Tô Trân (1791-?)

Monday, July 25, 2011

Tô Trân (1791-?): đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi hội năm Bính Tuất, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 7 (1826). Làm quan đến chức đến chức Lễ bộ Tả tham tri, sung Sử quán Toản tu.


Danh thần, sử gia đời Minh Mạng, Tự Đức; quê xã Hoa Cầu (sau đổi là Xuân Cầu), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.


Tiểu sử


Tô Trân là người ở xã Hoa Cầu (sau đổi là Xuân Cầu), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh.

Năm Minh Mạng thứ 7 (Bính Tuất, 1826), ông đỗ Tiến sĩ, được bổ làm Biên tu ở Hàn lâm viện, rồi làm ở Hộ tào.

Năm 1833, thăng ông làm Tuần phủ, tạm lãnh quyền coi giữ tỉnh Định Tường. Khi quân Lê Văn Khôi đến vây hãm thành, biết không thể kình chống được, ông bèn "làm bài thơ để lại rồi đi lẩn ngầm ở dân gian" [1]. Sau đó, ông bị cách chức, phái đi lấy công chuộc tội.

Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), ông được khởi phục chức Án sát sứ Thái Nguyên.




Năm sau (1842), triệu ông về triều thăng làm Thái bộ tự khanh, sung chức Toản tu ở  Quốc Sử quán.

Năm Tự Đức thứ nhất (1847), thăng ông làm Tả Tham tri bộ Lễ, song vẫn lĩnh chức ở Quốc sử quán như cũ. Sau lại sung ông làm giảng quan ở Kinh diên.

Khi quân Pháp xâm lược Việt Nam, ông thuộc phái chủ chiến [2].

Đến tuổi 70, ông xin nghỉ việc. Vua Tự Đức ban cho vàng, lụa, rồi cho về. Tô Trân mất năm nào không rõ.

Tác phẩm


Các tác phẩm của ông có:

  1. Bắc hành tập
  2. Đại Nam thực lục chánh biên
  3. Minh Mạng chánh yếu

Trong thời gian Tô Trân giữ chức Toản tu ở Quốc sử quán, ông đã trực tiếp lo việc biên soạn Đại Nam thực lục.

Đại Nam thực lục (chính biên và tiền biên) (560 quyển) do ông và một số sử gia thuộc Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn bắt đầu từ Thái tổ Gia Dũ hoàng đế (Nguyễn Hoàng 1558) đến năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777).

Phần chính biên gồm 66 quyển chép các sự việc từ đời vua Gia Long (1802) đến năm Đồng Khánh cộng tất cả 7 đời vua mỗi đời một kỉ, cộng 7 kỉ (kể cả kỉ dẫn nhập).




Q 1: Đệ nhất kỉ (đời Gia Long).
Q 2: Đệ nhị kỉ (đời Minh Mạng).
Q 3: Đệ tam kỉ (đời Thiệu Trị).
Q 4: Đệ tứ kỉ (đời Tự Đức).
Q 5: Đệ ngũ kỉ (cuối đời Tự Đức - Kiến Phước).
Q 6: Đệ lục kỉ (đời Hàm Nghi, Đồng Khánh).

Ông (Tô Trân) giữ chức Toản tu và trực tiếp biên soạn kỉ thứ nhất và kỉ thứ hai, kỉ thứ ba dưới quyền của Tổng tài Phan Thanh Giản.

Đây là một bộ sử quan trọng và vĩ đại nhất của triều Nguyễn được tổ chức biên soạn công phu và có phương pháp từ trước đến đương thời.

Ngoài ra ông còn trực tiếp biên soạn bộ Minh Mạng chánh yếu trong đời vua Minh Mạng


Xem, lấy về tại https://sites.google.com/site/sachsuvietnam/dai-nam-thuc-luc


Di sản Hán Nôm >> Tác giả

2242. NAM HÀNH TẬP //南 行 集

TS. Tô Trân //蘇 珍 ở Tam Kì, x. Hoa Cầu, h. Văn Giang biên soạn.
1 bản viết, 58 tr., 28,5 x 15,5.
A.2367.
MF.3310.
1. Nam Hành tập (từ tr. 1-38): 81 bài thơ tả cảnh, cảm hoài của Tô Trân làm trên đường vào Nam nhậm chức. Có bài kí kể chuyện Nùng Văn Vân.
2. Dương mộng tập
//洋 夢 集 từ tr. 40 - 59: TS. Hà Tông Quyền //何 宗 權 , hiệu Tốn Trai //巽 齋 sáng tác: Văn, thơ làm khi đi hiệu lực ở Nam Dương. Xem Dương mộng tập A.307.

