_ Hải Thượng Lãn Ông _
(Trích "Thượng Kinh Ký Sự")
Một ngày kia, hai lão ni[185]Lão ni: người đàn bà đi tu đạo Phật, tuổi đã già. đến chỗ tôi ngụ nói rằng: “Chùa Huê Cầu[186]Huê Cầu: tên làng thuộc huyện Văn Giang, Bắc Ninh. đúc chuông lớn, công quả[187]Công quả: hiệu quả của một việc đã thành. chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hóa[188]Khuyến hóa: quyên tiền.”. Một ni nói: “Tôi trú trì ở chùa núi An Tử[189]An Tử Sơn: tên quả núi ở huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương. Tục truyền rằng An Kỳ Sơn xưa tu ở đấy, nên gọi là An Tử. An Kỳ Sinh là một vị tiên, người đời Chiến Quốc bên Tàu.”. Một ni kia nói: “Tôi là con gái của quan tả thừa ty tỉnh Sơn Nam[190]Sơn Nam: vùng tỉnh Nam Định. , quê ở Huê Cầu”. Tôi nghe nói giật mình như tỉnh giấc mơ, mời họ vào nhà ngoài, hỏi nhỏ một tiểu cô trong bọn tòng hành, mới biết đích đây là “tiểu nhân”[191]Tiểu nhân: tiếng dùng riêng để chỉ người đàn bà mà đối với mình đã có quan hệ về tình cảm. của tôi vậy. Tôi nghĩ thầm: “Người này mà không biết mình mà lại đây, thật là một việc lạ. Mình nên nói tính danh ra để xem để xem ý tứ nào khắc hiểu rõ”. Tôi nói: “Tôi là người xã Liêu Xá, lánh nạn di cư đến Hoan Châu, ở Hương Sơn là quê mẹ, chẳng dè phải triệu về kinh. Nhà trọ tiêu điều, tuy có hằng tâm nhưng biết làm sao được”. Khi ấy chỉ thấy ni cô chùa Huê Cầu, mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng, bảo ni cô chùa An Tử rằng: “Chúng ta nên đi đi thôi!”. Tôi lưu họ lại không được, mới mang ra một số hương tiền để cúng nhà chùa. Tôi hỏi: “Hai lão ni trọ tại nơi nào?”. Họ đáp rằng: “Chưa có nơi nào”, rồi từ biệt đi khỏi.
Tôi vội gọi một tên người nhà linh lợi bảo đi sau họ, lại dặn không được để họ biết. Khi dến chỗ trú ngụ của họ thì hỏi dò xem họ đến đây từ bao lâu rồi, còn lưu trú bao nhiêu ngày nữa. Tên người nhà được lệnh ra đi, ước hơn hai giờ sau thì trở về. Y nói: “Hai ni cô trú tại chùa Liên Tông, mới đến đây được vài ba ngày, còn ở kinh nhiều ngày nữa để khuyến hóa”.
Ngày hôm sau, tôi gọi học trò tôi tên Tài đến mà bảo rằng: “Ta có một việc khá đặc biệt, nhờ anh vì ta hết lòng lo liệu”. Anh ta nói: “Nếu đệ tử phải khó nhọc thì cũng là phận sự của mình, đâu dám chối từ”. Tôi nói: “Thuở nhỏ ta cầu thân với con gái quan Tham Chính Thừa Ty Sơn Nam xưa ở xã Huê Cầu, đã nạp đủ lễ vấn danh[192]Vấn danh: một lễ trong việc hôn nhân, hai bên trao đổi cho nhau tờ biên tên trai gái. và lễ nạp thái[193]Nạp thái: lễ đưa đồ dẫn cưới. . Vì việc bị cản trở, ta mới phải từ hôn, hồi cư Hương Sơn. Mãi sáu bảy năm sau ta về kinh, nghe nói vị quan ấy đã từ trần. Còn người đàn bà làm ta chú ý hôm nay, ta có dò hỏi, người ta nói rằng người đó rất kỳ quái. Nghe nói năm xưa có một công tử đến cầu thân và đã nạp trọn sáu hôn lễ mà việc cũng không xong. Người con gái nói rằng:- Đã có người hỏi mình làm vợ thì mình đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ, nay còn mặt mũi nào mà lấy chồng khác -. Cô ta thề chung thân ở vậy thôi. Tôi nghe vậy thì tâm thần kinh loạn, than rằng: - Vì ta đã bất cẩn trong vụ này, có thủy mà không có chung, khiến cho người mang hận mà ta có tội là người bạc bẽo -. Ta bối rối không biết làm cách nào để gỡ cái mối ấy ra, mới vội vã đến xã Huê Cầu dể tìm hiểu sự việc. Người làng, như trên đã nói, trong số mười người thì bảy, tám người nói là ngày phụ thân cô ta tạ thế, người anh ép gả bà cho một sinh đồ[194]Sinh đồ: người thi đỗ khoa thi hương xưa, nhưng vào bậc dưới. trong làng để lấy tiền lo việc tang. Bà ta không thuận. Có kẻ nói rằng nhà quan khi đã sa sút, kẻ cao sang không tìm đến, kẻ thấp hèn không dám cầu xin, vì thế ở góa cho đến giờ. Ta nghe nói lòng cũng tạm yên, rồi trở về Hoan Châu. Đến nay ta gặp lại người ấy, thấy cảnh cô khổ[195]Cô khổ: cô đơn và khổ hạnh. như vậy, chẳng kể hữu tình hay vô tình, việc há chẳng có mầm mối ở ta sao? Cái kế sách ngày nay là bảo dưỡng[196]Bảo dưỡng: giữ gìn và nuôi nấng. người ấy đến hết đời mới có thể chuộc cái lỗi trước. Ta còn ở kinh đợi lệnh sai bảo thì việc chu cấp không khó gì, thảng hoặc trở về núi thì giúp đỡ sao được, vì đường xá cách trở. Nếu bà ta thuận về nơi vắng vẻ; ở đó anh ta đã sáng tạo một cái chùa nhỏ, có thể cung cấp đèn nhang, mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là để báo đáp cái cao tiết[197]Cao tiết: cái khí tiết cao quý. của bà ta, một nữa là để chuộc cái lỗi của ta. Cần hỏi kỹ để biết cái tình tiết ngày trước, rồi trình bày dự định của mình một lượt để xem bà ấy có ưng thuận không, dể rồi ta trù liệu công việc”.
Tôi sai mua một ít thời vật[198]Thời vật: phẩm vật trong mùa. đem tặng làm tin. Người được giao phó công việc, y lời ra đi, đến chiều tối mới về. Y nói: “Tôi đến chùa Liên Tông, thừa lúc vắng vẻ mà nói chuyện. Bà ấy cố cầm giọt lệ, đáp rằng:- Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, có dám oán trách ai, một đời sống tàn sao đáng tiếc. Có điều làm cho suy nghĩ là nhìn quanh không người thân thích, phần mộ tiên nhân không người cúng tế quét tước, há chỉ lo thân mình mà đến quê người độ sinh hay sao? Ông hãy trở về trả lời với quan nhân là tôi tuy chưa được nhờ ơn đức quan nhân, mà nay được biết tấm lòng tốt này cũng đủ an ủi cảnh linh lạc vậy”.
Tôi vội gọi một tên người nhà linh lợi bảo đi sau họ, lại dặn không được để họ biết. Khi dến chỗ trú ngụ của họ thì hỏi dò xem họ đến đây từ bao lâu rồi, còn lưu trú bao nhiêu ngày nữa. Tên người nhà được lệnh ra đi, ước hơn hai giờ sau thì trở về. Y nói: “Hai ni cô trú tại chùa Liên Tông, mới đến đây được vài ba ngày, còn ở kinh nhiều ngày nữa để khuyến hóa”.
