Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu (1) KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Monday, March 18, 2013
quyvanchuong


Trích đăng từ cuốn sách "HUYỀN TÍCH ĐỒNG TỈNH XUÂN CẦU" của tác giả Trần Xuân Đạt

Mời xem:

Chương I: KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG ĐỒNG TỈNH – XUÂN CẦU

Chương II: LÀNG ĐỒNG TỈNH – LÀNG XUÂN CẦU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

GIAI THOẠI VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI HAI THÔN

II. ĐỒNG TỈNH – HOA CẦU NGÀN NĂM VĂN VẬT - PHONG TỤC TẬP QUÁN
II.1 CHUYỆN VỀ CÁC DANH NHÂN


Chương 1 - KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG ĐỒNG TỈNH – XUÂN CẦU


TIỂU DẪN:

Dải đất Nghĩa Trụ được ghi lại trong Đại Việt Sử LượcĐại Việt Sử Lược:
(chữ Hán: 大越史略), còn có tên là Việt sử lược (越史略), là một cuốn lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán của một tác giả khuyết danh, ra đời vào thời nhà Trần. Đây là cuốn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất của Việt Nam còn được lưu truyền cho đến nay.
Đọc bản PDF tại Viện Việt Học.
(chính sử) từ cuối thời Lý Cao TôngLý Cao Tông:
(chữ Hán: 李高宗, 1173–1210) là vị vua thứ bảy của nhà Lý, cai trị từ năm 1176 đến năm 1210.
Tượng thờ vua Lý Cao-Tông
, là vùng đất cổ, song song tồn tại cùng kinh thành Long Biên. Dải đất này có quá trình hình thành lâu dài nhờ lượng phù sa của dòng chảy sông Hồng chuyên chở từ cao nguyên Vân Nam Trung Quốc bồi đắp lên hàng triệu năm liên tục. Nếu tính từ thời Triệu Quang PhụcTriệu Quang Phục:
Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.
đem binh về đây (Bãi SậyBãi sậy:
là một địa danh nổi tiếng gắn với một trong những cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. Bãi sậy là một vùng đầm nước, um tùm lau sậy, nơi đây chính là căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Căn cứ Bãi Sậy là khu rừng sậy ở giữa các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ và Mỹ Hào. Vị trí Bãi Sậy hiểm yếu và có nhiều đường thông ra ngoài, tiện phòng thủ, thuận lợi trong tiến công, nơi đây còn có rất nhiều hầm hào luồn dưới những thân sậy, lớp nọ chồng lên lớp kia. Rắn độc cũng rất nhiều.

Tương truyền để lọt vào được căn cứ, phải vượt qua những đám sậy cao tới 3 mét cùng những gai mỏ quạ, cả gai leo, gai dứa cùng những cây lá han đụng vào là sưng tấy nhức buốt đến tận xương. Nếu vượt qua được cây lau sậy và đầm lầy, thì còn vô vàn những con đỉa đói bám lấy mà hút máu...
Màn TròMàn Trò:
Dạ Trạch là vùng đất thuộc xã Dạ Trạch, còn gọi là bãi Màn Trò, hay Mạn Trù, nay thuộc xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm bên bờ sông Hồng. Tên xã lấy từ tên của đầm Dạ Trạch, xuất phát từ điển tích đầm một đêm (Nhất Dạ Trạch) của truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử trong dân gian. Vùng đất này xưa kia vì đê vỡ liên tiếp, nên không cày cấy được, lau sậy mọc đầy. Đây là căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thời Bắc thuộc của Triệu Quang Phục thế kỷ VI chống quân
nhà LươngNhà Lương:
(tiếng Trung: 梁朝; bính âm: Liáng cháo) (502-557), còn gọi là nhà Nam Lương (南梁), là triều đại thứ ba của Nam triều trong thời kỳ Nam-Bắc triều ở Trung Quốc, sau thời kỳ của triều đại Nam Tề và trước thời kỳ của triều đại Trần. Kinh đô đặt tại Kiến Khang (nay là Nam Kinh)...
và cũng là một trong những căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy chống Pháp thế kỉ XIX do Nguyễn Thiện Thuật làm chủ soái.) lập căn cứ chống lại quân nhà Lương (Quân nhà Lương do mãnh tướng Lý Bá TiênTrần Bá Tiên:
Trần Vũ Đế (chữ Hán: 陳武帝), tên thật là Trần Bá Tiên (陳霸先) 503-559) là vị vua đầu tiên, người sáng lập ra nhà Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.
Hoàng đế nhà Trần
dẫn binh bao vây nhằm cắt đứt đường tiếp vận lương thực, với mục đích khi cạn lương quân khởi nghĩa phải tự ra hàng, nhưng nghĩa quân của Triệu Quang Phục đã tổ chức khẩn hoang cày cấy gieo trồng, tự cung cấp lấy nguồn lương thực, dưỡng sức luyện quân chờ cơ hội tổng tấn công truy quét tiêu diệt quân giặc đã khiến cuộc bao vây của Lý Bá Tiên thất bại hoàn toàn.



