_ Lại Nguyên Ân _
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hồi đáp những băn khoăn của bạn đọc lethieunhon.com bằng thái độ đề cao tư duy học thuật: “Về truyện ngắn “Cây đào của người tù áo sạch”. – Đây là truyện ngắn, tức là tác phẩm hư cấu. Vậy thì đây là lĩnh vực tác giả có toàn quyền trong cái thế giới hư cấu của mình. Tác giả có thể để cho nhân vật người tù trồng cây đào hay cây gì cũng được, v.v... Song có chỗ hơi đáng tiếc là tác giả lại biến thiên truyện ấy thành một thứ truyện ký, tức là như sự ghi lại một sự thực đã từng xảy ra, bằng cách cho in kèm văn bản truyện một vài bức hình như thể làm “chứng tích” về chuyện người tù trồng đào. Đây là chỗ sự hư cấu bị giới hạn; truyện hư cấu có cơ trở thành truyện ký; mà truyện ký thì giá trị ít nhiều tùy thuộc chỗ cái sự thực mà nó muốn xác nhận, trên thực tế có phải là sự thật hay không?”
Tôi định đáp lại các ý kiến thảo luận bằng cách viết thêm một ý kiến luận bàn (comment) nữa, có thể là comment thứ 55, sau 54 comments đã có; song sợ viết quá dài so với khuôn khổ mỗi comment nên tôi quyết định chuyển thành một bài riêng.
Có 2 việc cần bàn: 1/ Xung quanh truyện ngắn “Cây đào của người tù áo sạch” của Nguyễn Anh Tuấn; 2/ Về “cây đào Tô Hiệu”: một sự thật hay một huyền thoại?
1/ Về truyện ngắn “Cây đào của người tù áo sạch”. – Đây là truyện ngắn, tức là tác phẩm hư cấu. Vậy thì đây là lĩnh vực tác giả có toàn quyền trong cái thế giới hư cấu của mình. Tác giả có thể để cho nhân vật người tù trồng cây đào hay cây gì cũng được, v.v... Song có chỗ hơi đáng tiếc là tác giả lại biến thiên truyện ấy thành một thứ truyện ký, tức là như sự ghi lại một sự thực đã từng xảy ra, bằng cách cho in kèm văn bản truyện một vài bức hình như thể làm “chứng tích” về chuyện người tù trồng đào. Đây là chỗ sự hư cấu bị giới hạn; truyện hư cấu có cơ trở thành truyện ký; mà truyện ký thì giá trị ít nhiều tùy thuộc chỗ cái sự thực mà nó muốn xác nhận, trên thực tế có phải là sự thật hay không?
Trong thực tế văn học Việt Nam mà tôi biết, những thiên ký sự, phóng sự, truyện ký … mà về sau bị phát hiện có những tình tiết hư cấu, thêm thắt, không có thực, thì rốt cuộc sẽ bị mất mát hoặc thu hẹp giá trị.
Luôn thể, cũng nên cùng nhau suy nghĩ về giá trị xã hội của những đối tượng được văn chương tuyên dương.
Các giá trị xã hội chẳng bao giờ đứng yên cả; chúng luôn luôn tăng giảm trong cảm nhận của các thế hệ nối tiếp nhau; người ta luôn luôn cùng nhau căn vặn, biện giải về giá trị các phong trào xã hội chính trị đã qua.
Những năm 1920-30 thì chủ nghĩa CS được ngưỡng mộ bởi thậm chí cả những trí thức tân tiến hàng đầu châu Âu. Đến những năm 1950, trí thức Tây Âu nhìn về Đông Âu và bắt đầu ngờ ngợ về một câu hỏi: bên phía trời Đông kia là “thiên đường dưới trần thế” hay là “quần đảo ngục tù”? Ngờ vực và tranh cãi kéo dài suốt mấy chục năm đã kết thúc (lãng xẹt?) vào thời “perestroika” và kế đó Liên Xô tan rã, Đông Âu chuyển biến trở lại hòa nhập (khá mệt mỏi!) với Tây Ây dân chủ. Năm 1995 Nghị viện châu Âu có nghị quyết kết án CNCS; rồi sau đó người Đông Âu sang Mỹ dựng đài tưởng niệm những nạn nhân của CNCS.
Vậy là vào những năm 1980 trở về trước, sẽ là bình thường nếu văn nghệ sĩ đem công trình sáng tạo để ngợi ca CNCS và các chiến sĩ của nó; còn ngày nay, công việc tương tự sẽ khó tránh bị coi là … lạc hậu cả thế kỷ.
Cho nên, hẳn sẽ có không ít người cho rằng tác giả truyện “Cây đào của người tù áo sạch” đã làm cái công việc đem thêm sơn màu tô trát lên chỗ đã được/bị tô trát quá nhiều.
