Một giống nhãn (Dimocarpus longan), có nguồn gốc từ tỉnh
Hưng Yên. Cây nhãn tổ hiện vẫn còn ở xã Hồng Nam.
Có rất nhiều cách giải thích về nguồn gốc của từ "nhãn lồng".
Ngày xưa để tránh chim, dơi và các loại côn trùng phá hoại, người trồng nhãn đan những chiếc lồng bằng tre bao bọc chùm nhãn;
Hay tương truyền rằng, để kịp mang sản vật lên dâng vua cho kịp giờ, người dân đã phải quất ngựa lồng nên để phi thật nhanh;
hay do dụng cụ tiến vua là chiếc lồng - nhãn được đặt trong chiếc lồng, phần cuống dấu phía trong, quả hướng ra ngoài trông rất đẹp.
Có cách giải thích khoa học hơn, do nhãn Hưng Yên có cùi rất dày và các múi được xếp lồng lên nhau, bóc từng lớp một để ăn, vì thế nên gọi nhãn lồng.
Nhãn Hưng Yên có quả to, vỏ gai và dày, vàng sậm. Cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt nhỏ. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít (khác hẳn nhãn khác).
Giống nhãn ở đất này có nhiều loại, dựa vào màu sắc, mùi vị... mà được bà con đặt các loại tên khác nhau, nào là nhãn nước, nhãn cùi, nhãn gỗ, nhãn hoa nhài, nhãn cùi dừa, nhãn trắng, nhãn đường phèn, nhãn hành... Nhưng chỉ có nhãn đường phèn, tức nhãn lồng, nay lai tạo thành nhãn Hương Chi là ngon nhất. Loại nhãn này quả to, các lớp cùi xếp lồng vào nhau, mọng nước, ngọt đậm...
Nhãn lồng phố Hiến - Hưng Yên
"Dù đi buôn Bắc, bán Đông,
Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên"
(Ca dao)
Mỗi khi nhắc đến Hưng Yên, nhiều người hẳn liên tưởng ngay đến loại nhãn lồng mang nét đặc trưng của vùng đất này. Gọi “nhãn lồng Hưng Yên” là gọi chung, kỳ thực nhãn huyện Tiên Lữ mới là ngon nhất và vượt lên tất cả là nhãn lồng
Phố Hiến.
Nhãn lồng Hưng Yên là một đặc sản qúy, có quả lớn gần bằng quả vải thiều, căng tròn, ngọt lịm nhưng đặc biệt hạt chỉ nhỏ bằng hạt bắp. Trong thời quân chủ, đây là loại nhãn tiến vua, các nhà có cây nhãn ngon đều bị ghi sổ theo dõi nghiêm ngặt. Để bảo vệ an toàn bản thân, người ta đã phải đan những chiếc lồng bằng tre rất công phu, vừa kín vừa nhẹ để bao những chùm nhãn tránh sự phá hoại của bầy dơi – cái tên “nhãn lồng” đặc hiệu được bắt nguồn từ đó.
Ngoài các vùng trồng nhãn truyền thống ven đê như Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa sông Luộc, ngày nay địa bàn trồng nhãn đã được mở rộng khắp tỉnh Hưng Yên, từ Khoái Châu đến Tiên Lữ, Kim Động… đâu đâu cũng thấy bóng cây nhãn nhưng vùng địa linh của giống cây đặc sản này vẫn là thành phố Hưng Yên với Phố Hiến sầm uất một thời vang bóng. Tùy vào màu sắc hay mùi vị mà người ta phân thành nhiều loại nhãn khác nhau, từ nhãn nước sấy khô làm long nhãn, nhãn đường phèn, nhãn tiêu phèn có nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng, nhãn lồng lớn quả cùi dày dùng để tiếp khách hay làm quà biếu, đến nhãn cùi dừa, nhãn gỗ, nhãn hành, nhãn trắng, nhãn hoa nhài…
Ngày nay ở những nơi có nhiều cây nhãn cổ thụ, người ta đã cấy ghép thành công giống nhãn mới mang tên Hương Chi, đặc điểm của giống nhãn này là quả lớn bằng quả chôm chôm ở miền Nam, cùi dày có nhiều lớp xếp lồng vào nhau và mọng nước, chỉ cần cắn nhẹ đã ngập chân răng và tứa ra một loại dịch ngọt đậm rất hấp dẫn.
