_ Võ Xuân Tường _
Vùng đất này thuộc phủ Hải Tần xưa, nơi có chợ Huê Cầu, một chợ cổ xưa nhất được hình thành cùng với cộng đồng người Việt ở vùng châu thổ này. Chợ nằm trên ngã ba sông, nơi tụ hội của hàng hóa bốn phương: Từ biển lên, từ núi xuống, từ các miền quê đỗ về. Dọc hai bên bờ sông, những nương dâu xanh mướt ngút ngàn. Khi chiều về, mặt trời rơi xuống lòng sông, ánh vàng long lanh hắt lên trên những chiếc nón quai thao làm lúng liếng thêm những đôi mắt đa tình của các cô gái giặt lụa bên sông. Từ cái thuở xa xưa con gái vùng này đã nổi tiếng đẹp, đa tình và mắn đẻ. Các nhà địa kinh tế khi giải thích sự đô hội phồn hoa của vùng Huê cầu, chỉ nhấn mạnh nơi đây là trung độ của các tuyến đường, nơi giao nhau của các tuyến đường thủy bộ, họ quên mất sự níu giữ mãnh liệt của cái tình đất, tình người xứ này. Đã nhiều đời nay Huê Cầu không chỉ là phiên chợ quê của những người buôn bán nữa mà còn là nơi hội tụ của những tao nhân mặc khách, nơi hò hẹn của những mối tình. Không ít người "Đến đây rồi ở lại đây..." để lại những nỗi bâng khuâng nhung nhớ nơi chốn quê nhà "Ai đi Đông Tỉnh, Huê Cầu/ Để thương, để nhớ, để sầu cho ai..."
Phủ lị của Hải Tần xưa đặt ở phía bên kia sông, trên một khu đất cao, quay mặt nhìn sang chợ Huê Cầu bên này. Hai cây bàng to cỡ mấy người ôm rủ bóng che khuất mặt tiền của dinh quan phủ, phía chợ nhìn sang, giữa hai hàng phi lao vi vút, những bậc tam cấp đồ sộ dẫn thẳng lên khoảng sân rợp mát đi vào cửa quan một màu đỏ tía. Sau cách mạng, trong hệ thống hành chính của chính quyền mới không có cấp "Phủ", chỉ có cấp huyện, huyện lớn, huyện nhỏ đều gọi chung một từ là "Huyện". Thoạt đầu vẫn giữ nguyên tên là Hải Tần - huyện Hải Tần, sau này gần một thế kỉ của các cuộc cách mạng và cải cách, tách ra, nhập vào... với nhiều tên gọi khác nhau, mấy năm nay huyện cũ được tái lập và đang đựợc ổn định ở cái tên Tân Hải, như vậy so với trước cách mạng, từ sau được đảo lên thành từ trước và xóa bỏ được một dấu huyền.
Hải Tần là vùng đất gạo trắng nước trong, tình người đắm đuối, xưa các vị tri phủ trị nhậm cái vùng đất an lành này về sau thường được thăng chức. Bây giờ, không kể cái hồi "tách-nhập" lỉnh kỉnh, mất đoàn kết do bè phái, do địa phương chủ nghĩa, kể từ ngày tái lập huyện Hải Tần tức huyện Tân Hải bây giờ hai vị chủ tịch đã phải ra đi, chẳng có ai tồn tại được hai nhiệm kì thậm chí có vị chưa hết nhiệm kì bị tăng- xông phải đi điều trị rồi chống gậy về hưu!
Cấp trên vừa cử Vũ Công Minh, tỉnh ủy viên, nguyên chánh văn phòng tỉnh ủy về làm chủ tịch Tân Hải. Minh tốt nghiệp trung cấp ngoại ngữ, vào quân đội đi làm phiên dịch cho chuyên gia ở một đơn vị bộ đội tên lửa, hết chiến tranh, chuyển ngành về làm công tác đoàn. Anh là người năng nổ, xông xáo, sống rất chân thành. Từ bí thư đoàn huyện, huyện ủy viên rồi làm trưởng ban tuyên huấn, vào thường vụ, nhiệm kì tiếp theo làm phó chủ tịch huyện, được điều lên tỉnh rồi được bổ nhiệm chánh văn phòng, trúng tỉnh ủy viên. Theo cách xem xét của tổ chức, anh là một cán bộ đã được rèn luyện thử thách trong chiến đấu, trưởng thành từ thực tế cơ sở lên, cấp trên có đủ lòng tin để giao phó cho anh trọng trách vực dậy cái huyện Tân Hải này. Toàn bộ bộ máy của Tân Hải được hình thành từ ngày tái lập huyện vẫn còn nguyên chỉ trừ mấy vị chủ tịch là phải ra đi. Những người trong bộ máy ấy đều do Đỗ Trọng lựa chọn và sắp xếp từ ngày tái lập huyện. Khi còn là huyện ghép (gồm ba huyện sáp nhập lại) Đỗ Trọng là thường vụ huyện ủy, trưởng ban tổ chức, khi tách huyện anh được cử giữ chức phó chủ tịch thường trực huyện Tân Hải và tồn tại vững bền qua hai nhiệm kì chủ tịch khác nhau. Anh có mối quan hệ đặc biệt thân tín với đồng chí trưởng ban tổ chức tỉnh ủy.
Minh về nhận công tác Trọng hớn hở chào mừng, nhất cử nhất động đều báo cáo thỉnh thị xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch. Xuất thân từ một cán bộ làm công tác quần chúng lại thật dạ tin người, mọi việc anh đều muốn dựa vào Trọng nhưng Trọng lại vẫn giữ một khoảng cách, vẫn chỉ làm đúng chức năng của mình "Nhớn ra phận nhớn, tôi đành phận tôi" không vượt quá giới hạn của phận sự, vẫn mực thước, nhã nhặn, lễ độ (Dù anh lớn tuổi hơn Minh). Năm đầu tiên về nhận công tác cũng như kế sách của mọi người làm quan theo nhiệm kì, anh đi thăm hỏi, chúc tụng, dự các hội nghị thanh niên, phụ nữ, công đoàn, cựu chiến binh... rồi đi về các xã phường, các cơ sở, thăm hỏi tâm tư nguyện vọng của quần chúng... Ở đâu cũng cổ vũ, cũng biểu dương những truyền thống anh hùng, những hy sinh vô bờ bến, cũng tri ân người có công. Một năm không ngớt tiếng cười, tiếng vỗ tay, một năm người dân hy vọng vì những lời phát biểu của mình đã được cấp trên nghe, những đề xuất tâm huyết của mình đã được lãnh đạo ghi nhận
Năm thứ hai là xây dựng kế hoạch hành động, là tăng cường mặt này đẩy mạnh mặt kia, là thúc đẩy toàn diện, rồi các cuộc họp hành, học tập, quán triệt, là kế hoạch hành động của từng tổ chức từng cá nhân. Một năm hừng hực quyết tâm.
