Loạt bài về "Phong trào bình dân học vụ" - Báo Tuổi Trẻ Online
__________
Người đi đầu xóa mù chữ hi sinh, nhưng công cuộc giúp dân vượt qua thất học vẫn tiếp tục lên cao. Ngay sau khi ông mất, có trường học đã được đặt tên ông...
Kỳ 7:
Cùng với việc dạy chữ nghĩa, người ta đã thổi bừng lên tinh thần yêu nước như những câu thơ ở lớp i tờ: “Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên”.
Kỳ tới: Hồn ái quốc đẫm trong từng con chữ
CUỘC TRƯỜNG CHINH VƯỢT QUA ĐÊM TỐI
QUỐC VIỆT (nguyenquocviet@tuoitre.com.vn)
Mùa xuân năm 1949, tổng giám đốc Nha Bình dân học vụ Nguyễn Công Mỹ đi hỗ trợ các lớp học ở nông thôn thì bị Pháp bắn chết ngay tại bến đò Yên Lệnh...
TT - Phong trào bình dân học vụ giúp người nghèo thất học đang phát triển mạnh khắp cả nước thì bàng hoàng nhận tin buồn: tổng giám đốc đầu tiên của Nha Bình dân học vụ bị máy bay Pháp bắn chết trên sông Hồng.
Câu chuyện càng bi thương hơn khi gần đến ngày giỗ đầu của ông, cả gia đình ba người gồm mẹ, vợ và con trai út lại bị máy bay Pháp ném bom chết...
Người đi đầu
Người ấy đã ra đi nhiều năm, nhưng những chứng nhân lịch sử vẫn kể rất nhiều kỷ niệm đẹp về ông. Ngày 8-9-1945, tức chưa đầy một tuần sau ngày độc lập, ông Nguyễn Công Mỹ được Chính phủ mới bổ nhiệm chức vụ tổng giám đốc Nha Bình dân học vụ.
Ông Nguyễn Thìn Xuân ở tuổi gần 90, chủ tịch câu lạc bộ Chiến sĩ diệt dốt, kể từ trước năm 1945 ông Nguyễn Công Mỹ đã được rất nhiều người biết đến.
Ông sinh năm 1909 ở Hưng Yên, là em trai nhà văn hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan, là anh của ông Nguyễn Công Miều, tức nguyên bí thư Trung ương Đảng Lê Văn Lương.
Từ năm 1925, ông Mỹ đã hưởng ứng biểu tình đòi Pháp thả cụ Phan Bội Châu, sau đó bị Pháp buộc thôi học ở Trường Sư phạm Hà Nội vì tham gia dán truyền đơn. Về Hải Phòng dạy học tư, ông vẫn hoạt động cách mạng và làm trưởng ban cổ động Hội Truyền bá quốc ngữ ở vùng này...
Sau năm 1945, tuy đi đầu phong trào bình dân chỉ được vỏn vẹn bốn năm nhưng ông Mỹ đã làm được rất nhiều việc quan trọng. Thời kỳ đầu chống dốt, một số nơi và một số người đã xảy ra tình trạng hành xử cứng nhắc, hấp tấp theo suy nghĩ chủ quan của mình.
Thầy giáo Đinh Khắc Nhĩ, dạy học ở Nam Định năm 1945, kể: “Không biết từ đâu người ta lại tổ chức ở cổng chợ những “cổng mù” và những hố bùn, ai không biết chữ phải lội qua hố bùn và chui qua “cổng mù”. Cũng may sáng kiến này chỉ tồn tại một thời gian ngắn...”.
Tổng giám đốc Nha Bình dân học vụ Nguyễn Công Mỹ biết chuyện này đã phản ứng quyết liệt và yêu cầu không được làm như vậy nữa.
Thực tế nhiều địa phương làm “cổng sáng”, treo bảng có chữ cái ở đầu chợ cho người biết chữ đi qua. Đó chỉ là hình thức cổ động và khích lệ người chưa biết chữ nên học theo. Còn thêm “cổng mù” để phân biệt, bắt người không biết chữ chui qua là hành động tự phát ở một số nơi.
Câu chuyện càng bi thương hơn khi gần đến ngày giỗ đầu của ông, cả gia đình ba người gồm mẹ, vợ và con trai út lại bị máy bay Pháp ném bom chết...
Người đi đầu
Người ấy đã ra đi nhiều năm, nhưng những chứng nhân lịch sử vẫn kể rất nhiều kỷ niệm đẹp về ông. Ngày 8-9-1945, tức chưa đầy một tuần sau ngày độc lập, ông Nguyễn Công Mỹ được Chính phủ mới bổ nhiệm chức vụ tổng giám đốc Nha Bình dân học vụ.
Ông Nguyễn Thìn Xuân ở tuổi gần 90, chủ tịch câu lạc bộ Chiến sĩ diệt dốt, kể từ trước năm 1945 ông Nguyễn Công Mỹ đã được rất nhiều người biết đến.
