A. Theo Quyết định số 254 ngày 12/10/1977 của Ban Bí thư:
“Đình chỉ công tác đối với đồng chí Nguyễn Tài, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, để kiểm điểm những vấn đề chưa rõ trong thời gian bị địch bắt giam giữ”.
Sau khi bị đột ngột đình chỉ công tác, tôi đã nhiều lần có thư yêu cầu Tiểu ban BVĐ cho biết những vấn đề gì
“gọi là chưa rõ” cho tôi trả lời thẳng vào đó, để mau chóng kết thúc công việc.
Tuy thế, ngoài việc chỉ yêu cầu tôi viết lại “
Bản kiểm điểm về toàn bộ thời gian bị địch bắt giam giữ” (mà tôi đã hoàn thành ngày 9/11/1977), thì do tôi nhiều lần thúc giục - mãi đến ngày 12/12/1977 - Tiểu ban BVĐ mới có công văn 149/BVĐ nêu 6 vấn đề gọi là chưa rõ của tôi, trong đó có 2 đoạn nêu việc như sau:
-
“Chúng tôi cũng đã nghiên cứu các hồ sơ của đồng chí trong thời gian địch giam giữ mà ta đã lấy được sau ngày giải phóng Sài Gòn (các hồ sơ này, đồng chí đã tập hợp lại và có xem lúc còn ở Sài Gòn sau ngày giải phóng)” với ngụ ý là tôi đã được biết các hồ sơ có hại cho tôi và có thể tôi đã thủ tiêu chúng.
-
“Ngoài ra còn một việc quan trọng đặc biệt khác nữa mà không thể không lưu ý được. Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về việc này, vậy xin báo thật với đồng chí là ta có phát hiện được bản tài liệu mật trong chiếc va ly của một người nước ngoài trong dịp sang Việt Nam, bản tài liệu ấy có liên quan đến đồng chí mà bọn CIA Mỹ đã toan tính trong thời gian chúng giam giữ đồng chí.
Rất mong đồng chí bình tĩnh khi được biết việc này. Đặt lợi ích của Đảng, của giai cấp lên trên sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả.
Mong đồng chí đủ nghị lực để chiến thắng”. Với ngụ ý nghi tôi đã nhận việc của CIA và kêu gọi tôi tự thú.
B. Phải thừa nhận, như kết luận 570 ngày 23/12/1988 của Ban Bí thư khoá VI rằng:
Việc bản Anh văn (nói là lấy trong va ly người nước ngoài đến Việt Nam)
đã là gốc đặt vấn đề chính trị đối với tôi từ 1976, và đình chỉ công tác tôi từ 28/10/1977 để thẩm tra.
Về việc này,
Bộ Nội vụ đã có văn bản số 14/BC-BCS (D3) ngày 5/1/1981
kết luận, rằng “bản Anh văn đó là của Cục D3 Bộ Nội vụ; nói rằng của người nước ngoài là không đúng”. Vậy đến nay, tôi đã có điều kiện để kể lại diễn biến của vụ này một cách đỡ bí hiểm; như nó đã từng diễn ra từ năm từ 1976 đến 1981.
B1. Ban đầu nó chỉ là một việc làm rất đơn giản và bình thường trong cơ quan CA:
1. Tháng 6/1976, trong dịp tôi vào Sài Gòn họp hội nghị về tin học của Ngành, cán bộ Cục D3 ở Sài Gòn đã cho tôi làm kỷ niệm một bản photocopy tài liệu tìm được trong hồ sơ thu được của địch: phúc trình của ban U Phủ Đặc ủy TƯ tình báo Ngụy, nội dung nói về cuộc hỏi cung thất bại của tên Mỹ Paul Peter đối với tôi hồi tháng 4 và 5/1972. (Sau khi đã trao cho Thành ủy Sài Gòn một bản photocopy của tài liệu đó để gửi Tổ chức Đảng lưu hồ sơ về tôi; và vì bản này tôi nhận được ở Sài Gòn, nên khi trở về Hà Nội tôi đã gửi đến anh Hoàn một bản photocopy “để báo cáo”)
2.
Về bài Anh văn:
a)
Bản này của Cục D3 Bộ Nội vụ, họ có từ bao giờ tôi không rõ. Sau khi tôi đã làm việc với chức vụ Thứ trưởng Bộ Nội vụ đầu năm 1976, thì một lần - khoảng tháng 3/1976 - một cán bộ của Cục D3 chuyển đến cho tôi xem, xong tôi đã trả lại Cục đó để lui. Nó chỉ có 1 trang bằng chữ Anh đầu đề là “Future handling of senior NVN and VC cadre” (
tạm dịch là: Cách đối đãi (hay cách giải quyết) trong tương lai với cán bộ cao cấp Bắc Việt và Việt Cộng).
b) Nhân gặp đồng chí Mười Hương tháng 6/1976 để trao bản photocopy phúc trình của ban U nói trên, tôi đã kể chuyện có bản Anh văn này. Thì đồng chí Mười Hương yêu cầu tôi gửi cho Thành ủy Sài Gòn một bản.
Khi trở về Hà Nội, giữa tháng 7/1976 tôi yêu cầu Cục D3 làm giúp photocopy bản Anh văn: một bản tôi lưu làm kỷ niệm; một bản tôi gửi cho anh Mười Hương, Thường trực Thành ủy Sài Gòn để chuyển đến Ban Tổ chức Đảng. Ở mặt sau của bản photocopy gửi Thành ủy, tự tay tôi có viết một số nhận xét đánh giá tài liệu đó. Tôi không gửi đến anh Hoàn nữa; vì coi là Cục D3 đã có trách nhiệm báo cáo rồi).
B2. Sự rắc rối bắt đầu từ chỗ:
Cùng khoảng thời gian giữa 6/1976, Cục E4 Bộ Nội vụ đưa một số tài liệu trinh sát đến Cục G3 để chụp ảnh.
Không rõ vì sao Cục E4 lại nhận được của Cục G3 trả lại - trong cùng tập ảnh chụp tài liệu trinh sát của Cục E4 - 1 tấm ảnh chụp bản Anh văn (giống hệt bản mà tôi đã chỉ yêu cầu photocopy).
Anh Lê Tẩu - cán bộ của Cục E4 - thấy bản Anh văn có tên tôi, bèn dịch ra tiếng Việt và dịch sai nghĩa từ handling là “sử dụng”. Liền đem báo cáo anh Lê Quốc Thân; tiếp đó anh Thân cũng mang ngay đi báo cáo anh Lê Đức Thọ. Anh Lê Tẩu hồi đó có khoe với một số cán bộ khác cùng trong Cục E4 rằng “phen này mình được công to”.
Từ đó, đã dẫn đến việc tôi bị gạch tên trong danh sách của TƯ giới thiệu về Hải Hưng (quê tôi) ứng cử đại biểu Đại hội IV hồi cuối 1976.
Và đến 10/1977 thì nó trở thành căn cứ gốc nghi vấn tôi là CIA, dẫn đến việc cấp tốc đình chỉ công tác tôi để thẩm tra.
C. Cuộc đấu tranh làm rõ sự thật về chuyện bản Anh văn đã phải trải qua gần 5 năm, và qua những bước đi như sau:
Nay xin chép lại theo tuần tự thời gian những dòng nhật ký của tôi qua các giai đoạn để có thể đối chiếu và thấy
sự khác biệt về quan điểm và phương pháp tư duy (và cả trình độ nghề nghiệp)
giữa tôi và của các đồng chí có trách nhiệm Bảo vệ Đảng hồi đó (các anh Lê Đức Thọ và Hai Văn)
và những người khác trong cuộc.
Sự khác biệt này đã là trở ngại chính làm cho cuộc thẩm tra bị kéo dài (không đáng có), làm chậm việc kết luận đúng đắn, để kết thúc thẩm tra
(lẽ ra có thể rất sớm).
C1. Với cách chất vấn theo kiểu “đánh đố” như ở công văn 149/BVĐ; tình cờ tôi đề cập đúng đến bản Anh văn:
1. Ngày 13/12/1977, khi gặp đồng chí Thành Vụ Bảo vệ Đảng (sau sẽ viết tắt là BVĐ), để nhận công văn 149/BVĐ, tôi đọc một lượt để biết sơ qua nội dung; và ngay lúc đó tôi đã có nhận xét sơ bộ bằng công văn 149/BVĐ dựa vào căn cứ không đúng sự thật, chẳng hạn vấn đề nói:
“Tôi tự tập hợp hồ sơ của tôi”.
Và với thái độ ngay thẳng, để trả lời rằng tôi không hề tự tập hợp hồ sơ về tôi; tôi đề cập đến việc đã được đọc bản phúc trình của ban U và bản tài liệu chữ Anh này - và lưu ý đồng chí Thành về từ
“handling of” trong bản tài liệu chữ Anh; theo tôi biết thì từ đó trong Anh ngữ có 2 nghĩa, với
“đồ vật” thì là
“sử dụng”, với con người thì là
“cách đối đãi”, nếu dịch là
“cách sử dụng người” thì sẽ sai hẳn nghĩa.
Ngay khi đó (12/1977) với nhận thức thông thường về chứng cứ dùng để buộc tội bất cứ ai, tôi đã
chính thức yêu cầu cho giám định pháp lý việc này trước khi dùng nó để đặt vấn đề chính trị đối với tôi.
(Sau này khi mọi việc đã sáng tỏ, anh thành kể:
“Hôm đó khi nghe Anh (là tôi, Tài) tình cờ đề cập bản Anh văn, tôi (anh Thành) thấy “như lửa đốt trong người”,
vì đúng là Tiểu ban BVĐ dùng tài liệu này làm căn cứ gốc nghi vấn Anh về chính trị và đề nghị đình chỉ công tác Anh. Nên liền báo cáo ngay cho anh Lê Đức Thọ và phải bay ngay vào Sài Gòn để xác minh ở Thành ủy Sài Gòn; kết quả thấy có đúng như Anh trình bày”).
Tuy nhiên sự kiện bản Anh văn này đã không bao giờ được kiểm tra giám định pháp lý một cách nghiêm túc (cho đến ngày vụ việc được phơi ra ánh sáng); mà còn bị Tiểu ban BVĐ coi là một vấn đề hiện nay ta không có điều kiện làm rõ; đến nỗi trong kết luận số 908 ngày 18/8/1979 của Ban Bí thư - khi chấm dứt đình chỉ công tác tôi - vãn phải treo lại, coi như một vấn đề chưa rõ của tôi - để tiếp tục thẩm tra lâu dài.
2. Tôi cũng đã trình bầy sự thật mà tôi biết về bản Anh văn như trên: trong bản Báo cáo đề ngày 15/12/1977:
Trả lời công văn 149 ngày 12/12/1977 của Tiểu ban BVĐ, và trong Thư số 02/VT/D77 đề ngày 11/1/1978: gửi Tiểu ban BVĐ, đồng gửi: Ban Bí thư, Đồng chí Lê Đức Thọ, Đồng chí Trần Quốc Hoàn. Lưu: BCSĐ/BNV.
- Tôi hy vọng là
đến buổi làm việc đầu tiên để Tiểu ban BVĐ trực tiếp chất vấn tôi, thì đã có kết quả cụ thể của việc kiểm tra phương pháp công tác mà đã dẫn đến sự kiện, cũng như
đã có biên bản giám định pháp lý đối với sự kiện này. Bởi vì những việc đó có thể giúp ích để đánh giá ngay từ bước đầu bản chất của sự kiện.
C2. Việc tìm được bản Anh văn của tôi gửi Thành ủy Sài Gòn đã chứng tỏ sự minh bạch của tôi.
Anh Thành nói đã tìm thấy được tờ photocopy bản Anh văn do tôi gửi đến Thường vụ Thành ủy Sài Gòn. Căn cứ vào những chú thích do tôi viết tay ở mặt sau của bản đó - mà kích thước bằng tờ pơluya - anh Thành nói
“đã xác định được xuất xứ của bản phoytocopy này là của Cục D3 và trường hợp nó được gửi đến Thường vụ Thành ủy Sài Gòn đúng như tôi đã báo cáo trong văn bản 11/1/1978 của tôi”.
C3. Đã mau chóng được thừa nhận rằng hồi 1976 có việc dịch sai nghĩa nội dung bản Anh văn.
Khi gặp lại tôi để làm việc, anh Thành cho biết: Sau khi tìm được bản Anh văn ở Thành ủy Sài Gòn,
đã cho người thạo tiếng Anh dịch lại đúng nghĩa là “giải quyết số cán bộ” mà trước đây có bị địch nhầm là “sử dụng”.
Tuy thế, trong Tiểu ban BVĐ có người bám lấy ý kiến: Vì nó được lấy trong số tài liệu của một gián điệp người nước ngoài nên vẫn coi đó là việcchưa rõ của tôi
(không biết phân biệt yếu tố buộc tội và yếu tố ngoại phạm). Làm cho cuộc đấu tranh nội bộ đi đến làm rõ xuất xứ bản Anh văn đã phải kéo dài 5 năm, trước khi được phơi ra ánh sáng; trải qua nhiều giai đoạn quanh co, có lúc như bí hiểm.
C4. Ý kiến của anh Lê Đức Thọ về vụ bản Anh văn:
Trích bút ký cuộc gặp anh Lê Đức Thọ sáng 14/4/1978:
… “Chưa kết luận. Có nhiều vấn đề cần suy nghĩ và phải có nhiều thời gian mới kết luận được”
(sự thật đã cho thấy: khi tổ chức có trách nhiệm đã không tiến hành xác minh trúng cách, mà chỉ đợi thời gian giúp trả lời, thì chẳng bao giờ có được kết luận được chính xác cả).
… Vấn đề thứ sáu là chuyện bản tài liệu trong va ly đoàn nước ngoài.
Anh Lê Đức Thọ cho biết: ta lấy được cùng nhiều tài liệu quan trọng khác, danh sách 4 người trong đó có tên tôi, do anh Trần Quốc Hoàn trực tiếp đưa cho anh
(có lẽ đồng ý việc đó có thật - nhưng sau này khi việc đã lộ rõ, thì là anh Lê Quốc Thân đưa, chứ không phải do anh Trần Quốc Hoàn đưa).