Năm thứ ba là "năm bản lề", mặt mạnh mặt yếu lộ dần, những nơi tổ chức mạnh thì cùng nhau hợp lực tìm biện pháp khắc phục đưa công việc đi lên, những nơi có "truyền thống" mất đoàn kết, nội bộ đấu đá thì ngồi nhìn đường gươm, miếng võ của nhau, đã tích lũy đủ những hiểu biết về tung tích của nhau, biết rõ nó là con ai, cháu ai, ô dù còn hay rách... chỉ chờ vào những kết quả thực tế của công việc nữa là có ngay "sách lược".
Năm thứ tư tổng kết rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho sự mất còn.
Cái vòng xoáy ấy ở Tân Hải đang lặp lại như mọi nhiệm kì trước đây.
Trên bàn làm việc của Minh, một tập tài liệu dày cộp do chánh văn phòng Trần Thắng đưa lên trình chủ tịch phê duyệt. Minh lật từng trang, dừng lại chỗ này, ngó sang chỗ kia, cây bút trên tay, dừng lại hỏi Thắng:
- Cái này là thế nào đây cậu?
- Thưa anh, đây là bản quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống giao thông của Huyện. Bản này đã được chuẩn bị kĩ càng, có tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng cấp trên và đã được Huyện ủy, ủy ban khóa trước thông qua. Theo thông lệ trước đây trước khi triển khai kế hoạch xây dựng của năm, trình chủ tịch rà soát lại và phê duyệt từng công trình thi công cụ thể cho từng thời kì. Minh vừa nghe vừa lật lật mấy trang tiếp rồi hỏi:
- Thế còn đây? Dày cộp thế này thì tôi có thì giờ đâu mà xem chi tiết được! Ngày mai tôi lại đi Hà Nội họp hai tuần nữa rồi!
- Dạ không! Đây chỉ là bộ bản vẻ chi tiết thi công hạng mục 315- TH3 của bản quy hoạch đã được phê duyệt theo tờ trình số... ngày... tháng... năm...
- Cái này các cậu đã trao đổi kĩ với bên Quy hoạch - Xây dựng rồi chứ?
- Vâng ạ!
Thắng ôm bộ hồ sơ đã được Chủ tịch kí duyệt hớn hở về phòng, giờ làm việc đã hết từ lâu. Trọng và Quân phó phòng tổ chức đang ngồi đợi. Thấy Thắng, Trọng hất hàm:
- Xong chứ?
- Xong! Thắng chìa cho Trọng xem chữ kí của Minh.
- Tốt lắm, sáng mai anh cho triệu tập gấp các phòng ban liên quan triển khai ngay việc xây dựng con đường TH3 nối từ đường huyện vào trường trung học phổ thông. Tôi nhắc lại là phải tập trung mọi nhân tài vật lực làm xong càng sớm càng tốt. Đây là công trình đầu tiên do đồng chí chủ tịch mới phê duyệt, phải làm nhanh nhưng phải thật tốt, thật chất lượng đấy. Tôi sẽ nói kĩ trong cuộc họp ngày mai nhưng anh phải truyền đạt đầy đủ, phải làm chuyển biến ngay từ cơ sở đấy!
- Vâng ạ! Thắng nhìn Trọng cười.
Quân bảo:
- Trong mười ngày có xong được không?
Thắng lưỡng lự:
- Con đường chỉ dài hơn hai cây số, rộng sáu mét thì cũng không có gì khó khăn lắm, trong phạm vi hai tuần có thể cơ bản hoàn thành, chỉ ngại các xe cơ giới đang tập trung cho công trình thủy lợi X để hoàn thành trước mùa mưa!
- Ngừng tất, tôi đã bảo là tất cả tập trung cho công trình này cơ mà! Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Trọng gắt.
- Vâng, vâng, với tinh thần ấy thì được, chắc chắn được.
Minh đi họp về, ngơ ngác tưởng vào đi nhầm nhà, một con đường rải nhựa rộng thênh thang chạy sát sân nhà mình, nhà anh ra mặt đường lớn! Ngộ quá! Trời tối, anh vội đưa cặp cho vợ xách vào rồi cuốc bộ theo con đường mới làm đến tận trường học. Lại càng lạ lùng, con đường, theo quy hoạch là làm cho trường học lại không đi qua trước cửa trường mà lại chạy phía sau, đi qua hai dãy nhà xí công cộng của trường!
Trọng hỏi Thắng:
- Cậu đoán xem "Sếp" phản ứng thế nào?
- Về lí thì ông ta chẳng làm gì được vì mọi việc là làm theo sự phê duyệt của Chủ tịch, việc chuyển vị trí con đường lùi lên hướng bắc 900 mét cũng đã có nêu trong tờ trình với lí do kết hợp đường đi của trường với đường đi của khu dân cư, nâng cao hiệu quả sử dụng đường, cải thiện đời sống của nhân dân. Khi nhìn trên thực địa mới nhận ra lùi lên 900 mét tức là đã chuyển con đường từ phía trước ra phía sau trường, con đường ấy lại chạy sát mặt nhà mình, chắc chắn ông ta biết mình bị "cài bẫy", nhìn con đường ai cũng biết đó là con đường của nhà chủ tịch huyện, nhân dân chỉ được thơm lây thôi, còn trường học thì không được gì, mặc dù đấy là ngân sách cấp cho trường học, cho sự "phát triển giáo dục"!
- Anh đoán ông ta sẽ xử lí vấn đề này thế nào? Thắng hỏi Trọng.
Quân bảo:
- Đòn "Ban mê thuột" này của "Tư lệnh" Trọng hiểm lắm, khó mà đỡ nổi.
Trọng bảo:
- Muốn biết ông ta xử lí vụ này thế nào các cậu phải hiểu đặc điểm tâm lí của "Sếp", ngừng một lát Trọng nói tiếp;
- Các cậu đã nhìn thấy vợ sếp chưa? Tớ kể về vụ xử lí chuyện lấy vợ của sếp để các cậu hiểu nét tâm lí đặc trưng của Chủ tịch.
- Kể đi, kể đi! sếp Trọng là từ điển sống về nhân sự của cả cái tỉnh này, "Thâm cung bí sử chuyện gì mà chẳng biết".
- Không, chuyện vui thôi, Trọng nói - Hồi ấy, Minh vừa ở bộ đội về, làm công tác đoàn, chưa vợ. Nghe đồn đại con gái Huê Cầu đẹp hắn hay kiếm cớ sang đấy công tác. Một lần sang đò, hắn đi sau, trước hắn là một cô gái thân hình cân đối thon thả, khi lội xuống sông để lên bờ, nhìn thấy đôi chân trắng nuột nà, thon thon, hồn vía hắn bay mất. Hắn lẽo đẽo theo sau cô ta, nhìn cặp mông thum thum đi lên dốc đung đưa, cái lưng ong bó sát trong chiếc áo lụa hoa, "hai quả lê" nhô lên phía trước kéo làn áo lụa sát vào lưng... Hắn bị thôi miên, từ cái làn da trắng của đôi chân, hắn cho trí tưởng tượng của mình lan đi khắp nơi trên cơ thể cô gái. Hắn tiến đến gần, một nét cười e ấp nở trên đôi môi thanh tú. Hắn không còn đủ tỉnh táo để quan sát, không dám nhìn vào mặt cô gái sợ làm tan biến cái dây phút thần tiên này. Hắn lấy được cô ta, vợ của hắn bây giờ, tên là Hiên.
