_ Lại Nguyên Ân _
Hiệu ứng từ truyện lịch sử “Cây đào của Người Tù Áo Sạch”, tư liệu “Nguyễn Công Hoan từng phản biện về cây đào Tô Hiệu” do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cung cấp, đã nhận được nhiều phản hồi từ phía bạn đọc với đủ màu sắc cảm xúc khác nhau. Trong hơn 50 comment cũng có những đề nghị cụ thể, vì vậy nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân giới thiệu thêm dẫn chứng để giải tỏa thắc mắc của độc giả vốn yêu chuộng chân lý: “Có bạn Lan Hương hỏi muốn xem tận mắt bài báo Nguyễn Tuân, tôi gởi lethieunhon.com ảnh chụp bài tùy bút "Đào Sơn La" ấy, đăng tuần báo "Văn học", Hà Nội, số tết 1959, từ trang 7 và tiếp theo trang 21. Cũng bài này, in vào tập "Sông Đà", Nguyễn Tuân đổi là "Đào Cộng Sản" (xem: Nguyễn Tuân: Sông Đà, in lần thứ hai, H.: Nxb. Tác Phẩm Mới, 1978, trang 153 đến trang158). Tôi đang quá bận, nhưng cũng có đọc các coment sau bài. Khi khác sẽ hồi đáp một vài ý kiến”
5/3/2012
❧ ❀ ❧
Nguồn: Trang mạng của Lê Thiếu Nhơn.
Đào Cộng Sản
_ Nguyễn Tuân _
Tôi đi Tây Bắc vào giữa mùa mưa 1958. Sơn La mưa, vào Điện Biên cũng mưa. Cái hình ảnh của sự sống như chỉ còn có suối, những con suối lũ của rừng sướt mướt; đứng trên đầu dốc mỡ lầy mà nhìn xuống cái xe ca-mi-ông sang ngang không khác gì một cái đò ngang hổn hển mà khảm qua cái bến bên này. Chợt nhớ lại ngày này tháng này cách đây đúng một năm, tôi đã thấy một con đê vỡ ở sát nách Hà Nội; nhật ký tôi ghi hồi ấy đã mang những dòng nặng trĩu: "Trong lòng mình cũng đang thẩm lậu một con đê. Cái đê ngoại hàn khẩu được rồi. Nhưng còn cái đê nội này? Đê ngoại cần giữ nhưng đê nội càng cần phải giữ vững hơn bao giờ... Con đê trong lòng tôi và những con đê trong lòng một số người quen... "
Nhưng mưa Tây Bắc dữ đến mấy rồi cũng phải tạnh. Tạnh mưa rào, cây và núi sáng đẹp hơn, cũng như sau mỗi lần bão tố, tanh hôi tà khí cuốn tan đi, bầu trời bao giờ cũng trong lành hơn. Và đúng như phương ngôn nói, hết mưa thì tiếp đến buổi tốt giời. Mùa khô ở Tây Bắc, ánh sáng lọc vô ngần, cái thứ ánh sáng nó khác hẳn dưới đồng bằng, nó thiệt là cái ánh sáng của vùng cao, cái ánh sáng làm mê tơi những người vẽ tranh những người quay phim màu. Cái ánh sáng tươi giòn đặm đà một năm chỉ có một kỳ kia đang chiếu lên miền Tây Tổ quốc bao la núi sông, dội vang lên cái tiếng nói ấm áp của biết bao con người mới bắt tay vào bao việc mới, của vô số là bộ đội và nhân dân đủ các dân tộc đang mở đường mở rừng mở sông mở phố, mở chợ, chỗ này công trường chỗ kia nông trường. Phong cảnh Tây bắc càng làm tôn lên những con người mới đang tạo thêm phong cảnh mới cho Tây Bắc. Và đúng vào một buổi chiều tất niên năm mở đầu cho kế hoạch ba năm của miền Bắc, tôi là người có cái may mắn được đứng dưới bóng một gốc đào nở hết hoa để đón một cái năm 1959 sẽ còn nảy nở không biết bao nhiêu là những người dũng cảm; và từ lòng quần chúng nhân dân rồi còn xuất hiện rất nhiều những con người lãng mạn dám nghĩ dám làm. Cây đào tất niên 1958 của tôi đang nở bung hết hoa nhưng cành nào cũng còn vô khối là nụ.