Có dịp ghé thăm các vườn nhãn, du khách sẽ rất ngạc nhiên khi khác với những gốc nhãn truyền thống cao hơn nóc nhà với thân to đến 1 – 2 vòng tay, những cây nhãn thời hiện đại trông chẳng khác mấy với những cây cảnh dạng bonsai. Theo sự hướng dẫn của Sở Khoa học Công nghệ và Trung tâm khuyến nông Tỉnh, các gia đình đã thay thế nhãn trồng hạt bằng trồng cành hoặc ghép mắt và thường trồng thành cụm 5 – 7 cành cách nhau chừng 30 – 40cm, sau đó mới bẩm, tỉa chọn những cây tốt để tạo tán cho mỗi cụm, nhờ vậy cây phát triển mạnh, cho năng suất cao và cũng dễ dàng trong thu hoạch. Các “phù thủy” tại xứ nhãn lồng ngày nay còn biết phù phép để cho ra các loại nhãn ngọt, nhạt theo ý muốn, đặc biệt họ có thể kéo dài vụ nhãn từ một tháng ra thành bốn tháng (từ tháng Năm đến tháng Tám âm lịch), trở thành nhãn trái vụ vừa bán được giá vừa tránh được sự o ép của thương lái khi mùa nhãn chín rộ.
Đến Hưng Yên vào mùa thu hoạch (từ giữa tháng Sáu đến giữa tháng Bảy âm lịch), có dịp ghé thăm những vườn nhãn Hồng Châu, Hồng Nam, Lam Sơn… nổi tiếng, du khách sẽ rất thích thú được đi dưới những rặng nhãn bạt ngàn và trĩu nặng những quả no tròn. Sẽ càng lý thú hơn khi được thưởng thức tại chỗ hương vị ngọt ngào của loại đặc sản một thời cung tiến…
Mai Kim Thành, http://www.aseantraveller.net
2. Lịch sử
Các cụ già thường kể chuyện sự tích cây nhãn lồng.
Xưa lắm, có cậu bé nhà nghèo bắt được quả trứng rồng, sau nở thành rồng con. Rồng với người làm bạn, quấn quýt suốt ngày. Gặp năm hạn hán, rồng bay đi xa hút nước mang về tưới tắm cho làng. Có tên trọc phú ghen ghét, đòi cậu bé phải giao nộp, không được hắn bèn ám hại. Trước khi ra đi, rồng đã cho cậu bé một con mắt dặn là chon vườn nhà. Năm đó lại hạn hán, bỗng từ dưới đất mọc lên một cây chi chít quả to tròn như con mắt rồng, mọng nước và mát lành, mọi người ăn xong đã thoát khỏi cơn đói và khát. Từ đó ai cũng trồng nhãn, cây nhãn là cây không thể thiếu trong vườn nhà.
Hưng Yên trông nhãn từ thuở khai hoang mở đất, song để tạo được thương hiệu nổi tiếng như ngày nay đã phải trải qua bao nhọc nhằn. Mảnh đất này đã được mở mang từ thời vua Hùng thứ 18 và gắn với câu chuyện Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Nhãn lồng phố Hiến được biết tới chính thức từ khoảng thế kỷ 16 là thứ nhãn quý tiến vua. Hiện nay vẫn còn khá nhiều cây nhãn cổ thụ trong đó có một cây nhãn tổ đã bốn trăm năm tuổi được trồng ở trong Chùa Hiến. Cây này đã trở thành bảo tang sống về giống nhãn lồng được Lê Quý Đôn ghi vào sách Phủ biên tạp lục năm 1776.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả:
“Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
Cây nhãn tổ - tương truyền cùng tuổi với phố Hiến - trồng trước
Đình, Chùa Hiến, ven đường và đã được dựng bia ghi danh là cây nhãn cổ và ngon nhất xứ nhãn lồng. Cây đã được công nhận theo quyết định số 232 ngày 10/10/1992 của Trung ương hội làm vườn Việt Nam. Quả của cây nhãn tổ trước được dùng để tiến vua. Cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ như hạt đậu, thơm mát như lắng đọng vị ngọt phù sa châu thổ. Năm 1968, một trận bão lớn quật trốc gốc cây nhãn tổ. May mắn thay còn nhánh con vươn lên, phát triển tốt cao chừng 3 m. Có năm, cây cho 3 - 4 tạ quả, nhưng có năm chỉ cho lộc vài chục cân. "Giống nhãn nó thế, năm trước sai gãy cành, năm sau thì lại lèo tèo" bà vãi bảo. Nhiều cây nhãn của Hưng Yên được chiết cành hoặc ươm hạt từ cây nhãn tổ này.