Ông sinh năm 1909 ở Hưng Yên, là em trai nhà văn hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan, là anh của ông Nguyễn Công Miều, tức nguyên bí thư Trung ương Đảng Lê Văn Lương.
Từ năm 1925, ông Mỹ đã hưởng ứng biểu tình đòi Pháp thả cụ Phan Bội Châu, sau đó bị Pháp buộc thôi học ở Trường Sư phạm Hà Nội vì tham gia dán truyền đơn. Về Hải Phòng dạy học tư, ông vẫn hoạt động cách mạng và làm trưởng ban cổ động Hội Truyền bá quốc ngữ ở vùng này...
Sau năm 1945, tuy đi đầu phong trào bình dân chỉ được vỏn vẹn bốn năm nhưng ông Mỹ đã làm được rất nhiều việc quan trọng. Thời kỳ đầu chống dốt, một số nơi và một số người đã xảy ra tình trạng hành xử cứng nhắc, hấp tấp theo suy nghĩ chủ quan của mình.
Thầy giáo Đinh Khắc Nhĩ, dạy học ở Nam Định năm 1945, kể: “Không biết từ đâu người ta lại tổ chức ở cổng chợ những “cổng mù” và những hố bùn, ai không biết chữ phải lội qua hố bùn và chui qua “cổng mù”. Cũng may sáng kiến này chỉ tồn tại một thời gian ngắn...”.
Tổng giám đốc Nha Bình dân học vụ Nguyễn Công Mỹ biết chuyện này đã phản ứng quyết liệt và yêu cầu không được làm như vậy nữa.
Thực tế nhiều địa phương làm “cổng sáng”, treo bảng có chữ cái ở đầu chợ cho người biết chữ đi qua. Đó chỉ là hình thức cổ động và khích lệ người chưa biết chữ nên học theo. Còn thêm “cổng mù” để phân biệt, bắt người không biết chữ chui qua là hành động tự phát ở một số nơi.
Để xác định chính sách và phương thức phù hợp cho phong trào xóa mù chữ rộng khắp cả nước, từ ngày 8-10-1945 ông Nguyễn Công Mỹ và Chính phủ liên tiếp tổ chức nhiều khóa huấn luyện ở Hà Nội và khu vực.
Lớp đầu tiên dành cho cán bộ phụ trách ở các tỉnh về mang tên “khóa Hồ Chí Minh” gồm 79 người, trong đó có 15 nữ.
Họ xúc động đọc lời tuyên thệ ái quốc: Sẽ hành động xứng đáng với lòng tin cậy của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo để mưu việc ích chung. Sẽ hi sinh, kiên quyết, vui vẻ, tuân theo kỷ luật và giữ mãi tinh thần tranh đấu để mưu việc ích chung. Sẽ tuyệt đối thi hành mệnh lệnh của Chính phủ khi có ngoại xâm, nhất là thi hành triệt để chính sách bất hợp tác để đánh đuổi kẻ thù chung.
Trong buổi lễ khai giảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nêu rõ ba nhiệm vụ cấp bách trước mắt là “chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm” và khẳng định “chống nạn thất học cũng như chống ngoại xâm”. Ông Nguyễn Công Mỹ đã đứng lên đại diện đội ngũ bình dân học vụ hứa sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ quốc dân này...
Tình bạn và ngày cuối cùng
Ngay sau đó, công cuộc xóa mù chữ lớn nhất lịch sử Việt Nam được triển khai rộng khắp. Kế thừa thành quả thực hiện được và kinh nghiệm Hội Truyền bá quốc ngữ, lớp học bình dân học vụ lan rộng khắp nước, trải từ Lạng Sơn đến Cà Mau, ở những nơi còn yên bình đến những địa phương đang kháng chiến khốc liệt với quân Pháp.
Các lớp bình dân học vụ còn tỏa vào nhà máy, công sở như chính Nhà in sách quốc ngữ để dạy học Ngô Tử Hạ, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, xưởng sửa chữa ôtô Avia và các đơn vị công an, vệ quốc đoàn, tăng ni chùa chiền...
Mãn khóa học đầu tiên tháng 2-1946, ông Nguyễn Công Mỹ nhận được báo cáo: 815.715 học viên đã hết mù chữ từ 29.963 lớp học với 31.686 giáo viên. Tuy nhiên đó mới chỉ là báo cáo của 25 ty bình dân học vụ Bắc bộ và 10 ty ở Trung bộ, còn nhiều địa phương khác như Nam bộ chưa kịp gửi về.
Nhắc nhớ lãnh đạo đầu tiên công cuộc toàn dân chống nạn thất học, nhiều bậc cao niên trong cuộc vẫn còn mãi hồi ức xúc động.