Trước mặt anh Lê Đức Thọ, tôi hỏi ngay đồng chí Thành:
Có phải bản tài liệu Anh văn mà tôi đã gửi đến Thành ủy Sài Gòn không? Và tôi đã có dịp nói với đồng chí Thành về việc dịch cho đúng danh từ “handling of”
kẻo sai nghĩa không?
Thì đồng chí Thành trả lời
“đúng”, và mở hồ sơ lấy bản tài liệu đó, nói là
đã cho cán bộ Công an biết tiếng Anh, và đã dùng từ điển, để dịch lại là “giải quyết số cán bộ” mà trước đúng là có dịch nhầm là “sử dụng”.
Rồi anh Lê Đức Thọ còn cho tôi nhìn thấy ảnh chụp bản Anh văn.
Với tiền lệ đó, sau này anh Thành đã mấy lần cho tôi cùng nghiên cứu trên tập ảnh của Cục E4 - nói là tài liệu trinh sát thu được từ một đoàn nước ngoài. Qua sự nghiên cứu này, đã giúp tôi phát hiện và phân tích thêm nhiều điều vô lý của sự kiện.
Thực chất của bản tài liệu nói là phát hiện ở va ly đoàn nước ngoài.
1.
Xác định tính chất và nội dung:
a. Dù được phát hiện bằng cách nào, thì đó cũng chỉ
là một công văn loại giao dịch nội bộ của các cơ quan tình báo địch, bằng Anh văn soạn sau ngưng bắn đầu năm 1973, đề xuất việc trao trả 4 cán bộ ta theo danh sách tù binh dân sự (trong đó có tôi).
b. Do ban đầu
bị dịch sai danh từ “handling of” làm cho đầu đề công văn đó trở thành
“việc sử dụng” các cán bộ cao cấp Bắc Việt và Việt Cộng”. Và có thể hiểu được tại sao Tiểu ban BVĐ viết ở công văn 149 ngày 12/12/1977 gửi cho tôi - với cách đặt vấn đề nghi tôi là CIA; và kêu gọi tôi tự thú trước Đảng.
c. Nay được
dịch đúng thì đầu đề của công văn chỉ là
“giải quyết các cán bộ cao cấp Bắc Việt và Việt Cộng”.
Và nếu nó đã được dịch đúng ngay từ đầu thì rõ ràng các từ
“liên quan”, “toan tính của CIA”, và sự kêu gọi tôi thú tội đều trở nên hoàn toàn vô nghĩa và không đúng chỗ. Và chắc hẳn Tiểu ban BVĐ đã không có thể có đoạn văn với ý tứ và lời lẽ như đã viết trong công văn 149/ BVĐ.
Sự vô lý của sự kiện phát hiện bản tài liệu trong va ly một người nước ngoài mà được coi như một tên gián điệp.
1. Tài liệu đó được “mang ra” khỏi Việt Nam ư?
a. Những điều xác định ở đoạn trên cho thấy nó chẳng phải là một tài liệu có ý nghĩa tình báo về tình hình Việt Nam sau ngày 30/4/1975 đến nỗi địch phải bỏ công thu thập để mang ra nước ngoài.
b.
Cho rằng CIA muốn phi tang để bảo vệ cho tên đầu hàng chúng, thì tiêu hủy tài liệu là cách làm đơn giản nhất; việc gì chúng phải bỏ vào va ly để mang ra khỏi Việt Nam cho thêm khó khăn và dễ bị lộ?
Lại cho rằng vì chúng muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối thì nhiệm vụ quan trọng ấy hẳn phải giao cho một tay lão luyện và y đã không ngờ nghệch đến nỗi để tài liệu đó cùng các thư từ khác ở trong va ly, rồi bỏ lại khách sạn mà đi chơi xa” (!). Dù sao,
phi tang bằng cách nào nhằm mục đích bảo vệ cơ sở đều tỏ ra vô lý, vì Cục D3 Bộ Nội vụ đã có bản tài liệu nội dung y hệt từ trước đó;
cho nên bản tài liệu nằm ở va ly tên gián điệp người nước ngoài rõ ràng không phải là bản duy nhất, và chắc hẳn cũng không thể là bản gốc.
c. Nếu vẫn muốn tìm cách gán cho tôi sự
“liên quan” đến hành động
“mang ra” này, thì
lý lẽ suy diễn cũng tỏ ra hoàn vô căn cứ, và vô nghĩa. Vì trong lúc bọn CIA cần
“mang ra” tài liệu mật nhằm bảo vệ người của chúng (?), thì
tại sao chính tôi lại đã gửi đến Đảng cũng chính văn bản đó, với nội dung có thể “tố giác” tôi? (khi bị dịch sai). Chưa kể là công tác trinh sát của ta ắt đã nói rõ các hoạt động của đoàn nước ngoài hồi đó ra sao rồi.
2. Tài liệu đó được “mang vào” Việt Nam ư?
a. Ít nhất nội dung bản tài liệu cũng cho ta thấy có một tên đã đầu hàng giặc (trong danh sách 4 người).
Vậy CIA gửi tài liệu vào để “tố giác” người của chúng ư? Không đợi chúng làm việc ấy,
thì từ trước đó, Cục D3 cũng đã có bản tài liệu y hệt (từ nội dung đến các chi tiết);
và tôi đã gửi đến Đảng rồi. (Vì tôi quan niệm tài liệu đó là của cơ quan Bộ, nên chỉ gửi đến Thường vụ thành ủy Sài Gòn, mà không phải báo cáo và gửi anh Hoàn nữa).
b. Tại sao đoàn nước ngoài
“mang vào”, đã đến Hà Nội và đã đi Sài Gòn rồi,
mà tài liệu vẫn không được trao cho ai, vẫn còn giữ trong va ly để mang trở lại Hà Nội, và tạo cơ hội cho ta phát hiện khi họ sắp rời Việt Nam.
c. Nếu vẫn muốn gán cho tôi
“liên quan” đến hành động
“mang vào” này, thì
việc kiểm tra đã cho thấy bản tài liệu mà tôi đã gửi Thường vụ Thành ủy Sài Gòn đúng là của Cục D3 cung cấp, mà Cục D3 thì đã có tài liệu ấy từ lâu, trước khi Cục E4 nói là phát hiện được ở đoàn nước ngoài tài liệu tương tự.
Và việc tôi gửi tài liệu đó đến Thường vụ Thành ủy Sài Gòn là minh bạch, chính đáng. Riêng chi tiết đó đủ cho thấy rằng sự suy diễn về tôi không thể tồn tại.
3. Dù đến nay có thể chưa kết luận là tài liệu đó được mang vào hay mang ra khỏi Việt Nam, thì ta đều thấy rằng phương thức hoạt động quá thô kệch đến mức vô lý của tên gọi là gián điệp người nước ngoài rõ ràng
trái ngược với ý nghĩa “quan trọng” của sự kiện này. Từ đó phải lập luận rằng:
những sự vô lý, vô nghĩa nêu trên đây phản ánh dụng ý của bọn tình báo nước ngoài hoặc của phần tử xấu trong nội bộ. Và nếu đã có sự kiểm tra từ sớm về chế độ thủ tục công tác Công an đối với trường hợp phát hiện tài liệu này thì càng rõ thực chất của sự kiện. (Ngoài bản tài liệu đó thì trong va ly người nước ngoài còn có tài liệu tình báo nào khác nữa không? cách cất giấu các tài liệu có thể liệt vào loại tình báo thì cớ gì khác so với cách cất giấu các tài liệu không thuộc loại tình báo - mà cùng nằm trong va ly người nước ngoài đó không? Ảnh chụp ắt phải thể hiện thủ đoạn cất giấu tài liệu).
Thế mà ảnh chụp bản Anh văn của Cục E4 (nói là cùng vài bức thư khác nằm trong một phong bì thư loại gửi máy bay); trong khi các thư khác đều còn rỡ vết gấp - chứng tỏ chúng được gấp lại để bỏ vào trong phong bì, thì riêng bản Anh văn - nói là nằm cùng trong phong bì đó - các chữ đánh máy và chữ viết tay được chụp rất rõ; nhưng lại không thấy có vết hằn, nếp xếp ngang dọc gì cả(!)
4. Theo tôi hiểu một cách khách quan, thì
mối nghi vấn phải đặt ở hướng khác, và người có trách nhiệm giải đáp đã không phải là tôi:
a. Hoặc đã có sơ hở trong công tác phản gián của ta, tuy bản tài liệu này không có ý nghĩa là một tài liệu tình báo.
b. Hoặc đang có âm mưu hành động địch muốn ly gián nội bộ ta.
c. Bởi các lẽ trên, nên cũng không loại trừ khả năng có phần tử xấu trong nội bộ đã gây chuyện này để gây rắc rối cho tôi, với mục đích này hay mục đích khác.
Đồng chí Lê Đức Thọ thừa nhận bản này chỉ nói việc trao trả 4 cán bộ ta trong đó có tên tôi,
nhưng dù sao tài liệu đó lại ở trong va ly của đoàn nước ngoài là việc phải suy nghĩ; tôi trả lời
“cũng nên đề phòng sự làm việc xô bồ, tài liệu thu được trong hồ sơ địch lúc giải phóng miền Nam, trót bỏ lầm vào đó rồi nay không dám nhận nữa. Anh Thọ nói:
“Nếu vậy thì lại có thể hiểu dễ hơn”.
C5. Với việc đã dịch đúng nội dung bản Anh văn, tôi đã nhiều lần phát biểu và nhắc lại quan điểm của tôi.
1. Trong buổi làm việc ngày 14/4/1978 với anh Lê Đức Thọ, anh Thành đã thừa nhận trước đây có từ “handling of” bị dịch sai, nay đã dùng từ điển và cán bộ thạo Anh văn dịch lại cho đúng nghĩa.
Chưa cần nói xuất xứ của tài liệu đó ra sao, nhưng
với nội dung như đã dịch đúng từ “handling of” thì rõ ràng không có cơ sở nào để nghi vấn tôi có vấn đề chính trị liên quan đến địch.
2. “Bởi đó là loại sự kiện hoàn toàn không thuộc hành vi tôi, và nội dung tài liệu chứng tỏ không liên quan gì đến lập trường và đạo đức của tôi; cho nên không có lý do gì mà coi đó là một vấn đề nghi tôi về chính trị liên quan đến CIA; cũng như không thể coi đó là một vấn đề chính trị chưa rõ mà tôi có trách nhiệm phải giải đáp”.
Bởi thế, và bởi tất cả những lẽ đã phân tích ở các đoạn trên
; nên thực tế đã không có lý do gì để tiếp tục đặt sự kiện bản tài liệu nói là lấy ở va ly đoàn nước ngoài vào nội dung phải thẩm tra trường hợp của tôi (Việc tiếp tục điều tra những vấn đề tồn tại xung quanh sự kiện đó mà không dính dáng gì đến tôi là thuộc một lãnh vực khác biệt với công tác thẩm tra trường hợp của tôi).
Tôi cũng nhắc lại là:
trong các báo cáo trả lời của tôi ngày 15/12/1977, ngày 5/1/1978 và 11/1/1978, rằng: tôi có yêu cầu Đảng cho lập Ủy ban để kiểm tra và giám định pháp lý sự kiện này - Tiếc rằng, mãi đến hôm 14/4/1978 được trực tiếp làm việc với anh Lê Đức Thọ thì theo chỉ thị của anh Lê Đức Thọ, có lẽ việc đó mới có thể được bắt đầu tiến hành...
Với tinh thần thận trọng,
ngày 14/4/1978, anh Lê Đức Thọ có chỉ thị là: Tiểu ban BVĐ mời các cán bộ có liên quan đến việc phát hiện bản tài liệu đó để xác minh lại.
Tôi không rõ khi thi hành chỉ thị của anh Lê Đức Thọ ngày 14/4/1978 thì việc kiểm tra có được làm như tôi trình bầy hay không? có biên bản không? hay chỉ làm bằng miệng? Như anh Lê Đức Thọ đã nói - tôi cho rằng không thể làm việc kiểm tra này một cách đơn giản, xuê xoa được.
C6. Thế nhưng đến tháng 2/1979, anh Lê Quốc Thân vẫn trả lời rằng: qua kiểm tra lại, thì bản Anh văn đúng là tài liệu của đoàn nước ngoài. (Sau này anh Mười Hương nhận xét:
Lẽ ra việc kiểm tra lại này phải giao cho người khác tiến hành chứ không thể để anh Lê Quốc Thân - là người ban đầu nêu vấn đề - được tiếp tục tự đứng ra kiểm tra lại).
Câu trả lời này của anh Lê Quốc Thân chỉ chứng tỏ, trước khi dùng nó để nghi vấn và đình chỉ công tác tôi, chưa hề có sự kiểm tra chu đáo, cẩn trọng nào cả.
Nay Tiểu ban BVĐ lại bám vào câu trả lời khẳng định này của anh Lê Quốc Thân để tiếp tục coi là vấn đề chưa rõ của tôi.
Cũng chứng tỏ:
- Tiểu ban BVĐ không hiểu thế nào là kiểm tra giám định pháp lý; dễ tin ở câu trả lời khẳng định của anh Lê Quốc Thân.
- Với tinh thần thất bại chủ nghĩa, Tiểu ban BVĐ luôn luôn coi đó là một vấn đề hiện nay ta không có điều kiện làm rõ; phải treo lại như đã ghi trong kết luận 908 của Ban Bí thư.
(Sau này tôi được biết là anh Hai Văn có ký một báo cáo kết thúc thẩm tra và trả lại việc cho anh Lê Đức Thọ với những việc không thể kết luận được, phải treo lại; nên mới có việc anh Lê Đức Thọ trực tiếp gặp tôi - chứ không phải là Tiểu ban BVĐ làm việc với tôi như quy định trong QĐ 254 10/1977 của Ban Bí thư.
C7. Về kết luận số 908 QĐ-NS-TW ngày 18-8-1979 của Ban Bí thư:
…
2.