Từ Lai Châu về tới Sơn La tôi hăm hở trèo ngay một cái dốc giữa tỉnh cốt để thăm một gốc đào, gốc đào lịch sử mà kỳ trước qua đây giữa mùa mưa tôi chưa thăm được. Hết dốc là một cái nhà tù đế quốc, mà nay ta giữ lại làm di tích lịch sử. Không kịp đợi người hướng dẫn, tôi lách qua cửa sắt nhà ngục. Sắt cửa ngục xoay trên cối gỉ, kêu một cái gắt và rè rè, nó đúng là cái âm dội lại từ dĩ vãng đen tối của tỉnh Sơn La, cái tỉnh của những người đi đày xưa kia và của những người phu lục lộ chết đường dưới thời công sứ Sanh Pu-Lốp. Tôi đẩy hết cửa sắt này đến cửa sắt khác. Một cái ngục hoang vắng. Vào một cái sân con, qua các ngóc ngách, vào xà-lim tầng trên rồi xuống xà-lim buồng tối dưới hầm chìm đá tảng bê-tông. Cửa khu này ghi 1932, cửa khu kia ghi 1932. Phải, sau những cuộc nổi dậy dữ dội của phong trào Cách mạng 1930 khắp nước, thì đế quốc dựng hội đồng Đề hình chém bắn không ngừng tay cùng là mở rộng củng cố thêm nhiều đề lao ngục tối. Tôi dạo hết sân ngoài sân trong, nhìn tường đá nhìn xi-măng cốt sắt, nhìn cây. Có những cây hao hao cây xoan, và mấy gốc muỗm. Thế thôi. Tôi biết ở đây còn có cây đào, cây đào ông Tô Hiệu, nhưng mà đào mọc ở đâu? Hay là...
Tôi vừa đi tìm vừa thấp thỏm sợ có ai nhỡ tay chặt mất rồi chăng? Tôi lại vòng ra ngoài. Đây rồi. Mà lại những ba gốc kia. To lắm, trông thân đào thì tuổi đào cũng phải từ khoảng mười lăm hai mươi năm. Một gốc nép ở ngoài cái tường đá tảng vòng ngoài nhà ngục. Hai gốc ở trong đường hành lang lộ thiên men theo khu tù kinh tế mà sau này nó đổi ra giam cái đám thân Nhật. Cái tường đá ngoại vi nhà ngục đã bạt bằng ở góc này, nên hai gốc đào trong và gốc đào ngoài hình thành một cụm gần gũi thân mật như dang dở một câu chuyện tay ba gì đó. Này, có ai dại dột đã chặt phạm vào một gốc, vết dao còn mới vết thương chưa khô cục nhựa đào. Gốc ngoài tường đào nở bung, cành nào hoa cũng mãn khai, trông mà có cảm tưởng như đó là một người đứng ở ngoài nghển cao lên mà quan sát hộ hai người bạn bên trong, và đang hớn hở báo những tin vui cho bạn cách tường. Cái vui của cây đào ra hoa lúc này cũng là cái vui của tôi, của một người tuy đọc nhật báo lạc hậu về tin tức cứ hàng nửa tháng một, nhưng lòng vẫn kịp thời rộn ràng với những cái vươn mình mới của đất nước. Tôi liền muốn tâm giao giây lát với cây đào đang tỏa hoa trên gạch đá tan hoang của một nhà ngục đã quạnh bóng người tù.