Sau vì loạn Hầu Cảnhloạn Hầu Cảnh (Đông Ngụy):
(chữ Hán: 侯景之乱, Hầu Cảnh chi loạn) là cuộc nổi dậy của tướng lĩnh nhà Đông Ngụy là Hầu Cảnh chống lại quyền thần Cao Trừng diễn ra từ tháng 2 năm 547 đến tháng giêng năm 548. Cuộc nổi dậy này liên quan đến cả 3 nước chia ba Trung Quốc thành thế chân vạc khi đó là Đông – Tây Ngụy ở Trung Nguyên và nhà Lương ở phía nam Trường Giang...

loạn Hầu Cảnh:
(chữ Hán: 侯景之乱, Hầu Cảnh chi loạn) là cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Lương của hàng tướng Hầu Cảnh đến từ nhà Đông Ngụy, diễn ra từ tháng 8 năm 548 đến tháng 4 năm 552...
, Lý Bá Tiên phải về nước, giao quyền chủ tướng cho Dương Sàn, quân Lương đã bị Triệu Việt Vương tung quân đánh bại), thì dải đất Nghĩa Trụ này đã từng tồn tại và có dấu chân người khoảng những năm 547 - 550 sau công nguyên. Trong phần viết này cũng như dọc suốt phần khai triển cuốn sách, tên các địa danh một số làng, xã thường xuyên có sự thay đổi theo mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, của mỗi triều đại vua chúa trị vì, của mỗi thời đại. Làng Đồng Tỉnh có giai đoạn gọi Cửu Tỉnh, làng Xuân Cầu có giai đoạn gọi Hoa Cầu, Huê Cầu, Huê Kiều, ngày nay gồm ba thôn (Tam Kì, Phúc Thọ, Lê Cao) xã Nghĩa Trụ có thời kỳ gọi Tổng Xuân Cầu, xã Xuân Cầu. Để giúp người đọc tiện theo dõi, đối chiếu, tác giả luôn bám sát các dữ liệu lịch sử giữ nguyên tên gọi theo từng giai đoạn...


 ❧ ❀ ❧


Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết

A. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ - XÃ HỘI

1. Sơ lược lịch sử:
Làng Đồng Tỉnh và làng Xuân Cầu ngày nay thuộc địa giới hành chính của xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, là dải đất nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Sông Hồng về phía Tây khoảng 12km. Phía Đông cách quốc lộ 5 về khoảng 0.5km, tiếp giáp bờ tây sông Nghĩa Trụ (Hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải) chảy xuôi theo hướng Bắc – Nam, hệ thống thuỷ nông này phát triển từ một nhánh nhỏ của sông Cái, khởi đầu dòng chảy từ cửa Xuân Quan đến cống Tranh hợp lưu cùng sông Hoan Ái, thành dòng chảy nhỏ (chi lưu) song song với sông Hồng, và tiếp tục phân chia thành nhiều nhánh nhỏ toả đi khắp vùng đất Hưng Yên, Hải Dương và một số vùng lân cận). Phía Tây nam cách chùa Vĩnh Khúc (và đền Khúc Lộng, nơi thờ Triệu Quang Phục) khoảng 3km. Phía Tây là cánh đồng rộng lớn. Hai thôn nằm trong dải khí hậu của thủ đô Hà Nội. Thuỷ văn chịu sự điều tiết dòng chảy sông Hồng, nên dải khí hậu sông Hồng có ảnh hướng rất lớn đến môi trường khí hậu và vi khí hậu trong toàn vùng.