Ngày hôm sau, tôi gọi học trò tôi tên Tài đến mà bảo rằng: “Ta có một việc khá đặc biệt, nhờ anh vì ta hết lòng lo liệu”. Anh ta nói: “Nếu đệ tử phải khó nhọc thì cũng là phận sự của mình, đâu dám chối từ”. Tôi nói: “Thuở nhỏ ta cầu thân với con gái quan Tham Chính Thừa Ty Sơn Nam xưa ở xã Huê Cầu, đã nạp đủ lễ vấn danh[192]Vấn danh: một lễ trong việc hôn nhân, hai bên trao đổi cho nhau tờ biên tên trai gái. và lễ nạp thái[193]Nạp thái: lễ đưa đồ dẫn cưới. . Vì việc bị cản trở, ta mới phải từ hôn, hồi cư Hương Sơn. Mãi sáu bảy năm sau ta về kinh, nghe nói vị quan ấy đã từ trần. Còn người đàn bà làm ta chú ý hôm nay, ta có dò hỏi, người ta nói rằng người đó rất kỳ quái. Nghe nói năm xưa có một công tử đến cầu thân và đã nạp trọn sáu hôn lễ mà việc cũng không xong. Người con gái nói rằng:- Đã có người hỏi mình làm vợ thì mình đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ, nay còn mặt mũi nào mà lấy chồng khác -. Cô ta thề chung thân ở vậy thôi. Tôi nghe vậy thì tâm thần kinh loạn, than rằng: - Vì ta đã bất cẩn trong vụ này, có thủy mà không có chung, khiến cho người mang hận mà ta có tội là người bạc bẽo -. Ta bối rối không biết làm cách nào để gỡ cái mối ấy ra, mới vội vã đến xã Huê Cầu dể tìm hiểu sự việc. Người làng, như trên đã nói, trong số mười người thì bảy, tám người nói là ngày phụ thân cô ta tạ thế, người anh ép gả bà cho một sinh đồ[194]Sinh đồ: người thi đỗ khoa thi hương xưa, nhưng vào bậc dưới. trong làng để lấy tiền lo việc tang. Bà ta không thuận. Có kẻ nói rằng nhà quan khi đã sa sút, kẻ cao sang không tìm đến, kẻ thấp hèn không dám cầu xin, vì thế ở góa cho đến giờ. Ta nghe nói lòng cũng tạm yên, rồi trở về Hoan Châu. Đến nay ta gặp lại người ấy, thấy cảnh cô khổ[195]Cô khổ: cô đơn và khổ hạnh. như vậy, chẳng kể hữu tình hay vô tình, việc há chẳng có mầm mối ở ta sao? Cái kế sách ngày nay là bảo dưỡng[196]Bảo dưỡng: giữ gìn và nuôi nấng. người ấy đến hết đời mới có thể chuộc cái lỗi trước. Ta còn ở kinh đợi lệnh sai bảo thì việc chu cấp không khó gì, thảng hoặc trở về núi thì giúp đỡ sao được, vì đường xá cách trở. Nếu bà ta thuận về nơi vắng vẻ; ở đó anh ta đã sáng tạo một cái chùa nhỏ, có thể cung cấp đèn nhang, mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là để báo đáp cái cao tiết[197]Cao tiết: cái khí tiết cao quý. của bà ta, một nữa là để chuộc cái lỗi của ta. Cần hỏi kỹ để biết cái tình tiết ngày trước, rồi trình bày dự định của mình một lượt để xem bà ấy có ưng thuận không, dể rồi ta trù liệu công việc”.
Tôi sai mua một ít thời vật[198]Thời vật: phẩm vật trong mùa. đem tặng làm tin. Người được giao phó công việc, y lời ra đi, đến chiều tối mới về. Y nói: “Tôi đến chùa Liên Tông, thừa lúc vắng vẻ mà nói chuyện. Bà ấy cố cầm giọt lệ, đáp rằng:- Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, có dám oán trách ai, một đời sống tàn sao đáng tiếc. Có điều làm cho suy nghĩ là nhìn quanh không người thân thích, phần mộ tiên nhân không người cúng tế quét tước, há chỉ lo thân mình mà đến quê người độ sinh hay sao? Ông hãy trở về trả lời với quan nhân là tôi tuy chưa được nhờ ơn đức quan nhân, mà nay được biết tấm lòng tốt này cũng đủ an ủi cảnh linh lạc vậy”.
Tôi lấy làm thương tình, mới dãi lòng trong một bài thơ như sau:
Từ đó thói thường qua lại hỏi thăm nhau. Bà ấy nói là ở Nghệ An có nhiều gỗ đóng quan tài, bà xin mua cho bà một cỗ. Tôi sai người đi kiếm, nhưng chưa được. Ngày tôi được thả cho về, tôi trao cho người lo việc ấy năm quan tiền cổ để tìm mua bán mà tặng bà ta. Đó là thuộc về việc sau, không nói đến.
-------------------
[185] Lão ni: người đàn bà đi tu đạo Phật, tuổi đã già.
[186] Huê Cầu: tên làng thuộc huyện Văn Giang, Bắc Ninh.
[187] Công quả: hiệu quả của một việc đã thành.
[188] Khuyến hóa: quyên tiền.
[189] An Tử Sơn: tên quả núi ở huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương. Tục truyền rằng An Kỳ Sơn xưa tu ở đấy, nên gọi là An Tử. An Kỳ Sinh là một vị tiên, người đời Chiến Quốc bên Tàu.
[190] Sơn Nam: vùng tỉnh Nam Định.
[191] Tiểu nhân: tiếng dùng riêng để chỉ người đàn bà mà đối với mình đã có quan hệ về tình cảm.
[192] Vấn danh: một lễ trong việc hôn nhân, hai bên trao đổi cho nhau tờ biên tên trai gái.
[193] Nạp thái: lễ đưa đồ dẫn cưới.
[194] Sinh đồ: người thi đỗ khoa thi hương xưa, nhưng vào bậc dưới.
[195] Cô khổ: cô đơn và khổ hạnh.
[196] Bảo dưỡng: giữ gìn và nuôi nấng.
[197] Cao tiết: cái khí tiết cao quý.
[198] Thời vật: phẩm vật trong mùa.
Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa
Kim nhật tương khan khổ tự ta
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ
Song mầu xuân tận kiến hình hoa
Thử sinh nguyện tác can huynh muội
Tái thế ưng đồ tốn thất gia
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã
Túng nhiên như thử nại chi hà?
Việc đã hại người chẳng tính ra
Nhìn nhau buổi ấy xót lòng ta
Một cười tình bạn mà rơi lệ
Hai mắt xuân tàn mới ngó hoa
Cuộc sống anh em lo giữ nghĩa
Kiếp sau ao ước sống chung nhà
Ta không phụ bạc dù ai phụ
Nào biết làm sai nỗi ấy a?
Kim nhật tương khan khổ tự ta
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ
Song mầu xuân tận kiến hình hoa
Thử sinh nguyện tác can huynh muội
Tái thế ưng đồ tốn thất gia
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã
Túng nhiên như thử nại chi hà?
Việc đã hại người chẳng tính ra
Nhìn nhau buổi ấy xót lòng ta
Một cười tình bạn mà rơi lệ
Hai mắt xuân tàn mới ngó hoa
Cuộc sống anh em lo giữ nghĩa
Kiếp sau ao ước sống chung nhà
Ta không phụ bạc dù ai phụ
Nào biết làm sai nỗi ấy a?
Từ đó thói thường qua lại hỏi thăm nhau. Bà ấy nói là ở Nghệ An có nhiều gỗ đóng quan tài, bà xin mua cho bà một cỗ. Tôi sai người đi kiếm, nhưng chưa được. Ngày tôi được thả cho về, tôi trao cho người lo việc ấy năm quan tiền cổ để tìm mua bán mà tặng bà ta. Đó là thuộc về việc sau, không nói đến.
-------------------
[185] Lão ni: người đàn bà đi tu đạo Phật, tuổi đã già.
[186] Huê Cầu: tên làng thuộc huyện Văn Giang, Bắc Ninh.
[187] Công quả: hiệu quả của một việc đã thành.
[188] Khuyến hóa: quyên tiền.
[189] An Tử Sơn: tên quả núi ở huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương. Tục truyền rằng An Kỳ Sơn xưa tu ở đấy, nên gọi là An Tử. An Kỳ Sinh là một vị tiên, người đời Chiến Quốc bên Tàu.
[190] Sơn Nam: vùng tỉnh Nam Định.
[191] Tiểu nhân: tiếng dùng riêng để chỉ người đàn bà mà đối với mình đã có quan hệ về tình cảm.
[192] Vấn danh: một lễ trong việc hôn nhân, hai bên trao đổi cho nhau tờ biên tên trai gái.
[193] Nạp thái: lễ đưa đồ dẫn cưới.
[194] Sinh đồ: người thi đỗ khoa thi hương xưa, nhưng vào bậc dưới.
[195] Cô khổ: cô đơn và khổ hạnh.
