Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”
_ ThS Đinh Ngọc Quý _❖Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Lê Văn Lương là một trong những cán bộ lãnh đạo tiền bối thời dựng Đảng, có nhiều công lao to lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Với gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí luôn thể hiện là người cán bộ đức độ và tài năng, chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Bác và Trung ương, sống gần gũi, hòa mình với đồng chí, đồng bào. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng bào, đồng chí tin yêu, mến phục. Với những hoạt động và cống hiến to lớn đó, đồng chí Lê Văn Lương đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Đồng chí Lê Văn Lương đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta tấm gương của người cộng sản mẫu mực, kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng, trọn đời vì sự nghiệp của Đảng và dân tộc.
1. Một thanh niên đầy chí khí và nhiệt huyết cách mạng; người cộng sản kiên trung, bất khuất
Sinh ra và lớn lên trong những thập niên đầu thế kỷ XX ở một làng quê thuộc đồng bằng Bắc bộ, trong một gia đình dòng dõi khoa bảng yêu nước. Thân phụ Lê Văn Lương là cụ Nguyễn Đạo Khang đỗ tú tài, làm huấn đạo, sinh được năm người con trai, hai người con gái. Lê Văn Lương là con thứ ba trong gia đình.
Ở tuổi thiếu niên, Lê Văn Lương đã tận mắt chứng kiến bao nỗi đau thương, thống khổ của người dân, trong đó có những người thân yêu, bà con làng xóm dưới ách nô dịch của chế độ thực dân. Tuy chỉ là nhận thức cảm tính, nhưng những bất công ngang trái đó cứ diễn ra hằng ngày, hàng giờ buộc anh phải để tâm suy nghĩ. Với sức vóc và khát khao cống hiến của tuổi trẻ, Lê Văn Lương sớm ý thức được trách nhiệm của mình trước tình cảnh quê hương đất nước bị ngoại xâm, anh nung nấu ý chí, quyết tâm đấu tranh chống lại mọi áp bức bất công. Sau khi học xong bậc sơ học ở trường làng, Lê Văn Lương ra Hà Nội theo học tại Trường Bưởi. Đây là trường trung học lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ, có chức năng “đào tạo ra những công chức người bản xứ ít tốn tiền cho ngân sách thuộc địa”. Tại đây, anh được nghe và trực tiếp tham gia vào các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội trong những năm 1925-1926, như: Phản đối thực dân Pháp bắt và kết án cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh… Lê Văn Lương cũng đã gặp Nguyễn Văn Cừ, người bạn cùng chí hướng và Ngô Gia Tự, người đảng viên lớn tuổi đã dìu dắt anh đi theo con đường làm cách mạng.
Sớm tiếp thu hệ tư tưởng mới của thời đại truyền bá vào phong trào cách mạng nước ta. Nhạy cảm với thời cuộc, Lê Văn Lương vừa học tập vừa bí mật tìm hiểu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tổ chức do Người sáng lập - Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, đã có cơ sở ở nhiều nơi trong cả nước. Năm 1927, khi mới 15 tuổi, Lê Văn Lương được các hội viên của tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên trường Bưởi tuyên truyền, giác ngộ và kết nạp vào Hội. Từ đây, anh được bí mật đọc khá nhiều tài liệu, sách báo của Hội như: Đường Kách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp, báo Thanh niên… được giới trẻ hết sức ngưỡng mộ. Tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thấm sâu vào trí tuệ, trái tim tuổi trẻ Lê Văn Lương. Anh dần hiểu sâu sắc hơn những tư tưởng lớn của Người trong các tác phẩm trên và đã giải đáp được những suy nghĩ, nguyện vọng bấy lâu ấp ủ trong lòng. Anh hiểu vì sao nhân dân, dân tộc ta vẫn phải chìm đắm trong vòng nô lệ không có đường ra; và muốn giải phóng dân tộc, xóa bỏ bất công không có con đường nào khác là phải vùng lên đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến… Lê Văn Lương hăng hái tham gia công việc của Hội, say sưa nghiên cứu học tập thấm nhuần con đường cứu nước, đồng thời tích cực tuyên truyền những ý tưởng mới tiếp thu được cho những thanh niên khác cũng có hoài bão như anh. Tháng 6-1929, Lê Văn Lương gia nhập Đông Dương cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức cộng sản ở nước ta lúc đó và đến khi thống nhất các tổ chức thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Rời Trường Bưởi, Lê Văn Lương đi “vô sản hóa” trong phong trào công nhân Sài Gòn. Trong vai trò công nhân Hãng dầu Socony Nhà Bè, Lê Văn Lương cùng với Ngô Gia Tự đã tuyên truyền, giác ngộ, gây dựng cơ sở trong công nhân và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh chống lại giới chủ tư bản, chống