Cây nhãn tổ
Ca dao có câu
“Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”.
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
Sưu tầm
❧ ❀ ❧
8 nhận xét:
"Nhưng chỉ có nhãn đường phèn, tức nhãn lồng, nay lai tạo thành nhãn Hương Chi là ngon nhất. Loại nhãn này quả to, các lớp cùi xếp lồng vào nhau, mọng nước, ngọt đậm..."
============
Gớm cho nghệ thuật bốc phét.
Nhãn Hương CHi và Nhãn Lồng là hai giống nhãn hoàn thoàn khác nhau. Nhãn Hương Chi có làng tổ ở huyện Phù Cừ, nhãn lồng ở Hồng Nam Tiên Lữ (nay đã sát nhập vào tp Hưng Yên). Nhãn Lồng Tiên Lữ ra sớm hơn Hương Chi, ăn ngọt hơn, ngọt như pha đường nên còn gọi là nhãn đường phèn. Dân không biết ăn thích nhãn lồng vì nó rất ngọt. Nhưng dân ăn sành thì ăn nhãn hương chi ngọt vừa phải không ngán, thơm ngon đặc biệt chứ không phải là nhãn trộn đường. Ưu điểm của nhãn lồng là nó cùi dầy hạt nhỏ đều rất dễ nhận. Gọi là nhãn lồng vì cùi nó có hai phần lồng vào nhau.
Nhãn Hương Chi đắt vì nó chín muộn (cuối tháng 8 dương lịch), khi đó hầu hết các giống nhãn khác đã hết vụ. Nhãn Hương Chi không có cùi dày như nhãn lồng, quả cũng to và tròn như nhãn lồng. Hột nhãn hương chi to hơn hột nhãn lồng. Với dân sành điệu, thì khi trồng nhãn hương chi bị pha giống người ta dễ nhận ra và chê là nó quá ngọt. Vị ngon đặc biệt của nó có một yêu cầu là ngọt vừa phải.
Nhãn Lồng Tiên Lữ chín sớm hơn Hương Chi. Nhưng Hương Chi lại chín sớm hơn một thứ nhãn đặc sắc nữa là nhãn Thạch Thất (Hà Tây Hà Nội), còn gọi là Nhãn tháng 10 vì chín vào tháng 9 dương lịch. Do chín muộn nên nhãn này rất đắt, nhưng ăn không bằng Hương Chi.
Hưng Yên còn một loại nhãn nữa là "nhãn ngố", gọi như thế vì quả to và méo mó như mắt thằng ngố. Nhãn ngố trông to quả nên thường đám các bà nội trợ ngu đần đồng bóng bị lừa là nhãn lồng với giá cắt cổ. Nhãn ngố chín đầu vụ ngang hai giống "nhãn ta". Nhãn ngố quê ở Khoái Châu, giá rẻ như nhãn ta mà thôi.
Các giống nhãn rẻ tiền khác có thể kể là hai giống nhãn miền bắc là nhãn cùi và nhãn nước, thêm giống nhãn miền nam còn có tên là nhãn da bò. Nhãn cùi và nhãn nước còn được gọi là nhãn ta vì có bộ rễ rất khỏe, thích hợp với đại đa số đất miền bắc, cây khỏe, sai quả, chín sớm đầu vụ chỉ sau nhãn miền nam, nhưng quả bé và ăn không ngon, thường được dùng làm long nhãn bán sang tầu làm thuốc đông y. Nhãn miền nam còn được gọi là nhãn da bò vì vỏ nhẵn, khí hậu miền nam đồng đều nên họ kích thích cây ra quả lúc nào cũng được như là người bắc trồng quất cảnh ngày tết, nhờ thế có nhãn trái vụ bán ra bắc được giá, nhưng ăn dở nhất trong các loại nhãn.