Hiện nay đối với một số người trước đã bị địch bắt giam, trong đó có đồng chí Nguyễn Tài, Đảng chưa có điều kiện để làm rõ một vài điểm cần phải làm rõ trong tài liệu ta lấy được của địch, những điểm đó còn cần phải tiếp tục tìm hiểu tỏ thêm.
Tôi đã có thư khiếu nại ngày 1/9/1979: với lập luận rằng: trong điều kiện ta đã thắng lợi trọn vẹn - giải phóng hoàn toàn miền Nam - thì mọi việc đều có thể làm rõ. Vì thế anh Nguyễn Duy Trinh hoặc anh Lê Đức Thọ mới có ý kiến cho tiếp tục làm rõ về vụ bản Anh văn.
C8. Sau khi được thấy tận mắt ảnh chụp bản Anh văn, tôi đã phát hiện:
1.
Ảnh chụp bản Anh văn của Cục E4 giống hệt bản photocopy của tôi đã gửi Thành ủy Sài Gòn;
2.
Nói là được lấy ra từ một phong bì cùng nhiều thư khác, mà không thấy có vết gấp như các thư kia;
3.
Vì thế tôi yêu cầu cần cho chụp thử nghiệm.
C9. Cục G3 phủ nhận việc họ giúp Cục D3 làm photocopy bản Anh văn của tôi gửi Thành ủy Sài Gòn.
Anh Mão, Trưởng phòng của Cục D3 cũng chối không biết gì về chuyện bản Anh văn.
C10. Kết quả cuộc chụp ảnh thử; làm tại Cục G3 ngày 10/5/1980:
Ngày 10/5/1980, tôi đã đến Cục G3 làm việc với Thứ trưởng Minh Tiến và cán bộ Cục G3. Diễn biến được ghi tại tóm tắt như sau:
1. Anh Trọng Bình (cán bộ Cục D3) báo cáo lại trường hợp tìm được tài liệu Anh văn ở nơi làm việc của tên trưởng khối đặc biệt Tổng nha Cảnh sát Ngụy cũ. Gồm một bản photocopy, có một bản dịch ra tiếng Việt. Đã gửi về Cục D3.
Anh Minh Tiến bổ sung kết quả đã xác minh ở tên trung uý Tài – ta đang giam - xác nhận về bản tài liệu Anh văn như anh Trọng Bình báo cáo. Tên trung uý Tài là người mà trên bản tài liệu Anh văn có những chữ viết tay, ghi là đã giao bản chánh cho y.
2. Tôi (Tài) cho biết khi được đưa đọc bản Anh văn lần đầu hồi tháng 3/1976 thì không thấy có bản dịch tiếng Việt. Bởi thế mới có việc nhờ anh Sành dịch hồi tháng 7/1976, vì tuy có biết Anh văn, nhưng tôi chưa thạo.
3. Anh Sành xác nhận hồi giữa năm 1976, có đến phòng làm việc của anh Tài, giúp dịch miệng bản tài liệu Anh văn, mà anh Tài nói là để gửi anh Mười Hương ở Thành ủy Sài Gòn.
Hồi tháng 7/1976, khi yêu cầu Cục D3 làm photocopy để gửi đi Thành ủy Sài Gòn, thì tôi (Tài) không thấy bản photocopy đã được đưa cho xem hồi tháng 3/1976. Mà chỉ nhận được 2 bản là photocơpy lại trên bản cũ: một bản tôi (Tài) chú thích gửi đi Sài Gòn, một bản giữ lưu như kỷ niệm của Cục D3 cho. Và kể vài chi tiết trong quá trình gửi đi.
Về khả năng Cục G3 đã làm photocơpy bản mà anh Tài đã gửi đi Thành ủy Sài Gòn:
1. Tháng 2/1979 anh Lê Quốc Thân nói đã kiểm tra lại, thì Cục G3 không có làm photocopy tài liệu này. Tháng 4/1979 anh Khiêm - Cục phó - cũng thông báo tương tự.
Ngày 10/5/1980, anh Tài yêu cầu cho thấy sổ ghi photocopy. Cô Trang và anh Khiêm trả lời: Không có sổ ghi làm photocopy; mà khi photocopy chỉ có phiếu yêu cầu; đến nay các phiếu yêu cầu photocopy của các Cục đều đã đốt hết, giống như việc đốt các phiếu yêu cầu chụp ảnh...
Ý kiến này, về thực chất khác hẳn các thông báo khẳng định hồi 1979. Vậy đã chẳng có căn cứ gì để bác bỏ rằng Cục D3 đã có yêu cầu Cục G3 làm photocopy theo yêu cầu của anh Tài cả.
Cần chú ý rằng: lời khẳng định của anh Thân và của anh Khiêm năm 1979 đã gây ấn tượng rất mạnh cho người nghe; thậm chí nghi ngờ ngay cả hành vi minh bạch của anh Tài.
2. Anh Bình, Trưởng phòng Cục G3 bổ sung:
“Có trường hợp máy đang tiện hoạt động, việc gấp có Cục cho người đến yêu cầu photocopy và đợi lấy ngay, nên cũng có lúc châm chước về thủ tục giấy tờ. Trong trường hợp này, thì trong sổ giao ảnh đã in xong cho các Cục cũng không có ghi chép”.
3. Tại phòng đặt máy photocopy, trước mặt các người tham dự, anh Minh Tiến đã giao cô Trang làm thử một bản photocopy bằng giấy của Cục G3.
Kết quả là máy này cho ra một bản mà dạng kỹ thuật photocopy cũng giống như mầu sắc chữ in ra, đặc điểm dấu vết để lại trên giấy cho thấy: tương tự bản photocopy mà anh Tài đã gửi đi Thành ủy Sài Gòn. Kết quả thử nghiệm này, tuy chưa là chính thức giám định nhưng cũng có ý nghĩa rất quan trọng: đối chiếu với sự khẳng định trước đây của Cục G3 rằng Cục này không làm photocơpy bản anh Tài gửi đi Sài Gòn. Và cũng cần nhắc lại rằng sự phủ nhận ấy của Cục G3 đã gây ấn tượng mạnh đến người nghe, có lẽ vì vậy mà mấy năm nay không ai thấy sự cần thiết thử nghiệm trên máy của Cục G3 để đối chiếu hiện vật.
Về khả năng nhầm lẫn, và nếu nhầm thì nhầm như thế nào?
1. Đến hiện trường nơi mở bóc thư. Không đi sâu vào kỹ thuật mở mà chỉ tìm hiểu về quy tắc làm việc.
Rõ ràng là: mỗi khi
mở xong một thư để chụp ảnh, thì người mở thư có một phiếu (theo mẫu in sẵn) ghi chép số lượng thư có trong phong bì và những chi tiết cần thiết khác.
Vậy thực tế là một loại biên bản.
Nếu những thư của đoàn nước ngoài, mà đến nay còn lưu được các phiếu đó thì không cần mất thì giờ xác minh; nhưng
anh Bình Trưởng phòng cho biết đã không được chỉ thị lưu, cho nên sau mấy tháng thấy không cần lưu thì đã đốt.
Trước mặt anh Minh Tiến, anh Tài đã
nhận xét về trách nhiệm và cách làm việc của anh Thân hồi tháng 7/1976: “một việc coi là quan trọng đến mức ấy, đã có chỉ thị cho các bộ phận bảo quản tài liệu tuyệt mật, mà đã không hề kiểm tra những điểm mấu chốt về bằng cứ, vừa đảm bảo nguyên tắc Đảng, vừa đảm bảo pháp chế”.
2. Tại thực địa, anh Khiêm
thừa nhận máy photocopy và máy chụp ảnh đều đặt chung một phòng.
Đây là điều khác hẳn với báo cáo lên Ban Bí thư, cũng như thông báo của anh Khiêm, cho anh Tài hồi tháng 4/1979.
Trước đây khẳng định 2 máy ở 2 phòng khác nhau; không có khả năng nhầm lẫn.
3.
Tại phòng chụp ảnh, trước các anh cùng dự, cô Trang đã thử đưa vào máy chụp một bức thư.
Sau đó, anh Tài yêu cầu
cho lấy một tờ giấy loại vẫn làm photocopy, xếp tư lại, và cho đưa vào máy. Trước đây anh Thân và Cục G3 báo cáo là kỹ thuật chụp ảnh hiện đại, kính áp sát, không còn vết gấp. Nhưng trước mắt mọi người,
chiều 10/5/1980, bản thử do anh Tài đưa, thì sau
khi kính đã áp xuống, mắt thường vẫn trong rõ vết chữ thập; như vậy chắc chắn sự thể hiện trong phim sẽ nổi rõ vết gấp.
Anh Tài đã nhắc lại đề nghị cho thử nghiệm, trong điều kiện làm việc bình thường; một phong bì gồm 2 thư pơluya và một tờ photocopy. Sự thử nghiệm này sẽ giúp đánh giá sự nhận xét thống nhất của anh Thành BVĐ và anh Tài khi nghiên cứu các tấm ảnh lưu ở Tiểu ban BVĐ rằng:
ảnh chụp bản Anh văn đã không có dấu vết giống 2 thư chữ nước ngoài nói là cùng chung 1 phong bì; hơn nữa không có dấu vết gấp, mà chỉ phẳng trơn như ảnh chiếc phong bì.
Đáng tiếc là từ lâu đã không có sự thử nghiệm đúng nguyên tắc giám định pháp lý, và đối chiếu với các tấm ảnh đã có.
4. Năm 1979,
cô Trang báo cáo là khi chụp ảnh có ghi chép.
Ngày 10/5/1980, anh Tài yêu cầu cho xem sổ ghi chép đó.
Thì anh Khiêm và cô Trang trả lời không có sổ
đó (sau này mới lòi ra là họ đã trả lời dối trá). Mà chỉ có ghi trên phiếu, mà phiếu thì đến nay
đã đốt hết rồi.
Cô Trang còn bổ sung: Tuy vậy, trên sổ giao ảnh đã in xong cho các Cục, thì đều có ghi chú rõ số bắt đầu và số cuối của từng vụ. Như vậy là trước đây Cục G3 khẳng định mọi thứ đều có sổ sách chu đáo, nhưng thực tế đến nay, chung quy chỉ có một cuốn sổ duy nhất là sổ giao kết quả ảnh đã in xong. Mà tháng 4/1979 đã phát hiện trong sổ này, đoạn ghi việc giao ảnh và phim của đoàn nước ngoài cho Cục E4 thì ghi không trung thực và không chính xác.
Anh Tài yêu cầu đưa sổ đó ra để chứng minh lời cô Trang mới trả lời. Thì một sự ngạc nhiên rất lớn khác đã xẩy cho mọi người dự lúc đó:
Ngày 16/7/1976, chỗ ghi giao “tài liệu đoàn nước ngoài gồm cả phim”
thì đã chẳng có bất cứ một chữ số nào tỏ ra là số bắt đầu hay số cuối cùng của các kiểu ảnh chụp tài liệu đoàn nước ngoài. Trái lại thì trước dòng chữ đó, sau dòng chữ đó, thậm chí ở tất cả các trang khác của sổ đó - đúng như cô Trang vừa báo cáo - đều có ghi số bắt đầu và số cuối cùng của các kiểu ảnh, của từng vụ việc.
Bắt buộc ta phải nêu nhận xét hoặc câu hỏi thắc mắc: Mọi thứ phiếu chứng minh đều đã đốt. Cuốn sổ duy nhất trình ra, nội dung ghi đã được thừa nhận, thì không trung thực, không chính xác.
Nay lại phát hiện đoạn sổ ghi không đúng như lời báo cáo, và hoàn toàn khác hẳn một cách độc đáo so với toàn sổ. Vậy lấy gì để khẳng định kiểu ảnh chụp bản Anh văn đã đúng là của đoàn nước ngoài?
Bởi vì nó là kiểu ảnh cuối cùng. Và đoạn phim đã bị cắt rời với kiểu ảnh đó ở cuối, gây ấn tượng sâu sắc cho ai, đã xem nó mà không nắm được những tình tiết kể trên.
Đây là điều rất quan trọng không thể bỏ qua.
Vậy cần tìm hiểu lại - hồi đầu, cũng như hồi tháng 4/1978 - anh Thân, anh Hàm đã báo cáo với anh Thọ như thế nào, khẳng định như thế nào, mà gây định kiến rất sâu cho anh Thọ.
C11. Từ sau khi Bộ Nội vụ đồng ý cho kiểm tra lại vụ bản Anh văn:
1. Ngày 10/6/1980, tôi có thư gửi anh Sĩ Huynh và anh Trăng Cục D3 và anh Lương Cục D4.
a.
Cục G3 đang bám lấy chỗ anh Mão không nhận chuyển tài liệu cho Trọng Bình ra Hà Nội, chưa tìm được ai đã đưa photocopy, thậm chí đang thất lạc bản photocopy gốc (mặc dù Sành đã xác nhận có dịch 7/1976. Và hiển nhiên đã có bản ở Thành ủy Sài Gòn).
b.
Do đó đề nghị các anh Cục D3 giúp cho xúc tiến tìm như tôi đã có thư hôm trước.
c.
Nay đề nghị Cục D3 và Cục D4 cho tìm sẵn trong hồ sơ công tác khoảng từ tháng 6, 7 và 8/1976 xem những tài liệu mà Cục G3 giúp photocopy cho hai Cục - để có tài liệu so sánh với loại photocopy trên máy Cục G3. Tôi được nghe nói tài liệu TG của Cục D4 có rất nhiều loại này. Nếu Cục D3 và Cục D4 có gửi sơ tán đi Sài Gòn thì yêu cầu các anh cũng chỉ thị cho anh em tìm. Nếu có thì gửi về Cục một tập hồ sơ để làm tài liệu mẫu.
2. Ngày 7/8/1980, tôi nhận được thư của anh Huynh, Cục trưởng D3 thông báo việc
đã tìm được bản Anh văn của Cục D3.