Nhưng mưa Tây Bắc dữ đến mấy rồi cũng phải tạnh. Tạnh mưa rào, cây và núi sáng đẹp hơn, cũng như sau mỗi lần bão tố, tanh hôi tà khí cuốn tan đi, bầu trời bao giờ cũng trong lành hơn. Và đúng như phương ngôn nói, hết mưa thì tiếp đến buổi tốt giời. Mùa khô ở Tây Bắc, ánh sáng lọc vô ngần, cái thứ ánh sáng nó khác hẳn dưới đồng bằng, nó thiệt là cái ánh sáng của vùng cao, cái ánh sáng làm mê tơi những người vẽ tranh những người quay phim màu. Cái ánh sáng tươi giòn đặm đà một năm chỉ có một kỳ kia đang chiếu lên miền Tây Tổ quốc bao la núi sông, dội vang lên cái tiếng nói ấm áp của biết bao con người mới bắt tay vào bao việc mới, của vô số là bộ đội và nhân dân đủ các dân tộc đang mở đường mở rừng mở sông mở phố, mở chợ, chỗ này công trường chỗ kia nông trường. Phong cảnh Tây bắc càng làm tôn lên những con người mới đang tạo thêm phong cảnh mới cho Tây Bắc. Và đúng vào một buổi chiều tất niên năm mở đầu cho kế hoạch ba năm của miền Bắc, tôi là người có cái may mắn được đứng dưới bóng một gốc đào nở hết hoa để đón một cái năm 1959 sẽ còn nảy nở không biết bao nhiêu là những người dũng cảm; và từ lòng quần chúng nhân dân rồi còn xuất hiện rất nhiều những con người lãng mạn dám nghĩ dám làm. Cây đào tất niên 1958 của tôi đang nở bung hết hoa nhưng cành nào cũng còn vô khối là nụ.
Từ Lai Châu về tới Sơn La tôi hăm hở trèo ngay một cái dốc giữa tỉnh cốt để thăm một gốc đào, gốc đào lịch sử mà kỳ trước qua đây giữa mùa mưa tôi chưa thăm được. Hết dốc là một cái nhà tù đế quốc, mà nay ta giữ lại làm di tích lịch sử. Không kịp đợi người hướng dẫn, tôi lách qua cửa sắt nhà ngục. Sắt cửa ngục xoay trên cối gỉ, kêu một cái gắt và rè rè, nó đúng là cái âm dội lại từ dĩ vãng đen tối của tỉnh Sơn La, cái tỉnh của những người đi đày xưa kia và của những người phu lục lộ chết đường dưới thời công sứ Sanh Pu-Lốp. Tôi đẩy hết cửa sắt này đến cửa sắt khác. Một cái ngục hoang vắng. Vào một cái sân con, qua các ngóc ngách, vào xà-lim tầng trên rồi xuống xà-lim buồng tối dưới hầm chìm đá tảng bê-tông. Cửa khu này ghi 1932, cửa khu kia ghi 1932. Phải, sau những cuộc nổi dậy dữ dội của phong trào Cách mạng 1930 khắp nước, thì đế quốc dựng hội đồng Đề hình chém bắn không ngừng tay cùng là mở rộng củng cố thêm nhiều đề lao ngục tối. Tôi dạo hết sân ngoài sân trong, nhìn tường đá nhìn xi-măng cốt sắt, nhìn cây. Có những cây hao hao cây xoan, và mấy gốc muỗm. Thế thôi. Tôi biết ở đây còn có cây đào, cây đào ông Tô Hiệu, nhưng mà đào mọc ở đâu? Hay là...
Tôi vừa đi tìm vừa thấp thỏm sợ có ai nhỡ tay chặt mất rồi chăng? Tôi lại vòng ra ngoài. Đây rồi. Mà lại những ba gốc kia. To lắm, trông thân đào thì tuổi đào cũng phải từ khoảng mười lăm hai mươi năm. Một gốc nép ở ngoài cái tường đá tảng vòng ngoài nhà ngục. Hai gốc ở trong đường hành lang lộ thiên men theo khu tù kinh tế mà sau này nó đổi ra giam cái đám thân Nhật. Cái tường đá ngoại vi nhà ngục đã bạt bằng ở góc này, nên hai gốc đào trong và gốc đào ngoài hình thành một cụm gần gũi thân mật như dang dở một câu chuyện tay ba gì đó. Này, có ai dại dột đã chặt phạm vào một gốc, vết dao còn mới vết thương chưa khô cục nhựa đào. Gốc ngoài tường đào nở bung, cành nào hoa cũng mãn khai, trông mà có cảm tưởng như đó là một người đứng ở ngoài nghển cao lên mà quan sát hộ hai người bạn bên trong, và đang hớn hở báo những tin vui cho bạn cách tường. Cái vui của cây đào ra hoa lúc này cũng là cái vui của tôi, của một người tuy đọc nhật báo lạc hậu về tin tức cứ hàng nửa tháng một, nhưng lòng vẫn kịp thời rộn ràng với những cái vươn mình mới của đất nước. Tôi liền muốn tâm giao giây lát với cây đào đang tỏa hoa trên gạch đá tan hoang của một nhà ngục đã quạnh bóng người tù.