Nhoài ra, còn một vài loại nhãn nữa như là nhãn thóc (quả bé)... nhưng không đáng kể. Điều đặc biệt của nhãn cùi và nhãn nước là các gen của chúng đa phần trội nên nếu lai nó với giống khác thì đa phần con lai F1 đều là giống chúng.
Có vài điểm nhầm lẫn như sau.
Tiếng Hán cổ gọi nhãn là Hương Chi, vải là Lệ Chi. Còn long nhãn là cái cùi nhãn sấy khô để chuyển đi xa trữ lâu. Long nhãn thường được dùng trong Đông Y để tẩm bổ nhanh, chủ yếu bán sang Trung Quốc.
Người ta không bao giờ làm long nhãn bằng nhãn lồng, hương chi, nhãn muộn Thạch Thất vì chúng rất đắt. Mỗi cân long nhãn xuất bán trên thị trường 120k, 10-12 kg nhãn tươi mới làm được 1 kg long nhãn, mỗi kg nhãn lồng xuất bán là 20k tại vườn, 30-40 k cho đầu nậu, 80-100k người dùng... nên chỉ có đám lợn rồ mới lấy các thứ nhãn trên làm long nhãn. Kể cả nhãn lồng tốt cũng chỉ 9kg nhãn tươi / 1 kg long nhãn, và khi đã sấy khô thì không có gì để đánh giá chất lượng. Long nhãn được làm bằng các giống nhãn phổ biến là nhãn cùi hay nhãn nước mua tại vươn năm 2012 là 10k/kg. Hai giống nhãn rẻ tiền này thường được gọi chung là "nhãn ta", chín vào đầu vụ nhãn chỉ sau nhãn miền nam.
Cai ngu này thì mọi loại báo chí đều chiều lòng đại đa số người đọc ngu hơn bò. Vốn có nghề, dân vùng nhãn thường đi mua nhãn các nơi về làm long, trong khi họ trồng ra thứ nhãn để bán tươi, chứ họ không đến nỗi ngu bằng lợn.
http://laodong.com.vn/Kinh-te/Lam-long-nhan-kiem-tram-trieu-dong/27848.bld
đến cả cơ quan nhà nước cũng nhầm lẫn giữa các loại nhãn
http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?action=details&&idmuc=TT05
Nhãn lồng Tiên Lữ, hương chi Phù Cừ, hay nhãn muộn Thạch Thất đều trồng được ở mọi nơi. Tuy nhiên, chất lượng quả không đều nếu trồng bình thường. Không đều ở đây là nói lịch sự, nói trắng ra là nhãn đó nhìn mã xấu, ăn rất dở, thưa quả, và cây chóng chết. Có các nguyên nhân sau. Chất lượng không đều vì khi trồng cây nhãn giống ở đất lạ thì có thụ phấn chéo lai tạp giống nhãn. Chất lượng không đều vì bộ rễ các giống nhãn đặc sản này chỉ có thể sinh trưởng tốt ở chính quê hương chúng. Vì vậy, khi gieo hột, một cây nhãn thuần chủng chỉ có được bằng hột nhãn lấy ở vùng trồng toàn giống thuần chủng, là các làng nhãn tổ của 3 giống trên. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng bán giống chứ không dại bán quả không. Thậm chí là người ta chuyên bán giống , hủy hoa đi cho cây khỏe.
Vì cái hột đó trồng ở đất mới không ra gì nên người ta thường chiết cành. Nhưng cây chiết không khỏe vì bộ rễ vẫn chưa hợp với đất mới, nên người ta trồng cây chiết đó lấy giống thuần chủng, và cây chiết cũng chỉ nên dùng một đời vì sinh sản vô tính làm thoái hóa giống. Cây chiết đó để lấy mắt ghép. Mắt ghép không mang được đi xa vì từ lúc cắt ra phải ghép trong vòng vài chục phút, đấy là mục đích của việc trồng cây chiết ở đất mới. Người ta lại phải trồng cây nhãn ta vốn có rễ rất khỏe để ghép mắt giống nhãn đặc sản vào đó. Cây nhãn ta lấy rễ này lại phải trồng hột để có cái rễ cái khỏe mạnh nhất, mà trồng hột thì lại rất lâu. Tổng cộng là mất 3 đời trồng nhãn mới cho cây nhãn đặc sản đi làm kinh tế mới. Chưa kể rằng, chăm sóc nhãn là kỹ nghệ bí truyền.