đánh đập, đòi tăng lương, giảm giờ làm…Tháng 3-1931, Lê Văn Lương bị chính quyền thực dân Pháp bắt khi đang trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân Hãng dầu Socony và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Năm 1933, đồng chí bị tòa đại hình đưa ra xét xử trong vụ án “Đảng Cộng sản Đông Dương”, bị kết án tử hình cùng với Phạm Hùng, Lê Quang Sung... Do nhân dân Pháp và các nghị sĩ tiến bộ Pháp đấu tranh mạnh đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, Lê Văn Lương được giảm xuống án chung thân và đày ra Côn Đảo. Tại “địa ngục trần gian”, Lê Văn Lương thể hiện một ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Lê Văn Lương cùng một số đồng chí khác như Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự… được bổ sung vào cấp ủy của Chi bộ Nhà tù, trở thành những hạt nhân trong lãnh đạo phong trào đấu tranh của tù nhân chống lại chế độ hà khắc nơi đây. Với vai trò cây bút chủ lực trong “Chi bộ đặc biệt”, Lê Văn Lương đã viết bài cho tờ Tiến Lên và Ý Kiến Chung lưu hành trong tù, góp phần định hướng công tác tư tưởng và lí luận cho anh em tù nhân, hướng ý chí, tình cảm của tù nhân về tương lai tươi sáng của cách mạng. 15 năm bị cầm tù tại Khám Lớn Sài Gòn và Côn Đảo cũng là quãng thời gian Lê Văn Lương kiên trì hoạt động, anh trở thành tấm gương sáng về tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do cho đất nước.
2. Một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng, người học trò gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cách mạng tháng Tám thành công, Lê Văn Lương cùng nhiều đồng chí khác từ Côn Đảo trở về đất liền bắt tay ngay vào công việc của Đảng đang hết sức bộn bề, rất cần những người có kinh nghiệm, được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng như anh. Tháng 10-1945, Lê Văn Lương được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ, cùng với các đồng chí trong Xứ ủy Nam bộ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ. Tháng 1-1946, đồng chí được điều ra Bắc giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, cơ quan Trung ương và Chính phủ chuyển lên căn cứ Việt Bắc, đồng chí Lê Văn Lương được giao nhiều nhiệm vụ: Bí thư Văn phòng Trung ương Đảng[1][1] Tên gọi khác của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng vào thời điểm đó., Giám đốc trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Hòa bình lập lại, đồng chí được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; sau đó đồng chí được phân công làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn, rồi trở lại làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Qua thực tiễn lâu dài công tác, kinh qua những chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, đồng chí Lê Văn Lương đã đúc kết được nhiều bài học thành công cũng như vấp váp, sai lầm. Trong công tác Văn phòng, đồng chí Lê Văn Lương luôn bình tĩnh, cẩn trọng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo, chỉ đạo sát sao Văn phòng Trung ương Đảng và các ban Trung ương huy động lực lượng của các ngành, các cấp làm việc khẩn trương, hết sức mình để đảm bảo chương trình làm việc của Trung ương được thực hiện đầy đủ, với chất lượng cao. Trong công tác Tổ chức - cán bộ, đồng chí Lê Văn Lương rất quan tâm đến việc đánh giá, bố trí, lựa chọn, bồi dưỡng, đề bạt và sử dụng cán bộ một cách khách quan, công tâm, có hiệu quả, vì lợi ích tối cao của đất nước. Chính vì vậy, đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần phát triển được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có hệ thống tổ chức ở các cấp, các ngành, các địa phương với cơ chế hoạt động ngày càng cải tiến và đi vào nề nếp.
Đầu năm 1977, đồng chí được Trung ương phân công tham gia Thành ủy Hà Nội và được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội cho đến khi về hưu năm 1986. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương luôn thể hiện là người đứng đầu thành phố gương mẫu, năng động, dám nghĩ, dám làm, sâu sát với công việc, hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô. Đồng chí đã sáng tạo và thành công trong việc đề xuất bỏ Ban đại diện chính quyền ở tiểu khu, đổi khu thành quận, đổi mới công tác dân vận, sinh hoạt chi bộ… Đồng chí có tác phong dân chủ, quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, đến những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, như lương thực, thực phẩm, điện, nước…và tìm cách giải quyết kịp thời, hiệu quả, được nhân dân hết sức tin yêu, quý trọng.