Tôi cảm động như một người đã trót nhỡ ăn Tết sớm quá và đón tuổi xuân của mình nhanh tay hơn bao nhiêu người bạn khác ở đồng bằng - đồng bằng lúc này chắc chắn là chưa nở hoa đào.
Nghĩ mà thấy yêu ông Tô Hiệu quá đấy, yêu ông như mọi con người ta vẫn kính yêu một nhà thơ hay và lớn. Đế quốc tù đày ông ở hải đảo Côn Lôn. Từ một nhà ngục biển khơi sóng vỗ, đế quốc lại điều ông lên một nhà ngục trên rừng bao la xanh cái màu xanh có thể là của hy vọng và cũng có thể là tuyệt vọng. Ông thì khuất núi rồi, nhưng người đi vẫn còn để lại một gốc đào. Trên hoang tàn gạch đá và sắt lạnh của ngục, còn như vẳng thấy ông trước khi khuất đi còn quay lại mà lấy cái câu Kiều đào đông cười gió, với cái ung dung tự tại của một người thật là lạc quan cách mạng, với cái tiên tri bình tĩnh của một người biết thấu đến cái vận hội tươi vui trong hai mươi năm sau này tỉnh Sơn La đây và Tây Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hẳn là đồng chí ta linh cảm cái điều to lớn và tươi sáng kết quả ra hoa ức ức triệu triệu ấy, cho nên giữa một vùng dày đặc tối tăm và cùm xích đè con người xuống, mới bình tĩnh mà cắm xuống tấc đất đấy máu và nước mắt kia một nhánh đào. Và đào trổ hoa. Ngay cả cái thời Sơn La kháng chiến bị chiếm đóng lại, gốc đào vẫn thả tin hoa xuống phố tỉnh xuống chợ tỉnh dưới chân đồi, cái chợ tỉnh bị đóng khung sau dãy cây báng súng to lá to vóc và buồn thỉu như một loạt lính Tây chôn đứng.
Tôi lại vòng vào nhà ngục một lần nữa, nhìn vào hết các gian xà-lim hầm đá chìm dưới mặt đất núi, cố hình dung những cảnh tuyệt thực chống áp bức của chế độ ngục Sơn La và ngoài xà-lim thì công sứ Cút-xô kiêm quản đề lao cho đóng thêm quan tài và định lấy tiếng búa đóng áo quan làm áp lực thêm cho sự khủng bố của chúng. Trong khi ấy, đào Tô Hiệu vẫn hút lấy hơi đất máu mà kết dần nụ hoa. Có một điều đáng tiếc là tôi không biết đích xà-lim nào là xà-lim của chủ nhân gốc đào tiền khởi nghĩa. Nếu biết rõ, thì tôi đã dám phạm vào điều lệnh của quy chế bảo tồn bảo tàng mà bẻ một nhánh đào đầy hoa nhất mà đặt hoa ngay lên cái bệ xi-măng lạnh. Tôi liền xuống khu rừng ổi dưới chân núi, chỗ an nghỉ của đồng chí giồng đào. Có hai khu rừng ổi đều là nghĩa địa của tù đế quốc, một nghĩa địa riêng cho thường phạm, một cho chính trị phạm, đồng bào Thái trước vẫn hay gọi là pá ổi keo tu nghĩa là "rừng ổi của người tù Kinh". Mỗi cây ổi ở đây là một cái bia gỗ tươi, trên mỗi thân bia, đế quốc mắc vào một cái lập-lắc khắc số hiệu người tù qua đời. Cũng như mọi người ra ở nghĩa địa này, người giồng cây đào đáng kính yêu của chúng ta cũng nhận lấy một gốc ổi rừng. Bấy giờ là vào cuối một mùa xuân báo hiệu cho mùa thu Cách mạng.
