_ Trích "Tô Hiệu tại quê hương Xuân Cầu - Tô Ngọc Thực _
Từ thủ đô Hà Nội theo đường quốc lộ số 5, đến km số 21, rẽ tay phải qua con đường nhựa nhỏ, qua cầu bê tông, ta đến làng Xuân Cầu, thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.
Làng Xuân Cầu từ khi hợp xã thành một thôn thuộc xã Nghĩa Trụ, tuy thuộc xã Nghĩa Trụ nhưng tên Xuân Cầu vẫn được gọi phổ biến từ trước tới nay; từ Bắc chí Nam nhiều người trong lớp người lớn tuổi có lẽ đều biết đến Xuân Cầu qua câu ca dao:
Đồng Tỉnh là một thôn dưới thôn Xuân Cầu, từ xưa đã có tiếng là buôn bán thuốc lào ngon, còn Xuân Cầu có tiếng nhuộm thâm rất tốt bằng một thứ lá, vải mặc đến rách cũng không phai.
Thôn Xuân Cầu nằm dài trên hữu ngạn sông Nghĩa Trụ Theo http://www.vietgle.vn/trithucviet
Sông Nghĩa Trụ
Sông Nghĩa Trụ bắt nguồn từ sông Hồng, do bồi lấp, hiện nay gồm 2 đoạn cách xa nhau. Đoạn đầu bắt nguồn từ Gia Lâm chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi đổ vào sông Hoan Ái. Đoạn này khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được đào rộng, gọi là sông Kim Sơn, có tác dụng tiêu nước và cung cấp nước cho huyện Văn Giang và cả tỉnh Hưng Yên
Đoạn thứ hai ở phía Nam của tỉnh, gọi là sông Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá, Mai Xá. Sông bắt đầu từ ngã ba thôn Ba Đông (Phan Sào Nam) chảy qua Cầu Cáp, xã Đoàn Đào (Phù Cừ), rồi chảy đến thôn Hà Linh, gặp sông Hồ Kiều và chảy thẳng xuống Mai Xá (huyện Tiên Lữ). Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ. - một nhánh sông đào của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải.
Xuân Cầu là một làng cổ, có nhiều cây đa, đề, si, cây bàng, cây gạo cổ thụ, có một số giếng nước không biết xây từ bao giờ; giếng sâu, kè đá, miệng giếng tròn lát đá xanh, trên miệng giếng in hằn sâu nhiều vết thừng kéo nước của cư dân ngày trước.
Ba xóm của Xuân Cầu (Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao) có ba ngôi đình cổ, cột lim to, có tam quan 8 mái, trước cửa đình có voi đá, nghê đá, tượng đá đứng chầu. Cạnh đình nào cũng có văn chỉ thờ cúng các tiền nhân, có bia đá khắc tên các vị khoa bảng trong làng.
Làng Xuân Cầu từ khi hợp xã thành một thôn thuộc xã Nghĩa Trụ, tuy thuộc xã Nghĩa Trụ nhưng tên Xuân Cầu vẫn được gọi phổ biến từ trước tới nay; từ Bắc chí Nam nhiều người trong lớp người lớn tuổi có lẽ đều biết đến Xuân Cầu qua câu ca dao:
Ai về Đồng Tỉnh, Xuân Cầu,
Đồng Tỉnh bán thuốc, Xuân Cầu nhuộm thâm
Thôn Xuân Cầu nằm dài trên hữu ngạn sông Nghĩa Trụ Theo http://www.vietgle.vn/trithucviet
Sông Nghĩa Trụ
Sông Nghĩa Trụ bắt nguồn từ sông Hồng, do bồi lấp, hiện nay gồm 2 đoạn cách xa nhau. Đoạn đầu bắt nguồn từ Gia Lâm chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi đổ vào sông Hoan Ái. Đoạn này khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được đào rộng, gọi là sông Kim Sơn, có tác dụng tiêu nước và cung cấp nước cho huyện Văn Giang và cả tỉnh Hưng Yên
Đoạn thứ hai ở phía Nam của tỉnh, gọi là sông Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá, Mai Xá. Sông bắt đầu từ ngã ba thôn Ba Đông (Phan Sào Nam) chảy qua Cầu Cáp, xã Đoàn Đào (Phù Cừ), rồi chảy đến thôn Hà Linh, gặp sông Hồ Kiều và chảy thẳng xuống Mai Xá (huyện Tiên Lữ). Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ. - một nhánh sông đào của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải.
Xuân Cầu là một làng cổ, có nhiều cây đa, đề, si, cây bàng, cây gạo cổ thụ, có một số giếng nước không biết xây từ bao giờ; giếng sâu, kè đá, miệng giếng tròn lát đá xanh, trên miệng giếng in hằn sâu nhiều vết thừng kéo nước của cư dân ngày trước.