Trong mối quan hệ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Văn Lương vừa là học trò vừa là đồng chí thân thiết, có thời gian gắn bó lâu dài bên Người. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí Lê Văn Lương có dịp được làm việc bên cạnh Bác và các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt… Qua làm việc với đồng chí Lê Văn Lương, Bác nhận xét “đó là một đồng chí kiên định, tận tụy, kín đáo, cẩn thận, trầm tĩnh nhưng đi vào nội tâm mọi người với tình cảm chân thành”[2][2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb CTQG, H, 2000, tr 107..
Năm 1964, đồng chí Lê Văn Lương bị giun chui ống tụy, phải mổ cấp cứu. Bác dặn phải cứu đồng chí bằng mọi giá và hai lần Bác đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Xô thăm. Khi đồng chí Lê Văn Lương đã qua giai đoạn hiểm nghèo, Bác gửi tặng đồng chí bức ảnh của Bác, tự tay Bác viết: Chúc chú mau khỏe, gửi chú nhiều cái hôn, ký tên “Bác Hồ”. Những lần Bác đi kiểm tra sức khỏe và điều trị tại Trung Quốc, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, trong đoàn thường có mặt đồng chí Lê Văn Lương, vì Bác tin ở đức tính kiên nhẫn và sâu sắc của đồng chí có thể giúp được Bác. Đồng chí Lê Văn Lương cũng vinh dự cùng Bác đi gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, thậm chí có lần đồng chí được Bác ủy nhiệm tiếp các tướng lĩnh Hồng vệ binh.
1. Một thanh niên đầy chí khí và nhiệt huyết cách mạng; người cộng sản kiên trung, bất khuất
Sinh ra và lớn lên trong những thập niên đầu thế kỷ XX ở một làng quê thuộc đồng bằng Bắc bộ, trong một gia đình dòng dõi khoa bảng yêu nước. Thân phụ Lê Văn Lương là cụ Nguyễn Đạo Khang đỗ tú tài, làm huấn đạo, sinh được năm người con trai, hai người con gái. Lê Văn Lương là con thứ ba trong gia đình.
Ở tuổi thiếu niên, Lê Văn Lương đã tận mắt chứng kiến bao nỗi đau thương, thống khổ của người dân, trong đó có những người thân yêu, bà con làng xóm dưới ách nô dịch của chế độ thực dân. Tuy chỉ là nhận thức cảm tính, nhưng những bất công ngang trái đó cứ diễn ra hằng ngày, hàng giờ buộc anh phải để tâm suy nghĩ. Với sức vóc và khát khao cống hiến của tuổi trẻ, Lê Văn Lương sớm ý thức được trách nhiệm của mình trước tình cảnh quê hương đất nước bị ngoại xâm, anh nung nấu ý chí, quyết tâm đấu tranh chống lại mọi áp bức bất công. Sau khi học xong bậc sơ học ở trường làng, Lê Văn Lương ra Hà Nội theo học tại Trường Bưởi. Đây là trường trung học lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ, có chức năng “đào tạo ra những công chức người bản xứ ít tốn tiền cho ngân sách thuộc địa”. Tại đây, anh được nghe và trực tiếp tham gia vào các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ ở Hà Nội trong những năm 1925-1926, như: Phản đối thực dân Pháp bắt và kết án cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh… Lê Văn Lương cũng đã gặp Nguyễn Văn Cừ, người bạn cùng chí hướng và Ngô Gia Tự, người đảng viên lớn tuổi đã dìu dắt anh đi theo con đường làm cách mạng.