Đứng trước mộ đồng chí Tô Hiệu nơi rừng ổi, tôi bảo tôi: "Nơi nghĩa trang tiên liệt này, cần có đào. Nếu không nhiều, thì cũng nên có một gốc. Mà nếu quanh đây không bói đâu ra đào nữa, thì cứ chiết ngay một cành ở chính cái gốc nơi ngục cũ trên kia xuống. Thực ra đất Sơn La không hiếm đào mà chỉ là ta còn nghèo về tính lãng mạn đó thôi. Đối với một bậc lãng mạn cách mạng, lấy hoa đào để hiện thực lên cái vui hoa quả xã hội chủ nghĩa của Sơn La thủ phủ Tây Bắc ngày nay, thấy cần có bóng hoa ấy trên chữ vàng bia đá".
Ngày hôm sau, tại một công trường đóng gạch ngói hàng mấy triệu viên một đợt của một đơn vị trước đây sống chết bám đất lăn lội với địch hậu Sơn La, ngày hôm sau là ngày Tết dương lịch năm 1959 bản lề kế hoạch ba năm, tôi mừng tuổi một cô văn công Tổng cục, cô cũng mừng tuổi lại cho tôi: "Em cũng mừng tuổi anh một cành hoa đào ở cây đào Ông Tô hôm qua". Thì ra đi thăm di tích lịch sử ngục Sơn La qua, cái gì còn đọng lại nhất trong cô diễn viên ca múa vẫn là mấy cánh hoa đào. Có lẽ phải đấy. Cái gì còn đọng lại và có lẽ còn đọng lại và chiếu sáng nhiều ngày sau này nữa, vẫn là cái ảnh hoa đào. Trong ngục đế quốc kia còn ngổn ngang rất là nhiều cùm xích, dóng sắt con tiện sắt khung cửa sắt, dày đén ba phân, thanh nào bé nhất cũng phải hai phân và đen kịt một màu sơn hắc ín. Nhưng trong cái thế giới tạo hình mà trí nhớ cô văn công ghi lại thì không phải là những nét trùi trũi của con song cửa đen gỉ mà lại chính là những cánh đào mỏng manh gió thổi bay được. Cái cành đào trên nhà ngục cô đọng tươi sáng trong nhỡn quan tôi vào một ngày năm mới đang nghìn lục muôn hồng trên con đường quốc lộ số 6.
Nghĩ mà thấy yêu ông Tô Hiệu quá đấy, yêu ông như mọi con người ta vẫn kính yêu một nhà thơ hay và lớn. Đế quốc tù đày ông ở hải đảo Côn Lôn. Từ một nhà ngục biển khơi sóng vỗ, đế quốc lại điều ông lên một nhà ngục trên rừng bao la xanh cái màu xanh có thể là của hy vọng và cũng có thể là tuyệt vọng. Ông thì khuất núi rồi, nhưng người đi vẫn còn để lại một gốc đào. Trên hoang tàn gạch đá và sắt lạnh của ngục, còn như vẳng thấy ông trước khi khuất đi còn quay lại mà lấy cái câu Kiều đào đông cười gió, với cái ung dung tự tại của một người thật là lạc quan cách mạng, với cái tiên tri bình tĩnh của một người biết thấu đến cái vận hội tươi vui trong hai mươi năm sau này tỉnh Sơn La đây và Tây Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hẳn là đồng chí ta linh cảm cái điều to lớn và tươi sáng kết quả ra hoa ức ức triệu triệu ấy, cho nên giữa một vùng dày đặc tối tăm và cùm xích đè con người xuống, mới bình tĩnh mà cắm xuống tấc đất đấy máu và nước mắt kia một nhánh đào. Và đào trổ hoa. Ngay cả cái thời Sơn La kháng chiến bị chiếm đóng lại, gốc đào vẫn thả tin hoa xuống phố tỉnh xuống chợ tỉnh dưới chân đồi, cái chợ tỉnh bị đóng khung sau dãy cây báng súng to lá to vóc và buồn thỉu như một loạt lính Tây chôn đứng.