Dân các làng nhãn tổ chủ yếu bán giống nhãn chiết, và đi ghép thuê, họ bán cây chiết cho khách quen rồi khi cây chiết đó cho sản phẩm là các mắt non thì họ lại đến giúp khách quen đó tiêu thụ tại chỗ. Ghép là một việc cực khó vừa cần những kiến thức bí truyền vừa phải luyện tập công phu. Mắt ghép chậm được ghép hay ghép sai kỹ thuật một chút là chết. Giá mỗi mắt ghép hiện là 10-15k. Cây nhãn đặc sản tốt nhất là cắt cụt gần hết cành của cây nhãn ta đã trưởng thành cho quả đều có bộ rễ hoành tráng rồi, ghép vào đó vài chục mắt nhãn đặc sản. Nhưng cần cả chục năm cho một cây nhãn ta trưởng thành. Người ta thường trồng hột cây nhãn ta đễ khoảng mét rưỡi rồi ghép vào đó 2-3 mắt nhãn đặc sản, sau đó gốc và ngọn lớn lên cùng nhau, sẽ kinh tế hơn. Một ưu thế của cách thứ 2 này là cây nhãn thấp chỉ khoảng 3 mét, rất dễ hái quả chăm sóc.
Văn dễ nghe mà không chứa nội dung thì ăn nhãn khác nào ăn đường, thấy người ta bảo ngon thì ngon, người ta bảo dở thì dở. Đi ăn quán thì ăn rơm xào với mỳ chính cũng ngon miễn là quan biết quảng cáo. Đi mua nhãn lồng thì được giống nhãn ngố Khoái Châu, tự ăn tự sướng truyền đời hay đi biếu để người ra khinh thầm cho là loài hạ đẳng.
Gớm khổ, đa phần dân dùng máy tính là thứ dân trọ học ba ngơ nhà quên ra tỉnh, quê không ra quê, tỉnh không ra tỉnh, nên mới có những thứ như làm long nhãn bằng nhãn đường phèn.
trích
Gọi “nhãn lồng Hưng Yên” là gọi chung, kỳ thực nhãn huyện Tiên Lữ mới là ngon nhất và vượt lên tất cả là nhãn lồng Phố Hiến.
Nhãn lồng Hưng Yên là một đặc sản qúy, có quả lớn gần bằng quả vải thiều
Có loại nhãn nước nhiều mật thấm từ đầu lưỡi đến tận chân răng rồi lan khắp cơ thể.
Loại nhãn cùi dừa bóc vỏ vẫn thấy khô rang nhưng cắn thấy giòn sần sật, ngọt lự.
=================
Chết cười nghệ thật bốc phét:
==============
"có quả lớn gần bằng quả vải thiều", ta có thể hiểu thế này "có quả vải thiều lớn gần bằng quả cam", "có vài quả cam gần lớn bằng quả bưởi".... văn chương tự sướng vô nghĩa có pháp danh khoa học là bồi lưỡi bồi mõm.
===============
"Gọi nhãn lồng Hưng Yên là gọi chung, kỳ thực nhãn huyện Tiên Lữ mới là ngon nhất và vượt lên tất cả là nhãn lồng Phố Hiến." Thưa với các tác giả ngu bằng con lợn. Như đã nói trên, nhãn gôc phải là một vùng tập chung và với nhãn lồng là Hồng Mai Tiên Lữ. Hồng Mai nay đã sát nhập vào tp Hưng Yên nên Tiên Lữ không còn đất tổ nhãn. Còn Phố Hiến là tên cũ của tp Hưng Yên, nói nhãn lồng Phố Hiến chính là nhãn lồng Hồng Mai, cũng như nhãn lồng Việt Nam là nhãn lồng Hồng Mai, chứ không phải nhãn lồng Phố Hiên cao hơn cả nhãn lông Tiên Lữ và nhãn lồng Tiên Lữ là ngon nhất.