[196] Bảo dưỡng: giữ gìn và nuôi nấng.
[197] Cao tiết: cái khí tiết cao quý.
[198] Thời vật: phẩm vật trong mùa.
Hải Thượng Lãn Ông
(Trích "Thượng Kinh Ký Sự")
❧ ❀ ❧
Nguồn: Việt Nam Thư Quán
Mối tình của ông già lười
Nghe đọc tại Sách nói Online http://sachnoionline.net_ Truyện ngắn của Từ Khôi _
Đi trên những phố cổ Hà Nội, giữa không khí bán buôn, có ai đó chợt lắng lòng tự hỏi: danh nhân được dùng để đặt tên cho con phố này có lý lịch thế nào?
Tôi đang đi trên phố Lãn Ông. Bạn từng đi trên đường phố này bao nhiêu lần? Có thể bạn chưa để ý đến tên phố nhưng khứu giác thì à lên mách bảo: mùi thuốc bắc.
Lãn Ông, đây không phải là tên cúng cơm của danh nhân mà là tên hiệu tự đặt. Lãn Ông là tên chữ Nho, có nghĩa là Ông Già Lười. Còn tên thực của ông là Lê Hữu Trác.
Lãn Ông - Không biết ai đã có sáng kiến lấy tên của vị đại danh y này đặt cho đường phố chuyên bán thuốc bắc?
Đến đây, có thể có bạn sẽ căn vặn tôi: “Tôi đã biết Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là bậc đại danh y của dân tộc. Nhưng anh có biết gì về những câu chuyện đời tư của danh nhân. Nếu có thể anh kể được một câu chuyện mùi mẫn chăng?”
Câu hỏi khiến tôi bối rối. Một câu chuyện mùi mẫn. Mùi mẫn. Bỗng dưng một ý nghĩ lóe lên như có ai gợi ý: anh đã đọc một cuốn tiểu thuyết viết về Lãn Ông do người nước ngoài viết chưa?❖Tiểu thuyết Lãn Ông của nữ văn nghị sĩ Pháp Yveline Féray, NXB Văn Nghệ TP HCM, 2005. Đấy người nước ngoài còn viết được tiểu thuyết về Lãn Ông trong khi anh đến một câu chuyện nhỏ về danh nhân còn lúng túng. Người đã xa. Đã thành thiên cổ. Đã hòa vào lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội thì biết đâu mà lần...
Trong tiểu thuyết viết về Lãn Ông của nữ tác giả nước ngoài nọ hẳn có những câu chuyện riêng tư? Có lẽ tất cả những câu chuyện riêng tư ấy sẽ chẳng khiến ai quan tâm nếu như không có một chi tiết khiến bạn “nhảy cỡn” lên: sao lại viết danh nhân của chúng tôi nửa đêm mò đi chơi gái?
Trước chi tiết này, cũng có người nói:
- Thì đã sao. Như thế mới là con người chứ.
Tôi lại lâm vào tình thế lúng túng.
❀
Dừng chân vào một quán cà phê. Trong khi đang nhấm nháp tách cà phê nóng hổi, mải nghĩ xem mình có biết gì về thân thế sự nghiệp của Lãn Ông không thì bất chợt có tiếng hỏi làm tôi giật mình:
- Chú cũng làm thầy lang à?
Tôi ngơ ngác. Nhìn ra xung quanh không thấy ai. Chắc ông già khoảng tám mươi tuổi ngồi bàn bên cạnh hỏi tôi. Tôi khẽ lắc đầu. Ông già nói:
- Chẳng là tôi thấy chú cứ dán mắt vào xem thầy lang bên kia bốc thuốc.
- Ông là thầy lang sao? Tôi hỏi lại ông già. Ông già khẽ gật đầu.
- Ông có biết chuyện gì về đời tư của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông không? Chẳng hiểu sao bỗng nhiên tôi lại buột miệng hỏi ông già câu hỏi ấy. Ông già gật đầu.
- Tôi chẳng kể cho anh nghe dài dòng văn tự về chuyện thù tạc văn chương thơ phú của Lãn Ông nữa. Thi phú đối với bậc đại Nho, danh y Lãn Ông chẳng cần ngợi ca. Tôi cũng không kể cho anh nghe làm gì những cái chuyện thuốc thang vì anh cũng chẳng phải thầy lang như tôi. Có cái chuyện này, anh chịu khó nghe vậy.
❀
Từ miền sơn cước Hương Sơn châu Hoan (Hà Tĩnh), gần trưa một ngày không rõ ngày nào. À tôi nhớ ra rồi. Ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), Lãn Ông đang ngắm cảnh ở vườn thì có sai dịch của quan trấn bản hạt tới đưa thư. Đó là chỉ truyền về kinh chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán. Người sai dịch tiết lộ riêng với Lãn Ông rằng: “Quan Chánh Đường Hoàng Đình Bảo nghe danh cụ nên tiến cử cụ với chúa Trịnh về kinh chữa bệnh cho Đông cung vương Thế tử”.
Sau vài ngày chuẩn bị, Lãn Ông về kinh.
Về tới kinh thành, nhưng chưa được triệu vào phủ bắt mạch cho Chúa và Thế tử nên Lãn Ông xin phép ghé về Liêu Xá, huyện Đường Hào, Hải Dương thăm bản quán sau ngót ba chục năm xa cách. Khi trở lại kinh đô, anh người nhà tên là Tài lấy làm ngạc nhiên và băn khoăn mãi về sự trầm tư của Lãn Ông, nhưng không dám hỏi...
Đang ở nhà trọ thì một hôm Lãn Ông thấy hai bà sư và một ni cô trẻ đến. Họ nói từ chùa Huê Cầu ở phủ Thượng Hồng, Hải Dương lên kinh thành quyên tiền để góp thêm kinh phí tu bổ chùa và đúc một quả chuông lớn. Lãn Ông mời họ vào nhà. Trong khi nói chuyện mới để ý tới một bà vóc dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. “Không biết mình đã gặp bà ta ở đâu”, Lãn Ông nghĩ mãi vẫn chưa ra. Về phần bà sư này cũng nhìn Lãn Ông có phần phân vân. Nhân thể, Lãn Ông bèn gặng hỏi về quê quán, người thân của bà. Bà sư đáp:
- Thưa ông. Tôi là Liên. Người gốc Huê Cầu. Nguyên con gái quan Tả thừa tư Sơn Nam...
Mới nghe đến đây, trong lòng Lãn Ông đã xáo trộn. Có thật chăng bà sư này là Liên? Là con gái quan Tả thừa tư Sơn Nam?
Thấy Lãn Ông ngập ngừng, nên bà sư Liên cũng không tiện hỏi về quê hương bản quán của Lãn Ông.
Nhân khi bà sư Liên ra hiên lấy ông bình vôi để ăn miếng trầu, Lãn Ông mới hỏi nhỏ ni cô đi theo:
- Sư Đàm Liên đích thị người vùng nhuộm thâm Huê Cầu, con quan Tả thừa tư Sơn Nam nổi tiếng ở phủ Thượng Hồng, trấn Sơn Nam?
Ni sư khẽ gật đầu đáp:
- Thưa vâng.
Lãn Ông lại thần người ra mất một lúc. Khi ấy, sư Đàm Liên cũng vừa đi vào. Lãn Ông ngập ngừng:
- Tôi là người thôn Văn Xá xã Liêu Xá, phủ Thượng Hồng, Hải Dương. Vì loạn phải phiêu dạt về quê mẹ xứ Hương Sơn châu Hoan...
Mới nghe Lãn Ông nói đến đây, sư Đàm Liên thảng thốt, không giấu nổi qua hành động và ánh mắt cúi gằm. Sư Đàm Liên ấp úng nói với sư bà và ni cô đi cùng:
- Chúng ta đi thôi!
Lãn Ông không ngăn được bèn ấn vội vào tay sư bà cùng đi với sư Đàm Liên ít tiền cung tiến. Lãn Ông hỏi:
- Các sư trọ ở đâu?
Sư bà và ni cô chưa kịp trả lời thì sư Đàm Liên vội nói:
- Chúng tôi đi khuyến hóa, tiện sẽ có chỗ nghỉ thích hợp.
Nói xong, liền thúc sư bà và ni cô từ biệt Lãn Ông.
Đợi họ ra tới cổng, Lãn Ông khẽ vẫy tay ra hiệu cho anh người nhà tên là Tài lại gần, căn dặn:
- Anh hãy lén theo các bà sư xem họ ở đâu. Nhớ đừng để họ biết.