Khen ngợi


Nhận xét về Tô Trân, Đại Nam chính biên liệt truyện có đoạn:
"(Tô) Trân (là người) thanh liêm, tiết nghĩa, nghiêm chỉnh. Khi trước làm Tuần phủ Định Tường, thân hào sợ mà mến yêu...Khi (Tô) Trân ở Thái Nguyên, (trong) ty thuộc có người tham ô, Trân lúc mới đến lỵ, nghe biết đã ghét rồi.


Người ấy cầu xin yết kiến nhưng không được nên sợ lắm, thác xưng có bệnh mà đi. Lại thấy nơi biên giới ấy ít văn học, Trân thường tụ họp các học trò, làm thời khóa giảng dạy, để chấn hưng việc học. Trân tuổi già, ở sử cục lâu ngày, soạn thuật được nhiều, nên lúc bấy giờ (được) người đời trọng vọng, suy tôn"  [3].

Thơ Tô Trân (trích)


Lúc thành Định Tường bị vây hãm, Tô Trân làm một bài thơ rồi lẩn đi. Bài thơ đó như sau:


Phiên âm Hán-Việt:

"Dục bãi bất năng chử vũ dương,
Phân điền, phân thổ bất phân vương.
Gia ưng hữu thất hà tu thỉ.
Lễ bất cầu phong chỉ dụng dương.
Đạt đắc chúng nhân suy hạnh xuất [4]
Thao tồn nhất thủ tự vô đương.
Ngư du thảo hạ hòa biên ổn.
Ngọc chẩn di xa tụy nhất đường."

Bản dịch:

Muốn thôi, cánh liệng, chẳng cho thôi,
Xẻ đất, quyền vương chẳng xe đôi.
Không lợn, đã nhà nề nếp sẵn,
Có dê chưa hậu, lễ nghi rồi.
Nhiều người khen đạt mình may thoát,
Còn một tay thao việc khó trôi!
Cá tựa lúa êm bơi dưới cỏ,
Xe về nhà ngọc họp đầy vơi.


Bài thơ luật Đường bằng chữ Hán trên, theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, thì "ngoài ý từ biệt tỉnh Định Tường về quê nghỉ, tác giả đã có tài xuất sắc là dùng tám câu thơ, mỗi câu tả tự dạng một chữ, có trật tự rõ ràng, thành tám chữ "Thư lý Định Tường Tuần phủ Tô Trân" (nghĩa là tạm quyền chức Tuần phủ tỉnh Định Tường Tô Trân). Mỗi câu về cách tả tự dạng chiết tự của mỗi từ đề trình bày rõ ý nghĩa cả câu. Đây là một bài thơ vừa có nghệ thuật hội họa, vừa có giá trị nghệ thuật thơ" [5].

Sách tham khảo





  • Nguyễn Q. Thắng- Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, mục từ: " Tô Trân ". Nxb Khoa học và xã hội. Hà Nội. 1992.

Chú thích


  1. ^ Trích trong Chính biên (tr. 556). Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 837) viết “thành mất vì giặc Pháp” là không chính xác, vì mãi đến đầu năm 1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha mới từ mặt trận Đà Nẵng kéo vào đánh chiếm thành Gia Định. Xem Trận thành Gia Định, 1859.
  2. ^ Từ điển bách khoa Việt Nam cho biết: "Phái chủ chiến xuất hiện sau khi Pháp chiếm ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. Phái này chủ trương tổ chức toàn dân kháng chiến chống Pháp để giữ gìn độc lập dân tộc và thu hồi các tỉnh đã bị Pháp chiếm. Đại diện là Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tư Giản, Tô Trân, Phan Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiến Hữu, Vũ Phạm Khải...(trích mục từ: "Phái chủ chiến", bản điện tử: [1]).
  3. ^ Chính biên, tr. 556-557.
  4. ^ Chép theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (tr. 837). Chính biên (tr. 556) chép là “thôi hạnh xuất”.
  5. ^ Trích trongTừ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 837.