Có người cổ vũ tác giả do muốn đem hình ảnh những người xưa sao tuyệt vời đến thế đối lập với những hậu thế sao tồi tệ đến thế; – những mong người ta cải đổi, sửa sang, cho “xứng đáng” với lớp người đi trước! Dụng ý này hẳn cũng có khá đông công chúng. Nhưng hẳn cũng đã có người biết nghĩ theo hướng khác. Rằng ở giai đoạn bị tù đày vì tranh đấu thì những “người tù áo sạch” là “người tù áo sạch” thật đấy, nhưng trong đầu họ đã có đầy đủ ý thức “mất xiềng xích mà được cả thế giới”, để đến khi độc chiếm thế giới được rồi thì sẽ toàn quyền định đoạt mọi thứ theo duy nhất ý chí của mình. Trên thực tế, những người “cầm cân nảy mực” hôm nay đang ứng xử một cách rất vô cảm với người lao động kia, vẫn có quyền coi “người tù áo sạch” khi xưa là tiền bối của họ; bởi họ, những người “cầm cân nảy mực” này, chính là thế hệ vị lai của những “người tù áo sạch” năm xưa: chính trong đội ngũ họ đã chọn lựa nhau, kết nạp nhau, bầu cử nhau vào các vị trí này khác, kế tục nhau từ đó tới nay, chứ nào phải người ngoài? Thành thử, đem vào văn chương để đối lập hai thế hệ cùng đội ngũ ấy với nhau, tuy có vẻ “khả thi” về văn chương, song lại là giả tạo, và hiệu quả thực tế thì chắc là cực kỳ ít ỏi!
Tất nhiên chẳng ai nên đặt lại vấn đề đạo đức khi xưa trong hàng ngũ những “người tù áo sạch”. Những chiến sĩ “chết trước rạng đông” bao giờ mà chẳng đẹp đẽ?!
Và điều quan trọng, về sáng tác, là toàn quyền của tác giả. Công chúng thích hay không là chuyện khác, chứ công chúng không nên, – mà cũng không thể – buộc tác giả viết hoặc không viết một điều gì anh ta muốn hay không muốn viết. Nhưng tác phẩm hễ đã công bố ra thì cần được tự do khen chê, đánh giá, bình phẩm.
2/ Về “cây đào Tô Hiệu”: một sự thật hay một huyền thoại? – Có không ít ý kiến viết trong các comments muốn coi đó như là sự thật. Căn cứ vào đâu? Không thấy ai nêu được căn cứ gì cả!
Xin lưu ý một trải nghiệm mà những người cùng lứa tuổi với tôi (sinh vào những năm 1940s) sống ở miền Bắc hẳn còn nhớ: dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng LĐVN, các bộ sách hồi ký quan trọng như “Nhân dân ta rất anh hùng”, “Bác Hồ”, “Lên đường thắng lợi”, “Một lòng theo Đảng”, … được xuất bản khá nhiều, trong đó có những hồi ký về nhà tù Sơn La, nhưng không hồi ký nào nói đến chuyện cây đào Tô Hiệu. Bạn nào kỹ tính thì nên đọc kỹ lại thêm trong các hồi ký như “Suối Reo năm ấy” của Xuân Thủy, hay thử đến hỏi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (có tác phẩm mới nhất: “Đội gạo lên chùa”) là người đã từng ghi hồi ký cho tướng Lê Quang Hòa “Ánh sáng mùa xuân ở nhà tù Sơn La” (đăng Văn nghệ quân đội, s. 2/1962) xem trong đó có nói chuyện cây đào Tô Hiệu hay không?
Vào dịp kỷ niệm kể trên có một diễn ca được phổ biến cực rộng, ấy là bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu; khi nói về những gương hy sinh của các chiến sĩ lớp trước, có đoạn này:
Có 2 việc cần bàn: 1/ Xung quanh truyện ngắn “Cây đào của người tù áo sạch” của Nguyễn Anh Tuấn; 2/ Về “cây đào Tô Hiệu”: một sự thật hay một huyền thoại?
1/ Về truyện ngắn “Cây đào của người tù áo sạch”. – Đây là truyện ngắn, tức là tác phẩm hư cấu. Vậy thì đây là lĩnh vực tác giả có toàn quyền trong cái thế giới hư cấu của mình. Tác giả có thể để cho nhân vật người tù trồng cây đào hay cây gì cũng được, v.v... Song có chỗ hơi đáng tiếc là tác giả lại biến thiên truyện ấy thành một thứ truyện ký, tức là như sự ghi lại một sự thực đã từng xảy ra, bằng cách cho in kèm văn bản truyện một vài bức hình như thể làm “chứng tích” về chuyện người tù trồng đào. Đây là chỗ sự hư cấu bị giới hạn; truyện hư cấu có cơ trở thành truyện ký; mà truyện ký thì giá trị ít nhiều tùy thuộc chỗ cái sự thực mà nó muốn xác nhận, trên thực tế có phải là sự thật hay không?