Khảo sát sơ bộ qua một số di vật khảo cổ năm 1965, tìm thấy trong lòng giếng đá cổ (giếng Đình Ba) nơi địa phận giáp gianh giữa hai làng Đồng Tỉnh và Tam Kì (theo đơn vị hành chính triều Lê năm 1496), mang đậm dấu ấn giai đoạn phát triển văn hóa Hán. Qua một số chứng tích văn hoá còn lưu trữ được trong các miếu thờ thần như sắc phong của các triều đại, các câu ca dao, tục ngữ, các làn điệu hát dân gian, các bản gia huấn ca, các bản gia phả dòng họ, các lễ tục, phong tục tập quán còn tồn tại cho tới ngày ngày nay, cho thấy lịch sử phong hoá của làng Đồng Tỉnh và làng Xuân Cầu có chiều dài lên tới hàng ngàn năm.

Một số di chỉ văn bia, vùng đất Tế Giang (Văn Giang ngày nay) và địa danh Nghĩa Trụ được nhắc tới nhiều vào thời nhà Lý, Đặc biệt sau cuộc nổi loạn của Phạm DuPhạm Du:
(范兪, ? – 1209) là tướng nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, dưới triều vua Lý Cao Tông - vị vua thứ bảy của nhà Lý.
trong đất Nghệ An. Trải qua thời đại nhà Trần, tới thời đại nhà Lê và các triều đại nối tiếp sau này trang Đồng Tỉnh, trang Hoa Cầu của tổng Hoa Cầu huyện Tế Giang trấn Kinh Bắc được biết tới qua nhiều bản sắc phong của triều đình mỗi triều đại.

Làng Xuân Cầu vào thời Lê sơ lược ghi trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi như một làng nghề truyền thống nổi tiếng với nghề nhuộm thâm ”Làng Huê Cầu nhuộm thâm... Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang, làng ấy cung ứng đồ cống phú cho Trung Quốc là 200 tấm vải thâmDư địa chí”.

Làng Đồng Tỉnh với sự xuất hiện của trang thiếu niên tuấn kiệt, mới 13 tuổi đã tỏ rõ khí phách anh hùng của một thần tướng giúp triều đình nhà Lê trung hưng đánh giặc phương Bắc (Ai Lao - NV), lập công lớn được vua sắc dụ cho dân trong làng lập đền thờ làm thành hoàng làng đời đời cúng tế. Vị nhân thần này còn là người có công đem cây thuốc lào về cho nhân dân địa phương cùng nghề trồng và buôn bán thuốc lào phát triển rộng rãi cho đến ngày nay, như một thứ sản vật nổi tiếng trong nước với câu ca dao:

Ai về Đồng Tỉnh – Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm...

(ca dao).

2. Địa giới:
Làng Đồng Tỉnh hiện nay tính từ phía bắc giáp Xuân Cầu, các xóm dân cư phát triển theo trục bắc nam là: xóm Hổ, xóm Đồng có địa giới tiếp giáp với làng Xuân Cầu; xóm Đình, xóm Xá, xóm Sông ở vào trung tâm làng; xóm Mới tiếp giáp với làng Thọ Vực, xóm được thành lập sau năm 1990, thuộc quỹ đất dãn dân của thôn, phía Tây là cánh đồng lúa màu, phía Đông là sông Nghĩa Trụ.

Làng Xuân Cầu từ phía Bắc trở xuống là thôn Lê Cao, Phúc Thọ, Tam Kì, phía Nam là tiếp giáp làng Đồng Tỉnh, Phía Tây là cánh đồng trồng lúa và hoa mầu, phía Đông là dòng sông Nghĩa Trụ.