Nguyên phó trưởng Ty Bình dân học vụ Quảng Bình Nguyễn Văn Lương kể: “Biết tổng giám đốc nha là ông Nguyễn Công Mỹ - một chiến sĩ văn hóa lỗi lạc, tôi rất mong có dịp gặp ông để học hỏi. Năm 1946, nhân cơ hội ra Hà Nội dự thính phiên họp Quốc hội đầu tiên, tôi tranh thủ đến phố Bà Triệu xin gặp ông Mỹ. Khuôn mặt vuông vức đầy nghị lực và chân tình cũng như những ý kiến sâu sắc của ông đã cuốn hút tôi...
Cuối năm 1948, tôi từ chiến khu Quảng Bình lên Việt Bắc dự mấy hội nghị toàn quốc. Vừa đến nơi, thấy một người mặc đồ nâu chạy ra đón, nhìn kỹ là ông Mỹ. Ông Mỹ và ông Trịnh Cao Bàn (chánh văn phòng), áo quần nâu, dép cao su, mũ lá, vai đeo bị cói như hai người bán rong. Nhìn lại bộ đồ kaki tôi đang mặc, dép Bình Trị Thiên có quai hậu, mũ rộng vành, balô da có khung sắt đỡ lưng... tôi thấy mình sang quá mà ngượng”.
Ông Vương Đình Tiến, nguyên cán bộ bình dân học vụ Khu 3, cũng có ấn tượng khó quên về ông Mỹ. Trong cuốn kỷ yếu 50 năm bình dân học vụ, ông Tiến kể mặc dù là tổng giám đốc nhưng ông Mỹ thường xuyên dùng chiếc xe đạp cũ kỹ, không chuông, không phanh đi kiểm tra, chỉ đạo học hành khắp nơi xa xôi.
Bằng giọng trầm ấm, ông Mỹ đến đâu cũng “thắp lửa” tinh thần hiếu học. Nhiều cuộc trò chuyện thân mật đến rất khuya mặc dù sáng hôm sau ông lại phải đạp xe tiếp... Còn ông Hoàng Tử Đồng nhớ mãi kỷ niệm từ Sở Bình dân học vụ Trung bộ ra Hà Nội nhờ giúp đỡ.
Đích thân ông Mỹ ngồi cả buổi sáng lắng nghe chi tiết vấn đề địa phương. Sau đó ông lại dẫn ông Đồng xuống các phòng, yêu cầu họ giúp đỡ sách quốc ngữ, tài liệu tuyên truyền, giáo cụ, học cụ...
Sáng 6-1-1949, trời rét cắt da thịt. Ông Mỹ dừng xe đạp, qua đò bến Yên Lệnh thăm các lớp học Hưng Yên. Đò vừa rời bến sông Hồng thì một tốp máy bay Pháp ập đến, bắn súng máy xối xả. Ông trúng đạn. Tình cảnh càng bi thảm khi cũng trong năm đó, máy bay Pháp lại dội bom trúng nhà mẹ ông, lấy đi sinh mạng cả ba người là mẹ, vợ ông và con trai út mới 16 tháng tuổi còn bế trên tay...
Nhà thơ Vũ Đình Liên, người cùng chuyến đò Yên Lệnh với ông Mỹ nhưng may mắn thoát nạn, đã làm bài thơ khóc bạn thổn thức: ... Ai khiến anh chìm, tôi lại nổi? Để cho chị, cháu vội theo anh. Bốn nhăm năm ấy, dài hay ngắn. Gặp lại nhau, chờ kiếp tái sinh.
Lớp đầu tiên dành cho cán bộ phụ trách ở các tỉnh về mang tên “khóa Hồ Chí Minh” gồm 79 người, trong đó có 15 nữ.
Họ xúc động đọc lời tuyên thệ ái quốc: Sẽ hành động xứng đáng với lòng tin cậy của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo để mưu việc ích chung. Sẽ hi sinh, kiên quyết, vui vẻ, tuân theo kỷ luật và giữ mãi tinh thần tranh đấu để mưu việc ích chung. Sẽ tuyệt đối thi hành mệnh lệnh của Chính phủ khi có ngoại xâm, nhất là thi hành triệt để chính sách bất hợp tác để đánh đuổi kẻ thù chung.
Trong buổi lễ khai giảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nêu rõ ba nhiệm vụ cấp bách trước mắt là “chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm” và khẳng định “chống nạn thất học cũng như chống ngoại xâm”. Ông Nguyễn Công Mỹ đã đứng lên đại diện đội ngũ bình dân học vụ hứa sẽ thực hiện tốt những nhiệm vụ quốc dân này...
Tình bạn và ngày cuối cùng
Ngay sau đó, công cuộc xóa mù chữ lớn nhất lịch sử Việt Nam được triển khai rộng khắp. Kế thừa thành quả thực hiện được và kinh nghiệm Hội Truyền bá quốc ngữ, lớp học bình dân học vụ lan rộng khắp nước, trải từ Lạng Sơn đến Cà Mau, ở những nơi còn yên bình đến những địa phương đang kháng chiến khốc liệt với quân Pháp.
Các lớp bình dân học vụ còn tỏa vào nhà máy, công sở như chính Nhà in sách quốc ngữ để dạy học Ngô Tử Hạ, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, xưởng sửa chữa ôtô Avia và các đơn vị công an, vệ quốc đoàn, tăng ni chùa chiền...
Mãn khóa học đầu tiên tháng 2-1946, ông Nguyễn Công Mỹ nhận được báo cáo: 815.715 học viên đã hết mù chữ từ 29.963 lớp học với 31.686 giáo viên. Tuy nhiên đó mới chỉ là báo cáo của 25 ty bình dân học vụ Bắc bộ và 10 ty ở Trung bộ, còn nhiều địa phương khác như Nam bộ chưa kịp gửi về.
Nhắc nhớ lãnh đạo đầu tiên công cuộc toàn dân chống nạn thất học, nhiều bậc cao niên trong cuộc vẫn còn mãi hồi ức xúc động.
Nguyên phó trưởng Ty Bình dân học vụ Quảng Bình Nguyễn Văn Lương kể: “Biết tổng giám đốc nha là ông Nguyễn Công Mỹ - một chiến sĩ văn hóa lỗi lạc, tôi rất mong có dịp gặp ông để học hỏi. Năm 1946, nhân cơ hội ra Hà Nội dự thính phiên họp Quốc hội đầu tiên, tôi tranh thủ đến phố Bà Triệu xin gặp ông Mỹ. Khuôn mặt vuông vức đầy nghị lực và chân tình cũng như những ý kiến sâu sắc của ông đã cuốn hút tôi...
Cuối năm 1948, tôi từ chiến khu Quảng Bình lên Việt Bắc dự mấy hội nghị toàn quốc. Vừa đến nơi, thấy một người mặc đồ nâu chạy ra đón, nhìn kỹ là ông Mỹ. Ông Mỹ và ông Trịnh Cao Bàn (chánh văn phòng), áo quần nâu, dép cao su, mũ lá, vai đeo bị cói như hai người bán rong. Nhìn lại bộ đồ kaki tôi đang mặc, dép Bình Trị Thiên có quai hậu, mũ rộng vành, balô da có khung sắt đỡ lưng... tôi thấy mình sang quá mà ngượng”.
Ông Vương Đình Tiến, nguyên cán bộ bình dân học vụ Khu 3, cũng có ấn tượng khó quên về ông Mỹ. Trong cuốn kỷ yếu 50 năm bình dân học vụ, ông Tiến kể mặc dù là tổng giám đốc nhưng ông Mỹ thường xuyên dùng chiếc xe đạp cũ kỹ, không chuông, không phanh đi kiểm tra, chỉ đạo học hành khắp nơi xa xôi.
Bằng giọng trầm ấm, ông Mỹ đến đâu cũng “thắp lửa” tinh thần hiếu học. Nhiều cuộc trò chuyện thân mật đến rất khuya mặc dù sáng hôm sau ông lại phải đạp xe tiếp... Còn ông Hoàng Tử Đồng nhớ mãi kỷ niệm từ Sở Bình dân học vụ Trung bộ ra Hà Nội nhờ giúp đỡ.
Đích thân ông Mỹ ngồi cả buổi sáng lắng nghe chi tiết vấn đề địa phương. Sau đó ông lại dẫn ông Đồng xuống các phòng, yêu cầu họ giúp đỡ sách quốc ngữ, tài liệu tuyên truyền, giáo cụ, học cụ...
Sáng 6-1-1949, trời rét cắt da thịt. Ông Mỹ dừng xe đạp, qua đò bến Yên Lệnh thăm các lớp học Hưng Yên. Đò vừa rời bến sông Hồng thì một tốp máy bay Pháp ập đến, bắn súng máy xối xả. Ông trúng đạn. Tình cảnh càng bi thảm khi cũng trong năm đó, máy bay Pháp lại dội bom trúng nhà mẹ ông, lấy đi sinh mạng cả ba người là mẹ, vợ ông và con trai út mới 16 tháng tuổi còn bế trên tay...
Nhà thơ Vũ Đình Liên, người cùng chuyến đò Yên Lệnh với ông Mỹ nhưng may mắn thoát nạn, đã làm bài thơ khóc bạn thổn thức: ... Ai khiến anh chìm, tôi lại nổi? Để cho chị, cháu vội theo anh. Bốn nhăm năm ấy, dài hay ngắn. Gặp lại nhau, chờ kiếp tái sinh.
QUỐC VIỆT (nguyenquocviet@tuoitre.com.vn)
28/08/2015 15:07
28/08/2015 15:07
__________
Người đi đầu xóa mù chữ hi sinh, nhưng công cuộc giúp dân vượt qua thất học vẫn tiếp tục lên cao. Ngay sau khi ông mất, có trường học đã được đặt tên ông...