Tài đi khá lâu mới trở về, thưa:
- Trình thầy, hai bà sư trọ ở chùa Liên Tôn. Họ mới đến và dự tính sẽ ở lại kinh đô khá lâu.
Đêm ấy. Trăng trong, gió hây hây thổi. Lãn Ông ngồi độc ẩm, tư lự. Đêm về khuya, tiết Nguyên tiêu lành lạnh. Anh Tài đem thêm chiếc áo cho Lãn Ông và khuyên thầy nên đi nghỉ. Lãn Ông khoát tay ra hiệu cho anh ngồi xuống bên cạnh. Đợi Tài uống xong chén trà, Lãn Ông chậm rãi:
- Có chuyện này ta muốn nhờ anh giúp.
- Dạ thưa, có gì thầy cứ dạy bảo.
Lãn Ông buồn rầu:
- Khi còn ít tuổi, nhà có dạm hỏi cho ta con gái quan Tả thừa tư Sơn Nam ở Huê Cầu. Thời bấy giờ “nam nữ thụ thụ bất thân” nên ta và nàng chỉ có thể nhìn trộm nhau mỗi dịp ngang qua đầu làng, nơi có một cái đầm nước hình cái bầu lượn sát bên hàng tre ngả bóng và ngăn làng thành hai xóm. Do cha mẹ đôi bên hứa gả nhưng quả thực ta và nàng lại có vẻ rất ưng nhau dù chẳng ai dám ngỏ lời. Mà ngỏ lời làm chi khi bốn con mắt đã nói hết mọi lời. Tưởng các việc đã đâu vào đấy rồi thì... cha ta đột tử. Ấy là năm Kỷ Mùi (1739), khi ấy ta mười chín tuổi tròn. Giữa khi ta đang chịu tang thì lại xảy ra loạn lạc. Hết loạn Nguyễn Tuyển, loạn Nguyễn Cừ, đến loạn Vũ Trác Oánh, Nguyễn Hữu Cầu khởi binh ngay đất bản quán. Lại thêm quân của Hoàng Công Chất vây hãm ở ven sông Nhị Hà (sông Hồng), có bận còn chiếm giữ cả vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Ta bị gọi đi lính như nhiều trai đinh. Sợ Liên lỡ thì, nên ta đành phải từ hôn. Ta cứ nghĩ rằng con gái quan Tả thừa tư Sơn Nam sẽ mau chóng có người môn đăng hộ đối. Vài năm, rồi ta cũng chán cảnh võ nghiệp. Giữa khi ấy anh trai thứ năm của ta ở Hương Sơn lâm trọng bệnh qua đời. Ta trở về xứ Bầu Thượng, bên con sông Ngàn Phố ở Hương Sơn châu Hoan chăm sóc mẹ già...
____________
❖ Tiểu thuyết Lãn Ông của nữ văn nghị sĩ Pháp Yveline Féray, NXB Văn Nghệ TP HCM, 2005.
Thấm thoắt thoi đưa, ta lập gia đình ở Hương Sơn. Chừng dăm sáu năm, ta có việc về kinh tìm thầy học nghề thuốc nhưng không được đành mua tạm mấy cuốn sách đem về. Khi hỏi thăm ông hàng sách về quan Tả thừa tư Sơn Nam thì được tin ông đã mất. Hỏi về người con gái, ông hàng sách cho hay: đã có công tử đến hỏi, việc chuẩn bị đã xong nhưng không hiểu sao lại tan vỡ. Hơn năm sau lại có kẻ môn đăng hộ đối nhờ bà mối đánh tiếng cầu hôn nhưng cô chối từ, nói rằng: “Đã có người dạm hỏi, tức là mình là phận gái có chồng. Nay số phận chẳng ra gì mà bị chồng bỏ thì còn mặt mũi nào lấy ai nữa”. Cô thề nguyền suốt đời không lấy ai.
Lãn Ông ngừng lời. Rồi mắt ngấn lệ, ông kể tiếp:
- Nghe ông hàng sách kể, ta không khỏi buồn rầu. Một buổi ta về Huê Cầu thì được tin: người anh sắp gả cô cho một anh sinh đồ trong làng. Ta nghe nói có phần nguôi ngoai, yên lòng.
Thế nhưng ta đâu biết, dù bị ép nhưng trước sau cô Liên vẫn dứt khoát không chịu.
Mấy bữa trước, ta trở về Huê Cầu, người dân nói cô ở vậy đến già và đi tu ở tận bên Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh. Ta không thể lên đó được vì còn phải về kinh thăm bệnh cho Chúa. Không ngờ giữa chốn kinh đô phồn hoa này lại có cơ duyên gặp gỡ.
Khẽ dụi mắt, Lãn Ông bùi ngùi:
- Ta muốn nhờ anh tới chùa Liên Tôn, thưa với sư Đàm Liên rằng ta rất ân hận về việc có trước mà không có sau với bà ấy. Nếu bà ấy không chê, ta muốn mời bà về Hương Sơn để phụng dưỡng. Trong khu vườn thâm u của ta vốn sẵn có ngôi miếu thờ Phật, bà có thể an hưởng tuổi già. Hỏi xem bà có bằng lòng hay không. Các việc về sau ta sẽ tính.
Sớm hôm sau, anh Tài đến chùa Liên Tôn. Nhưng các bà sư và ni cô đã đi khuyến hóa từ tinh mơ. Anh Tài kiên nhẫn đợi. Đến ngang chiều, các sư bà mới trở về. Anh Tài đem chuyện thưa riêng với sư Đàm Liên. Sư nghe xong, không nén nổi sụt sùi, đáp:
- Anh về thưa lại với cậu Chiêu Bảy, à quan nhân, vì từ trước tôi quen gọi cậu Chiêu Bảy con quan Thị lang Bộ Công. Quan nhân có lòng, nhưng kiếp này tôi không gặp được chồng phải long đong khổ não. âu cũng là số phận, đâu có dám oán thán gì ai. Tôi nay không còn thân thích, phải trông nom phần mộ tổ tiên, đâu dám rời bỏ mà cầu lấy miếng ăn, kiếm chút nhàn tuổi già. Anh về thưa lại với quan nhân: tôi dù chưa được đội ơn thừa của quan nhân nhưng vâng nhận tấm lòng của quan nhân cũng đủ để an ủi nỗi niềm linh lạc của tôi rồi.
Đêm ấy, trăng xuân có phần lạnh hơn. Lãn Ông ngồi đắng lặng một mình bên bầu rượu, tay khư khư chiếc chén hạt mít. Thỉnh thoảng ông lại đưa lên môi nhấm nháp. Ông nhấc bút, lăn mực và viết. Viết xong, ông cầm vuông giấy dó lên và nhìn chăm chú khá lâu rồi mới đặt xuống bàn. Anh Tài lại đến bên bàn nhắc ông đi nghỉ sớm để mai còn vào phủ hầu Chúa và Thế tử Trịnh Cán. Lãn Ông cầm lấy vuông giấy, đưa cho Tài đọc. Đó là một bài thơ.
Thơ rằng:
Nghĩa là:
Lẩm nhẩm đọc đi đọc lại mấy lần, anh Tài trao lại bài thơ cho Lãn Ông không dám bình luận gì. Nhưng khi vào giường nằm, miệng anh lại lẩm nhẩm:
- Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ/ Song mâu xuân tận hiện hình hoa. Một câu thơ xuất thần. Thầy ta đa cảm thật. Mà sư Đàm Liên kể cũng nhất kiến chung tình.
Kể từ sau đêm làm xong bài thơ, Lãn Ông thường qua lại chùa Liên Tôn thăm sư Đàm Liên. Ban đầu sư Đàm Liên còn ngượng ngập nhưng sau cũng vui lòng đón tiếp và cũng thi thoảng tới nhà trọ thăm Lãn Ông. Họ coi nhau như anh em một nhà.
