnh ủy); Năm 1981, khi xã Nghĩa Trụ làm xong chiếc cầu bê tông kiên cố bắc qua sông Nghĩa Trụ, nối xã với quốc lộ số 5, đồng chí Lê Văn Lương đã về dự lễ khánh thành. Ngày 11 tháng 1 năm 1984, khi Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ khởi công xây dựng Nhà truyền thống của xã, đồng chí Lê Văn Lương đã về thăm bà con quê hương và dự Lễ khởi công. Sau đó, đồng chí đã nhiều lần góp ý và cùng với lãnh đạo Bộ Văn hóa duyệt nội dung trưng bày tại Nhà truyền thống. Ngoài ra, đồng chí còn quan tâm tạo điều kiện đưa đường điện về xã Nghĩa Trụ, xây dựng Trường cấp 1 - 2 Tô Hiệu tại quê hương…
Không chỉ với quê hương Nghĩa Trụ, đồng chí Lê Văn Lương còn dành nhiều tình cảm các địa phương khác trong tỉnh. Hiện nay, ở xã Long Hưng (Văn Giang) vẫn còn lại cây phượng vĩ do đồng chí trồng lưu niệm nhân lần về thăm và khánh thành ngôi trường cấp 1- 2 kiên cố cao tầng đầu tiên của huyện (20/11/1977). Những lần về thăm, làm việc với Tỉnh ủy và các địa phương trong tỉnh, đồng chí đều tiếp xúc với đông đảo cán bộ, nhân dân, ân cần hỏi thăm tình hình ăn ở, và động viên cán bộ, nhân dân thi đua lao động, sản xuất dựng xây tỉnh nhà giàu đẹp.
Đồng chí Lê Văn Lương đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhưng công tác Đảng chiếm nhiều thời gian trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí hơn cả. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm của đồng chí Lê Văn Lương “cần chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị, tổ chức và phải thực sự là một Đảng vững mạnh”, trong nhiều năm vừa qua, Đảng bộ Hưng Yên đã chú trọng đến công tác xây dựng Đảng trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng - chính trị, tổ chức… Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên có nhiều đổi mới. Coi trọng nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sức lan toả trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơi dậy phong trào thi đua sâu rộng trong xã hội. Việc nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được các cấp ủy tiến hành nghiêm túc, kịp thời, gắn với xây dựng chương trình hành động sát thực, khả thi, đưa nghị quyết vào cuộc sống. Các hoạt động tuyên truyền được duy trì, có chất lượng khá. Công tác giáo dục truyền thống được quan tâm, đa dạng hoá bằng nhiều hình thức phong phú, có tác dụng giáo dục tốt.
Bên cạnh đó, Đảng bộ Hưng Yên cũng tập trung củng cố, phát triển và xây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên bằng những chủ trương và giải pháp thiết thực. Tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh; nâng cao chất lượng đảng viên, chất lượng sinh hoạt. Công tác đánh giá, phân loại, khen thưởng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, cán bộ làm công tác xây dựng Đảng đảm bảo dân chủ, công khai và thiết thực hơn. Bình quân hàng năm, số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh là 81,42%, số yếu kém giảm còn 0,6%; đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 71% (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 12,4%), số vi phạm tư cách giảm còn 0,47%. Phát triển đảng viên mới bảo đảm về chất lượng, tăng tỷ lệ là đoàn viên thanh niên, công nhân, trí thức; trung bình hàng năm kết nạp trên 1.500 đảng viên.
Công tác cán bộ được tiến hành đồng bộ các nội dung, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở có bước trưởng thành về mọi mặt, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện đúng quy định. Coi trọng xem xét tiêu chuẩn cán bộ trước khi đề bạt.
Công tác kiểm tra được coi trọng, Ủy ban kiểm tra các cấp được kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động. Góp phần tích cực giáo dục cán bộ, đảng viên, ngăn ngừa vi phạm, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, giữ gìn sự trong sạch của Đảng, củng cố lòng tin trong Đảng bộ và nhân dân. Công tác dân vận được quan tâm, đã kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác dân vận, 100% bí thư đảng ủy cấp xã kiêm trưởng khối dân vận cơ sở. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được triển khai đạt nhiều kết quả. Nhận thức, trách nhiệm và thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị được nâng lên, có nhiều chuyển biến.
Phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng tiếp tục được đổi mới, phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo và đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật của các tổ chức trong hệ thống chính trị; dân chủ trong Đảng được phát huy và mở rộng. Phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan Đảng từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đổi mới theo hướng sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân; tăng cường đôn đốc, kiểm tra thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng.
