Giải thưởng văn học
Giải nhất cuộc thi ký của Hội Nhà văn Việt Nam 1962 (ký Kỷ niệm về Khu Đông),
Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Hội Nhà văn Việt Nam 1969 (truyện Nắng),
Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Hội Nhà văn Việt Nam 1969 (truyện Nắng),
Giải A giải thưởng 5 năm Văn học đề tài công nhân (1980-1984, tiểu thuyết Hòn đảo một mình).
Giải A, 5 năm văn học đề tài công nhân 1991-1995: tiểu thuyết Hồi.
Giải A, 5 năm văn học đề tài công nhân 1991-1995: tiểu thuyết Hồi.
Các bài viết sưu tầm trên mạng
- Hội thảo “Nhà văn Lê Minh với đề tài về cách mạng, kháng chiến và giai cấp công nhân” - Nguyễn Thị Thảo
Hội VHNT Hưng Yên, 29/08/2012, Báo Điện tử Sài Gòn tiếp thị MEDIA. - Cánh buồm nhỏ, ký ức lớn - Hoàng Việt Hằng, 08/10/2009, Báo Hưng Yên baohungyen.vn.
- ĐÔI DÒNG VỀ CUỐN CÁNH BUỒM NHỎ - Võ Thị Xuân Hà, Newvietart.
- TUỔI THƠ VÀ SÁCH TRUYỆN - Nhà văn Lê Minh (Báo Văn nghệ số 13, ngày 25/3/2000, tr.3)
- LÊ MINH – MỘT NHÀ VĂN CHÂN CHÍNH - Nhà văn Võ Thị Xuân Hà, 30/08/2012, Văn phòng Dự án Văn hóa Giáo dục Sách Hay)
- Nhà văn Lê Minh: “Các tác phẩm văn chương ra đời từ tích luỹ hơn 60 năm hoạt động cách mạng” - Theo GD&TĐ, 22/09/2005, Báo Thanh Hóa điện tử.
- Tám chữ Hà Lạc và Chân dung nhà văn: Lê Minh - Xuân Cang, 17/11/2008, trieuxuan.info.
- LÊ MINH - Hội Nhà văn Việt Nam
- Nhà văn Lê Minh - Người đàn bà cầm bút - TCNV-PV, 10/10/2011, Tạp chí Nhà văn.
- Lê Minh - nhà văn của giới cần lao - Thứ Sáu, 06/05/2016, Mục tạp chí văn nghệ - VOV5 (Đài TNVN).
Tám chữ Hà Lạc và Chân dung nhà văn: Lê Minh
LÊ MINH
MỘT THỜI GIÓ MÂY TAN
MỘT THỜI GIÓ MÂY TAN
Nhà văn Lê Minh, tên thật là Nguyễn Tài Hồng, con gái nhà văn Nguyễn Công Hoan. Bà sinh giờ Tị ngày 17-9 năm Mậu Thìn tức 29-10-1928. Tám chữ can chi Hà Lạc là năm Mậu Thìn, tháng Nhâm Tuất, ngày Nhâm Dần, giờ Ất Tị.
Theo thuật toán Hà Lạc, mệnh “trời cho” của Lê Minh là Phong Thủy Hoán, ngôi nhà gốc (nguyên đường) hào 6. Phong là Gió. Thủy là Nước, ở trên trời là Mây. Hoán là Tán, không tụ. Tên quẻ, dịch nghĩa thuần Việt, là Gió Mây Tan. Tượng quẻ là Gió thổi trên Nước làm cho nước tung tóe ra, hay Gió thổi làm mây tan. Người được quẻ Hoán là người phải chịu cảnh lìa tan cũng là người cứu sự lìa tan. Lìa tan không nhất định là xấu hay tốt. Đi nắng gió phải cảm mà xông thuốc cho mồ hôi tán ra thì Hoán ấy là tốt. Dân gặp nạn bão lụt phải xuất kho dự trữ quốc gia cứu dân thì việc phân tán của cải ấy là hay (Hoán hanh). Ngày xưa nguyên thủ được quẻ này coi quẻ mà dâng lễ lên bề trên, hoặc dựng miếu thờ để quy tụ lòng dân cho khỏi tản ra (Vương cách hữu miếu). Quẻ rất lợi cho những người sẵn sàng vượt sông lớn cứu nạn lìa tan (lợi thiệp đại xuyên). Gặp cảnh lìa tan mà giữ gìn chính đáng thì có lợi (lợi trinh). Khi tên quẻ xuất hiện trong bài toán thì tôi giật mình. Lê Minh sinh ra là để gánh vác một sứ mệnh không nhẹ nhàng chút nào đối với một thân phận nữ: cứu một thời tan tác, hoán tán trong một gia đình. Tuổi Mậu Thìn mà được quẻ Gió Mây Tan thì rất hợp. Và bà đã gồng đôi vai bé nhỏ của mình để đảm đương trách nhiệm ấy. Thật vậy suốt hơn nửa thế kỷ, những năm tháng sóng gió và bão táp đã dội xuống gia đình bà. Khi mới lên hai, sự kiện này mãi sau Lê Minh mới biết, một người chú ruột đột ngột rời khỏi gia đình, nói với nhà văn Nguyễn Công Hoan là bỏ vào Sài Gòn làm thợ, gia đình đừng đi tìm. Đến năm 1936, thì biết tin ông chú đang bị đầy ở Côn Đảo với án tù tử hình được giảm xuống chung thân, chú là một người cộng sản, có tên là Phạm Văn Khương, sau này chính là ông Lê Văn Lương trong Trung ương Đảng. Năm 1939 cô bé Tài Hồng biết cảnh mật thám xộc vào nhà khám xét, để sau đó ra trường bắt cha giữa giờ dạy học về tội tàng trữ tài liệu của Đệ tam quốc tế, tuyên truyền cộng sản. Năm 1940, nửa đêm, mật thám tây, ta lại xô vào nhà lục soát, “đồ dùng, sách vở tung tóe, nhà cửa tan hoang. Chú Bông và anh Khoái tôi bị chúng xích tay cướp đi mất” (Lê Minh – Những phút lặng trong một đời văn – Báo Văn Nghệ 9-3-2002). Nguyễn Tài Khoái bị tra tấn ba tháng ở sở Mật thám Nam Định rồi mới được tha, đến năm 1942 lại bị bắt ngay trong giờ học và bị kết án một năm tù. Lê Minh có nhiều kỷ niệm và chịu ảnh hưởng tốt đẹp từ người anh này. “Tôi đứng trên bờ nhìn anh bị lính đẩy xuống tàu. Người và hàng đông nghịt. Tàu hú còi rời bến cũng là lúc tôi tìm được bóng dáng anh trên boong, hai tay xích khóa đưa lên cao. Trong bóng chiều buông bảng lảng, văng vẳng bên tai câu hát (do chính anh dạy Tài Hồng - XC): Kìa xa xa nơi Côn Đảo, sóng nước muôn trùng. Con tàu nhòa mờ” (Bài báo trên). Thày giáo Nguyễn Công Hoan bị các quan trên ghi tên vào sổ đen nên nhiều lần bị đổi đi các địa phương, khi thì lên mạn ngược Lào Cai, khi thì ra bán đảo Trà Cổ - Móng Cái. Lên mười tuổi, Tài Hồng lẽo đẽo theo cha mẹ ra bờ biển Trà Cổ xa xôi nơi đầu sóng ngọn gió, gần biên giới phía Bắc. Cô phải ngồi học chung với các bạn học là con trai lớn, nghèo khổ và nghịch ngợm, có bạn học hơn cô cả chục tuổi (vì ở vùng đảo heo hút này, nhà trường được nhận những học trò không theo hạn định tuổi như ở đồng bằng), trong lớp chỉ mỗi cô là bé nhất. Năm 1945, nhà văn Nguyễn Công Hoan bị Nhật bắt về tội chính trị, bị giam tại nhà tù của Hiến binh Nhật. Lúc này Nguyễn Tài Hồng đã hoạt động cách mạng từ Hội Phụ nữ giải phóng (1942) và đi thoát ly gia đình theo điều động của Việt Minh, trong nhà chỉ có mẹ. Chú cháu, anh em đều mỗi người mỗi nơi, hoạt động bí mật, không tin tức gì về với gia đình. Chỉ riêng trong cuộc kháng chiến 9 năm, gia đình mất 6 người. Anh cả Nguyễn Tài Khoái, là người đầu tiên trong gia đình hy sinh khi cuộc kháng chiến mới được 5 tháng (2-5-,1947), khi đó anh mới 22 tuổi. Hai người chú ruột, ông Nguyễn Công Bồng, đột ngột mất tại cơ quan Nha Công an ở khu Việt Bắc (1947), ông Nguyễn Công Mỹ, giám đốc Nha Bình dân học vụ bị giặc bắn trên đường đi công tác, khi qua đò sang sông (1948). Bà nội của Lê Minh cùng với thím Nguyễn Công Mỹ và người con út bị giặc ném bom tàn sát ở nơi tản cư (1949). Trong kháng chiến chống Mỹ (1964) gia đình Lê Minh lại tiễn đưa người anh thứ hai và là người con trai duy nhất còn lại của ông Hoan vào Nam công tác, một loại công tác trong lòng địch, nên đi là biền biệt. Đến năm 1970 thì anh bị bắt. Năm 1975, cả nước hân hoan, riêng gia đình hai cha con nhà văn thì hồi hộp, nín thở chờ tin anh, từng ngày từng giờ. Năm ngày sau mới biết tin anh còn sống. (Nguyễn Tài, anh hùng các lực lượng vũ trang, ngành tình báo. XC). Lê Minh bảo tôi: Năm ngày ấy dài lắm. Lê Minh là như thế, suốt trong nhiều năm người con gái mảnh dẻ ấy là nơi chia sẻ về tinh thần với nhà văn Nguyễn Công Hoan, cả khi ông chịu sóng gió ập đến vì cuốn tiểu thuyết Đống rác cũ, gặp “tai nạn nghề nghiệp” bị cấm và thu hồi. Cũng là cái trụ đỡ cho cả gia đình riêng của bà sau này. Cho đến khi chúng tôi viết bài này, Lê Minh đã 78 tuổi vẫn phải gánh đỡ một vấn nạn từ đâu dội xuống, chia lìa trong hàng con cái. Đấy mới là chuyện nhà. Mệnh Gió Mây Tan còn đeo đuổi Lê Minh trong suốt những năm hoạt động xã hội và văn chương. Chỉ kể mấy việc. Năm 1956 cái truyện ngắn bé nhỏ Nhật ký người mẹ của Lê Minh bị lên án trong vụ Nhân văn Giai phẩm, tác giả được giao làm tổ trưởng một đoàn văn nghệ sĩ đi “lao động cải tạo” ở Nam Định. Những năm hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt đi “lao động” ở Khu Gang Thép Thái Nguyên, việc quản lý hai thi sĩ đầy tính cương trực này cũng được giao cho Lê Minh, lúc này trong Ban chấp hành lâm thời Công đoàn khu Gang Thép Thái Nguyên. Năm 1970 nhà ngoại cảm nổi tiếng Trưởng Cần bị truy ép đã được Lê Minh giúp ẩn trốn trong nhà một người bạn thân trong một thời gian đầu.