Ngày 10/8/1980, anh Quyết cho tôi biết:
“Hồi 1978 anh Mão, nguyên Trưởng phòng 4 - sau làm Cục phó D3 - phủ nhận không biết gì chuyện này, viết văn bản hẳn hoi. Năm 1980, anh ta ở Campuchia không về được, lại viết cam đoan như cũ”.
Ngày 8/8/1980, tôi gửi thư cho BCSĐ/BNV, chính thức báo tin đã biết là Cục D3 đã tìm được bản Anh văn, kèm một số ý kiến tôi bổ sung bản phát biểu ngày 31/7/1980; và đề nghị kết thúc.
Nghe nói tối 12/8/1980, trước mặt BCSĐ/BNV,
Cục D3 đã đưa hồ sơ ra báo cáo, thì là hồ sơ thuộc Phòng anh Mão; ngoài bản Anh văn, còn có bản dịch chữ Việt của tụi Ngụy. Bản chú thích của tôi khi gửi Thành ủy Sài Gòn đã được cháu Việt - là cán bộ trong Phòng anh Mão chép “theo chỉ thị của đồng chí thứ trưởng Nguyễn Tài, lưu ở Cục D3”.
Còn bản gửi đi Sài Gòn thì anh Sành ghi là “trả thư ký anh Tài để gửi đi”. Cháu Việt báo cáo
“chép đó là theo ý kiến của anh Mão”.
3. Ngày chủ nhật 10/8/1980 anh Quyết không hẹn trước, đến nhà. Anh ấy nói đại ý: Đã thấy bản Anh văn của Cục D3
(nhưng chưa biết mọi chi tiết), và cho là nội dung không có gì buộc, nay đã rõ như thế thì không còn gì đặt ra đối với sinh mệnh chính trị tôi nữa.
Nhưng anh Quyết cũng tỏ ra tin Cục G3 làm không sai. Nói là vẫn đang tìm ai đã photocopy, chưa thấy.
Từ đó cho rằng bản chụp ảnh được là của người nước ngoài.
Tôi đã trả lời miệng những ý nêu ra rời rạc. Và ngày 11/8/1980 ghi thành hệ thống, bác bỏ
lập luận của Cục G3: họ định chối không photocopy nghĩa là không có cơ hội để bị nhầm; họ thuyết phục anh Quyết rằng không nhầm, để mặc nhiên phải coi bản chụp ảnh được, đúng là của người nước ngoài. Bản gửi BCSĐ/BNV, tôi chỉ nêu tình hình thực tế. Ngoài ra, có gửi anh Trần Đông một thư riêng vạch thẳng mưu mô của Cục G3.
4. Cũng nghe nói, tối 12/8/1980, BCSĐ/BNV đã nghe các Cục liên quan báo cáo.
Anh Quyết đã nói ở cuộc họp về tôi giống như đã nói với tôi; nhất là sau khi nghe cụ thể tình hình ở Cục D3.
Về việc có nhầm hay không, thì tại chỗ, Cục G3 nêu một sự phát hiện mới: bản ảnh chụp rõ mọi chi tiết; còn bản của Cục D3 thì một số chữ viết tay bị mờ; như thế thì Cục G3 đã chụp trên một bản không phải của Cục D3. Trước sự nêu vấn đề như thế, BCSĐ/BNV đã có những phản ứng khác nhau, anh em D3 ngờ có sự bố trí gì khác. Nên có ý kiến là ghi lại để sẽ làm cụ thể với tôi
(dường như để thuyết phục tôi tin rằng đó là tài liệu của người nước ngoài).
Ngày 14/8/1980, anh Dư ở Vụ Tổng hợp cho tôi biết có cuộc làm như trên, không nói sâu vào nội dung, nhưng có ý kiến sẽ làm với tôi sau ngày 21/8/1980. Tôi đã có thư cho anh Dư, nêu những ý kiến của tôi về thành phần làm, về những hiện vật cần mang đến. Anh Dư nói đã sao gửi các anh trong BCSĐ/BNV.
5. Ngày 18/8/1980, làm việc với anh Thành BVĐ.
Ngày 19/8/1980, gửi bản phân tích bản Anh văn là phim thứ 43, ngoài số tài liệu của người nước ngoài.
Ngày 20/8/1980, gửi thư việc Cục G3 vi phạm đối với bằng chứng. Tối 20/8/1980, anh Quyết điện thoại thanh minh việc đó; và đề cập sự so sánh giữa bản ảnh chụp với bản của Cục D3. Tôi trả lời miệng, và ngày 21/8/1980 làm thành văn bản chính thức về việc đó. Ngoài ra có điện thoại với anh Đông xung quanh việc này, yêu cầu làm với BCSĐ/BNV để kết thúc.
6. Thư ngày 21/6/1980: gửi anh Trần Quyết và anh Trần Đông BCSĐ/BNV và anh Thành Vụ BVĐ.
1. Việc chụp ảnh thử nghiệm trên máy của Cục G3:
- Ngay từ 1978, đã có sự phát hiện tấm ảnh chụp tài liệu Anh văn
không thấy có vết gấp; vậy
nói rằng nó được lấy ra từ trong một phong bì của tên gián điệp người nước ngoài là không có lý.
Sau 1978, Cục G3 trình bầy rằng kỹ thuật chụp ảnh hiện đại có thể làm mất hết vết.
Do đó có lời đề nghị cho chụp thử nghiệm; bởi kinh nghiệm thông thường thì không như Cục G3 nói: ảnh chụp phải có để lại vết gấp nếu quả thực hiện vật đã được gấp lại.
- Căn cứ yêu cầu của Vụ BVĐ, để có tài liệu chính thức lưu hồ sơ BVĐ về chuyện đó; anh Tiến đã đồng ý cho tổ chức chụp thử nghiệm một cách hợp thức, có anh Thành BVĐ dự, và tôi được chứng kiến. Đã hẹn làm ngày 1/6/1980, rồi lại hoãn vì lý do cô Tranh đau răng.
Cũng cần nhắc lại là trước đó:
- Nghe nói có một cuộc chụp thử trước anh Quyết, anh Trọng và anh Tiến,
trên một tờ pơluya, thì nói là không có vết gấp; nhưng chưa thấy in thành ảnh để thông báo kết quả (làm cuối 4/1980).
- Nhưng cũng trước mặt anh Tiến, có tôi dự, cùng anh Khiêm, anh Bình, chụp thử
trên một tờ giấy loại photocopy, thì mọi người tham dự đều không ai phủ nhận được là
vết gấp còn thấy được bằng mắt thường. (ngày 10/5/1980).
- Ngày 21/6/1980, nhân gặp anh Tiến ở trường Đảng, anh Thành và tôi đều nhắc lại, và yêu cầu cho tiếp tục chụp thử nghiệm, như đã hẹn. Thì được anh Tiến trả lời:
“Chưa xác định được bản Anh văn chụp ngày 12/7/1976
là thuộc loại giấy gì, nên chưa thể chụp thử nghiệm”.
Cả anh Thành và tôi đều ngạc nhiên về
sự thay đổi ý kiến đó của anh Tiến.
Riêng tôi càng ngạc nhiên vì được anh Đông nhắn cho biết là các anh lãnh đạo Bộ Nội vụ đã họp nghe báo cáo, và đồng ý cho làm những việc như trên.
Chúng tôi cũng ngạc nhiên về sự mâu thuẫn ngay trong ý kiến của anh Tiến, khi anh Tiến nói thêm rằng:
“cuộc chụp thử nghiệm cuối tháng 4/1980 trước anh Quyết, anh Trọng, và anh Tiến trên tờ pơluya là đáng tin cậy”(!) Tôi xin phép nêu câu hỏi:
“Chính anh Tiến từ cuộc chụp thử nghiệm ngày 10/5/1980 không thể phủ nhận vết gấp còn rõ, vậy tại sao cuộc đó không được anh Tiến coi là đáng tin cậy”?
Đảng không cho phép đảng viên cộng sản chúng ta “lươn lẹo” như vậy.
Yêu cầu tổ chức chụp thử nghiệm đúng cách:
1. Tôi đề nghị cho tiếp tục việc chụp thử nghiệm như đã định.
Và để đảm bảo khách quan, tôi kiến nghị cụ thể như sau:
- Cuộc xác minh đã cho biết bản Anh văn gồm có: bản gốc có lẽ bằng một tờ
pơluya (mỏng hoặc dầy 1 chút như thường dùng ở công sở Ngụy cũ); một hoặc nhiều bản photocopy mà chắc chắn là
loại giấy chuyên dụng của Mỹ (căn cứ bản tôi đã được đọc, và anh Trọng Bình đã xác nhận).
- Vậy, nên tổ chức
chụp thử nghiệm chính thức và hợp thức trên cả 2 loại giấy; nếu cần thì mỗi loại có thể dùng nhiều loại tương tự xê xích chút đỉnh.
-
Kết quả chụp thử nghiệm một cách
khách quan đối với từng loại giấy đều được
ghi rõ ở biên bản: loại nào có vết gấp, loại nào không có vết gấp.
- Do đó, xin ấn định hạn chót cho việc chụp thử nghiệm. Vì cuộc làm như thế chỉ mất khoảng một giờ là cao nhất.
2. Để làm rõ chuyện bản tài liệu Anh văn, về phía tôi đã có đóng góp bằng những ý kiến phát biểu thành văn bản để chịu trách nhiệm về lời nói của tôi, và gần đây tôi đã gửi đến các anh một bản tổng hợp đối chiếu hai loại ý kiến, căn cứ những điều đã làm với tôi.
Tôi cũng đã có đề nghị Cục G3 nên làm thành văn ý kiến mình; và để phù hợp với cách làm việc trong Đảng, tôi xin được nhận một bản đó. Nhưng đến nay vẫn chưa có.
Trong khi đó, thỉnh thoảng tôi lại được hỏi, hoặc gián tiếp cho biết một số ý kiến, mà tôi cần phát biểu như sau:
- Lần này Bộ cho xem lại chuyện bản tài liệu Anh văn.
Giới hạn đã rõ như vậy. Vì rằng các chuyện khác thì có cơ quan BVĐ đã làm; và vì nó đã được thanh toán; nên Trung ương không còn ghi ở kết luận.
Tôi xin miễn kể ra đây nhiều ý kiến khác, được nêu ra mà không dính gì đến chuyện bản tài liệu Anh văn cả.
Chỉ xin đề nghị là:
Giới hạn đúng việc ta định làm để làm khẩn trương và dứt điểm.
C12. Về cuộc họp tối 22/8/1980
Chiều 21/8/1980, anh Dư - Văn phòng BCSĐ/BNV điện thoại là tối 22/8/1980, BCSĐ/BNV triệu tập họp về chuyện bản Anh văn.
Thành phần như tôi đề xuất. Tôi báo ngay cho anh Thành BVĐ.
19 giờ 30, đến phòng họp Bộ Nội vụ. Có mặt trước tiên là anh Trọng, Bí thư Đảng ủy, anh Thắng cán bộ Cục E4. Tôi đến, kế đó là anh Trần Đông, anh Thành, anh Trần Quyết, các cán bộ Cục D3 (Cục phó Trăng, Phúc Anh, cán bộ Trọng Bình - sáng hôm sau gặp Sành, anh ta nói đêm đi công tác về muộn, không biết họp ở đâu, không đến được), cán bộ Cục G3 (Cục trưởng Mãng, Cục phó Mai Khiêm, Toàn, Trưởng phòng Bình, người chụp ảnh cô Trang, Trưởng phòng Dịch - là người đã nhắn cho tôi biết có chuyện ám muội), người cuối cùng là anh Minh Tiến.
Mở đầu, anh Quyết nói
hôm nay chỉ có một việc là đối chiếu các bản Anh văn của D3, Thành ủy Sài Gòn và của anh Tài. Các anh lãnh đạo khác ở Bộ đồng ý. Tôi thêm,
nếu có ý gì trái nhau, cũng nên trao đổi.
Đưa bản Anh văn của D3 ra, anh Thành đưa bản của Thành ủy Sài Gòn, bầy song song với bản của tôi còn lưu trước mặt anh Trần Đông. Anh Trọng Bình xác nhận: bản dịch tiếng Việt của Ngụy, đúng là bản đã tìm thấy cùng bản Anh văn trong phòng làm việc của tên Huỳnh Thới Tây, khối Cảnh sát đặc biệt Tổng Nha cảnh sát Ngụy, xếp gấp đôi; bản tiếng Việt ở trên, bản Anh văn ở dưới, cùng nhiều giấy tờ khác, tìm thấy trong dịp dồn lấy phòng làm việc cuối năm 1975. Bản Anh văn thì nội dung này là đúng, nhưng giấy thì không nhớ rỡ lắm; riêng lúc ở Sài Gòn, anh Thành gọi đến nhận diện bản Anh văn thì thấy bằng giấy chuyên dụng Hoa sen (anh Thành đính chính, có lẽ đó là bản do anh Chín Lực photocopy, chứ không phải bản chính của anh Tài gửi Thành ủy Sài Gòn).
Xem xét một lát, tôi đứng lên yêu cầu phát biểu ý kiến phân tích rằng: Hôm qua, anh Quyết điện thoại nói hai ý:
có sự mờ tỏ khác nhau trên ảnh chụp tài liệu nói là của người nước ngoài, và bản của D3 (bản của D3 không phải là giấy chuyên dụng). Giải thích hiện tượng đó như sau:
Nếu 3 bản Anh văn của Cục D3 và 2 bản kia là cùng được sản xuất một lần trên cùng một máy cụ thể của Cục G3, không phải là giấy chuyên dụng, vậy thì bản gốc của D3 chưa được trả lại cho Cục D3. Đến đây, thấy rõ do chưa đối chiếu, nên Cục D3 hiểu nhầm đó là bản gốc. Xem trong 3 bản photocopy hiện có, bản của tôi rất rõ, còn 2 bản kia có chữ này, chữ khác mờ tỏ khác nhau, chỉ là lỗi của máy. Bằng chứng, có chữ ở bản của D3 không rõ, thì ở bản của Thành ủy SG lại rõ hay ngược lại. Vậy không phải là bản gốc đều không rõ những chữ đó. Nếu ở bản gốc đã không rõ, thì ở cả 3 bản photocopy đều phải không rõ như nhau. Đằng này bản của tôi rõ đủ. Nó chỉ mới đạt 8/ 10 độ rõ so với bản gốc. Vậy: Ảnh chụp nó rõ như của Cục G3 là đương nhiên; vì bản của tôi cũng rõ. Độ đen trắng không có quan hệ, vì ảnh chụp bao giờ cũng đậm hơn photocopy.