Hôm ấy, đương khi vui, Lãn Ông đọc cho sư Đàm Liên nghe bài thơ vừa viết than trách nỗi mình tệ bạc. Sư Đàm Liên lắng nghe, nước mắt lưng tròng. Sư không nói gì. Nhưng đến đêm, sư đã đọc đi đọc lại cả bài thơ không sai một từ. Trong đêm khuya, sư khẽ thốt lên rằng:
- Chiêu Bảy ơi, chàng còn nhớ chăng bài thơ chàng cảm thán cho số phận buổi loạn lạc năm xưa. Còn thiếp, thiếp nhớ như in bài thơ. Cảnh tang tóc trong bài thơ thì nhiều người biết. Nhưng cảnh tang tóc trong lòng thiếp thì ai tỏ tường. Sư khẽ ngâm:
Hồng – Châu trước nỗi binh đao
Kim đôi chiến đấu máu đào thành sông
Xương vùi mồ mả chập chồng
Lũy xưa cát trắng một vùng còn ghi
Một buổi khác, cũng lựa khi đương vui, sư Đàm Liên nói rằng:
- Chúng ta sắp phải chia tay. Tôi về Huê Cầu còn quan nhân về Hương Sơn. Tôi hỏi khí không phải mong quan nhân xá lỗi. Tôi nghe nói xứ Nghệ gỗ tốt, tôi muốn nhờ quan nhân tìm mua cho một cỗ áo quan có được chăng?
Lãn Ông nhận lời. Ông nhờ người tìm ngay nhưng chưa có. Đành hẹn dịp tốt sẽ cho người đem đến.
Lại một hôm khác, Lãn Ông tâm sự với sư Đàm Liên về việc muốn in bộ sách “Lãn Ông tâm lĩnh” tại Thăng Long vì ở đây mới có điều kiện khắc ván. Tiếc rằng công việc cứ nấn ná mãi. Sư Đàm Liên nói muốn được xem sách. Lãn Ông liền trao cho cho sư Đàm Liên mượn về chùa Liên Tôn. Trên đường về, sư Đàm Liên ghé qua chợ Mơ mua giấy, bút, mực. Những ngày, đêm sau đó, sư bà và ni cô thấy sư Đàm Liên luôn tay chép lại sách “Lãn Ông tâm lĩnh”. Họ hỏi, sư Đàm Liên cười nói vì muốn học chút nghề thuốc để phòng thân và may ra có thể cứu giúp được ai đó chăng. Sư Đàm Liên cũng căn dặn sư bà và ni cô đừng nói cho ai biết việc chép lại sách này.
Cái ngày sư Đàm Liên chép xong sách “Lãn Ông tâm lĩnh” thì cũng chính là ngày Lãn Ông báo rằng ngày mai, ông sẽ trở về Hương Sơn. Đây là cơ hội mà ông cần phải chớp lấy để giũ bỏ chốn đô hội mà ông không muốn những danh lợi nhuốm vào.
Hôm sau, sư Đàm Liên tới tiễn Lãn Ông. Hai con người tóc bạc da mồi nhìn nhau bịn rịn. Nhìn nhau không muốn chớp. Hình như ai cũng linh cảm rằng đây là lần gặp nhau cuối cùng trên dương thế.
Lãn Ông khẽ mở tay nải, lấy ra một bọc lụa gói ghém cẩn thận, hai tay trao cho sư Đàm Liên, bùi ngùi:
- Tôi đã nhận lời mà chưa làm được. Nay lại phải về Hương Sơn. Có một chút này biếu sư dùng để mua bộ áo quan như đã hứa.
Sư Đàm Liên giơ tay cản. Nhưng Lãn Ông cố đưa, nói rằng:
- Vì tôi sư đã lận đận nhiều. Một chút này mà sư cũng không nhận thì lòng tôi muôn phần đau đớn không yên. Mong sư hãy nhận cho.
Sư Đàm Liên miễn cưỡng nhận. Rồi họ chia tay.
Câu chuyện về việc Lãn Ông biếu sư bà Đàm Liên năm quan tiền cổ để mua áo quan có lẽ nhiều người biết. Lãn Ông cũng đã kể ngắn gọn tình tiết này trong “Thượng Kinh Ký Sự”. Thế nhưng, chính Lãn Ông không hề biết: ước nguyện của sư bà Đàm Liên khi đánh tiếng nhờ mua giúp bộ áo quan tốt chỉ là cái cớ. Sau này, khi sư bà Đàm Liên viên tịch, ni cô cùng đi tu theo sư có kể rằng: sư Đàm Liên có ước nguyện khi mất sẽ được nằm trong bộ áo quan mà Lãn Ông, tức cậu Chiêu Bảy lo cho, chứ sư Đàm Liên cần gì quan tài gỗ tốt hay không tốt đâu...
Ni cô cũng kể: dù ban đầu sư Đàm Liên tính toán là thế song sự thể lại chẳng được như ước nguyện. Khuyến hóa xong, sư Đàm Liên đã ở lại kinh thành. Hàng ngày, ngoài việc chăm nom cùng sư trụ trì chùa Liên Tôn, sư Đàm Liên còn đi giúp dân làm lễ và nhiều công việc khác. Sư Đàm Liên chăm chỉ tích cóp từng đồng xu nhỏ. Có người biết chuyện chê bai, dè bỉu sư tham lam. Sư nghe chỉ cười chứ không hề nói lại. Một ngày, người ta thấy sư thuê một tốp thợ khắc ván. Những người thợ của kinh thành này sau đó đã khắc trọn bộ “Lãn Ông tâm lĩnh” truyền lại cho đời sau.
Công việc xong xuôi, tốn kém rất nhiều. Sư Đàm Liên đã không giữ được một đồng xu nào từ năm quan tiền cổ mà Lãn Ông đưa tặng để mua bộ áo quan.
Câu chuyện của ông già trong quán cà phê khiến tôi bần thần cả người mà quên không hỏi địa chỉ của ông ở đâu. Ông có nói gia tộc ông đã gìn giữ bộ ván khắc “Lãn Ông tâm lĩnh” còn khá nguyên vẹn. Không biết gia tộc ông có liên quan gì tới sư bà Đàm Liên không. Nếu không phải trong gia tộc thì sao dòng họ ông lại có bộ ván khắc này...
Người đời sau được thừa hưởng rất nhiều từ vốn y thuật của “ông già lười” Lê Hữu Trác. Điều đó ai cũng biết rất rõ, nhất là các thầy lang. Nhưng kết cục, sư bà Đàm Liên, người đã thuê khắc “Lãn Ông tâm lĩnh” viên tịch ở đâu, được an táng chốn nào? Câu hỏi này cơ hồ không có lời đáp nếu không tìm được ông già trong quán cà phê hôm nào.
Lãn Ông ngừng lời. Rồi mắt ngấn lệ, ông kể tiếp:
- Nghe ông hàng sách kể, ta không khỏi buồn rầu. Một buổi ta về Huê Cầu thì được tin: người anh sắp gả cô cho một anh sinh đồ trong làng. Ta nghe nói có phần nguôi ngoai, yên lòng.
Thế nhưng ta đâu biết, dù bị ép nhưng trước sau cô Liên vẫn dứt khoát không chịu.
Mấy bữa trước, ta trở về Huê Cầu, người dân nói cô ở vậy đến già và đi tu ở tận bên Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh. Ta không thể lên đó được vì còn phải về kinh thăm bệnh cho Chúa. Không ngờ giữa chốn kinh đô phồn hoa này lại có cơ duyên gặp gỡ.
Khẽ dụi mắt, Lãn Ông bùi ngùi:
- Ta muốn nhờ anh tới chùa Liên Tôn, thưa với sư Đàm Liên rằng ta rất ân hận về việc có trước mà không có sau với bà ấy. Nếu bà ấy không chê, ta muốn mời bà về Hương Sơn để phụng dưỡng. Trong khu vườn thâm u của ta vốn sẵn có ngôi miếu thờ Phật, bà có thể an hưởng tuổi già. Hỏi xem bà có bằng lòng hay không. Các việc về sau ta sẽ tính.
Sớm hôm sau, anh Tài đến chùa Liên Tôn. Nhưng các bà sư và ni cô đã đi khuyến hóa từ tinh mơ. Anh Tài kiên nhẫn đợi. Đến ngang chiều, các sư bà mới trở về. Anh Tài đem chuyện thưa riêng với sư Đàm Liên. Sư nghe xong, không nén nổi sụt sùi, đáp:
- Anh về thưa lại với cậu Chiêu Bảy, à quan nhân, vì từ trước tôi quen gọi cậu Chiêu Bảy con quan Thị lang Bộ Công. Quan nhân có lòng, nhưng kiếp này tôi không gặp được chồng phải long đong khổ não. âu cũng là số phận, đâu có dám oán thán gì ai. Tôi nay không còn thân thích, phải trông nom phần mộ tổ tiên, đâu dám rời bỏ mà cầu lấy miếng ăn, kiếm chút nhàn tuổi già. Anh về thưa lại với quan nhân: tôi dù chưa được đội ơn thừa của quan nhân nhưng vâng nhận tấm lòng của quan nhân cũng đủ để an ủi nỗi niềm linh lạc của tôi rồi.