Theo thuật toán Hà Lạc, mệnh “trời cho” của Lê Minh là Phong Thủy Hoán, ngôi nhà gốc (nguyên đường) hào 6. Phong là Gió. Thủy là Nước, ở trên trời là Mây. Hoán là Tán, không tụ. Tên quẻ, dịch nghĩa thuần Việt, là Gió Mây Tan. Tượng quẻ là Gió thổi trên Nước làm cho nước tung tóe ra, hay Gió thổi làm mây tan. Người được quẻ Hoán là người phải chịu cảnh lìa tan cũng là người cứu sự lìa tan. Lìa tan không nhất định là xấu hay tốt. Đi nắng gió phải cảm mà xông thuốc cho mồ hôi tán ra thì Hoán ấy là tốt. Dân gặp nạn bão lụt phải xuất kho dự trữ quốc gia cứu dân thì việc phân tán của cải ấy là hay (Hoán hanh). Ngày xưa nguyên thủ được quẻ này coi quẻ mà dâng lễ lên bề trên, hoặc dựng miếu thờ để quy tụ lòng dân cho khỏi tản ra (Vương cách hữu miếu). Quẻ rất lợi cho những người sẵn sàng vượt sông lớn cứu nạn lìa tan (lợi thiệp đại xuyên). Gặp cảnh lìa tan mà giữ gìn chính đáng thì có lợi (lợi trinh). Khi tên quẻ xuất hiện trong bài toán thì tôi giật mình. Lê Minh sinh ra là để gánh vác một sứ mệnh không nhẹ nhàng chút nào đối với một thân phận nữ: cứu một thời tan tác, hoán tán trong một gia đình. Tuổi Mậu Thìn mà được quẻ Gió Mây Tan thì rất hợp. Và bà đã gồng đôi vai bé nhỏ của mình để đảm đương trách nhiệm ấy. Thật vậy suốt hơn nửa thế kỷ, những năm tháng sóng gió và bão táp đã dội xuống gia đình bà. Khi mới lên hai, sự kiện này mãi sau Lê Minh mới biết, một người chú ruột đột ngột rời khỏi gia đình, nói với nhà văn Nguyễn Công Hoan là bỏ vào Sài Gòn làm thợ, gia đình đừng đi tìm. Đến năm 1936, thì biết tin ông chú đang bị đầy ở Côn Đảo với án tù tử hình được giảm xuống chung thân, chú là một người cộng sản, có tên là Phạm Văn Khương, sau này chính là ông Lê Văn Lương trong Trung ương Đảng. Năm 1939 cô bé Tài Hồng biết cảnh mật thám xộc vào nhà khám xét, để sau đó ra trường bắt cha giữa giờ dạy học về tội tàng trữ tài liệu của Đệ tam quốc tế, tuyên truyền cộng sản. Năm 1940, nửa đêm, mật thám tây, ta lại xô vào nhà lục soát, “đồ dùng, sách vở tung tóe, nhà cửa tan hoang. Chú Bông và anh Khoái tôi bị chúng xích tay cướp đi mất” (Lê Minh – Những phút lặng trong một đời văn – Báo Văn Nghệ 9-3-2002). Nguyễn Tài Khoái bị tra tấn ba tháng ở sở Mật thám Nam Định rồi mới được tha, đến năm 1942 lại bị bắt ngay trong giờ học và bị kết án một năm tù. Lê Minh có nhiều kỷ niệm và chịu ảnh hưởng tốt đẹp từ người anh này. “Tôi đứng trên bờ nhìn anh bị lính đẩy xuống tàu. Người và hàng đông nghịt. Tàu hú còi rời bến cũng là lúc tôi tìm được bóng dáng anh trên boong, hai tay xích khóa đưa lên cao. Trong bóng chiều buông bảng lảng, văng vẳng bên tai câu hát (do chính anh dạy Tài Hồng - XC): Kìa xa xa nơi Côn Đảo, sóng nước muôn trùng. Con tàu nhòa mờ” (Bài báo trên). Thày giáo Nguyễn Công Hoan bị các quan trên ghi tên vào sổ đen nên nhiều lần bị đổi đi các địa phương, khi thì lên mạn ngược Lào Cai, khi thì ra bán đảo Trà Cổ - Móng Cái. Lên mười tuổi, Tài Hồng lẽo đẽo theo cha mẹ ra bờ biển Trà Cổ xa xôi nơi đầu sóng ngọn gió, gần biên giới phía Bắc. Cô phải ngồi học chung với các bạn học là con trai lớn, nghèo khổ và nghịch ngợm, có bạn học hơn cô cả chục tuổi (vì ở vùng đảo heo hút này, nhà trường được nhận những học trò không theo hạn định tuổi như ở đồng bằng), trong lớp chỉ mỗi cô là bé nhất. Năm 1945, nhà văn Nguyễn Công Hoan bị Nhật bắt về tội chính trị, bị giam tại nhà tù của Hiến binh Nhật. Lúc này Nguyễn Tài Hồng đã hoạt động cách mạng từ Hội Phụ nữ giải phóng (1942) và đi thoát ly gia đình theo điều động của Việt Minh, trong nhà chỉ có mẹ. Chú cháu, anh em đều mỗi người mỗi nơi, hoạt động bí mật, không tin tức gì về với gia đình. Chỉ riêng trong cuộc kháng chiến 9 năm, gia đình mất 6 người. Anh cả Nguyễn Tài Khoái, là người đầu tiên trong gia đình hy sinh khi cuộc kháng chiến mới được 5 tháng (2-5-,1947), khi đó anh mới 22 tuổi. Hai người chú ruột, ông Nguyễn Công Bồng, đột ngột mất tại cơ quan Nha Công an ở khu Việt Bắc (1947), ông Nguyễn Công Mỹ, giám đốc Nha Bình dân học vụ bị giặc bắn trên đường đi công tác, khi qua đò sang sông (1948). Bà nội của Lê Minh cùng với thím Nguyễn Công Mỹ và người con út bị giặc ném bom tàn sát ở nơi tản cư (1949). Trong kháng chiến chống Mỹ (1964) gia đình Lê Minh lại tiễn đưa người anh thứ hai và là người con trai duy nhất còn lại của ông Hoan vào Nam công tác, một loại công tác trong lòng địch, nên đi là biền biệt. Đến năm 1970 thì anh bị bắt. Năm 1975, cả nước hân hoan, riêng gia đình hai cha con nhà văn thì hồi hộp, nín thở chờ tin anh, từng ngày từng giờ. Năm ngày sau mới biết tin anh còn sống. (Nguyễn Tài, anh hùng các lực lượng vũ trang, ngành tình báo. XC). Lê Minh bảo tôi: Năm ngày ấy dài lắm. Lê Minh là như thế, suốt trong nhiều năm người con gái mảnh dẻ ấy là nơi chia sẻ về tinh thần với nhà văn Nguyễn Công Hoan, cả khi ông chịu sóng gió ập đến vì cuốn tiểu thuyết Đống rác cũ, gặp “tai nạn nghề nghiệp” bị cấm và thu hồi. Cũng là cái trụ đỡ cho cả gia đình riêng của bà sau này. Cho đến khi chúng tôi viết bài này, Lê Minh đã 78 tuổi vẫn phải gánh đỡ một vấn nạn từ đâu dội xuống, chia lìa trong hàng con cái. Đấy mới là chuyện nhà. Mệnh Gió Mây Tan còn đeo đuổi Lê Minh trong suốt những năm hoạt động xã hội và văn chương. Chỉ kể mấy việc. Năm 1956 cái truyện ngắn bé nhỏ Nhật ký người mẹ của Lê Minh bị lên án trong vụ Nhân văn Giai phẩm, tác giả được giao làm tổ trưởng một đoàn văn nghệ sĩ đi “lao động cải tạo” ở Nam Định. Những năm hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt đi “lao động” ở Khu Gang Thép Thái Nguyên, việc quản lý hai thi sĩ đầy tính cương trực này cũng được giao cho Lê Minh, lúc này trong Ban chấp hành lâm thời Công đoàn khu Gang Thép Thái Nguyên. Năm 1970 nhà ngoại cảm nổi tiếng Trưởng Cần bị truy ép đã được Lê Minh giúp ẩn trốn trong nhà một người bạn thân trong một thời gian đầu.
Năm 1982 trên cương vị trưởng ban văn hóa, văn nghệ một tờ báo lớn, Lê Minh đã thẳng thắn phản đối đăng bài phê bình “chụp mũ” đối với tiểu thuyết Búp sen xanh của Sơn Tùng, nhưng báo vẫn đăng và ngay sớm hôm báo ra, vì đăng bài đó, báo đã bị cấp trên phê bình. Năm 1984, Lê Minh đã tổ chức kịp thời nơi ẩn trốn cho Phùng Gia Lộc tác giả bài bút ký “Cái đêm hôm ấy, đêm gì?”, khi nhà văn buộc phải ra khỏi quê nhà để tránh sự rày rà vì đã viết lên sự thật. Ở nơi yên tĩnh và an toàn ấy, tác giả được tài trợ để ngồi viết một sáng tác mới – mà không một ai biết.
Trong tất cả những sự cố lìa tan ấy, Lê Minh là người chia sẻ, gánh đỡ. Vị thế ấy vừa do hoàn cảnh, vừa do thời thế tạo nên. Trong suốt những năm gia đình tán tác vì cách mạng, người bị tù đầy, người bị bắt bớ, người thầm lặng ra đi, người hy sinh vì bom đạn giặc, cô gái nhỏ duy nhất trong nhà là người an ủi, lo toan. Những phẩm chất của người “cứu vớt thời lìa tan” –theo cách nói của Kinh Dịch- lần lượt hiện lên. Những năm bản thân gặp nạn “Nhật ký người mẹ”, Lê Minh lấy việc giữ gìn sự chính đáng (lợi trinh) làm phương châm sử thế, không gây chuyện ồn ào cầu cứu ai, biết rằng cái đúng đắn sẽ trở lại. Những ngày tháng làm tổ trưởng văn nghệ sĩ đi “lao động cải tạo” không khác nào qua sông lớn (lợi thiệp đại xuyên), lo giao thiệp với nhà máy - lại là những công nhân xưa kia bà đã đào tạo họ thành đảng viên - để ổn định tình hình, lo cho đời sống, sức khỏe mọi người trong tổ, phát hiện kịp thời các khó khăn, che chắn cho từng người. Những năm nhà văn Nguyễn Công Hoan gặp nạn “Đống rác cũ”, Lê Minh đã thực sự “vượt sông lớn” để cứu tác phẩm của cha. Một mặt an ủi, chăm sóc sức khỏe cha, một mặt thu giấu giữ gìn bản thảo, mặt khác ngăn chặn những tin đồn thổi. Là người cảm nhận đầy đủ nhất những gì cha mình đã viết, cảm nhận bằng cả lý trí và tâm linh, Lê Minh đã sắp xếp rất kỹ với nhà xuất bản Thanh Niên – thay vì Nhà xuất bản Văn Học đã cho ra đời tập I Đống rác cũ rồi bị cấm, nay im lặng - một kế hoạch thật kín kẽ để xuất bản được toàn tập Đống rác cũ cùng một thời điểm, như tấm lòng người con gái nhớ thương cha. Lê Minh đã viết những lời sau đây làm rõ sự thật về vụ Đống rác cũ:
Trong tất cả những sự cố lìa tan ấy, Lê Minh là người chia sẻ, gánh đỡ. Vị thế ấy vừa do hoàn cảnh, vừa do thời thế tạo nên. Trong suốt những năm gia đình tán tác vì cách mạng, người bị tù đầy, người bị bắt bớ, người thầm lặng ra đi, người hy sinh vì bom đạn giặc, cô gái nhỏ duy nhất trong nhà là người an ủi, lo toan. Những phẩm chất của người “cứu vớt thời lìa tan” –theo cách nói của Kinh Dịch- lần lượt hiện lên. Những năm bản thân gặp nạn “Nhật ký người mẹ”, Lê Minh lấy việc giữ gìn sự chính đáng (lợi trinh) làm phương châm sử thế, không gây chuyện ồn ào cầu cứu ai, biết rằng cái đúng đắn sẽ trở lại. Những ngày tháng làm tổ trưởng văn nghệ sĩ đi “lao động cải tạo” không khác nào qua sông lớn (lợi thiệp đại xuyên), lo giao thiệp với nhà máy - lại là những công nhân xưa kia bà đã đào tạo họ thành đảng viên - để ổn định tình hình, lo cho đời sống, sức khỏe mọi người trong tổ, phát hiện kịp thời các khó khăn, che chắn cho từng người. Những năm nhà văn Nguyễn Công Hoan gặp nạn “Đống rác cũ”, Lê Minh đã thực sự “vượt sông lớn” để cứu tác phẩm của cha. Một mặt an ủi, chăm sóc sức khỏe cha, một mặt thu giấu giữ gìn bản thảo, mặt khác ngăn chặn những tin đồn thổi. Là người cảm nhận đầy đủ nhất những gì cha mình đã viết, cảm nhận bằng cả lý trí và tâm linh, Lê Minh đã sắp xếp rất kỹ với nhà xuất bản Thanh Niên – thay vì Nhà xuất bản Văn Học đã cho ra đời tập I Đống rác cũ rồi bị cấm, nay im lặng - một kế hoạch thật kín kẽ để xuất bản được toàn tập Đống rác cũ cùng một thời điểm, như tấm lòng người con gái nhớ thương cha. Lê Minh đã viết những lời sau đây làm rõ sự thật về vụ Đống rác cũ:
“Đọc nhiều đoạn viết của Người, tôi phải dừng lại. Tưởng như những nét chữ viết tay kia biết thốt lên những tâm sự cùng tôi, và tôi đã chiêm ngưỡng, đã kinh ngạc. Sau khi đọc đến trang chót của bộ tiểu thuyết Đống rác cũ, ông hoàn thành vào năm ông 60 tuổi, mà bạn đọc chúng ta lúc ấy còn chưa trông thấy sách, thì quả thật tôi bàng hoàng.Đây không đơn thuần là những lời của một người con gái nói về một người cha. Đây là tiếng nói dõng dạc, đanh thép của một người bảo vệ chân lý, một người “cứu vớt” thời lìa tan, trong nền văn học nước nhà.