Phủ lị của Hải Tần xưa đặt ở phía bên kia sông, trên một khu đất cao, quay mặt nhìn sang chợ Huê Cầu bên này. Hai cây bàng to cỡ mấy người ôm rủ bóng che khuất mặt tiền của dinh quan phủ, phía chợ nhìn sang, giữa hai hàng phi lao vi vút, những bậc tam cấp đồ sộ dẫn thẳng lên khoảng sân rợp mát đi vào cửa quan một màu đỏ tía. Sau cách mạng, trong hệ thống hành chính của chính quyền mới không có cấp "Phủ", chỉ có cấp huyện, huyện lớn, huyện nhỏ đều gọi chung một từ là "Huyện". Thoạt đầu vẫn giữ nguyên tên là Hải Tần - huyện Hải Tần, sau này gần một thế kỉ của các cuộc cách mạng và cải cách, tách ra, nhập vào... với nhiều tên gọi khác nhau, mấy năm nay huyện cũ được tái lập và đang đựợc ổn định ở cái tên Tân Hải, như vậy so với trước cách mạng, từ sau được đảo lên thành từ trước và xóa bỏ được một dấu huyền.
Hải Tần là vùng đất gạo trắng nước trong, tình người đắm đuối, xưa các vị tri phủ trị nhậm cái vùng đất an lành này về sau thường được thăng chức. Bây giờ, không kể cái hồi "tách-nhập" lỉnh kỉnh, mất đoàn kết do bè phái, do địa phương chủ nghĩa, kể từ ngày tái lập huyện Hải Tần tức huyện Tân Hải bây giờ hai vị chủ tịch đã phải ra đi, chẳng có ai tồn tại được hai nhiệm kì thậm chí có vị chưa hết nhiệm kì bị tăng- xông phải đi điều trị rồi chống gậy về hưu!
Cấp trên vừa cử Vũ Công Minh, tỉnh ủy viên, nguyên chánh văn phòng tỉnh ủy về làm chủ tịch Tân Hải. Minh tốt nghiệp trung cấp ngoại ngữ, vào quân đội đi làm phiên dịch cho chuyên gia ở một đơn vị bộ đội tên lửa, hết chiến tranh, chuyển ngành về làm công tác đoàn. Anh là người năng nổ, xông xáo, sống rất chân thành. Từ bí thư đoàn huyện, huyện ủy viên rồi làm trưởng ban tuyên huấn, vào thường vụ, nhiệm kì tiếp theo làm phó chủ tịch huyện, được điều lên tỉnh rồi được bổ nhiệm chánh văn phòng, trúng tỉnh ủy viên. Theo cách xem xét của tổ chức, anh là một cán bộ đã được rèn luyện thử thách trong chiến đấu, trưởng thành từ thực tế cơ sở lên, cấp trên có đủ lòng tin để giao phó cho anh trọng trách vực dậy cái huyện Tân Hải này. Toàn bộ bộ máy của Tân Hải được hình thành từ ngày tái lập huyện vẫn còn nguyên chỉ trừ mấy vị chủ tịch là phải ra đi. Những người trong bộ máy ấy đều do Đỗ Trọng lựa chọn và sắp xếp từ ngày tái lập huyện. Khi còn là huyện ghép (gồm ba huyện sáp nhập lại) Đỗ Trọng là thường vụ huyện ủy, trưởng ban tổ chức, khi tách huyện anh được cử giữ chức phó chủ tịch thường trực huyện Tân Hải và tồn tại vững bền qua hai nhiệm kì chủ tịch khác nhau. Anh có mối quan hệ đặc biệt thân tín với đồng chí trưởng ban tổ chức tỉnh ủy.
Minh về nhận công tác Trọng hớn hở chào mừng, nhất cử nhất động đều báo cáo thỉnh thị xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch. Xuất thân từ một cán bộ làm công tác quần chúng lại thật dạ tin người, mọi việc anh đều muốn dựa vào Trọng nhưng Trọng lại vẫn giữ một khoảng cách, vẫn chỉ làm đúng chức năng của mình "Nhớn ra phận nhớn, tôi đành phận tôi" không vượt quá giới hạn của phận sự, vẫn mực thước, nhã nhặn, lễ độ (Dù anh lớn tuổi hơn Minh). Năm đầu tiên về nhận công tác cũng như kế sách của mọi người làm quan theo nhiệm kì, anh đi thăm hỏi, chúc tụng, dự các hội nghị thanh niên, phụ nữ, công đoàn, cựu chiến binh... rồi đi về các xã phường, các cơ sở, thăm hỏi tâm tư nguyện vọng của quần chúng... Ở đâu cũng cổ vũ, cũng biểu dương những truyền thống anh hùng, những hy sinh vô bờ bến, cũng tri ân người có công. Một năm không ngớt tiếng cười, tiếng vỗ tay, một năm người dân hy vọng vì những lời phát biểu của mình đã được cấp trên nghe, những đề xuất tâm huyết của mình đã được lãnh đạo ghi nhận
Năm thứ hai là xây dựng kế hoạch hành động, là tăng cường mặt này đẩy mạnh mặt kia, là thúc đẩy toàn diện, rồi các cuộc họp hành, học tập, quán triệt, là kế hoạch hành động của từng tổ chức từng cá nhân. Một năm hừng hực quyết tâm.
Năm thứ ba là "năm bản lề", mặt mạnh mặt yếu lộ dần, những nơi tổ chức mạnh thì cùng nhau hợp lực tìm biện pháp khắc phục đưa công việc đi lên, những nơi có "truyền thống" mất đoàn kết, nội bộ đấu đá thì ngồi nhìn đường gươm, miếng võ của nhau, đã tích lũy đủ những hiểu biết về tung tích của nhau, biết rõ nó là con ai, cháu ai, ô dù còn hay rách... chỉ chờ vào những kết quả thực tế của công việc nữa là có ngay "sách lược".
Năm thứ tư tổng kết rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho sự mất còn.
Cái vòng xoáy ấy ở Tân Hải đang lặp lại như mọi nhiệm kì trước đây.
Trên bàn làm việc của Minh, một tập tài liệu dày cộp do chánh văn phòng Trần Thắng đưa lên trình chủ tịch phê duyệt. Minh lật từng trang, dừng lại chỗ này, ngó sang chỗ kia, cây bút trên tay, dừng lại hỏi Thắng:
- Cái này là thế nào đây cậu?
- Thưa anh, đây là bản quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống giao thông của Huyện. Bản này đã được chuẩn bị kĩ càng, có tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng cấp trên và đã được Huyện ủy, ủy ban khóa trước thông qua. Theo thông lệ trước đây trước khi triển khai kế hoạch xây dựng của năm, trình chủ tịch rà soát lại và phê duyệt từng công trình thi công cụ thể cho từng thời kì. Minh vừa nghe vừa lật lật mấy trang tiếp rồi hỏi:
- Thế còn đây? Dày cộp thế này thì tôi có thì giờ đâu mà xem chi tiết được! Ngày mai tôi lại đi Hà Nội họp hai tuần nữa rồi!