Sớm tiếp thu hệ tư tưởng mới của thời đại truyền bá vào phong trào cách mạng nước ta. Nhạy cảm với thời cuộc, Lê Văn Lương vừa học tập vừa bí mật tìm hiểu về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và tổ chức do Người sáng lập - Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, đã có cơ sở ở nhiều nơi trong cả nước. Năm 1927, khi mới 15 tuổi, Lê Văn Lương được các hội viên của tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên trường Bưởi tuyên truyền, giác ngộ và kết nạp vào Hội. Từ đây, anh được bí mật đọc khá nhiều tài liệu, sách báo của Hội như: Đường Kách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp, báo Thanh niên… được giới trẻ hết sức ngưỡng mộ. Tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thấm sâu vào trí tuệ, trái tim tuổi trẻ Lê Văn Lương. Anh dần hiểu sâu sắc hơn những tư tưởng lớn của Người trong các tác phẩm trên và đã giải đáp được những suy nghĩ, nguyện vọng bấy lâu ấp ủ trong lòng. Anh hiểu vì sao nhân dân, dân tộc ta vẫn phải chìm đắm trong vòng nô lệ không có đường ra; và muốn giải phóng dân tộc, xóa bỏ bất công không có con đường nào khác là phải vùng lên đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến… Lê Văn Lương hăng hái tham gia công việc của Hội, say sưa nghiên cứu học tập thấm nhuần con đường cứu nước, đồng thời tích cực tuyên truyền những ý tưởng mới tiếp thu được cho những thanh niên khác cũng có hoài bão như anh. Tháng 6-1929, Lê Văn Lương gia nhập Đông Dương cộng sản Đảng - một trong ba tổ chức cộng sản ở nước ta lúc đó và đến khi thống nhất các tổ chức thành một đảng duy nhất, đồng chí trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Rời Trường Bưởi, Lê Văn Lương đi “vô sản hóa” trong phong trào công nhân Sài Gòn. Trong vai trò công nhân Hãng dầu Socony Nhà Bè, Lê Văn Lương cùng với Ngô Gia Tự đã tuyên truyền, giác ngộ, gây dựng cơ sở trong công nhân và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh chống lại giới chủ tư bản, chống đánh đập, đòi tăng lương, giảm giờ làm…Tháng 3-1931, Lê Văn Lương bị chính quyền thực dân Pháp bắt khi đang trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân Hãng dầu Socony và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Năm 1933, đồng chí bị tòa đại hình đưa ra xét xử trong vụ án “Đảng Cộng sản Đông Dương”, bị kết án tử hình cùng với Phạm Hùng, Lê Quang Sung... Do nhân dân Pháp và các nghị sĩ tiến bộ Pháp đấu tranh mạnh đòi bỏ án tử hình và trả tự do cho tù chính trị ở Đông Dương, Lê Văn Lương được giảm xuống án chung thân và đày ra Côn Đảo. Tại “địa ngục trần gian”, Lê Văn Lương thể hiện một ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Lê Văn Lương cùng một số đồng chí khác như Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự… được bổ sung vào cấp ủy của Chi bộ Nhà tù, trở thành những hạt nhân trong lãnh đạo phong trào đấu tranh của tù nhân chống lại chế độ hà khắc nơi đây. Với vai trò cây bút chủ lực trong “Chi bộ đặc biệt”, Lê Văn Lương đã viết bài cho tờ Tiến Lên và Ý Kiến Chung lưu hành trong tù, góp phần định hướng công tác tư tưởng và lí luận cho anh em tù nhân, hướng ý chí, tình cảm của tù nhân về tương lai tươi sáng của cách mạng. 15 năm bị cầm tù tại Khám Lớn Sài Gòn và Côn Đảo cũng là quãng thời gian Lê Văn Lương kiên trì hoạt động, anh trở thành tấm gương sáng về tinh thần chịu đựng gian khổ, ý chí quyết tâm chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do cho đất nước.
2. Một nhà lãnh đạo tài năng của Đảng, người học trò gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cách mạng tháng Tám thành công, Lê Văn Lương cùng nhiều đồng chí khác từ Côn Đảo trở về đất liền bắt tay ngay vào công việc của Đảng đang hết sức bộn bề, rất cần những người có kinh nghiệm, được rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng như anh. Tháng 10-1945, Lê Văn Lương được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ, cùng với các đồng chí trong Xứ ủy Nam bộ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ. Tháng 1-1946, đồng chí được điều ra Bắc giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật.
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, cơ quan Trung ương và Chính phủ chuyển lên căn cứ Việt Bắc, đồng chí Lê Văn Lương được giao nhiều nhiệm vụ: Bí thư Văn phòng Trung ương Đảng[1][1] Tên gọi khác của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng vào thời điểm đó., Giám đốc trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Hòa bình lập lại, đồng chí được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; sau đó đồng chí được phân công làm Bí thư Khu ủy Tả ngạn, rồi trở lại làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Qua thực tiễn lâu dài công tác, kinh qua những chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, đồng chí Lê Văn Lương đã đúc kết được nhiều bài học thành công cũng như vấp váp, sai lầm. Trong công tác Văn phòng, đồng chí Lê Văn Lương luôn bình tĩnh, cẩn trọng, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo, chỉ đạo sát sao Văn phòng Trung ương Đảng và các ban Trung ương huy động lực lượng của các ngành, các cấp làm việc khẩn trương, hết sức mình để đảm bảo chương trình làm việc của Trung ương được thực hiện đầy đủ, với chất lượng cao. Trong công tác Tổ chức - cán bộ, đồng chí Lê Văn Lương rất quan tâm đến việc đánh giá, bố trí, lựa chọn, bồi dưỡng, đề bạt và sử dụng cán bộ một cách khách quan, công tâm, có hiệu quả, vì lợi ích tối cao của đất nước. Chính vì vậy, đồng chí Lê Văn Lương đã góp phần phát triển được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có hệ thống tổ chức ở các cấp, các ngành, các địa phương với cơ chế hoạt động ngày càng cải tiến và đi vào nề nếp.