Kỳ 7:
Những ngọn đèn vẫn sáng
TT - Cú sốc quá lớn với phong trào xóa mù chữ cả nước khi tổng giám đốc đầu tiên của Nha Bình dân học vụ Nguyễn Công Mỹ bị Pháp giết chết.
Tuy nhiên, công cuộc gieo ánh sáng học hành lớn nhất lịch sử Việt Nam không hề bị chùng lại. Thậm chí nhiều nơi như ở Nam bộ đã nhanh chóng lấy tên ông để đặt tên cho trường học...
Mót lúa để đi học
Chiến tranh và bao thời cuộc thăng trầm đã trôi qua, nhưng giáo sư sử học Văn Tạo vẫn nhớ nhiệt huyết xóa mù chữ cho đồng bào bừng bừng cả nước.
Hồi ấy người ta cũng gọi thầy giáo xóa mù chữ là chiến sĩ và có cả thơ sinh động về họ như bài Chiến sĩ vô danh của Ngọc Tỉnh: “... Đây đoàn chiến sĩ bình dân/ Hi sinh chẳng chút ngại ngần gian lao/ Tâm hồn phơi phới thanh cao/ Dẫn đường chỉ lối, vui nào vui hơn/ Còn trời, còn nước, còn non/ Còn người thất học ta còn xông pha”.
Giáo sư Tạo kể: “Tôi vẫn không thể quên những mùa trung thu, cả trẻ em và người lớn đều đi rước đèn. Người ta dán trên các lồng đèn chữ cái, rồi cầm cả băngrôn khẩu hiệu hô hào chống nạn mù chữ”.
Để cuốn hút người học, ông Tạo hay lấy thơ ra dạy. Những câu thơ thông dụng như: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” hầu như ai cũng thuộc lòng nhưng không biết đọc, biết viết như thế nào. Khi học được họ thú vị lắm.
Nhắc chuyện xưa, ông Tạo nhớ mãi câu chuyện người học trò đặc biệt Nguyễn Văn Xiêm của mình.
Gia đình Xiêm chết gần hết trong nạn đói năm 1945. Về sau cậu quay quắt tồn tại bằng việc “đồng điếu” ở làng mình, tức mang ấm chè (trà) và điếu bát hút thuốc lào ra đồng cho thợ gặt. Họ trả công lại cậu bằng cách cho mót lúa.
Khi Xiêm vào lớp bình dân học vụ, cả ông Tạo và mẹ mình đều thương cậu như người trong nhà. Ông dạy cậu từ bập bẹ đánh vần từng chữ cái rồi kèm cặp cậu thi đậu vào Trường trung học Phan Bội Châu, rồi học tiếp ngành canh nông.
Sau này cậu bé nhà nghèo, mù chữ ngày nào lên làm cục phó ở Hà Nội, gặp ông Tạo vẫn khoanh tay lễ phép chào thầy. Nhiều học trò khác ở lớp xóa mù chữ của ông về sau cũng thi đậu vào Trường lục quân khóa 6. Có người trở thành tướng tá vẫn trở lại thăm thầy giáo làng năm xưa...
Nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành, người bạn thân của giáo sư Văn Tạo, còn kể hồi ấy người ta bày ra mọi cách để dạy và học hiệu quả trong hoàn cảnh đói kém và chiến tranh khốc liệt.
Riêng ông sử dụng chính ngôi nhà mình ở làng Tường Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương để dạy học cho bà con hàng xóm nghèo khổ, mù chữ.
Tuy điều kiện rất thiếu thốn, phải lấy chính cửa làm bảng, còn người học phải xếp bằng dưới nền đất, nhưng bà con mù chữ ở lớp ông chỉ sau sáu tháng đã tạm đọc, viết được.
Ông Thành cười nhớ kỷ niệm: “Ai đến lớp cũng rất chăm học. Chỉ khó nhất là sửa tật nói ngọng của đồng bào địa phương. Họ cứ phát âm nhầm lẫn chữ n thành chữ l và ngược lại. Tôi phải chỉnh mãi, họ mới phát âm chuẩn để ráp được đúng chữ”.
Ông Thành lúc ấy cũng có cái lợi là vừa học qua Trường tiểu học Pháp - Việt ở Hải Dương. Trường này dạy chương trình Pháp nhưng giáo viên Việt đứng lớp, nên ông có kiến thức giáo khoa chuẩn để dạy lại cho đồng bào mù chữ.
Ngoài dạy tại nhà, ông còn phụ các giáo viên bình dân học vụ mở lớp ở đình làng. Toàn nông dân đi học, đến lớp người ta còn mang theo cả cuốc liềm để ra đồng.
Tuy nhiên, công cuộc gieo ánh sáng học hành lớn nhất lịch sử Việt Nam không hề bị chùng lại. Thậm chí nhiều nơi như ở Nam bộ đã nhanh chóng lấy tên ông để đặt tên cho trường học...