============
"Loại nhãn cùi dừa bóc vỏ vẫn thấy khô rang nhưng cắn thấy giòn sần sật, ngọt lự.". Nhãn lồng thuần chủng chỉ có một loại và các giống ngu hơn lợn học làm sang như thế nào đã nói trên. Cùi lật sật là giống nhãn ngố Khoái Châu cùng tỉnh, nó có quả to nhưng méo mó không tròn, hột to, được dân bán nhãn dạy cho các bà nội trợ nhà ngê dở là nhãn lồng. Mà cùi nhãn này cũng lồng nhau như nhãn lồng. Nhãn ngố có tên chữ là Miền Thiết và cũng là một giống nhãn chủ lực để làm long nhãn, năng suất cao, giá rẻ.
Về nguyên bản, nhãn ngố Khoái Châu thường chín sớm cùng với nhãn ta. Nhưng gần đây người ta có các kỹ thuật phun thuốc và phân bón lá để thời gian sinh trưởng của quả lâu hơn và nhãn chín muộn hơn một chút, vượt qua thời giá quá rẻ lúc các giống nhãn ta chín ồ ạt. Người ta phun "chế phẩm sinh học" nhưng thực chất lại là cái hãng bán thuốc làm đểu, lõi thuốc là KNO3 (xan phết, tên mỏ phân bón này ở Israel). Ngoài ra, còn một số loại thuốc khác làm quả sáng mầu lâu già (thuốc kích thích). Đương nhiên, điều này làm quả nhãn ngố trên thị trường thêm phần độc hại. Hai giống nhãn ta chủ lực là nhãn cùi và nhãn nước, đều cho năng suất cao, ngọt, nhưng ăn tươi không thơm ngon và quả nhỏ, cùng với nhãn ngố là chủ lực để làm long nhãn. Nhãn ngố làm long tốt hơn vì bớt công bóc, cũng như có tỷ lệ cùi khô cao hơn một chút do giảm được tỷ lệ cành cuống khi cân nhãn tươi... đều do quả nó to hơn hai giống nhãn ta.
Ở đây có thể minh họa cả hình ảnh và tính chất của nhãn ngố cũng như cách đem nhãn đặc sản đi kinh tế mới. Dù có đầu tư tiền tỷ mà thiếu trình độ cũng phải bỏ nhãn đặc sản. Như trên, chỉ có 3 làng cho 3 giống nhãn đặc sản, và 3 làng ấy là muối bỏ bể so với lượng nhãn đặc sản tiêu thụ. Sản lượng nhãn đặc sản chủ yếu được dân 3 làng nhãn trồng gián tiếp ở các vùng kinh tế mới rất công phu sau 3 đời như trên. Còn đơn giản là đầu tư tiền tỷ mua cây chiết nhãn hương chi thì chỉ đổ tiền vào hố trồng cây và tốt hơn nên trồng nhãn lồng giả. Tuy sản lượng nhãn đặc sản không ít, nhưng đại đa số các bà biết dùng máy tính đều nửa quê nửa tỉnh ngu hơn con bò, nghiện quảng cáo, thấy người ta bảo ngon thì cũng mua, đem biếu để người đời khinh cho và biếu tiền đám lừa đảo. Thật là, người trồng hạ đẳng cũng có khách hạ đẳng cùng hội cùng thuyền.
Ở đây có thể minh họ hình ảnh méo mó của nhãn ngố cũng như kẻ trồng vườn khinh rẻ dân làng nhãn, tưởng là vung tiền ra là ở đâu cũng làm làng nhãn được.
http://lucngan.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=460:cay-nhan-min-thit-tren-t-tru-hu&catid=35:kinh-te-xa-hoi&Itemid=226
@huyphuc1981_nb
Cảm ơn các góp ý.
Nếu bác viết cho 1 bài tổng hợp về nhãn lồng với các chi tiết này thì hay quá.
uh. Để lúc nào rỗi mình chụp ảnh các thứ nhãn đó làm một bài như thế. Còn ở đây, là mùa nào post nấy.
Mình vừa ghé về nhà, sắp đến mùa nhãn Thạch Thất. Giống nhãn này ở làng Đại Thành, huyện Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội). Làng này gần Phùng, nhiều bạn vẫn kể rặng nhãn cổ trên con đường bãi khi đi quá một chút qua đập Phùng cũ (hướng Hà Nội-Sơn Tây).
Nhãn Thạch Thất năm nay cực được mùa, một cây nhỡ chưa lớn hết cỡ có 30 kg là chuyện thường. Rất được giá, bán tại vườn là 35k. Năm nay giá Nhãn Hương CHi-Nhãn Lồng bán tại vườn , trà muộn được giá nhất, là 20k. Nhà mình có một nửa là Hương CHi, một nửa là nhãn Thạch Thất, còn mấy cây nhãn ta cao lồng ngồng để lấy giống.