Từ việc xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, các hoạt động của chính quyền, đoàn thể tỉnh cũng được củng cố và phát triển. Qua đó, bộ mặt kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh ngày càng có tiến bộ rõ rệt. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh uỷ đã xây dựng, ban hành 6 chương trình, 8 đề án; hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, quy hoạch phát triển vùng đến năm 2030… Đặc biệt, năm 2011, Hưng Yên đã tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Những thành tích đó đã để lại trong cán bộ, nhân dân niềm tự hào sâu sắc về truyền thống cách mạng và văn hiến của quê hương. Từ đó quyết tâm đoàn kết, phát huy các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế- xã hội. So với khi mới tái lập tỉnh (năm 1997), kinh tế của Hưng Yên tăng trưởng nhanh, toàn diện và tương đối vững chắc, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm. Năm 2011 so với khi mới tái lập tỉnh: công nghiệp tăng gấp 50 lần; nông nghiệp chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng bình quân 4%/năm; giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 16%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 760 triệu USD, tăng gấp 36 lần; thu ngân sách đạt trên 4000 tỉ đồng, tăng gấp 48 lần; thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng, tăng gấp 7 lần; cơ cấu kinh tế: công nghiệp, dịch vụ 76%, nông nghiệp còn 24%. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư lớn, nhất là giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện được nâng cấp và đầu tư xây mới. Diện mạo đô thị và nông thôn ngày một khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo còn 9%. Riêng năm 2011, tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) tăng 11,58%; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng 8,85%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,54%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 12,42%; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,4 triệu đồng; cơ cấu kinh tế NN0-CN,XD-DV: 24% - 45% - 31%; kim ngạch xuất khẩu 762 triệu USD; thu ngân sách đạt 4.248 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 3.150 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,96%; tỷ lệ hộ nghèo còn 9%; tạo thêm việc làm mới 2,3 vạn lao động; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 94%; tỷ lệ làng, khu phố văn hoá 74%. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp được nâng lên. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được phát huy, dân chủ được mở rộng... Với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã vinh dự được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng.
Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần, phẩm chất vì nước, vì dân của đồng chí Lê Văn Lương và các vị lãnh đạo tiền bối khác, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa, phát huy mọi tiềm năng và lợi thế, chủ động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác lợi thế, huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, chủ động hội nhập; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng và bền vững; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Công tác cán bộ được tiến hành đồng bộ các nội dung, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở có bước trưởng thành về mọi mặt, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện đúng quy định. Coi trọng xem xét tiêu chuẩn cán bộ trước khi đề bạt.
Công tác kiểm tra được coi trọng, Ủy ban kiểm tra các cấp được kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động. Góp phần tích cực giáo dục cán bộ, đảng viên, ngăn ngừa vi phạm, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, giữ gìn sự trong sạch của Đảng, củng cố lòng tin trong Đảng bộ và nhân dân. Công tác dân vận được quan tâm, đã kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác dân vận, 100% bí thư đảng ủy cấp xã kiêm trưởng khối dân vận cơ sở. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được triển khai đạt nhiều kết quả. Nhận thức, trách nhiệm và thực hiện công tác dân vận của hệ thống chính trị được nâng lên, có nhiều chuyển biến.
Phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng tiếp tục được đổi mới, phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo và đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật của các tổ chức trong hệ thống chính trị; dân chủ trong Đảng được phát huy và mở rộng. Phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan Đảng từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được đổi mới theo hướng sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân; tăng cường đôn đốc, kiểm tra thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng.
Từ việc xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, các hoạt động của chính quyền, đoàn thể tỉnh cũng được củng cố và phát triển. Qua đó, bộ mặt kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh ngày càng có tiến bộ rõ rệt. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh uỷ đã xây dựng, ban hành 6 chương trình, 8 đề án; hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, quy hoạch phát triển vùng đến năm 2030… Đặc biệt, năm 2011, Hưng Yên đã tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 15 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Những thành tích đó đã để lại trong cán bộ, nhân dân niềm tự hào sâu sắc về truyền thống cách mạng và văn hiến của quê hương. Từ đó quyết tâm đoàn kết, phát huy các nguồn lực, thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế- xã hội. So với khi mới tái lập tỉnh (năm 1997), kinh tế của Hưng Yên tăng trưởng nhanh, toàn diện và tương đối vững chắc, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm. Năm 2011 so với khi mới tái lập tỉnh: công nghiệp tăng gấp 50 lần; nông nghiệp chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa và tăng bình quân 4%/năm; giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 16%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 760 triệu USD, tăng gấp 36 lần; thu ngân sách đạt trên 4000 tỉ đồng, tăng gấp 48 lần; thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng, tăng gấp 7 lần; cơ cấu kinh tế: công nghiệp, dịch vụ 76%, nông nghiệp còn 24%. Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư lớn, nhất là giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện được nâng cấp và đầu tư xây mới. Diện mạo đô thị và nông thôn ngày một khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo còn 9%. Riêng năm 2011, tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) tăng 11,58%; giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng 8,85%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,54%, giá trị các ngành dịch vụ tăng 12,42%; thu nhập bình quân đầu người đạt 24,4 triệu đồng; cơ cấu kinh tế NN0-CN,XD-DV: 24% - 45% - 31%; kim ngạch xuất khẩu 762 triệu USD; thu ngân sách đạt 4.248 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 3.150 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,96%; tỷ lệ hộ nghèo còn 9%; tạo thêm việc làm mới 2,3 vạn lao động; tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 94%; tỷ lệ làng, khu phố văn hoá 74%. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp được nâng lên. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được phát huy, dân chủ được mở rộng... Với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã vinh dự được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng.
Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần, phẩm chất vì nước, vì dân của đồng chí Lê Văn Lương và các vị lãnh đạo tiền bối khác, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa, phát huy mọi tiềm năng và lợi thế, chủ động, sáng tạo, thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác lợi thế, huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, chủ động hội nhập; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng và bền vững; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng vững chắc để Hưng Yên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment