_ Khúc Hà Linh _
Lời dẫn của Phạm Tôn:
Các bạn đã biết đôi nét về bà Lê Thị Vân, vợ nhà văn hóa Phạm Quỳnh qua bài Năm 16 tuổi, Phạm Quỳnh lấy vợ đồng tuổi Nhâm Thìn của Dã Thảo đưa lên blog chúng tôi tuần 4, tháng 11 năm 2009. Nay, chúng tôi xin mời các bạn về quê bà ở làng Nhân Vực để biết rõ hơn về bà, gia đình và quê quán bà, cũng như cái tình của nhà văn hóa Phạm Quỳnh với gia đình bên nhà vợ và quê vợ qua bài của Khúc Hà Linh đăng trên tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 345 tháng 12-2009, các trang 34-35.
Từ đời Trần về trước, làng Nhân Vực, tổng Xuân Cầu thuộc huyện Tế Giang, đến đời vua Lê Quang Thuận mới đổi là Văn Giang. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1831) Xuân Cầu thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Đó là vùng quê văn hiến lâu đời, truyền thống khoa cử. Trong làng có đình, chùa, văn chỉ, giếng cổ.
Làng Nhân Vực có đền thờ bà Đào Thị Ngọc Liễu, mẹ vua Lê Cảnh Hưng, tức là vợ vua Lê Thần Tôn. Đây là quê vợ học giả Phạm Quỳnh, nhà văn hóa đã từng là chủ bút tạp chí Nam Phong.
Theo sách Biên niên sử cổ trung Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 1987) thì Nhân Vực, Xuân Cầu xuất hiện từ thế kỷ thứ VII. Sử cũ chép, khi nhà Đường xâm lược nước ta, đã đưa dân Trung Hoa lưu vong trên đất Đại Việt đi khai khẩn đất hoang hóa để lập hương ấp mới. Ban đầu làng có tên là Tân Kiều, nghĩa là khách nước ngoài mới đến cư trú, sau đổi là Hoa Cầu. Xuân Cầu được thế giao thông thuận tiện, đi bộ chỉ non nửa ngày đường đã ra đến Thăng Long Hà Nội. Mà từ trong làng ra đường cái quan đi ngược về phía đông đến trấn Hải Dương cũng chỉ trọn một ngày đường. Vùng này gần chợ Vải của người Hoa nên làng có nghề nhuộm thâm và nghề buôn phát triển. Hàng vải thâm ở Xuân Cầu là sản vật quý, từng được vào trong câu hát:
Những ngày hội làng, có hát chèo, chơi chọi gà, đấu vật, chơi đu, rằm tháng 8 có múa sư tử, hát trống quân. Nhưng con trai con gái thích rủ nhau lên tận Nội Duệ, cầu Lim vui hát quan họ với liền anh liền chị hàng mấy ngày trời mới trở về.
Làng Nhân Vực ngày ấy có dòng họ Lê đến sinh sống từ trước đời vua Lê Quang Thuận cách đây 400 năm. Trong làng có gia đình ông Lê Văn Hùng (vợ tên là Hoàng Thị Ký) gốc nông dân, nhưng kinh tế khá giả. Ông Hùng làm ký lục có 4 người con, 3 gái 1 trai. Cô gái lớn Lê Thị Vân, vào tuổi 15 được tiếng đảm đang, sớm khuya tảo tần làm gương cho 3 đứa em để mẹ thầy không phải bận lòng. Vào tuổi 18 (Thật ra là 16 – PT chú), Lê Thị Vân do duyên trời sắp đặt, nhận lời lấy Phạm Quỳnh, chàng thanh niên đồng tuế, tuổi Nhâm Thìn (1892-1893) ở Hà thành, mồ côi cả cha mẹ. Tiếng là con ông ký, nhưng Lê Thị Vân không được đến trường không biết chữ. Nhưng bù lại rất thông minh có trí nhớ tuyệt vời. Những câu ca dao tục ngữ, truyện cổ dân gian, truyện Nôm khuyết danh đều thuộc lòng, sau này về sống với Phạm Quỳnh, bà đã tạo thêm nguồn cảm xúc, niềm mến yêu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong tâm hồn của chồng và cống hiến cho sự nghiệp canh tân văn hóa, trong vai trò chủ bút tờ Nam Phong tạp chí nổi tiếng nước Nam…
Tháng 9 năm Kỷ Sửu chúng tôi về Nhân Vực, bây giờ thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ở đây được nghe những mẩu chuyện và được nhìn thấy những kỷ vật của gia đình Phạm Quỳnh.