Khi Pháp xâm lược, ông thuộc phái chủ chiến
một trong hai phái chính trong nội bộ triều đình Tự Đức (1848 - 83), xuất hiện sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. PCC chủ trương tổ chức toàn dân kháng chiến chống Pháp để giữ gìn độc lập dân tộc và thu hồi các tỉnh đã bị Pháp chiếm. Đại diện là Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tư Giản, Tô Trân, Phan Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiến Hữu, Vũ Phạm Khải. Là thiểu số trong triều đình Tự Đức, nhưng đã phản ánh được ý chí truyền thống bảo vệ độc lập dân tộc của toàn dân, thể hiện trong phong trào kháng Pháp sôi nổi suốt trên ba thập kỉ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước.
(Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam)
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế








VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM BÍNH TUẤT NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 7 (1826)



皇朝明命柒年丙戌會試科進士題名碑

賜 第 二 甲 進 士 出 身 貳 名
黃 濟 美, 舉人, 山西鎮國威府慈廉縣東鄂社人, 年庚乙卯參拾貳歲
阮 輝 佑, 監生, 海陽鎮寧江府四歧縣春裊社人, 年庚癸卯肆拾肆歲
賜 第 三 甲 同 進 士 出 身 捌 名
潘 清 簡, 舉人, 永清鎮定遠府永平縣安盛和村人, 年庚丙辰參拾壹歲
朱 文 議, 舉人, 北寧鎮慈山府安豊縣安阜社人, 年庚丁未肆拾歲
武 璠, 舉人, 懷德府壽昌縣寺塔村人, 年庚甲子貳拾參歲

魏 克 , 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣春園社人, 年庚己未貳拾捌歲
鄧 文 啟, 舉人, 會元北寧鎮順安府文江縣弄亭社人, 年庚甲寅參拾參歲
武 時 敏, 舉人, 乂安鎮德壽府宜春縣會統社人, 年庚乙卯參拾貳歲
阮 文 勝, 舉人, 懷德府永順縣安泰坊人, 年庚癸亥貳拾肆歲。

❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖


Ban đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân 2 người
HOÀNG TẾ MỸ 黃濟美1,Cử nhân, người xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, sinh năm tân Mão, thi đỗ năm 32 tuổi.
NGUYỄN HUY HỰU 阮輝佑2,Giám sinh, người xã Xuân Niễu huyện Tứ Kỳ phủ Ninh Giang trấn Hải Dương, sinh năm Quý Mão, thi đỗ năm 44 tuổi.
Ban đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân8 người
PHAN THANH GIẢN 潘清蕑3,Cử nhân, người thôn An Thạnh Hòa huyện Vĩnh Bình phủ Định Viễn trấn Vĩnh Thanh, sinh năm Bính Thìn, thi đỗ năm 31 tuổi.
CHU VĂN NGHỊ 朱文議4, Cử nhân, người xã Yên Phụ huyện Yên Phong phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh, sinh năm Đinh Mùi, thi đỗ năm 40 tuổi.
VŨ [TÔNG] PHAN 武宗璠5,Cử nhân, người thôn Tự Tháp huyện Thọ Xương phủ Hoài Đức, sinh năm Giáp Tý, thi đỗ năm 23 tuổi.
TÔ TRÂN Trân6, Cử nhân, người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An, sinh năm Tân Hợi, thi đỗ năm 36 tuổi.
NGỤY KHẮC TUẦN 魏克循7, Cử nhân, người xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An, sinh năm Kỷ Mùi, thi đỗ năm 26 tuổi.
ĐẶNG VĂN KHẢI 鄧文啟8, Cử nhân, Hội nguyên, người xã Lộng Đình huyện Văn Giang phủ Thuận An trấn Bắc Ninh, sinh năm Giáp Dần, thi đỗ năm 33 tuổi.
VŨ THỜI MẪN 武時敏9, Cử nhân, người xã Hội Thống huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An, sinh năm t Mão, thi đỗ năm 32 tuổi.
NGUYỄN VĂN THẮNG 阮文勝10, Cử nhân, người ở phường An Thái huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức, sinh năm Quý Hợi, thi đỗ năm 24 tuổi.
Bia truy khắc ngày lành tháng 3 niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 12 (1831).

❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖


Chú thích:

1. Hoàng Tế Mỹ (1795-?) hiệu Phục Đình và tự là Thế Thúc, nguyên quán xã Đông Bình huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh). Sau gia đình di cư đến ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây (nay là ở xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm Tp. Hà Nội). Ông là con của Hoàng Nguyễn Thự và thi đỗ Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Án sát sứ Hải Dương, Bố chánh Hải Dương, Án sát sứ Cao Bằng, Hữu Thị lang Bộ Hình, Tham tri Bộ Hình và từng được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư Bộ Lễ. Ông còn có tên là Hoàng Phạm Thanh .

2. Nguyễn Huy Hựu (1783-?) người xã Xuân Niễu huyện Tứ Kỳ phủ Ninh Giang trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương). Ông làm quan Đốc học.

3. Phan Thanh Giản (1796-1867) hiệu là Lương Khê,Ước Phu, biệt hiệu là Mai Xuyênvà tự là Tĩnh Bá và Đạm Nhưngười xã An Thạnh Hòa huyện Vĩnh Bình trấn Vĩnh Thạnh (nay thuộc huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Lang trung Bộ Hình, Tham hiệp Nghệ An, Thị lang Bộ Lễ, Hiệp trấn Ninh Bình, Viên ngoại lang Bộ Hộ, Hồng lô tự khanh, Đại lý tự khanh, Đại thần Viện Cơ mật, Lang trung Bộ Hộ, Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Binh, Thự hiệp biện Đại học sĩ, Tổng đốc Vĩnh Long. Khi quân Pháp tấn công Vĩnh Long, ông biết là không thể giữ nổi thành, đã để mất thành cho quân Pháp và tự vẫn. Sinh thời, ông được triều đình cử làm Phó Chánh sứ (năm 1832) sang nhà Thanh (Trung Quốc) và được cử làm Chánh sứ (năm 1863) sang Pháp.

4. Chu Văn Nghị (1787-1842) người xã Yên Phụ huyện Yên Phong phủ Từ Sơn trấn Bắc Ninh (nay thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh). Cử nhân năm Kỷ Mão (1819). Tuy thi đỗ Tiến sĩ, nhưng ông không ra làm quan và ở quê dạy học.

5. Vũ Tông Phan (1804-1862) hiệu là Lỗ Am,Đường Xuyênvà tự là Hoán Phủ,người xã Hoa Đường huyện Đường An (nay thuộc xã Thúc Kháng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương), sau di đến ở thôn Tự Tháp phường Báo Thiên huyện Thọ Xương Hà Nội (nay thuộc quận Hoàn Kiếm Tp. Hà Nội).Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Tham hiệp tỉnh Thái Nguyên, Đốc học tỉnh Bắc Ninh. Sau ông cáo ốm về nhà mở trường dạy học, học trò theo ông rất đông và nhiều người đỗ đạt.Chữ Tông trong bia bị đục do kiêng huý, nên có tài liệu cũng ghi ông là Vũ Phan.

6. Tô Trân (1781-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tuần phủ Định Tường, Án sát Thái Nguyên, Thái bộc tự Thiếu khanh sung làm Toản tu tại Quốc sử quán, rồi thăng Tả tham tri Bộ Lễ. Sau ông xin cáo lão về quê.

7. Ngụy Khắc Tuần (1799-1854) hiệu là Thiện Phủ,người xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Ông là anh của Ngụy Khắc Thành và đỗ Cử nhân năm Tân Tị niên hiệu Minh Mệnh thứ 2 (1821). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện, Lang trung Bộ Hộ, Tham hiệp trấn Ninh Bình và Thanh Hóa, Bố chánh Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hóa và Nam Định, Hữu Thị lang Bộ Công, Tuần phủ Bắc Ninh, Tổng đốc Sơn- Hưng-Tuyên, sau thăng Thượng thư Bộ Hộ và được cử đi sứ sang Pháp. Sau khi mất, ông được tặng chức Hiệp biện Đại học sĩ.