Mọi người thấy
vấn đề hơi đảo ngược so với dự đoán của Cục G3. Vì lập luận của họ là: ảnh chụp rất rõ mọi chữ, trong khi bản photocopy của D3 không rõ một số chữ, chứng tỏ: mỗi bản là chụp trên một bản gốc khác nhau (của người nước ngoài và của D3 photocopy ra).
Với phân tích của tôi, việc nay đã sang tình huống khác. Nhưng có lẽ vì không hiểu được tình hình mới, lại do được chuẩn bị trước, nên cô Trang vẫn ra sức phân tích về mặt kỹ thuật về sự mờ tỏ. Rất lạc lõng, đến nỗi anh Trần Đông phải gạt đi.
Vấn đề là: Phải tìm xem bản gốc của D3 đã đi đâu? Phải chăng không được trả lại, nó đã được dùng để chụp ảnh và trả cho người nước ngoài?
Anh Minh Tiến báo cáo: Trước khi tìm được bản của D3, đã phải đi đường vòng để xác nhận. Chưa xong. Nhưng nay đã có bản của D3 thì không cần làm nữa.
Anh Mai Khiêm, Cục phó G3 trình bầy rằng:
Anh Tài mới có bản phân tích nói về 43 phim, 42 ảnh. Đúng là chúng tôi chụp 43 phim và in 42 ảnh. Vậy là ý giống nhau.
Tôi bèn yêu cầu đưa phim ra đếm tại chỗ. Có ý còn lừng chừng. Tôi yêu cầu ai nói cứ nói; vài người ra một chỗ đếm phim. Anh em D3 nhận đếm. Sợ họ làm gian lận chăng, anh Quyết đứng ra xem.
Đếm xong, họ báo cáo có tất cả 44 phim. Như vậy là lập luận của Cục G3 sụp đổ.
Anh Quyết vẫn cho là phải tìm xem ở D3, ai đã đưa photocopy để hỏi xem có yêu cầu vừa photocopy, vừa chụp ảnh; hay chỉ photocopy. Xem trên đặc điểm thì cho là Cục G3, nhưng lỡ ra khi báo cáo, cán bộ D3 lại nói đưa Cục khác làm thì sao? Nghĩa là vẫn hy vọng có việc như thế, để tỏ rằng Cục G3 chụp đúng của người nước ngoài.
Tôi nói tiếp:
Có được anh Dịch nhắn qua vợ tôi là anh ấy đã báo cáo với anh Quyết, nên cho tôi biết có sự mờ ám. Nay không được trù người nói sự thật; yêu cầu cho anh Dịch báo cáo.
Anh Quyết nói chưa được nghe anh Dịch.
Anh Dịch nói:
“Có xin gặp, lâu chưa được. Nhân anh Huynh hỏi ý nghĩ việc anh Tài, nên nhờ báo cáo giúp anh Quyết. Nay xin báo cáo trực tiếp ở cuộc họp này:
“Ban đầu chụp ảnh có ghi thì bản Anh văn ghi rõ không phải của người nước ngoài. Nhưng tháng 2/1979 ở buổi anh Lê Quốc Thân họp nắm lại tình hình, khi anh Lê Quốc Thân quát, đại ý: “Như thế bản Anh văn có phải của người nước ngoài đâu, sao ghi chép sổ sách như thế?”. Thì trước mặt mọi người dự hôm đó, cô Trang lấy bút sửa lại sổ”.
Lời báo cáo như một quả bom.
Vì hầu hết những người của Cục G3 có mặt hôm nay, cũng là những người đã có mặt hồi 2/1979, hôm anh Thân kiểm tra lại việc bản Anh văn do chỉ thị của anh Nguyễn Duy Trinh (theo đề nghị của tôi hồi đó); và cũng chính họ là những người khăng khăng rằng không nhầm, khi trả lời cho tôi 5/1980, và đã trình diễn để thuyết phục anh Quyết và anh Trọng là không thể nhầm. Nếu họ thành công trong việc lập luận rằng có hai bản Anh văn: một của D3, và một của người nước ngoài, thì mọi người rất dễ chấp nhận, và người ta vẫn có thể vin vào đó để coi là vấn đề chưa rõ đối với tôi. Bước lùi thật nham hiểm, sau khi D3 tìm được bản Anh văn còn lưu ở Sài Gòn (trong dịp sơ tán hồ sơ đề phòng Trung quốc đang đánh ở biên giới năm 1979).
Ngày 16/7/1976, trong sổ trả ảnh của Cục G3 cho Cục E4 ghi rõ trả 42 ảnh cùng phim.
Cục G3 vẫn thanh minh là sửa chữa không có gì; chỉ cho đúng sự thật.
Dường như anh Quyết cũng nói không có vấn đề gì.
Nhưng
anh Trần Đông đi ra chỗ Cục G3, yêu cầu đưa xem sổ. Mang ra bàn bên xem. Xong đưa ra bàn lớn cho mọi người xem.
Thì đúng như anh Dịch nói. Sổ ghi chụp của người nước ngoài là từ 618 đến 658; bị chữa số 9 đè lên số 8. Ở dòng dưới ghi chụp của D3 thì bắt đầu số 659, bị chữa đè lên thành chữ 660.
Cục G3 lại trình bầy sự không nhầm được. Đưa sổ trả ảnh, nói đã ghi trả 42 ảnh. Anh Thành nói:
Tại sao sổ ghi trả ảnh ngày 16/7/1976; mà anh Lê Quốc Thân lại đã báo cáo Trung ương việc anh Tài từ 15/7/1976? Và cho biết, còn lưu trong hồ sơ BVĐ bản dịch viết tay với nội dung dịch sai, đề ngày 15/7/1976; do anh Lê Đức Thọ chuyển cho lưu. Và hiểu đó là bản đo anh Lê Quốc Thân mang lên đưa anh Lê Đức Thọ.
Có lẽ chỉ mấy người ngồi gần nghe thấy. G3 còn như điếc không sợ súng cứ thanh minh mãi.
Cục G3 vẫn lập luận có thể có hai bản Anh văn khác nhau.
Sáng 23/8/1980, lúc đầu tôi yêu cầu anh Dư báo cáo lãnh đạo cho tôi nghiên cứu một số bằng chứng, hiện vật. Được anh Trần Đông đồng ý,
tôi đã đến Cục G3, nghiên cứu hai cuốn sổ, đoạn phim. Và yêu cầu nghe lại băng ghi âm 10/5/1980, đoạn cô Trang nói láo về sổ trả ảnh có ghi số thứ tự phim (nhưng không thấy có) -
đọc lại đoạn thông báo 20/4/1979 về số phim chụp ảnh và ảnh đạt được (43 và 42). Hỏi băng ghi âm thì Mai Khiêm lúng túng, lúc thì nói có lẽ đã đưa BVĐ lưu theo nguyên tắc, lúc thì hỏi và trả lời là cô Bích làm băng đang đi nghỉ.
Tôi đã làm ngay bản phân tích, có kết hợp hình thức biên bản cuộc làm; và đối chiếu mục đích cuộc kiểm tra để đánh giá, yêu cầu kết thúc.
Bản này đã gửi một lần cho các anh Quyết, Đông, Sáu Hoàng, Vũ Oanh, Thành.
Sau đó gửi anh Lê Đức Thọ với thư kèm; anh Phạm Hùng với thư kèm, yêu cầu xác định cuốn sổ với sự ghi chép ban đầu là cơ sở xét đoán. Và đã có thể kết luận.
Ngày 26/8/1980, điện thoại cho anh Trần Đông. Anh ấy nói đang vội làm nghị quyết Bộ Chính Trị về công tác Công an; nên sau đó mới trở lại việc này được. Hứa sẽ bàn, vì hôm nọ chưa có phát biểu của Ban Cán sự. Cho biết lần đầu được thấy cuốn sổ và cho rằng không phải bình thường. Nhắc là: hôm xác định thái độ, là chung cho các Cục, không phải chỉ cho anh Mão là người đã rõ là nói dối.
Ở buổi 22/8/1980, anh Trọng, Bí thư Đảng ủy, có lẽ bắt đầu thấy vấn đề hơn là bữa bị họ bố trí để hướng vào nhận định là không sai. Sau này, có lần nói riêng với tôi là không ngờ có chuyện như thế; và thấy là đáng khinh quá.
Anh Thành điện thoại, yêu cầu góp ý phân tích mấy vấn đề:
* Ngày 15/7/1976 và 16/7/1976: Rõ là anh Lê Quốc Thân đã gửi báo cáo của Cục E4 dịch bản Anh văn ghi ngày 15/7/1976. Anh Lê Quốc Thân và anh Trần Lung - Cục phó Cục E4 đã gặp anh Lê Đức Thọ báo cáo.
Một bản Anh văn gửi Ban Bí thư, một bản lưu ở E4; trước khi mọi ảnh chụp của người nước ngoài được in xong. Đây có đầu mối để thấy sự cơ hội chủ nghĩa, sự làm việc ngoài quy tắc, và E4 có người tự ý gắn bản Anh văn vào của người nước ngoài, sau đó Cục G3 cũng bị động lao theo.
* Việc bảo quản bằng chứng- Anh Thành nhắc yêu cầu Bộ Nội vụ cung cấp ảnh chụp các bằng chứng.
* Về việc cán bộ Cục G3 có khi tự ý cho chụp ảnh phòng hờ, mặc dù Cục chủ quản chỉ yêu cầu photocopy.
* Về ý anh Lê Đức Thọ muốn tìm người nào đã mở thư người nước ngoài hồi đầu, người nào đã dán thư trả người nước ngoài. Cục G3 chịu, không báo cáo được từ lâu. Dường như anh Lê Đức Thọ có đọc thư tôi gửi anh Lê Quốc Thân, liên hệ đến báo cáo của anh Hàm Cục G3 khẳng định sao đó, nên nay truy vào chỗ đó. Anh Thành đã nêu tối 22/8/1980. Sau có kể lại.
Anh Quốc Hùng đến thăm, nói
“bây giờ không buộc được gì, nhưng có ý kiến mưu sĩ là đã bị Mỹ hỏi cung, thì cứ cẩn thận, vì CIA cao tay hơn mật thám Pháp”.
Anh Vân đến thăm, kể là “anh Dịch nói phải đấu tranh tư tưởng rất dữ.
Vì trước 22/8/1980, Mai Khiêm, Cục phó Cục G3 o ép dữ lắm. Cấm không được nói lộ chuyện cuốn sổ bị sửa ra ngoài phạm vi Cục G3”.
- Thư ngày 25/8/1980: gửi BCSĐ/BNV và Vụ BVĐ.
Về chuyện
bản tài liệu Anh văn do Cục G3 Bộ Nội vụ chụp ảnh được ngày 12/7/1976 - mà tôi đã khiếu nại đối với điều 2 bản kết luận 908 của Ban Bí Thư ngày 18/8/1979 - thì vấn đề chính phải giải đáp là:
Nó là của đoàn nước ngoài? Hay không phải là của đoàn nước ngoài?
Mọi cố gắng của chúng ta đều nhằm tìm cho được bằng chứng khách quan, chính xác, làm căn cứ giải đáp câu hỏi đó.
Năm 1980, từ khi BCSĐ/BNV - thi hành ý kiến của Ban Bí thư - cho xem lại tình hình về chuyện bản Anh văn 1976, thì đến nay đã có thêm những sự phát hiện mới rất quan trọng, làm sáng tỏ vấn đề.
Đó là:
*
Cuối tháng 7/1980, đã tìm thấy bản Anh văn của Cục D3 cùng một số giấy tờ khác có liên quan, chứng tỏ Cục D3 đã có bản Anh văn từ đầu năm 1976, và đã đưa photocopy trùng ngày mà Cục C3 nói là chụp ảnh được ở tài liệu đoàn nước ngoài ngày 12/7/1976 một bản Anh văn y hệt.
* Tại buổi làm việc của BCSĐ/BNV tối 22/8/1980 nhờ sự báo cáo trung thực của anh Dịch, cán bộ Cục G3, lần đầu tiên Cục G3 đã trình ra
cuốn sổ ghi công tác chụp ảnh của Cục, nó là một loại bằng chứng gốc rất quan trọng để xét đoán; điều đáng chú ý là ở chỗ ghi chụp ảnh tài liệu đoàn nước ngoài ngày 12/7/1976 đã có sự sửa chữa với mục đích làm thay đổi sự thật ban đầu.
* Cũng tại buổi làm việc này, anh Thành, Vụ trưởng Bảo vệ Đảng đã phát hiện
sự mâu thuẫn quan trọng trong thời gian tính của các hành động của anh Thân và của các Cục G3, E4.
- Được sự đồng ý của anh Trần Đông (BCSĐ/BNV), sáng 23/8/1980, tại Cục G3, có sự giúp đỡ của anh Mai Khiêm, tôi đã nghiên cứu trực tiếp trên một số hiện vật:
Đoạn phim bị cắt rời, mang số từ 11618 đến 11659;
Sổ gốc ghi chép công tác chụp ảnh của Cục G3, đoạn ghi thời gian 12/7/1976 và các ngày gần đó.
Đọc một số đoạn trong bản đánh máy của Cục G3 ghi theo biên bản ghi âm buổi thông báo của Cục G3 cho anh Tài ngày 20/4/1979 (vì chưa tìm được băng ghi âm).
Nghe đoạn cuối biên bản ghi âm buổi làm việc của Cục G3 với anh Tài ngày 10/5/1980.
- Cũng sáng 23/8/1980, tôi đã liên lạc với anh Thành, Vụ trưởng BVĐ để được hiểu rõ về điều mà anh Thành đã phát hiện và nêu ra ở cuộc họp tối 22/8/1980 tại BCSĐ/BNV.