Các bạn đã biết đôi nét về bà Lê Thị Vân, vợ nhà văn hóa Phạm Quỳnh qua bài Năm 16 tuổi, Phạm Quỳnh lấy vợ đồng tuổi Nhâm Thìn của Dã Thảo đưa lên blog chúng tôi tuần 4, tháng 11 năm 2009. Nay, chúng tôi xin mời các bạn về quê bà ở làng Nhân Vực để biết rõ hơn về bà, gia đình và quê quán bà, cũng như cái tình của nhà văn hóa Phạm Quỳnh với gia đình bên nhà vợ và quê vợ qua bài của Khúc Hà Linh đăng trên tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 345 tháng 12-2009, các trang 34-35.
—o0o—
Từ đời Trần về trước, làng Nhân Vực, tổng Xuân Cầu thuộc huyện Tế Giang, đến đời vua Lê Quang Thuận mới đổi là Văn Giang. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1831) Xuân Cầu thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Đó là vùng quê văn hiến lâu đời, truyền thống khoa cử. Trong làng có đình, chùa, văn chỉ, giếng cổ.
Làng Nhân Vực có đền thờ bà Đào Thị Ngọc Liễu, mẹ vua Lê Cảnh Hưng, tức là vợ vua Lê Thần Tôn. Đây là quê vợ học giả Phạm Quỳnh, nhà văn hóa đã từng là chủ bút tạp chí Nam Phong.
Theo sách Biên niên sử cổ trung Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 1987) thì Nhân Vực, Xuân Cầu xuất hiện từ thế kỷ thứ VII. Sử cũ chép, khi nhà Đường xâm lược nước ta, đã đưa dân Trung Hoa lưu vong trên đất Đại Việt đi khai khẩn đất hoang hóa để lập hương ấp mới. Ban đầu làng có tên là Tân Kiều, nghĩa là khách nước ngoài mới đến cư trú, sau đổi là Hoa Cầu. Xuân Cầu được thế giao thông thuận tiện, đi bộ chỉ non nửa ngày đường đã ra đến Thăng Long Hà Nội. Mà từ trong làng ra đường cái quan đi ngược về phía đông đến trấn Hải Dương cũng chỉ trọn một ngày đường. Vùng này gần chợ Vải của người Hoa nên làng có nghề nhuộm thâm và nghề buôn phát triển. Hàng vải thâm ở Xuân Cầu là sản vật quý, từng được vào trong câu hát:
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu (tức Hoa Cầu – Xuân Cầu)
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Những ngày hội làng, có hát chèo, chơi chọi gà, đấu vật, chơi đu, rằm tháng 8 có múa sư tử, hát trống quân. Nhưng con trai con gái thích rủ nhau lên tận Nội Duệ, cầu Lim vui hát quan họ với liền anh liền chị hàng mấy ngày trời mới trở về.
Làng Nhân Vực ngày ấy có dòng họ Lê đến sinh sống từ trước đời vua Lê Quang Thuận cách đây 400 năm. Trong làng có gia đình ông Lê Văn Hùng (vợ tên là Hoàng Thị Ký) gốc nông dân, nhưng kinh tế khá giả. Ông Hùng làm ký lục có 4 người con, 3 gái 1 trai. Cô gái lớn Lê Thị Vân, vào tuổi 15 được tiếng đảm đang, sớm khuya tảo tần làm gương cho 3 đứa em để mẹ thầy không phải bận lòng. Vào tuổi 18 (Thật ra là 16 – PT chú), Lê Thị Vân do duyên trời sắp đặt, nhận lời lấy Phạm Quỳnh, chàng thanh niên đồng tuế, tuổi Nhâm Thìn (1892-1893) ở Hà thành, mồ côi cả cha mẹ. Tiếng là con ông ký, nhưng Lê Thị Vân không được đến trường không biết chữ. Nhưng bù lại rất thông minh có trí nhớ tuyệt vời. Những câu ca dao tục ngữ, truyện cổ dân gian, truyện Nôm khuyết danh đều thuộc lòng, sau này về sống với Phạm Quỳnh, bà đã tạo thêm nguồn cảm xúc, niềm mến yêu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong tâm hồn của chồng và cống hiến cho sự nghiệp canh tân văn hóa, trong vai trò chủ bút tờ Nam Phong tạp chí nổi tiếng nước Nam…
Tháng 9 năm Kỷ Sửu chúng tôi về Nhân Vực, bây giờ thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ở đây được nghe những mẩu chuyện và được nhìn thấy những kỷ vật của gia đình Phạm Quỳnh.