Những nhân vật hiện hình như chính tôi đã trong cuộc, dù bối cảnh tiểu thuyết thuộc một thời kỳ cách xa thế hệ chúng tôi lắm. Nhưng sao từ sâu kín tâm khảm, những nhân vật tự nó cứ thức dậy bám riết lấy tôi, diễn những cảnh đời ngay trước mắt tôi, không vội vã, không khoa trương, mà như thường tình, như mộc mạc, như đương ở ngoài đời kia. Chỗ thì vạch chân tơ kẽ tóc cho mà thấy, chỗ thì thoáng lướt cho mà hiểu. Như bảo rằng hãy nhìn kỹ đi, để mà nhận diện, để kịp nghĩ ra, để mà biết giật mình, để bật cười phá, để mà giận căm, mà phỉ nhổ, mà xót thương đến phải thổn thức.
Bản cáo trạng, lời cảnh tỉnh, những nỗi niềm tâm sự cay đắng ngọt ngào, cứ thế sừng sững dâng lên. Và nhân vật thì người nào ra người ấy, từ gương mặt, quần áo, tóc tai, đến điệu bộ, tâm lý ẩn núp sau hành động, sau những mưu toan, sau những cạm bẫy vừa tàn ác vừa lừa mị của một bọn, cắn xé nhau đấy, liên kết nhau đấy, hoành hành trên lưng những người lương thiện, những người nhân hậu, để cuối cùng đẩy họ vào nhiều kiểu chết.
Gập bản thảo, tôi còn nghe những giọt máu trong tim ông nhỏ xuống những trang viết. …
Ai cũng biết, và tất nhiên ông là người biết rõ hơn ai hết, có những kẻ đã từng ăn ở tàn tệ bất lương đối với ông, công khai rầy đạp tên tuổi ông, phản bội tấm lòng ông. Nhưng cũng chưa bao giờ tôi thốt câu hỏi đó, và cũng chưa bao giờ Người nhắc chuyện đó, dù trong giây phút tôi cảm nhận được Người im lặng.
…Phơi bày những rác rưởi ghê tởm và sự tàn bạo ở một xã hội cũ nhằm bảo vệ những giá trị con người, tác phẩm Đống rác cũ bị đình chỉ lưu hành. Chỉ một chiều ngăn chặn áp đặt, một chiều phán xét suy diễn vô căn cứ, bóp méo kiểu cửa quyền của một ai đó, rồi là kèm theo hàng loạt truyền tụng công khai và hợp pháp nhằm dìm dập bằng bôi nhọ. Và thế là đánh thức và dựng dậy biết bao kiểu mặt cơ hội đục nước béo cò, gây đảo lộn mọi hoạt động, mọi giá trị. Nhiều người đã phải đi chệch đường, nhiều người bị chặn đường phát triển, bị đứt đoạn hoặc thui chột tài năng.
(Nguyễn Công Hoan nhà văn hiện thực lớn. Nxb Hội nhà văn - Hà Nội- 1993. Tr. 98-100).
Lê Minh theo gót chân cha, đến với văn chương từ thời niên thiếu, nhưng sự nghiệp riêng chỉ được khắc họa từ khi tự mình tách khỏi một dòng, bắt đầu từ truyện ngắn Nhật ký người mẹ. Bởi vì tác phẩm ấy bắt đầu phản ánh cái mệnh Gió Mây Tan. Ngày nay bạn đọc trẻ đọc lại Nhật ký người mẹ sẽ không hiểu tại sao cái truyện hiền lành ấy lại bị ghép vào tội đi sai đường lối văn học, đến nỗi tác giả phải đi “học tập” với các nhà văn một thời Nhân văn Giai phẩm, phải bỏ việc cơ quan để đi “lao động cải tạo”, chỉ ưu ái hơn là được chỉ định làm tổ trưởng một tổ lao động gồm các văn nghệ sĩ, như Bùi Xuân Phái, Phạm Hổ, Mộng Sơn, Trần Hiếu…. Truyện chỉ gồm những mảnh nhật ký ghép lại kể chuyện người mẹ là cán bộ thời kháng chiến chống Pháp phải nghỉ công tác ở cơ sở để sinh con, nuôi con. Niềm vui sinh nở và nuôi nấng, cái tâm thức chăm chút, che chở những đứa con bé bỏng và thơ dại trong điều kiện túng thiếu và bom đạn đã đánh thức những ý tưởng thiêng liêng của người mẹ. Nhưng cái đám mây tội nghiệp ấy từng ngày từng ngày bị những làn gió đến đánh cho tan đi. Trước hết là cái thao thức ham muốn “đi công tác” của chính người mẹ. Rồi đến cái tâm lý coi thường và khinh rẻ của những cán bộ phụ trách đối với người vừa phải nuôi con vừa công tác ở cơ sở. Họ chỉ đòi hỏi thái độ làm việc và thúc giục “cố gắng tiến lên”, không biết đến cái lo lắng của người mẹ khi “con ốm không một thìa mật đổ vào cháo”, cái vất vả của “người mẹ đêm khuya phải chong đèn đan khâu thuê lấy tiền mua thuốc cho con”. Thời ấy cách mạng mới bùng lên, việc lập nhà trẻ trông con cho cán bộ (và người lao động nữ) mới thắp sáng lên le lói trong một đoạn ngắn nhật ký. Xuất hiện những câu chỉ trích của “tên cán bộ trị vì trong một cơ quan” (lời trong nhật ký) về tinh thần công tác của phụ nữ. Và một câu nói bóng gió rằng “bây giờ khối người xin đi công tác. Ở nhà mãi đói to, đi dân công nhiều chả chịu nổi” làm như cán bộ nữ muốn đi công tác chỉ là để kiếm ăn và nhẹ gánh dân công. Thế là người viết nhật ký thầm lặng không chịu nổi nữa, chị nói với con trong sổ tay của mình:
“Nhờ có các con”. “Các con đã dạy mẹ”. Cái kết thúc sáng bừng lên.
Vậy mà cái truyện ngắn ấy bị “đánh” (khẩu ngữ một thời). Truyện đăng trên tuần báo Văn (do nhà văn Nguyên Hồng làm tổng biên tập) năm 1957. Về sau cả tuần báo Văn cũng bị “đánh”, tất nhiên còn do nhiều cơn cớ khác. Chính người viết bài này cũng chưa được đọc cái bài phê bình chết người kia. Hỏi Lê Minh, bà chỉ cười nhạt, y như câu trong Nhật ký người mẹ: “Mẹ chỉ cười nhạt”. Nhưng chúng tôi hiểu cái lý do truyện ngắn ấy bị ra roi. Lê Minh đã ra roi trước, quất vào đám “cán bộ trị vì”, “những thằng cha vốn có đầu óc buôn bán cách mạng”. Vào cái năm 1957 ấy, những danh xưng và “hét giá” như thế gây tiếng vang mạnh mẽ khác thường. Nên những người “trị vì” trong ngành lý luận phê bình văn học phải ra tay, chỉ cần một bài ngắn, tác phẩm và tác giả đủ chết tươi. Gió Mây Tan là vậy.
Giờ đây mây đã tụ lại rồi, Nhật ký người mẹ in lại trong tập truyện ngắn Nắng của Lê Minh (Nxb Hội Nhà Văn – Hà Nội -1998). Và bài Xây dựng con người thời đại đăng trên báo Văn 27-9-1957 (bài Lê Minh trả lời bài phê phán báo Văn của một tờ báo có giá trị) nay in lại trong cuốn Mà sao đó là cuộc đời mình (Trang 44 – Nhà xuất bản Văn Hoá Dân tộc - 1966).
Như một định mệnh, biểu tượng Gió và Nước (trong tên quẻ là Mây) xuất hiện rất nhiều lần trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Lê Minh. Tiểu thuyết Tiếng Gió (viết xong năm 1969, Nxb Lao Động –Hà Nội – in 1976) viết về cuộc chiến đấu của công nhân lò cao – khu Gang Thép Thái Nguyên chống những trận bom phá hoại của giặc Mỹ, lấy cảm xúc từ tiếng gió nóng thổi trong lòng lò để giữ cho nhiệt độ lò luôn luôn trên nghìn độ, cái tiếng gió bình thường tan lẫn vào trong muôn nghìn tiếng động ầm ào của nhà máy, nhưng sau mỗi trận bom giặc tàn phá, sau những tiếng gào rú hung hãn của máy bay và tiếng nổ rung chuyển của những loạt bom, đạn rốc-két, trong cái im lặng mênh mông, người thợ lò cao lắng nghe vẫn thấy tiếng gió lò cao khoan thai, reo vui, lan tỏa, biết rằng lò cao vẫn chạy, điện không mất, bom chúng nó chỉ phá phách đâu đấy thôi, hệ thống lò còn nguyên.