- Dạ không! Đây chỉ là bộ bản vẻ chi tiết thi công hạng mục 315- TH3 của bản quy hoạch đã được phê duyệt theo tờ trình số... ngày... tháng... năm...
- Cái này các cậu đã trao đổi kĩ với bên Quy hoạch - Xây dựng rồi chứ?
- Vâng ạ!
Thắng ôm bộ hồ sơ đã được Chủ tịch kí duyệt hớn hở về phòng, giờ làm việc đã hết từ lâu. Trọng và Quân phó phòng tổ chức đang ngồi đợi. Thấy Thắng, Trọng hất hàm:
- Xong chứ?
- Xong! Thắng chìa cho Trọng xem chữ kí của Minh.
- Tốt lắm, sáng mai anh cho triệu tập gấp các phòng ban liên quan triển khai ngay việc xây dựng con đường TH3 nối từ đường huyện vào trường trung học phổ thông. Tôi nhắc lại là phải tập trung mọi nhân tài vật lực làm xong càng sớm càng tốt. Đây là công trình đầu tiên do đồng chí chủ tịch mới phê duyệt, phải làm nhanh nhưng phải thật tốt, thật chất lượng đấy. Tôi sẽ nói kĩ trong cuộc họp ngày mai nhưng anh phải truyền đạt đầy đủ, phải làm chuyển biến ngay từ cơ sở đấy!
- Vâng ạ! Thắng nhìn Trọng cười.
Quân bảo:
- Trong mười ngày có xong được không?
Thắng lưỡng lự:
- Con đường chỉ dài hơn hai cây số, rộng sáu mét thì cũng không có gì khó khăn lắm, trong phạm vi hai tuần có thể cơ bản hoàn thành, chỉ ngại các xe cơ giới đang tập trung cho công trình thủy lợi X để hoàn thành trước mùa mưa!
- Ngừng tất, tôi đã bảo là tất cả tập trung cho công trình này cơ mà! Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Trọng gắt.
- Vâng, vâng, với tinh thần ấy thì được, chắc chắn được.
Minh đi họp về, ngơ ngác tưởng vào đi nhầm nhà, một con đường rải nhựa rộng thênh thang chạy sát sân nhà mình, nhà anh ra mặt đường lớn! Ngộ quá! Trời tối, anh vội đưa cặp cho vợ xách vào rồi cuốc bộ theo con đường mới làm đến tận trường học. Lại càng lạ lùng, con đường, theo quy hoạch là làm cho trường học lại không đi qua trước cửa trường mà lại chạy phía sau, đi qua hai dãy nhà xí công cộng của trường!
Trọng hỏi Thắng:
- Cậu đoán xem "Sếp" phản ứng thế nào?
- Về lí thì ông ta chẳng làm gì được vì mọi việc là làm theo sự phê duyệt của Chủ tịch, việc chuyển vị trí con đường lùi lên hướng bắc 900 mét cũng đã có nêu trong tờ trình với lí do kết hợp đường đi của trường với đường đi của khu dân cư, nâng cao hiệu quả sử dụng đường, cải thiện đời sống của nhân dân. Khi nhìn trên thực địa mới nhận ra lùi lên 900 mét tức là đã chuyển con đường từ phía trước ra phía sau trường, con đường ấy lại chạy sát mặt nhà mình, chắc chắn ông ta biết mình bị "cài bẫy", nhìn con đường ai cũng biết đó là con đường của nhà chủ tịch huyện, nhân dân chỉ được thơm lây thôi, còn trường học thì không được gì, mặc dù đấy là ngân sách cấp cho trường học, cho sự "phát triển giáo dục"!
- Anh đoán ông ta sẽ xử lí vấn đề này thế nào? Thắng hỏi Trọng.
Quân bảo:
- Đòn "Ban mê thuột" này của "Tư lệnh" Trọng hiểm lắm, khó mà đỡ nổi.
Trọng bảo:
- Muốn biết ông ta xử lí vụ này thế nào các cậu phải hiểu đặc điểm tâm lí của "Sếp", ngừng một lát Trọng nói tiếp;
- Các cậu đã nhìn thấy vợ sếp chưa? Tớ kể về vụ xử lí chuyện lấy vợ của sếp để các cậu hiểu nét tâm lí đặc trưng của Chủ tịch.
- Kể đi, kể đi! sếp Trọng là từ điển sống về nhân sự của cả cái tỉnh này, "Thâm cung bí sử chuyện gì mà chẳng biết".
- Không, chuyện vui thôi, Trọng nói - Hồi ấy, Minh vừa ở bộ đội về, làm công tác đoàn, chưa vợ. Nghe đồn đại con gái Huê Cầu đẹp hắn hay kiếm cớ sang đấy công tác. Một lần sang đò, hắn đi sau, trước hắn là một cô gái thân hình cân đối thon thả, khi lội xuống sông để lên bờ, nhìn thấy đôi chân trắng nuột nà, thon thon, hồn vía hắn bay mất. Hắn lẽo đẽo theo sau cô ta, nhìn cặp mông thum thum đi lên dốc đung đưa, cái lưng ong bó sát trong chiếc áo lụa hoa, "hai quả lê" nhô lên phía trước kéo làn áo lụa sát vào lưng... Hắn bị thôi miên, từ cái làn da trắng của đôi chân, hắn cho trí tưởng tượng của mình lan đi khắp nơi trên cơ thể cô gái. Hắn tiến đến gần, một nét cười e ấp nở trên đôi môi thanh tú. Hắn không còn đủ tỉnh táo để quan sát, không dám nhìn vào mặt cô gái sợ làm tan biến cái dây phút thần tiên này. Hắn lấy được cô ta, vợ của hắn bây giờ, tên là Hiên.