3. Đất đai:
Ở Đồng Tỉnh - Xuân Cầu đã từng tồn tại một số loại ruộng như sau: (Theo khảo tả của Giáo sư Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc trong cuốn sách "Những nghiên cứu Xã hội học về gia đình Việt Nam" – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 1996 - chủ biên Tương Lai).
  • Ruộng đình có 40 mẫu, chia đều cho các giáp thuộc thôn Tam Kỳ cày cấy. Người đăng cai tế chính thần và các vị á thần vào ngày 25 tháng 2 âm lịch thì được cày 1 mẫu. Khoán ước làng còn ghi rõ: “hàng năm phải nộp 400 đấu thóc cho làng, nếu gặp năm mất mùa thì tuỳ lượng”. Số ruộng nàyđược bảo lưu khá chặt chẽ, đến giữa thế kỷ này vẫn còn. (ở Đồng tỉnh ngày giỗ chính thần là 25 tháng 10 âm lịch hàng năm).
  • Ruộng chùa có 30 mẫu, phân chia cho 3 xóm cày cấy. Hoa lợi dùng cho ngày lễ chùa và ngày hội chùa ngày 1 tháng 4 hàng năm (theo âm lịch).
  • Ruộng tư văn, có vào cuối thế kỷ XVII được duy trì đến năm 1945, số lượng khoảng vài mẫu. Hoa lợi trừ phần người cày, còn lại chi phí cho sinh hoạt hội, tế Khổng Tử và các tiên hiền của làng và một phần giúp cho học trò nghèo. (ở Đồng Tỉnh không có loại ruộng này).
  • Ruộng họ là ruộng của dòng họ. Xuân Cầu có 17 dòng họ lâu đời. Họ nào cũng có ruộng, nhiều thì vài ba mẫu như họ Tô, họ Quản, họ Nguyễn; ít cũng 2-4 sào.
  • Ruộng hậu có nguồn gốc từ những người không có con trai hay tuyệt tự cúng vào chùa và những nhà thờ họ. Số ruộng này theo thời gian không bị giảm sút mà có lúc tăng thêm.
  • Ruộng Giáp là ruộng cua các giáp trong làng. Các thành viên trong giáp lần lượt được làm trùm giáp trong một năm thì được cày ruộng giáp hoa lợi chia đôi, 1 cho người cày và 1 để cho giáp.
  • Ruộng hậu dân (hậu đình). Đến đầu thế kỷ này, Xuân Cầu có 9 mẫu, đặt dưới quyền của Trùm chạ quản lý.
  • Ruộng đồng môn, do môn sinh đóng góp tiền mua ruộng để cúng giỗ thầy học.
Ngoài số ruộng trên, còn có một số loại ruộng khác là: Ruộng tế đinh, (1mẫu), ruộng khánh tiết còn gọi là ruộng xôi gà, ruộng đông chí, ruộng cơm mới, ruộng quan viên (2 sào), ruộng trùm.

Nêu lên 16 loại ruộng trong đó công điền và nửa công tư là để thấy mỗi loại ruộng là cơ sở vật chất cho một loại quan hệ của một bộ phận dân cư trong cộng đồng làng xuân cầu. 16 loại ruộng là 16 mối quan hệ, mà thực chất là những liên kết về tín ngưỡng, dòng họ, nghề nghiệp, láng giềng (xóm giáp) và cả thầy trò.

Tất nhiên Xuân Cầu còn có ruộng đất tư hữu nhiều hơn tông số các loại ruộng trên. Sở hữu loại ruộng đất tư này manh mún, mỗi thửa chỉ một vài sào”.

Hiện nay làng Đồng Tỉnh có tổng diện tích đất… ha, trong đó
đất nông nghiệp phục vụ cho cày cấy 2 vụ/năm và trồng hoa màu vào khoảng…ha,
diện tích đất ở… ha,
quỹ đất dự phòng dãn dân… ha,
tổng sản lượng lúa thu hoạch hàng năm trên mỗi sào (Bắc Bộ = 360m2) là…kg/sào.
Diện tích ao hồ, đầm phá dự trữ lượng nước tưới cho cánh đồng của thôn …ha.

Làng Xuân Cầu...

B. MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN – SINH THÁI

1. Con người:
Hiện nay dân cư khu trú trên địa bàn làng Đồng Tỉnh và Làng Xuân Cầu … người, gồm … hộ gia đình, tỷ lệ nông nghiệp …%; tỷ lệ bán nông nghiệp…%, cán bộ công nhân viên chức nhà nước…%. Tỷ lệ người cao tuổi trên 60 là… chiếm %, người đang trong độ tuổi lao động từ 18 – 59 tuổi là… %, lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, sinh viên 1 – 17 tuổi là… %.