Trong thực tế văn học Việt Nam mà tôi biết, những thiên ký sự, phóng sự, truyện ký … mà về sau bị phát hiện có những tình tiết hư cấu, thêm thắt, không có thực, thì rốt cuộc sẽ bị mất mát hoặc thu hẹp giá trị.
Luôn thể, cũng nên cùng nhau suy nghĩ về giá trị xã hội của những đối tượng được văn chương tuyên dương.
Các giá trị xã hội chẳng bao giờ đứng yên cả; chúng luôn luôn tăng giảm trong cảm nhận của các thế hệ nối tiếp nhau; người ta luôn luôn cùng nhau căn vặn, biện giải về giá trị các phong trào xã hội chính trị đã qua.
Những năm 1920-30 thì chủ nghĩa CS được ngưỡng mộ bởi thậm chí cả những trí thức tân tiến hàng đầu châu Âu. Đến những năm 1950, trí thức Tây Âu nhìn về Đông Âu và bắt đầu ngờ ngợ về một câu hỏi: bên phía trời Đông kia là “thiên đường dưới trần thế” hay là “quần đảo ngục tù”? Ngờ vực và tranh cãi kéo dài suốt mấy chục năm đã kết thúc (lãng xẹt?) vào thời “perestroika” và kế đó Liên Xô tan rã, Đông Âu chuyển biến trở lại hòa nhập (khá mệt mỏi!) với Tây Ây dân chủ. Năm 1995 Nghị viện châu Âu có nghị quyết kết án CNCS; rồi sau đó người Đông Âu sang Mỹ dựng đài tưởng niệm những nạn nhân của CNCS.
Vậy là vào những năm 1980 trở về trước, sẽ là bình thường nếu văn nghệ sĩ đem công trình sáng tạo để ngợi ca CNCS và các chiến sĩ của nó; còn ngày nay, công việc tương tự sẽ khó tránh bị coi là … lạc hậu cả thế kỷ.
Cho nên, hẳn sẽ có không ít người cho rằng tác giả truyện “Cây đào của người tù áo sạch” đã làm cái công việc đem thêm sơn màu tô trát lên chỗ đã được/bị tô trát quá nhiều.
Có người cổ vũ tác giả do muốn đem hình ảnh những người xưa sao tuyệt vời đến thế đối lập với những hậu thế sao tồi tệ đến thế; – những mong người ta cải đổi, sửa sang, cho “xứng đáng” với lớp người đi trước! Dụng ý này hẳn cũng có khá đông công chúng. Nhưng hẳn cũng đã có người biết nghĩ theo hướng khác. Rằng ở giai đoạn bị tù đày vì tranh đấu thì những “người tù áo sạch” là “người tù áo sạch” thật đấy, nhưng trong đầu họ đã có đầy đủ ý thức “mất xiềng xích mà được cả thế giới”, để đến khi độc chiếm thế giới được rồi thì sẽ toàn quyền định đoạt mọi thứ theo duy nhất ý chí của mình. Trên thực tế, những người “cầm cân nảy mực” hôm nay đang ứng xử một cách rất vô cảm với người lao động kia, vẫn có quyền coi “người tù áo sạch” khi xưa là tiền bối của họ; bởi họ, những người “cầm cân nảy mực” này, chính là thế hệ vị lai của những “người tù áo sạch” năm xưa: chính trong đội ngũ họ đã chọn lựa nhau, kết nạp nhau, bầu cử nhau vào các vị trí này khác, kế tục nhau từ đó tới nay, chứ nào phải người ngoài? Thành thử, đem vào văn chương để đối lập hai thế hệ cùng đội ngũ ấy với nhau, tuy có vẻ “khả thi” về văn chương, song lại là giả tạo, và hiệu quả thực tế thì chắc là cực kỳ ít ỏi!
Tất nhiên chẳng ai nên đặt lại vấn đề đạo đức khi xưa trong hàng ngũ những “người tù áo sạch”. Những chiến sĩ “chết trước rạng đông” bao giờ mà chẳng đẹp đẽ?!
Và điều quan trọng, về sáng tác, là toàn quyền của tác giả. Công chúng thích hay không là chuyện khác, chứ công chúng không nên, – mà cũng không thể – buộc tác giả viết hoặc không viết một điều gì anh ta muốn hay không muốn viết. Nhưng tác phẩm hễ đã công bố ra thì cần được tự do khen chê, đánh giá, bình phẩm.