Tiếp theo các ý kiến đã trình bầy ở các văn bản của tôi ngày 11/7/1980, 8/8/1980 và 11/8/1980.
* Nay tôi thấy đã đủ tình hình và điều kiện để trình bày với BCSĐ/BNV và Vụ BVĐ, ý kiến về các vấn đề cơ bản trong chuyện bản Anh văn 1976.
Sau đây, xin lần lượt trình bày từng vấn đề:
I. Đã có đầy đủ bằng chứng đáng tin cậy để khẳng định rằng: Bản Anh văn do Cục G3 Bộ Nội vụ chụp ảnh ngày 12/7/1976 không phải là của đoàn nước ngoài:
1. Từ trước đến nay, ý kiến anh Thân và Cục G3 thông báo cho tôi
“coi bản Anh văn chụp ảnh ngày 12/7/1976 là của người nước ngoài” là dựa vào lập luận sau đây:
a) Tìm cách phủ nhận
Cục G3 đã giúp Cục D3 photocopy bản Anh văn hồi 1976, từ đó nói rằng
không làm gì có điều kiện để xảy sự nhầm lẫn.
b) Nói rằng Cục G3
làm việc có quy tắc, có sổ sách ghi chép, nên mới khẳng định được là của người nước ngoài; phim chụp còn lưu là bằng chứng.
c) Khi hỏi tại sao tài liệu
nói là lấy từ phong bì ra chụp ảnh mà không thấy vết gấp, sự trả lời là máy chụp ảnh hiện đại nên xoá được vết gấp.
Ngược lại, ở văn bản 11/8/1980 của tôi (trang 1) tôi đã trình bầy vắn tắt những sự phân tích cụ thể trên hiện vật, cũng như tổng hợp về các mặt chính trị, chuyên môn tình báo phản gián, pháp lý để nói rằng không có gì làm căn cứ để nói bản Anh văn chụp ảnh ngày 12/7/1976 là của người nước ngoài (trình bầy chi tiết ở văn bản 31/7/1980 từ trang 2 đến trang 5). Trước tình hình ý kiến hai phía còn tranh chấp chưa đi đến kết luận ngã ngũ, xuất hiện ý kiến cho rằng do lâu ngày không đủ điều kiện làm rõ triệt để nên hiện tồn tại có hai khả năng có thể bản Anh văn ấy là của người nước ngoài; và có thể nó không phải là của người nước ngoài”.
2. Nhưng nay, với cuốn sổ gốc ghi chép chụp ảnh của cục G3 mới trình ra và ra và tôi được nghiên cứu trực tiếp trên đó, thì rõ ràng:
Cuốn số đó là bằng chứng khách quan có tính cách quyết định cho phép khẳng định bản Anh văn do Cục G3 chụp ảnh được ngày 12/7/1976 không phải là của người nước ngoài.
Tôi xin chứng minh nhận định nói trên bằng chính tài liệu của Cục G3:
a) Cuốn sổ này là loại sổ gốc, ghi chép theo thứ tự thời gian mọi công tác chụp ảnh của Cục G3, liên tục trong nhiều năm để khi cần thiết là tra cứu.
Mỗi việc được chụp ảnh đều ghi số của phim, bắt đầu và số của phim cuối cùng đã chụp cho việc này.
Vậy nó có đủ giá trị hợp thức và là căn cứ có tính cách quyết định để nhận định.
b) Trong sổ này, công việc chụp ảnh tài liệu đoàn nước ngoài ngày 12/7/1976 đã được
ghi chép ban đầu là:
“D1, KE4. Tài liệu của thương nhân nước ngoài. 618-658” được giải thích là
bắt đầu chụp từ phim mang số 11618, và kết thúc ở phim mang số 11658.
c) Đối chiếu sự ghi chép trên sổ đó với đoạn phim bị cắt rời, có số 11618 đến 11659, thì rõ ràng,
không thể coi phim mang số 11659 đã dùng để chụp một tài liệu của đoàn nước ngoài, cho dù là tài liệu cuối cùng.
Vì, cũng trong cuốn sổ đó, thì
sự ghi chép ban đầu ngày 12/7/1976 đã ghi phim số
659 (tức 11659)
mở đầu việc một việc chụp ảnh khác có liên quan đến Cục D3, chứ không hề dính dáng gì đến việc đoàn nước ngoài của Cục E4.
d) Vậy
sổ gốc và
phim lưu, xem riêng và đối chiếu đều cho thấy:
Bản Anh văn do Cục G3
chụp ảnh ngày 12/7/1976 bằng phim số 11659 không nằm trong số tài liệu của đoàn nước ngoài.
Ắt là phải dựa vào căn cứ nào nên hồi 7/1976 cô Trang mới không hề coi bản Anh văn là của người nước ngoài, và ghi vào sổ một cách chân thực như đã thấy.
3. Đến đây thiết tưởng cần phân tích về
việc cô Trang đã sửa sổ hồi tháng 2/1979:
Xem trong sổ gốc đó; Cùng một trang đã có hai chỗ sửa sổ:
- Ở dòng ghi chụp tài liệu người nước ngoài:
Sự ghi chép ban đầu còn trông thấy rõ “618-658”
Nay trông thấy rõ
đã chữa 658 thành 659.
Chỉ sửa một chữ số, mà đổi vị trí của phim chụp một cách giả tạo, Biến phim mang số 111659 trở thành kiểu phim cuối cùng chụp tài liệu đoàn nước ngoài. Và tự nhiên là, từ chỗ không phải là tài liệu của người nước ngoài
bản Anh văn chụp ảnh được ngày 12/7/1976 đã bị coi là tài liệu của người nước ngoài một cách “có bằng chứng”.
Tại buổi làm việc tối 22/8/1980 cô Trang thừa nhận đã sửa sổ tại cuộc họp 2/1979 để anh Thân nắm lại tình hình trước khi gặp anh Tài về chuyện bản Anh văn. Nhưng cô Trang biện bạch rằng
“sửa như vậy cho đúng tình hình thực tế”.
Tôi đã kiểm tra đối chiếu các bằng chứng hiện vật, thì thấy
lời biện bạch của có Trang hoàn toàn sai sự thật, và là không trung thực:
a. Sổ của Cục G3 trả ảnh cho Cục E4 đã ghi:
“16/7, tài liệu phái đoàn nước ngoài, giao cả phim. 84. Chg” Cục G3 giải thích là
42 ảnh, mỗi ảnh 2 tấm.
Thông báo ghi âm ngày 20/4/1979 của Cục G3 giải thích thêm.
Tổng số các phim chụp là 43 kiểu, nhưng do có chụp nhầm nên chỉ có 42 ảnh có giá trị dùng được. (Trang 11 và 41 bản ghi lại băng ghi thông báo 20/4/1979).
Lấy đoạn phim bị cắt rời ra để so, đếm bắt đầu từ phim số 11618 đến phim thứ 43, thì thấy
phim thứ 43 đó có số 11658. Và cũng thấy rõ phim số 11657 đã chụp cùng một tài liệu 2 lần bằng 2 phim khác nhau, chỉ mang chung một số; bởi thế tuy
43 kiểu phim, nhưng có giá trị dùng được chỉ có
42 ảnh.
Sự nghiên cứu thông báo 20/4/1979, soi rọi vào phim và sổ ghi trả ảnh, thì thấy sổ gốc ghi chép ban đầu là
hoàn toàn phù hợp với nhau; và sổ ghi gốc như vậy là
đúng với thực tế.
Xin hỏi: Cô Trang nói đã sửa số 658 thành ra 659
“cho đúng thực tế” là nghĩa thế nào? Phải nói là “cho sai thực tế” mới đúng.
b. Thông báo của Cục G3 ngày 20/4/1979, khi trình bầy về 43 kiểu phim, mà chỉ có 42 ảnh giá trị, thì lại quan niệm
43 kiểu phim đó là bao gồm từ phim mang số 1618 đến phim mang số 11659.
Tại buổi làm việc tối 22/8/1980 trước anh Quyết, đoạn phim đã được đếm từng kiểu, thì thực tế, từ số 1618 đến 11659
đã có tất cả 44 kiểu phim. Sở dĩ có như thế, vì có hai lần chụp nhầm phim số 11657 như đã kể trên; một lần khác là phim số 11649 nhầm phim số 11657 cũng có 2 phim cùng số ấy, nhưng mỗi phim là một tài liệu khác nhau.
Kiểu phim thứ 44 mang số 11659 là chụp bản Anh văn, rõ ràng phải coi là nằm ngoài đoạn phim 43 kiểu đã chụp tài liệu đoàn nước ngoài.
Cô Trang cũng không có lý do gì để đưa phim thứ 44 vào tài liệu đoàn nước ngoài “cho đúng thực tế” cả”.
c. Vậy
sự sửa chữa sổ của cô Trang hồi 2/1979 là trái với tình hình thực tế chứ không phải cho phù hợp với thực tế. Có chăng là để phù hợp với một ý định có sẵn, muốn coi bản Anh văn phải thuộc vào tài liệu của người nước ngoài, bằng cách giả tạo, trái nguyên tắc làm việc của Đảng. Cho nên hành động sửa sổ của cô Trang cũng là trái pháp luật Nhà nước. Sự biện bạch của cô Trang là không trung thực. Tôi xin BCSĐ/BNV tiếp tục kiểm tra sâu việc này.
Việc tự động cắt rời đoạn phim nói là của đoàn nước ngoài từ 1976 để cố ý cho nó tận cùng bằng số 11659 rõ ràng không có căn cứ nào thực tế. Chỉ là để gây ấn tượng cho người nghiên cứu về sau, nếu không được nghe báo cáo trung thực của anh Dịch. Và hành động ấy là tiền đề cho mọi sự rắc rối khác về chính trị nội bộ.
Tính chất nghiêm trọng của hai hành động trên là nó phục vụ cho một sự giả tạo tình hình và tài liệu để đặt vấn đề chính trị đối với một công dân, một cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và ngành Công an.
4. Việc cô Trang sửa chữa sổ gốc hồi 2/1979 là hành động sai lầm và phi pháp.
Xin Ban Cán Sự Đảng chính thức tuyên bố: Sự sửa chữa đó hoàn toàn không có giá trị thay thế sự ghi chép ban đầu hồi 1976. Và không thể dùng sự sửa chữa đó làm cơ sở để nhận định trong dịp BCSĐ/BNV kiểm tra lại chuyện bản Anh văn năm 1976.
Sự ghi chép ban đầu của cô Trang hồi 1976 ở sổ gốc ghi chép chụp ảnh là hợp thức và chính xác. Nó cộng với
đoạn phim còn lưu, với
sổ ghi trả ảnh của Cục G3 cho Cục E4, và những hiện vật bằng chứng khác, họp thành tổng thể bằng chứng chính xác, quyết định để
khẳng định theo hẳn một hướng: Bản Anh văn do Cục G3 chụp ảnh ngày 12/7/1976 không phải là của người nước ngoài.
Không hề có sự tồn tại song song cả hai khả năng “có thể là của người nước ngoài, có thể không phải là của người nước ngoài”. Thực tế đã quá rõ ràng rồi.
Bên cạnh sự phân tích trên bằng chứng hiện vật, thì
sự đánh giá tổng quát của yếu tố chính trị, chuyên môn và pháp lý đều cho phép khẳng định như trên.
Đã hoàn toàn đầy đủ bằng chứng để kết luận giải đáp mục đích yêu cầu chính của cuộc kiểm tra lần này về chuyên bản Anh văn.
Tôi xin BCSĐ/BNV sớm ra kết luận về xuất xứ bản Anh văn 1976, để báo cáo Ban Bí thư xét khiếu nại của tôi; đồng thời cải chính ý kiến trước đây nói không đúng sự thật về việc này.
5. Qua buổi làm việc tối 22/8/1980, có thể kết luận là: Bản photocopy gốc của Cục D3 đã không được trả lại cho Cục D3 sau khi làm photocopy hồi 1976.
Vì vậy hiện nay có hai vấn đề cần được giải đáp:
a. Nếu không được trả lại cho Cục D3 thì bản Anh văn đó đi đâu?
Kết quả nghiên cứu trực tiếp trên sổ gốc ghi chép chụp ảnh của Cục G3 cho thấy có chi tiết như sau:
…
Những chi tiết khác là thuộc trách nhiệm Cục G3 trả lời cho BCSĐ/BNV.
b. sự phát hiện của anh Thành, Vụ trưởng BVĐ, có ý nghĩa rất quan trọng, có thể liên quan đến vấn để đang đặt ra:
Sổ trả ảnh của Cục G3 trình ra hôm 20/4/1979
đã ghi: “16/7. Tài liệu phái đoàn nước ngoài, giao cả phim” Giải thích là 16/7/1976.
Tối 22/8/1980,
cô Trang vẫn khẳng định đã trả ảnh cho Cục E4 ngày 16/7/1976.
C14. Về thời gian tính của diễn biến vụ bản Anh văn -
Những nghi vấn phải đặt ra:
Ngay tại cuộc họp - tối 22/8/1980, anh Thành đã hỏi: “Sổ trả ảnh ghi ngày 16/7/1976;
tại sao anh Lê Quốc Thân đã báo cáo Ban Bí thư việc anh Tài từ 15/7/1976?”
Sáng 23/8/1980, tôi đã hỏi lại anh Thành, thì được anh Thành cho biết hiện nay còn đầy đủ tài liệu của Bộ Nội vụ lưu ở Vụ BVĐ về chuyện này, làm căn cứ chính xác cho sự nêu vấn đề của anh Thành.
…Và chắc chắn BCSĐ/BNV cũng đã phát hiện thấy sự mâu thuẫn cần được giải đáp trong dịp kiểm tra này.
Tôi yêu cầu BCSĐ/BNV phối hợp cùng Vụ BVĐ cho làm rõ:
…
- Sự báo cáo thiếu trách nhiệm và thiếu trung thực của anh Mão thì nay đã rõ ràng.
