[...]
Năm Kỷ Dậu (1429) đất nước sạch bóng quân giặc, tháng 2, triều đình lập phép chia ruộng và cho thao diễn quân thuỷ bộ ở 5 đạo, mỗi đạo chia 5 phiên, lấy một phiên làm nhiệm vụ đồn thú bảo vệ kinh sư còn 4 phiên cho về quê quán sinh sống sum họp cùng gia đình. Giai đoạn này Vùng đất Nghĩa Trụ được đổi thành Xuân Cầu và làng Hoa Cầu được đổi thành Huê Cầu.
Ở Nghĩa Trụ, ruộng đất được chia cấp cho các quân giải ngũ trở về lấy từ quỹ đất chung của các hương xã, chủ yếu là ruộng của các quan lại thân vương triều cũ đã bị bỏ hoang hoá và thêm một phần đất mới ở các bãi bồi ven rừng lau sậy.
Nghề canh cửi ở Huê Cầu trở lại thời kỳ phát triển rầm rộ, các bãi hoang ven sông lần lượt được phủ xanh màu dâu lá, xóm thôn ngày đêm rộn rã tiếng quay tơ suốt chỉ, có thêm lực lượng quân binh giải ngũ về làng góp công sức, xóm thôn thêm trù phú. Thương thuyền các nơi nườm nượp kéo về, bến thuyền Huê Cầu mang dáng dấp của một khu chợ sầm uất với người mua kẻ bán tấp nập, các mặt hàng lâm thổ sản và sản vật địa phương được trao đổi phong phú, đa dạng.
Lại thêm lệnh trưng thu vải thâm của Huê Cầu từ triều đình sắc xuống làm lễ vật tiến cống sang Trung Quốc, nghề nhuộm thâm ở đây bắt đầu được phát triển theo diện rộng, không còn là sản phẩm độc quyền của một vài dòng họ nữa, cả làng Huê Cầu cùng bắt tay tham gia vào từng công đoạn nhuộm, phơi, sấy để cho ra đời những tấm vải nâu tươi bền.
Chàng đi trấn chốn phương xa
Nhớ chăng dải đất Cầu Huê quê mình
Bến trăng sóng nước lung linh
Tấm nâu thiếp nhuộm tình riêng Huê Cầu.
0 nhận xét:
Post a Comment