Đêm ấy, trăng xuân có phần lạnh hơn. Lãn Ông ngồi đắng lặng một mình bên bầu rượu, tay khư khư chiếc chén hạt mít. Thỉnh thoảng ông lại đưa lên môi nhấm nháp. Ông nhấc bút, lăn mực và viết. Viết xong, ông cầm vuông giấy dó lên và nhìn chăm chú khá lâu rồi mới đặt xuống bàn. Anh Tài lại đến bên bàn nhắc ông đi nghỉ sớm để mai còn vào phủ hầu Chúa và Thế tử Trịnh Cán. Lãn Ông cầm lấy vuông giấy, đưa cho Tài đọc. Đó là một bài thơ.
Thơ rằng:
Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa
Kim nhật tương khan khổ tự ta
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ
Song mâu xuân tận hiện hình hoa
Thử sinh nguyện tác càn huynh đệ
Tái thế ưng đồ tốn thất gia
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã
Túng thiên như thử nại chi ha!
Kim nhật tương khan khổ tự ta
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ
Song mâu xuân tận hiện hình hoa
Thử sinh nguyện tác càn huynh đệ
Tái thế ưng đồ tốn thất gia
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã
Túng thiên như thử nại chi ha!
Nghĩa là:
Vô tâm nên nỗi lỡ người ta
Hôm nay nhìn nhau luống ngậm ngùi
Tiếng cười mừng gặp mặt còn ngân nước mắt
Nơi góc sâu đôi mắt già (gần lòa) còn in bóng người con gái năm xưa.
Đời nay xin kết nghĩa làm anh em
Nguyện rằng kiếp sau sẽ kết làm gia thất
Ta không phụ người người nỡ phụ
Đành thôi như thế biết sao mà!
Hôm nay nhìn nhau luống ngậm ngùi
Tiếng cười mừng gặp mặt còn ngân nước mắt
Nơi góc sâu đôi mắt già (gần lòa) còn in bóng người con gái năm xưa.
Đời nay xin kết nghĩa làm anh em
Nguyện rằng kiếp sau sẽ kết làm gia thất
Ta không phụ người người nỡ phụ
Đành thôi như thế biết sao mà!
Lẩm nhẩm đọc đi đọc lại mấy lần, anh Tài trao lại bài thơ cho Lãn Ông không dám bình luận gì. Nhưng khi vào giường nằm, miệng anh lại lẩm nhẩm:
- Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ/ Song mâu xuân tận hiện hình hoa. Một câu thơ xuất thần. Thầy ta đa cảm thật. Mà sư Đàm Liên kể cũng nhất kiến chung tình.
Kể từ sau đêm làm xong bài thơ, Lãn Ông thường qua lại chùa Liên Tôn thăm sư Đàm Liên. Ban đầu sư Đàm Liên còn ngượng ngập nhưng sau cũng vui lòng đón tiếp và cũng thi thoảng tới nhà trọ thăm Lãn Ông. Họ coi nhau như anh em một nhà.
Hôm ấy, đương khi vui, Lãn Ông đọc cho sư Đàm Liên nghe bài thơ vừa viết than trách nỗi mình tệ bạc. Sư Đàm Liên lắng nghe, nước mắt lưng tròng. Sư không nói gì. Nhưng đến đêm, sư đã đọc đi đọc lại cả bài thơ không sai một từ. Trong đêm khuya, sư khẽ thốt lên rằng:
- Chiêu Bảy ơi, chàng còn nhớ chăng bài thơ chàng cảm thán cho số phận buổi loạn lạc năm xưa. Còn thiếp, thiếp nhớ như in bài thơ. Cảnh tang tóc trong bài thơ thì nhiều người biết. Nhưng cảnh tang tóc trong lòng thiếp thì ai tỏ tường. Sư khẽ ngâm:
Hồng – Châu trước nỗi binh đao
Kim đôi chiến đấu máu đào thành sông
Xương vùi mồ mả chập chồng
Lũy xưa cát trắng một vùng còn ghi
Một buổi khác, cũng lựa khi đương vui, sư Đàm Liên nói rằng:
- Chúng ta sắp phải chia tay. Tôi về Huê Cầu còn quan nhân về Hương Sơn. Tôi hỏi khí không phải mong quan nhân xá lỗi. Tôi nghe nói xứ Nghệ gỗ tốt, tôi muốn nhờ quan nhân tìm mua cho một cỗ áo quan có được chăng?
Lãn Ông nhận lời. Ông nhờ người tìm ngay nhưng chưa có. Đành hẹn dịp tốt sẽ cho người đem đến.
Lại một hôm khác, Lãn Ông tâm sự với sư Đàm Liên về việc muốn in bộ sách “Lãn Ông tâm lĩnh” tại Thăng Long vì ở đây mới có điều kiện khắc ván. Tiếc rằng công việc cứ nấn ná mãi. Sư Đàm Liên nói muốn được xem sách. Lãn Ông liền trao cho cho sư Đàm Liên mượn về chùa Liên Tôn. Trên đường về, sư Đàm Liên ghé qua chợ Mơ mua giấy, bút, mực. Những ngày, đêm sau đó, sư bà và ni cô thấy sư Đàm Liên luôn tay chép lại sách “Lãn Ông tâm lĩnh”. Họ hỏi, sư Đàm Liên cười nói vì muốn học chút nghề thuốc để phòng thân và may ra có thể cứu giúp được ai đó chăng. Sư Đàm Liên cũng căn dặn sư bà và ni cô đừng nói cho ai biết việc chép lại sách này.
Cái ngày sư Đàm Liên chép xong sách “Lãn Ông tâm lĩnh” thì cũng chính là ngày Lãn Ông báo rằng ngày mai, ông sẽ trở về Hương Sơn. Đây là cơ hội mà ông cần phải chớp lấy để giũ bỏ chốn đô hội mà ông không muốn những danh lợi nhuốm vào.
Hôm sau, sư Đàm Liên tới tiễn Lãn Ông. Hai con người tóc bạc da mồi nhìn nhau bịn rịn. Nhìn nhau không muốn chớp. Hình như ai cũng linh cảm rằng đây là lần gặp nhau cuối cùng trên dương thế.
Lãn Ông khẽ mở tay nải, lấy ra một bọc lụa gói ghém cẩn thận, hai tay trao cho sư Đàm Liên, bùi ngùi:
- Tôi đã nhận lời mà chưa làm được. Nay lại phải về Hương Sơn. Có một chút này biếu sư dùng để mua bộ áo quan như đã hứa.
Sư Đàm Liên giơ tay cản. Nhưng Lãn Ông cố đưa, nói rằng:
- Vì tôi sư đã lận đận nhiều. Một chút này mà sư cũng không nhận thì lòng tôi muôn phần đau đớn không yên. Mong sư hãy nhận cho.
Sư Đàm Liên miễn cưỡng nhận. Rồi họ chia tay.
Câu chuyện về việc Lãn Ông biếu sư bà Đàm Liên năm quan tiền cổ để mua áo quan có lẽ nhiều người biết. Lãn Ông cũng đã kể ngắn gọn tình tiết này trong “Thượng Kinh Ký Sự”. Thế nhưng, chính Lãn Ông không hề biết: ước nguyện của sư bà Đàm Liên khi đánh tiếng nhờ mua giúp bộ áo quan tốt chỉ là cái cớ. Sau này, khi sư bà Đàm Liên viên tịch, ni cô cùng đi tu theo sư có kể rằng: sư Đàm Liên có ước nguyện khi mất sẽ được nằm trong bộ áo quan mà Lãn Ông, tức cậu Chiêu Bảy lo cho, chứ sư Đàm Liên cần gì quan tài gỗ tốt hay không tốt đâu...