Tôi lại vòng vào nhà ngục một lần nữa, nhìn vào hết các gian xà-lim hầm đá chìm dưới mặt đất núi, cố hình dung những cảnh tuyệt thực chống áp bức của chế độ ngục Sơn La và ngoài xà-lim thì công sứ Cút-xô kiêm quản đề lao cho đóng thêm quan tài và định lấy tiếng búa đóng áo quan làm áp lực thêm cho sự khủng bố của chúng. Trong khi ấy, đào Tô Hiệu vẫn hút lấy hơi đất máu mà kết dần nụ hoa. Có một điều đáng tiếc là tôi không biết đích xà-lim nào là xà-lim của chủ nhân gốc đào tiền khởi nghĩa. Nếu biết rõ, thì tôi đã dám phạm vào điều lệnh của quy chế bảo tồn bảo tàng mà bẻ một nhánh đào đầy hoa nhất mà đặt hoa ngay lên cái bệ xi-măng lạnh. Tôi liền xuống khu rừng ổi dưới chân núi, chỗ an nghỉ của đồng chí giồng đào. Có hai khu rừng ổi đều là nghĩa địa của tù đế quốc, một nghĩa địa riêng cho thường phạm, một cho chính trị phạm, đồng bào Thái trước vẫn hay gọi là pá ổi keo tu nghĩa là "rừng ổi của người tù Kinh". Mỗi cây ổi ở đây là một cái bia gỗ tươi, trên mỗi thân bia, đế quốc mắc vào một cái lập-lắc khắc số hiệu người tù qua đời. Cũng như mọi người ra ở nghĩa địa này, người giồng cây đào đáng kính yêu của chúng ta cũng nhận lấy một gốc ổi rừng. Bấy giờ là vào cuối một mùa xuân báo hiệu cho mùa thu Cách mạng.
Đứng trước mộ đồng chí Tô Hiệu nơi rừng ổi, tôi bảo tôi: "Nơi nghĩa trang tiên liệt này, cần có đào. Nếu không nhiều, thì cũng nên có một gốc. Mà nếu quanh đây không bói đâu ra đào nữa, thì cứ chiết ngay một cành ở chính cái gốc nơi ngục cũ trên kia xuống. Thực ra đất Sơn La không hiếm đào mà chỉ là ta còn nghèo về tính lãng mạn đó thôi. Đối với một bậc lãng mạn cách mạng, lấy hoa đào để hiện thực lên cái vui hoa quả xã hội chủ nghĩa của Sơn La thủ phủ Tây Bắc ngày nay, thấy cần có bóng hoa ấy trên chữ vàng bia đá".
Ngày hôm sau, tại một công trường đóng gạch ngói hàng mấy triệu viên một đợt của một đơn vị trước đây sống chết bám đất lăn lội với địch hậu Sơn La, ngày hôm sau là ngày Tết dương lịch năm 1959 bản lề kế hoạch ba năm, tôi mừng tuổi một cô văn công Tổng cục, cô cũng mừng tuổi lại cho tôi: "Em cũng mừng tuổi anh một cành hoa đào ở cây đào Ông Tô hôm qua". Thì ra đi thăm di tích lịch sử ngục Sơn La qua, cái gì còn đọng lại nhất trong cô diễn viên ca múa vẫn là mấy cánh hoa đào. Có lẽ phải đấy. Cái gì còn đọng lại và có lẽ còn đọng lại và chiếu sáng nhiều ngày sau này nữa, vẫn là cái ảnh hoa đào. Trong ngục đế quốc kia còn ngổn ngang rất là nhiều cùm xích, dóng sắt con tiện sắt khung cửa sắt, dày đén ba phân, thanh nào bé nhất cũng phải hai phân và đen kịt một màu sơn hắc ín. Nhưng trong cái thế giới tạo hình mà trí nhớ cô văn công ghi lại thì không phải là những nét trùi trũi của con song cửa đen gỉ mà lại chính là những cánh đào mỏng manh gió thổi bay được. Cái cành đào trên nhà ngục cô đọng tươi sáng trong nhỡn quan tôi vào một ngày năm mới đang nghìn lục muôn hồng trên con đường quốc lộ số 6.
❧ ❀ ❧
Nguồn: Tuyển tập Nguyễn Tuân (2): Sông Đà. Nxb. Văn học, 2002, trang 204 đến trang 208.
0 nhận xét:
Post a Comment