Cưới nhau xong, đi thăm hỏi bà con láng giềng, bọn thanh niên thì thào: "Con bé được cái dáng người, mặt thì chỉ được cái miệng còn thì "xí" quá, mũi tẹt, gò má cao... ". Những buổi tối về muộn, nhìn vợ ngủ, cái mũi tẹt, hai gò má cao dàn thành một hàng ngang bằng phẳng, khuôn mặt vợ bỗng hóa thành hình thoi!. Hắn tự bảo: Bọn thanh niên tinh thật, mình đúng là "yêu nhau quá đỗi nên mê... ". Các cậu biết hắn giải quyết thế nào không? Trọng hỏi rồi nói tiếp:
- Tất nhiên là giải quyết với dư luận, hắn sợ nhất là người ta bảo hắn vội vã, dại gái, một người đẹp trai như hắn thiếu gì cô sắc nước hương trời mê mà đi lấy một cô gái như vậy ở cái xứ này! Hắn muốn tỏ cho mọi người biết hắn là người cẩn trọng, chín chắn. (Được cái may là vợ hắn tốt nết, chịu thương, chịu khó). Hắn bỏ ngoài tai mọi dư luận, coi như vợ hắn là tuyệt thế giai nhân, hắn đã kì công tìm kiếm và chọn được một người vợ vừa có nét đẹp cổ điển, truyền thống, vừa hiện đại, những người chưa nhận ra được vẻ đẹp của vợ hắn là những người có trình độ "lùn", thiếu kiến thức về mỹ học. Hắn sáng tạo ra một định đề mới về tiêu chuẩn đánh giá một người con gái đẹp: "Nhất dáng, nhì da thứ ba khuôn mặt". Đi đâu, nói chuyện với thanh niên về tình yêu, về luyến ái bao giờ hắn cũng cài cái định đề này vào và tất nhiên phải mở đầu bằng câu: "Các cụ ta nói... ". Muốn tồn tại, phải tạo ra cái lí thuyết bảo vệ sự tồn tại của mình. Cái lí thuyết ấy dù ngụy tạo đến đâu nói mãi chắc cũng có người tin - Hắn nghĩ vậy. Đối chiếu với tiêu chuẩn ấy của "các cụ" vợ hắn có thừa hai tiêu chuẩn nhất nhì, còn tiêu chuẩn thứ ba - khuôn mặt trừ cái mũi và gò má còn đôi mắt và cái miệng thì Tây Thi, Lộng Ngọc... cũng đến vậy là cùng! Con người chín chắn như hắn làm sao có thể hành xử cẩu thả trong một chuyện hệ trọng như việc lấy vợ được!
Thắng và Quân ngồi nghe, cười hề hề khoái chí.
- Nhưng chúng em muốn biết nước cờ tiếp theo của "Tư lệnh" là thế nào?
- Thì cho thêm một cái sai nữa để sai cộng với sai thành đúng vậy chứ sao nữa! Trọng nghiêng đầu về phía Thắng bảo: Như thế... Như thế. Đôi mắt lươn ti hí nhấp nháy đầy ẩn ý, Trọng đứng dậy, cái đầu hói suýt chạm phải cái bóng đèn ba mươi watt sụt thế treo thấp.
Hôm sau, Minh đến cơ quan sớm, nét mặt không vui nhưng anh vẫn đi khắp các phòng bắt tay, nói chuyện với một vài người. Anh gọi Thắng lên gặp.
- Tại sao làm con đường cho trường học mà các cậu lại cho đường chạy ra phía sau, học sinh đi học, thầy giáo đi dạy thế nào?
- Dạ, thưa anh, điều này đã có thuyết trình đầy đủ trong tờ trình trình lên anh và đã được anh kí duyệt, Thắng thưa.
- Tờ trình các anh chỉ nói chuyển đường lên hướng bắc 900 mét, tôi có biết đâu chuyển như vậy đường chạy qua trước mặt nhà tôi và chạy ra sau lưng nhà trường! Như thế có thể gọi hạng mục 315- TH3 là con đường của trường học nữa không?
- Thưa anh, việc này hôm trước bên quy hoạch đã bàn, trước mắt có thể bất hợp lí nhưng với sự phát triển sắp tới, trường học phải có một sân vận động đi kèm, trường học bây giờ là trường dạy các ông nhà nho ngày xưa, chẳng có chỗ vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, làm sao bảo đảm phát triển toàn diện Đức-Trí-Thể-Mỹ cho thế hệ trẻ được! Bên quy hoach dự kiến sẽ làm báo cáo trình anh cho di dời khu nghĩa trang phía sau trường hiện nay, cho đền bù di dời thêm một số hộ dân nữa để giải phóng mặt bằng làm sân vận động. Khi hoàn tất, con đường sẽ nằm giữa, bên phải là trường, bên trái là khu vui chơi giải trí, một không gian khép kín phục vụ cho công tác giáo dục, không chỉ là dạy và học trong nhà trường mà còn chỗ sinh hoạt vui chơi cho thanh thiếu niên nhi đồng của cả xã, tùy theo mức kinh phí rót hàng năm ta sẽ hiện đại hóa dần, sẽ làm bể bơi, đu quay, tàu điện, ôtô cho trẻ con tập lái... Tương lai của huyện ta nay mai phải đổi thay nhiều chứ đâu cư úi xùi mãi thế này, việc đầu tư phải nhìn xa mới khắc phục được tình trạng chắp vá, đào lên bới xuống anh ạ!
Minh đầy ngờ vực nhưng dù sao sự đã rồi, họ đã làm theo sự phê duyệt của mình, ý kiến của Thắng còn nhiều chỗ ngụy biện nhưng cũng gợi được cho anh một số hướng để chống đỡ với tình hình, với dư luận. Con đường được trồng cây, rải nhựa rất đẹp, đi đâu cũng nghe người ta bàn tán về con đường của nhà Chủ tịch.
Thắng thấy mệt mỏi, cơ quan tụm năm, tụm ba bàn tán xôn xao. Chủ tịch công đoàn Lê Hoan gặp Minh đề nghị:
- Cán bộ công nhân viên cơ quan lâu lắm không được nghỉ ngơi gì, nước nhà đã thống nhất nhưng hầu hết cán bộ nhân viên cơ quan chưa biết Sài Gòn, chưa biết Côn Đảo ở đâu cả, xin anh cho phép tổ chức cho anh em đi tham quan. Minh hỏi:
- Thành phần đi gồm những ai?
- Kể ra có điều kiện tổ chức cho anh em đi cả thì tốt nhưng do kinh phí có hạn, trước mắt, Ban chấp hành Công đoàn đề nghị anh giải quyết cho các cán bộ chủ chốt, các ban ngành của Huyện. Hoan đưa ra một danh sách dự kiến, đợt một do Chủ tịch Huyện Vũ Công Minh dẫn đầu, chủ tịch công đoàn cũng đi kì này, một số trưởng phó phòng ban, huyện ủy viên; Đợt hai do phó chủ tịch Đỗ Trọng dẫn đầu và một số người còn lại. Các phu nhân của lãnh đạo huyện, được mời, những người khác có thể cho vợ con đi cùng theo chế độ tự túc (chỉ được kèm một suất).
- Tôi hoan nghênh sáng kiến của Công đoàn và thống nhất danh sách các đợt đi, riêng tôi xin cho sang đợt sau, để anh Trọng hoặc các anh khác đi trước.
- Báo cáo anh, anh Trọng đợt này chưa đi được, tuần sau là ngày giỗ đầu bà cụ thân sinh anh ấy. Anh cố thu xếp đi cho, nếu anh không đi e đợt đi nghỉ không thành. Nói là đi nghỉ nhưng thực ra cũng là một dịp để trên dưới anh em hiểu nhau chứ ở cơ quan xong việc ai về nhà nấy, ai biết ai đâu. Anh về Huyện nhận nhiệm vụ đã hơn ba năm, công việc bề bộn mấy khi cấp dưới được gặp mặt trò chuyện để tạo sự thông cảm lẫn nhau.
- Thôi được, anh về thu xếp tổ chức cho anh em đi, việc tôi đi hay không sẽ nói sau.