Nếu Tiếng Gió là một biểu tượng trong thời Gió Mây Tan thì tiểu thuyết Hòn đảo một mình, truyện dài Người thợ máy Tôn Đức Thắng in đậm dấu vết một thời Thuần Khảm của Lê Minh bắt đầu từ năm 1973. Quẻ Khảm có tượng là Nước. Thuần Khảm là hai lần Nước. Không gì hiểm bằng nước sâu, nên Thuần Khảm là hai lần hiểm. Người được quẻ Thuần Khảm là người gặp hiểm, hãm, trong cuộc sống đầy gian nan thử thách, có lúc nguy đến thân. Nhưng người quẻ Thuần Khảm cũng là người cứu hiểm, biết lấy lòng thành, lấy đức sáng của trí tuệ vượt qua khó khăn, tìm cách thoát hiểm. Họ không chỉ biết một chữ Thời. Họ còn biết thêm chữ Dụng, nghĩa là biết vận dụng, lợi dụng, tùy thời mà xử thế. Họ thường thích phù suy hơn phù thịnh. Là người có tài trí, vị tha, can đảm, dấn thân, nhưng phải cẩn trọng khi nhập cuộc. Biết mình có quẻ Tập Khảm thì cần giữ tâm trí cho ngay thẳng, chờ qua lúc gian nguy. Nếu có thể di chuyển nơi chốn thì tốt. Tuổi Mậu Thìn của Lê Minh rất hợp với cả hai quẻ Phong Thủy Hoán (Gió Mây Tan) và Thuần Khảm. Quẻ Thuần Khảm tác động tới văn chương của Lê Minh còn mạnh mẽ hơn vì nó tổng hợp và hòa sắc cả hai quẻ Tiên thiên và Hậu thiên: Phong Thủy Hoán và Thuần Khảm, không những thế còn có cả quẻ hỗ Sơn Lôi Di nữa. Sơn là Núi. Lôi là Sấm. Sấm động dưới Núi, tạo ra khí dương chan hòa nuôi nấng cây cối tốt tươi, núi rừng hùng vĩ. Vì vậy nghĩa quẻ là Di. Di là Nuôi. Nuôi ở đây là “nuôi” cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong phạm vi nhỏ là nuôi mình, nuôi người trong nhà (cha mẹ, vợ chồng con cái), trong phạm vi lớn là nguyên thủ nuôi dân. Bạn đọc sẽ thấy trong các tác phẩm của Lê Minh, từ truyện ngắn đến truyện dài, truyện cho người lớn, truyện cho trẻ em, cho đến những tác phẩm nghiên cứu khoa học xã hội, cái “đạo Nuôi” của Kinh Dịch, thể hiện trong quẻ Sơn Lôi Di, thấm đẫm các trang viết. Chỉ cần đọc lại truyện ngắn Nhật ký người mẹ, ta thấy ngay điều đó.
Hòn đảo một mình (tiểu thuyết – Nxb Lao Động – Hà Nội - 1984) kể chuyện tan tác chia lìa (hoán – tán) của một gia đình, nhìn bên ngoài thì hạnh phúc không đâu bằng, nhưng bên trong đầy mâu thuẫn. Chồng là quyền giám đốc một nhà máy lớn, vợ là một nhà hoạt động Công đoàn. Nhà cửa vườn tược cao ráo, tươi tốt, chức trọng quyền to. Người chồng đầy tham vọng, đầy mưu mẹo, tận dụng mọi cơ hội để tiến thân. Trong khi người vợ do hoạt động trong đám đông thợ thuyền và trí thức trẻ, dần dần biết hết những sự thật đưa dẫn con người đến vực thẳm. Chị tìm cách cứu vớt sự lìa tan. Lìa tan trong đời sống gia đình. Lìa tan trong đời sống xã hội, trong sản xuất, kinh doanh. Nhưng cuối cùng chị đã thất bại, chỉ có thể nói thẳng với người chồng: Anh là một hòn đảo, hòn đảo một mình! Cần nói ngay rằng đây không phải cuốn sách viết về sự chia cắt lìa tan trong đạo đức, phẩm chất con người, hoặc chia sẻ những vấn đề tâm lý về hạnh phúc. Không, tất cả những cái đó, nếu có, nó ở mặt bằng dưới.
Toàn bộ tiểu thuyết có tính sử thi này là sự giải trình thẳng thắn về một cơ chế lãnh đạo, quản lý đang ở một thời kỳ xuống cấp, có quá nhiều sơ hở để kẻ xấu lợi dụng, len lỏi tìm chỗ đứng, và chúng đã tìm được, những người có lương tâm nhìn thấy hết, biết mọi sự thật nhưng họ đã không làm gì nổi. Những người có tài năng thường ở tư thế tuột dốc và chỉ được làm cứu cánh khi tình hình nguy cấp. Tác giả đã chọn cái tâm điểm của thời thế là ở một đại hội Đảng cấp tỉnh, và mọi hành động của nhân vật chính là qua mặt được mọi người tỉnh táo nhất, để có danh sách được bầu vào tỉnh ủy, vào ban thường vụ của tỉnh ủy. Nhưng cái đích tiến tới không phải ở chỗ ấy, mà xa hơn, cao hơn. Đại hội cấp cơ sở đã không bầu nhân vật ấy đi đại hội tỉnh, nhưng nhờ vào một bức thư riêng của một cán bộ cấp cao và theo một quy chế đặc biệt, ông ta vẫn có giấy mời đi dự với tư cách đại biểu chính thức, và thế là… Câu chuyện xảy ra ở một khu nhà máy với những nhân vật có vị thế lãnh đạo, chỉ huy: bí thư đảng ủy, quyền tổng giám đốc, thư ký công đoàn, kỹ sư đảm nhiệm một chương trình nghiên cứu lớn, được kể với ngòi bút xông xáo luồn lách, như mũi dao kéo của nhà phẫu thuật mổ xẻ cho bạn đọc thấy những ngóc ngách bi thảm của vấn đề, ở những phòng riêng, trong những phút giây đầy tính kịch. Chúng tôi những bạn đọc ở khu công nghiệp được coi là “người trong cuộc” có cảm tưởng như Lê Minh không còn gì phải che giấu, không phải “tự biên tập”. Bà chỉ “tự biên tập” khi sáng tạo ra các nhân vật, để những người trong cuộc không thể nói hoặc “đoán già đoán non” nhân vật này là ai trong thực tế. Không có ai như trong tiểu thuyết nhưng hình như ai đó cũng có một tý trong nhân vật. Điều quan trọng là tất cả đang xảy ra trước mắt mọi người, tất cả là sự thật. Hòn đảo một mình đã đánh một hồi chuông báo động về cơ chế quản lý, nó như là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Hơn hai mươi năm sau, khi tôi viết bài này, đất nước ta đã trải qua những cuộc đổi mới, cải cách động trời, nhưng cái “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” ấy hình như vẫn chưa được động đến. Cứ nhìn vào những vụ PMU18, đất đai Đồ Sơn… ta thấy rõ điều đó.
Chỉ tiếc một điều do tiểu thuyết kể một câu chuyện xảy ra ở một khu công nghiệp liên quan đến những là thép đúc, thép cán, sắt xốp, than mỡ, than gầy, lò chạy, lò treo, với nhiều thuật ngữ chuyên môn không thể tránh được. Nhưng điều đáng ghi nhận là các nhà văn như Lê Minh không quay lưng lại với cuộc sống. Văn học không quay lưng với cuộc sống. Tất cả đã dự báo. Chỉ có điều, có thể các nhà lãnh đạo ít quan tâm, hoặc còn coi văn chương như chỉ để trang điểm cho cuộc sống.
Mệnh hậu thiên Thuần Khảm, hai lần Nước sâu, hai lần hiểm, đã dẫn dắt Lê Minh đến với tập truyện dài Người thợ máy Tôn Đức Thắng (Nxb Thanh Niên – Hà Nội – 1981. Tái bản lần một – 1987. Lần hai – 2004 - 378 trang). Cuộc đời Bác Tôn chính là cuộc đời “thuần khảm”, hai lần Nước sâu, hai lần hiểm. Một lần làm lính thợ lênh đênh trên đại dương sang Pháp, kết thúc bằng cuộc kéo cờ phản chiến ở Hắc Hải. Một lần bị đầy ra Côn Đảo, mười lăm năm, “sóng nước muôn trùng”, kết thúc bằng cuộc lái chiếc canô vượt biển về với Cách mạng tháng Tám. Nhà văn “thuần Khảm” tìm đến nhân vật “thuần Khảm”, đó là sự dẫn dắt kỳ diệu của số mệnh. Ấy là tâm linh tôi mách bảo như thế. Còn trong thực tế thì sự dẫn dắt cũng đầy “màu sắc tâm linh”. Trước tiên, Lê Minh dám nhận viết cuốn sách này vì đó là ước vọng tha thiết cùa cha mình (nhà văn Nguyễn Công Hoan) nhưng chưa thực hiện được, và hai nhà văn khác “thuộc” quê hương Bác đều từ chối. Vậy những năm đi “tìm” Bác Tôn và thể hiện cuộc đời Bác trên sách, lúc nào Lê Minh cũng có cha đi cùng. Trong chuyến ca-nô vượt Côn Đảo về đất liền cuối tháng 9 năm 1945, cùng người lái Tôn Đức Thắng còn có nhiều bạn tù cách mạng. Nhưng gần về đến bờ tất cả đều say sóng nằm lịm trong khoang. Chỉ còn người lái đã quen sóng gió và một anh bạn tù trẻ nữa tên là Khuê còn tỉnh táo, phụ việc tát nước, chăm sóc anh em và những việc “anh Hai” cắt đặt. Sóng lớn cuốn mất cả địa bàn, chỉ còn nhận ra “màu nước biển đổi màu bã trầu” mà biết đã về đến Đất. Chính Khuê là người kéo lá cờ đỏ làm tín hiệu để trên bờ ra đón. Số phận đã dun dủi cho Nguyễn Tài Hồng gặp lại Lê Đức Khuê (hai người đã quen biết nhau từ ngày còn nhỏ), khi Khuê được điều ra Bắc nhận công tác. Lê Đức Khuê chính là Trần Diệp (bí danh) chồng của Lê Minh sau này. Trong các câu chuyện đời của hai người thỉnh thoảng lại có chuyện từ Côn Đảo về đất liền ngày ấy. Và chính kỷ niệm ấy đã dẫn Lê Minh đóng vai “người em gái” của một đồng chí trẻ năm xưa đã cùng về đất liền với Bác Tôn, người “không say sóng” đã phụ việc lái canô, và đã “kéo cờ chào đất liền”, hôm nay đến thăm Bác. Ngay trong cái bắt tay đầu tiên của Bác, Lê Minh đã nhận ra ngay đó là bàn tay “thô và chắc”. “Bàn tay chỉ có ở những người đã cầm kìm, búa, hoặc đã xiết những sợi chão kéo thuyền” (Sách trên, bản in năm 2004, tr. 367). Trong con mắt của Lê Minh, nhà lãnh đạo ở đỉnh cao quyền lực của Nhà nước vẫn nguyên vẹn là một người thợ. Và một quá trình đi tìm người thợ máy Tôn Đức Thắng bắt đầu từ cuộc đến thăm đó. Bác Tôn không bao giờ kể chuyện mình. Các con cháu không biết gì về cuộc đời Bác. Bác bảo: “Có gì mà kể”. Nhà văn chỉ còn cách “đi tìm” thôi. Tìm ở Lê Đức Khuê (Trần Diệp). Tìm ở các bạn lính biển, bạn tù, hoặc ở “con cháu” họ. Tìm trong kho tư liệu mật thám và kho tư liệu của các thư viện. Tìm ở ngay chính quê hương Tôn Đức Thắng (An Giang) và những nơi Bác đã đặt chân đến: Trường Bá nghệ, năm 1906 vốn có tên là Trường cơ khí Á châu tại Sài Gòn, Nhà máy sửa chữa tàu Ba Son, nhà số 5, đường Bác-bi-ê (nay là đường Nguyễn Trần Quán, quận 3, TP Hồ Chí Minh) nơi Tôn Đức Thắng bị vu oan hãm hại, bị bắt và bị đi đầy suốt mười lăm năm trời ở Côn Đảo. Cuộc về quê cù lao Ông Hổ của Tôn Đức Thắng (Long Xuyên - An Giang) cũng mang dấu ấn tâm linh, ngày nay người ta gọi là “có duyên may”.