Ni cô cũng kể: dù ban đầu sư Đàm Liên tính toán là thế song sự thể lại chẳng được như ước nguyện. Khuyến hóa xong, sư Đàm Liên đã ở lại kinh thành. Hàng ngày, ngoài việc chăm nom cùng sư trụ trì chùa Liên Tôn, sư Đàm Liên còn đi giúp dân làm lễ và nhiều công việc khác. Sư Đàm Liên chăm chỉ tích cóp từng đồng xu nhỏ. Có người biết chuyện chê bai, dè bỉu sư tham lam. Sư nghe chỉ cười chứ không hề nói lại. Một ngày, người ta thấy sư thuê một tốp thợ khắc ván. Những người thợ của kinh thành này sau đó đã khắc trọn bộ “Lãn Ông tâm lĩnh” truyền lại cho đời sau.
Công việc xong xuôi, tốn kém rất nhiều. Sư Đàm Liên đã không giữ được một đồng xu nào từ năm quan tiền cổ mà Lãn Ông đưa tặng để mua bộ áo quan.
❀
Câu chuyện của ông già trong quán cà phê khiến tôi bần thần cả người mà quên không hỏi địa chỉ của ông ở đâu. Ông có nói gia tộc ông đã gìn giữ bộ ván khắc “Lãn Ông tâm lĩnh” còn khá nguyên vẹn. Không biết gia tộc ông có liên quan gì tới sư bà Đàm Liên không. Nếu không phải trong gia tộc thì sao dòng họ ông lại có bộ ván khắc này...
Người đời sau được thừa hưởng rất nhiều từ vốn y thuật của “ông già lười” Lê Hữu Trác. Điều đó ai cũng biết rất rõ, nhất là các thầy lang. Nhưng kết cục, sư bà Đàm Liên, người đã thuê khắc “Lãn Ông tâm lĩnh” viên tịch ở đâu, được an táng chốn nào? Câu hỏi này cơ hồ không có lời đáp nếu không tìm được ông già trong quán cà phê hôm nào.
Nguồn: Báo đại biểu nhân dân
Mối Tình Chung Thuỷ, Nhân Hậu
_ Đỗ Hồng Ngọc _
Báo Sức khoẻ Đời sống, Bộ Y tế, số 59 có bài "Ông Làm Biếng" của nhà văn Hữu Ngọc, giới thiệu cuốn tiểu thuyết mới Monsieur le Paresseux của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời của Hải Thượng Lãn Ông, người tổ ngành Y Việt Nam chúng ta. Một người thầy thuốc tài ba đức độ như Lãn Ông Lê Hữu Trác, tác giả của bộ Y Tông Tâm Lĩnh gồm 66 cuốn, mặc dù suốt đời tận tuỵ chữa bệnh cho mọi người nhưng chỉ mong sao cho không còn ai mắc phải bệnh tật nữa để mình được làm một "Ông Làm Biếng", đó chẳng phải là một ước mơ ngàn đời của ngành Y sao? Tôi không có cuốn Monsieur le Paresseux trong tay nên không biết Yveline Féray "hư cấu" ra sao chuyện tình đầu của Lãn Ông, nhưng trong Thượng Kinh Ký Sự"❖Chú thích: Hải Thượng Lãn Ông - Thượng Kinh Ký Sự - NXB Văn học, 1993. Bản dịch của Ứng Nhạc Vũ Văn Đình , tập ký viết năm 1783 của ông đã kể một cách khá chi tiết về mối tình thuỷ chung và nhân hậu đó, nên muốn ghi lại đây cùng với những cảm nghĩ để bạn đọc cùng chia sẻ nhân dịp xuân về.
Chuyện như sau:
"Một ngày kia, có hai lão ni đến chỗ tôi cư ngụ, nói rằng: chùa Huê Cầu đúc chuông lớn, công quả chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hoá”. Thế rồi một ni sư tự giới thiệu mình là trụ trì chùa núi An Tử, còn lão ni kia thì giới thiệu mình là con gái quan tả thừa ty Sơn Nam, quê ở Huê Cầu. "Tôi nghe nói giật mình như tỉnh giấc mơ", Lãn Ông viết. Sau đó ông tìm cách "hỏi nhỏ một tiểu cô trong bọn tòng hành mới biết là người cũ của mình". Rõ ràng một tiểu ni tìm đến một quan nhân (lúc này Lãn Ông đang làm quan thầy thuốc ở trong triều) để khuyến hoá mà lại xưng cái "lý lịch cá nhân" của mình ra như thế, phải có lý do gì chứ. Và đúng vậy, chỉ mới nghe qua địa danh Sơn Nam, Huê Cầu thôi, đã đủ làm cho Lãn Ông choáng váng, "giật mình như tỉnh giấc mơ". Chuyện đúc chuông, khuyến hoá chẳng qua là cái cớ để cho bà có dịp gặp lại ông.
Tưởng tượng coi, lão ni – người tình cũ của Lãn Ông – đã phải trần mình năn nỉ, thuyết phục sư bà ra sao để sư bà động lòng chịu cùng xuống núi một phen. Tuy biết khá rõ rồi, nhưng vốn thận trọng, Lãn Ông mới "trắc nghiệm" lại lần nữa, vì biết đâu chỉ là một sự tình cờ, ông bèn kể rõ quê quán... "Lúc đó chỉ thấy ni cô chùa Huê Cầu mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng, bảo sư bà trụ trì rằng: Thôi, chúng ta đi thôi”. Một lão ni nghiêm trang cẩn mật, tuổi tác già nua mà "mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng" rồi phải hối thúc sư bà "đi đi thôi” trong một tâm trạng như là dỗi hờn thì thật là đáng kinh ngạc. Lãn Ông rất lúng túng, tìm cách "lưu họ lại không được, mới mang ra một ít hương tiền để cúng” rồi hỏi: “Hai lão ni trọ tại nơi nào?". Họ đáp: “Chưa có nơi nào", rồi vội vàng từ biệt ra đi. Lãn Ông đâu dễ chịu ngồi yên, ông "vội gọi một tên người nhà linh lợi bảo đi theo sau họ, mà không cho họ biết... ".
Thế rồi Lãn Ông nhớ lại mối tình xưa. Lỗi tại ông. Ông đã nộp đủ lễ vấn danh, lễ nạp thái, vậy mà rồi vì một lý do riêng, ông hồi cư về Hương Sơn quê mẹ và xa luôn người vợ sắp cưới của mình để bà phải mỏi mòn trông đợi đến hôm nay mới bất ngờ gặp lại.
Rồi người thiếu phụ đó ra sao? Lãn Ông có dọ hỏi thì biết bà "thề chung thân ở vậy". Nhiều người đi hỏi cưới, bà cương quyết từ chối. Sau cùng, bà vào chùa tu.
Chuyện như sau:
"Một ngày kia, có hai lão ni đến chỗ tôi cư ngụ, nói rằng: chùa Huê Cầu đúc chuông lớn, công quả chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hoá”. Thế rồi một ni sư tự giới thiệu mình là trụ trì chùa núi An Tử, còn lão ni kia thì giới thiệu mình là con gái quan tả thừa ty Sơn Nam, quê ở Huê Cầu. "Tôi nghe nói giật mình như tỉnh giấc mơ", Lãn Ông viết. Sau đó ông tìm cách "hỏi nhỏ một tiểu cô trong bọn tòng hành mới biết là người cũ của mình". Rõ ràng một tiểu ni tìm đến một quan nhân (lúc này Lãn Ông đang làm quan thầy thuốc ở trong triều) để khuyến hoá mà lại xưng cái "lý lịch cá nhân" của mình ra như thế, phải có lý do gì chứ. Và đúng vậy, chỉ mới nghe qua địa danh Sơn Nam, Huê Cầu thôi, đã đủ làm cho Lãn Ông choáng váng, "giật mình như tỉnh giấc mơ". Chuyện đúc chuông, khuyến hoá chẳng qua là cái cớ để cho bà có dịp gặp lại ông.
Tưởng tượng coi, lão ni – người tình cũ của Lãn Ông – đã phải trần mình năn nỉ, thuyết phục sư bà ra sao để sư bà động lòng chịu cùng xuống núi một phen. Tuy biết khá rõ rồi, nhưng vốn thận trọng, Lãn Ông mới "trắc nghiệm" lại lần nữa, vì biết đâu chỉ là một sự tình cờ, ông bèn kể rõ quê quán... "Lúc đó chỉ thấy ni cô chùa Huê Cầu mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng, bảo sư bà trụ trì rằng: Thôi, chúng ta đi thôi”. Một lão ni nghiêm trang cẩn mật, tuổi tác già nua mà "mặt đỏ bừng, vẻ thẹn thùng" rồi phải hối thúc sư bà "đi đi thôi” trong một tâm trạng như là dỗi hờn thì thật là đáng kinh ngạc. Lãn Ông rất lúng túng, tìm cách "lưu họ lại không được, mới mang ra một ít hương tiền để cúng” rồi hỏi: “Hai lão ni trọ tại nơi nào?". Họ đáp: “Chưa có nơi nào", rồi vội vàng từ biệt ra đi. Lãn Ông đâu dễ chịu ngồi yên, ông "vội gọi một tên người nhà linh lợi bảo đi theo sau họ, mà không cho họ biết... ".