Ba xóm của Xuân Cầu (Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao) có ba ngôi đình cổ, cột lim to, có tam quan 8 mái, trước cửa đình có voi đá, nghê đá, tượng đá đứng chầu. Cạnh đình nào cũng có văn chỉ thờ cúng các tiền nhân, có bia đá khắc tên các vị khoa bảng trong làng.
Giữa xóm tam còn có một ngôi đình nhỏ gọi là đình Phường, đây là nơi hội họp của các phường, hội trước kia.
Dân làng Xuân Cầu từ xưa đã đi buôn bán làm ăn suốt Bắc - Trung - Nam. Xuân Cầu không phải là một làng thuần nông mà còn làm cả thủ công và thương nghiệp.
Xuân Cầu cũng còn là một làng có truyền thống văn hóa lâu đời, những ngày lễ tết, tế đình hay lễ văn chỉ, nghe các cụ già làng đọc văn tế cứ thấy các cụ luôn luôn nêu tên các vị đỗ đại khoa thuở trước: Thám hoa, bảng nhãn, tiến sĩ... như nhắc nhở con cháu phải ra công học tập, rèn luyện cho nên người hữu ích. Vì tấm lòng đối với quê hương, tôi đã kể về quê hương hơi nhiều, song điều tôi muốn nói là chính ở làng quê cổ kính, thơ mộng, có nền văn hóa lâu đời này đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú mà tên tuổi của họ nhiều người biết đến và đã gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước, đó là các đồng chí Tô Hiệu, Tô Chấn, Lê Văn Lương, Tô Quang Đẩu, Tô Gĩ, trong số các đồng chí trên, Tô Hiệu gắn bó với quê hương nhiều hơn cả, dân làng thường nhắc đến "Anh Hiệu" với tấm lòng trìu mến, thân thương. Xuân Cầu còn là quê hương của hai nhà văn hóa nổi tiếng: Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Công Hoan và họa sĩ Tô Ngọc Vân. Năm ngoái về thăm nhà truyền thống của Xuân Cầu tôi đã đọc được mấy dòng cảm tưởng của một bà giáo người Pháp ghi trong sổ vàng: "Tôi rất xúc động và cảm phục ở một làng nhỏ bé trồng lúa nước như thế này mà đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú và nhiều nhà văn hóa nổi tiếng, tôi chân thành chúc tình hữu nghị Pháp - Việt ngày càng bền vững".
Quê hương của Tô Hiệu như thế đấy! ...
Dân làng Xuân Cầu từ xưa đã đi buôn bán làm ăn suốt Bắc - Trung - Nam. Xuân Cầu không phải là một làng thuần nông mà còn làm cả thủ công và thương nghiệp.
Xuân Cầu cũng còn là một làng có truyền thống văn hóa lâu đời, những ngày lễ tết, tế đình hay lễ văn chỉ, nghe các cụ già làng đọc văn tế cứ thấy các cụ luôn luôn nêu tên các vị đỗ đại khoa thuở trước: Thám hoa, bảng nhãn, tiến sĩ... như nhắc nhở con cháu phải ra công học tập, rèn luyện cho nên người hữu ích. Vì tấm lòng đối với quê hương, tôi đã kể về quê hương hơi nhiều, song điều tôi muốn nói là chính ở làng quê cổ kính, thơ mộng, có nền văn hóa lâu đời này đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú mà tên tuổi của họ nhiều người biết đến và đã gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước, đó là các đồng chí Tô Hiệu, Tô Chấn, Lê Văn Lương, Tô Quang Đẩu, Tô Gĩ, trong số các đồng chí trên, Tô Hiệu gắn bó với quê hương nhiều hơn cả, dân làng thường nhắc đến "Anh Hiệu" với tấm lòng trìu mến, thân thương. Xuân Cầu còn là quê hương của hai nhà văn hóa nổi tiếng: Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Công Hoan và họa sĩ Tô Ngọc Vân. Năm ngoái về thăm nhà truyền thống của Xuân Cầu tôi đã đọc được mấy dòng cảm tưởng của một bà giáo người Pháp ghi trong sổ vàng: "Tôi rất xúc động và cảm phục ở một làng nhỏ bé trồng lúa nước như thế này mà đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú và nhiều nhà văn hóa nổi tiếng, tôi chân thành chúc tình hữu nghị Pháp - Việt ngày càng bền vững".
Quê hương của Tô Hiệu như thế đấy! ...
❧ ❀ ❧
Đăng trong sách "Tinh thần Tô Hiệu" - Xuất bản năm 2000
0 nhận xét:
Post a Comment