- Người trong Cục E4 biết việc nói là:
“phim chụp xong, chưa in thành ảnh, đã giao cho Tẩu; Tẩu mang về Cục, cùng một số cán bộ đọc trên lecteur, thấy có tài liệu có tên anh Tài bèn dịch, mang đi báo cáo anh Thân; sau đó như thế nào không nhớ, nhưng Tẩu cắt riêng cái phim chụp tài liệu Anh văn lưu riêng, bên cô Trang đòi mãi, đến năm 1978 mới trả, mà phim này thì bị xén lại thành ra nếu ghép với đoạn phim chung thì không thật khớp. Và Trang còn cho biết là phim đã giao anh Thân cả (người biết việc thì nói anh Minh Tiến lưu)”.
* * *
Nhân họp Trung ương, anh Mai Chí Thọ tới nhà tôi. Anh ấy gặp anh Huynh, hỏi chuyện, nhưng có ý không hiểu rõ, vì hôm 22/8/1980 anh Huynh không dự họp. Sau khi nghe xong anh ấy nói:
Đây không còn là việc riêng của Anh nữa, mà là Đảng có thể tin cậy cơ quan Kỹ thuật Bộ Nội vụ đến đâu. Hôm nay nó đánh được Anh, thì mai mốt sẽ đánh ai nữa, mà không có kinh nghiệm nghiệp vụ như Anh, thì ai biết đằng nào mà nói. Và tự nói, đã tìm anh Thọ, nhưng anh Thọ chưa về; ngày hôm sau phải đi Mông Cổ, nhưng sẽ tìm nói chuyện này trước khi đi.
Ngày 7/9/1980, anh Mười Hương đến chơi, cũng hỏi lại chuyện.
Cho biết anh Mai Chí Thọ đã gặp anh Thọ và anh Hùng nói chuyện này.
Ngày 7/9/1980 tôi gửi thư cho Thường vụ Đảng ủy Bộ Nội vụ, yêu cầu Đảng ủy tham gia tích cực đóng góp giúp Ban Cán sự để làm rõ việc này.
Ngày 14/9/1980, anh Tâm Long nói lại ý kiến Thường vụ Đảng ủy là lãnh đạo tư tưởng Cục G3 để cán bộ đảng viên báo cáo thành thật. Tôi cho là Thường vụ Đảng ủy còn có thể làm hơn, với thẩm quyền của minh. Yêu cầu gặp đồng chí Bí thư, nhưng chưa được trả lời.
Nhưng gặp, anh Thành thì được biết Văn phòng anh Thọ giục anh Thành chuẩn bị báo cáo. Anh Thành vẫn chưa nhận được tài liệu do Bộ Nội vụ cung cấp.
Đến 13/9/1980, anh Thành cho biết anh Thọ vẫn chưa gặp. Tuần lễ tiếp đó, liên lạc điện thoại thì anh Thành đi Sài Gòn công tác và đi học ở Liên Xô vào ngày 30/9/1980.
Ngày 19/9/1980, anh Đông cho biết đã đủ để báo cáo với anh Hùng kết luận; đang chờ anh Hùng cho ngày.
Sau được nghe là anh Hùng đã có nghe báo cáo. Anh Quyết báo cáo tổng hợp đầu đuôi, cả hai bên ý kiến. Anh Đông bổ sung, phân tích vào những chỗ quan trọng, như sổ bị sửa, thì đưa tài liệu cho anh Hùng xem, và giải thích lại ý tôi để anh Hùng hiểu. Như vậy, có lẽ cũng khách quan và giúp cho anh Hùng thấy được vấn đề. Dù trong ý nghĩ của anh Quyết là sao, mà trả lời trên điện thoại, nhưng trong buổi làm việc với anh Hùng thì không có sự thiên lệch; hơn nữa, cách bổ sung của anh Đông thì thuận cho ý kiến tôi. Anh Đông cũng nhấn lại là
chú trọng nội dung sự thật, đừng chú ý thái độ lúc tranh luận. Các Cục tham gia không có phát biểu.
Tôi đã có thư gửi anh Hùng ngày 27/9/1980, nói rõ về những bằng chứng anh Thành có, và yêu cầu gặp anh Thành kịp thời. Ngoài ra, cũng cung cấp thêm một số tình hình đáng lưu ý. Đã có gửi anh Quyết, anh Đông để biết. Ngày 28/9/1980, thư ký anh Hùng điện thoại báo nhận thư, và giải thích rằng làm việc theo cách là đã xếp vào tài liệu cần đọc, để anh Hùng đọc trực tiếp.
C16. [1] Những chuyện của tháng 10/1980
1. Các anh lãnh đạo của Bộ Nội vụ chuẩn bị đi vắng một tháng.
2. Anh Sáu Dân ra họp, đến thăm, nghe nói chưa làm việc, Anh ấy rủ vào Nam chơi. Đã đi một tuần, vì nếu đi lâu, các anh lãnh đạo Bộ Nội vụ trở về, sẽ nhiều việc; mình không nhắc, e rằng sẽ bị bỏ lơi không biết bao giờ mới xong.
Vào Sài Gòn, có nói chuyện lâu với anh Sáu Dân. Anh ấy cho biết cách đây mấy tháng, Thường vụ Thành ủy có điện cho Ban Bí thư việc của tôi. Anh Thọ có điện trả lời, nói để Ban Bí thư cùng Tổ chức TƯ giải quyết. Gặp anh Mười Cúc.
Anh ấy nói trước đây đã thấy vô lý. Nếu quả là của tên gián điệp nước ngoài thì là sự khiêu khích. Và đã có nói với anh Thọ. Anh Thọ nói để Ban Bí thư giải quyết; nhưng anh Mười Cúc trong Ban Bí thư cũng chưa thấy đưa ra Ban Bí thư bàn gì cả.
Anh Năm Xuân kể là đã nói chuyện việc sửa sổ với anh Thọ, anh ấy nói sẽ nhắc anh Thành làm ngay. Cũng nói với anh Hùng, thì anh Hùng tỏ ra rất quan tâm.
C17. Những chuyện của tháng 11/1980
Trong thời gian tôi đi chơi Sài Gòn và BCSĐ/BNV đi công tác xa về, thì tình hình đã có những biến chuyển quan trọng.
Sau khi tìm được bản photocơpy của Cục D3,
nay lại tìm được bản gốc của địch cũng lưu ở hồ sơ của D3. Do lần trước nắm không rõ yêu cầu, nên người ta chọn để gửi về Bộ 1 bản nom sạch sẽ hơn bản kia.
Mão đã được gọi về, và do họp lại thành phần cán bộ cũ trong Phòng của Mão, thì
cháu Việt lại nhớ ra nó là người đưa đi photocopy. Và báo cáo chi tiết buổi đưa bản Anh văn đi photocopy và việc cô Trang tự ý chụp ảnh như sau:
Cháu Việt được anh Sành sai đi làm photocopy, vì lúc đó cháu là tập sự nên hay phải đi làm việc vặt. Mang bản Anh văn đi photocopy, cô Trang hoạnh đòi phiếu yêu cầu. Việt nói “của ông Tài, Thứ trưởng đấy, chẳng có phiếu”. Đôi co một lát, rồi đồng ý làm không có phiếu yêu cầu. Lại hỏi Việt, bằng (bản ?) tiếng Anh đã dịch chưa? Việt đáp đã có anh Sành thạo để dịch rồi. Nhưng cô Trang lại nhờ anh Sâm ở Cục G3 dịch. Họ nói tài liệu quan trọng, phải báo cáo lên trên. Vì sợ sau này phai mờ, thì microfilm thêm; nhưng không trả lại ảnh cho Cục D3. Cô Trang có điện thoại cho anh Sành.
Việt mang photocopy về báo cáo cho Sành; họ bảo nhau: “ông Tài chỉ yêu cầu photocopy, lại đẻ số. Nhưng thôi cứ nộp đủ photocopy là được. Đừng nói chuyện chụp ảnh mà bị rầy”. Rồi bỏ qua luôn.
Anh Quyết đã gặp anh Sâm, thì xác nhận có dịch bản Anh văn.
Cục G3 vẫn chối không photocopy; với lý lẽ nói là không có loại giấy như bản của Cục D3.
Nhưng chỉ vài ngày sau, Cục D3 tìm ra bằng chứng, là tháng 9/1976 (2 tháng sau chuyện chụp bản Anh văn),
Cục G3 vẫn dùng loại giấy đã photocopy bản Anh văn, để photocopy cho Cục D3 một số tài liệu khác có chữ ký của nhiều cán bộ Cục G3. Bộ mặt gian dối của Cục G3 lần này càng lộ rõ.
Cục G3 viện lẽ, bọn gián điệp nước ngoài có thể cũng có một bản photocopy y hệt. Nhưng do tìm được bản gốc, có những chi tiết mà về khoa học không ai có thể nói khác. Đó là: Trong bản chú thích của tôi ghi gửi Thành ủy Sài Gòn ngày 15/7/1976, tôi có viết là trên bản Anh văn lấy được của địch, có một số chữ viết bằng bút chì, chứng tờ sự ghi chú của tôi ngày 15/7/1976 là chính xác, khách quan. Đối chiếu với các bản photocopy và bản chụp ảnh, thì thấy các chữ viết bút chì đó ở các bản sao chụp đều y hệt, nghĩa là chúng đều từ một gốc. Chính anh Quyết cũng đã bác bỏ ý Cục G3. Nếu có chép lại những chữ viết tay bằng bút chì đó, thì không khi nào y hệt từ nét chữ đến kích thước... cho nên đây là căn cứ rất khoa học.
C18. Những việc của tháng 12/1980
Đầu tháng 12/1980, anh Đông cho biết đã làm với anh Hùng. Sẽ làm với anh Hoàn, anh Thân, và với tôi.
Tối 16/12/1980, BCSĐ/BNV mời họp. Đến nơi, vắng anh Hùng vì triệu tập lủng củng; nhưng anh Hùng đã nghe và nhất trí rồi. Anh Sáu Hoàng đã nhất trí và xin vắng vì chuẩn bị vào Nam. Còn có mặt các anh Quyết, Đông, Viễn Chi, Thao, Tiến. Thêm anh Huynh Cục trưởng D3 anh Mãng, Mai Khiêm G3; Trần Lung E4; Trọng Đảng ủy; Tâm, Văn phòng Ban Cán sự, và tôi.
Mở đầu, cho từng Cục báo cáo, ai hỏi gì thì hỏi. Sau, mời tôi nói và trả lời một số ý kiến. Cuối cùng là các đồng chí Ban Cán sự phát biểu. Anh Thao, Tiến không có gì nói, vì đã nói ở Ban Cán sự rồi (Ban Cán sự đã họp thống nhất ý kiến trước). Chỉ có anh Viễn Chi phát biểu, lạc đề. Anh Đông nói vắn tắt để chuyển cho anh Quyết kết luận.
Sau khi kể lại quá trình, đặt vấn đề, xác minh, các khó khăn gặp phải, khắc phục ra sao, những ý kiến khác nhau, và giải đáp bằng thực tế có căn cứ khách quan khoa học như đã biết, kết luận:
Bản Anh văn trước đây nói là ở trong va ly người nước ngoài là báo cáo sai, nó là của D3, do làm việc lộn xộn luộm thuộm nên nói là của người nước ngoài. Nay sẽ báo cáo văn bản lên Trung ương.
Chú ý là mở đầu, thì nói việc kết luận anh Tài qua đình chỉ công tác ra sao là thẩm quyền Trung ương. Bộ chỉ có 2 việc: Trước đây đã ra văn bản về cơ sở. Nay ra văn bản về bản Anh văn. Ngụ ý coi như hết trách nhiệm. Không phải lúc bàn cãi, nên tôi không trả lời, tuy nói như vậy chưa hoàn toàn đúng.
Ghi lại các ý kiến phát biểu đáng chú ý.
- Cách một tuần, nghe nói Mai Khiêm chuẩn bị để phản đối, bằng cách nghe lại các băng ghi âm và xem tài liệu. Hôm họp, anh ta chỉ thanh minh và nêu một sự băn khoăn, không tỏ vẻ gì quyết liệt.
Nói mình là người phát hiện chuyện sửa sổ. Hỏi lúc nào, thì đáp ở buổi họp với anh Lê Quốc Thân. Hỏi: Thế anh Dịch báo cáo có đúng không? Không trả lời. Hỏi: anh Lê Quốc Thân xem sổ trước hay sau sửa? Đáp: không nhớ rõ.
Lộ ra rằng tập thể lãnh đạo Cục G3 có biết và bàn về chuyện sổ bị sửa; nhưng thấy đưa ra “không tiện và phiền” (!) nên cân nhắc lúc nào sẽ đưa ra. Hỏi: Vậy có ý thức đưa ra không? Không trả lời được, và chuyển.
Bị chất vấn nhiều về sự không trung thực.
Băn khoăn việc chụp ảnh bản Anh văn, bị anh Quyết bác ngay.
- Trần Lung Cục E4 báo cáo tóm tắt, công nhận kết quả. Nhưng trình ra một bản báo cáo ghi ngày 17/7/1976, và có chữ anh Lê Quốc Thân phê ngày 20/7/1976. Đại ý là “không buộc anh Tài, mà đã đề phòng có âm mưu địch”. Có vẻ để thanh minh: Nhưng sau cuộc họp, anh Huynh và tôi đều nghi đó là tài liệu giả. Trong cuộc họp, tôi chỉ nhắc rằng tài liệu ở BVĐ còn lưu, thì báo cáo đầu tiên là 15/7/1976, chứ không phải 17/7/1976.
Phải chăng, đây là cách hợp pháp hóa đưa tài liệu giả vào hồ sơ. Vì anh Đông cho biết cách đây một tháng, đã lệnh thu hết hồ sơ các Cục để Ban Cán sự cất vào một tủ sắt. Vậy thì tại sao bản này còn sót lại? Và Lung nói, “vì quan trọng, nên giữ riêng đến nay” (!), trái với quy tắc. Đã trao đổi, anh Đông cũng tỏ ra có chú ý, nhưng nói:
“Bây giờ hãy tập trung kết luận đúng, sai đã”.