Đầu năm 1977, đồng chí được Trung ương phân công tham gia Thành ủy Hà Nội và được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội cho đến khi về hưu năm 1986. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương luôn thể hiện là người đứng đầu thành phố gương mẫu, năng động, dám nghĩ, dám làm, sâu sát với công việc, hết lòng vì sự phát triển của Thủ đô. Đồng chí đã sáng tạo và thành công trong việc đề xuất bỏ Ban đại diện chính quyền ở tiểu khu, đổi khu thành quận, đổi mới công tác dân vận, sinh hoạt chi bộ… Đồng chí có tác phong dân chủ, quan tâm sâu sắc đến đời sống nhân dân, đến những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, như lương thực, thực phẩm, điện, nước…và tìm cách giải quyết kịp thời, hiệu quả, được nhân dân hết sức tin yêu, quý trọng.
Trong mối quan hệ với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Văn Lương vừa là học trò vừa là đồng chí thân thiết, có thời gian gắn bó lâu dài bên Người. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, đồng chí Lê Văn Lương có dịp được làm việc bên cạnh Bác và các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt… Qua làm việc với đồng chí Lê Văn Lương, Bác nhận xét “đó là một đồng chí kiên định, tận tụy, kín đáo, cẩn thận, trầm tĩnh nhưng đi vào nội tâm mọi người với tình cảm chân thành”[2][2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb CTQG, H, 2000, tr 107..
Năm 1964, đồng chí Lê Văn Lương bị giun chui ống tụy, phải mổ cấp cứu. Bác dặn phải cứu đồng chí bằng mọi giá và hai lần Bác đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Xô thăm. Khi đồng chí Lê Văn Lương đã qua giai đoạn hiểm nghèo, Bác gửi tặng đồng chí bức ảnh của Bác, tự tay Bác viết: Chúc chú mau khỏe, gửi chú nhiều cái hôn, ký tên “Bác Hồ”. Những lần Bác đi kiểm tra sức khỏe và điều trị tại Trung Quốc, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, trong đoàn thường có mặt đồng chí Lê Văn Lương, vì Bác tin ở đức tính kiên nhẫn và sâu sắc của đồng chí có thể giúp được Bác. Đồng chí Lê Văn Lương cũng vinh dự cùng Bác đi gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, thậm chí có lần đồng chí được Bác ủy nhiệm tiếp các tướng lĩnh Hồng vệ binh.
Sống ở gần Bác, đồng chí Lê Văn Lương học được từ Người đức tính giản dị, khiêm tốn, sâu lắng tình người, tình đồng chí, khả năng quy tụ mọi người. Đồng chí Lê Văn Lương cũng thấy rất thương Bác thiếu thốn tình cảm gia đình. Vì vậy, những lần Bác sang Văn phòng Trung ương họp, đồng chí Lê Văn Lương đều nói với các đồng chí có con nhỏ đưa các cháu đến vào giờ nghỉ để hát cho Bác nghe. Bác rất vui và lần nào cũng có kẹo chia cho các cháu. Khi Bác tuổi cao, sức khỏe giảm sút, đồng chí Lê Văn Lương mạnh dạn đề nghị với Bác giảm bớt các công việc, nhất là những việc nhỏ để dành thời gian cho nghỉ ngơi. Đồng chí rất vui khi được Bác chấp thuận. Đồng chí rất tâm đắc với ý định của Bác muốn định kỳ tổ chức buổi họp thân mật có Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị dự để trao đổi và góp ý lẫn nhau. Chính tại những cuộc họp như vậy, Bác đã dạy mọi người một hình thức tự phê bình và phê bình rất tế nhị, thấm tình đồng chí, dễ đi vào lòng người.
Năm 1969, Bác yếu đi nhiều. Đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn được Bộ Chính trị ủy nhiệm trông nom Bác những ngày cuối cùng. Biết Bác có ý định vào Nam thăm đồng bào, chiến sĩ, không chờ đến lúc kháng chiến thắng lợi, đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí Trung ương muốn tìm cách đưa Bác đi để thỏa lòng mong muốn của Bác cũng như thỏa lòng mong ước của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Tuy nhiên, điều kiện chiến tranh hết sức ác liệt không cho phép mạo hiểm, mặt khác, sức khỏe của Bác không đảm bảo cho chuyến đi dài đầy nguy hiểm đó. Khi Bác mất rồi, đồng chí Lê Văn Lương ân hận là không đưa được Bác vào Nam.