Mót lúa để đi học
Chiến tranh và bao thời cuộc thăng trầm đã trôi qua, nhưng giáo sư sử học Văn Tạo vẫn nhớ nhiệt huyết xóa mù chữ cho đồng bào bừng bừng cả nước.
Hồi ấy người ta cũng gọi thầy giáo xóa mù chữ là chiến sĩ và có cả thơ sinh động về họ như bài Chiến sĩ vô danh của Ngọc Tỉnh: “... Đây đoàn chiến sĩ bình dân/ Hi sinh chẳng chút ngại ngần gian lao/ Tâm hồn phơi phới thanh cao/ Dẫn đường chỉ lối, vui nào vui hơn/ Còn trời, còn nước, còn non/ Còn người thất học ta còn xông pha”.
Giáo sư Tạo kể: “Tôi vẫn không thể quên những mùa trung thu, cả trẻ em và người lớn đều đi rước đèn. Người ta dán trên các lồng đèn chữ cái, rồi cầm cả băngrôn khẩu hiệu hô hào chống nạn mù chữ”.
Để cuốn hút người học, ông Tạo hay lấy thơ ra dạy. Những câu thơ thông dụng như: “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” hầu như ai cũng thuộc lòng nhưng không biết đọc, biết viết như thế nào. Khi học được họ thú vị lắm.
Nhắc chuyện xưa, ông Tạo nhớ mãi câu chuyện người học trò đặc biệt Nguyễn Văn Xiêm của mình.
Gia đình Xiêm chết gần hết trong nạn đói năm 1945. Về sau cậu quay quắt tồn tại bằng việc “đồng điếu” ở làng mình, tức mang ấm chè (trà) và điếu bát hút thuốc lào ra đồng cho thợ gặt. Họ trả công lại cậu bằng cách cho mót lúa.
Khi Xiêm vào lớp bình dân học vụ, cả ông Tạo và mẹ mình đều thương cậu như người trong nhà. Ông dạy cậu từ bập bẹ đánh vần từng chữ cái rồi kèm cặp cậu thi đậu vào Trường trung học Phan Bội Châu, rồi học tiếp ngành canh nông.
Sau này cậu bé nhà nghèo, mù chữ ngày nào lên làm cục phó ở Hà Nội, gặp ông Tạo vẫn khoanh tay lễ phép chào thầy. Nhiều học trò khác ở lớp xóa mù chữ của ông về sau cũng thi đậu vào Trường lục quân khóa 6. Có người trở thành tướng tá vẫn trở lại thăm thầy giáo làng năm xưa...
Nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đoàn Duy Thành, người bạn thân của giáo sư Văn Tạo, còn kể hồi ấy người ta bày ra mọi cách để dạy và học hiệu quả trong hoàn cảnh đói kém và chiến tranh khốc liệt.
Riêng ông sử dụng chính ngôi nhà mình ở làng Tường Vu, huyện Kim Thành, Hải Dương để dạy học cho bà con hàng xóm nghèo khổ, mù chữ.
Tuy điều kiện rất thiếu thốn, phải lấy chính cửa làm bảng, còn người học phải xếp bằng dưới nền đất, nhưng bà con mù chữ ở lớp ông chỉ sau sáu tháng đã tạm đọc, viết được.
Ông Thành cười nhớ kỷ niệm: “Ai đến lớp cũng rất chăm học. Chỉ khó nhất là sửa tật nói ngọng của đồng bào địa phương. Họ cứ phát âm nhầm lẫn chữ n thành chữ l và ngược lại. Tôi phải chỉnh mãi, họ mới phát âm chuẩn để ráp được đúng chữ”.
Ông Thành lúc ấy cũng có cái lợi là vừa học qua Trường tiểu học Pháp - Việt ở Hải Dương. Trường này dạy chương trình Pháp nhưng giáo viên Việt đứng lớp, nên ông có kiến thức giáo khoa chuẩn để dạy lại cho đồng bào mù chữ.
Ngoài dạy tại nhà, ông còn phụ các giáo viên bình dân học vụ mở lớp ở đình làng. Toàn nông dân đi học, đến lớp người ta còn mang theo cả cuốc liềm để ra đồng.
Những cô giáo bình dân
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng ngày khốc liệt, nhiều lớp bình dân học vụ cũng xuất hiện các cô giáo nhiều hơn. Họ thay thế các nam chiến sĩ lên đường ra mặt trận. Bà Phạm Thị Hiền, 88 tuổi, tâm sự hồi ấy bà mới học đến khoảng lớp 3 bây giờ nhưng vẫn tình nguyện làm giáo viên lớp vỡ lòng.
Thật ra hồi ấy cũng không có nhiều nữ được cho ăn học cao, nên người ta phải mời gọi cả những ai chỉ vừa đủ đọc thông viết thạo để dạy lại cho người chưa biết gì.