8. Đặng Văn Khải (1784-?) người xã Lộng Đình huyện Văn Giang phủ Thuận An trấn Bắc Ninh (nay thuộc Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Lang trung, từng được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Viên ngoại.

9. Vũ Thời Mẫn (1795-?) người xã Hội Thống huyện Nghi Xuân phủ Đức Thọ trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Hội huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Bố chánh.

10. Nguyễn Văn Thắng (1803-?) người ở phường An Thái huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức (nay thuộc phường Bưởi quận Ba Đình Tp. Hà Nội). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông làm quan Tham hiệp.

Nguồn: Viện nghiên cứu Hán Nôm - Viện KHXH
❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖

Bia Văn miếu Bắc Ninh >> Bia số 12 - KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN)

國朝明命丙戌科第三甲同進士出身朱文議安豐安阜 Trân文江春梂禮部右参知克史館察修 

TÔ TRÂN Trân2 người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh, làm quan Hữu Tham tri Bộ Lễ sung Sử quán Toản tu. 

Chú thích:  2. Tô Trân: Xem chú thích số 6, Bia số 84.
  


❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖


Xem thêm: Bia Văn miếu Bắc Ninh >> Bia số 12: KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG QUỐC TRIỀU (TRIỀU NGUYỄN) - Cập nhật lúc 18h12, ngày 25/03/2009


Tại khoa thi Hội năm Bính tuất 1826 niên hiệu Minh Mệnh 7, quan trường lấy đỗ 9 người đều hạng thứ là Đặng Văn Khải, Nguyễn Huy Hựu, Vũ Đức Mẫn, Vũ Phan, Ngụy Khắc Tuần, Hoàng Tế Mỹ, Nguyễn Văn Thắng, Chu Văn Nghị, Tô Trân; vua cho rằng hơn 200 người dự thi mà không một người nào hạng ưu là do quan trường câu nệ điểm duyệt quá khắc; lại nữa Nam Bắc đều là một nhà mà 9 người đỗ đều là người Bắc, vậy nên lựa lấy 1, 2 người từ Thừa Thiên vào Nam để cổ lệ sĩ phong.
Nhân đó lấy thêm cho đủ 10 người. ([19]). Vào thi Điện, cho Hoàng Tế Mỹ và Nguyễn Huy Hựu đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, Phan Thanh Giản, Chu Văn Nghị, Vũ Phan, Tô Trân, Ngụy Khắc Tuần, Đặng Văn Khải, Vũ Đức Mẫn, Nguyễn Văn Thắng đều đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

[19] ĐNTL, sách đã dẫn, chính biên, Đệ nhị kỷ, tập 2, trang 379.

Theo KHOA BẢNG TRIỀU NGUYỄN





Quân của Lê Văn Khôi chiếm được Tỉnh thành Định Tường. “Tổng đốc An-Hà Lê Đại Cương ở Định Tường nghe tin, lập tức dẫn đại đội binh thuyền lui về phía sông Ba Lầy (thuộc huyện Kiến Đăng, giáp đầu tỉnh An Giang). Binh và dân giữ Định Tường, đều xao xuyến, chạy trốn đến hết”202. Lê Đại Cương, Lê Phúc Bảo đều làm sớ tâu xin chịu tội. Vua dụ rằng: "Cứ theo tin tức dò thám lần lượt báo đến, thì việc giặc Khôi làm loạn chẳng qua là bọn tù tội vô loại, tụ họp lại thành bè đảng, chắc tụi giặc quèn ấy chẳng có khí lực gì đâu! Bọn ngươi, Lê Đại Cương, Lê Phúc Bảo đều là quan to thống trị cả kiêm hạt, thân đốc binh thuyền đến hội tiễu, vậy mà sai phái ủy thác phần nhiều không được người giỏi, điều khiển lại lỡ cơ hội. Trước đó, ở Tra Giang thua một trận nhỏ, nên giặc mới hư trương thanh thế làm cho lòng dân nao núng sợ hãi.
Lại không biết góp sức hợp mưu, cùng lo giết giặc, mà lại nửa kế không nghĩ ra, mới thoạt giao chiến với giặc, đã vội lui quân, làm hỏng việc, thế mà còn làm biểu chương đổ lỗi cho nhau, đáng lý ra phải trị tội nặng, nhưng nghĩ bây giờ đương lúc cần phải đánh dẹp, nên hãy khoan thứ cho Lê Đại Cương và Lê Phúc Bảo: đều được cách lưu. Còn Tô Trân và Ngô Bá Tuấn lập tức phải cách chức làm binh, chuẩn cho được ở trong quân gắng sức chuộc tội… Bọn ngươi, Lê Đại Cương, Lê Phúc Bảo, nên liệu tùy thế lực, trù tính cho chín. Nếu tình thế có thể tiến đánh thì nên tập hợp binh, dõng, chỉnh đốn khí giới, hăng hái, can đảm, tiến lên giết giặc, thu phục Định Tường để chuộc tội trước”200