3. Tấm gương mẫu mực của người cộng sản, trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Lê Văn Lương để lại cho toàn Đảng, toàn dân một gương sáng mẫu mực của người cộng sản trên nhiều phương diện.
Trước hết, đó là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Lòng yêu nước, thương dân là yếu tố quan trọng trong hành trang của đồng chí Lê Văn Lương khi quyết định đi theo con đường cách mạng của thế hệ đi trước. Đồng chí Lê Văn Lương đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách: 15 năm rèn luyện đấu tranh trong lao tù đế quốc, nhiều lần chiến đấu chống lại kẻ thù tàn bạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, nhân dân giao phó.
Trong những năm tháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng chí Lê Văn Lương nhận trách nhiệm trên các cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Đây là giai đoạn đồng chí Lê Văn Lương hoạt động trên nhiều phương diện khác nhau: công tác văn phòng, công tác tổ chức, công tác lý luận chính trị và hoạt động thực tiễn… Đặc biệt, đồng chí Lê Văn Lương đầu tư trí tuệ giúp đồng chí Trường Chinh chuẩn bị về mặt tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, soạn thảo Điều lệ mới, chuẩn bị nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương mới…Những công việc quan trọng dẫn đến thành công của Đại hội, góp phần đưa phong trào cách mạng nước ta bước sang một giai đoạn mới.
Đất nước thống nhất, trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương cũng góp phần làm cho Thủ đô thu được nhiều thành tích quan trọng trên mọi mặt công tác: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật… trở thành điểm sáng để các địa phương trong cả nước học tập, noi theo.
Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và dân tộc, giữ vững ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Là một nhà chính trị được rèn luyện và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, trong lao tù đế quốc, có thể làm việc và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng chí Lê Văn Lương luôn luôn chấp hành sự phân công, điều động của Đảng. Cho dù ở cương vị nào, đồng chí Lê Văn Lương cũng làm việc hết sức mình trên tinh thần tự giác, tận tụy, có trách nhiệm trước Đảng và dân tộc, vì đồng chí nhận thức đúng đắn và rõ ràng rằng bất cứ việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho Đảng thì sẵn sàng nhận và hoàn thành với kết quả tốt nhất.
Khi Bác Hồ và Trung ương Đảng nhận thức được sai lầm trong Cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, đồng chí Lê Văn Lương là người tích cực đi xuống cơ sở nắm tình hình và xác minh những sai lầm để báo cáo với Bác Hồ và Trung ương Đảng, giúp Trung ương đề ra những biện pháp sửa sai. Đồng chí Lê Văn Lương dũng cảm nêu lên tất cả những sai lầm, thể hiện trong bản báo cáo do đồng chí chuẩn bị trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II), tháng 9-1956. Bản báo cáo đã nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra nguyên nhân và khuyết điểm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Hội nghị Trung ương đã nhất trí với nội dung báo cáo và các giải pháp do đồng chí Lê Văn Lương đệ trình như: thả ngay những người bị bắt oan; minh oan cho những người bị bắn oan, bị xử lý oan; khôi phục đảng tịch cho những đảng viên bị xử lý oan… Do đó, công tác sửa sai của Đảng được tiến hành khẩn trương và có kết quả.
Với danh dự và lương tâm của một người cộng sản chân chính, nhận thức rõ những sai lầm đó có một phần trách nhiệm của mình, đồng chí Lê Văn Lương đã dũng cảm nhận khuyết điểm và xin tự rút khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Cho đến sau khi về hưu, đồng chí được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Đồng chí đã làm nhiệm vụ ấy với tinh thần và trách nhiệm cao. Nói về việc này, bà Nguyễn Thị Bích Thuận - Phu nhân đồng chí Lê Văn Lương cho biết: đồng chí Lê Văn Lương không nhận mình đã về hưu mà nói rằng phải tiếp tục làm việc cho đến giây phút cuối cùng cho Đảng, cho cách mạng như lời hứa danh dự trước Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ ba, gương mẫu trong công tác, giản dị trong lối sống, gần gũi hòa mình với đồng bào, đồng chí.