2/ Về “cây đào Tô Hiệu”: một sự thật hay một huyền thoại? – Có không ít ý kiến viết trong các comments muốn coi đó như là sự thật. Căn cứ vào đâu? Không thấy ai nêu được căn cứ gì cả!
Xin lưu ý một trải nghiệm mà những người cùng lứa tuổi với tôi (sinh vào những năm 1940s) sống ở miền Bắc hẳn còn nhớ: dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng LĐVN, các bộ sách hồi ký quan trọng như “Nhân dân ta rất anh hùng”, “Bác Hồ”, “Lên đường thắng lợi”, “Một lòng theo Đảng”, … được xuất bản khá nhiều, trong đó có những hồi ký về nhà tù Sơn La, nhưng không hồi ký nào nói đến chuyện cây đào Tô Hiệu. Bạn nào kỹ tính thì nên đọc kỹ lại thêm trong các hồi ký như “Suối Reo năm ấy” của Xuân Thủy, hay thử đến hỏi nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (có tác phẩm mới nhất: “Đội gạo lên chùa”) là người đã từng ghi hồi ký cho tướng Lê Quang Hòa “Ánh sáng mùa xuân ở nhà tù Sơn La” (đăng Văn nghệ quân đội, s. 2/1962) xem trong đó có nói chuyện cây đào Tô Hiệu hay không?
Vào dịp kỷ niệm kể trên có một diễn ca được phổ biến cực rộng, ấy là bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu; khi nói về những gương hy sinh của các chiến sĩ lớp trước, có đoạn này:
... “Chết nằm xuống còn hôn cờ đảng,
Chết còn trao súng đạn, quên đau,
Chết còn trút áo cho nhau,
Miếng cơm dành để người sau ấm lòng”...
Trong tuyên truyền thời ấy, người ta giải thích rõ các việc “chết còn hôn cờ”, “trước khi chết trao lại súng”, “chết còn cởi áo nhường lại người đồng chí”, v.v. là những sự tích gì (chẳng hạn “cởi áo” gắn với tên tuổi Nguyễn Chí Diểu ở Trị Thiên,... ). Hoàn toàn không thấy diễn ca của Tố Hữu nêu việc người chiến sĩ trong khám tù còn trồng đào, để lại hậu thế một tình yêu sự sống, chẳng hạn. Mà khi Tố Hữu viết thiên diễn ca ấy thì bài ký của Nguyễn Tuân đã in ra rồi! Thật quá tốt để dệt thêm nống dệt cho thiên tụng ca rất mực... hoành tráng, chính quy! Vì sao ông trùm tuyên huấn lại không sử dụng tài liệu của nhà tùy bút từng là tổng thư ký Hội văn nghệ hồi kháng chiến? Có thể hiểu đằng sau việc này là sự không xác nhận của giới phụ trách sử đảng thời ấy (đối với sự việc Tô Hiệu trồng đào), thời mà các bộ phận khác nhau trong đảng (các nhóm hồi bí mật vốn chỉ biết nhau, không biết người của nhóm khác) khá nghiêm khắc trông chừng nhau về việc tính toán công lao thành tích đã qua, đề phòng những sự thêu dệt về nhân thân, bởi mỗi tình tiết trong tiểu sử đã qua, thậm chí cả của người đã khuất (luôn luôn có những bà con đồng chí hiện còn sống), đến lúc ấy đều đã “có giá” rồi, trong khi số ghế, số biệt thự đều hữu hạn…
Vậy là “cây đào Tô Hiệu” đã không được thừa nhận là sự thật ngay hồi nó vừa được đề xuất. Sự bác bỏ của Nguyễn Công Hoan (mà tôi nêu trong bài đầu) không chỉ đáng chú ý vì ông là nhà văn cao tuổi, có uy tín cao, được coi như một nhân chứng sống của xã hội Việt Nam thời kỳ 1930-45, mà còn đáng chú ý ở chỗ: Tô Hiệu là bà con trong họ ngoại của Nguyễn Công Hoan (mẹ nhà văn là người họ Tô), sự không xác nhận này cũng gián tiếp là thái độ của thân tộc họ Tô ở Văn Giang hồi ấy (ngày nay họ có thể lại nghĩ khác?); hơn nữa, em ruột Nguyễn Công Hoan là Lê Văn Lương (1912-95) là cán bộ cao cấp từ thời Xứ ủy Bắc Kỳ, có chân trong thường vụ Trung ương đảng (tức Bộ chính trị) từ Đại hội II (1951) và chỉ ra khỏi vị trí này (1956) do chịu trách nhiệm một phần về sai lầm trong cải cách ruộng đất, rồi lại được bầu vào Ban bí thư từ ĐH III (1960); thái độ mà Nguyễn Công Hoan bộc lộ (về “cây đào Tô Hiệu”) có thể có thông tin tham khảo từ Bí thư Lê Văn Lương chăng?