“Mẹ chỉ cười nhạt. Có lẽ miếng cơm lúc này to hơn cả tính mệnh và tuổi trẻ của con người lúc xông vào sát phạt với địch. Hẳn những thằng cha này đã vốn có đầu óc buôn bán cách mạng nên mới quen nói những câu như thế. Nhưng ở đời còn thiếu gì chuyện xót xa hơn. Vì các con, mẹ bằng lòng chịu đựng lấy hết. Việc làm sẽ trả lời họ. Mình phục vụ cách mạng suốt đời mình. Đâu có phải lúc này cho qua cơn đói…
Nghĩ đến khi nào kháng chiến thành công, được trở về gặp họ hàng quen biết hỏi mẹ: “Đã làm những gì trong kháng chiến”, mẹ sẽ không cần kể những công tác gì khác mà chỉ trả lời: “Tôi đã nuôi và bảo vệ được những đứa con trong kháng chiến”.
“Nhờ có các con, mẹ đã hiểu ra và nói được câu này. Các con đã dạy mẹ hiểu sâu thêm thế nào là cuộc sống. Và đã giúp mẹ hiểu được những lớn lao của con người, của những người làm mẹ”.
“Nhờ có các con”. “Các con đã dạy mẹ”. Cái kết thúc sáng bừng lên.
Vậy mà cái truyện ngắn ấy bị “đánh” (khẩu ngữ một thời). Truyện đăng trên tuần báo Văn (do nhà văn Nguyên Hồng làm tổng biên tập) năm 1957. Về sau cả tuần báo Văn cũng bị “đánh”, tất nhiên còn do nhiều cơn cớ khác. Chính người viết bài này cũng chưa được đọc cái bài phê bình chết người kia. Hỏi Lê Minh, bà chỉ cười nhạt, y như câu trong Nhật ký người mẹ: “Mẹ chỉ cười nhạt”. Nhưng chúng tôi hiểu cái lý do truyện ngắn ấy bị ra roi. Lê Minh đã ra roi trước, quất vào đám “cán bộ trị vì”, “những thằng cha vốn có đầu óc buôn bán cách mạng”. Vào cái năm 1957 ấy, những danh xưng và “hét giá” như thế gây tiếng vang mạnh mẽ khác thường. Nên những người “trị vì” trong ngành lý luận phê bình văn học phải ra tay, chỉ cần một bài ngắn, tác phẩm và tác giả đủ chết tươi. Gió Mây Tan là vậy.
Giờ đây mây đã tụ lại rồi, Nhật ký người mẹ in lại trong tập truyện ngắn Nắng của Lê Minh (Nxb Hội Nhà Văn – Hà Nội -1998). Và bài Xây dựng con người thời đại đăng trên báo Văn 27-9-1957 (bài Lê Minh trả lời bài phê phán báo Văn của một tờ báo có giá trị) nay in lại trong cuốn Mà sao đó là cuộc đời mình (Trang 44 – Nhà xuất bản Văn Hoá Dân tộc - 1966).
Như một định mệnh, biểu tượng Gió và Nước (trong tên quẻ là Mây) xuất hiện rất nhiều lần trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Lê Minh. Tiểu thuyết Tiếng Gió (viết xong năm 1969, Nxb Lao Động –Hà Nội – in 1976) viết về cuộc chiến đấu của công nhân lò cao – khu Gang Thép Thái Nguyên chống những trận bom phá hoại của giặc Mỹ, lấy cảm xúc từ tiếng gió nóng thổi trong lòng lò để giữ cho nhiệt độ lò luôn luôn trên nghìn độ, cái tiếng gió bình thường tan lẫn vào trong muôn nghìn tiếng động ầm ào của nhà máy, nhưng sau mỗi trận bom giặc tàn phá, sau những tiếng gào rú hung hãn của máy bay và tiếng nổ rung chuyển của những loạt bom, đạn rốc-két, trong cái im lặng mênh mông, người thợ lò cao lắng nghe vẫn thấy tiếng gió lò cao khoan thai, reo vui, lan tỏa, biết rằng lò cao vẫn chạy, điện không mất, bom chúng nó chỉ phá phách đâu đấy thôi, hệ thống lò còn nguyên.
“Gió lò cao đưa về, tiếng trầm tiếng bổng, có lúc dội mạnh như những đợt sóng. Tiếng gió thân thuộc ấy đương nói gì với anh? Nó hỏi anh đã lúc nào quên nó? Không, chỉ có điều anh nghe quen quá, nên có lúc tưởng như không có nó bên mình”.Cả cuốn tiểu thuyết là những trận chiến đấu của công nhân, kỹ sư bảo vệ lò cao, cứu lò cứu máy dưới bom đạn giặc. Gió ở đây là những trận cuồng phong gầm rít của máy bay thù. Gió ở đây cũng là tín hiệu đầu tiên cho biết nhà máy còn sống, lò cao còn sống. Lê Minh muốn ghi lại cái không khí sử thi một chiến trường miền Bắc trong chiến tranh cứu nước thế kỷ vừa qua.
Nếu Tiếng Gió là một biểu tượng trong thời Gió Mây Tan thì tiểu thuyết Hòn đảo một mình, truyện dài Người thợ máy Tôn Đức Thắng in đậm dấu vết một thời Thuần Khảm của Lê Minh bắt đầu từ năm 1973. Quẻ Khảm có tượng là Nước. Thuần Khảm là hai lần Nước. Không gì hiểm bằng nước sâu, nên Thuần Khảm là hai lần hiểm. Người được quẻ Thuần Khảm là người gặp hiểm, hãm, trong cuộc sống đầy gian nan thử thách, có lúc nguy đến thân. Nhưng người quẻ Thuần Khảm cũng là người cứu hiểm, biết lấy lòng thành, lấy đức sáng của trí tuệ vượt qua khó khăn, tìm cách thoát hiểm. Họ không chỉ biết một chữ Thời. Họ còn biết thêm chữ Dụng, nghĩa là biết vận dụng, lợi dụng, tùy thời mà xử thế. Họ thường thích phù suy hơn phù thịnh. Là người có tài trí, vị tha, can đảm, dấn thân, nhưng phải cẩn trọng khi nhập cuộc. Biết mình có quẻ Tập Khảm thì cần giữ tâm trí cho ngay thẳng, chờ qua lúc gian nguy. Nếu có thể di chuyển nơi chốn thì tốt. Tuổi Mậu Thìn của Lê Minh rất hợp với cả hai quẻ Phong Thủy Hoán (Gió Mây Tan) và Thuần Khảm. Quẻ Thuần Khảm tác động tới văn chương của Lê Minh còn mạnh mẽ hơn vì nó tổng hợp và hòa sắc cả hai quẻ Tiên thiên và Hậu thiên: Phong Thủy Hoán và Thuần Khảm, không những thế còn có cả quẻ hỗ Sơn Lôi Di nữa. Sơn là Núi. Lôi là Sấm. Sấm động dưới Núi, tạo ra khí dương chan hòa nuôi nấng cây cối tốt tươi, núi rừng hùng vĩ. Vì vậy nghĩa quẻ là Di. Di là Nuôi. Nuôi ở đây là “nuôi” cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong phạm vi nhỏ là nuôi mình, nuôi người trong nhà (cha mẹ, vợ chồng con cái), trong phạm vi lớn là nguyên thủ nuôi dân. Bạn đọc sẽ thấy trong các tác phẩm của Lê Minh, từ truyện ngắn đến truyện dài, truyện cho người lớn, truyện cho trẻ em, cho đến những tác phẩm nghiên cứu khoa học xã hội, cái “đạo Nuôi” của Kinh Dịch, thể hiện trong quẻ Sơn Lôi Di, thấm đẫm các trang viết. Chỉ cần đọc lại truyện ngắn Nhật ký người mẹ, ta thấy ngay điều đó.
Hòn đảo một mình (tiểu thuyết – Nxb Lao Động – Hà Nội - 1984) kể chuyện tan tác chia lìa (hoán – tán) của một gia đình, nhìn bên ngoài thì hạnh phúc không đâu bằng, nhưng bên trong đầy mâu thuẫn. Chồng là quyền giám đốc một nhà máy lớn, vợ là một nhà hoạt động Công đoàn. Nhà cửa vườn tược cao ráo, tươi tốt, chức trọng quyền to. Người chồng đầy tham vọng, đầy mưu mẹo, tận dụng mọi cơ hội để tiến thân. Trong khi người vợ do hoạt động trong đám đông thợ thuyền và trí thức trẻ, dần dần biết hết những sự thật đưa dẫn con người đến vực thẳm. Chị tìm cách cứu vớt sự lìa tan. Lìa tan trong đời sống gia đình. Lìa tan trong đời sống xã hội, trong sản xuất, kinh doanh. Nhưng cuối cùng chị đã thất bại, chỉ có thể nói thẳng với người chồng: Anh là một hòn đảo, hòn đảo một mình! Cần nói ngay rằng đây không phải cuốn sách viết về sự chia cắt lìa tan trong đạo đức, phẩm chất con người, hoặc chia sẻ những vấn đề tâm lý về hạnh phúc. Không, tất cả những cái đó, nếu có, nó ở mặt bằng dưới.
Toàn bộ tiểu thuyết có tính sử thi này là sự giải trình thẳng thắn về một cơ chế lãnh đạo, quản lý đang ở một thời kỳ xuống cấp, có quá nhiều sơ hở để kẻ xấu lợi dụng, len lỏi tìm chỗ đứng, và chúng đã tìm được, những người có lương tâm nhìn thấy hết, biết mọi sự thật nhưng họ đã không làm gì nổi. Những người có tài năng thường ở tư thế tuột dốc và chỉ được làm cứu cánh khi tình hình nguy cấp. Tác giả đã chọn cái tâm điểm của thời thế là ở một đại hội Đảng cấp tỉnh, và mọi hành động của nhân vật chính là qua mặt được mọi người tỉnh táo nhất, để có danh sách được bầu vào tỉnh ủy, vào ban thường vụ của tỉnh ủy. Nhưng cái đích tiến tới không phải ở chỗ ấy, mà xa hơn, cao hơn. Đại hội cấp cơ sở đã không bầu nhân vật ấy đi đại hội tỉnh, nhưng nhờ vào một bức thư riêng của một cán bộ cấp cao và theo một quy chế đặc biệt, ông ta vẫn có giấy mời đi dự với tư cách đại biểu chính thức, và thế là… Câu chuyện xảy ra ở một khu nhà máy với những nhân vật có vị thế lãnh đạo, chỉ huy: bí thư đảng ủy, quyền tổng giám đốc, thư ký công đoàn, kỹ sư đảm nhiệm một chương trình nghiên cứu lớn, được kể với ngòi bút xông xáo luồn lách, như mũi dao kéo của nhà phẫu thuật mổ xẻ cho bạn đọc thấy những ngóc ngách bi thảm của vấn đề, ở những phòng riêng, trong những phút giây đầy tính kịch. Chúng tôi những bạn đọc ở khu công nghiệp được coi là “người trong cuộc” có cảm tưởng như Lê Minh không còn gì phải che giấu, không phải “tự biên tập”. Bà chỉ “tự biên tập” khi sáng tạo ra các nhân vật, để những người trong cuộc không thể nói hoặc “đoán già đoán non” nhân vật này là ai trong thực tế. Không có ai như trong tiểu thuyết nhưng hình như ai đó cũng có một tý trong nhân vật. Điều quan trọng là tất cả đang xảy ra trước mắt mọi người, tất cả là sự thật. Hòn đảo một mình đã đánh một hồi chuông báo động về cơ chế quản lý, nó như là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Hơn hai mươi năm sau, khi tôi viết bài này, đất nước ta đã trải qua những cuộc đổi mới, cải cách động trời, nhưng cái “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” ấy hình như vẫn chưa được động đến. Cứ nhìn vào những vụ PMU18, đất đai Đồ Sơn… ta thấy rõ điều đó.