Nếu như nói về thơm ngon, thì Hương CHi là nhất. Hương Chi lại phải trồng đại trà, trồng sang đất Hưng Nhân bên Thái Bình đã khác-có thể do thụ phấn lai chéo, mặc dù Hưng Nhân này ngày xưa về hành chính cũng thuộc về Tiên Lữ. Khi trồng lẫn với nhãn ta thì Hương Chi ngọt hơn bình thường, mà ngọt vừa phải là một phần cái hay của nhãn Hương CHi. Còn nhãn lồng ngọt sắc như đường không phải là hàng ngon.
Nhược điểm của Hương Chi có nhiều, một là nó ra hoa rả rích không đại trà. Mặc dù trà hoa muộn của nó bán được giá (thu hoạch giữa tháng 8 dương lịch), nhưng thu hoạch lắt nhắt phiền phức. Nhãn Hương Chi cũng cần chăm sóc rất nhiều và cần người có kinh nghiệm, ví như nó phải tỉa quả thì qủa mới đẹp, cũng như phun thuốc chống nấm thì quả mới sáng. Thuốc chống nấm không độc.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của nhãn Hương CHi là hạt to cùi mỏng. Ăn cùi vừa ròn dai, vừa thơm đặc biệt, vừa ngọt dịu đặc biệt, nhưng lại ít cùi.
Ở đây, mình so với nhẫn Thạch Thất. Cả Hương Chi và Thạch Thất đều ngon hơn nhãn lồng rất nhiều. Nhưng nhãn Thạch Thất quả to, hột nhỏ,. cùi dày. Hột nó nhỏ như hột nhãn Lồng còn quả nó to hơn nhiều. Chùm to, sai, năn nay chùm vài kg quả không thiếu. Có thể coi nhãn Hương Chi có hương vị ngon hơn nhãn Thạch Thất vì nhiều người công nhận thế, nhưng Thạch Thất quả to, cùi dầy. Về độ dai ròn thì nhãn Thạch Thất có lẽ không kém gì Hương Chi cả, và hương vị ăn đứt nhãn Lồng.
Mình nghe thấy bảo có những cây ở làng gốc Đại Thành có năm được tấn quả !!! không biết thực hư thế nào, nhưng năng suất theo cân nặng của nhãn Thạch Thất trồng ở đất nhãn Hưng Yên thì hiện nay là nhất. Cây đã lớn hết cỡ được tạ quả là chuyện thường. Dĩ nhiên toàn bộ Hưng Yên Thái Bình đều trồng nhãn Thạch Thất bằng mắt ghép trên gốc nhãn ta.
Lúc này cũng không còn nhãn nào có quả trừ thứ nhãn miền Nam lởm nhạt thếch, nên nhãn Thạch Thất mới được giá gấp đôi nhãn Lồng.
Hè, chỉ còn 10 ngày nữa là ở quê hái nhãn Thạch Thất. Năm nay toàn bộ làng mình đã bán sạch cả rồi, đắt hàng như phiên chợ bán đấu giá, bây giờ nhãn trên cây đã là nhãn của người ta. Mà cũng hài, cái dân Hà Tây không phát triển nhiều cái nhãn quý của họ, về đến Hưng Yên Thái Bình thì nhãn Thạch Thất mới lừng lẫy tiếng tăm.
@huyphuc1981_nb
Để lúc nào rỗi mình chụp ảnh các thứ nhãn đó làm một bài như thế.
Cảm ơn trước nhé!
Nhãn lồng hưng yên, sản phẩm của tạo hóa. THực sự đây là 1 thứ quả tuyệt vời: Máy ép dầu thực vật Nanifood, Máy ép tinh dầu Nanifood, Máy ép dầu Nanifood, Máy lọc dầu Nanifood, Máy ép dầu, May ep dau, Máy ép tinh dầu thực vật, Máy lọc dầu, Máy ép tinh dầu, Máy ép dầu thực vật, Máy ép dầu gia đình, Máy ép dầu kinh doanh, Bán máy ép dầu thực vật, Giá máy ép dầu, Máy ép dầu lạc,..............
Post a Comment