Đương nhiên, không được xác nhận như một sự thật thì “cây đào Tô Hiệu” đã dần dần được ghi nhớ như một huyền thoại; huyền thoại này hẳn đã manh nha trước khi Nguyễn Tuân viết bài tùy bút “Đào Sơn La” (Văn học, số Tết 1959) và nhà văn thật ra cũng chỉ kể cảm nhận của mình về huyền thoại “như thật” ấy, khi đến thăm nhà tù Sơn La hoang vắng, chứ cũng không đưa ra tài liệu nào để thuyết phục công chúng rằng đấy là “sự kiện” có thật.
Cái huyền thoại mà Nguyễn Tuân ghi lại theo cách của ông hồi năm 1959 ấy, cũng đã mai một suốt một thời gian dài. Kể từ năm 1959, năm xuất hiện bài báo của Nguyễn Tuân, rồi năm 1960, năm xuất bản cuốn tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân trong đó có bài báo kể trên, trở về sau, thử xem suốt ba bốn chục năm ròng, có ai nhắc đến sự việc cây đào Tô Hiệu, dù chỉ thuần túy coi như huyền thoại? Có bạn nào thật yêu sự tích này, thử tìm lại sách báo trong nước thời trước khi có internet xem, có những bài nào của những ai nói và nói ra sao về việc này?
Tôi nghĩ, chỉ khi nhà tù Sơn La được đưa vào một “tua” du lịch, tức là chỉ từ cuối những năm 1990, thì người ta mới dần dà nhận ra là có thể dùng đến cái huyền thoại mà Nguyễn Tuân từng ghi nhận, và “cây đào Tô Hiệu” đã được dựng dậy trong dư luận. Vả chăng sự thoái hóa về điều được gọi là đạo đức cách mạng trong đội ngũ đến hồi báo động cũng cần đến những huyền thoại về một lớp tiền bối hy sinh quên mình vì sự nghiệp, như huyền thoại này.
Hiện nay thì huyền thoại này đang mạnh lên, chứng cứ là nó đang được người ta nỗ lực làm như thể là sự việc có thật. Chiều hướng này sẽ còn chưa dừng lại. Sẽ thật lạ nhưng cũng không ngoài dự đoán nếu một ngày kia có một cấp chức sắc nào đó đứng ra “chứng thực” sự việc “cây đào Tô Hiệu”; bởi một tập thể chức sắc đương quyền thì chắc hẳn phải ở lứa tuổi dưới 60, tức là gồm những người sinh sau năm 1952, lại đứng ra làm chuyện “chứng thực” sự việc hồi những năm 1930-40 (“Chúng tôi biết tận mắt cái việc xảy ra 40 năm trước khi chúng tôi ra đời” !) thì ta sẽ có thêm một thứ kỷ lục đặc biệt! Thế nhưng thử hỏi các vua nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX lại ban sắc phong tước cho những nhân vật huyền sử hồi thế kỷ I hoặc II thì đã chẳng báo trước điều đó rồi hay sao? Ôi, chúng ta đang sống ở thời nào đây nhỉ? – thời hiện đại hay thời trung cổ?
Tôi xin chấm dứt bài viết tại đây. Xin nhắc lại: theo tôi, “cây đào Tô Hiệu” chỉ là huyền thoại, không phải là sự thật.
Trong các bình luận (comment) dưới bài cũ của tôi có những vị đưa ra các chứng nhân khác về việc không có sự thật “cây đào Tô Hiệu”; tôi không liên lạc với các vị ấy nên không có ý kiến về các chứng minh ấy, dù nó không trái nhận xét của tôi. Ngoài ra, tôi cũng thoáng thấy ở một vài comment có những phản ứng có thể nói là vô lý, ví dụ có bạn này căn vặn bạn kia: sao đã bảo là cũng quý Tô Hiệu mà lại không chịu tin “cây đào Tô Hiệu” là sự thật? Ôi, người ta có thể yêu cái nhân vật kia mà không tin là có cái sự thật được gán (như thật) cho nhân vật ấy lắm chứ? Yêu như huyền thoại chứ không tin như sự thật, – đó là thái độ khả chấp; sao lại đặt điều kiện “nếu yêu quý thì phải coi đó là sự thật”? Xin các bạn, đừng ai nên khuyên người khác cũng mù quáng giống như tầm mắt của mình.
Thành thật xin lỗi nếu những ý trong bài này có làm phật lòng những bạn đọc nhất định. Tôi chỉ có thể nói thật suy nghĩ của mình, không thể làm ngược lại.