Chỉ tiếc một điều do tiểu thuyết kể một câu chuyện xảy ra ở một khu công nghiệp liên quan đến những là thép đúc, thép cán, sắt xốp, than mỡ, than gầy, lò chạy, lò treo, với nhiều thuật ngữ chuyên môn không thể tránh được. Nhưng điều đáng ghi nhận là các nhà văn như Lê Minh không quay lưng lại với cuộc sống. Văn học không quay lưng với cuộc sống. Tất cả đã dự báo. Chỉ có điều, có thể các nhà lãnh đạo ít quan tâm, hoặc còn coi văn chương như chỉ để trang điểm cho cuộc sống.
Mệnh hậu thiên Thuần Khảm, hai lần Nước sâu, hai lần hiểm, đã dẫn dắt Lê Minh đến với tập truyện dài Người thợ máy Tôn Đức Thắng (Nxb Thanh Niên – Hà Nội – 1981. Tái bản lần một – 1987. Lần hai – 2004 - 378 trang). Cuộc đời Bác Tôn chính là cuộc đời “thuần khảm”, hai lần Nước sâu, hai lần hiểm. Một lần làm lính thợ lênh đênh trên đại dương sang Pháp, kết thúc bằng cuộc kéo cờ phản chiến ở Hắc Hải. Một lần bị đầy ra Côn Đảo, mười lăm năm, “sóng nước muôn trùng”, kết thúc bằng cuộc lái chiếc canô vượt biển về với Cách mạng tháng Tám. Nhà văn “thuần Khảm” tìm đến nhân vật “thuần Khảm”, đó là sự dẫn dắt kỳ diệu của số mệnh. Ấy là tâm linh tôi mách bảo như thế. Còn trong thực tế thì sự dẫn dắt cũng đầy “màu sắc tâm linh”. Trước tiên, Lê Minh dám nhận viết cuốn sách này vì đó là ước vọng tha thiết cùa cha mình (nhà văn Nguyễn Công Hoan) nhưng chưa thực hiện được, và hai nhà văn khác “thuộc” quê hương Bác đều từ chối. Vậy những năm đi “tìm” Bác Tôn và thể hiện cuộc đời Bác trên sách, lúc nào Lê Minh cũng có cha đi cùng. Trong chuyến ca-nô vượt Côn Đảo về đất liền cuối tháng 9 năm 1945, cùng người lái Tôn Đức Thắng còn có nhiều bạn tù cách mạng. Nhưng gần về đến bờ tất cả đều say sóng nằm lịm trong khoang. Chỉ còn người lái đã quen sóng gió và một anh bạn tù trẻ nữa tên là Khuê còn tỉnh táo, phụ việc tát nước, chăm sóc anh em và những việc “anh Hai” cắt đặt. Sóng lớn cuốn mất cả địa bàn, chỉ còn nhận ra “màu nước biển đổi màu bã trầu” mà biết đã về đến Đất. Chính Khuê là người kéo lá cờ đỏ làm tín hiệu để trên bờ ra đón. Số phận đã dun dủi cho Nguyễn Tài Hồng gặp lại Lê Đức Khuê (hai người đã quen biết nhau từ ngày còn nhỏ), khi Khuê được điều ra Bắc nhận công tác. Lê Đức Khuê chính là Trần Diệp (bí danh) chồng của Lê Minh sau này. Trong các câu chuyện đời của hai người thỉnh thoảng lại có chuyện từ Côn Đảo về đất liền ngày ấy. Và chính kỷ niệm ấy đã dẫn Lê Minh đóng vai “người em gái” của một đồng chí trẻ năm xưa đã cùng về đất liền với Bác Tôn, người “không say sóng” đã phụ việc lái canô, và đã “kéo cờ chào đất liền”, hôm nay đến thăm Bác. Ngay trong cái bắt tay đầu tiên của Bác, Lê Minh đã nhận ra ngay đó là bàn tay “thô và chắc”. “Bàn tay chỉ có ở những người đã cầm kìm, búa, hoặc đã xiết những sợi chão kéo thuyền” (Sách trên, bản in năm 2004, tr. 367). Trong con mắt của Lê Minh, nhà lãnh đạo ở đỉnh cao quyền lực của Nhà nước vẫn nguyên vẹn là một người thợ. Và một quá trình đi tìm người thợ máy Tôn Đức Thắng bắt đầu từ cuộc đến thăm đó. Bác Tôn không bao giờ kể chuyện mình. Các con cháu không biết gì về cuộc đời Bác. Bác bảo: “Có gì mà kể”. Nhà văn chỉ còn cách “đi tìm” thôi. Tìm ở Lê Đức Khuê (Trần Diệp). Tìm ở các bạn lính biển, bạn tù, hoặc ở “con cháu” họ. Tìm trong kho tư liệu mật thám và kho tư liệu của các thư viện. Tìm ở ngay chính quê hương Tôn Đức Thắng (An Giang) và những nơi Bác đã đặt chân đến: Trường Bá nghệ, năm 1906 vốn có tên là Trường cơ khí Á châu tại Sài Gòn, Nhà máy sửa chữa tàu Ba Son, nhà số 5, đường Bác-bi-ê (nay là đường Nguyễn Trần Quán, quận 3, TP Hồ Chí Minh) nơi Tôn Đức Thắng bị vu oan hãm hại, bị bắt và bị đi đầy suốt mười lăm năm trời ở Côn Đảo. Cuộc về quê cù lao Ông Hổ của Tôn Đức Thắng (Long Xuyên - An Giang) cũng mang dấu ấn tâm linh, ngày nay người ta gọi là “có duyên may”.
Lê Minh không hề biết có chuyến Bác Tôn về thăm quê (1979). Nhưng nhà thơ Xuân Thủy trong ban Bí thư Trung ương Đảng, người tổ chức cuộc đi, bạn của gia đình, bỗng nẩy sáng kiến thu xếp Lê Minh cùng đi. Thế là “đùng một cái”, một cú điện thoại, Lê Minh chỉ còn biết thu xếp nhanh hành lý, cuốn sổ tay, vù ngay ra sân bay.
Tính chất “người thợ máy” mà Lê Minh tìm thấy ở Bác Tôn hòa lẫn vào tính chất hai hào dương ở quẻ Thuần Khảm. Hai hào dương sụp giữa bốn hào âm nên hiểm hãm từ đây mà ra. Nhưng hai hào dương ở đây đều ở giữa, đắc trung, đều có tính cương cường, trung thực, đúng như tính cách những người thợ máy ở ngoài đời. Từ góc nhìn Bát quái, ta thấy sáng lên một anh Hai Thắng (mê-ca-ni-xiêng – đám cai xếp thường gọi anh như thế) cương cường, trung thực, như hai hào dương ở giữa bốn hào âm của quẻ Khảm, qua muôn ngàn sóng gió bão táp, một anh Hai Thắng sống giữa thời lìa tan, thực hành sứ mạng cứu thời lìa tan, sau đó là một anh Hai Thắng đi giữa hai làn nước sâu, hai lần hiểm họa, mà hiểm họa sau ở ngay trên đất nước mình nguy nan gấp nhiều lần hiểm họa trước. Tuy nhiên hiểm họa trước trong vùng biển quốc tế lại rèn tập một Tôn Đức Thắng dày dạn, kiên trung, chuẩn bị cho cuộc vượt hiểm, thoát hiểm lần sau. Quẻ Thuần Khảm – theo Phan Bội Châu – còn gọi là Tập Khảm là như vậy. Chữ Tập có nghĩa là “hai lần”, là ‘trùng”, còn có nghĩa là “quen”, nhờ rèn tập mà quen. Theo tôi, tên quẻ có thể dịch ra tiếng Việt là Trùng trùng Khảm hiểm.
Nếu bạn đọc có điều kiện, hãy đối chiếu từng hào quẻ Tập Khảm với những sự kiện chủ yếu Lê Minh tả trong sách, sẽ có thêm một niềm vui đọc sách.
Hào 1: Quen hiểm, vào sâu chỗ hiểm, xấu. Toán Hà Lạc giải thêm: Không biết cách trừ hiểm nên không ra khỏi chỗ hiểm. Đây là sự kiện anh Hai Thắng bị vạ lây trong vụ Bác-bi-ê đến nỗi bị xử án hai mươi năm đầy đi Côn Đảo. Chi bộ quyết định thi hành kỷ luật xử tử một đồng chí vì tội quan hệ nam nữ bất chính. Lý do phải xử tử vì sợ người phạm kỷ luật do bất mãn mà làm lộ bí mật cách mạng, gây họa lớn. Hai Thắng không tán thành, nhưng án kỷ luật vẫn được thi hành. Cuối cùng do sai lầm đó mà cả Kỳ bộ bị Trung ương giải tán, thay ban chấp hành Kỳ bộ khác. Một năm sau vụ việc mới bị cảnh sát điều tra ra. (Năm trước, do một sự tình cờ, trẻ con đá bóng rơi vào trong vườn và thấy có xác chết. Cảnh sát theo rõi vụ này). Những người đã có liên quan với số nhà 5 Bác-bi-ê trong đó có anh Hai Thắng bị bắt xử án liên quan đến tội “giết người”. Án thường phạm. Vậy là quen hiểm, vào sâu chỗ hiểm.
Hào 2: Ở chỗ hiểm lại có hiểm, chỉ mong làm được việc nhỏ thôi. Toán Hà Lạc giải: Đang lúc gian nan, tìm cách thoát hiểm. Đây là sự kiện ở khám 9, banh 1, anh Hai Thắng phải nhốt chung với tù thường phạm gồm những tên hung dữ, với chế độ khổ sai hà khắc. Anh Hai rất muốn liên lạc với các đồng chí bên banh 2 dành cho các chính trị phạm và muốn có tổ chức liên kết đấu tranh cho quyền lợi người tù, nhưng chỉ gặp toàn những hiểm hãm, chỉ mong làm được những việc nhỏ và phải bắt đầu từ những việc nhỏ. Việc nhỏ như ngầm giúp một bạn tù cấm cố nhận được một chiếc là bàng non thay cho rau xanh. Như vận động bạn tù cùng rũ chiếu trước khi ra sân cho khỏi bụi mù mịt. Vận động nấu cháo ống bơ cho bạn tù ốm. Dần dần những bạn tù độc ác nhất cũng nhận ra một Anh Hai hiền hậu, không biết chửi thề, bảo ban được mọi người. Nhờ vậy mà biết được nhiều tin tức đồng chí, liên lạc được với các đồng chí trung kiên, tiến tới có tổ chức, có đấu tranh.