- Anh Viễn Chi nói:
“Đây là kinh nghiệm một chuỗi làm việc vô nguyên tắc”. Rồi tự nhiên nói đao to búa lớn. Nào là
“anh Tài cũng có trách nhiệm lớn. Là người nguyên tắc, mà được xem bản Anh văn, không báo cáo anh Hoàn. Gửi Thành ủy Sài Gòn, mà Cục trưởng, Thứ trưởng phụ trách (anh Viễn Chi), Bộ trưởng đều không biết. Thành ra khi xảy chuyện, không ai biết. Nếu có báo cáo thì đỡ rắc rối. Cho nên chính anh Tài gây rắc rối cho mình”. Rồi quàng luôn chuyện
“hỏi cung tụi Ngụy, cũng là tự gây rắc rối”. Lại nói,
“có trí nhớ nhiều, mà không nhớ việc Mão đưa tài liệu cho xem, làm kéo dài xác minh”.
Tôi chỉ đáp là
“trách nhiệm báo cáo anh Hoàn không phải là tôi (ngụ ý theo hệ thống, thì anh Huynh phải báo cáo anh Viễn Chi và anh Hoàn; còn tôi, anh em cho xem, nghĩa là về nguyên tắc các anh đó phải biết rồi; nếu anh em chưa báo cáo cho các anh thì không phải lỗi ở tôi);
tôi gửi Thành ủy Sài Gòn vì ngoài việc trước đây tôi đã kiểm điểm với Thành ủy, trong danh sách còn có hai đồng chí Thành ủy khác, việc này không liên quan đến Bộ Nội vụ. Tôi không nhớ thì tôi nói là không nhớ”; và tôi nêu việc “có sự mớm cung bảo Trọng Bỉnh đưa tôi đọc”. Việc hỏi cung bọn Ngụy, tôi nói đây không phải lúc, nếu muốn biết, sẽ có đủ tài liệu. Hôm sau, tôi có thư chính thức cho Ban Cán sự đập lại các ý này.
Đáng chú ý là trước nửa tháng đã có người nói:
Họ muốn nói ông cũng tự gây rối cho mình để hòa cả làng. Phải chăng, anh Viễn Chi chỉ là người phát ngôn; và đánh tiếng để tạo cơ hội cho người khác nói sau. Cho nên, không chỉ trả lời ghi âm; tôi đã có thư chính thức cho BCSĐ/BNV.
Kết luận xong, anh Quyết nói: Sau này, còn làm rõ trách nhiệm cá nhân và đơn vị (anh Đông thêm là không phải chỉ cán bộ, mà cả lãnh đạo). Anh Quyết giới thiệu từng điểm cho từng Vụ, Cục. Và nói không kết luận, nhưng giá anh Tài nhớ được là anh Mão đưa cho xem, thì cũng mau việc hơn một chút. Tôi không trả lời, vì đã trả lời anh Chi rồi; và hôm sau đã có thư.
Tôi yêu cầu
“kết luận đề cập nội dung và xuất xứ, vì trước đây báo cáo ban đầu của Bộ Nội vụ sai cả nội dung lẫn xuất xứ”. Được đồng ý.
Tôi yêu cầu cho một bản kết luận. Anh Đông nói được, nhưng sẽ báo cáo anh Hùng. Ngày 19/12/1980, Văn Phòng Ban Cán Sự nói khoảng ba hôm sẽ có văn bản.
C19. Những việc tháng 1 và 2 năm 1981
Cuộc họp ở BCSĐ/BNV từ ngày 16/12/1980, vẫn chưa có văn bản.
Ngày 1/1/1981, tôi gửi thư lên Bộ Chính trị và Ban Bí thư, và gửi qua BCSĐ/BNV. Và liên tiếp trong vài ngày sau, đã gửi thẳng đến anh Thọ, anh Trinh, anh Song Hào, anh Hùng, anh Hoàn, anh Quyết, anh Đông. Đến 5/1/1981, kiểm tra lại chưa thấy BCSĐ/BNV chuyển thư, nên lại giục, thì được biết còn nằm ở chỗ anh Tiến; bèn thư cho anh Đông, xác định ý nghĩa việc gửi qua BCSĐ/BNV. Thì ngày 6/1/1981 nhận được bản lưu công văn chuyển của Ban Cán sự lên Ban Bí thư.
Ngày 16/1/1981 mới nhận được bản kết luận, do BCSĐ/BNV đã gửi nên Ban Bí Thư từ ngày 5/1/1981. Qua nội dung được biết BCSĐ/BNV đã họp kết luận từ 24/11/1980 (còn cuộc họp 16/12/1980, lẽ ra để thông báo kết luận, cho ai phát biểu gì thì nói; nhưng đã được làm dưới hình thức một cuộc họp để kết luận).
Sau đây là nguyên văn:
Đảng cộng sản Việt Nam
Ban chấp hành Trung ương
Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ
Số 14/BC - BCS (D3)
Hà nội, ngày 5/1/1981
T-Y: Báo cáo về kết quả xác minh 2 vấn đề mà đ/c Nguyễn Tài yêu cầu
Kính gửi Ban Bí thư,
Trong quá trình đồng chí Nguyễn Tài (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ) nghỉ công tác để kiểm điểm một số vấn đề theo quyết định số 234 QĐ/NSTƯ ngày 12/10/1977 của Ban Bí thư, đồng chí nguyễn Tài có đề nghị BCSĐ/BNV xem xét và kết luận về 2 vấn đề :
1) Trong thời gian đồng chí Nguyễn Tài bị địch bắt, có cơ sở nào của Bộ Nội vụ ở địa bàn phía Nam bị địch phá vỡ hay không?
2) Về bản tài liệu bằng tiếng Anh có tên đồng chí Tư Trọng (bí danh đồng chí Nguyễn Tài) có đúng là phát hiện trong va ly người nước ngoài ngày 12/7/1976 hay do nhầm lẫn.
Về hai vấn đề mà đồng chí nguyễn Tài đề nghị xem xét thì BCSĐ/BNV đã tiến hành xác minh lại và kết quả như sau:
1) Về vấn đề cơ sở:
Chúng tôi đã hỏi đồng chí Trần Quốc Hoàn và đồng chí Thứ trưởng Viễn Chi là hai đồng chí trước đây trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác điệp báo của Bộ Công an (nay là Bộ Nội vụ) phía Nam, thì hai đồng chí đều xác nhận là khi đồng chí Nguyễn Tài được điều động vào công tác ở An ninh Trung ương Cục, thì Bộ Công an (nay là Bộ Nội vụ) không giao cơ sở nào cho đồng chí Nguyễn Tài, do đó nên khi đồng chí Nguyễn Tài bị địch bắt thì cũng không có cơ sở nào của Bộ Công an (nay là Bộ Nội vụ) bị phá vỡ.
Về vấn đề này, ngày 19/3/1980, Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ đã có báo cáo số 112 BC/BCS gửi lên Ban Bí thư.
2) Về vấn đề “bản tài liệu tiếng Anh”.
Chúng tôi đã tổ chức kiểm tra lại xem là bản tài liệu tiếng Anh có tên đồng chí Tư Trọng do Cục G3 Bộ Nội vụ chụp có đúng là tài liệu lấy từ trong va ly người nước ngoài hay là chụp từ nguồn khác rồi báo cho nhầm vào vụ tài liệu của người nước ngoài. Nếu là nhầm thì ai là người đưa chụp, từ tài liệu gốc nào và từ máy, giấy của đơn vị nào chụp.
Đến nay đã làm rõ được các vấn đề như sau:
- Về nguồn gốc bản tài liệu bằng tiếng Anh có tên đồng chí Tư Trọng là do đồng chí Trọng Bình (cán bộ Cục chống gián điệp thuộc Bộ Nội vụ), sau khi miền Nam giải phóng, vào công tác ở phía Nam đã tìm thấy trong tủ tại Tổng nha Cảnh sát Ngụy cũ tại Sài Gòn. Tài liệu này có kèm cả bản dịch ra tiếng Việt của bọn Ngụy trước đây. Sau đó đồng chí Trọng Bình đã chuyển tài liệu này cho đồng chí Trần Mão (là cán bộ phụ trách phòng chống gián điệp Mỹ trong Cục chống gián điệp thuộc Bộ Nội vụ) mang về Bộ Nội vụ.
Đồng chí Trần Mão đã không báo cáo lãnh đạo Cục chống gián điệp cũng như các đồng chí lãnh đạo Bộ, mà tự ý đưa thẳng cho đồng chí Nguyễn Tài xem. Sau khi xem đồng chí Nguyễn Tài đã giao cho đồng chí Mão lưu hồ sơ. Đến trước ngày 15 tháng 7 năm 1976, đồng chí Nguyễn Tài nhờ cán bộ của Cục chống gián điệp đưa photocopy, cán bộ đó đã nhờ Cục G3 photocopy cho những bản chụp lại, đồng chí Nguyễn Tài giữ một bản, gửi đồng chí Mười Hương Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh một bản, một bản do Cục chống gián điệp lưu cùng bản tài liệu gốc.
- Về người đưa tài liệu sang nhờ Cục G3 chụp, đến nay, đồng chí Trần Quốc Việt, cán bộ Cục chống gián điệp đã nhớ ra và làm báo cáo xác nhận chính đồng chí là người được một cán bộ tại phòng đồng chí công tác giao đem tài liệu này sang nhờ Cục G3 chụp, người chụp là đồng chí Lê Hồng Trang đã chụp vào sau khi chụp các tài liệu người nước ngoài, và cùng một cuộn phim, không có cách quãng, sau đó quên đi nên khi in ảnh thì in luôn cả vào tài liệu của người nước ngoài và giao luôn cho Cục E4, các đồng chí Cục E4 thấy tài liệu quan trọng thì báo cáo lãnh đạo Bộ.
- Về đặc điểm kiểu ảnh in từ phim nói là chụp trong số tài liệu của người nước ngoài đã xác minh đúng là từ một bản gốc mà Cục chống gián điệp đang còn lưu giữ.
- Về đặc điểm giấy ảnh và máy chụp lại cũng đã xác đinh rõ là từ máy của Cục G3 chụp và trùng hợp loại giấy mà Cục G3 đã có sử dụng trong thời gian này.
- Về số thứ tự các kiểu phim chụp tài liệu lấy trong va ly người nước ngoài, thì nếu theo số ghi ban đầu trong số phim chụp của Cục 3 chỉ có số từ từ 116… đến số 111658. Còn bản tài liệu tiếng Anh là số 11659. Sau này trong một cuộc họp, do cho bản tài liệu tiếng Anh cũng là chụp trong số tài liệu ở va ly người nước ngoài, nên đồng chí Hồng Trang đã sửa lại số phim chụp tài liệu của người nước ngoài từ 116... đến 11659.
Qua kết quả xác minh nói trên, trong cuộc họp Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ ngày 24/11/1980, có thêm một số cán bộ các Cục liên quan tham dự, đã nhất trí kết luận là kiểu phim số 11659 chụp bản tài liệu tiếng Anh có tên đồng chí Tư Trọng không phải chụp từ tài liệu lấy trong va ly người nước ngoài, mà chụp từ bản tiếng Anh do Cục chống gián điệp đưa.
Về trách nhiệm trong việc nhầm lẫn này, chúng tôi sẽ cho kiểm điểm làm rõ, trách nhiệm từng đơn vị, từng người.
T/M Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ
Đã ký : Trần Quyết
Nơi gửi:
- Ban Bí thư
- Các đồng chí trong Ban Cán sự
- Đ/c Trọng Bí thư Đảng ủy. - Đồng chí Nguyễn Tài - Lưu VP/BCS
Nội dung có chỗ chưa đúng; ban đầu tôi đã sơ bộ báo cho Văn phòng BCSĐ/BNV; sau đó ngày 31/1/1981, đã có thư chính thức cho BCSĐ/BNV, đồng gửi BVĐ và Đảng ủy Bộ Nội vụ.
* * *
D. Vụ bản Anh văn nói là lấy được trong va ly đoàn nước ngoài, do hồ đồ thiếu trách nhiệm ngay từ đầu đồng thời bị dịch sai một cách quá dốt nát; đã là căn cứ để Tổ chức đặt vấn đề bí mật nghi tôi là CIA từ 7/1976, và đình chỉ công tác tôi từ 10/1977.
Lẽ ra, ngay sau khi tìm thấy bản của tôi gửi Thành ủy Sài Gòn và dịch đúng lại nội dung của nó, thì người ta đã phải loại bỏ nó khỏi sự nghi vấn đối với tôi.
Nhưng khi đó với lối suy diễn “quá ư lệch lạc” của những người có trách nhiệm, cộng với sự “không trung thực” của một số người trong cuộc, sự phụ họa của những kẻ cơ hội, người ta vẫn tìm cách “hoạnh”, và bắt tôi phải giải đáp những vấn đề lẽ ra không hề thuộc trách nhiệm tôi phải giải đáp. Làm cho việc kéo dài trên 3 năm mới được kết luận ngã ngũ như ta thấy. Tuy nhiên thời gian kéo dài thêm đó không hề vô ích; vì nó giải quyết được vụ việc một cách triệt để với tính thuyết phục cao.
Kết luận thanh toán triệt để mọi nghi vấn đối với tôi; mặc nhiên đặt ra những mối nghi vấn về những người khác mà nếu đọc kỹ các đoạn trên, ta đã có thể tự đặt câu hỏi. Đáng buồn là – tuy tôi đã chính thức nêu vấn đề, nhưng đã 20 năm trôi qua – mà trong Đảng không có một cơ quan có trách nhiệm nào chịu đứng ra làm rõ; nên một số người trong cuộc qua đời và vụ việc cũng bị “chìm xuống” luôn.
Đối với tôi, một lần nữa lại nổi lên sâu sắc một bài học về
sự kiên trì bảo vệ tính trong sáng về sinh mệnh chính trị của bản thân; và tính triệt để cách mạng đấu tranh nội bộ; dù phải đối đầu với bất kỳ ai.
[1]Không thấy mục C15 (BT)
0 nhận xét:
Post a Comment