Bức hoành phi cung tiến đình làng
Đình làng Nhân Vực khánh thành năm 1932. Phạm Quỳnh là con rể làng Nhân Vực bấy giờ đã thôi chủ bút Nam Phong tạp chí vào Huế làm quan đã được 5 năm (Thật ra là mới năm đầu – PT chú). Vào mùa đông năm Đinh Sửu (1937), với tư cách Ngự tiền văn phòng, Cơ mật đại thần kiêm Thượng thư Bộ Học, Phạm Quỳnh đi kinh lý Bắc Hà. Ông đã tranh thủ về thăm quê vợ, làng Nhân Vực. Lần ấy các bô lão trong làng được gặp ông quan Thượng Thư, cũng là giai tế của làng, trịnh trọng cung tiến đình làng một đôi câu đối và bức hoành phi. Nay câu đối bị hư hỏng, chỉ còn bức hoành sơn son thếp vàng với bốn chữ đại tự: Thông minh chính trực. Bên phải bức hoành khắc dòng chữ Hán: Bảo Đại Đinh Sửu đông (mùa đông năm Đinh Sửu 1937 triều vua Bảo Đại – TG). Bên trái hoành phi phía trên cao có hai dòng chữ: Tả đại Học sĩ lãnh Giáo dục bộ thượng thư, sung Ngự tiền văn phòng Tổng lý cơ mật đại thần Phạm Quỳnh, bái.
Bức hoành phi đã được treo trang trọng gian giữa đình. Đã qua hơn 70 năm trải qua bao nhiêu biến cố, những sự đẽo gọt của thời gian, rồi chiến tranh, rồi giông bão mà tấm hoành phi vẫn còn. Các cụ trong làng bảo rằng: mỗi lần làng quê vào đình đám, mỗi lần thắp hương, ngước trông lên tấm hoành phi, lại nhớ tới người con rể của làng, thấy bâng khuâng…
Các cụ kể, những năm chiến tranh, đình là kho quân sự nên không có ai được xâm phạm, vì thế đồ tế tự mới còn.
Chiếc khán thờ trong chùa làng Nhân Vực
Làng Nhân Vực còn có một ngôi chùa, cảnh quan thoáng đẹp. Chùa thờ Phật, nhưng ở đây có điều đặc biệt là còn có một cái khán sơn son thếp vàng. Đấy là nơi đặt bài vị gia tiên ông ký Lê Văn Hùng, nhạc phụ của Phạm Quỳnh.
Thấy chuyện lạ hỏi, thì được ông Đào Đình Khuynh (72 tuổi), Trưởng ban di tích LSVH đình Nhân Vực, xã Nghĩa Trụ cho biết:
Trong nhà họ Lê Văn có một cái khán thờ từ đời trước. Đến đời ông Lê Văn Tốn tức là em vợ Phạm Quỳnh là con trai trông coi hương hỏa. Sau ngày hòa bình lập lại 1954, gia đình con cháu ông Lê Văn Hùng vào Nam cả, nhà cửa ruộng vườn không có chủ. Khi cải cách ruộng đất năm 1955, chính quyền địa phương đã trưng thu. Ngôi nhà to đẹp dành làm nhà trẻ, sau là lớp học mẫu giáo. Còn ruộng đất chia cho nông dân. Riêng cái khán thờ của gia đình, nhân dân đã trân trọng đưa vào chùa làng thờ phụng. Ông Khuynh kể trong 5 bài vị đặt trong khám, chắc chắn có hai bài vị của song thân ông Lê Văn Hùng.
Trong rủi có may. Tấm lòng người Nhân Vực quả là nhân hòa, trọng nghĩa. Sau bao nhiêu năm chiến tranh ly tán, lũ lụt bão giông, nhờ có tấm lòng người Nhân Vực mà bây giờ kỷ vật nhà họ Lê vẫn được lưu giữ. Cũng theo ông trưởng ban, thì tại nghĩa trang nhân dân xã, mộ hai cụ được an táng tại đó, còn có mộ người con trai là ông Lê Văn Tốn (tức ông Cửu Xuân), em ruột bà Lê Thị Vân, vợ Phạm Quỳnh.
Lại thêm một chuyện nữa đối với gia đình Phạm Quỳnh – Lê Thị Vân, đó là cách nghĩa trang nhân dân không xa là nghĩa trang liệt sĩ của xã, nơi đang có phần mộ của liệt sĩ Lê Thị Tâm, con gái ông Lê Văn Tốn. Liệt sĩ Tâm là cháu gọi bà Lê Thị Vân bằng cô ruột. Bà Tâm là du kích đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu chống giặc Pháp ngày 27/12/1946.
Làng Nhân Vực không chỉ có truyền thống văn hiến mà còn là mảnh đất Nghĩa Nhân!
K.H.L.
Nguồn: Pham Ton’s Blog
0 nhận xét:
Post a Comment