Từ nhiều năm nay (sau năm 1975) được đánh giá cao về chất lượng học sinh các cấp học, năng lực tiếp thu kiến thức từ nhà trường khá tốt, số lượng học sinh giỏi hàng năm tăng cao, số sinh viên đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, và các trường dạy nghề trong toàn quốc, đã góp phần tô điểm thêm truyền thống hiếu học, tôn thầy trọng đạo của người dân trong xã Nghĩa Trụ.


2. Sinh thái:
Hai làng có địa giới nằm dọc theo dòng chảy của con sông Nghĩa Trụ, nên hệ thống cây xanh và giao thông, thuỷ bộ thuận tiện, công tác tiêu thoát nước đều đảm bảo, ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch được mỗi người dân tự giác chấp hành. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đều được bê tông hoá hoàn toàn, cũng góp phần tạo ra nét riêng trong sinh hoạt thường ngày của người dân trong vùng đệm của các khu công nghiệp (bán công nghiệp).

C. CÁC NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Theo vị trí địa lý, huyện Văn Giang thuộc hạ lưu của dòng Sông Hồng, có vùng đất bồi do phù sa tích tụ, lắng đọng hàng nghìn năm kiến tạo, đây là yếu tố thuận lợi của ngành sản xuất nông nghiệp mà cây lương thực chủ lực là các loại lúa nước. Đồng Tỉnh và Xuân Cầu khởi nguồn vốn là vùng đất trũng trong bãi lầy lau sậy, theo mùa nước lũ, nước cạn của dòng chảy sông Hồng mà thâu nhận lấy lượng phù sa màu mỡ trải qua hàng nghìn năm, độ dày kết lắng của lớp trầm tích thuộc hệ tầng Hà Nội khoảng 3.5 mét.

Độ cao so với mặt nước biển khoảng 3–4 mét. Cư dân sinh sống sản xuất nơi đây có tầng văn hoá đặc trưng của cộng đồng làng xã Bắc Bộ, pha trộn sắc thái thị trấn, thị tứ với nhiều nghề sinh sống, buôn bán khác nhau.


1. Nghề trồng và chế biến tiêu thụ các loại lúa nước, nông sản




2. Nghề trồng cây rau màu:
  • ngô,
  • khoai,
  • xu hào,
  • cải bắp,
  • cà chua,
  • các lọai rau xanh, cây gia vị


3. Nghề trồng cây công nghiệp:
  • đỗ tương, lạc, vừng…
  • hương nhu,
  • thầu dầu,
  • thuốc lào.


4. Nghề tiểu thủ công nghiệp:
  • sản xuất bao bì,
  • tái chế nhựa phế thải,
  • gia công may mặc.
  • đồ sắt,
  • đồ mộc gia dụng.

D. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH

Hương ấp Đồng Tỉnh, Hoa Cầu vào thời Lê, thuộc miền châu thổ đồng bằng sông Hồng, có đặc điểm thổ nhưỡng thềm lục địa và bán đảo Đông Nam Á, đặc tính khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm cao. Có độ dốc địa hình trong cấu tạo giữa các lớp đất đá gốc và bề mặt nghiêng theo trục Tây-Đông tương đối lớn. Là khu trung tâm của vùng đất đầm lầy lau sậy thuộc dải đất Nghĩa Trụ thuộc huyện Tế Giang, phủ Thuận An, lộ Bắc Giang.
Huyện Tế Giang là địa danh được xác lập vào đời Lý, trải qua các triều đại Trần, đến thời Lê đổi là huyện Văn Giang, nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc giáp thành phố Hà Nội, phía nam giáp huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ, phía đông giáp huyện Văn Lâm, phía tây giáp tỉnh Hà Tây, có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 71,79 km2:
  • Thị trấn Văn Giang diện tích hành chính là 6,84 km2
  • Xã Xuân Quan diện tích hành chính là 5,31 km2
  • Xã Cửu Cao diện tích hành chính là 4,40 km2
  • Xã Phụng Công diện tích hành chính là 4,89 km2
  • Xã Long Hưng diện tích hành chính là 8,49 km2
  • Xã Liên Nghĩa diện tích hành chính là 6,15 km2
  • Xã Tân Tiến diện tích hành chính là 9,92 km2
  • Xã Thắng Lợi diện tích hành chính là 4,84 km2
  • Xã Mễ Sở diện tích hành chính là 6,64 km2
  • Xã Nghĩa Trụ diện tích hành chính là 8,12 km2
  • Xã Vĩnh Khúc diện tích hành chính là 6,19 km2
Dải đất Nghĩa Trụ trải dài bên hữu ngạn con sông nhánh Nghĩa Trụ, là một trong 161 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hưng Yên. Cũng như các vùng đất khác thuộc đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.

Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Số giờ nắng trung bình 1.519 giờ/năm, trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt độ trung bình mùa hè 23,2oC, mùa đông 16oC. Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.600oC.
Lượng mưa trung bình từ 1.450 - 1.650 mm, tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất 92%, thấp nhất 79%.

Dải đất Nghĩa Trụ xưa kia thông xuống lị sở Tế Giang theo hai đường thuỷ, bộ là vị trí quân sự và phòng thủ chiến lược rất thuận tiện cho thuỷ quân tác chiến, khi ấy bao gồm các địa danh Hoa Cầu, Đồng Tỉnh, Bảo Vực, Khúc Lộng, Vĩnh Bảo chịu sự quản lý hành chính trực tiếp của lị sở Tế Giang. Đất Nghĩa Trụ với hai hương ấp Đồng Tỉnh, Hoa Cầu rất sầm uất, mang tích chất tiêu biểu cho cả vùng văn hoá Nghĩa Trụ bởi có Cầu Nổi (Phù Kiều) bắc qua sông Nghĩa Trụ thông đất Đồng Tỉnh với Chợ Cái và xứ Đông (Hải Dương) theo đường giao thông bộ, cùng bến thuyền Hoa Cầu (cách bến thuyền Tế Giang khoảng 5 km), là đường thuỷ vận chuyển quan trọng, đồng thời cũng là những đầu mối giao thương nhộn nhịp giữa kinh sư và các lộ.

Vùng đất Tế Giang* là tên gọi xuất hiện trong chính sử từ thời Thập nhị sứ quânLoạn 12 sứ quân:
là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này hình thành và phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.
, với vị đầu lĩnh Lữ ĐườngLã Đường:
hay Lữ Đường (chữ Hán: 呂唐), xưng hiệu Lã Tá công (呂佐公) là một sứ quân trong thời 12 sứ quân cuối triều nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam, cát cứ vùng Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên).
, đến triều đại vua Lý Huệ Tông địa danh được gắn liền với bến thuyền trên ngã ba sông, nơi gặp nhau của hai dòng chảy, một từ sông Cầu qua Thổ Khối đổ đến và một từ sông Cái qua địa phận làng Bát (cửa Xuân Quan, cửa Đại Thông) hợp lưu tại dòng Nghĩa Trụ rồi đổ vào dòng Hoan Ái (Cống Tranh) đến sông Thái Bình sau đó lại hợp lưu cùng sông Cái đổ ra biển (Cửa Đại Hoàng?).

* Theo cuốn sách Miền quê Văn Giang của tác giả Trần Khắc Cần – Nhà xuất bản Văn Hoá Dân Tộc - 2004:
khi giải thích về nguồn gốc (huyện Văn Giang) Tế Giang là tên một con sông. Sông Tế Giang lớn. Khi nước triều lên, càng rộng, nối sông Hồng với sông Thương, Sông Cầu, là đường vận tải thuỷ chở các sản vật miền xuôi lên vùng núi Bắc Giang, Thái Nguyên và ngược lại.

* Theo Đại Việt sử lược:
Trần Tự Khánh lại đi Kinh lược Lạng Châu đến tận núi Tam Trĩ. Hầu hết đất đai Trần Tự Khánh lấy được cả. Tháng chạp Trần Tự Khánh rầm rộ kéo binh đến đóng ở bến Tế Giang vùng đất Nghĩa Trụ.

* Theo sách "Các trấn tổng xã danh bị lãm" in đời Gia Long:
Huyện Văn Giang (Tế Giang) thuộc phủ Thuận An, Xứ Kinh Bắc gồm 9 tổng, 61 xã, thôn, sở:
  • Tổng Hoà Bình có 8 xã: Hoà Bình, Vĩnh Lộc, Ốc Nhiêu, Ngân Hạnh, Chấn Đông, Từ Hồ, Lại Trạch, Đại Hạnh.