Vậy là “cây đào Tô Hiệu” đã không được thừa nhận là sự thật ngay hồi nó vừa được đề xuất. Sự bác bỏ của Nguyễn Công Hoan (mà tôi nêu trong bài đầu) không chỉ đáng chú ý vì ông là nhà văn cao tuổi, có uy tín cao, được coi như một nhân chứng sống của xã hội Việt Nam thời kỳ 1930-45, mà còn đáng chú ý ở chỗ: Tô Hiệu là bà con trong họ ngoại của Nguyễn Công Hoan (mẹ nhà văn là người họ Tô), sự không xác nhận này cũng gián tiếp là thái độ của thân tộc họ Tô ở Văn Giang hồi ấy (ngày nay họ có thể lại nghĩ khác?); hơn nữa, em ruột Nguyễn Công Hoan là Lê Văn Lương (1912-95) là cán bộ cao cấp từ thời Xứ ủy Bắc Kỳ, có chân trong thường vụ Trung ương đảng (tức Bộ chính trị) từ Đại hội II (1951) và chỉ ra khỏi vị trí này (1956) do chịu trách nhiệm một phần về sai lầm trong cải cách ruộng đất, rồi lại được bầu vào Ban bí thư từ ĐH III (1960); thái độ mà Nguyễn Công Hoan bộc lộ (về “cây đào Tô Hiệu”) có thể có thông tin tham khảo từ Bí thư Lê Văn Lương chăng?
Đương nhiên, không được xác nhận như một sự thật thì “cây đào Tô Hiệu” đã dần dần được ghi nhớ như một huyền thoại; huyền thoại này hẳn đã manh nha trước khi Nguyễn Tuân viết bài tùy bút “Đào Sơn La” (Văn học, số Tết 1959) và nhà văn thật ra cũng chỉ kể cảm nhận của mình về huyền thoại “như thật” ấy, khi đến thăm nhà tù Sơn La hoang vắng, chứ cũng không đưa ra tài liệu nào để thuyết phục công chúng rằng đấy là “sự kiện” có thật.
Cái huyền thoại mà Nguyễn Tuân ghi lại theo cách của ông hồi năm 1959 ấy, cũng đã mai một suốt một thời gian dài. Kể từ năm 1959, năm xuất hiện bài báo của Nguyễn Tuân, rồi năm 1960, năm xuất bản cuốn tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân trong đó có bài báo kể trên, trở về sau, thử xem suốt ba bốn chục năm ròng, có ai nhắc đến sự việc cây đào Tô Hiệu, dù chỉ thuần túy coi như huyền thoại? Có bạn nào thật yêu sự tích này, thử tìm lại sách báo trong nước thời trước khi có internet xem, có những bài nào của những ai nói và nói ra sao về việc này?
Tôi nghĩ, chỉ khi nhà tù Sơn La được đưa vào một “tua” du lịch, tức là chỉ từ cuối những năm 1990, thì người ta mới dần dà nhận ra là có thể dùng đến cái huyền thoại mà Nguyễn Tuân từng ghi nhận, và “cây đào Tô Hiệu” đã được dựng dậy trong dư luận. Vả chăng sự thoái hóa về điều được gọi là đạo đức cách mạng trong đội ngũ đến hồi báo động cũng cần đến những huyền thoại về một lớp tiền bối hy sinh quên mình vì sự nghiệp, như huyền thoại này.
Hiện nay thì huyền thoại này đang mạnh lên, chứng cứ là nó đang được người ta nỗ lực làm như thể là sự việc có thật. Chiều hướng này sẽ còn chưa dừng lại. Sẽ thật lạ nhưng cũng không ngoài dự đoán nếu một ngày kia có một cấp chức sắc nào đó đứng ra “chứng thực” sự việc “cây đào Tô Hiệu”; bởi một tập thể chức sắc đương quyền thì chắc hẳn phải ở lứa tuổi dưới 60, tức là gồm những người sinh sau năm 1952, lại đứng ra làm chuyện “chứng thực” sự việc hồi những năm 1930-40 (“Chúng tôi biết tận mắt cái việc xảy ra 40 năm trước khi chúng tôi ra đời” !) thì ta sẽ có thêm một thứ kỷ lục đặc biệt! Thế nhưng thử hỏi các vua nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX lại ban sắc phong tước cho những nhân vật huyền sử hồi thế kỷ I hoặc II thì đã chẳng báo trước điều đó rồi hay sao? Ôi, chúng ta đang sống ở thời nào đây nhỉ? – thời hiện đại hay thời trung cổ?
Tôi xin chấm dứt bài viết tại đây. Xin nhắc lại: theo tôi, “cây đào Tô Hiệu” chỉ là huyền thoại, không phải là sự thật.