Đồng chí Lê Văn Lương có một lối sống hòa đồng, gần gũi, chan hòa với mọi người. Vì vậy, ngay từ lúc còn học ở trường Bưởi, hay khi đi vô sản hóa ở Nam bộ.., đồng chí có nhiều mối quan hệ tốt, nhận được cảm tình của nhiều người, nhất là những người bạn cùng chí hướng. Đó là môi trường thuận lợi giúp người thanh niên năng động, thích tìm hiểu có điều kiện hiểu biết về nhân tình thế thái, những biến động của thời cuộc.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, qua những năm tháng rèn luyện trong lao tù đế quốc, những năm tháng làm việc bên cạnh người thầy, người đồng chí là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách của đồng chí Lê Văn Lương được khắc họa một cách rõ nét. Nhận xét về đồng chí Lê Văn Lương, đồng chí Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ:
Trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Lê Văn Lương đã đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực công tác của Đảng, Nhà nước cả trong lí luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn, được Đảng và nhân dân ta ghi nhận, tiếp tục phát huy. Đồng chí trở thành tấm gương sáng về ý chí cách mạng, tinh thần vượt khó, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì tương lai tươi sáng của cách mạng cho các thế hệ sau học tập, noi theo.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Tên gọi khác của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng vào thời điểm đó.
[2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb CTQG, H, 2000, tr 107.
[3] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb CTQG, H, 2000, tr 103.
Năm 1969, Bác yếu đi nhiều. Đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn được Bộ Chính trị ủy nhiệm trông nom Bác những ngày cuối cùng. Biết Bác có ý định vào Nam thăm đồng bào, chiến sĩ, không chờ đến lúc kháng chiến thắng lợi, đồng chí Lê Văn Lương và các đồng chí Trung ương muốn tìm cách đưa Bác đi để thỏa lòng mong muốn của Bác cũng như thỏa lòng mong ước của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Tuy nhiên, điều kiện chiến tranh hết sức ác liệt không cho phép mạo hiểm, mặt khác, sức khỏe của Bác không đảm bảo cho chuyến đi dài đầy nguy hiểm đó. Khi Bác mất rồi, đồng chí Lê Văn Lương ân hận là không đưa được Bác vào Nam.
3. Tấm gương mẫu mực của người cộng sản, trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Lê Văn Lương để lại cho toàn Đảng, toàn dân một gương sáng mẫu mực của người cộng sản trên nhiều phương diện.
Trước hết, đó là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Lòng yêu nước, thương dân là yếu tố quan trọng trong hành trang của đồng chí Lê Văn Lương khi quyết định đi theo con đường cách mạng của thế hệ đi trước. Đồng chí Lê Văn Lương đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách: 15 năm rèn luyện đấu tranh trong lao tù đế quốc, nhiều lần chiến đấu chống lại kẻ thù tàn bạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, nhân dân giao phó.
Trong những năm tháng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng chí Lê Văn Lương nhận trách nhiệm trên các cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Đây là giai đoạn đồng chí Lê Văn Lương hoạt động trên nhiều phương diện khác nhau: công tác văn phòng, công tác tổ chức, công tác lý luận chính trị và hoạt động thực tiễn… Đặc biệt, đồng chí Lê Văn Lương đầu tư trí tuệ giúp đồng chí Trường Chinh chuẩn bị về mặt tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, soạn thảo Điều lệ mới, chuẩn bị nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương mới…Những công việc quan trọng dẫn đến thành công của Đại hội, góp phần đưa phong trào cách mạng nước ta bước sang một giai đoạn mới.
Đất nước thống nhất, trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Lê Văn Lương cũng góp phần làm cho Thủ đô thu được nhiều thành tích quan trọng trên mọi mặt công tác: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật… trở thành điểm sáng để các địa phương trong cả nước học tập, noi theo.
Thứ hai, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và dân tộc, giữ vững ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Là một nhà chính trị được rèn luyện và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, trong lao tù đế quốc, có thể làm việc và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đồng chí Lê Văn Lương luôn luôn chấp hành sự phân công, điều động của Đảng. Cho dù ở cương vị nào, đồng chí Lê Văn Lương cũng làm việc hết sức mình trên tinh thần tự giác, tận tụy, có trách nhiệm trước Đảng và dân tộc, vì đồng chí nhận thức đúng đắn và rõ ràng rằng bất cứ việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho Đảng thì sẵn sàng nhận và hoàn thành với kết quả tốt nhất.
Khi Bác Hồ và Trung ương Đảng nhận thức được sai lầm trong Cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, đồng chí Lê Văn Lương là người tích cực đi xuống cơ sở nắm tình hình và xác minh những sai lầm để báo cáo với Bác Hồ và Trung ương Đảng, giúp Trung ương đề ra những biện pháp sửa sai. Đồng chí Lê Văn Lương dũng cảm nêu lên tất cả những sai lầm, thể hiện trong bản báo cáo do đồng chí chuẩn bị trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa II), tháng 9-1956. Bản báo cáo đã nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra nguyên nhân và khuyết điểm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Hội nghị Trung ương đã nhất trí với nội dung báo cáo và các giải pháp do đồng chí Lê Văn Lương đệ trình như: thả ngay những người bị bắt oan; minh oan cho những người bị bắn oan, bị xử lý oan; khôi phục đảng tịch cho những đảng viên bị xử lý oan… Do đó, công tác sửa sai của Đảng được tiến hành khẩn trương và có kết quả.