Hiên nghe chồng nói được đi Sài Gòn - Côn Đảo thì mừng rơn, chị bảo:
- Em lấy anh mấy chục năm nay, chẳng biết anh làm ông nọ bà kia gì, em chỉ du dú xó nhà lắm lúc buồn chết đi được. Hay là anh chê em xấu không muốn cho em xuất hiện ở chỗ đông người? Em nuôi được mấy lứa lợn cũng đủ sức để mua vé tự túc đi, chẳng lấy tiền cơ quan làm gì cho mang tiếng!
Minh ngậm ngùi thương vợ, nghĩ vu vơ chuyện đời... "Cái thằng cha bán sắt vụn đầu phố mà nhà cửa đề huề, vợ chồng nay Đà Lạt mai Vũng Tàu thong dong, mình là cái gì? Sao mà mệt thế!"
Văn phòng đưa đến một cặp vé khứ hồi Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh cho vợ chồng chủ tịch. Theo kế hoạch, hai ông bà sẽ bay vào trước, cơ quan sẽ đi ô tô vào sau rồi lên máy bay trực thăng đi Côn Đảo. Mọi việc đã sắp xếp đâu vào đấy. Vợ chồng Minh bay đi Sài Gòn. Ô tô của cơ quan huyện Tân Hải vào đến Sài Gòn, Minh ngạc nhiên chỉ nhìn thấy tay phó văn phòng và mấy cán bộ nhân viên phần lớn là nữ. Kiên, phó văn phòng gặp Minh báo cáo lại lí do thay đổi nhân sự chuyến đi. Anh bảo:
- Cơ bản là thủ trưởng thôi, anh em thì đi hay không không quan trọng Anh Trọng dặn em phải phục vụ thủ trưởng thật chu đáo.
Côn Đảo, một buổi chiều đầu Hạ, bãi tắm thưa người, nắng dát vàng trên sóng biển lăn tăn, những hàng dương vi vút tấu lên trời xanh khúc nhạc đa đoan của cuộc đời dâu bể. Minh lặng lẽ đi giữa những hàng bia mộ, anh cẩn thận ghi chép họ tên, quê quán, ngày sinh, ngày mất của những người yên nghỉ dưới mồ. Tựa lưng vào gốc cây hoàng lan đang rủ bóng xuống ngôi mộ vô danh, anh suy nghĩ mông lung: "Giá như mình bị bắt, bị nhốt vào cái địa ngục trần gian này, bị đòn roi tra tấn liệu mình chịu được bao nhiêu ngày...! - Chắc không quá một tuần, Anh tự trả lời. Mình tầm thường nhỏ bé biết bao so với những người đã từng chịu cực hình nơi này, càng đớn hèn, ti tiện hơn khi đấu đá, luồn lách, tranh giành địa vị, chức tước, khi đem xương máu của những người đã hy sinh làm lá chắn cho mình, nấp dưới ánh hào quang của những người tiền bối để ngang nhiên ngụp lặn trong tanh tưởi nhớp nhơ...!"
Trở về Tân Hải, cả cơ quan như lơ láo, như đợi chờ, lòng Minh nhẹ nhõm đi bắt tay từng người. Đỗ Trọng với thái độ nghiêm trang, cung kính giả vờ đưa giấy triệu tập anh về tỉnh họp gấp.
Đồng chí Bí thư tỉnh ủy tóm tắt những đơn thư tố cáo Minh về lợi dụng quyền hạn, lấy tiền trong ngân sách phát triển giáo dục để làm đường vào nhà mình lại che dấu khuyết điểm bằng cách làm quy hoạch bổ sung xây sân vận động, khu giải trí vui chơi; lấy tiền công quỹ đưa vợ đi du lịch Côn Đảo đem theo cả một đoàn phục vụ bảy người và nhiều đơn thư tố cáo khác về chính sách cán bộ, về tác phong thái độ... Ông nói:
- Đây mới chỉ là ý kiến của quần chúng hay nói chính xác hơn là của một số người, bên ủy ban cũng đã cho cán bộ xuống Tân Hải nắm tình hình, ý kiến đánh giá cũng còn nhiều khác nhau. Hôm nay thường vụ cho mời đồng chí lên để được trực tiếp nghe ý kiến đồng chí, sau đó Ủy ban kiểm tra của tỉnh ủy sẽ tiến hành công việc của mình và báo cáo Thường vụ xem xét, xử lí.
- Thưa đồng chí Bí thư, thưa các đồng chí, những sự việc trên, dù xét theo phương diện nào thì cũng thuộc trách nhiệm của cá nhân tôi, nhưng khuyết điểm của tôi không phải là lợi dụng chức quyền tham nhũng mà là sự quan liêu, thiếu thực tế, quá tin ở bộ máy của mình không kiểm tra cụ thể. Sai lầm lớn nhất của tôi là sau khi đã biết mình bị "mắc bẫy" về làm con đường lại muốn chống chế bằng cách kí phê duyệt dự án làm sân vận động và khu vui chơi giải trí. May sao nhờ sự phát hiện kịp thời của các cơ quan chức năng của tỉnh nên dự án này chưa triển khai. Tôi xin chịu kỉ luật trước Đảng, nhẹ nhất cũng là cách chức chủ tịch huyện vì cho dù không có các khuyết điểm trên đi nữa thì gần bốn năm của nhiệm kì qua tôi chưa làm được một việc gì lớn thay đổi được tình hình ở Tân Hải, trình độ khả năng của tôi không đủ để đảm đương chức vụ này. Tôi chỉ xin đề nghị tỉnh cần cử những cán bộ có tâm, có đức xuống huyện trực tiếp nắm và kiểm tra tình hình, làm rõ đúng sai vì đây là nhiệm kì thứ ba từ khi tái lập huyện đến nay thường xuyên xẩy ra hiện tượng mất đoàn kết, không ủng hộ nhau, thậm chí cài bẫy nhau, phải tìm cho ra ai là kẻ dấu mặt, gây rối... Nếu không khó lòng đưa Tân Hải đi lên được.
Đỗ Trọng được triệu tập về tỉnh, đồng chí Chủ tịch tỉnh nói ngắn gọn:
- Tỉnh ủy đã có nghị quyết tập trung kiện toàn bộ máy của huyện Tân Hải, theo chủ trương này anh sẽ được phép lựa chọn một trong hai con đường: Một là nghỉ hưu sớm, hai là về tỉnh làm chuyên viên ở Sở Kế hoạch và đầu tư.
Trọng đứng dậy:
- Thưa, thưa... a... hà... Anh đưa tay gãi đầu, cái đầu hói nổi lên những vệt đỏ như bị sói cào.
Đỗ Trọng nhận ra ngón võ của y không dùng được trên cái mảnh đất chan chứa tình người này.