Hào 3: Tới lui đều hiểm, trước mặt sau lưng đều hiểm, không thoát được hiểm. Hào 6: Vô tài mà ở chỗ cực hiểm, tất nguy vong. Chẳng khác nào bị trói tay, lại bị đặt vào bụi gai, ba năm không ra được. Đây là hai hào dự báo về thời kỳ cực hiểm. Một là gặp hoàn cảnh cực gian nan, càng động cựa thì càng suy sụp. Hai là đã cực hiểm lại vô tài, càng không biết cách thoát hiểm. Người tỉnh táo biết rằng gặp hoàn cảnh này nên dằn lòng chịu đựng, chờ thời cơ đến. Hai là phải rèn tập để có tài, thật sự có tài thì mới thoát hiểm được. Lê Minh đã dành nhiều trang, kể nhiều chuyện những người tù cộng sản và tù trí thức tìm cách thoát hiểm, đóng bè, chọn cơ hội, vượt đảo ra khơi về đất liền. Nhưng khi chưa có thời cơ, lại chưa đủ tài, hầu hết đều thất bại, bỏ mình ngoài biển, có người về đến đất liền còn bị bắt trở lại và ra đảo. Nhiều cảnh rất thương tâm, nhiều người rất đáng quý, đáng phục, nhưng biết làm sao đây. Cũng đã có cuộc tổ chức đi trốn (tháng 4 năm 1935), tất cả đều đi thoát, riêng Anh Hai bị bắt trên đường ra chỗ hẹn. Tất cả những nguy khốn đó đã rèn luyện Anh Hai có bản lĩnh và dày dạn về kinh nghiệm.
Hào 4: Dâng một chén rượu, một bát thức ăn, một vò nhỏ, đưa lời giao ước qua cửa sổ, cuối cùng không lỗi. Ý nói trong cảnh hiểm thời hiểm, cần biết lựa thời cơ, khi cần thì cũng phải biết đi đường vòng, đường tắt “đưa lời giao ước qua cửa sổ”, dùng lễ vật “một chén rượu, một vò nhỏ” cốt tỏ cái lòng thành, để tác động vào đối phương, làm lợi cho mình trong cơn nguy khốn, những việc ấy “cuối cùng không lỗi”. Anh Hai Thắng lúc mới ra đảo không thèm cúi đầu khi đi qua tên chúa đảo và cai, xếp. Nhưng sau này anh đã nhận sự giúp đỡ của một viên thày thuốc, giả vờ đau bụng, để được “mổ ruột thừa” và “nằm bất động” tránh được cái hiểm nạn bị đưa xuống tàu đem đi đầy ở một đảo khác xa đất nước. Anh phải làm “cặp rằng” (người tù đứng đầu) ở hầm xay lúa nơi nhốt toàn tù khổ sai đầu gấu nhất, phải lao động khổ ải nhất với những chiếc “cối xay lúa” to, nặng, trong mịt mù bụi cám và thiếu không khí thở. Ngày nào ở đây cũng xảy ra ẩu đả, chém giết lẫn nhau. Bọn cầm quyền đã lần ra được lý lịch thật của Tôn Đức Thắng, đưa Anh vào đây cốt để bọn đầu gấu khử hộ. Nhưng Anh Hai đã biến “dữ” thành “lành”. Anh thuyết phục anh em, tổ chức lại lao động, dạy họ học chữ, dạy họ biết đùm bọc nhau… từ đó đấu tranh với chúa đảo đòi quyền lợi. Anh cũng đã nhận làm thợ chữa ca-nô cho tên chúa đảo, để có điều kiện thông tin, liên lạc với đồng chí mình. Đó chính là “đưa lời giao ước qua cửa sổ”, “một chén rượu, một vò nhỏ” “cuối cùng không lỗi”.
Hào 5: Nước đầy rồi, lặng rồi, ra khỏi hiểm, không lỗi. Đến đây, nước sâu hiểm đã đầy lên rồi, sắp qua hiểm rồi, đã đến thời cơ thoát hiểm, người quân tử dắt dân ra khỏi hiểm lúc này không lỗi. Côn Đảo những năm này có hai thời cơ. Một là vào năm 1936, khi Mặt trận Bình dân bên Pháp lên cầm quyền có chủ trương ân xá tù chính trị bên Đông Dương, có đến hai lần thả tù ngoài Côn Đảo, nhưng anh Hai Thắng đều không có trong danh sách. Anh vui lòng chờ, động viên các đồng chí ra khỏi tù đầy và lãnh đạo các cuộc đấu tranh quyết liệt đòi tổng ân xá. Hai là vào tháng 9 năm 1945, Cách mạng tháng 8 thành công, bọn Nhật chiếm đảo vẫn bịt kín tin tức nhưng dần dần cũng hé lộ, Đảo ủy quyết định phát động đấu tranh bảo vệ người tù, cử anh Hai Thắng lo việc sửa chữa chiếc xuồng máy cho tốt, tổ chức thành đội ngũ sẵn sàng cùng nhau đối phó với mọi tình huống biến động chính trị, quân sự để về với cách mạng. Cuối cùng con tàu và một đoàn ghe của ta ra đón anh em tù cũng đã cặp bến. Riêng Hai Thắng được lái ca-nô chở một đoàn tù về đất, trong đó có Khuê, sau này là người chồng của tác giả Người thợ máy Tôn Đức Thắng. Cuộc thoát hiểm còn đầy nguy nan, có lúc trên ca-nô hầu hết mọi người say sóng nằm lịm, chỉ còn Anh Hai và Khuê là tỉnh táo.
Hào 5 dương quẻ Thuần Khảm ở cương vị chí tôn, cương trung, chí thành, chí thực, hào này còn đi mãi với Bác Tôn khi ở cương vị Chủ tịch nước. Vẫn là một người thợ máy, trong nhà “có đủ một bộ đồ mộc và đồ nguội, tự tay mua trong chuyến đi công tác đầu tiên ra nước ngoài”.
Với mệnh Gió Mây Tan và Trùng trùng Khảm hiểm, số phận đã đưa đến với Lê Minh môt nhân vật có đầy đủ những chất liệu thể hiện một thời cứu sự chia lìa và vượt hiểm, nhân vật ấy là người thợ máy Tôn Đức Thắng.
Phụ lục: Cấu trúc Hà Lạc của nhà văn Lê Minh.
Sinh ngày 17 – 9 - Mậu Thìn, giờ Tị. (29-10-1928). Dương Nữ. Mát mẻ. (Tiết lệnh tháng 9): 08-10-1928. Giữa thu: 23-9-1928 (Hóa công Đoài).
Mệnh: Mộc (rừng xanh). Trung nguyên. Sinh giờ khí dương.
Can Chi: Năm Mậu Thìn, Tháng Nhâm Tuất, Ngày Nhâm Dần, Giờ Ất Tị.
Mã số Can Chi: 1, 5-10; 6, 5-10; 6, 3-8; 2, 2-7.
Số âm: 44. Số dương: 21.
Hóa công: (Đoài) Không.
Thiên Nguyên khí: Khảm ở Tiên thiên, Hậu thiên.
Địa Nguyên Khí: Tốn ở Tiên thiên. Mệnh hợp cách mức trung bình.
Dấu *: Hào nguyên đường chỉ chủ mệnh.
Quẻ hỗ nhân quả: Đổi dấu hào 6.
Nguồn trieuxuan.info
“Quê hương, nơi con người được tiếp nhận đầu tiên những kiến thức của nhân loại… Ngày ngày tôi lặng lẽ ngắm nhìn Bác, “đọc” những tâm tư tình cảm của Bác, “tìm” những câu giải đáp về cuộc đời Bác” (tr. 364).Trong cuộc “đi tìm” này có hai chi tiết thú vị. Lê Minh không đi tìm những gì làm nên một vị chủ tịch nước sau Hồ Chủ tịch, mà đi tìm “người thợ máy” Tôn Đức Thắng. Vì sao thế? Đó là do một câu nói của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1926, Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) tổ chức một khóa huấn luyện của Thanh niên Cách mạng đồng chí hội tại Quảng Châu, đưa người về nước hoạt động. Cuối lớp học, đồng chí Lý Thụy hỏi: “Không có người Nam Kỳ đi học đợt này, vậy ai tình nguyện về Nam Kỳ gây cơ sở?” Có hai người là Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn Lợi xin đi. Lý Thụy gặp riêng hai người, căn dặn: “Về Sài Gòn, các đồng chí cố tìm được anh thợ máy Tôn Đức Thắng” (tr. 111). Câu nói ấy, hôm nay, bỗng trở thành mệnh lệnh của Bác Hồ đối với nhà văn Lê Minh:
“Tôi vâng lệnh Bác Hồ năm xưa, trong nhiều năm liền, đi “tìm” bằng được “anh thợ máy”… “nắm bắt “hồn” các nhân vật lịch sử” (tr. 378).
“Dường như hồn thiêng đất nước đã ban cho dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX hai con người không hề biết nhau, mà cùng chí khí, cùng con đường. Họ cùng đến đất Pháp, cùng biết đến tên nhau và cho đến Hội nghị Phông-ten-nơ-blô (1946) họ mới được cầm tay nhau và cùng trở lại nước Pháp ở những cương vị mới” (tr. 377).Chi tiết thứ ba còn thú vị hơn. Bây giờ bạn đọc, trong đó có tôi, mới té ra đến tận hôm nay (2006), Lê Minh vẫn chưa từng ra Côn Đảo. Vậy mà trong suốt 207 trang sách (134-341) Lê Minh tả biển, tả Côn Đảo “thật” đến nỗi bạn đọc nhận xét:
“Cứ tưởng người viết là một anh đã ở tù Côn Đảo nên mới tả được như thế. Chúng mình đọc thấy hiển hiện lên tất cả” (tr. 364).(Bạn đọc ấy đọc tên tác giả Lê Minh cứ tưởng là đàn ông, nên mới “tưởng là một anh”). Tôi thì hiểu rằng chính cái mệnh Thuần Khảm, hai lần nước sâu, hai lần hiểm hãm đã tạo ra cho tác giả một miền nhậy cảm trong tâm trí, chỉ qua các câu chuyện và tiếp xúc tài liệu gián tiếp mà tưởng tượng ra một Côn Đảo “như hiển hiện lên tất cả” trước mắt bạn đọc. Nói cách khác Lê Minh đã viết chuyện Côn Đảo bằng trực giác.
Tính chất “người thợ máy” mà Lê Minh tìm thấy ở Bác Tôn hòa lẫn vào tính chất hai hào dương ở quẻ Thuần Khảm. Hai hào dương sụp giữa bốn hào âm nên hiểm hãm từ đây mà ra. Nhưng hai hào dương ở đây đều ở giữa, đắc trung, đều có tính cương cường, trung thực, đúng như tính cách những người thợ máy ở ngoài đời. Từ góc nhìn Bát quái, ta thấy sáng lên một anh Hai Thắng (mê-ca-ni-xiêng – đám cai xếp thường gọi anh như thế) cương cường, trung thực, như hai hào dương ở giữa bốn hào âm của quẻ Khảm, qua muôn ngàn sóng gió bão táp, một anh Hai Thắng sống giữa thời lìa tan, thực hành sứ mạng cứu thời lìa tan, sau đó là một anh Hai Thắng đi giữa hai làn nước sâu, hai lần hiểm họa, mà hiểm họa sau ở ngay trên đất nước mình nguy nan gấp nhiều lần hiểm họa trước. Tuy nhiên hiểm họa trước trong vùng biển quốc tế lại rèn tập một Tôn Đức Thắng dày dạn, kiên trung, chuẩn bị cho cuộc vượt hiểm, thoát hiểm lần sau. Quẻ Thuần Khảm – theo Phan Bội Châu – còn gọi là Tập Khảm là như vậy. Chữ Tập có nghĩa là “hai lần”, là ‘trùng”, còn có nghĩa là “quen”, nhờ rèn tập mà quen. Theo tôi, tên quẻ có thể dịch ra tiếng Việt là Trùng trùng Khảm hiểm.