Với danh dự và lương tâm của một người cộng sản chân chính, nhận thức rõ những sai lầm đó có một phần trách nhiệm của mình, đồng chí Lê Văn Lương đã dũng cảm nhận khuyết điểm và xin tự rút khỏi Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Cho đến sau khi về hưu, đồng chí được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ. Đồng chí đã làm nhiệm vụ ấy với tinh thần và trách nhiệm cao. Nói về việc này, bà Nguyễn Thị Bích Thuận - Phu nhân đồng chí Lê Văn Lương cho biết: đồng chí Lê Văn Lương không nhận mình đã về hưu mà nói rằng phải tiếp tục làm việc cho đến giây phút cuối cùng cho Đảng, cho cách mạng như lời hứa danh dự trước Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ ba, gương mẫu trong công tác, giản dị trong lối sống, gần gũi hòa mình với đồng bào, đồng chí.
Đồng chí Lê Văn Lương có một lối sống hòa đồng, gần gũi, chan hòa với mọi người. Vì vậy, ngay từ lúc còn học ở trường Bưởi, hay khi đi vô sản hóa ở Nam bộ.., đồng chí có nhiều mối quan hệ tốt, nhận được cảm tình của nhiều người, nhất là những người bạn cùng chí hướng. Đó là môi trường thuận lợi giúp người thanh niên năng động, thích tìm hiểu có điều kiện hiểu biết về nhân tình thế thái, những biến động của thời cuộc.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, qua những năm tháng rèn luyện trong lao tù đế quốc, những năm tháng làm việc bên cạnh người thầy, người đồng chí là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân cách của đồng chí Lê Văn Lương được khắc họa một cách rõ nét. Nhận xét về đồng chí Lê Văn Lương, đồng chí Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng nêu rõ:
“Lê Văn Lương là một đồng chí được đánh giá và sử dụng đúng năng lực, phẩm chất nhân cách của mình. Trong 15 năm ở tù và hơn 40 năm là một nhân vật quan trọng, những đức tính vốn có của anh được giữ vững trước sau như một, được sự quý mến của mọi người. Anh là một người có bản lĩnh: thẳng thắn, kiên cường, trong sáng, cần cù, giản dị, thận trọng từ việc nhỏ đến việc lớn. Đối xử công bằng có trách nhiệm, tình cảm đồng chí đối với mọi người ở bất kỳ cương vị nào. Anh không bao giờ khuất phục trước uy quyền và sử dụng uy quyền của mình trong quan hệ với đồng chí. Kín đáo đối với những bí mật của cách mạng nhưng trong công tác hàng ngày lại rất cởi mở với mọi người; bình tĩnh nghe ý kiến của người khác, kể cả những ý kiến bộc trực sỗ sàng. Nghiêm khắc đối với những lầm lỗi nhưng coi trọng danh dự, tin tưởng khả năng sửa chữa của con người... ”[3][3] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb CTQG, H, 2000, tr 103..Đồng chí Lê Văn Lương đã thể hiện tấm gương người cách mạng mẫu mực, lời nói đi đôi với việc làm, thậm chí làm nhiều hơn nói, thông qua hành động để giáo dục mọi người. Đồng chí luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức, tận tụy, quyết tâm, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không màng tới danh lợi bản thân. Bởi vậy, suốt những năm tháng hoạt động cách mạng khó khăn, gian khổ, hay trên cương vị công tác gì, đồng chí Lê Văn Lương luôn nhận được sự che chở, đùm bọc, tin yêu của đồng bào, đồng chí, để lại một hình ảnh đẹp về người cộng sản chân chính trong lòng mọi người.
*
* *
Trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Lê Văn Lương đã đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã có những đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực công tác của Đảng, Nhà nước cả trong lí luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn, được Đảng và nhân dân ta ghi nhận, tiếp tục phát huy. Đồng chí trở thành tấm gương sáng về ý chí cách mạng, tinh thần vượt khó, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì tương lai tươi sáng của cách mạng cho các thế hệ sau học tập, noi theo.
---------------------
❖ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
[1] Tên gọi khác của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng vào thời điểm đó.
[2] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb CTQG, H, 2000, tr 107.
[3] Lê Văn Lương trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb CTQG, H, 2000, tr 103.
✯✯✯
0 nhận xét:
Post a Comment