- Tất nhiên là giải quyết với dư luận, hắn sợ nhất là người ta bảo hắn vội vã, dại gái, một người đẹp trai như hắn thiếu gì cô sắc nước hương trời mê mà đi lấy một cô gái như vậy ở cái xứ này! Hắn muốn tỏ cho mọi người biết hắn là người cẩn trọng, chín chắn. (Được cái may là vợ hắn tốt nết, chịu thương, chịu khó). Hắn bỏ ngoài tai mọi dư luận, coi như vợ hắn là tuyệt thế giai nhân, hắn đã kì công tìm kiếm và chọn được một người vợ vừa có nét đẹp cổ điển, truyền thống, vừa hiện đại, những người chưa nhận ra được vẻ đẹp của vợ hắn là những người có trình độ "lùn", thiếu kiến thức về mỹ học. Hắn sáng tạo ra một định đề mới về tiêu chuẩn đánh giá một người con gái đẹp: "Nhất dáng, nhì da thứ ba khuôn mặt". Đi đâu, nói chuyện với thanh niên về tình yêu, về luyến ái bao giờ hắn cũng cài cái định đề này vào và tất nhiên phải mở đầu bằng câu: "Các cụ ta nói... ". Muốn tồn tại, phải tạo ra cái lí thuyết bảo vệ sự tồn tại của mình. Cái lí thuyết ấy dù ngụy tạo đến đâu nói mãi chắc cũng có người tin - Hắn nghĩ vậy. Đối chiếu với tiêu chuẩn ấy của "các cụ" vợ hắn có thừa hai tiêu chuẩn nhất nhì, còn tiêu chuẩn thứ ba - khuôn mặt trừ cái mũi và gò má còn đôi mắt và cái miệng thì Tây Thi, Lộng Ngọc... cũng đến vậy là cùng! Con người chín chắn như hắn làm sao có thể hành xử cẩu thả trong một chuyện hệ trọng như việc lấy vợ được!
Thắng và Quân ngồi nghe, cười hề hề khoái chí.
- Nhưng chúng em muốn biết nước cờ tiếp theo của "Tư lệnh" là thế nào?
- Thì cho thêm một cái sai nữa để sai cộng với sai thành đúng vậy chứ sao nữa! Trọng nghiêng đầu về phía Thắng bảo: Như thế... Như thế. Đôi mắt lươn ti hí nhấp nháy đầy ẩn ý, Trọng đứng dậy, cái đầu hói suýt chạm phải cái bóng đèn ba mươi watt sụt thế treo thấp.
Hôm sau, Minh đến cơ quan sớm, nét mặt không vui nhưng anh vẫn đi khắp các phòng bắt tay, nói chuyện với một vài người. Anh gọi Thắng lên gặp.
- Tại sao làm con đường cho trường học mà các cậu lại cho đường chạy ra phía sau, học sinh đi học, thầy giáo đi dạy thế nào?
- Dạ, thưa anh, điều này đã có thuyết trình đầy đủ trong tờ trình trình lên anh và đã được anh kí duyệt, Thắng thưa.
- Tờ trình các anh chỉ nói chuyển đường lên hướng bắc 900 mét, tôi có biết đâu chuyển như vậy đường chạy qua trước mặt nhà tôi và chạy ra sau lưng nhà trường! Như thế có thể gọi hạng mục 315- TH3 là con đường của trường học nữa không?
- Thưa anh, việc này hôm trước bên quy hoạch đã bàn, trước mắt có thể bất hợp lí nhưng với sự phát triển sắp tới, trường học phải có một sân vận động đi kèm, trường học bây giờ là trường dạy các ông nhà nho ngày xưa, chẳng có chỗ vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể, làm sao bảo đảm phát triển toàn diện Đức-Trí-Thể-Mỹ cho thế hệ trẻ được! Bên quy hoach dự kiến sẽ làm báo cáo trình anh cho di dời khu nghĩa trang phía sau trường hiện nay, cho đền bù di dời thêm một số hộ dân nữa để giải phóng mặt bằng làm sân vận động. Khi hoàn tất, con đường sẽ nằm giữa, bên phải là trường, bên trái là khu vui chơi giải trí, một không gian khép kín phục vụ cho công tác giáo dục, không chỉ là dạy và học trong nhà trường mà còn chỗ sinh hoạt vui chơi cho thanh thiếu niên nhi đồng của cả xã, tùy theo mức kinh phí rót hàng năm ta sẽ hiện đại hóa dần, sẽ làm bể bơi, đu quay, tàu điện, ôtô cho trẻ con tập lái... Tương lai của huyện ta nay mai phải đổi thay nhiều chứ đâu cư úi xùi mãi thế này, việc đầu tư phải nhìn xa mới khắc phục được tình trạng chắp vá, đào lên bới xuống anh ạ!
Minh đầy ngờ vực nhưng dù sao sự đã rồi, họ đã làm theo sự phê duyệt của mình, ý kiến của Thắng còn nhiều chỗ ngụy biện nhưng cũng gợi được cho anh một số hướng để chống đỡ với tình hình, với dư luận. Con đường được trồng cây, rải nhựa rất đẹp, đi đâu cũng nghe người ta bàn tán về con đường của nhà Chủ tịch.
Thắng thấy mệt mỏi, cơ quan tụm năm, tụm ba bàn tán xôn xao. Chủ tịch công đoàn Lê Hoan gặp Minh đề nghị:
- Cán bộ công nhân viên cơ quan lâu lắm không được nghỉ ngơi gì, nước nhà đã thống nhất nhưng hầu hết cán bộ nhân viên cơ quan chưa biết Sài Gòn, chưa biết Côn Đảo ở đâu cả, xin anh cho phép tổ chức cho anh em đi tham quan. Minh hỏi:
- Thành phần đi gồm những ai?
- Kể ra có điều kiện tổ chức cho anh em đi cả thì tốt nhưng do kinh phí có hạn, trước mắt, Ban chấp hành Công đoàn đề nghị anh giải quyết cho các cán bộ chủ chốt, các ban ngành của Huyện. Hoan đưa ra một danh sách dự kiến, đợt một do Chủ tịch Huyện Vũ Công Minh dẫn đầu, chủ tịch công đoàn cũng đi kì này, một số trưởng phó phòng ban, huyện ủy viên; Đợt hai do phó chủ tịch Đỗ Trọng dẫn đầu và một số người còn lại. Các phu nhân của lãnh đạo huyện, được mời, những người khác có thể cho vợ con đi cùng theo chế độ tự túc (chỉ được kèm một suất).
- Tôi hoan nghênh sáng kiến của Công đoàn và thống nhất danh sách các đợt đi, riêng tôi xin cho sang đợt sau, để anh Trọng hoặc các anh khác đi trước.
- Báo cáo anh, anh Trọng đợt này chưa đi được, tuần sau là ngày giỗ đầu bà cụ thân sinh anh ấy. Anh cố thu xếp đi cho, nếu anh không đi e đợt đi nghỉ không thành. Nói là đi nghỉ nhưng thực ra cũng là một dịp để trên dưới anh em hiểu nhau chứ ở cơ quan xong việc ai về nhà nấy, ai biết ai đâu. Anh về Huyện nhận nhiệm vụ đã hơn ba năm, công việc bề bộn mấy khi cấp dưới được gặp mặt trò chuyện để tạo sự thông cảm lẫn nhau.