  • Tổng Đại Từ có 6 xã: Đại Từ, Đông Mai, Lộng Đình, Cát Lô, Trịnh Xá, Nghĩa Lộ.
  • Tổng Đồng Than có 6 xã: Đồng Than, Trang Vũ, Kênh Cầu, Lạc Cầu, Thanh Nga, Hoàng Đôi.
  • Tổng Phụng Công có 10 xã, sở: Phụng Công, Công Luận, sở Đan Nhiễm, Dương Liệt, Phi Liệt, Sâm Khố, Tầm Tang, Phù Liệt, Quán Trạch, Đan Kim.
  • Tổng Thái Lạc có 9 xã: Thái Lạc, An Lạc, Lạc Miếu, Ôn Xá, Thú Dương, Thanh Đặng, Hoàng Nha, Hương Lãng, Thanh Khê.
  • Tổng Đa Ngưu có 9 xã: Đa Ngưu, Kim Ngưu, Bá Khê, Nhân Nội, Như Phượng, Như Lân, Ngọc Bộ, Lại Ốc, Nhân Vực.
  • Tổng Đại Quan châu có 4 xã: Đại Quan châu, Chử Xá châu, Trung Quan châu, San Hô châu. (thời Lý Huệ Tông có tên gọi châu Đại Thông?)
  • Tổng Hoa Cầu có 6 xã, thôn: Hoa Cầu, Đồng Tỉnh, Bảo Vực, Khúc Lộng, thôn Đông Khúc thuộc xã Khúc Lộng, Vĩnh Bảo.
  • Tổng An Phú có 3 xã: An Phú, Thổ Cốc, Hiến Phạm.


Đến thời thuộc pháp sau khi chia lại địa giới hành chính tổng Xuân Cầu gồm: xã Xuân Cầu, xã Đồng Tỉnh, xã Vĩnh An, xã Vĩnh Bảo, xã Đông Khúc, xã Khúc Lộng, xã Thọ Vực, xã Đại Tài.

Sau năm 1945, còn lại 6 thôn thuộc tổng Xuân Cầu:
Thôn Đồng Tỉnh, thôn Tam Kỳ, Thôn Phúc Thọ, thôn Lê Cao, thôn Đại Tài, thôn Bảo Vực.

Năm 1947 tháng 10, huyện Văn Giang được tách ra khỏi tỉnh Bắc Ninh chuyển về tỉnh Hưng Yên. Tổng Xuân Cầu thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Năm 1950, tổng Xuân Cầu được trở về với tên ban đầu của nó là xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang.

Năm 1968 tháng 01 theo nhu cầu quản lý hành chính và bước phát triển mới của nhà nước, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được sát nhập thành tỉnh Hải Hưng. Xã Nghĩa Trụ thuộc về huyện Văn Giang tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, một số xã của huyện Văn Giang sáp nhập cùng huyện Yên Mỹ thành huyện Văn Yên, lại có sự chia tách một số xã của Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào thành huyện Mỹ Văn. Xã Nghĩa Trụ thuộc huyện Mỹ Văn tỉnh Hải Hưng.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999 tỉnh Hưng Yên được tái thành lập, xã Nghĩa Trụ lại trở về huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Trong quá trình quy hoạch hành chính, địa giới Nghĩa Trụ có nhiều thay đổi như việc chia tách các làng lớn thành nhiều đơn vị nhỏ như làng Hoa Cầu sau này được chia tách thành 3 thôn Tam Kỳ, Lê Cao, Phúc Thọ, làng Bảo Vực thành 11,12,12,14. Các làng Khúc Lộng, Vĩnh Bảo được cắt về xã Vĩnh Khúc. Riêng giữa hai làng Đồng Tỉnh và Hoa Cầu cũng có nhiều sự điều chỉnh thay đổi về địa giới so với khi mới bắt đầu hình thành và có tên gọi.



TOP


TOP

1 nhận xét:

quỹ văn chương said...[Reply]

Loạt bài trên trích đăng từ cuốn sách "HUYỀN TÍCH ĐỒNG TỈNH XUÂN CẦU" của tác giả TRẦN XUÂN ĐẠT gửi dđvncmvtg, do sơ xuất nên quyvacchuong không đăng tên t/g,nay đã update lại, cảm phiền blogs bạn điền lại tên t/g. trân trọng!

Post a Comment