Trong các bình luận (comment) dưới bài cũ của tôi có những vị đưa ra các chứng nhân khác về việc không có sự thật “cây đào Tô Hiệu”; tôi không liên lạc với các vị ấy nên không có ý kiến về các chứng minh ấy, dù nó không trái nhận xét của tôi. Ngoài ra, tôi cũng thoáng thấy ở một vài comment có những phản ứng có thể nói là vô lý, ví dụ có bạn này căn vặn bạn kia: sao đã bảo là cũng quý Tô Hiệu mà lại không chịu tin “cây đào Tô Hiệu” là sự thật? Ôi, người ta có thể yêu cái nhân vật kia mà không tin là có cái sự thật được gán (như thật) cho nhân vật ấy lắm chứ? Yêu như huyền thoại chứ không tin như sự thật, – đó là thái độ khả chấp; sao lại đặt điều kiện “nếu yêu quý thì phải coi đó là sự thật”? Xin các bạn, đừng ai nên khuyên người khác cũng mù quáng giống như tầm mắt của mình.
Thành thật xin lỗi nếu những ý trong bài này có làm phật lòng những bạn đọc nhất định. Tôi chỉ có thể nói thật suy nghĩ của mình, không thể làm ngược lại.
9/3/2012
❧ ❀ ❧
Bạn Văn 11/03/2012 22:39
Lại Nguyên Ân là một nhà nghiên cứu đáng trọng. Đối với học thuật, bao giờ ông cũng nghiêm túc, coi trọng sự thật và đảm bảo tính thực chứng. Cái "vụ" Cây đào Tô Hiệu này càng cho thấy thêm điều đó: để xé toang huyền thoại giúp nhau nhìn vào sự thật, LNA đã viện dẫn rất nhiều tư liệu và đầy trách nhiệm với vấn đề bàn thảo cũng như với người đối thoại. Tuy nhiên, ở bài này, vẫn cần trao đổi với tiên sinh vài điều để chặt chẽ hơn. Điều định bàn không phải chuyện cây đào là thực hay hư. Tôi chỉ trao đổi về một khía cạnh nhỏ thôi, ấy là sự lập luận khoa học. Phàm để khẳng định hay bác bỏ điều gì, thì dứt khoát phải có đủ chứng lý. Quá hiểu điều thông thường ấy, nên tiên sinh đã đưa ra đủ cả chứng và lý. Chứng gồm cả nhân chứng là Nguyễn Công Hoan (qua NCH còn có cả Lê Giản) và vật chứng (nhiều hồi kí của các vị cộng sản cùng thời với Tô Hiệu và diễn ca lịch sử 30 năm đời ta có Đảng của ông trùm tuyên huấn - nhà thơ Tố Hữu). Lý được biện từ hai thói đời: "qui công" cho những người định/được tôn là danh nhân và "huyền thoại hóa" để biến đối tượng nào đó thành thiêng liêng. Có vẻ như chứng và lý đã đủ để làm căn cứ cho tiên sinh bác bỏ: cây đào Tô Hiệu không phải là sự thật mà chỉ là một huyền thoại. Song, ngẫm kĩ, cả chứng và lý của tiên sinh đều chưa đủ thuyết phục.
Thứ nhất, việc nhiều cuốn hồi kí thời ấy và bài "Ba mươi năm đời ta có Đảng" không thấy nhắc gì đến cây đào Tô Hiệu, thì không hoàn toàn đồng nghĩa với việc không có cây đào. "không nói" không có nghĩa là “không có”. Nó không được nói đến có thể do lí do khác thì sao. Chẳng hạn, do bị bỏ sót (trên đời, khi đưa vào sách vở đâu thiếu những thứ quan trọng bị bỏ sót?) cũng có thể do cố ý lờ đi (ở đời, bên cạnh thói “qui công”, cũng có thói “dìm công”, “dìm hàng” để loại bỏ nhau nữa, tướng Giáp rất nhiều năm bị lờ tịt công trạng chẳng phải thế sao?) v.v.
Thứ nhất, việc nhiều cuốn hồi kí thời ấy và bài "Ba mươi năm đời ta có Đảng" không thấy nhắc gì đến cây đào Tô Hiệu, thì không hoàn toàn đồng nghĩa với việc không có cây đào. "không nói" không có nghĩa là “không có”. Nó không được nói đến có thể do lí do khác thì sao. Chẳng hạn, do bị bỏ sót (trên đời, khi đưa vào sách vở đâu thiếu những thứ quan trọng bị bỏ sót?) cũng có thể do cố ý lờ đi (ở đời, bên cạnh thói “qui công”, cũng có thói “dìm công”, “dìm hàng” để loại bỏ nhau nữa, tướng Giáp rất nhiều năm bị lờ tịt công trạng chẳng phải thế sao?) v.v.