- Thôi được, anh về thu xếp tổ chức cho anh em đi, việc tôi đi hay không sẽ nói sau.
Hiên nghe chồng nói được đi Sài Gòn - Côn Đảo thì mừng rơn, chị bảo:
- Em lấy anh mấy chục năm nay, chẳng biết anh làm ông nọ bà kia gì, em chỉ du dú xó nhà lắm lúc buồn chết đi được. Hay là anh chê em xấu không muốn cho em xuất hiện ở chỗ đông người? Em nuôi được mấy lứa lợn cũng đủ sức để mua vé tự túc đi, chẳng lấy tiền cơ quan làm gì cho mang tiếng!
Minh ngậm ngùi thương vợ, nghĩ vu vơ chuyện đời... "Cái thằng cha bán sắt vụn đầu phố mà nhà cửa đề huề, vợ chồng nay Đà Lạt mai Vũng Tàu thong dong, mình là cái gì? Sao mà mệt thế!"
Văn phòng đưa đến một cặp vé khứ hồi Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh cho vợ chồng chủ tịch. Theo kế hoạch, hai ông bà sẽ bay vào trước, cơ quan sẽ đi ô tô vào sau rồi lên máy bay trực thăng đi Côn Đảo. Mọi việc đã sắp xếp đâu vào đấy. Vợ chồng Minh bay đi Sài Gòn. Ô tô của cơ quan huyện Tân Hải vào đến Sài Gòn, Minh ngạc nhiên chỉ nhìn thấy tay phó văn phòng và mấy cán bộ nhân viên phần lớn là nữ. Kiên, phó văn phòng gặp Minh báo cáo lại lí do thay đổi nhân sự chuyến đi. Anh bảo:
- Cơ bản là thủ trưởng thôi, anh em thì đi hay không không quan trọng Anh Trọng dặn em phải phục vụ thủ trưởng thật chu đáo.
Côn Đảo, một buổi chiều đầu Hạ, bãi tắm thưa người, nắng dát vàng trên sóng biển lăn tăn, những hàng dương vi vút tấu lên trời xanh khúc nhạc đa đoan của cuộc đời dâu bể. Minh lặng lẽ đi giữa những hàng bia mộ, anh cẩn thận ghi chép họ tên, quê quán, ngày sinh, ngày mất của những người yên nghỉ dưới mồ. Tựa lưng vào gốc cây hoàng lan đang rủ bóng xuống ngôi mộ vô danh, anh suy nghĩ mông lung: "Giá như mình bị bắt, bị nhốt vào cái địa ngục trần gian này, bị đòn roi tra tấn liệu mình chịu được bao nhiêu ngày...! - Chắc không quá một tuần, Anh tự trả lời. Mình tầm thường nhỏ bé biết bao so với những người đã từng chịu cực hình nơi này, càng đớn hèn, ti tiện hơn khi đấu đá, luồn lách, tranh giành địa vị, chức tước, khi đem xương máu của những người đã hy sinh làm lá chắn cho mình, nấp dưới ánh hào quang của những người tiền bối để ngang nhiên ngụp lặn trong tanh tưởi nhớp nhơ...!"
Trở về Tân Hải, cả cơ quan như lơ láo, như đợi chờ, lòng Minh nhẹ nhõm đi bắt tay từng người. Đỗ Trọng với thái độ nghiêm trang, cung kính giả vờ đưa giấy triệu tập anh về tỉnh họp gấp.
Đồng chí Bí thư tỉnh ủy tóm tắt những đơn thư tố cáo Minh về lợi dụng quyền hạn, lấy tiền trong ngân sách phát triển giáo dục để làm đường vào nhà mình lại che dấu khuyết điểm bằng cách làm quy hoạch bổ sung xây sân vận động, khu giải trí vui chơi; lấy tiền công quỹ đưa vợ đi du lịch Côn Đảo đem theo cả một đoàn phục vụ bảy người và nhiều đơn thư tố cáo khác về chính sách cán bộ, về tác phong thái độ... Ông nói:
- Đây mới chỉ là ý kiến của quần chúng hay nói chính xác hơn là của một số người, bên ủy ban cũng đã cho cán bộ xuống Tân Hải nắm tình hình, ý kiến đánh giá cũng còn nhiều khác nhau. Hôm nay thường vụ cho mời đồng chí lên để được trực tiếp nghe ý kiến đồng chí, sau đó Ủy ban kiểm tra của tỉnh ủy sẽ tiến hành công việc của mình và báo cáo Thường vụ xem xét, xử lí.
- Thưa đồng chí Bí thư, thưa các đồng chí, những sự việc trên, dù xét theo phương diện nào thì cũng thuộc trách nhiệm của cá nhân tôi, nhưng khuyết điểm của tôi không phải là lợi dụng chức quyền tham nhũng mà là sự quan liêu, thiếu thực tế, quá tin ở bộ máy của mình không kiểm tra cụ thể. Sai lầm lớn nhất của tôi là sau khi đã biết mình bị "mắc bẫy" về làm con đường lại muốn chống chế bằng cách kí phê duyệt dự án làm sân vận động và khu vui chơi giải trí. May sao nhờ sự phát hiện kịp thời của các cơ quan chức năng của tỉnh nên dự án này chưa triển khai. Tôi xin chịu kỉ luật trước Đảng, nhẹ nhất cũng là cách chức chủ tịch huyện vì cho dù không có các khuyết điểm trên đi nữa thì gần bốn năm của nhiệm kì qua tôi chưa làm được một việc gì lớn thay đổi được tình hình ở Tân Hải, trình độ khả năng của tôi không đủ để đảm đương chức vụ này. Tôi chỉ xin đề nghị tỉnh cần cử những cán bộ có tâm, có đức xuống huyện trực tiếp nắm và kiểm tra tình hình, làm rõ đúng sai vì đây là nhiệm kì thứ ba từ khi tái lập huyện đến nay thường xuyên xẩy ra hiện tượng mất đoàn kết, không ủng hộ nhau, thậm chí cài bẫy nhau, phải tìm cho ra ai là kẻ dấu mặt, gây rối... Nếu không khó lòng đưa Tân Hải đi lên được.
Đỗ Trọng được triệu tập về tỉnh, đồng chí Chủ tịch tỉnh nói ngắn gọn:
- Tỉnh ủy đã có nghị quyết tập trung kiện toàn bộ máy của huyện Tân Hải, theo chủ trương này anh sẽ được phép lựa chọn một trong hai con đường: Một là nghỉ hưu sớm, hai là về tỉnh làm chuyên viên ở Sở Kế hoạch và đầu tư.
Trọng đứng dậy:
- Thưa, thưa... a... hà... Anh đưa tay gãi đầu, cái đầu hói nổi lên những vệt đỏ như bị sói cào.
Đỗ Trọng nhận ra ngón võ của y không dùng được trên cái mảnh đất chan chứa tình người này.
Quảng bá 05-7-2007
V. X. T.
V. X. T.
Nguồn: Blog Võ Xuân Tường
0 nhận xét:
Post a Comment