Lớp học của bà Hiền được mở tại xóm An Nhân gần Ô Cầu Dền, Hà Nội.
“Vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, người nghèo thoát chết cũng xác xơ. Nhiều người mặc đồ không thể gọi là quần áo được mà chỉ như quấn miếng vải rách để đến lớp. Họ cũng chẳng có giấy bút gì để viết mặc dù ở ngay Hà Nội. Có người phải lấy cả hạt mồng tơi để vò ra nước thay mực” - bà Hiền tâm sự nhìn hoàn cảnh của học viên mà ứa nước mắt. Bà dùng cả tiền dành dụm vô cùng quý lúc ấy để mua giấy bút cho người học.
Hầu hết học viên lớp xóa mù chữ của bà là những người kéo xe nên chỉ có thể học vào ban đêm. Họ đến lớp, mang theo đèn dầu lạc (đậu phộng). Cả lớp tù mù trong ánh sáng leo lét mà ai cũng cố gắng học.
Bà Hiền có cái bàn học rất đặc biệt, đó chính là chiếc giường ngũ cũ kỹ. Bà kê nó ra giữa phòng, học viên ngồi quanh làm bàn học và lấy nền nhà làm ghế. Lớp học ban đầu cũng rất khó khăn. Học viên đều đã lớn tuổi, lại phải nặng nhọc kiếm sống ban ngày nên buổi tối đi học rất khó tiếp thu. Nhưng bù lại họ rất cố gắng học và tiến bộ dần.
Bà Hiền nhớ mãi hình ảnh những người phu kéo xe này đã lượm những tờ nhật trình (báo) vương vãi trên đường để tự ê a đánh vần học thêm. Đến ngày họ đọc trôi chảy được cả câu, cô giáo Hiền mừng ứa nước mắt...
Ngoài những cô giáo có trình độ vừa đọc thông viết thạo, Hà Nội lúc ấy còn một số phụ nữ trí thức dấn thân vào công cuộc xóa mù chữ ngay thời kỳ đầu từ Hội Truyền bá quốc ngữ.
Trong cuốn hồi ký về bình dân học vụ, ông Hoàng Đình Tuất kể lại mình chính là chứng nhân sự nhiệt tình hiếm có của bà Nguyễn Thị Quang Thái, vợ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Chị Thái hồi ấy vừa dạy Trường tư thục Thăng Long, vừa học Trường đại học Luật. Chị tính tình điềm đạm, kín đáo nhưng cởi mở, nói chuyện có chiều sâu. Biết tôi là công chức mới vào nghề, chị căn dặn chớ có sa vào vòng trụy lạc và nên vận động thanh niên, công chức tham gia truyền bá quốc ngữ để giúp ích đồng bào.
Tỏ ra hiểu biết thời cuộc, chị nói chính phủ phe tả ở Pháp không bền lâu đâu, ta phải làm nhanh những gì có thể làm được, Hội Truyền bá quốc ngữ phải tranh thủ thời cơ thuận lợi mau ra đời...” - ông Tuất kể thêm đã chứng kiến bà Thái cùng những người bạn như bà Hằng Phương - vợ nhà văn Vũ Ngọc Phan, cụ Nguyễn Văn Tố, Phan Thanh, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, và chồng mình là Đại tướng Võ Nguyên Giáp... tất bật gầy dựng công cuộc xóa mù chữ cho đồng bào.
Chính ông Tuất cũng có dịp được dạy chung với bà Thái ở hội quán Trí Tri. Năm 1942 bà bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò nhưng vẫn nỗ lực dạy chữ và chăm sóc người bệnh trong tù.
Năm 1944 bà mất ngay ở Hỏa Lò. Về sau, tấm gương giúp dân nghèo thất học của liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái luôn được truyền kể trong các cô giáo bình dân học vụ...
_________Khi cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng ngày khốc liệt, nhiều lớp bình dân học vụ cũng xuất hiện các cô giáo nhiều hơn. Họ thay thế các nam chiến sĩ lên đường ra mặt trận. Bà Phạm Thị Hiền, 88 tuổi, tâm sự hồi ấy bà mới học đến khoảng lớp 3 bây giờ nhưng vẫn tình nguyện làm giáo viên lớp vỡ lòng.
Thật ra hồi ấy cũng không có nhiều nữ được cho ăn học cao, nên người ta phải mời gọi cả những ai chỉ vừa đủ đọc thông viết thạo để dạy lại cho người chưa biết gì.
Lớp học của bà Hiền được mở tại xóm An Nhân gần Ô Cầu Dền, Hà Nội.
“Vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, người nghèo thoát chết cũng xác xơ. Nhiều người mặc đồ không thể gọi là quần áo được mà chỉ như quấn miếng vải rách để đến lớp. Họ cũng chẳng có giấy bút gì để viết mặc dù ở ngay Hà Nội. Có người phải lấy cả hạt mồng tơi để vò ra nước thay mực” - bà Hiền tâm sự nhìn hoàn cảnh của học viên mà ứa nước mắt. Bà dùng cả tiền dành dụm vô cùng quý lúc ấy để mua giấy bút cho người học.
Hầu hết học viên lớp xóa mù chữ của bà là những người kéo xe nên chỉ có thể học vào ban đêm. Họ đến lớp, mang theo đèn dầu lạc (đậu phộng). Cả lớp tù mù trong ánh sáng leo lét mà ai cũng cố gắng học.
Bà Hiền có cái bàn học rất đặc biệt, đó chính là chiếc giường ngũ cũ kỹ. Bà kê nó ra giữa phòng, học viên ngồi quanh làm bàn học và lấy nền nhà làm ghế. Lớp học ban đầu cũng rất khó khăn. Học viên đều đã lớn tuổi, lại phải nặng nhọc kiếm sống ban ngày nên buổi tối đi học rất khó tiếp thu. Nhưng bù lại họ rất cố gắng học và tiến bộ dần.
Bà Hiền nhớ mãi hình ảnh những người phu kéo xe này đã lượm những tờ nhật trình (báo) vương vãi trên đường để tự ê a đánh vần học thêm. Đến ngày họ đọc trôi chảy được cả câu, cô giáo Hiền mừng ứa nước mắt...
Ngoài những cô giáo có trình độ vừa đọc thông viết thạo, Hà Nội lúc ấy còn một số phụ nữ trí thức dấn thân vào công cuộc xóa mù chữ ngay thời kỳ đầu từ Hội Truyền bá quốc ngữ.
Trong cuốn hồi ký về bình dân học vụ, ông Hoàng Đình Tuất kể lại mình chính là chứng nhân sự nhiệt tình hiếm có của bà Nguyễn Thị Quang Thái, vợ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Chị Thái hồi ấy vừa dạy Trường tư thục Thăng Long, vừa học Trường đại học Luật. Chị tính tình điềm đạm, kín đáo nhưng cởi mở, nói chuyện có chiều sâu. Biết tôi là công chức mới vào nghề, chị căn dặn chớ có sa vào vòng trụy lạc và nên vận động thanh niên, công chức tham gia truyền bá quốc ngữ để giúp ích đồng bào.
Tỏ ra hiểu biết thời cuộc, chị nói chính phủ phe tả ở Pháp không bền lâu đâu, ta phải làm nhanh những gì có thể làm được, Hội Truyền bá quốc ngữ phải tranh thủ thời cơ thuận lợi mau ra đời...” - ông Tuất kể thêm đã chứng kiến bà Thái cùng những người bạn như bà Hằng Phương - vợ nhà văn Vũ Ngọc Phan, cụ Nguyễn Văn Tố, Phan Thanh, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, và chồng mình là Đại tướng Võ Nguyên Giáp... tất bật gầy dựng công cuộc xóa mù chữ cho đồng bào.
Chính ông Tuất cũng có dịp được dạy chung với bà Thái ở hội quán Trí Tri. Năm 1942 bà bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò nhưng vẫn nỗ lực dạy chữ và chăm sóc người bệnh trong tù.
Năm 1944 bà mất ngay ở Hỏa Lò. Về sau, tấm gương giúp dân nghèo thất học của liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái luôn được truyền kể trong các cô giáo bình dân học vụ...
QUỐC VIỆT (nguyenquocviet@tuoitre.com.vn)
29/08/2015 10:30
29/08/2015 10:30
Cùng với việc dạy chữ nghĩa, người ta đã thổi bừng lên tinh thần yêu nước như những câu thơ ở lớp i tờ: “Bà Trưng quê ở Châu Phong/ Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên”.
Kỳ tới: Hồn ái quốc đẫm trong từng con chữ
✯✯✯
Nguồn Báo Tuổi Trẻ Online .
(Loạt bài về "Phong trào bình dân học vụ")
CUỘC TRƯỜNG CHINH VƯỢT QUA ĐÊM TỐI - Báo Tuổi Trẻ Online
Kỳ 1: Đêm dài tăm tối - 23/08/2015 10:17
Kỳ 2: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu - 24/08/2015 09:34
Kỳ 3: Lớp học dưới tán rừng U Minh - 25/08/2015 10:51
Kỳ 4: Buổi học đầu tiên - 26/08/2015 10:50
Kỳ 5: Xóa mù chữ ở Sài Gòn - Gia Định - 27/08/2015 11:57
Kỳ 6: Cái chết của tổng giám đốc bình dân học vụ - 28/08/2015 15:07
Kỳ 7: Những ngọn đèn vẫn sáng - 29/08/2015 10:30
Kỳ 8: Hồn ái quốc đẫm trong từng con chữ - 30/08/2015 09:52
0 nhận xét:
Post a Comment