Sách dẫn ra chỉ được xem là chứng cứ tin cậy khi trong đó các tác giả kia "nói không", tức là bằng những gì họ biết mười mươi, họ khẳng định là "không có cây đào". Tiếc rằng, sách được dẫn chẳng có lời khẳng định mười mươi nào như vậy.
Thứ hai, ý kiến của Nguyễn Công Hoan cũng không đủ căn cứ. Ông Nguyễn Công Hoan không tận mắt chứng kiến mà chỉ suy ra từ hiện tượng “qui công” và viện gián tiếp qua ý ông Lê Giản. Còn ông Lê Giản lại cũng không đưa ra bằng chứng mà chỉ đưa ra lập luận theo lối suy diễn ("vì người tù nào lại có thì giờ đi trồng đào bao giờ? Vả lại nếu cây đào trồng từ ngày đồng chí Tô Hiệu thì đến năm nay, trải qua hơn hai chục năm, nó còn xanh hay đã cằn cỗi?”). Rồi việc tiên sinh cho rằng có thể Nguyễn Công Hoan đã nghe từ Lê Văn Lương (“thái độ mà Nguyễn Công Hoan bộc lộ (về “cây đào Tô Hiệu”) có thể có thông tin tham khảo từ Bí thư Lê Văn Lương chăng?“) cũng chỉ là phỏng đoán. Cả suy diễn lẫn phỏng đoán đều không thể là chứng cứ.
Thứ ba, cho rằng qui cây đào về cho Tô Hiệu là sản phẩm của cái hiện tượng “qui công” cho danh nhân mà nên, cũng không thật thuyết phục. Ở đây, có thể có câu hỏi: hồi ấy, cùng bị giam ở nhà tù Sơn La còn có nhiều vị nữa, có vị còn “bự” hơn cả Tô Hiệu, tại sao người ta không qui công cho các vị kia mà lại nhất thiết qui cho Tô Hiệu? Việc qui công (nếu có?) cho Tô Hiệu vậy là phải có lí do chứ?
Như vậy, khẳng định cây đào Tô Hiệu là huyền thoại chỉ dựa trên những chứng cứ và biện lí thế thôi, thì chưa thể thuyết phục. Tiên sinh có thể nghi ngờ. Nhưng để bác bỏ, thì một người làm khoa học phải cần thêm những chứng lý xác đáng nữa mới được. Nếu không, thì việc xem cây đào Tô Hiệu là huyền thoại chứ không phải sự thật lịch sử cũng chỉ dừng lại như một giả thuyết của tiên sinh thôi.
Thứ hai, ý kiến của Nguyễn Công Hoan cũng không đủ căn cứ. Ông Nguyễn Công Hoan không tận mắt chứng kiến mà chỉ suy ra từ hiện tượng “qui công” và viện gián tiếp qua ý ông Lê Giản. Còn ông Lê Giản lại cũng không đưa ra bằng chứng mà chỉ đưa ra lập luận theo lối suy diễn ("vì người tù nào lại có thì giờ đi trồng đào bao giờ? Vả lại nếu cây đào trồng từ ngày đồng chí Tô Hiệu thì đến năm nay, trải qua hơn hai chục năm, nó còn xanh hay đã cằn cỗi?”). Rồi việc tiên sinh cho rằng có thể Nguyễn Công Hoan đã nghe từ Lê Văn Lương (“thái độ mà Nguyễn Công Hoan bộc lộ (về “cây đào Tô Hiệu”) có thể có thông tin tham khảo từ Bí thư Lê Văn Lương chăng?“) cũng chỉ là phỏng đoán. Cả suy diễn lẫn phỏng đoán đều không thể là chứng cứ.
Thứ ba, cho rằng qui cây đào về cho Tô Hiệu là sản phẩm của cái hiện tượng “qui công” cho danh nhân mà nên, cũng không thật thuyết phục. Ở đây, có thể có câu hỏi: hồi ấy, cùng bị giam ở nhà tù Sơn La còn có nhiều vị nữa, có vị còn “bự” hơn cả Tô Hiệu, tại sao người ta không qui công cho các vị kia mà lại nhất thiết qui cho Tô Hiệu? Việc qui công (nếu có?) cho Tô Hiệu vậy là phải có lí do chứ?
Như vậy, khẳng định cây đào Tô Hiệu là huyền thoại chỉ dựa trên những chứng cứ và biện lí thế thôi, thì chưa thể thuyết phục. Tiên sinh có thể nghi ngờ. Nhưng để bác bỏ, thì một người làm khoa học phải cần thêm những chứng lý xác đáng nữa mới được. Nếu không, thì việc xem cây đào Tô Hiệu là huyền thoại chứ không phải sự thật lịch sử cũng chỉ dừng lại như một giả thuyết của tiên sinh thôi.
Nguồn: Trang mạng của Lê Thiếu Nhơn.
0 nhận xét:
Post a Comment