Theo Đại Nam thực lục, Tập Ba, sđd, tr.618-619

.




Trong tháng 6 âm lịch năm đó, quân nổi dậy đánh chiếm Biên Hòa. Các quan lại nhà Nguyễn như Thự tuần phủ Biên Hòa Võ Quýnh, án sát Lê Văn Trác, lãnh binh Hồ Kim Truyền đều bỏ chạy.

Vài ngày sau, Võ Quýnh khôi phục lại được Biên Hòa. Minh Mạng lệnh cho tổng đốc Long Tường là Lê Phúc Bảo, tổng đốc An Hà là Lê Đại Cương đốc quân cùng đến Phiên An đánh Lê Văn Khôi. Nhưng khi quân triều đình chưa kịp điều thì quân nổi dậy dưới sự chỉ huy của Thái Công Triều lại đánh chiếm Định Tường, khiến cho Phúc Bảo, Đại Cương đều bị cách chức làm lính cùng với tuần phủ Định Tường là Tô Trân và Án sát Ngô Bá Toán.
Tại tỉnh Định Tường, quân nhà Nguyễn của tổng đốc Phúc Bảo gặp quân nổi dậy Dương Văn Nhã dẫn 10 thuyền và mấy trăm quân đánh tới. Bảo sai Phó quản cơ Lê Tiêu dẫn thổ binh Lạc Hóa đánh nhau với quân nổi dậy ở Tra Giang (giáp giới 2 tỉnh Gia Định-Định Tường). Tiêu tử trận quân binh vỡ. Lê Thúc Bảo bèn trong đêm tối, tự bỏ mấy ngàn binh thuyền, chèo chiếc thuyền con chạy về Vĩnh Long (ngày 10 tháng sáu âm về tới nơi). Lê Đại Cương đến Định Tường thấy vậy cũng lập tức lui binh, tự nói rằng về giữ địa hạt. Tuần phủ Định Tường Tô Trân bất đắc dĩ cũng đi Vĩnh Long, để trống tỉnh thành, quân nổi dậy thừa cơ tiến đóng Định Tường.

Theo Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi





I. KHOA THI HỘI NĂM BÍNH TUẤT - NIÊN HIỆU MINH MẠNG THỨ 7 (1826)

2. Tô Trân 蘇 珍
Sắc ban đệ Tam giáp (Đồng Tiến sĩ xuất thân)

Sinh năm: Tân Hợi (1791).
Quê quán: Hoa Cầu, Văn Giang, Bắc Ninh. (Hoa Cầu sau đổi là Xuân Cầu).
Đỗ Cử nhân khoa thi năm Ất Dậu (1825).
Đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân năm 36 tuổi.

Làm quan, chức Tuần phủ Định Tường, vì để mất thành nên bị cách chức. Sau ông được phục chức, làm đến chức Hữu Tham tri bộ Lễ, sung Toản tu Quốc sử quán; về hưu.
Ông là cha của Cử nhân Tô Đăng.

(Hồ sơ số H62A/1, Quốc triều đăng khoa lục, quyển 01, mặt khắc 3)

Theo Các nhà khoa bảng Bắc bộ và Thanh Hóa qua tài liệu mộc bản triều Nguyễn. PDF




0 nhận xét:

Post a Comment