| Làng khoa bảng

Làng khoa bảng


Hưng Yên là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, có truyền thống hiếu học. Vị thế của Hưng Yên gần Kinh đô Thăng Long, tiện giao thông thuỷ bộ đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, tiếp thu văn hoá Thăng Long, đặc biệt là truyền thống hiếu học. Hưng Yên là nơi sớm có người đỗ đạt khoa bảng và cũng là nơi có nhiều người thành danh trên con đường khoa cử.
Trong không gian văn hoá xã hội đó, một số làng do hội tụ được nhiều điều kiện cả về vị trí địa lý, các yếu tố về kinh tế, tâm linh, về vai trò của người thày,… đã xuất hiện những cá nhân biết vượt khó khăn để học tập trở thành những con người xuất sắc thành đạt trên con đường khoa cử. Ở đó, các lớp thế hệ sau kế tiếp thế hệ đi trước đỗ đạt khoa bảng tạo lập nên truyền thống gia đình, dòng họ hiếu học, những làng có truyền thống hiếu học tiêu biểu.

Trong gần 850 năm của nền giáo dục khoa cử Nho giáo, tỉnh Hưng Yên có 102 làng có người đỗ đại khoa trong các cuộc thi do triều đình tổ chức, với tổng số 228 vị.

Các làng có truyền thống hiếu học tiêu biểu thời phong kiến bao gồm 16 làng: An Cầu, Bình Dân, Bình Hồ, Cửu Cao, Đa Ngưu, Đan Nhiễm, Hải Yến, Lạc Đạo, Lại ốc, Liêu Xá, Nghĩa Trai, Phú Thị, Phù Vệ, Thanh Xá, Thổ Hoàng, Xuân Cầu.
Số người đỗ đạt ở 16 làng khoa bảng có 102 vị chiếm 44,7% trong tổng số 228 vị đỗ đại khoa của tỉnh, có 5/15 làng có từ 10 vị trở lên.

Trong đó có 5 làng (trong tổng số 25 làng của cả nước) có từ 10 người đỗ trở lên, bằng số làng của Hà Nội, đó là các làng
  • Phù Vệ, Thổ Hoàng (Ân Thi) có 12 người,
  • Xuân Cầu (Văn Giang), Lạc Đạo (Văn Lâm) 11 người,
  • Đan Nhiễm (Văn Giang) 10 người.

Nguồn: NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN SÁCH LÀNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC HƯNG YÊN, Hoàng Mạnh Thắng, 2003-2004, Sở Văn hoá - Thông tin.

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia"


Theo Thân Nhân Trung
'Hiền tài là nguyên khí quốc gia,
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mẽ,
nguyên khí suy thì thế nước yếu kém
'
(Hiền tài quốc gia chi nguyên khí,
nguyên khí thịnh tắc quốc thế cường dĩ long,
nguyên khí suy tắc quốc thế nhược dĩ ô
).

Cách đây hơn 600 năm, trên tấm bia đá thứ nhất ghi về khoa thi tiến sĩ năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), đời Lê Thái Tông dựng ngày 15-8 năm Hồng Đức thứ 15 (1484) tại Văn Miếu, Thăng Long, Đông Đô, đời vua Lê Thánh Tông, tiến sĩ Thân Nhân Trung, người làng Yên Ninh (tục gọi làng Nếnh), huyện Yên Dũng, trấn Kinh Bắc, nay là xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang ghi được coi là tư tưởng tiến bộ và có ý nghĩa to lớn, sâu sắc so sánh không chỉ đối với chế độ phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ mà nó còn có ý nghĩa đối với mọi quốc gia, mọi thời đại.