Thế rồi Lãn Ông nhớ lại mối tình xưa. Lỗi tại ông. Ông đã nộp đủ lễ vấn danh, lễ nạp thái, vậy mà rồi vì một lý do riêng, ông hồi cư về Hương Sơn quê mẹ và xa luôn người vợ sắp cưới của mình để bà phải mỏi mòn trông đợi đến hôm nay mới bất ngờ gặp lại.
Rồi người thiếu phụ đó ra sao? Lãn Ông có dọ hỏi thì biết bà "thề chung thân ở vậy". Nhiều người đi hỏi cưới, bà cương quyết từ chối. Sau cùng, bà vào chùa tu.
Lãn Ông viết tiếp "Tôi nghe biết vậy thì tâm thần kinh loạn, than rằng: Vì ta bất cẩn trong việc này. Có thuỷ mà không có chung, khiến cho người mang hận, mà ta mang tiếng là người bạc bẽo. Ta bối rối không biết cách nào để gỡ cái mối ra, mới vội vàng đến Huê Cầu mà tìm hiểu sự việc". Quả thật, bà đã từ hôn nhiều người chỉ vì lòng bà chỉ có Lãn Ông thôi. Bà thà đi tu chớ không lấy ai khác nữa!
Bà nói: "Đã có người hỏi lấy làm vợ thì mình (coi như) đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ... ". Trách chi Lãn Ông không tan nát cõi lòng, "tâm thần kinh loạn". Để chuộc lỗi mình, ông xin bà cho ông được coi bà như "cô em gái nhỏ", bảo dưỡng bà suốt đời từ đây. Vì bà đã đi tu nên ông đề nghị cất cho bà cái chùa nhỏ, trong một cảnh vườn yên tĩnh: "Mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là để báo ân, hai là để chuộc lỗi... ”. Bà cố cầm giọt lệ: "Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, đâu có dám trách ai... Nay tôi được biết tấm lòng tốt này cũng an ủi cảnh linh lạc vậy". Và bà đã từ chối. Và Lãn Ông làm thơ. Phải, bởi vì đâu có thứ thuốc nào sắc ba chén còn bảy phân mà chữa được cái bệnh của ông bây giờ! Ông viết: “Tôi lấy làm thương tình, mới giải lòng trong một bài thơ như sau:
Mà Ngô Tất Tố đã chuyển dịch:
Cảm động vì bài thơ "giải lòng" đó mà đã tha thứ cho ông. Ông viết: "Từ đó thời thường qua lại hỏi thăm nhau”.
Chuyện thời kết thúc ra sao?
Tuổi hạc ngày càng cao, bà chỉ xin ông mua gỗ ở Nghệ An đóng cho bà một cổ quan tài. Vâng, phải đúng gỗ ở Nghệ An bà mới chịu, vì đây là vùng Hương Sơn quê mẹ Lãn Ông (Lãn Ông quê gốc Hải Dương, nhưng sống và thành danh ở Hương Sơn). Có lẽ bà nghĩ lúc sống đã không được nên duyên vợ chồng thì lúc chết ít ra cũng được âu yếm nằm trong một cổ quan tài do ông đóng cho bà từ thứ gỗ của quê hương ông.
Đó, chuyện tình của Lãn Ông, "Ông Làm Biếng" làng Hải Thượng, một chuyện tình thuỷ chung, nhân hậu của một thầy thuốc, ông Tổ của ngành Y, làm ta thấy càng gần gũi với ông hơn, càng quý trọng ông hơn.
Bà nói: "Đã có người hỏi lấy làm vợ thì mình (coi như) đã có chồng rồi, chẳng qua vô phận mà chồng bỏ... ". Trách chi Lãn Ông không tan nát cõi lòng, "tâm thần kinh loạn". Để chuộc lỗi mình, ông xin bà cho ông được coi bà như "cô em gái nhỏ", bảo dưỡng bà suốt đời từ đây. Vì bà đã đi tu nên ông đề nghị cất cho bà cái chùa nhỏ, trong một cảnh vườn yên tĩnh: "Mùa đông cũng như mùa hè, lạnh ấm đều sẽ do ta lo liệu, một là để báo ân, hai là để chuộc lỗi... ”. Bà cố cầm giọt lệ: "Quan nhân có hậu tình, còn tôi chẳng gặp chồng, cái thân cô khổ cũng là do số mệnh vậy, đâu có dám trách ai... Nay tôi được biết tấm lòng tốt này cũng an ủi cảnh linh lạc vậy". Và bà đã từ chối. Và Lãn Ông làm thơ. Phải, bởi vì đâu có thứ thuốc nào sắc ba chén còn bảy phân mà chữa được cái bệnh của ông bây giờ! Ông viết: “Tôi lấy làm thương tình, mới giải lòng trong một bài thơ như sau:
Vô tâm sự xuất ngộ nhân đa,
Kim nhật tương khan khổ tự ta.
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ,
Song mâu xuân tận kiến hình hoa.
Thử sinh nguyện tác can huynh muội,
Tái thế ứng đồ tốn thất gia.
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã,
Túng thiên như thứ nại chi hà?"
Kim nhật tương khan khổ tự ta.
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ,
Song mâu xuân tận kiến hình hoa.
Thử sinh nguyện tác can huynh muội,
Tái thế ứng đồ tốn thất gia.
Ngã bất phụ nhân nhân phụ ngã,
Túng thiên như thứ nại chi hà?"
Mà Ngô Tất Tố đã chuyển dịch:
Vô tâm nên nỗi luỵ người ta
Trông mặt nhau đây luống xót xa
Gượng cười khôn giấu đôi hàng lệ
Tóc bạc che mờ nữa mặt hoa
Kiếp này hãy kết làm huynh muội
Kiếp khác xin hoàn nghĩa thất gia
Ai nỡ phụ ai, ai nỡ phụ
Dỡ dang, dang dỡ biết ru mà?
Trông mặt nhau đây luống xót xa
Gượng cười khôn giấu đôi hàng lệ
Tóc bạc che mờ nữa mặt hoa
Kiếp này hãy kết làm huynh muội
Kiếp khác xin hoàn nghĩa thất gia
Ai nỡ phụ ai, ai nỡ phụ
Dỡ dang, dang dỡ biết ru mà?
Cảm động vì bài thơ "giải lòng" đó mà đã tha thứ cho ông. Ông viết: "Từ đó thời thường qua lại hỏi thăm nhau”.
Chuyện thời kết thúc ra sao?
Tuổi hạc ngày càng cao, bà chỉ xin ông mua gỗ ở Nghệ An đóng cho bà một cổ quan tài. Vâng, phải đúng gỗ ở Nghệ An bà mới chịu, vì đây là vùng Hương Sơn quê mẹ Lãn Ông (Lãn Ông quê gốc Hải Dương, nhưng sống và thành danh ở Hương Sơn). Có lẽ bà nghĩ lúc sống đã không được nên duyên vợ chồng thì lúc chết ít ra cũng được âu yếm nằm trong một cổ quan tài do ông đóng cho bà từ thứ gỗ của quê hương ông.
Đó, chuyện tình của Lãn Ông, "Ông Làm Biếng" làng Hải Thượng, một chuyện tình thuỷ chung, nhân hậu của một thầy thuốc, ông Tổ của ngành Y, làm ta thấy càng gần gũi với ông hơn, càng quý trọng ông hơn.
❧ ❀ ❧
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
❖ Hải Thượng Lãn Ông. Thượng Kinh Ký Sự
NXB Văn học, 1993. Bản dịch của Ứng Nhạc Vũ Văn Đình
Chú thích:
❖ Hải Thượng Lãn Ông. Thượng Kinh Ký Sự
NXB Văn học, 1993. Bản dịch của Ứng Nhạc Vũ Văn Đình
Nguồn: VietFun
0 nhận xét:
Post a Comment