Nếu bạn đọc có điều kiện, hãy đối chiếu từng hào quẻ Tập Khảm với những sự kiện chủ yếu Lê Minh tả trong sách, sẽ có thêm một niềm vui đọc sách.
Hào 1: Quen hiểm, vào sâu chỗ hiểm, xấu. Toán Hà Lạc giải thêm: Không biết cách trừ hiểm nên không ra khỏi chỗ hiểm. Đây là sự kiện anh Hai Thắng bị vạ lây trong vụ Bác-bi-ê đến nỗi bị xử án hai mươi năm đầy đi Côn Đảo. Chi bộ quyết định thi hành kỷ luật xử tử một đồng chí vì tội quan hệ nam nữ bất chính. Lý do phải xử tử vì sợ người phạm kỷ luật do bất mãn mà làm lộ bí mật cách mạng, gây họa lớn. Hai Thắng không tán thành, nhưng án kỷ luật vẫn được thi hành. Cuối cùng do sai lầm đó mà cả Kỳ bộ bị Trung ương giải tán, thay ban chấp hành Kỳ bộ khác. Một năm sau vụ việc mới bị cảnh sát điều tra ra. (Năm trước, do một sự tình cờ, trẻ con đá bóng rơi vào trong vườn và thấy có xác chết. Cảnh sát theo rõi vụ này). Những người đã có liên quan với số nhà 5 Bác-bi-ê trong đó có anh Hai Thắng bị bắt xử án liên quan đến tội “giết người”. Án thường phạm. Vậy là quen hiểm, vào sâu chỗ hiểm.
Hào 2: Ở chỗ hiểm lại có hiểm, chỉ mong làm được việc nhỏ thôi. Toán Hà Lạc giải: Đang lúc gian nan, tìm cách thoát hiểm. Đây là sự kiện ở khám 9, banh 1, anh Hai Thắng phải nhốt chung với tù thường phạm gồm những tên hung dữ, với chế độ khổ sai hà khắc. Anh Hai rất muốn liên lạc với các đồng chí bên banh 2 dành cho các chính trị phạm và muốn có tổ chức liên kết đấu tranh cho quyền lợi người tù, nhưng chỉ gặp toàn những hiểm hãm, chỉ mong làm được những việc nhỏ và phải bắt đầu từ những việc nhỏ. Việc nhỏ như ngầm giúp một bạn tù cấm cố nhận được một chiếc là bàng non thay cho rau xanh. Như vận động bạn tù cùng rũ chiếu trước khi ra sân cho khỏi bụi mù mịt. Vận động nấu cháo ống bơ cho bạn tù ốm. Dần dần những bạn tù độc ác nhất cũng nhận ra một Anh Hai hiền hậu, không biết chửi thề, bảo ban được mọi người. Nhờ vậy mà biết được nhiều tin tức đồng chí, liên lạc được với các đồng chí trung kiên, tiến tới có tổ chức, có đấu tranh.
Hào 3: Tới lui đều hiểm, trước mặt sau lưng đều hiểm, không thoát được hiểm. Hào 6: Vô tài mà ở chỗ cực hiểm, tất nguy vong. Chẳng khác nào bị trói tay, lại bị đặt vào bụi gai, ba năm không ra được. Đây là hai hào dự báo về thời kỳ cực hiểm. Một là gặp hoàn cảnh cực gian nan, càng động cựa thì càng suy sụp. Hai là đã cực hiểm lại vô tài, càng không biết cách thoát hiểm. Người tỉnh táo biết rằng gặp hoàn cảnh này nên dằn lòng chịu đựng, chờ thời cơ đến. Hai là phải rèn tập để có tài, thật sự có tài thì mới thoát hiểm được. Lê Minh đã dành nhiều trang, kể nhiều chuyện những người tù cộng sản và tù trí thức tìm cách thoát hiểm, đóng bè, chọn cơ hội, vượt đảo ra khơi về đất liền. Nhưng khi chưa có thời cơ, lại chưa đủ tài, hầu hết đều thất bại, bỏ mình ngoài biển, có người về đến đất liền còn bị bắt trở lại và ra đảo. Nhiều cảnh rất thương tâm, nhiều người rất đáng quý, đáng phục, nhưng biết làm sao đây. Cũng đã có cuộc tổ chức đi trốn (tháng 4 năm 1935), tất cả đều đi thoát, riêng Anh Hai bị bắt trên đường ra chỗ hẹn. Tất cả những nguy khốn đó đã rèn luyện Anh Hai có bản lĩnh và dày dạn về kinh nghiệm.
Hào 4: Dâng một chén rượu, một bát thức ăn, một vò nhỏ, đưa lời giao ước qua cửa sổ, cuối cùng không lỗi. Ý nói trong cảnh hiểm thời hiểm, cần biết lựa thời cơ, khi cần thì cũng phải biết đi đường vòng, đường tắt “đưa lời giao ước qua cửa sổ”, dùng lễ vật “một chén rượu, một vò nhỏ” cốt tỏ cái lòng thành, để tác động vào đối phương, làm lợi cho mình trong cơn nguy khốn, những việc ấy “cuối cùng không lỗi”. Anh Hai Thắng lúc mới ra đảo không thèm cúi đầu khi đi qua tên chúa đảo và cai, xếp. Nhưng sau này anh đã nhận sự giúp đỡ của một viên thày thuốc, giả vờ đau bụng, để được “mổ ruột thừa” và “nằm bất động” tránh được cái hiểm nạn bị đưa xuống tàu đem đi đầy ở một đảo khác xa đất nước. Anh phải làm “cặp rằng” (người tù đứng đầu) ở hầm xay lúa nơi nhốt toàn tù khổ sai đầu gấu nhất, phải lao động khổ ải nhất với những chiếc “cối xay lúa” to, nặng, trong mịt mù bụi cám và thiếu không khí thở. Ngày nào ở đây cũng xảy ra ẩu đả, chém giết lẫn nhau. Bọn cầm quyền đã lần ra được lý lịch thật của Tôn Đức Thắng, đưa Anh vào đây cốt để bọn đầu gấu khử hộ. Nhưng Anh Hai đã biến “dữ” thành “lành”. Anh thuyết phục anh em, tổ chức lại lao động, dạy họ học chữ, dạy họ biết đùm bọc nhau… từ đó đấu tranh với chúa đảo đòi quyền lợi. Anh cũng đã nhận làm thợ chữa ca-nô cho tên chúa đảo, để có điều kiện thông tin, liên lạc với đồng chí mình. Đó chính là “đưa lời giao ước qua cửa sổ”, “một chén rượu, một vò nhỏ” “cuối cùng không lỗi”.
Hào 5: Nước đầy rồi, lặng rồi, ra khỏi hiểm, không lỗi. Đến đây, nước sâu hiểm đã đầy lên rồi, sắp qua hiểm rồi, đã đến thời cơ thoát hiểm, người quân tử dắt dân ra khỏi hiểm lúc này không lỗi. Côn Đảo những năm này có hai thời cơ. Một là vào năm 1936, khi Mặt trận Bình dân bên Pháp lên cầm quyền có chủ trương ân xá tù chính trị bên Đông Dương, có đến hai lần thả tù ngoài Côn Đảo, nhưng anh Hai Thắng đều không có trong danh sách. Anh vui lòng chờ, động viên các đồng chí ra khỏi tù đầy và lãnh đạo các cuộc đấu tranh quyết liệt đòi tổng ân xá. Hai là vào tháng 9 năm 1945, Cách mạng tháng 8 thành công, bọn Nhật chiếm đảo vẫn bịt kín tin tức nhưng dần dần cũng hé lộ, Đảo ủy quyết định phát động đấu tranh bảo vệ người tù, cử anh Hai Thắng lo việc sửa chữa chiếc xuồng máy cho tốt, tổ chức thành đội ngũ sẵn sàng cùng nhau đối phó với mọi tình huống biến động chính trị, quân sự để về với cách mạng. Cuối cùng con tàu và một đoàn ghe của ta ra đón anh em tù cũng đã cặp bến. Riêng Hai Thắng được lái ca-nô chở một đoàn tù về đất, trong đó có Khuê, sau này là người chồng của tác giả Người thợ máy Tôn Đức Thắng. Cuộc thoát hiểm còn đầy nguy nan, có lúc trên ca-nô hầu hết mọi người say sóng nằm lịm, chỉ còn Anh Hai và Khuê là tỉnh táo.
Hào 5 dương quẻ Thuần Khảm ở cương vị chí tôn, cương trung, chí thành, chí thực, hào này còn đi mãi với Bác Tôn khi ở cương vị Chủ tịch nước. Vẫn là một người thợ máy, trong nhà “có đủ một bộ đồ mộc và đồ nguội, tự tay mua trong chuyến đi công tác đầu tiên ra nước ngoài”.
“Chị Liễu phục vụ trong cơ quan khoe với tôi: Ông hàn vẫn khéo tay lắm. Cái chậu này lẽ ra đã vứt lâu rồi”. Ông bày cho các cháu: “Cầm cưa thế nào? Đặt một vật cần giũa lên ê-tô thế nào? Tay cầm giũa, cách đưa giũa…” “Từ bảy mươi tuổi, Bác Tôn đã tự biết sức mình, bác thu xếp trước việc gia đình, Bác bảo hai người con gái kiếm nhà ra ngoài phố ở: “Để sau khi ba mất, nhà nước có thể sử dụng ngay ngôi nhà này” (các trang 355-361).
Với mệnh Gió Mây Tan và Trùng trùng Khảm hiểm, số phận đã đưa đến với Lê Minh môt nhân vật có đầy đủ những chất liệu thể hiện một thời cứu sự chia lìa và vượt hiểm, nhân vật ấy là người thợ máy Tôn Đức Thắng.
Tháng 10-2006
Phụ lục: Cấu trúc Hà Lạc của nhà văn Lê Minh.
Sinh ngày 17 – 9 - Mậu Thìn, giờ Tị. (29-10-1928). Dương Nữ. Mát mẻ. (Tiết lệnh tháng 9): 08-10-1928. Giữa thu: 23-9-1928 (Hóa công Đoài).
Mệnh: Mộc (rừng xanh). Trung nguyên. Sinh giờ khí dương.
Can Chi: Năm Mậu Thìn, Tháng Nhâm Tuất, Ngày Nhâm Dần, Giờ Ất Tị.
Mã số Can Chi: 1, 5-10; 6, 5-10; 6, 3-8; 2, 2-7.
Số âm: 44. Số dương: 21.
Tiên thiên Tiền vận | Đại vận (Năm) | Hỗ Tiên thiên | Hậu thiên Hậu vận | Đại vận (Năm) | Hỗ Hậu thiên | Hỗ Nhân Quả |
1* 1 0 0 1 0 | 28 – 36 64 - 72 58 - 63 52 - 57 43 - 51 37 – 42 | 1 0 0 0 0 1 | 0 1 0 0* 1 0 | 94 - 99 85 - 93 79 - 84 73 - 78 06 - 14 00 – 05 | 1 0 0 0 0 1 | 0 1 1 1 1 1 |
Phong Thủy Hoán | Sơn Lôi Di | Thuần Khảm | Sơn Lôi Di | Trạch Thiên Quải |
Hóa công: (Đoài) Không.
Thiên Nguyên khí: Khảm ở Tiên thiên, Hậu thiên.
Địa Nguyên Khí: Tốn ở Tiên thiên. Mệnh hợp cách mức trung bình.
Dấu *: Hào nguyên đường chỉ chủ mệnh.
Quẻ hỗ nhân quả: Đổi dấu hào 6.
Nguồn trieuxuan.info
❧ ❀ ❧
TOP
0 nhận xét:
Post a Comment