Các vị đỗ đại khoa Xuân Cầu

Riêng Xuân Cầu 1 thôn mà có tới 11 vị đỗ đại khoa,





Trải qua 26 đời vua Lê sơ, Lê trung hưng và triều Hậu Lê, làng Hoa Cầu có nhiều người thành danh trong đường khoa cử. Đáng lưu ý nhất là vào giai đoạn triều hậu Lê với các vị:
  1. Đồng tiến sĩ Nguyễn Hằng thi đỗ khoa Bính Tuất (1586), làm quan tới chức Tham chính, tước Thái Bảo Thọ Kiền hầu (Khi nhà mạc mất, ông cùng một số quan lại trong triều đình Mạc đều bị bắt).
  2. Đồng tiến sĩ Nguyễn Tính đỗ Khoa Nhâm Thìn (1640), làm quan tới chức Thượng thư, tước Nghĩa hầu công.
  3. Đồng tiến sĩ Nguyễn Hành, đỗ khoa Mậu Thìn (1688) làm quan tới chức Thượng thư, tước Dương Trạch Bá.
  4. Đồng tiến sĩ Quản Danh Dương, đỗ khoa Canh Dần (1710), làm quan tới chức Thị lang, tước Hoa phái hầu.
  5. Đồng tiến sĩ Nguyễn Quốc Dực, đỗ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan tới chức phó Đô ngự sử.
  6. (1) Cử nhân Nguyễn Nhã Trực, đỗ khoa Bính Ngọ (1726), làm quan tri huyện Yên Dũng.
  7. Đồng tiến sĩ Quản Dĩnh, đỗ khoa Đinh Mùi làm quan tới chức Đại học sĩ.
  8. Chánh tiến sĩ Quản Đình Du, đỗ khoa Tân Hợi (1731) làm quan đến chức Hàn lâm thị chế.
  9. (2) Cử nhân Nguyễn Viết Thục, đỗ khoa Mậu Ngọ (1735).
  10. (3) Cử nhân Nguyễn Giản Kính đỗ khoa Quý Mão (1747) làm quan tri huyện Thanh Châu (Phú Thọ).


  1. Đồng tiến sĩ Nguyễn Gia Cát, đỗ khoa Đinh Mùi (1787).
  2. Hương cống Nguyễn Thủ Phác, đỗ khoa Kỷ Mão (1819).
  3. (4) Cử nhân Tô Ngọc Huyền, đỗ khoa Ất Dậu (1825)
  4. Đồng tiến sĩ Tô Trân, đỗ khoa Bính Tuất (1826), làm quan tới chức Tham tri bộ Lễ, toản tu Quốc sử quán. 6.Tô Trân (1781-?) người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An (nay thuộc xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên). Cử nhân năm Ất Dậu niên hiệu Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ông giữ các chức quan, như Hàn lâm viện Biên tu, Tuần phủ Định Tường (1826), Án sát Thái Nguyên, Thái bộc tự Thiếu khanh sung làm Toản tu tại Quốc sử quán, rồi thăng Tả tham tri Bộ Lễ. Sau ông xin cáo lão về quê.
  5. (5) Cử nhân Nguyễn Đức Huy, đỗ khoa Giáp Ngọ (1834), làm quan Án sát Cao Bằng.
  6. (6) Cử nhân Tô Ngọc Nữu, đỗ khoa Canh Tuất (1850), làm Giáo thụ.
  7. (7) Cử nhân Nguyễn Mệnh Phương, đỗ khoa Nhâm Tý (1852)
  8. Tô Đăng (con trai Tô Trân) đỗ Cử nhân năm 1867
  9. Phó bảng Tô Huân đỗ khoa Mậu Thìn (1868)
  10. (8) Cử nhân Tô Ngọc Sướng, đỗ khoa Bính Tuất (1886)
  11. (9) Cử nhân Đào Quản, đỗ khoa Tân Mão (1891)
  12. Phó bảng Nguyễn Đạo Quán, đỗ khoa Mậu Tuất (1898)
  13. Cử nhân Tô Nha, đỗ khoa Canh Tý (1900)

Trích từ GIAI THOẠI VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI HAI THÔN - Vị Á thần làng Hoa Cầu



1 comment:

  1. Làng Xuân Cầu là 1 trong 20 làng khoa bảng của cả nước, trong thời phong kiến có nhiều người đỗ đạt cao.

    ReplyDelete